Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

TIỂU LUẬN VỀ CHUYỂN GIÁ NĂM 2017 BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 112 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH GIÁ CHUYỂN GIAO
(ĐGCG) CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1

Đầu tư quốc tế:

1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này
sang quốc gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên
tham gia.
Với khái niệm đầu tư quốc tế như thế, cho thấy mục tiêu của sự chuyển dịch vốn
ra nước ngoài chính là lợi nhuận, cho nên ý nghĩa thực tiễn của khái niệm này là:
-

Đối với nhà doanh nghiệp đóng vai trò là người tìm đối tác đầu tư nước ngoài

cùng hợp tác làm ăn với mình thì họ phải sẵn có trong tay dự án đầu tư mang tính khả
thi cao, có như vậy mới tạo ra được sự quan tâm của đối tác.
-

Đối với doanh nghiệp khi đóng vai trò là nhà đầu tư ra nước ngoài thì trước khi

chuyển vốn ra nước ngoài phải nghiên cứu kỹ: môi trường đầu tư ở nước sở tại (nơi mà
doanh nghiệp lựa chọn để đầu tư) và sự tác động đến khả năng sinh lời của dự án; tính
rủi ro của môi trường đầu tư.
-

Đối với Chính phủ muốn tăng cường thu hút vốn đầu tư quốc gia mình thì phải

tạo ra môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh cao ( so với với môi trường đầu tư của


các nước khác) trong việc mang lại cơ hội tạo lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nước
ngoài.
1.1.1.2. Nguyên nhân của đầu tư quốc tế:
-

Nguyên nhân thứ nhất: do lợi thế so sánh và trình độ phát triển kinh tế của các

nước không giống nhau. Cho nên, đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác lợi thế so sánh
của các quốc gia khác nhằm giảm thiểu chi phí tăng lợi nhuận.
-

Nguyên nhân thứ hai: xu hướng giảm dần tỷ suất lợi nhuận ở các nước công

nghiệp phát triển cùng với hiện tượng dư thừa tương đối tư bản ở các nước này, cho
nên đầu tư ra nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

1


-

Nguyên nhân thứ ba: toàn cầu hóa gia tăng, tạo điều thuận lợi về môi trường để

các công ty xuyên quốc gia bành trướng mạnh mẽ, chiếm lĩnh và chi phối thị trường
thế giới.
-

Nguyên nhân thứ tư: đầu tư ra nước ngoài nhằm nắm được thị trường lâu dài, ổn

định nguồn cung cấp, nguyên nhiên vật liệu chiến lược với giá rẻ đáp ứng nhu cầu phát

triển kinh tế trong nước.
1.1.1.3. Các hình thức đầu tư quốc tế
1.1.1.3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình
thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết
lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản
lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp:
-

Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu hoặc tối đa tùy

theo quy định của luật đầu tư từng nước, ví dụ như luật đầu tư Việt Nam quy định “số
vốn góp tối thiểu của của phía nước ngoài phải bằng 30% vốn pháp định của dự án”.
-

Quyền điều hành doanh nghiệp phụ thuộc độ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn

pháp định.
-

Lợi nhuận các chủ đầu tư có được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh

và tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định của doanh nghiệp.
Các hình thức đầu tư trực tiếp:
-

Đóng góp vốn để xây dựng xí nghiệp mới.

-


Mua lại toàn bộ hay từng phần xí nghiệp đang hoạt động.

-

Mua cổ phiếu để thôn tính.

-

Đầu tư theo hình thức BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, BT.

-

Đầu tư mở rộng phát triển kinh doanh

1.1.1.3.2 Đầu tư gián tiếp nước ngoài
2


Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment, viết tắt là FPI) là
hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài
chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia
vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp. Đây là hình thức mà chủ tư
bản thông qua thị trường tài chính mua cổ phần hoặc chứng khoán của các công ty ở
nước ngoài nhằm thu lợi nhuận dưới hình thức cổ tức hoặc thu nhập chứng khoán.
Đặc điểm của hình thức đầu tư gián tiếp:
-

Chủ đầu tư không trực tiếp tham gia điều hành quản lý đối tượng mà họ bỏ vốn


ra đầu tư.
-

Số vốn mua cổ phần ở một chủ đầu tư bị hạn chế.

-

Đầu tư dưới hình thức tiền tệ.
Hình thức đầu tư rất đa dạng: trái phiếu, cổ phiếu, công cụ phái sinh….

1.1.1.3.3 Hình thức tính dụng quốc tế
Về thực chất đây cũng là hình thức đầu tư gián tiếp nhưng nó có những đặc
điểm riêng, cho nên trong thực tế, hình thức này vẫn được phân loại như một loại hình
độc lập.
Tính dụng quốc tế là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn và kiếm lời thông
qua lãi suất tiền vay.
Đây là hình thức chủ yếu vì nó có những ưu điểm sau đây:
-

Vốn chủ yếu dưới dạng tiền tệ, dễ dàng chuyển thành các phương tiện đầu tư

khác.
-

Nước tiếp nhận đầu tư toàn quyền sử dụng vốn cho các mục đích riêng rẽ của

mình.
-

Chủ đầu tư nước ngoài có thu nhập ổn định thông qua lãi suất, số tiền này không


phụ thuộc vào kết quả của vốn đầu tư.
-

Nhiều nước cho vay vốn được trục lợi về chính trị, trói buộc nước vay vốn vào

vòng ảnh hưởng của mình.
Bên cạnh đó, nó cũng có nhược điểm là hiệu quả sử dụng vốn thường thấp do
bên nước ngoài không trực tiếp tham gia quản lý. Hậu quả, nhiều nước chậm và đang
phát triển lâm vào tình trạng vay nợ, nhiều nước mất khả năng chi trả.
3


ODA là một hình thức tính dụng quốc tế đặc biệt:
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance, viết tắt là ODA), là một
hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các
khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài, đôi khi còn gọi là
viện trợ.
Đặc điểm của ODA:
-

Người cho vay là các tổ chức tài chính quốc tế hoặc chính phủ các nước.

-

Người đi vay là chính phủ các nước có nhu cầu về vốn.

-

Đa số vốn vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lời.


-

Muốn sử dụng vốn phải có dự án và được thẩm định bởi nhiều bên.

