Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân Biệt Nhãn Và Nhãn Hàng Hóa Một Số Loại Nhãn Thông Dụng Trong Ngành Bao Bì Thực Phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.72 KB, 11 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

MÔN CÔNG NGHỆ BAO BÌ VÀ ĐÓNG GÓI THỰC PHẨM

GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
NHÓM 4
1. TRẦN THỊ DIỄM THI.................................................................2022110280
2. VÕ HUỲNH LỆ TRINH..............................................................2022110242
3. NGUYỄN LÊ YẾN NHI..............................................................2022110164

TP.HCM, Ngày 8 tháng 3 năm 2014

MỤC LỤC


2


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, hàng hoá lưu thông trên thị trường hết sức đa dạng và phong phú về chủng
loại, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, nguồn gốc xuất xứ …. Sự phong phú, đa dạng đó, không
ngoài mục đích gì khác là đáp ứng thị hiếu, thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng cao của người
tiêu dùng.
Cũng chính vì sự đa dạng, phong phú của hàng hoá mà khiến cho không ít người tiêu
dùng lúng túng trong việc chọn mua hàng hoá. Thông thường, để tránh nhầm lẫn, mua phải
những loại hàng hoá, vật dụng không mong muốn, nhiều người đã tìm hiểu về hàng hoá cần
mua từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như quảng cáo trên báo, đài, tivi, tờ rơi, mạng
internet hoặc từ người thân, bạn bè, những người đã sử dụng hàng hoá trước đó hoặc từ nhân
viên marketing, bán hàng hoặc từ các trang thông tin điện tử của người sản xuất, phân phối,


… hoặc sẽ mua và sử dụng những hàng hoá bởi sự nổi tiếng của nhãn hiệu, của tên tuổi nhà
sản xuất.
Tuy nhiên, một kênh thông tin rất quan trọng mà người tiêu dùng đôi khi không chú ý
trong quá trình lựa chọn mua hàng, đó chính là nhãn hàng hoá. Và trong thực tế không phải
ai cũng phân biệt được thế nào là Nhãn hàng hoá và thế nào là Nhãn hiệu. Sự nhằm lẫn này
đã gây ra không ít tranh chấp, khó khăn đối với nhà sản xuất cũng như đối với người tiêu
dùng.
Thông qua bài tiểu luận này, nhóm hi vọng mọi người phân biệt rõ được hai khái niệm
này. Bên cạnh đó cũng tìm hiểu thêm về một số loại nhãn thông dụng trong ngành thực
phẩm.
Trong quá trình làm khó tránh khỏi sai sót, mong được cô và các bạn góp ý để bài làm
được hoàn chỉnh hơn!

3


A. PHÂN BIỆT NHÃN HÀNG HÓA VÀ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
I.
Nhãn hàng hóa
1. Khái niệm

Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được
dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá
hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.
Nhãn gốc của hàng hoá là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên hàng hoá.
Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá
bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo
quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu. Nhãn phụ thường ngắn gọn,
không có hình ảnh, có thể được gắn trên bao bì thực phẩm với kích thước nhỏ hoặc được để
rời với sản phẩm.

2. Vai trò
Nhãn hàng hoá thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để

người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh
doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra,
kiểm soát.
Nhãn là yếu tố quan trọng tạo nên chức năng thứ hai của bao bì thực phẩm đó là thông
tin, giới thiệu sản phẩm và thu hút người tiêu dùng và cũng là yếu tố quan trọng đưa sản
phẩm tiếp cận với thị trường.
3. Yêu cầu
Ghi “Nhãn hàng hoá” là điều kiện bắt buộc đối với một sản phẩm khi lưu thông trên
thị trường và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Việc ghi nhãn phải tuân thủ theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.
Các yếu tố cần có của một nhãn hàng hóa:
− Thông báo cho người tiêu dùng về sản phẩm họ định mua mà không cần phải nếm hay ngửi
thử.
− Có đầy đủ các thông tin cần thiết: thành phần, trọng lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, …
theo quy định. Mọi quốc gia đều có những quy định riêng về nhãn bao bì, vì vậy khi sản xuất
sản phẩm ở thị trường nào thì cần nắm rõ các quy định tại thị trường đó.
− Trên nhãn luôn chú trọng ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng.
− Trong một số trường hợp, trên nhãn còn phải ghi cụ thể điều kiện bảo quản đối với sản phẩm.
II.
Nhãn hiệu hàng hóa
1. Khái niệm
Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại
của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh
hoặc sự kêt hợp các yếu tố đó được thể hiện một hay nhiều màu sắc.
2. Vai trò
4



