Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Máy dán keo thùng carton

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.36 KB, 68 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN HỮU LỘC

LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng
đang từng bước phát triển. Đời sống con người ngày càng được nâng cao, yêu cầu về
hàng hóa để phục vụ cho đời sống con người không chỉ ở số lượng, chất lượng mà còn
có cả tính thẩm mỹ. Vì thế cần được bao bì, đóng gói.
Các sản phẩm sau khi được đóng gói, bao bì sẽ được đóng thành từng kiện (mỗi
kiện có nhiều gói phụ thuộc vào kích thước lớn hay nhỏ của kiện). Các kiện này là
những thùng được làm bằng chất liệu như gỗ, giấy… nhưng chất liệu chủ yếu là giấy.
Đóng thùng sản phẩm thành các kiện giúp bảo quản sản phẩm tốt hơn, việc kiểm tra,
vận chuyển từ nơi này tới nơi khác đơn giản hơn. Đáp ứng cho yêu cầu này, nhiều loại
máy móc thiết bị đã ra đời.
Đóng thùng sản phẩm là cho sản phẩm vào thùng giấy đã được chế tạo sẵn, sau
đó dùng băng keo dán kín miệng thùng. Công việc này hiện nay hầu hết được thực
hiện bằng tay và các thiết bị cầm tay cho năng suất thấp. Để đáp ứng cho các yêu cầu
của hàng hóa là số lượng nhiều, tốc độ nhanh, có tính thẩm mỹ, ta cần áp dụng các hệ
thống dán thùng tự động.
Vì vậy, em tiến hành khảo sát và thực hiện đề tài : “Thiết Kế Máy Dán Keo
Thùng Carton”.
Nội dung cụ thể của luận văn bao gồm : chọn phương án dán thùng, tính toán
động học, tính bền hệ thống truyền động và kết cấu, thiết kế băng tải, thiết kế cơ cấu
dán (chủ yếu là xác định kích thước động và kết cấu), chọn sơ đồ mạch điện để điều
khiển cả hệ thống.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thiết kế và tính toán em không tránh
khỏi những sai sót do thiếu thực tế và kinh nghiệm thiết kế nên em rất mong có sự
hướng dẫn chỉ bảo của các thầy để em có thể củng cố và hoàn thiện kiến thức của
mình khi bước vào thực tế sản xuất trong tương lai.
TPHCM, Ngày Tháng 5 Năm 2013


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ái Mẫn

THIẾT KẾ MÁY DÁN KEO THÙNG CARTON

1


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn thầy NGUYỄN HỮU LỘC đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ Môn Thiết Kế Máy đã giảng dạy
trong suốt quá trình học tập, trang bị kiến thức chuyên ngành và tạo điều kiện thuận
lợi giúp em hoàn thành luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy cô trường Đại Học Bách K hoa TP.HCM đã
dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu và bổ ích để làm hành
trang cho em trong cuộc sống.
Sinh viên
Nguyễn Ái Mẫn


Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................2
Chương 1.

TỔNG QUAN MÁY DÁN KEO THÙNG CARTON.......................6


1.1.

Giớ i thiệu về máy dán thùng carto n...........................................................6

1.2.

Các loại máy có mặt tại thị trường V iệt Nam.............................................6

1.2.1.

Máy dán thùng carto n WP-5050TB.....................................................6

1.2.2.

Máy dán thùng carto n Brother FXJ-6050............................................7

1.2.3.

Máy dán thùng carto n SF-6050A........................................................ 8

1.2.4.

Máy dán thùng carto n EXC-103TB................................................... 10

1.3.

Mục đ ích và nộ i d ung của đề tài.............................................................11

1.3.1.


Mục đích..............................................................................................11

1.3.2.

Nội dung............................................................................................. 11

Chương 2.

PHÂN TÍCH VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ.......................12

2.1.

Yêu cầu kỹ thuật........................................................................................ 12

2.2.

Phân tích ư u nhược điểm của các phương án thiết kế.............................. 13

2.2.1.

Phương án 1........................................................................................13

2.2.2.

Phương án 2........................................................................................16

2.2.3.

Phương án 3........................................................................................18


2.2.4.

Phương án 4........................................................................................20

2.3.

Chọ n phương án thiết kế...........................................................................21

Chương 3.

CHỌN ĐỘNG CƠ, TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC...............................22

3.1.