-

Việc triển khai dự án phải có sự giám sát hiệu quả đầu tư về phía bên cho vay và

bên nước nhận nợ vay.
1.1.1.3.4 Vai trò của đầu tư quốc tế:
1.1.1.3.4.1 Đối với các nước xuất khẩu vốn:
-

Giúp củng cố vai trò chính trị và vị thế kinh tế của nước đầu tư trong khu vực và

trên thế giới. Nền kinh tế quốc gia sẽ có điều kiện thuận lợi thâm nhập sâu hơn vào nền
kinh tế thế giới, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước đầu tư.
-

Khi nước đầu tư xuất khẩu vốn sẽ làm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và công

nghệ vì khi đó, họ có thể khai thác tối đa nguồn vốn và công nghệ này tại các nước
nhận đầu tư. Bên cạnh đó, nước đầu tư còn có thể giảm chi phí xuất khẩu tới thị trường
nước đầu tư, tận dụng được lợi thế của nước nhận đầu tư.
-

Thông qua hoạt động đầu tư ra nước ngoài, quốc gia sẽ có thêm nguồn nguyên

liệu, nhiên liệu… phục vụ cho sự phát triển kinh tế trong nước. Các doanh nghiệp

thường tận dụng quy mô và công nghệ sản xuất của các nước khác, đầu tư vào quá
trình sản xuất tại những nước này, để tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho
hoạt động sản xuất trong nước, trong điều kiện nước đầu tư bị thiếu công nghệ hoặc
không có thế mạnh về loại nguyên liệu, nhiên liệu đó.
-

Đầu tư ra nước ngoài tạo tiền đề cho hoạt động kinh tế đối ngoại của nước đầu

tư đa dạng và phong phú, hoạt động ngoại giao đi vào chiều sâu.
4


-

Đầu tư ra nước ngoài thành công sẽ tác động ngược lại nền kinh tế trong nước

theo hướng thúc đẩy công cuộc cải tổ nền kinh tế: về thể chế chính sách, về thuế, về
thủ tục hành chính, về hệ thống thông tin đối ngoại, về chính sách điều hành vĩ mô.
Đầu tư nước ngoài còn tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập,
thuế đầu tư...
-

Đầu tư ra nước ngoài góp phần tạo đội ngũ thương nhân năng động, có kinh

nghiệm kinh doanh quốc tế, góp phần làm tăng năng lực quốc gia.
-

Đầu tư ra nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của nước

đầu tư theo hướng ổn định và có hiệu quả hơn vì chính cơ sở sản xuất và dịch vụ ở

nước ngoài là điểm đến của hàng hóa, thiết bị, bí quyết công nghệ (y khoa, chế biến
thực phẩm…), nhân công...
1.1.1.3.4.2 Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư:
Hiện nay, dòng chảy của tư bản quốc tế vào hai khu vực chính: các nước tư bản
phát triển và các nước chậm và đang phát triển. Đối với cả hai khu vực này, đầu tư
quốc tế đều có vai trò quan trọng đặc biệt.
a. Đối với các nước tư bản phát triển như Mỹ và Tây Âu:
Đầu tư của nước ngoài có ý nghĩa quan trọng như các chuyên gia kinh tế của
Mỹ sau khi nghiên cứu hiện tượng Nhật Bản đầu tư ồ ạt vào Mỹ (từ 1951 đến 1991,
Nhật Bản đã đầu tư 148.6 tỷ USD vào Mỹ, chiếm 42.4% tổng số vốn đầu tư của Nhật
Bản ra nước ngoài) đã đưa ra nhận định việc đầu tư của Nhật Bản đem lại nhiều cái lợi
cho nên kinh tế Mỹ hơn là mặt hại, những cái lợi đó là:
-

Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế xã hội trong nước như: thất

nghiệp, lam phát…
-

Việc mua lại những công ty, xí nghiệp có nguy cơ bị phá sản giúp cải thiện tình

hình thanh toán, tạo công ăn việc làm mới cho người lao động.
-

Tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi

ngân sách của Mỹ.
-

Giúp các nhà doanh nghiệp Mỹ học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của Nhật


Bản.

5


b. Đối với các nước chậm và đang phát triển:
-

Đầu tư quốc tế giúp các nước đẩy mạnh tốc độ phát triển nền kinh tế thông qua

việc tạo ra những xí nghiệp mới hoặc tăng quy mô của các đơn vị kinh tế.
-

Thu hút thêm lao động, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở các nước này.

-

Các dự án FDI góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng bình

đẳng, minh bạch và công khai, đạt các chuẩn mực chung của quốc tế, nhờ đó tăng năng
lực cạnh tranh ở các cấp độ quản lý của nền kinh tế.
-

Hoạt động đầu tư nước ngoài giúp các nước đang phát triển mở mang hoạt động

kinh doanh, tăng GDP mà không cần phải vay nợ nhiều.
-

Ngoài ra, thông qua tiếp nhận đầu tư quốc tế, các nước đang phát triển có điều


kiện tiếp nhận kĩ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài.
1.1.1.3.4.3 Đối với doanh nghiệp:
-

Đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường thế

giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
-

Đầu tư ra nước ngoài giúp mở rộng thị trường do khi xuất khẩu ra nước ngoài,

các doanh nghiệp có thể gặp phải những rào cản của nước tiếp nhận đầu tư nhưng khi
xuất khẩu thông qua đầu tư trực tiếp lại không gặp phải trở ngại này ngoài ra còn được
hưởng những ưu đãi từ nước tiếp nhận đầu tư.
-

Đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp tăng nội lực kinh doanh: tích lũy

kinh nghiệm trên thương trường quốc tế; học hỏi tiếp thu công nghệ và bí quyết công
nghệ; sử dụng đội ngũ quản lý và khoa học kỹ thuật bản xứ… và áp dụng những thành
công ở nước ngoài vào hoạt động kinh doanh của công ty mẹ trong nước.
-

Đầu tư ra nước ngoài tạo ra khả năng cho doanh nghiệp thực hiện “chuyển giá”

để giảm thiểu mức thuế đóng góp cho toàn bộ hệ thống công ty ở các nước khác nhau.
Nhờ đó mà tối đa hóa lợi nhuận thu được.
-


Đầu tư ra nước ngoài giúp các công ty phát triển vốn vô hình của mình: thương

hiệu, công nghệ, bí quyết công nghệ. Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nâng
cao khả năng cạnh tranh tại thị trường nước nhận đầu tư do có được ưu đãi từ phía
nước này.

6


-

Đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp có điều kiện phân tán rủi ro kinh

doanh, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thế giới đầy biến động về kinh tế chính trị như hiện nay.
1.1.1.3.5 Hậu quả của đầu tư quốc tế
1.1.1.3.5.1
-

Đối với các nước xuất khẩu vốn

Việc chuyển vốn ào ạt ra nước ngoài làm cho cán cân thanh toán của quốc gia bị

giảm, khả năng đầu tư cho phát triển kinh tế trong nước bị hạn chế.
-

Vốn và tài sản bất hợp pháp: tham nhũng, kinh doanh bất chính… được chuyển

ra nước ngoài đầu tư khiến quốc gia bị thất thoát tài sản mà chính phủ khó kiểm soát và
thu hồi tốn kém.
-


Chảy máu chất xám, sự mất vị thế độc quyền về công nghệ cũng như nguyên

nhân chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư.
-

Tạo ra thị trường cạnh tranh với sản xuất và kinh doanh trong nước.