Nhãn hiệu là một chỉ dẫn thương mại, dùng để phân biệt một loại hàng hóa hay dịch
vụ do một cá nhân hay doanh nghiệp cụ thể sản xuất hoặc cung ứng với hàng hóa, dịch vụ
cùng loại với các cơ sở sản xuất kinh doanh khác.
3. Yêu cầu
Đối với nhãn hiệu hàng hoá việc đăng ký bảo hộ là tự nguyện của chủ doanh nghiệp.
III.
Những khác nhau cơ bản
1. Tính bắt buộc
Ghi “Nhãn hàng hoá” là điều kiện bắt buộc đối với một sản phẩm khi lưu thông trên
thị trường và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, trong khi đó “Nhãn hiệu” hàng hoá
hay dịch vụ thì việc đăng ký bảo hộ là tự nguyện của chủ doanh nghiệp.
Hai khái niệm hoàn toàn khác nhau cần được phân biệt để tránh sự nhầm lẫn và ngộ
nhận khi sử dụng để đăng ký chất lượng sản phẩm hàng hoá hoặc bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu.
2. Chức năng

“Nhãn hàng hoá”, theo giải thích tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng
8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ,
hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của
hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng
hoá.
Thực hiện việc “Ghi nhãn hàng hoá” là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng
hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử
dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức
năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
“Nhãn hiệu”, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, là dấu hiệu dùng để phân biệt các
hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Các dấu hiệu đó có
thể là từ ngữ (dấu hiệu chữ), có thể là hình ảnh (hình vẽ, hình chụp hoặc hình 3 chiều) hoặc
sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.


5


Như vậy nhãn hiệu là một chỉ dẫn thương mại, dùng để phân biệt một loại hàng hóa hay
dịch vụ do một cá nhân hay doanh nghiệp cụ thể sản xuất hoặc cung ứng với hàng hóa, dịch
vụ cùng loại với các cơ sở sản xuất kinh doanh khác.
Sự khác nhau cơ bản giữa 2 khái niệm “nhãn hàng hóa” và “nhãn hiệu” thể hiện ở
chức năng của nó .
3. Thể hiện

Nhãn hàng hoá theo quy định của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP phải được gắn trên
hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ
dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần
của hàng hoá.
Các nội dung bắt buộc như: tên hàng hoá; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về
hàng hoá; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng; xuất xứ hàng hoá phải được ghi trên nhãn
hàng hoá và phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng
hoá.
Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hoá và trên
nhãn hàng hoá phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Như vậy “nhãn hàng hoá” dùng cho từng loại hàng hoá, lô, loạt hàng hoá khác nhau
thì cũng khác nhau. Tức là, mỗi một sản phẩm đều có nhãn hàng hoá riêng của mình. Về thực
chất, nhãn hàng hoá cũng chính là nhãn sản phẩm vẫn được dùng trong đăng ký chất lượng
sản phẩm.
Trái lại, “Nhãn hiệu” hàng hoá hay dịch vụ có thể được dùng chung cho toàn bộ hoặc
từng loại hàng hoá của một chủ; nhãn hiệu cũng luôn được đặt ở những vị trí dễ nhận biết
trên một sản phẩm hàng hoá hoặc bao bì hàng hoá, hoặc có thể dùng quảng cáo, sử dụng
trong các giấy tờ giao dịch thương mại mà không cần thiết chỉ dẫn xuất xứ. Nhãn hiệu nếu
đựơc đăng ký bảo hộ sẽ trở thành tài sản riêng của chủ sở hữu và không phụ thuộc vào nhãn

hàng hoá được ghi trên sản phẩm.
Như vậy, về bản chất “nhãn hàng hoá” chỉ thực hiện chức năng thông tin về hàng hoá
cho người tiêu dùng, còn “nhãn hiệu” hàng hoá hay dịch vụ lại thực hiện chức năng phân
6


biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại từ các nhà sản xuất khác nhau và có giá trị như một tài sản
nếu được đăng ký bảo hộ.
4. Những nội dung bắt buộc

