Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

The Story of An Hour Translate

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.63 KB, 5 trang )

Foreign Language Faculty
Class: DHNNAA-K3

THE STORY OF AN HOUR
CÂU CHUYỆN MỘT GIỜ
(Writer: KATE CHOPIN)


CÂU CHUYỆN MỘT GIỜ ĐƯỢC VIẾT BỞI KATE CHOPIN
(1850-1904)
Tác giả
Kate Chopin (1850-1904) là nữ tác giả đầu điên ở Mỹ miêu tả một cách chân
thật sự giận dữ và bất bình của người phụ nữ mà được phó thác những nghĩa vụ
truyền thống như là vợ và là mẹ. Những nhà phê bình lên án bà ấy, sự tức giận của
họ tập trung vào tiểu thuyết “Thức Tỉnh” của bà, câu chuyện nói về người phụ nữ
đã bỏ chồng và con để đi tìm lại bản thân mình. Họ coi điều đó là một điều kinh
khủng,khinh khỉnh và thô tục.
Tính tự lập mãnh liệt của người phụ nữ: Chopin tên thật là Katherine
O’Flaherty, được sinh ra ở St.Louise Missouri. Bà ấy lớn lên ở cuối thời kỳ Vitoria,
cái thời mà người phụ nữ lí tưởng là người hiến dâng cả cuộc đời của họ vào
những ý muốn của người chồng và vào việc chăm sóc con cái. Khi Chopin lên 5,
bố của bà mất trong một vụ tai nạn đường sắt. Trong khoảng thời gian 2 năm sau
đó, bà học tập tại nhà cùng với mẹ, bà ngoại và bà cố của mình. Việc lớn lên giữa
những người phụ nữ mạnh mẽ, độc lập đã tạo ra một con người, một nhà văn như
Chopin.
Năm 20 tuổi bà kết hôn với Oscar Chopin và chuyển tới sống ở New
Orleans. Những vấn đề về việc kinh doanh sớm buộc họ phải chuyển tới quê
hương của Oscar, Cloutierville, Louisiana, nơi mà sau này là nguồn cảm hứng cho
rất nhiều tác phẩm của bà. Oscar mất năm 1882, bỏ lại mình Chopin nuôi nấng
những đứa trẻ. Chẳng bao lâu bà đã quay trở về St.Louis để được ở gần với gia
đình mình. Một năm sau khi mẹ của bà mất, bà chìm ngập trong sự đau khổ. Theo


lời khuyên của bác sĩ, bà chuyển qua viết văn và xuất bản tác phẩm đầu tiên của
mình vào năm 1889.
Những tác phẩm táo bạo: Trong suốt 10 năm kế tiếp, Chopin xuất bản hơn
100 truyện, 2 tập truyện, và 2 tiểu thuyết. Bà nhận được những lời ca ngợi cho
những câu chuyện đầu tay cái mà bắt được màu sắc địa phương của Louisiana.
Trong những câu chuyện sau đó, bà đã tìm ra những vấn đề mà mang lại nhiều sự
tranh cãi của người phụ nữ trong cuộc đời bà. Bà lấy nguồn cảm hứng từ tác phẩm
của Guy De Maupassant, một tuyệt tác truyện ngắn mahng tính hiện thực của
người Pháp. Không có gì ngạc nhiên khi bà ấy đã rất khó khan trong việc tìm nhà
xuất bản cho tác phẩm táo bạo nhất cảu mình, bao gồm cả “Câu chuyện một giờ”.


Chopin đã không chuẩn bị cho những phản ứng vào tác phẩm Thức tỉnh năm
1899. Rất nhiều những lời phê bình mang tính tiêu cực đã làm tinh thần của bà bị
sụp đổ. Bà vẫn tiếp tục viết văn, nhưng tới khoảng năm 1903 sức khỏe của bà đã
giảm sút dần. Sau chuyến thăm hội chợ thể giới của Louis năm 1904, Chopin than
phiền về cơn đau đầu của mình. 2 ngày sau đó bà đã mất vì xuất huyết não.
Người tiên phong cô độc: Khoảng hơn 50 năm, những tác phẩm của Chopin
bị lơ đi. Sau đó vào năm 1969, khi những phong trào của người phụ nữ giành được
quyền lực, Per Seryersted đã xuất bản tác phẩm hoàn chỉnh và lý lịch của Chopin.
Nỗ lực của ông ấy đã kích động những người đọc mà khao khát muốn biết nhiều
hơn về người phụ nữ mà theo học giả Emily Toth là người đã viết “ Tác phẩm
quyết liệt, mạnh mẽ nhất vào những năm 1890.” Ngày nay Thức Tỉnh là một trong
những tiểu thuyết được đọc nhiều nhất ở bậc Đại học, Cao Đẳng nước Mỹ. Kate
Chopin được ca tụng như một người tiên phong cô độc dám viết về chân dung hiện
thực của người phụ nữ bị tục lệ xã hội hiện thời áp bức và lừa dối.
Phân tích và phiên dịch của “ Câu chuyện một giờ”
Câu truyện
Biết tin phu nhân Mallard bị bệnh tim nên mọi người rất cẩn thận, khéo léo khi báo
tin về cái chết của chồng nàng.