1.1.1.3.5.2
-

Đối với nước nhập khẩu vốn đầu tư:

Lợi dụng có sự chênh lệch về trình độ phát triển công nghệ kỹ thuật giữa các

nước, những nước có trình độ phát triển cao hơn khi đầu tư ra nước ngoài ở một số dự
án họ chuyển công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
-

Bị thất thu thuế do có sự “chuyển giá” ở các công ty đa quốc gia, mà sự kiểm

soát hiện tượng “chuyển giá” rất khó khăn.
-

Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ vì mục tiêu thu hồi vốn nhanh và

lợi nhuận của các nhà đầu tư.
-

Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các dự án FDI cạnh tranh gay gắt với các


nhà đầu tư nội địa, làm thị phần của nhà đầu tư nội địa bị thu hẹp, một bộ phận không
nhỏ bị phá sản.
-

Sự thao túng về kinh tế và chính trị có thể xảy ra khi các tập đoàn kinh tế nước

ngoài dùng tiền “lobby” các cơ quan chính phủ.
-

Tính tự chủ trong xây dựng cơ chế chính sách kinh tế bị giảm khi các nhà đầu tư

nước ngoài gây sức ép lên chính phủ của họ thông qua con đường ngoại giao, đòi hỏi
nước tiếp nhận đầu tư phải thay đổi cơ chế chính sách, luật lệ theo hướng có lợi cho
nhà đầu tư.
7


1.1.1.3.6 Tình hình đầu tư quốc tế:
1.1.1.3.6.1

Đầu tư quốc tế gia tăng về đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:
Đơn vị: Tỷ USD

Năm
2004
2005
2006
2007
2008

2009
2010

Đầu tư trực tiếp
Đầu tư gián tiếp
Tổng đầu tư Tốc độ tăng trưởng
Tổng đầu tư
Tốc độ tăng trưởng
801.7
22.2
9662
13.8
954.8
19.1
10317
7. 2
1222.5
22.0
11450
11.0
1285.3
4.9
12639
10.4
1407.3
5.1
13888
9.9
1470.6
4.5

15192
9.4
1541.2
4.8
16560
9.0
Bảng 1: Tình hình đầu tư quốc tế
Nguồn : World Investment Prospects to 2010, IMF, UNCTAD

Trong ba năm 2005- 2008, kinh tế Mỹ suy thoái, đối mặt với khủng hoảng kinh
tế tài chính, kéo theo sự khó khăn kinh tế toàn cầu, nhưng tốc độ đầu tư vẫn gia tăng.
Nguyên nhân là nhiều nước dư thừa tương đối vốn đầu tư do có thu nhập lớn từ dầu
mỏ; nhu cầu phát triển của các nước tăng cao, kéo theo gia tăng nhu cầu về vốn; cho
nên cả các nước công nghiệp phát triển lẫn các nước đang phát triển, đều nỗ lực cải
thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đến năm 2010
khi nền kinh tế toàn cầu dần hồi phục, mặc dù còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái khủng
hoảng, tốc độ đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp có khuynh hướng tăng trở lại.

1.1.1.3.6.2

Đầu tư quốc tế gián tiếp vẫn là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu:

Do tính bất ổn của tình hình kinh tế thế giới: có hiện tượng suy thoái, chiến
tranh và nội chiến ở nhiều nơi, cho nên với ưu điểm của hình thức đầu tư gián tiếp là
tính linh hoạt cao trong hoạt động đầu tư, đưa vốn và rút vốn khỏi thị trường tài chính
một cách nhanh chóng so với đầu tư trực tiếp, hơn nữa sự linh hoạt của đầu tư gián tiếp
tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận các cơ hội kinh doanh có lợi nhuận

8



cao, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở nước ngoài. Chính vì lý do này, hiện tại và
tương lai, đầu tư quốc tế gián tiếp vẫn là hình thức đầu tư cơ bản trên toàn cầu.

Năm

Tổng đầu tư

Trong đó

FDI
FII
2004
100 %
7.69 %
92.31 %
2005
100 %
8.47 %
91.53 %
2006
100 %
9.65 %
90.35 %
2007
100 %
9.23 %
90.77 %
2008
100 %

9.20 %
90.80 %
2009
100 %
8.83 %
91.17 %
2010
100 %
8.51 %
91.49 %
Bảng 2: So sánh đầu tư trực tiếp và gián tiếp
Nguồn : World Investment Prospects to 2010 (IMF)
1.1.1.3.6.3

ODA có xu hướng giảm:

Dòng vốn tài trợ chính thức song phương và đa phương đều giảm: Năm 2005
đạt 56.1 tỷ USD; năm 2006 là 47.7 tỷ USD; năm 2008 là 45.3 tỷ USD (nguồn IMF).
Nguyên nhân giảm sút do nhiều nhà tài trợ lớn như Hoa Kỳ, EU,… gặp khó khăn về
kinh tế, Nga nhờ đẩy mạnh xuất khẩu dầu mỏ mà có nguồn vốn dồi dào, trả nợ gần hết
cho các nhà tài trợ; nguyên nhân nữa là nhiều nước đang phát triển cân nhắc khi tiếp
nhận vốn ODA, một số nước như Philipines... trong nhiều dự án đã từ chối sử dụng
vốn ODA.

