Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

2013 CD 14 trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và việc thực hiện CSR, tiêu chí nhận diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.89 KB, 30 trang )

UBND TỈNH HƯNG YÊN
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

ĐỀ TÀI
Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí quản lý doanh nghiệp sau đăng
ký trên hồ sơ điện tử tại tỉnh Hưng Yên

CHUYÊN ĐỀ 14

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
(CSR) VÀ VIỆC THỰC HIỆN CSR –
TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN

PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân

ĐH Kinh tế Quốc dân

Hà Nội, tháng 10 năm 2013


2
MỤC LỤC


3

1. CHƯƠNG 1.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Sự phát triển của doanh nghiệp ở Việt Nam và vai trò của doanh nghiệp nhỏ
và vừa đối với nền kinh tế


1.1.1. Sự dịch chuyển về cơ cấu thành phần kinh tế ở Việt Nam
Kể từ khi công cuộc đổi mới được triển khai ở Việt Nam, đã có mọt sự chuyển dịch
căn bản trong nhận thức về vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội
cũng như về cơ cấu trong đó khu vực kinh tế nhà nước, cụ thể là doanh nghiệp nhà nước
(DNNN), ngày càng thu hẹp trong khi khu vực kinh tế tư nhân, cụ thể là các doanh
nghiệp tư nhân (DNTN) ngày càng phát triển cả về số lượng, quy mô doanh nghiệp và sự
đóng góp đối với nền kinh tế Việt nam. Tuy vậy khác với DNNN, các DNTN phần lớn có
quy mô tương đối nhỏ và được xếp vào nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)
theo các cách phân loại phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam.
Chỉ tính trong vòng 10 năm, từ 2000-2010, số lượng các doanh nghiệp thuộc thành
phần tư nhân trong cả nước đã vượt quá con số 500.000 (đăng ký), vượt mục tiêu đề ra
cho giai đoạn này. Nếu bao tính cả các thành phần kinh tế khác như hợp tác xã, trang trại,
hộ kinh donah cá thể, khu vực kinh tế này chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với số
vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỉ đồng (tương đương 121 tỉ USD). Theo số liệu của Hiệp
hội DNNVV VN (VINASME), DNNVV chiếm đến 96% tổng số các doanh nghiệp đăng
ký ở Việt Nam và tạo ra đến 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).Nếu tính cả 133.000
hợp tác xã, trang trại và các hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng
trưởng tới 60% GDP. Tính chung, hiện các doanh nghiệp này sử dụng trên 50% lao động
xã hội.
Mục tiêu chính phủ đặt ra cho giai đoạn 2011-2015 là đẩy mạnh việc tái cấu trúc
khu vực kinh tế nhà nước, tăng cường phát triển khu vực kinh tế tư nhân, trong đó tăng số
lượng DNNVV lên con số 1.000.000 doanh nghiệp (đăng ký). Trước những khó khăn của


4
nền kinh tế thế giới và trong nước, mục tiêu này khó đạt được nhưng đến cuối 2013, con
số doanh nghiệp đăng ký cũng đã lên tới trên 800.000.
Đáng lưu ý là một bộ phận không nhỏ các DNNVV đã đăng ký đang phải vật lộn
với nhiều khó khăn, khó hoặc thậm chí không thể vượt qua, mà nguyên nhân sâu xa bắt
nguồn từ những vấn đề về nhận thức và thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, đóng góp của DNNVV ở Việt Nam đối với nền kinh tế là ngày càng lớn và
không thể phủ nhận.
1.1.2. Những đóng góp quan trọng của DNNVV ở Việt Nam
Những đóng góp quan trọng của khu vực doanh nghiệp tư nhân đối với phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam thể hiện trên một số mặt sau.


Hiệu quả hoạt động cao

Quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân tăng đáng kể:
Tổng vốn chủ sở hữu tăng 17 lần từ khoảng 38,7 ngàn tỉ vào năm 2000 lên tới 657 ngàn tỉ
vào năm 2008. Tính trung bình, vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp dân doanh
hiện nay đạt 5,2 tỉ đồng so với 1,2 tỉ đồng vào năm 2000.
Tăng quy mô vốn chủ sở hữu đã đi kèm với mức tăng rất ấn tượng về mức tăng
doanh thu thuần (tăng gần 16 lần), lợi nhuận (tăng 27 lần), tổng tài sản (tăng 24 lần) trong
giai đoạn 2000 – 2008.
Về khả năng tạo lợi nhuận, tính trung bình một doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể tạo
ra được khoảng 54 triệu đồng lợi nhuận vào năm 2000 thì con số này đã tăng lên gấp năm
lần là 258 triệu vào năm 2008.
Một doanh nghiệp dân doanh hiện nay cũng có mức tài sản trung bình là 14 tỉ và
mức doanh thu thuần trung bình là 17 tỉ, tăng hơn rất nhiều so với những năm đầu thập
kỷ.