Người báo tin là Josephine, chị của nàng, bằng những lời rời rạc đứt quãng. Lúc ấy,
bên cạnh nàng còn có Richard, bạn của chồng nàng. Chính anh là người có mặt ở
tòa soạn báo khi tin tức về thảm họa đường sắt được chuyển về, với cái tên Brently
Mallard đứng đầu danh sách “tử nạn”. Anh nấn ná chờ thêm bức điện thứ hai để
chắc chắn đó là sự thật, rồi vội vã đi ngăn một số bạn bè có thể loan tin buồn đó
một cách thiếu ý thức.
Nhưng phu nhân Mallard không tiếp nhận hung tin như những người phụ nữ khác
trong hoàn cảnh tương tự, như tê dại cả người, không chấp nhận sự thật. Nàng chỉ
khóc rồi lã đi trên tay em gái. Và khi cơn bão đau thương qua đi, nàng về phòng.
Nhất định không cho ai đi theo cả.
Trong phòng nàng có một chiếc ghế bành rộng rãi, êm ái, nhìn ra cánh cửa sổ mở.
Nàng ngồi lún sâu trong chiếc ghế đó, như thể bị ấn xuống bởi sự kiệt quệ về thể
xác lẫn tâm hồn.


Nàng có thể nhìn thấy trong quảng sân rộng trước nhà là những ngọn cây đang run
rẩy cùng cuộc sống mới của mùa xuân. Mưa như đang phả vào không khí làn hơi
trong trẻo ngọt lành. Dưới đường phố, người bán rong đang rao hàng. Những giai
điệu của một bản nhạc mà người nào đó đang hát từ xa vọng đến tai nàng nghe thật
mơ hồ và cùng với đó là tiếng ríu rít của bầy chim sẻ dưới mái hiên.
Về hướng tây đối diện cửa sổ phòng nàng là những mảng trời xanh thấp thoáng,
những đám mây chập chùng tan hợp.
Nàng ngồi ngả đầu lên thành ghế, gần như bất động, chỉ còn vài tiếng thổn thức
trong cổ họng làm nàng rung động, như một đứa trẻ con khóc khi ngủ, và vẫn còn
nức nở trong mơ.
Nàng còn trẻ, với khuôn mặt lặng lẽ thanh tú, những đường nét thể hiện một sự ức
chế và thậm chí có thể là một sức mạnh nào đó trong tâm hồn nàng. Nhưng giờ đây
trong đôi mắt nàng chỉ có ánh nhìn đăm đắm vô hồn, một ánh nhìn như gắn chặt
vào một mảng trời xanh. Nó không phải là một ánh nhìn hồi tưởng, đúng hơn là
một ánh nhìn đang phân vân trong suy tưởng xa xôi.

Có một điều gì đó đang đến với nàng, và nàng đang chờ đợi trong lo âu sợ hãi.
Điều gì? Chính nàng cũng không rõ, bởi nó quá tinh tế, quá khó hiểu để gọi tên.
Nhưng nàng lại cảm nhận được nó, một điều gì đó đang lan tỏa khắp trời, đang
chạm đến tâm hồn nàng qua âm thanh, qua mùi vị, qua sắc màu ngập tràn trong
không khí.
Và giờ đây lồng ngực nàng phập phồng một cảm giác xôn xao. Nàng bắt đầu nhận
ra cái điều đang đến chiếm lĩnh tâm hồn nàng, và nàng đã cố gắng đẩy lùi nó bằng
ý chí của nàng - nhưng đành bất lực như chính hai bàn tay trắng muốt mảnh mai
của nàng. Và khi mà nàng buông xuôi thì có một tiếng nói thì thầm khe khẻ trên
đôi môi. Nàng lẩm bẩm mãi những lời ấy trong hơi thở: "Tự do, tự do". Trong đôi
mắt nàng, ánh nhìn đăm đắm vô hồn và cái dáng vẻ thảng thốt kinh hoàng không
còn nữa. Mà là một đôi mắt tinh anh tươi sáng. Mạch đập nhanh, máu chuyển
mạnh, khiến nàng thấy ấm áp thư thái cả người.
Nàng không cần phải ngừng lại để hỏi chính nàng rằng phải chăng có một niềm vui
quái đản nào đó đang xâm chiếm tâm hồn nàng. Bởi một nhận thức cao quý và
trong sáng giúp nàng loại bỏ sự liên tưởng tầm thường đó. Nàng biết mình sẽ lại
khóc khi nhìn thấy đôi bàn tay tử tế dịu dàng đã buông xuôi của người chết, sẽ lại
khóc khi nhìn thấy nhìn thấy khuôn mặt chưa bao giờ giảm sút tình yêu với nàng,
đã xám xanh đầy chết chóc. Thế nhưng nàng cũng thấy ở phía bên kia của khoảnh


khắc cay đắng đó là một chuỗi dài những năm tháng hoàn toàn thuộc về nàng. Và
nàng dang rộng vòng tay để đón chào tương lai ấy.
Không còn phải sống vì ai trong những tháng năm sắp tới nữa, mà nàng sẽ sống vì
chính nàng. Không còn một quyền lực nào áp đặt lên nàng với một sự bền bỉ mù
quáng mà cả đàn ông lẫn phụ nữ đều tin rằng họ có quyền áp đặt sự riêng tư của
mình lên đồng loại. Cho dù đó là một ý định tử tế hay độc địa thì việc áp đặt đó
cũng là một tội ác không hơn không kém, đó là điều nàng bất chợt nhận ra trong
khoảnh khắc rạo rực ngắn ngủi ấy.
Tuy nhiên nàng cũng yêu chồng- Thỉnh thoảng thì có. Thường xuyên thì không!

Nhưng như thế thì đã sao! Bởi tình yêu- cái điều bí ẩn khó lòng lý giải đó- có là gì
so với quyền được tự chủ- chính là sự thôi thúc mạnh mẽ nhất của bản thân mà
nàng bất chợt nhận ra !
"Ôi, Tự do! Tự Do từ thể xác đến tâm hồn!" Nàng tiếp tục thì thầm như vậy.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×