1.1.1.3.6.4

Dòng chảy đầu tư quốc tế trực tiếp chủ yếu vào các nước công

nghiệp phát triển:
Nếu đầu thế kỷ 20, trên 70% vốn đầu tư tư bản đổ vào các nước chậm và đang

phát triển để khai thác tài nguyên của các nước này với tư cách là thuộc địa, thì sau
chiến tranh thế giới thứ 2, khu vực Tây Âu là nơi thu hút nhiều vốn đầu tư nhất. Thời
gian này, Tây Âu thu hút đến 158 tỷ USD vốn đầu tư, trong đó phân nửa là vốn đầu tư
của Mỹ nhằm khôi phục lại Châu Âu sau chiến tranh thế giới. Ngày nay, các nước công
nghiệp phát triển vẫn là vùng thu hút vốn đầu tư nhiều nhất: năm 1999, các nước công
nghiệp phát triển chiếm 76.5% tổng số vốn đầu tư FDI của thế giới, là 865 tỷ USD.
Trong khi đó, các nước đang phát triển chiếm ¾ dân số thế giới, chỉ chiếm 23.5% vốn
9


đầu tư FDI, khoảng 192 tỷ USD. Trong những năm gần đây và dự báo trong những
năm tới, tỷ trọng FDI vào các nước công nghiệp phát triển sẽ giảm, nhưng vẫn chiếm
tỷ trọng cao so với các nước đang phát triển.
Sở dĩ các nước công nghiệp phát triển thu hút nhiều vốn FDI là do:
-

Làn sóng hợp nhất, thôn tính các công ty quốc tế diễn ra chủ yếu ở các nước

phát triển.
-

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm tích tụ và tập trung các ngành công

nghiệp mũi nhọn ở các nước tư bản phát triển như ngành bán dẫn vi điện tử, ngành
công nghệ sinh học, sản xuất người máy... Lợi nhuận siêu ngạch thu được từ các ngành
này đã tạo ra lực hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư quốc tế.
-

Các nước công nghiệp phát triển được xem là thị trường có khả năng tiêu thụ và


thanh toán lớn, địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư phát triển.
-

Môi trường đầu tư ở các nước tư bản phát triển ổn định và hấp dẫn do chế độ

chính trị ổn định, hệ thống luật pháp hoàn chỉnh điều tiết xã hội hữu hiệu, thêm vào đó
hạ tầng cơ sở hiện đại, lao động có trình độ kỹ thuật cao.
-

Chính sách bảo hộ ngày càng chặt chẽ, tinh vi ở các nước đang phát triển, buộc

các nước tư bản phát triển phải xây dựng “căn cứ” nằm lòng trong các nước này để
tránh hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu.

Đơn vị: Tỷ USD
Năm

Tổng vốn FDI
Tổng giá

2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

trị
801.7

954.8
1222.5
1285.3
1407.3
1470.6
1541.2

Tỷ trọng

Đầu tư vào các nước

Đầu tư vào các nước

phát triển
Giá trị
Tỷ trọng

đang phát triển
Giá trị
Tỷ trọng

(%)
(%)
100
485.6
60.57
100
555.6
58.19
100

754.3
61.70
100
814.8
53.39
100
880.7
62.58
100
927.0
63.06
100
979.4
63.55
Bảng 3: Tổng FDI vào các nước

316.1
399.2
410.6
407.7
404.7
413.9
427.9

(%)
39.43
41.81
38.30
46.61
33.42

36.94
36.45

10


Nguồn: UNCTAD- World Investment Prospects to 2010 (IMF)
1.1.2
1.1.2.1

Khái niệm về ĐGCG
Khái niệm:
Định giá chuyển giao là việc sử dụng các phương pháp để xác định giá cả của

các nghiệp vụ chuyển giao trong nội bộ một MNC phù hợp với thông lệ quốc tế và
được chấp nhận bởi các quốc gia nơi mà các công ty con của MNC đang hoạt động.
Việc định giá chuyển giao là cần thiết cho công tác quản trị của các thành viên
trong các MNC, nhưng khi giá chuyển giao nội bộ cao hơn hay thấp hơn giá thị trường
thì xảy ra hoạt động chuyển giá, đồng thời đây cũng là phương pháp giúp chính phủ
xác định xem các MNC có thực hiện chuyển giá hay không.
1.1.2.2

Các phương pháp định giá chuyển giao:

1.1.2.2.1 Phương pháp giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled
Price Method - CUP):
Nội dung: so sánh giá cả phải trả cho các hàng hoá hoặc dịch vụ được chuyển
giao trong một nghiệp vụ chuyển giao có kiểm soát với giá cả phải trả cho các hàng
hoá và dịch vụ chuyển giao trong một nghiệp vụ chuyển giao tự do có thể so sánh
được.

Cơ sở: thực hiện nguyên tắc giá thị trường (tức là dựa trên quan hệ không quen
biết).
Nếu có sự khác biệt không lớn lắm giữa các nghiệp vụ chuyển giao của bên có
liên kết với bên không liên kết, có thể làm ảnh hưởng đến giá cả giao dịch như: chất
lượng hàng hoá, nhãn hiệu hàng hoá, điều kiện giao hàng, thời hạn chuyển giao, quan
hệ thanh toán, có thể thực hiện phương pháp “CUP được điều chỉnh”. Phương pháp
CUP có điều chỉnh sẽ không thực hiện được khi có những sự khác biệt trong các
nghiệp vụ chuyển giao giữa các bên có liên kết và không liên kết mà việc điều chỉnh rất
khó thực hiện, hoặc không thực hiện được. Những sự khác biệt đó bao gồm: khác biệt
về chất lượng sản phẩm; khác biệt thị trường về mặt địa lý; khác biệt về cấp độ thị
trường; khác biệt về số lượng và loại tài sản vô hình liên quan đến việc bán hàng.
1.1.2.2.2 Phương pháp cộng thêm chi phí (Cost plus method - CPM):
11


Phương pháp giá vốn cộng thêm chi phí dựa vào giá vốn (hoặc giá thành) của
sản phẩm do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phẩm
đó cho bên liên kết.
Giá bán ra của sản phẩm cho bên liên kết được xác định trên cơ sở lấy giá vốn
(hoặc giá thành) của sản phẩm cộng (+) lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá
thành) sản phẩm bán ra, phản ánh mức lợi nhuận hợp lý tương ứng với chức năng hoạt
động của doanh nghiệp và điều kiện thị trường. Mức lợi nhuận này phải được tính toán
sao cho giá cả chuyển giao trong nghiệp vụ này có thể so sánh căn bản với giá thị
trường trong các nghiệp vụ mua bán chuyển giao giữa một công ty là thành viên của
MNC và một công ty độc lập hoặc là giao dịch giữa hai công ty hoàn toàn độc lập với
nhau.
Điều quan trọng là tính phần lợi nhuận tăng thêm bao nhiêu là hợp lý. Phần lợi
nhuận tăng thêm này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
-


Nếu công ty này chỉ sản xuất và thực hiện mua bán theo hợp đồng cho chỉ mỗi

công ty mẹ và không gia công cho bất cứ công ty nào khác thì phần lợi nhuận tăng
thêm này sẽ được tính theo một tỷ lệ trên giá vốn sao cho hợp lý.
-

Nếu công ty sản xuất ra sản phẩm vừa bán cho công ty mẹ và công ty độc lập

khác thì phần lợi nhuận tăng thêm sẽ được phân bổ theo tỷ lệ tổng vốn tham gia vào
quá trình sản xuất sản phẩm. Bên cạnh đó, còn phải so sánh giá cả hàng hóa dịch vụ
trong nghiệp vụ mua bán nội bộ và nghiệp vụ mua bán với công ty độc lập.
-

Thêm vào đó, một số yếu tố như chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh sẽ

kéo theo một số các chi phí kèm theo sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi gộp .
-

Các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng như các ràng buộc giao hàng về thời gian, số

lượng và chất lượng sản phẩm, lưu kho, lưu bãi…
Phương pháp này thường được áp dụng trong một số trường hợp sau:
-

Đối với công ty sản xuất, chế biến, lắp ráp, chế tạo và bán cho các bên liên kết,

gia công chế biến và phân phối.