Tạo việc làm

Năm 2000, hơn 31 ngàn doanh nghiệp tư nhân tạo ra được hơn 850 ngàn việc làm,
chiếm 24,28% tổng số việc làm tạo ra trong khu vực doanh nghiệp chính thức và chỉ bằng
65% số lượng việc làm mà riêng các DNNN trung ương tạo ra.



5
Đến cuối năm 2008 các doanh nghiệp tư nhân chính thức đã tạo ra được 4,3 triệu
việc làm, chiếm hơn 54% tổng số việc làm của các doanh nghiệp chính thức tạo ra và gấp
gần bốn lần tổng số việc làm mà các DNNN trung ương tạo ra.
Số lượng lao động mà doanh nghiệp dân doanh tạo ra trong giai đoạn này cũng đã
tăng đáng kể – hơn 505%.


Tăng thu nhập, cải thiện đời sống

Tính trung bình, mức thu nhập bình quân hàng năm của người lao động trong năm
2000 chỉ là 8,2 triệu đồng (gấp khoảng 1,4 lần GDP bình quân đầu người của năm 2000,
tính theo giá năm 2000).
Năm 2008: con số này đã tăng lên 32 triệu đồng/người/năm, gần gấp đôi mức thu
nhập bình quân đầu người của năm 2000.


Đóng góp kinh tế

Chỉ có số vốn từ 20 tỉ đồng, khá là 100 tỉ đồng (tương đương 1 - 5 triệu USD) và sử
dụng cao nhất cũng chỉ là 300 lao động, hiệu quả đầu tư của DNTT là khá cao so với các
khu vực khác.
Mức tăng doanh thu thuần của doanh nghiệp tư nhân là 15 lần so với 3,6 lần của các
doanh nghiệp nhà nước và 5,8 lần của các doanh nghiệp FDI.
Các doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận lên gấp 26 lần trong vòng tám năm so với
mức tăng là 5,8 lần tại các doanh nghiệp nhà nước và 4,8 lần tại các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài.



Hoạt động nhân đạo

Công trình nghiên cứu xác định rằng hoạt động từ thiện đang gia tăng ở Việt Nam
và nhiều triển vọng tốt đẹp tiếp tục với xu hướng này trong tương lai.
Đã có những chuyển biến quan trọng trong nhận thức của doanh nghiệp. Nhiều
doanh nghiệp cho biết rằng họ cảm thấy có trách nhiệm “phải làm điều thiện” đối với
cộng đồng nơi họ đang hoạt động kinh doanh.Các đơn vị cho biết họ muốn tiến hành các
hoạt động từ thiện theo hướng có chiến lược hơn.


6
Tuy nhiên, một số lượng đáng kể các công ty khá phân tán hoạt động từ thiện và
dường như thiếu một chủ đích rõ ràng ngoài niềm tin và giá trị cá nhân của một hay vài
nhân vật điều hành hay là nỗ lực khơi gợi mong muốn làm điều tốt giữa các bên liên quan
(những người hữu quan – Stakeholders).
1.2. Những vấn đề nảy sinh trong hoạt động của DNNVV ở Việt Nam
1.2.1. Mối quan hệ với các đối tượng hữu quan


Vấn đề trong quan hệ với khách hàng, người tiêu dùng

Từ năm 2000 - 2006, có 1.358 vụ ngộ độc thực phẩm với 34.411 người mắc và 379
người chết. Giai đoạn 2004 - 2008, cả nước đã có 2.160 vụ NDTP, làm 85.000 người bị
ngộ độc, 388 người chết. Năm 2009, các địa phương đã tiến hành kiểm tra 39,898 cơ sở,
đã phát hiện có 9,609 cơ sở (chiếm 16,04%)không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm (VSATTP), và đã đình chỉ hoạt động của 48 cơ sở, yêu cầu 976 cơ sở phải tiêu hủy
sản phẩm.
Tình trạng nhận thức của người sản xuất về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)
cũng rất đáng lo ngại. Năm 2008 tính chung chỉ có 55.7% doanh nghiệp đạt yêu cầu,
trong đó nhóm kinh doanh thực phẩm chỉ đạt 49.5%.

Theo Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) chỉ tính riêng
6 tháng đầu năm 2010, Vinastas đã tiếp nhận tới 500 hồ sơ khiếu nại của NTD, trong đó
có tới 62% số người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Số vụ khiếu nại
của NTD, không giảm mà tăng liên tục, tăng hằng năm. Và trên thực tế, số vụ vi phạm
của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bị phát hiện còn vượt xa so với số vụ khiếu nại
của người tiêu dùng.
Trong khi Việt Nam đã chấp nhận và bảo hộ sở hữu trí tuệ tại biên giới đối với gần
270 đối tượng bao gồm các nhãn hiệu lớn như: Adidas, Casio, Gucci, HP, Nivea... nhưng
hàng giả, hàng nhái hiện đang được bán công khai trên thị trường.