Chọ n độ ng cơ........................................................................................... 22

3.2.

Tính toán bộ truyền xích và chọ n hộp giảm tốc....................................... 29

3.2.1.

Phân p hố i tỷ số truyền.......................................................................29

3.2.2.

Tính toán bộ truyền xích..................................................................... 29

Chương 4.


TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BĂNG TẢI...............................................33

4.1.

Tính toán tang dẫn động và b ịd ẫn...........................................................33

4.1.1.

Sơ lược về tang dẫn độ ng và bị dẫn .................................................. 33

4.1.2.

Tính toán trục tang.............................................................................. 33

4.2.

Tính toán con lăn đỡ.................................................................................. 41


4.3.

Tính toán chọ n trục vit me........................................................................ 42

Chương 5.

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG DÁN KEO..........................44

5.1.

Sơ đồ nguyên lý.........................................................................................44


5.2.

Xác định k ích thước cơ cấu d án băng k eo.............................................. 44

5.2.1.

Các thông số cơ bản............................................................................ 44

5.2.2.

Tính toán k ích thư ớc các khâu trên cơ cấu dán................................ 45

Chương 6.

THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN.........................................52

6.1.

Yêu cầu chung........................................................................................... 52

6.2.

Chọ n các thiết bị điện............................................................................... 52

6.3.

Mạch điện điều khiển................................................................................ 52

Tài Liệu Tham Khảo.................................................................................................56



Mục Lục Hình Vẽ
Hình 1.1 Máy dán thùng carton WP-5050TB.......................................................6
Hình 1.2 Máy dán thùng carton Brother FXJ-6050..............................................7
Hình 1.3 Máy dán thùng carton SF-6050A...........................................................8
Hình 1.4 Máy dán thùng carton EXC-103TB.....................................................10
Hình 2.1 Kích thước thùng carton........................................................................12
Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý phương án 1...............................................................13
Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý phương án 2...............................................................16
Hình 2.4 Sơ đồ nguyên lý phương án 3...............................................................18
Hình 2.5 Sơ đồ nguyên lý phương án 4...............................................................20
Hình 3.1 Phân bố tải trọng trên băng tải..............................................................24
Hình 3.2 Động cơ hộp giảm tốc hãng Watt.........................................................28
Hình 3.3 Các kích thước của động cơ hộp giảm tốc...........................................28
Hình 4.1 Sơ đồ khoảng cách trên tang chủ động................................................34
Hình 4.2 Sơ đồ đặt lực và biểu đồ mômen của tang chủ động..........................35
Hình 4.3 Sơ đồ khoảng cách trên tang bị động...................................................40
Hình 4.4 Sơ đồ đặt lực và biểu đồ mômen của trục tang bị động......................41
Hình 4.5 Trục vit me.............................................................................................42
Hình 4.2-Catalog trục vit me công ty “TBI MOTION ”....................................43
Hình 5.1 Sơ đồ nguyên lý.....................................................................................44
Hình 5.2 Chiều dài mép dán băng keo trên thùng................................................45
Hình 5.3 Khâu (3) và con lăn dán băng keo (12.................................................45
Hình 5.4 Khâu (8), con lăn dán băng keo (9) và lò xo (7)................................47
Hình 5.5 Khâu 6...................................................................................................49
Hình 5.6 Khâu (11), dao cắt (10) và lò xo (2)....................................................50
Hình 6.1 Sơ đồ mạch điện điều khiển..................................................................54



Chương 1.

TỔNG QUAN MÁY DÁN KEO THÙNG CARTON

1.1. Giới thiệ u về máy dán thùng carton:
Máy dán keo thùng carton được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp
thực phẩm, hàng hóa…nó dùng để đóng thùng các sản phẩm thuận tiện trong việc vận
chuyển.
Máy gồm có các bộ phận như: động cơ, hộp giảm tốc, băng tải, cơ cấu dán keo.
1.2. Các loại máy có mặt tại thị trư ờng Việt Nam:
Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều các chủng loại máy
dán keo thùng carton tự động,bán tự động…của rất nhiều hãng trên thế giới sản xuất
như TAIWAN(R.O.C), WELLPACK-TAIWAN, SUPER PROVAC-ĐÀI LOAN,
NHẬT, TRUNG QUỐC,…
1.2.1.