12



-

Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp

tác kinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm hoặc thực hiện các thỏa
thuận về cung cấp các yếu tố đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
-

Giao dịch cung cấp dịch vụ các bên liên kết.

1.1.2.2.3 Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method –RPM):
Phương pháp xác định giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản
phẩm do doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó
từ bên liên kết.
Giá mua vào của sản phẩm từ bên liên kết được xác định trên cơ sở giá bán ra
của sản phẩm trong các giao dịch độc lập trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-) các chi phí khác
được tính trong giá sản phẩm mua vào (nếu có) (ví dụ: thuế nhập khẩu, phí hải quan,
chi phí bảo hiểm, vận chuyển quốc tế).
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) được xác định bằng giá
trị chênh lệch giữa giá bán ra (doanh thu thuần) và giá vốn sản phẩm mua vào chia cho
(:) giá bán ra (doanh thu thuần). Trường hợp doanh nghiệp có chức năng là đại lý phân
phối không có quyền sở hữu sản phẩm và được hưởng hoa hồng đại lý theo tỷ lệ phần
trăm (%) trên giá bán của sản phẩm thì tỷ lệ đó được coi là tỷ suất lợi nhuận gộp trên
giá bán ra (doanh thu thuần).
Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh
thu thuần) như:
-


Các chi phí phản ánh chức năng của doanh nghiệp (ví dụ: đại lý phân phối độc

quyền, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mại, bảo hành...).
-

Chủng loại, quy mô, khối lượng, thời gian quay vòng của sản phẩm mua vào để

bán lại và tính chất hoạt động của giao dịch trên thị trường (ví dụ: bán buôn, bán lẻ, ...).
-

Phương pháp hạch toán kế toán (tức là phải đảm bảo các yếu tố cấu thành lợi

nhuận gộp và doanh thu của giao dịch liên kết và giao dịch độc lập là tương đương
nhau hoặc cùng được áp dụng chung các chuẩn mực kế toán).
1.1.2.2.4 Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method - PSM):

13


Phương pháp PSM được sử dụng trong những trường hợp, các MNC có mối liên
kết mua bán qua lại quá chặt chẽ, các giao dịch với khối lượng lớn và phức tạp (với
những trường hợp này, các phương pháp như CUP, RPM tỏ ra không hiệu quả).
Phương pháp này dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết, tổng
hợp của nhiều thành viên trong MNC thực hiện, sau đó thực hiện tính toán lợi nhuận
cho từng thành viên tham gia liên kết giống như cách các bên giao dịch độc lập phân
chia lợi nhuận trong những điều kiện tương đương.
Các giao dịch tổng hợp thường là các giao dịch đặc thù, duy nhất bao gồm nhiều
giao dịch liên kết có liên quan chặt chẽ về các đặc tính sản phẩm.
Ví dụ: Một công ty X là công ty độc lập ở Việt Nam, có liên kết với công ty Y
là thành viên của tập đoàn sản xuất xe ô tô. Công ty Y sẽ chuyển đầu vào cho công ty

X lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm. Sau khi hoàn thành sản phẩm, sẽ được bán trong
nước ( Việt Nam) bởi công ty X và bán lại cho một công ty Z ( là thành viên của MNC
tại một quốc gia khác).
Dựa vào mối liên hệ giữa các bên tham gia thì có hai cách tính cho phương pháp
chiết tách lợi nhuận như sau:
Cách 1: trước hết ta tính tỷ lệ góp vốn (chi phí), sau đó ta tổng hợp lợi nhuận từ
giao dịch tổng hợp rồi phân chia cho mội bên liên kết theo tỷ lệ góp vốn.
Cách 2: phân chia lợi nhuận theo hai bước sau:
Bước 1: Trước hết phân chia lợi nhuận cơ bản cho mỗi bên tham gia giao dịch
liên kết tương ứng với chức năng hoạt đông của mình. Sở dĩ gọi là lợi nhuận cơ bản vì
nó chưa tính đến các yếu tố đặc thù và duy nhất (ví dụ: độc quyền sở hữu hoặc sử dụng
tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ).
Phần lợi nhuận cơ bản này được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh
lợi tương ứng với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo tỷ suất
lợi nhuận gộp.
Bước 2: Phân chia lợi nhuận phụ trội cho mỗi bên tham gia giao dịch liên kết
tương ứng với tỷ lệ đóng góp liên quan đến tổng lợi nhuận phụ trội (bằng với tổng lợi
nhuận thu được trừ đi tổng lợi nhuận cơ bản đã phân chia ở bước 1). Phần lợi nhuận
phụ trội này phản ánh lợi nhuận của giao dịch liên kết tổng hợp mà cơ sở kinh doanh
thu được ngoài phần lợi nhuận cơ bản nhờ các yếu tố đặc thù, duy nhất.
14


Phần lợi nhuận phụ trội của mỗi bên bằng tổng lợi nhuận phụ trội nhân với tỷ lệ
đóng góp các chi phí hoặc tài sản dưới đây của mỗi bên:
- Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm
- Giá trị (sau khi đã trừ đi khấu hao) của tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí
tuệ được sử dụng để sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
Trong thực tế phương pháp chiết tách lợi nhuận thường được áp dụng cho các
trường hợp các bên liên kết cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc

phát triển sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền hoặc các giao dịch trong quy trình sản
xuất, kinh doanh chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu nguyên vật liệu đến thành
phẩm cuối cùng để lưu thông sản phẩm gắn liền với việc sỡ hữu hoặc quyền sỡ hữu trí
tuệ duy nhất.
1.1.2.2.5 Phương pháp so sánh lợi nhuận (Comparable profit method - CPM):
Phương pháp so sánh lợi nhuận là phương pháp mở rộng của phương pháp giá
bán lại và phương pháp giá vốn cộng lãi. Phương pháp này dựa vào tỷ suất sinh lời của
sản phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất
sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao
dịch tương đương nhau. Phương pháp này không cho ra kết quả về giá mà tính ra được
thu nhập thuần trước thuế là cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp (thu nhập doanh
nghiệp) và được áp dụng với một trong các điều kiện sau:
-