Đối với nhãn hàng hoá, Điều 11 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP quy định rõ, nhãn hàng
hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hoá;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
c) Xuất xứ hàng hoá.
Ngoài nội dung quy định trên, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, phải thể hiện
trên nhãn hàng hoá các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của Nghị định này và quy
định tại các văn bản Luật, Pháp lệnh chuyên ngành có liên quan. Với 50 nhóm sản phẩm bắt
buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hoá theo quy định của Nghị định
89/2006/NĐ-CP, các nội dung cơ bản phải thể hiện trên nhãn hàng hoá như sau:
d) Định lượng;
đ) Ngày sản xuất;
e) Hạn sử dụng;
g) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
h) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;
i) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
g) Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc (nếu có);
k) Số đăng ký, số lô sản xuất, dạng bào chế, quy cách đóng gói;
l) Các dấu hiệu cần lưu ý cho từng loại thuốc theo quy định hiện hành.
Một số nhóm thuộc đồ gỗ, cơ khí, đồ điện... cần thiết phải ghi các thông số kỹ

thuật, Nhãn hiệu và số loại (Model)…
7


Ngoài ra kích thước, ngôn ngữ trình bày, màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên
nhãn hàng hoá đều phải tuân thủ theo quy định.
Điểm cần lưu ý khi sử dụng một nhãn hàng hoá là không được xâm phạm, làm ảnh
hưởng đến các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ như là:


Một nhãn sản phẩm dùng tên người, địa danh hoặc dấu hiệu trùng hoặc tương tự với một



nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ của người khác.
Một nhãn sản phẩm ngoài các nội dung bắt buộc có khi chứa một số nội dung có thể phương
hại đến quyền của một nhãn hiệu hàng hoá hoặc một kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ
của người khác.
Đối với nhãn hiệu, theo quy định của cụ sở hữu trí tuệ thì những dấu hiệu có thể là từ
ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc
dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ khi thiết kế phải không được trùng hoặc không tương
tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam (kể cả
các Nhãn hiệu đang được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia).
B. MỘT SỐ LOẠI NHÃN THÔNG DỤNG

Có hai loại nhãn thông dụng:
− Nhãn trực tiếp: được in trực tiếp lên bao bì.
− Nhãn gián tiếp: được sản xuất rời, sau đó mới dán lên bao bì.
Ngoài nhãn chính (nhãn gốc), một số sản phẩm còn có thêm nhãn phụ. Nhãn phụ của
bao bì thực phẩm là nơi ghi các thông tin chính theo quy định một cách ngắn gọn, thường

không ghi thương hiệu, không có hình ảnh và là phần phụ trợ giải thích cho nhãn hàng hóa
của bao bì sản phẩm, thường dùng nhãn ghi tiếng Việt Nam để giải thích cho nhãn hàng hóa
các sản phẩm ngoại nhập. Nhãn phụ có thể được gắn trên bao bì thực phẩm với kích thước
nhỏ hoặc được để rời với sản phẩm.
Loại nhãn tương ứng với loại bao bì:
STT

Loại bao bì

1

Lon, đồ hộp

2
3

Chai, hũ thủy tinh
Chai bằng vật liệu trùng hợp

Loại nhãn
Giấy dán bằng keo
Giấy tráng PE có độ dài bao quanh hộp, dán
bằng nhiệt
Loại in trực tiếp lên lon
Giấy dán bằng keo
Giấy dán bằng keo
Giấy tráng PE có độ dài bao quanh hộp, dán
bằng nhiệt
8



4

Túi bằng
cellophane

5

Túi bằng giấy

6

Thùng carton

nhựa



Loại in trực tiếp lên chai
bằng Giấy dán bằng keo
Loại in trực tiếp
Giấy dán bằng keo
Loại in trực tiếp
Giấy dán bằng keo
Loại in trực tiếp

9


KẾT LUẬN

Trong thực tế hiện nay việc ghi nhãn hàng hoá trong đó có “tên hàng hoá” được sử
dụng để đăng ký chất lượng sản phẩm nhiều chủ cơ sở sau khi được cấp giấy chứng nhận
đăng ký chất lượng tưởng nhầm rằng “tên hàng hoá” đó đã được công nhận như là một “nhãn
hiệu” mà không nghĩ đến việc cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vì vậy mà đã có những vụ
tranh chấp xảy ra. Cũng có khá nhiều trường hợp, chủ cơ sở với nhãn hàng hóa, sau khi đựơc
chứng nhận đăng ký lại trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam. Để
tránh các trường hợp tương tự như vậy, các nhà sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý doanh
nghiệp khi tạo nhóm hàng hoá hoặc đăng ký chất lượng cho các sản phẩm hàng hoá để ghi
nhãn, cần phải tham khảo trước những thông tin về nhãn hiệu đã được bảo hộ thụộc nhóm
hàng hoá cùng loại để tránh sự rủi ro nếu có khi cần phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
NGHỊ ĐỊNH SỐ 89/2006/NĐ-CP NGÀY 30/8/2006 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ VỀ NHÃN HÀNG HOÁ
Đỗ Vĩnh Long (chủ biên),2013, Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm, trường ĐH
Công nghiệp thực phẩm TP HCM.
Bộ KH-CN,
Sở KH-CN,

11



×