Vấn đề trong quan hệ với người lao động

Tranh chấp lao động, đình công hiện đang là điểm nóng của trong quan hệ lao động
của các doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê, từ khi Bộ luật Lao động có hiệu lực thi


7
hành đến hết năm 2009, cả nước đã xảy ra 2863 cuộc đình công, bình quân 190,8
cuộc/năm. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2010 đã có trên 200 vụ đình công trên phạm vi cả
nước. Trong số các cuộc đình công được đề cập trên, có 70,5% số cuộc xảy ra ở các
doanh nghiệp FDI; 24,8% ở các doanh nghiệp dân doanh và 4,6% ở các doanh nghiệp
nhà nước. Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong quý đầu năm
nay đã xảy ra 220 cuộc đình công trên toàn quốc, so với tổng số 216 cuộc đình công của
cả năm ngoái.
Mức lương thấp, quyền của người lao động đã không được tôn trọng, nhiều chủ
doanh nghiệp mưu lợi và khai thác người lao động một cách bất công. Chỉ 6 trên 10 công
ty có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài làm ăn tại Việt Nam có hợp đồng lao động tuân
thủ luật lao động Việt Nam.Theo các số liệu của nhà nước hồi cuối năm ngoái, thu nhập
trung bình của người dân Việt Nam ở mức hơn 1 triệu 3 trăm ngàn đồng, tương đương 65

đô la mỗi tháng.
Tình trạng tai nạn lao động ở các doanh nghiệp có chiều hướng gia tăng về số vụ và
mức độ nghiêm trọng.Trong năm 2010, số doanh nghiệp tham gia báo cáo chiếm 5,5%
tổng số doanh nghiệp được thống kê.
Các doanh nghiệp Hà Nội đang nợ hơn 700 tỷ đồng tiền đóng bảo hiểm xã hội
(BHXH) của người lao động. 90 doanh nghiệp có số nợ từ 1 tỷ đồng trở lên. Trong tháng
6 vừa qua, BHXH Hà Nội đã thu được hơn 3 tỷ đồng từ 9/11 doanh nghiệp bị đơn vị này
điều tra, làm thủ tục khởi kiện từ cuối năm 2010, với tổng số nợ gần 6 tỷ đồng. TPHCM
hiện có khoảng 1,6 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, 1,5 triệu
người tham gia bảo hiểm tai nạn (BHTN) và 4,4 triệu người tham gia bảo hiểm y tế
(BHYT). Theo Cục thuế TPHCM, trong số 80.000 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
thì chỉ có 50% doanh nghiệp đóng BHXH. Tính đến hết tháng 6/2011, trong số 40.000
doanh nghiệp tham gia BHXH thì có đến 24.000 doanh nghiệp nợ bảo hiểm. Số tiền nợ
tổng cộng lên đến 750 tỷ đồng.


Vấn đề trong mối quan hệ với ngành

Theo báo cáo sơ kết công tác phòng ngừa, đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng
giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ của Bộ Công an, trong 5 năm (2002-2007) ở 43 địa


8
phương đã phát hiện 1092 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả.Mỗi năm, các cơ quan chức
năng đã phát hiện hàng ngàn vụ sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ.
Thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ tiến hành thanh tra, kiểm tra 1.536
cơ sở về chấp hành các quy định sở hữu công nghiệp, xâm phạm quyền sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp và cạnh tranh không lành mạnh đã phát hiện 107 cơ sở sai phạm, buộc
tiêu huỷ và loại bỏ các yếu tố vi phạm khỏi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và phạt tiền

224.900.000 đồng.
Thanh tra Bộ Văn hoá – Thông tin tiến hành kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sở kinh
doanh máy tính lắp đặt, xây dựng các trang Web, cung cấp cho khách hàng các phần mềm
Windows, Micrrosoft office, Vietkey… vi phạm pháp luật về bản quyền.
Tình trạng vi phạm bản quyền khá phổ biến.Theo báo cáo của Sở Khoa học và
Công nghệ thành phố tại Hội thảo Đánh giá kết quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí
tuệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010, trong giai đoạn 2007-2010 và
6 tháng đầu năm 2011, các ngành đã phối hợp xử lý tổng cộng 262 vụ xâm phạm quyền
về sở hữu trí tuệ, với tổng số tiền phạt lên đến hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, Chi cục Quản lý
thị trường đã kiểm tra, xử lý 176 vụ việc xâm phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu, xử
phạt trên 800 triệu đồng, xử lý 7.669 đơn vị sản phẩm vi phạm; xử lý 06 vụ xâm phạm
quyền liên quan đến kiểu dáng công nghiệp, xử phạt gần 30 triệu đồng, xử lý 420 sản
phẩm vi phạm.


Vấn đề trong quan hệ với chủ sở hữu – Thiếu minh bạch

Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), năm 2010 có tới 203 trên tổng số 500
doanh nghiệp đang niêm yết tại 2 Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và TP HCM không
hoàn thành nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin cho Ủy ban trong thời gian qua.Cụ thể,
tính đến ngày 13/4/2010, 203 doanh nghiệp này vẫn chưa nộp báo cáo tài chính quý
IV/2009 cho SSC. Trong khi đó, theo quy định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC về công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán, báo cáo này phải được gửi về SSC trong vòng 25
ngày kể từ thời điểm kết thúc quý.