Không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc lập

và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời.
-

Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời nhưng các

khác biệt này đã được loại trừ bằng cách xác định giá trị bằng tiền của các khác biệt
trọng yếu đó để điều chỉnh, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể tăng hoặc giảm giá
trị nhằm loại trừ các khác biệt trọng yếu đó.
Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời như:
-

Các yếu tố về tài sản, vốn và chi phí sử dụng cho việc thực hiện chức năng

chính của doanh nghiệp (ví dụ: sản xuất, chế biến trên cơ sở sử dụng máy móc do


15


doanh nghiệp đầu tư có khả năng thu lợi nhuận cao hơn so với việc sản xuất, chế biến
trên cơ sở sử dụng máy móc do cơ sở khác cho thuê để gia công).
-

Tính chất ngành nghề hoạt động, nhóm sản phẩm và công đoạn sản xuất hoặc

tiêu thụ (ví dụ: thành phẩm được làm từ nguyên vật liệu thô hoặc từ bán thành phẩm).
-

Phương pháp hạch toán kế toán và cơ cấu chi phí của sản phẩm (ví dụ: sản phẩm

đang trong giai đoạn khấu hao nhanh so với khấu hao thông thường).
1.1.2.2.6 Phương pháp chuyển giao lợi nhuận ròng (Transactional Net Margin
Method - TNMM):
Theo phương pháp này thì lợi nhuận thu được từ các bên liên kết sau khi đã trừ
đi các định phí và biến phí liên quan, được xem xét theo tỷ lệ phần trăm của một khoản
mục cơ sở nào đó, ví dụ là doanh số bán hàng, tổng giá vốn hàng bán ra hay tổng giá trị
tài sản… thích hợp nhất là khi lợi nhuận này được so sánh với lợi nhuận của các hoạt
động giao dịch độc lập khác có thể so sánh được của cùng công ty mà chúng ta đang đề
cập đến.
Trong trường hợp nếu không tồn tại các giao dịch độc lập có thể so sánh đối với
công ty con của MNC thì ta có thể lấy lợi nhuận thu được trong các chuyển giao có thể
so sánh được của hai công ty không liên kết khác làm cơ sở. Trong một số trường hợp
cần phải áp dụng các điều chỉnh mang tính định lượng cho các khác biệt về mặt vật
chất giữa các chuyển giao liên kết và các chuyển giao độc lập. Do phương pháp này tập
trung vào phân tích lợi nhuận phát sinh từng nghiệp vụ chuyển giao một cách riêng lẻ,

nên phương pháp này sẽ bị gặp khó khăn khi các nghiệp vụ phát sinh có mối quan hệ
ràng buộc chặt chẽ với nhau. Các chuyển giao mang tính chất đa dạng và phức tạp sẽ
khó tìm được các giao dịch tương ứng để có thể so sánh được.
1.1.3

Khái niệm về nguyên tắc căn bản giá thị trường (Arm’s Length Principle

– ALP)
Để hạn chế hành vi chuyển giá, các quốc gia cần áp dụng nguyên tắc dựa trên
nguyên lý giá thị trường ALP (The Arm’s –Length Principle) trong việc định giá các
nghiệp vụ chuyển giao nội bộ nhằm đảm bảo tính công bằng trong thương mại. Nguyên
tắc ALP chính là cơ sở cho các nghiệp vụ mua bán, trao đổi hàng hóa và cung cấp dịch
vụ giữa các quốc gia. Nguyên tắc này đòi hỏi các nghiệp vụ mua bán nội bộ trong các
16


MNC phải được thực hiện như các nghiệp vụ mua bán diễn ra giữa các bên độc lập với
nhau nhằm thể hiện được tính khách quan của quan hệ thị trường.
Giá thị trường được xác định dựa vào:
-

So sánh giá giao dịch độc lập

-

Giá bán lại

-

So sánh lợi nhuận


-

Tách lợi nhuận

1.1.4

Khái niệm về chuyển giá
Trong công tác quản trị tại các MNC thì việc mua bán nội bộ là rất cần thiết

và giúp cho các MNC giảm các rủi ro về thị trường, rủi ro về công nợ. Đi đôi với các
nghiệp vụ mua bán nội bộ này là việc định giá chuyển giao nội bộ và nó được xem là
một phương pháp quản trị ứng dụng được các nhà quản trị áp dụng một cách bài
bản và điêu luyện nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý. Các phương
pháp định giá chuyển giao nội bộ đã được các quốc gia thừa nhận và tuân theo, tuy
nhiên trong thực tế việc định giá chuyển giao này không được áp dụng theo căn bản
giá thị trường mà nó có thể được tính toán theo một mục đích nào đó của MNC.
Việc định giá chuyển giao nội bộ diễn ra theo một sự áp đặt giá mang tính chất chủ
quan của hai bên tham gia vào giao dịch. Vì vậy mà các trường hợp này được gọi là
hành vi chuyển giá. Vì vậy chuyển giá có khái niệm như sau:
“Chuyển giá là hoạt động mang tính chủ quan, áp đặt giá cả mua bán lên các
giao dịch nội bộ không căn cứ trên giá cả thị trường, quy luật cung cầu giữa công ty
mẹ và công ty con hay giữa các công ty con với nhau trong cùng một MNC nhằm
mục đích cuối cùng là tối thiểu số thuế phải nộp.”
Thông qua hoạt động chuyển giá, các MNC sẽ thực hiện ý đồ trốn tránh việc
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (Income Corporate Tax) tại các quốc gia có thuế suất
cao. Thông qua các nghiệp vụ chuyển giá, các MNC sẽ chuyển thu nhập ra khỏi quốc
gia có mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao mà MNC này có trụ sở. Trong nhiều
trường hợp các MNC còn chủ động “móc túi” các chính phủ thông qua việc chiếm
đoạt gián tiếp các khoản thuế mà những người đóng thuế lương thiện đã đóng góp.