Máy dán thùng carton WP-5050TB:

Hình 1.1 Máy dán thùng carton WP-5050TB
- Máy này thích hợp dùng cho các thùng carton cao.


*Thông số kỹ thuật:
• Kích cỡ thùng carton: (L) 150-∞ x(W)100-500 x(H)100-500mm.
• Chiều cao bàn làm việc có thể điều chỉnh từ 580-880mm.
• Tốc độ dán thùng: 700-1200 thùng/giờ.
• Chiều rộng băng keo sử dụng cho máy: 46-60mm.
• Nguồn điện: 220V
• Kích thước máy: 1190x820x1200-1600mm.
1.2.2.


Máy dán thùng carton Brother FXJ-6050:

Hình 1.2 Máy dán thùng carton Brother FXJ-6050
*Thông số kỹ thuật:
• Kiểu dáng: bán tự động.
• Tốc độ băng tải: 20m/phút.
• Kích thước thùng dán: 150-500x110-600mm.
• Bề rộng băng keo: 60mm


• Khối lượng sản phẩm: 20kg.
• Chiều cao bàn máy: 500mm.
• Kích thước máy: 1600x740x1590
• Trọng lượng máy: 145kg.
•Nguồn điện: 220/50-60Hz.
1.2.3. Máy dán thùng carton SF-6050A:

Hình 1.3 Máy dán thùng carton SF-6050A
*Đặc điểm kỹ thuật:
• Thay đổi được chiều cao thùng nhờ tay quay bên trên.
• Có 2 thanh dẫn hướng thùng,sử dụng tay quay dưới để thay đổi chiều rộng thùng.
• Đầu dán băng keo rời.
• Sử dụng thép không gỉ chất lượng cao.
*Thông số kỹ thuật:
• Kích thước thùng: 180-500x100-600mm.


• Kích thước máy: 1020x850x1200-1600mm.
• Công suất: 700-1200 thùng/h.

• Loại băng keo: 48/60/75mm.
• Nguồn điện: 220V/50Hz.


1.2.4. Máy dán thùng carton EXC-103TB:

Hình 1.4 Máy dán thùng carton EXC-103TB
-

Máy có kết cấu đơn giản,dễ sử dụng.Mặt băng chuyền được chế tạo

bằng

thép không gỉ, băng tải bổ trí hợp lý,có sức tải lớn và điều chỉnh nhẹ nhàng.Kết cấu
tay dán
THIẾT KẾ MÁY DÁN KEO THÙNG CARTON

10


tháo lắp tiện dụng,có thể điều chỉnh chiều dài vệt cắt và tạo vết dán phẳng,đẹp và
chắc.
*Thông số kỹ thuật:
• Kích thước máy: 1637x754x1375mm.
• Trọng lượng máy: 153kg.
• Trọng lượng sản phẩm: 60kg.
• Tốc độ dán: 23m/phút.
• Chiều rộng băng keo: 36-50mm.
• Kích thước thùng dán: 120-2000x140-500x120-500mm.
• Nguồn điện: 220V/50Hz.

1.3. Mục đích và nội dung của đề tài:
1.3.1.

Mục đích:

Với đề tài nghiên cứu và thiết kế máy dán thùng carton tự động để phục nhu
cầu cho các công ty cần đóng thùng các sản phẩm nhằm bảo quản sản phẩm được tốt
hơn,việc kiểm tra và vận chuyển cũng được dễ dàng hơn.Có máy dán thùng carton tự
động chúng ta có thể tăng năng suất trong việc đóng thùng sản phẩm.Thùng dán có
tính thẩm mỹ và bền.
1.3.2. Nội dung:
Thiết kế máy dán thùng carton bao gồm những phần sau:
• Thiết kế băng tải.
• Thiết kế cơ cấu dán keo.
• Thiết kế mạch điện điều khiển.


Chương 2.