9
Tình trạng chiếm dụng vốn cũng là vấn đề nổi cộm trong mối quan hệ giữa doanh
nghiệp với chủ sở hữu. Theo Báo đầu tư ra ngày 16/12/2010, có đến 220 tỷ đồng là dư nợ
mà Ngân hàng Chính sách xã hội hiện chưa thu hồi được từ các khoản nợ xấu, nợ vay do

doanh nghiệp xuất khẩu lao động chiếm dụng của người lao động. Nhiều lao động rơi vào
cảnh nợ nần vì bị doanh nghiệp chiếm dụng vốn, nhưng việc xử lý lại gặp khó khăn do
doanh nghiệp có nhiều mánh “lách” luật.


Môi trường sống ngày càng xấu đi

Theo Báo cáo Tổng quan môi trường Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010, môi
trường Việt Nam đã có những diễn biến phức tạp, tập trung vào 5 vấn đề bức xúc chính:
o
o
o
o
o

Ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng;
Đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng;
An ninh môi trường bị đe dọa;
Quản lý môi trường còn nhiều bất cập;
Vai trò của cộng đồng chưa được huy động đúng mức.

Thêm vào đó, vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, sự cố môi trường có xu thế gia tăng
trong năm gần đây càng khiến cho vấn đề môi trường Việt Nam ngày càng nhiều thách
thức.
Doanh nhiệp cũng là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Đà Nẵng có 6 khu
công nghiệp (KCN) tập trung có tổng diện tích qui hoạch 1.500ha với 290 doanh nghiệp,
trong đó có 200 DN đang hoạt động. Khi các KCN được lấp đầy và các dự án đi vào hoạt
động thì cũng là lúc Đà Nẵng nhận ra những gánh nặng về vấn đề môi trường nước thải,
khí thải, chất thải. Đáng lo ngại nhất là tại 6 KCN chỉ mới có KCN Hòa Khánh có nhà
máy xử lý nước thải tập trung nhưng đang trong giai đoạn vận hành thử. Kết quả kiểm tra

thực địa tại các KCN cho thấy chất thải là rất lớn và phức tạp. Trong số 290 dự án đầu tư
tại các KCN trên địa bàn TP Đà Nẵng chỉ có khoảng 45% số dự án lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường.
Tình trạng doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm cũng khá phổ biến. Trung tâm Y tế
dự phòng TPHCM cho biết kết quả là chất lượng nước sông Sài Gòn liên tục trong tình
trạng ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong 2 năm lại đây, nồng độ các chất COD,
BOD và Coliform nhiều lần không đạt tiêu chuẩn nước lấy phục vụ mục đích sinh hoạt.


10
Thậm chí, trong thành phần nước đã xuất hiện một số kim loại nặng như Fe, Mn. Nhiều
công ty xả thải với khối lượng nước thải ra môi trường hàng ngày rất lớn, từ hơn 100m3
đến hơn 1.000m3 nước/ngày đêm.


Không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước

Tình trạng nợ đọng thuế ở Khánh Hòa hiện vẫn ở ngưỡng cao. Tính đến ngày 31-52011, tổng nợ thuế toàn tỉnh là 168 tỷ đồng (tăng 29% so với cuối năm 2010). Qua thanh
tra, kiểm tra cho thấy, có 67 DN không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh với
số nợ hơn 10 tỷ đồng; 34 DN dây dưa, chây ỳ, không chịu nộp thuế với số nợ 18 tỷ
đồng… Đây là những khoản nợ rất khó đòi, đòi hỏi ngành Thuế phải nỗ lực tìm cách tháo
gỡ. Điều đáng lo ngại là khi Cơ quan Thuế phát hiện hành vi trốn thuế, để nợ đọng tiền
thuế, các DN thường dùng “chiêu bài” đổi tên công ty hoặc tạm ngừng hoạt động và
chuyển văn phòng đi nơi khác…
Câu kết, trốn thuế, định giá độc quyền là hành vi không chỉ vi phạm quy định của
chính phủ mà còn bị coi là phi đạo đức. Theo Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh
vực của nền kinh tế do Cục Quản lý cạnh tranhcủa Bộ Công Thương, nguồn sữa bột nhập
khẩu đang chiếm tới 80% sản lượng của toàn thị trường nước ta. Liên kết theo chiều dọc
giữa các khâu phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu này đã đẩy giá lên cao. Nhà xuất khẩu
nước ngoài bán sản phẩm cho nhà nhập khẩu tại Việt Nam thông qua một nhà xuất khẩu

trung gian ở nước thứ 3 (thông thường là những nước có mức thuế thu nhập doanh
nghiệp thấp). Vì vậy, giá sữa ghi trên hóa đơn nhập khẩu đội lên rất nhiều. Nhà nhập
khẩu và nhà xuất khẩu liên kết ghi hóa đơn nhập khẩu với giá thấp hơn giá thực tế nhằm
tránh thuế nhập khẩu. Phần lớn chênh lệch giá được chuyển vào chi phí quảng cáo,
khuyến mại, các chi phí trung gian khác… Trong tất cả các trường hợp trên, giá sữa đều
bị đẩy lên cao và người tiêu dùng là người phải gánh chịu.
1.2.2. Nguyên nhân và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam
Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNNVV nói riêng, đã có nhiều đóng góp cho
nền kinh tế và những đóng góp đó là rất to lớn và rất đáng tự hào.Tuynhiên, hoạt động
của DN ở VN cũng gây ra nhiều vấn đề về Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp
(TNXH). Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nêu trên.