Chuyển giá là một trong những vấn đề phức tạp và khó tiếp cận trong thời đại kinh tế
17


quốc tế hội nhập, khi mà các MNC này có nhiều chi nhánh, công ty con trên nhiều
quốc gia khác nhau mà các công ty này mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho
nhau. Các hoạt động này có thể chứa đựng trong đó là các hoạt động “chuyển giá”, giá
cả của hàng hóa dịch vụ trong các nghiệp vụ chuyển giao này được tính theo một xu
hướng chủ quan mà không hề dựa trên chi phí thực tế tạo nên sản phẩm hay dịch vụ
được cung cấp. Thông qua hoạt động chuyển giá sẽ mang về cho các MNC một
khoảng lợi nhuận lớn trong khi các MNC này không cần phải nỗ lực nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ hay mở rộng phát triển thị trường mà chỉ cần những hoạt
động phù phép trên sổ sách kế toán.
Tuy nhiên, một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến hoạt động chuyển giá
xảy ra đó là tính đặc thù của sản phẩm, có những sản phẩm không tìm thấy hay rất
khó tìm thấy các sản phẩm tương tự thay thế. Chúng ta thường tìm thấy đặc tính này
đối với các tài sản cố định vô hình như lợi thế thương mại, bản quyền sáng chế,
phát minh, bí quyết công nghệ… Chính do tính đặc thù cao này đã gây ra những
khó khăn khi áp dụng nguyên tắc ALP vào trong việc định và so sánh giá thị trường.
Mục đích cuối cùng của hoạt động chuyển giá là tối đa hóa lợi nhuận của MNC
bằng cách tối thiểu hóa thuế thu nhập doanh nghiệp mà MNC phải nộp cho các chính
phủ. Chính vì mục đích là tối thiểu hóa số thuế phải nộp nên MNC sẽ tiến hành điều
phối thu nhập của các công ty con tại các quốc gia có thuế suất cao sang các quốc
gia có thuế suất thuế thu nhập thấp. Việc chuyển lợi nhuận này có thể được thực hiện
trên phần thu nhập trước thuế hay sau thuế dựa trên cấu trúc bảng báo cáo thu nhập
sau:

18



Hình 1: Sơ đồ báo cáo thu nhập của các MNC
Nguồn: Thạc sĩ: Huỳnh Thiên Phú “ Chuyển giá của các công ty đa quốc gia
trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế “ , năm 2009
Dựa vào sơ đồ báo cáo thu nhập trên, các MNC trên thực tế đã áp dụng các hình
thức sau:
Chuyển giá thông qua việc mua bán nguyên vật liệu sản xuất, bán thành phẩm
hay thành phẩm.
Ngoài ra, thông qua việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa các MNC cũng thu
lợi từ các biểu thuế xuất khẩu hay nhập khẩu nhằm tối đa hóa lợi nhuận sau thuế của
MNC.
Chuyển giá thông qua các tài sản cố định hữu hình như định giá thật cao các
tài sản cố định chuyển giao cho các công ty thành viên tại các quốc gia có thuế suất
cao.
Chuyển giá thông qua việc mua các tài sản cố định vô hình với giá thật cao hay
chi trả các chi phí bản quyền, các chi phí để xây dựng thương hiệu sản phẩm, các chi
phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Các thành viên trong MNC có sự cung ứng các dịch vụ tài chính, tư vấn pháp lý
19


với giá cả cao hơn nhiều lần so với giá cả thị trường. Cung cấp các khoản tín dụng
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với lãi suất cao hơn mức thị trường.
Có sự tài trợ liên quan đến các nguồn lực cơ bản như nhân sự, vật chất. Các
chi phí cho các chuyên gia tham gia tư vấn như các chi phí về tiền lương, chi phí nhà
ở, đi lại, các chi phí khác phục vụ cho các chuyên gia yên tâm làm việc.
Xây dựng các trung tâm xuất hóa đơn đóng vai trò người trung gian giữa
công ty mẹ và các công ty con. Hàng hóa trên chứng từ hóa đơn thì được bán từ
công ty nơi sản xuất hàng hóa qua trung tâm xuất hóa đơn và sau đó thì trung tâm
xuất hóa đơn này lại bán lại cho công ty phân phối bằng cách xuất hóa đơn và chứng
từ kèm theo. Nhưng trên thực tế, hàng hóa được chuyển giao trực tiếp từ công ty sản

xuất qua thẳng công ty phân phối mà không qua trung tâm xuất hóa đơn. Hình thức
này thường xảy ra trong ngành dược phẩm.

Hình 2: Mô hình trung tâm xuất hóa đơn
Nguồn: Thạc sĩ: Huỳnh Thiên Phú “ Chuyển giá của các công ty đa quốc gia
trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế “ năm 2009

20


Bước 1: Công ty sản xuất tại Mỹ sẽ chuyển hàng trực tiếp sang công ty phân
phối tại Mexico.
Bước 2: Hóa đơn được xuất từ công ty phân phối tại Mỹ sang trung tâm xuất
hóa đơn bằng tiền đô la Mỹ.
Bước 3: Trung tâm xuất hóa đơn nắm lấy quyền sở hữu hợp pháp của hàng hóa
từ công ty sản xuất tại Mỹ.
Bước 4: Trung tâm xuất hóa đơn sẽ xuất hóa đơn lại cho công ty phân phối
tại Mexico bằng đồng Pesos. Thông qua việc này sẽ định vị lại loại ngoại tệ của cả
đơn vị sản xuất và trung tâm xuất hóa đơn.
Thông thường, các trung tâm xuất hóa đơn này để tránh bị cáo buộc là chuyển
lợi nhuận thì giá bán lại họ sẽ lấy giá vốn cộng thêm một tỷ lệ hoa hồng rất nhỏ. Tỷ lệ
hoa hồng mà trung tâm được hưởng chỉ đủ để trang trải chi phí hoạt động của trung
tâm.
1.1.5

Lý thuyết kinh tế về định giá chuyển giao tối ưu (Economic theory behind

optimal transfer pricing)
Theo lý thuyết kinh tế về định giá chuyển giao tối ưu thì việc định giá chuyển
giao tối ưu sẽ tối đa hóa lợi nhuận tổng thể của công ty ttrong một thế giới không thực

tế (không có thuế, không có rủi ro đầu tư, không có rủi ro phát triển, không có yếu tố
bên ngoài tồn tại trong thế giới thực). Trong thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá
chuyển nhượng của các tập đoàn đa quốc gia, bao gốm cả đo lường hiệu suất, khả năng
của hệ thống kế toán, hạn ngạch nhập khẩu, thuế hải quan, thuế giá trị gia tnag8, thuế
lợi nhuận. Từ lý thuyết định giá biên, sản lượng tối ưu là sản lượng tại đó chi phí biên
bằng doanh thu biên. Điều này có nghĩa là, một doanh nghiệp nên tăng sản lượng khi
doanh thu biên lớn hơn chi phí biên.