PHÂN TÍCH VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

2.1. Yê u cầu kỹ thuật:
- Thùng được thực hiện trong hệ thống này là thùng giấy(thùng carton).
- Năng suất 2400 thùng/giờ.
- Thực hiện dán băng keo cả mặt trên và mặt dưới của thùng một cách đồng thời.
- Dễ dàng và nhanh chóng thay đổi kích thước của thùng.
- Miệng thùng giấy sau khi dán phải kín, đường băng keo phẳng, không có bọng khí.
- Dán được những thùng có kích thước sau :

Thông số


Min

Max

Chiều dài a (mm)

150

600

Chiều cao b (mm)

150

600

Chiều rộng c (mm)

150

500

1

20

K hối lượng (kg)

Hình 2.1 Kích thước thùng carton



2.2. Phân tích ưu nhược điể m của các phương án thiế t kế:
2.2.1.

Phương án 1:

Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý phương án 1
1 - Thùng giấy

12 - K hâu 12

23 - Cuộn băng keo

2 - Con lăn dán băng keo

13 - Lò xo kéo

24 - Dây băng keo

3 - Con lăn dán băng keo

14 - Khâu 14

25 - Con lăn

4 - Lò xo kéo

15 - Con lăn dán băng keo


26 - K hâu 26

5 - Khâu 5

16 - Con lăn dán băng keo

27 - Lò xo kéo

6 - Con lăn

17 - K hâu 17

28 - Băng tải


7 - Dây băng keo

18 - Lò xo kéo

29 - Bộ truyền xích

8 - Cuộn băng keo

19 - Khâu 19

30 - Hộp truyền động

9 - Con lăn

20 - Khâu 20


31 - Khớp nối

10 - Dao cắt băng keo

21 - Dao cắt băng keo

11- Khâu 11

22 - Con lăn

32 - Động cơ

a) N guyên lý hoạt động :
- Băng tải (28) gồm 2 băng tải đặt song song với nhau, cách nhau một khoảng cho trước để
lắp cụm dán băng keo dưới và chuyển động nhờ một động cơ (32) qua khớp nối (31)
đến hộp truyền động (30) và bộ truyền xích (29).
- Dây băng keo (7),(24) được kéo ra từ cuộn băng keo (8),(23) vòng qua các con lăn
(6),(9) và con lăn (22),(18) có tác dụng làm căng băng keo và đến vị trí con lăn dán
băng keo (2),(3).
- Thùng giấy (1) được băng tải (28) đưa vào cụm dán băng keo trên và dưới để tiến hành
dán.Khi thùng giấy di chuyển đến vị trí con lăn dán băng keo (2),(3), tác động làm
cho con lăn dán băng keo (2),(3) được đẩy lên, đồng thời khâu (5),(26) được nâng lên,
tác động qua khâu (12),(19) rồi đến khâu (14),(17) làm hai con lăn dán băng keo (15),(16)
được nâng lên.Dây băng keo bắt đầu được dán khi thùng giấy chạm vào con lăn dán
băng keo (2),(3). Thùng giấy di chuyển gần tới vị trí dao cắt (10),(21) thì tác động vào
khâu (11),(20) làm dao cắt được nâng lên. Khi thùng di chuyển ra khỏi khâu (11),(20) không
còn tác động vào khâu này nữa thì khâu được hạ xuống nhờ lò xo kéo (4),(27).
- Do dao cắt băng keo (10),(21) được gắn trên khâu (11),(20) nên khi khâu này hạ xuống thì
hai dao cắt (10),(21) cũng được hạ xuống và cắt dây băng keo.

- Q uá trình dán băng keo lên thùng giấy được kết thúc khi thùng giấy di chuyển ra khỏi
con lăn dán băng keo (15),(16), khi đó các con lăn dán băng keo (2),(3),(15),(16)


đồng thời được hạ xuống nhờ các lò xo kéo (13),(18). Thùng đầu tiên được dán xong
thì thùng thứ hai được đưa vào và quá trình cứ diễn ra liên tục.
- Việc điều chỉnh máy theo chiều cao của thùng giấy nhờ trục vis.Trục vis sẽ di chuyển
toàn bộ cụm dán băng keo trên lên hoặc xuống sao cho phù hợp với chiều cao của
thùng.
- Để phù hợp với bề rộng của thùng giấy, ta điều chỉnh khoảng cách giữa hai thanh dẫn
hướng đặt phía trên băng tải (28).
a) Ưu điểm :
- Năng suất cao.
- Kết cấu đơn giản.
- Thực hiện dán băng keo mặt trên và mặt

dưới của thùng.

- Dễ dàng và nhanh chóng thay đổi kích thước của thùng.
- Lắp ráp và vận hành đơn giản.
b) N hược điểm :
- Mặt trên của thùng không được nén chặt.
- Không thực hiện được đối với thùng có bề rộng quá nhỏ.
- Nhiều bọng khí.


2.2.2.