11
Phải chăng, vấn đề THXH chưa được chúng ta (chính phủ và xã hội) quan tâm đúng
mức? KHÔNG, từ nhiều năm nay,nhiều chương trình/hoạt động về các vấn đề liên quan
đã được các cơ quan chính phủ, trường đại học/cơ quan nghiên cứu, tổ chức xã hộitrong
nước và quốc tế triển khai nhằm nâng cao nhận thức xã hội, tăng cường năng lực thực thi
TNXH cho doanh nghiệp và doanh nhân. Tuy nhiên, tình trạng chỉ được cải thiện không
đáng kể.
Phải chăng, chúng ta có các cơ chế, hệ thống, tiền đề cần thiết cho doanh nghiệp để
thực thi TNXH? KHÔNG, nhiều văn bản luật pháp, pháp quy, quy chế đã được soạn thảo
và ban hành, nhiều cơ quan tổ chức thành lập để tuyên truyền, phổ biến, triển khai, quản
lý, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp và tác động của các hoạt động này đến các
đối tượng hữu quan khác nhau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dường như vẫn coi mình là
“nạn nhân” của sự kiểm soát, thay vì là “nguyên nhân” gây ra tình trạng trên.
Phải chăng, chúng ta không thể dành những nguồn lực cần thiết và có những biện
pháp hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp để thực thi TNXH? KHÔNG, nhiều phương án hỗ
trợ về tài chính, nguồn lực, cơ chế đã được chính phủ, các tổ chức xã hội, phi chính phủ
trong nước và quốc tế đưa ra để khuyến khích doanh nghiệp thực thi TNXH của mình.

Tuy nhiên, hiệu quả mang lại vẫn rất hạn chế.
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng nêu trên là do (1) nhận thức về của doanh nghiệp
còn chưa đúng đắn, và (2) doanh nghiệp chưa có cách tiếp cận phù hợp trong việc thực
thi TNXH.


12

2. CHƯƠNG 2.
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP - CSR

2.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility –
CSR)
2.1.1.

Bản chất của việc kinh doanh theo cơ chế kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường vận hành dựa trên nguyên lý về sự cân bằng trong mối quan hệ
giữa cung và cầu. Trong đó, (nhu) cầuđược nhận thức là sự thoả mãn những mong muốn
của con người (mục đích) thông qua việc tiêu dùng hàng hoá (phương tiện). Như vậy,
thoả mãn nhu cầu tiêu dùng là mục đích, hàng hoá là phương tiện. Để thực hiện điều này,
hoạt động cung (ứng) được triển khai. Trong đó, hàng hoá được tạo ra nhờ sản xuất, cùng
với nó giá trị được hình thành. Đối với người sản xuất, hàng hoá là phương tiện để tạo ra
giá trị gia tăng, trong đó có lợi nhuận.
Kinh tế thị trường vận hành dựa trên nguyên lý về sự cân bằng trong mối quan hệ
giữa cung và cầu. Trong đó, (nhu) cầuđược nhận thức là sự thoả mãn những mong muốn
của con người (mục đích) thông qua việc tiêu dùng hàng hoá (phương tiện). Như vậy,
thoả mãn nhu cầu tiêu dùng là mục đích, hàng hoá là phương tiện. Để thực hiện điều này,
hoạt động cung (ứng) được triển khai. Trong đó, hàng hoá được tạo ra nhờ sản xuất, cùng
với nó giá trị được hình thành. Đối với người sản xuất, hàng hoá là phương tiện để tạo ra

giá trị gia tăng, trong đó có lợi nhuận.
Trong phạm vi doanh nghiệp, các nhân tố của quá trình sản xuất kinh doanh liên kết
với nhau hình thành nên một hệ thống. Có thể mô tả hệ thống cơ bản các nhân tố của quá
trình sản xuất kinh doanh như trên Hình 1. “Đầu vào” của quá trình là hai yếu tố cơ bản:
lao động và vốn (nguyên liệu, yếu tố sản xuất, tài chính). Hạ tầng cơ sở được coi là một
yếu tố đặc biệt, đóng vai trò tiền đề (không phải là yếu tố trong quá trình biến đổi). Hai
yếu tố sản xuất cơ bản – lao động và nguyên liệu – biến thành sản phẩm/dịch vụ nhờ quá
trình biến đổi diễn ra trong các phương tiện sản xuất. Năng lực biến đổi của phương tiện
sản xuất được quyết định bởi hệ thống thiết bị kỹ thuật và cách thức sắp xếp, bố trí và sử