21


Biểu đồ 1: Định giá chuyển giao khi không có thị trường bên ngoài
Nguồn: />
Khi một doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm cho chính nó (không có thị trường bên
ngoài cho các sản phẩm đó), khi đó đồ thị sẽ trở nên phức tạp hơn, nhưng kết quả thì
vẫn như cũ. Đường cầu vẫn giữ nguyên, sản lượng tối ưu và giá tối ưu vẫn giữ nguyên.
Tuy nhiên, chi phí biên có thể bị chia ra từ tổng chi phí biên của doanh nghiệp. Tương
tự, doanh thu biên của từng đơn vị cũng có thể bị chia ra từ tổng doanh thu biên của
doanh nghiệp.
Nếu đơn vị sản xuất có thể bán sản phẩm chuyển giao trên thị trường canh tranh,
để tối đa hóa lợi nhuận thì doanh thu biên phải bằng chi phí biên. Bởi vì thị trường bên
ngoài có tính cạnh tranh, cho nên doanh nghiệp phải chấp nhận giá được điều tiết bởi
thị trường. Nếu giá thị trường tương đối cao (Ptr1 ), doanh nghiệp sẽ có được giá trị
thặng dư bên trong được đo bằng Qt1 – Qf1. Đường chi phí biên được xác định bởi ba
điểm: A, C, D.

Biểu đồ 2: Định giá chuyển giao khi có một thị trường bên ngoài
Nguồn: />
22



Nếu doanh nghiệp có thể bán sản phẩm của nó trên thị trường không hoàn hảo,
nó không cần phải là người chấp nhận giá. Trong trường hợp này có hai thị trường với
hai mức giá khác nhau ( Pf và Pt). Thị trường tổng hợp được hình thành từ hai thị
trường khác nhau. Điểm C là điểm tổng kết ngang của hai điểm A và B.

Biểu đồ 3: Định giá chuyển giao với thị trường không hoàn hảo bên ngoài
Nguồn: />
1.2 Các hình thức chuyển giá thông qua các hình thức ĐTNN
1.2.1 Hình thức chuyển giá trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư quốc tế
23


a. Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao trị giá tài sản góp vốn.
Khi đầu tư dưới dạng liên doanh, việc nâng cao giá trị tài sản đóng góp sẽ làm
cho phần vốn góp của “bên cố ý nâng giá trị góp vốn” tăng lên, nhờ đó sự chi phối các
quyết định liên quan đến hoạt động của dự án liên doanh sẽ gia tăng và mức lời được
chia cũng tăng (vì mức lời được chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn pháp định). Ngoài
ra, khi dự án kết thúc hoạt động thì tỷ lệ trị giá tài sản được chia cao hơn.
Đối với các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thì việc nâng giá trị tài sản góp
vốn sẽ giúp họ tăng mức khấu hao trích hàng năm (nghĩa là lợi nhuận giảm), tác động
làm tăng chi phí đầu vào. Việc tăng mức khấu hao tài sản cố định sẽ giúp chủ đầu tư:
-

Mau hoàn vốn đầu tư cố định, nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư.

-

Giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng góp cho nước tiếp nhận đầu


tư.
b. Chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị công nghệ, thương hiệu ... (tài
sản vô hình)
Việc định giá chính xác được tài sản vô hình của các nhà đầu tư là hết sức khó
khăn. Lợi dụng việc này, các công ty đa quốc gia chủ ý thổi phồng phần góp vốn bằng
thương hiệu, công thức pha chế…nhằm tăng phần vốn góp của mình lên.
Một số trường hợp phía góp vốn bằng tài sản vô hình có xuất trình giấy chứng
nhận của công ty kiểm toán nhưng độ tin cậy, trung thực của các giấy chứng nhận này
rất khó kiểm định.
1.2.2

Hình thức chuyển giá trong giai đoạn triển khai dự án:
a. Nhập khẩu nguyên phụ liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài hoặc từ công ty

đối tác trong liên doanh với giá cao.
Đây là hình thức chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài thông qua việc thanh
toán tiền hàng nhập khẩu. Ngoài ra, việc mua hàng nhập khẩu với giá cao làm chi phí
sản xuất tăng, dẫn tới lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp giảm.
b. Quảng cáo ở nước ngoài với chi phí cao.
Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm các phim quảng cáo do các
công ty nước ngoài thực hiện. Trong nhiều trường hợp, các công ty quảng cáo này
cũng là các công ty con trong cùng một tập đoàn. Việc trả chi phí quảng cáo cao cũng
24


là một hình thức chuyển lợi nhuận cho tập đoàn ở nước ngoài. Chi phí quảng cáo cao
cũng làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của
các công ty có vốn FDI, làm thất thu thuế của các nước tiếp nhận vốn đầu tư.
c. Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và
quản lý.

Các công ty mẹ thường sử dụng các hợp đồng tư vấn hay thuê chuyên gia. Một
số đối tác liên doanh còn bị ép nhận chuyên gia với chi phí rất cao nhưng hiệu quả
mang lại thì thấp. Chi phí này phía liên doanh nước chủ nhà gánh chịu.
Một số công ty thuê người quản lý doanh nghiệp FDI với lương cao, ngoài ra
còn phải trả một khoản tiền lớn cho công ty nước ngoài cung cấp nhà quản lý. Ở một
số trường hợp cũng có hiện tượng thực hiện chuyển giá ở khâu này (khi công ty cung
cấp nguồn nhân lực cũng là công ty con của cùng một tập đoàn).
Một số trường hợp còn thực hiện chuyển giá thông qua hình thức đào tạo ở nước
ngoài: cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại công ty mẹ (tu nghiệp sinh)
với chi phí cao. Việc chuyển tiền về công ty mẹ với mức cao để tổ chức huấn luyện đào
tạo cũng là một dạng chuyển giá.
Một hình thức nữa cũng được coi là chuyển giá của các công ty có vốn FDI là
trả lương, chi phí cho chuyên gia tư vấn được gởi đến từ công ty mẹ. Loại hình tư vấn
rất khó xác định số lượng và chất lượng để xác định chi phí cao hay thấp. Lợi dụng
điều này, nhiều công ty có vốn FDI thực hiện hành vi chuyển giá mà thực chất là
chuyển lợi nhuận về nước dưới danh nghĩa là “phí” dịch vụ tư vấn.
d. Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa
Khi thuế nhập khẩu cao thì công ty mẹ ở nước ngoài bán nguyên liệu, hàng hóa
với giá thấp nhằm tránh nộp thuế nhập khẩu nhiều. Trong trường hợp này, công ty mẹ
sẽ tăng cường hoạt động tư vấn, huấn luyện, giúp hỗ trợ tiếp thị với giá cao để bù đắp
lại hoặc mua lại sản phẩm với giá thấp.
Đối với các hàng hóa nhập khẩu mà thuế suất thấp thì công ty ký hợp đồng nhập
khẩu với giá cao nhằm nâng chi phí, từ đó tránh thuế thu nhập doanh nghiệp.

25


×