Phương án 2:


Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý phương án 2
a) N guyên lý hoạt động:
- Cơ cấu dán băng keo và quá trình dán tương tự phương án 1.
- Việc điều chỉnh máy sao cho phù hợp với chiều cao và chiều rộng của thùng giấy tương tự
phương án 1.
- Khác với phương án 1 là có thêm băng tải lắp tại vị trí cụm dán băng keo trên, có tác
dụng là nén chặt và hỗ trợ di chuyển của thùng giấy. Băng tải bao gồm hai băng tải
đặt song song và cách nhau một khoảng cho trước để lắp cụm dán băng keo trên.
b) Ưu điểm:
- Năng suất cao.
- Kết cấu đơn giản.
- Thực hiện dán băng keo mặt trên và mặt

dưới của thùng.

- Dễ dàng và nhanh chóng thay đổi kích thước của thùng.


- Lắp ráp và vận hành đơn giản.
- Mặt trên của thùng được nén chặt.
- Thùng di chuyển nhẹ nhàng, ổn định, đường băng keo phẳng, ít bọng khí.
c) N hược điểm:
- Không thực hiện được đối với thùng có bề rộng quá nhỏ.


2.2.3.

Phương án 3:

2


3
4

1

Hình 2.4 Sơ đồ nguyên lý phương án 3
1 - Bộ truyền xích

2 - Hộp giảm tốc

3 - Khớp nối

4 - Động cơ

a) N guyên lý hoạt động:
- Cơ cấu dán băng keo và quá trình dán tương tự phương án 1 nhưng khác ở chổ là thùng giấy
được vận chuyển nhờ hải băng tải riêng biệt, băng tải thứ nhất sẽ đảm nhận nhiệm vụ di
chuyển thùng giấy, băng tải thứ hai sẽ hỗ trợ di chuyển thùng. Hai băng tải được đặt
2 bên mặt thùng.
- Việc điều chỉnh máy theo chiều cao thùng giấy tương tự phương án 1.


- Để phù hợp với bề rộng của thùng giấy, ta điều chỉnh khoảng cách giữa hai băng tải .
b) Ưu điểm:
- Năng suất cao.
- Thực hiện dán băng keo mặt trên và mặt dưới của thùng.
- Dễ dàng và nhanh chóng thay đổi kích thước của thùng.
- Lắp ráp và vận hành đơn giản.
- Thực hiện được với thùng có bề rộng nhỏ.

c) N hược điểm:
- Kết cấu phức tạp.
- Thùng di chuyển không động bộ, đường băng keo dán không phẳng.
- Có hiện tượng trượt giữa băng tải và hai mặt bên của thùng, làm thùng trầy xước, giảm
tuổi thọ băng tải.
- Mặt trên của thùng không được nén chặt.
- N hiều bọng khí.


2.2.4.

Phương án 4:

Hình 2.5 Sơ đồ nguyên lý phương án 4
a) N guyên lý hoạt động:
- Cơ cấu dán keo và quá trình dán tương tự phương án 3.
- Việc điều chỉnh máy sao cho phù hợp với chiều cao và chiều rộng của thùng giấy tương tự
phương án 3.
- Khác với phương án 3 ở chổ là ở phương án này có thêm băng tải lắp tại vị trí cụm dán
băng keo trên, có tác dụng là nén chặt và hỗ trợ di chuyển của thùng giấy.
b) Ưu điểm:
- Năng suất cao.
- Thực hiện dán băng keo mặt trên và mặt dưới của thùng.
- Dễ dàng và nhanh chóng thay đổi kích thước của thùng.
- Lắp ráp và vận hành đơn giản.

THIẾT KẾ MÁY DÁN KEO THÙNG CARTON

20



- Thực hiện được với thùng có bề rộng nhỏ.
- Mặt trên của thùng được nén chặt.
- Thùng di chuyển tương đối ổn định,nhẹ nhàng, ít bọng khí.
c) N hược điểm:
- Kết cấu phức tạp.
- Thùng di chuyển không đồng bộ.
- Có hiện tượng trượt giữa băng tải và hai mặt bên của thùng, làm cho thùng bị trầy
xước, giảm tuổi thọ băng tải.
2.3. Chọn phương án thiế t kế:
Dựa vào yêu cầu kỹ thuật của hệ thống, nguyên lý làm việc, các ưu điểm và nhược
điểm của từng phương án, ta chọn phương án thiết kế là phương án 2.