13
dụng, vận hành (quản lý) hệ thống thiết bị. Sản phẩm tạo ra trở thành hàng hoá khi tham
gia giao dịch trên thị trường, được người tiêu dùng lựa chọn, sử dụng và trả giá theo giá
trị, lợi ích, mức độ thoả mãn và ấn tượng mang lại. Do vậy, quá trình sản xuất kinh doanh
sẽ chỉ được khởi động khi nhu cầu thị trường xuất hiện.Thứ nhất, sản xuất là quá trình sử
dụng và làm tiêu hao các nguồn lực xã hội (tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, đất đai,
môi trường). Sự tiêu hao là không thể phục hồi hoặc vô cùng khó khăn ở một số yếu tố.
Hình 1: Sản xuất kinh doanh trong kinh tế thị trường

Có thể khái quát việc kinh doanh trong nền kinh tế thị trường bằng những đặc điểm
sau đây. Thứ nhất, sản xuất là quá trình sử dụng và làm tiêu hao các nguồn lực xã hội (tài
nguyên thiên nhiên, sức lao động, đất đai, môi trường). Sự tiêu hao là không thể phục hồi
hoặc vô cùng khó khăn ở một số yếu tố.
Thứ hai, sản xuất là quá trình tạo ra các sản phẩm, trong đó không chỉ có thứ được
mong đợi và có giá trị là hàng hoá, mà cả những thứ không được mong đợi và kém giá trị
thậm chí làm mất giá trị là phế thải các loại (rắn, lỏng, khí). Hơn thế nữa, tất cả các “sản
phẩm” này đều tác động theo cách nào đó (cả tốt lẫn xấu) đến xã hội và làm thay đổi
nhận thức và cuộc sống con người.



14
Thứ ba, sản xuất là quá trình làm biến đổi giá trị, tăng thêm ở hàng hoá đối với
người tiêu dùng, nhưng giảm đi do tiêu hao nguồn lực đối với nền kinh tế và giảm đi do ô
nhiễm môi trường gây ra cho xã hội.
Thứ tư, như vậy, tác động của sản xuất đối với xã hội không chỉ giới hạn ở người
tiêu dùng (cầu) và người sản xuất (cung), mà rộng và cụ thể hơn ở nhiều ‘đối tượng hữu
quan’ khác, như người lao động, đối tác/các doanh nghiệp khác, người đầu tư, cộng
đồng/xã hội, và cơ quan quản lý nhà nước. Chính những đối tượng hữu quan này là nhân
tố quan trọng nhất, quyết định những điều xảy ra đối với doanh nghiệp trong quá trình
kinh doanh. Có thể nhận thấy rõ ràng rằng, rủi ro trong kinh doanh liên quan đến nhiều
đối tượng hữu quan và tiềm ẩn trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với họ.
Hình 2: Cách nhìn toàn diện về kinh doanh trong kinh tế thị trường

2.1.2. Đối tượng hữu quan – Các vị khách trong “bàn tiệc xã hội của doanh
nghiệp”
Đối tượng hữu quan (stakeholders), còn gọi là những người hữu quan, là những
người chịu ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi một quyết định/hoạt động sản xuất
kinh doanh của một doanh nghiệp, hay là những người có quan tâm hoặc ràng buộc về
giá trị, vật chất/tinh thần, với doanh nghiệp, với hoạt động hay quá trình thực hiện mục
tiêu của doanh nghiệp. Những ảnh hưởng và ràng buộc này có thể mang lại những hệ quả
có lợi hoặc thiệt hại cho họ. Bằng mối quan hệ khác nhau với doanh nghiệp, năng lực


15
hành động khác nhau, họ có thể thể hiện thái độ/hành động phản ứng của mình theo nhiều
cách khác nhau để tác động trở lại doanh nghiệp nhằm làm “lái” quyết định/hoạt động
hay tiến trình thực hiện mục tiêu theo hướng mong muốn. Tác nhân dẫn đến những nhân
tố bất thường - “rủi ro kinh doanh” - xuất hiện từ đó là chủ yếu.
Có rất nhiều đối tượng quan tâm/liên quan đến công việc kinh doanh của một doanh

nghiệp. Các đối tượng là rất khác nhau về mối quan hệ với doanh nghiệp, khả năng và
cách thức bị tác động, lợi ích/mối quan tâm và khả năng phản ứng của họ. Có thể xếp
các đối tượng hữu quan theo các đặc điểm trên thành 6 nhóm chủ yếu sau: khách hàng –
người lao động – nhà cung cấp – chủ đầu tư – cộng đồng/xã hội – cơ quan quản lý nhà
nước. Đây là sáu vị khách trong “bàn tiệc xã hội của doanh nghiệp”, Hình 3. Có thể mô tả
tóm tắt đặc điểm của các “vị khách - đối tượng hữu quan” trong mối quan hệ với doanh
nghiệp hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường như sau.
Hình 3: Các vị khách trong “bàn tiệc xã hội của doanh nghiệp”

Khách hàng là đối tượng có nhu cầu và mong muốn được thoả mãn nhu cầu bằng
việc tiêu dùng các sản phẩm/dịch vụ. Do khả năng tự cung, tự cấp sản phẩm/dịch vụ là rất
hạn chế hoặc không có, họ cần đến người cung cấp – doanh nghiệp – và sẵn sàng trả giá
xứng đáng cho việc giúp họ thoả mãn nhu cầu/mong muốn. Đối với khách hàng, mối
quan tâmhàng đầu là sự thoả mãn một cách thuận lợi, an toàn và ít tốn kémnhất. Một khi


16
những mong muốn này không đạt được, phản ứng của họ là từ chối/tẩy chay hay chuyển
sang tiêu dùng các sản phẩm/dịch vụ khác.
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế được thành lập với mục đích chủ yếu là cung ứng
(sản xuất và cung cấp) sản phẩm/dịch vụ có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cho người
tiêu dùng (sự thoả mãn) và cho doanh nghiệp (lợi nhuận). Thay mặt cho doanh nghiệp
trong mối quan hệ với khách hàng là người đại diện, người lao động, nhân viên giao dịch
của doanh nghiệp. Ở các cương vị khách nhau trong tổ chức, với những nhiệm khác nhau
trong quá trình cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho thị trường, mỗi thành viên trong doanh
nghiệp tham gia vào quá trình cung ứng hàng hoá và tạo giá trị gia tăng cho hàng hoá
theo cách khác nhau bằng việc đóng góp công sức, năng lực của mình trong việc thực
hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Là những người có năng lực, họ mong muốn được tạo
điều kiện thuận lợi (môi trường, điều kiện làm việc) để có thể cống hiến được nhiều nhất,
sự nỗ lực của họ được đánh giá một cách công bằng, và được trả côngxứng đáng cho

những đóng góp của họ. Công lao của họ được đền đáp không chỉ bằng những phần
thưởng vật chất (lương, thưởng) mà cả sự ghi nhận về tinh thần (động viên, khen thưởng,
tôn vinh, đào tạo, cơ hội phát triển nghề nghiệp). Một khi mong muốn không đạt được,
họ thể hiện phản ứng bằng việc giảm bớt sự nỗ lực, thiếu tự giác, né tránh trách nhiệm, lơ
là nhiệm vụ, thậm chí đình công, bỏ việc.
Cung ứng là những tổ chức/doanh nghiệp khác được doanh nghiệp lựa chọn làm đối
tác để cung cấp những phương tiện (máy móc, thiết bị công nghệ), yếu tố sản xuất
(nguyên, nhiên liệu, vật tư…) nhằm tạo môi trường và điều kiện lao động thuận lợi cho
người lao động để thực hiện có kết quả những nhiệm vụ và mục tiêu đã xác định. Mong
muốn của các doanh nghiệp – cung ứng là tham gia như một “mắt xích” trong một
“chuỗi” các hoạt động sản xuất – kinh doanh để cùng chia sẻ lợi ích/phần giá trị gia tăng
thu được. Chuyển hoá yếu tố “đầu vào” thành sản phẩm “đầu ra” và thành “hàng hoá”
tiêu dùng là một quá trình cần nhiều thời gian. Mong muốn giảm thiểu thời gian và rủi ro
liên quan đến các mặt xích khác buộc các hãng cung ứng đòi hỏi các doanh nghiệp sản
xuất phải hoàn trả ngay số tiền tương ứng giá trị hàng hoá, vật tư đã cung ứng cộng thêm
một khoản thặng dư đủ hấp dẫn. Việc những yêu cầu không được đáp ứng, do doanh


17
nghiệp sản xuất chưa bán được hàng hoặc do bị chiến dụng, nhà cung cấp có thể sẽ phản
ứng bằng cách gây sức ép, hoặc ngừng việc cung cấp cho đến khi thu hồi được nợ, thậm
chí chấm dứt mối quan hệ hay rút khỏi “chuỗi” để tìm đối tác khác.
Chủ đầu tư là người giúp doanh nghiệp bằng cách ứng ra số tiền (vốn) ban đầu cần
thiết cho việc thiết lập hệ thống sản xuất, xây dựng cơ sở sản xuất, duy trì công việc kinh
doanh cho đến khi có “dòng tiền” hoặc để mở rộng, phát triển sản xuất. Họ sẵn sàng chờ
đợi và chia sẻ những may rủi trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro gắn
với việc “ứng vốn” của họ là khá lớn. Để đáp lại sự hy sinh và rủi ro phải gánh chịu,
doanh nghiệp - người sử dụng vốn cần thoả mãn mong muốn/kỳ vọng của các chủ đầu tư
về việc bảo toàn và phát triển tài sản của họ, thực hiện những cam kết và tôn trọng thiện
chí và sự hy sinh của họ. Một khi mong muốn/kỳ vọng chính đáng của họ không được