Chương 3.

CHỌN ĐỘNG CƠ, TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC

3.1. Chọn động cơ:
- Do động cơ kéo đồng thời 2 băng tải, nên tải trọng tác động lên một băng tải là
G=20/2=10(kg) (xét trường hợp thùng giấy nằm đều trên 2 băng tải).
- Khoảng cách giữa 2 băng tải phải nhỏ hơn chiều rộng nhỏ nhất của thùng là Cmin=150
(mm).
- Giả sử để thùng di chuyển được thì mỗi bên thùng tiếp xúc với tùng băng tải lớn hơn
1/6 chiều rộng thùng.
+Khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 băng tải là: 4/6 Cmin =4/6.150 =100 (mm)
+Khoảng cách lớn nhất giữa 2 băng tải là: 4/6 Cmax =4/6.500 =333 (mm)
Do máy có cơ cấu dẫn hướng nên xu hướng thùng bị xoay xem như không đáng
kể, ta chọn khoảng cách giữa 2 băng tải là 110 (mm).
- Chiều rộng nhỏ nhất của băng tải :

+ Đối với thùng


Cmin : 1/6 Cmin = 1/6.150 =25 (mm)

+ Đối với thùng


Cmax :
1/6

Cmax = 1/6.500 =83 (mm)

Nên ta chọn chiều rộng băng tải là 100 (mm)
- Các thông số cơ bản:

+Thời gian vận chuyển một thùng:

t = 3600/ Z =3600/ 2400=1,5 (giây) (2.82[2])
Trong đó: Z –là năng suất của máy.
- Chọn khoảng cách giữa 2 thùng liên tiếp là a = 400 (mm)
- Vận tốc của băng tải :


v=

a

= 0, 4 / 1, 5.1 = 0, 27 (m/s) (2.81[2])
t.i


Trong đó :
a-bước giữa đường tâm các bộ phận làm việc hay chiều dài của một chổ làm việc
bằng khoảng cách giữa 2 thùng liên tiếp.
i-số sản phẩm trong một bộ phận làm việc.
- Năng suất khối lượng tính toán lớn nhất:
Q = (G.Z ) /1000 =

10.2400
1000

= 24 (T/giờ )

- Kho ảng cách giữa các con lăn lấy cho nhánh có tải

không tải


lct = 0,1(m) , cho nhánh

lkt = 0,2(m) .

- Trọng lượng thùng trên một mét băng tải:
qvl

G
= m)=a10 / 0,4 = 25(kg /

- Chọn dây băng loại 3 ( bảng 4 .3[1]); vải bạt B-820 (bảng 4.5 [1 ])
- Chiều dài dây băng:


δ = δl + i.δ m +
δk

( bảng 4.12[1])

Với :
+δ l = 2mm - chiều dày lớp bọc cao su ở mặt làm việc. ( bảng 4.6[1]).
+δ m = 1,5mm - chiều dày một lớp màng cốt. ( bảng 4.5[1]).
+i = 1- số lớp màng cốt trong dây băng.
+ δ = 1,5mm - chiều dày lớp bọc cao su ở mặt không làm việc. ( bảng 4.6[1])
k


Ta có :

δ = 2 + 1.1,5 + 1,5 =5 (mm)


- Khối lượng dây băng vải cao su trên một đơn vị chiều dài:
qb = 1,1.B.δ = 1,1.0,1.5 = 0,55 (kg/m)

(4.11[1])

+ B - chiều rộng dây băng.
+δ - chiều dày dây băng.
+ Hệ số cản : ω = 0,022 (bảng 6.16[1])
- Xác định lực kéo chuyển động và kéo căng

băng:


- Trọng lượng con lăn trên một mét dài (bảng 6.10[1])
+Nhánh có tải : qclct = 2,1(kg / m)
+Nhánh không tải kt
qcl = 0, 63(kg / m)
:
- Ta chia chu tuyến băng thành bốn đoạn riêng biệt tính từ điểm 1 tới điểm 4 , mỗi

đoạn có các dạng lực cản khác nhau.

Hình 3.1 Phân bố tải trọng trên băng tải
- Tại điểm 1 có lực căng tại nhánh ra của tang dẫn động:
S1=Sra
- Lực cản trên đoạn 1 - 2 : (2.33[2])


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×