đáp lại một cách tương xứng, họ sẽ phản ứng bằng cách gây sức ép buộc doanh nghiệp
thực hiện cam kết hoặc rút vốn đầu tư khỏi doanh nghiệp, chuyển thiện chí và tài sản
sang giúp doanh nghiệp khác.
Để thực hiện cam kết, doanh nghiệp cần thu hồi đủ tiền từ khách hàng bằng cách
cung ứng hàng hoá có giá trị gia tăng cao đối với họ. Số tiền này phải đủ để hoàn trả cho
chủ đầu tư, tạo ra thặng dư cho doanh nghiệp sau khi đã trả công đầy đủ, xứng đáng cho
người lao động. Như vậy, bốn đối tượng trên là bốn “mắt xích” gắn liền với nhau trong
một quá trình tạo ra giá trị - chuỗi giá trị - trong đó doanh nghiệp đóng vai trò quyết định
trong việc tạo ra giá trị gia tăng của “chuỗi”. “Chuỗi” và mối quan hệ trong chuỗi sẽ tồn
tại chừng nào giá trị gia tăng còn được tạo ra và được chia sẻ công bằng giữa các “mắt
xích” trong “chuỗi”.
Hoạt động sản xuất không chỉ tạo ra sản phẩm mong muốn, mà còn tạo ra những
phế thải, đó là phế liệu, chất thải các loại do quá trình gia công, xử lý nguyên liệu, đốt
chất nhiên liệu… Các sản phẩm không mong muốn này tồn tại bất chấp quan điểm và thái
độ của các đối tượng hữu quan đối với chúng. Đáng chú ý, không phải ai cũng tránh được
việc “tiêu dùng” chúng. Đối tượng phải “tiêu dùng cưỡng bức” những “sản phẩm không
mong muốn” này – chất thải công nghiệp và tiêu dùng – là cộng đồng những người sống
gần nơi phát sinh ra chúng. Cộng đồng bao gồm những nhóm dân cư sống gần các nguồn


18
phát sinh chất thải. Mặc dù không tham gia vào chuỗi giá trị và không được hưởng lợi từ
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, họ lại là người phải gánh chịu
những tác động bất lợi do quá trình sản xuất kinh doanh gây ra. Việc “tiêu dùng cưỡng
bức” các “sản phẩm - chất thải” đòi hỏi họ phải chi những khoản chi tiêu nhất định để
phòng trừ, ngăn chặn tác hại của chúng đối với sức khoẻ và cuộc sống của họ. Trong
những hoàn cảnh như vậy, mối quan tâm và mong muốn chính đáng cần được tôn trọng
của họ là có một môi trường sống trong lành, điều kiện phát triển thuận lợi, tăng trưởng
kinh tế và phúc lợi xã hội của địa phương được cải thiện, đảm bảo công bằng, văn minh.
Khi mối quan tâm/mong muốn của họ không được đáp ứng, cách phản ứng thông thưởng

của họ là gây áp lực đối với doanh nghiệp thông qua việc phản đối trực tiếp, công khai
hay sử dụng hệ thống pháp luật hoặc gián tiếp thông qua sự can thiệp của các cơ quan
quản lý/chính sách can thiệp/điều tiết của chính phủ. Họ có thể trực tiếp yêu cầu sự can
thiệp của chính phủ hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội, tổ
chức phát triển hay bảo vệ môi trường…
Chính phủ bao gồm các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp ở các cấp trung
ương và địa phương có chức năng, nhiệm vụ hoặc định và quản lý phát triển kinh tế - xã
hội, quản lý doanh nghiệp, thực thi pháp luật. Mục tiêu và mong muốn của chính phủ thể
hiện trong các mong muốn/kỳ vọng của các cộng đồng, bộ phận dân cư, xã hội khách
nhau nhưng ở phạm vi rộng hơn. Hơn thế nữa, mục tiêu của các chính sách và sự điều
tiết/can thiệp của chinh phủ còn nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối và bền vững của các
bộ phận, khu vực trong nền kinh tế và của toàn bộ nền kinh tế. Mục tiêu này có thể được
thực hiện với sự tham gia và phối hợp giữa các khu vực kinh tế - xã hội khác nhau. Sự
can thiệp của chính phủ để điều tiết hoạt động, sự tham gia và đóng góp của các đối
tượng/thành phần xã hội được thực hiện thông qua việc ban hành những cơ chế, chính
sách, quy định những nghĩa vụ đóng góp và chi tiêu của chính phủ. Sự can thiệp này có
thể nhằm vào một số đối tượng, nhưng cũng có thể bao hàm tất cả mọi đối tượng hữu
quan.
Bên cạnh 6 đối tượng hữu quan chủ yếu nêu trên, doanh nghiệp ngày nay cũng
thường tiến hành những hoạt động chia sẻ hoặc làm lợi cho những đối tượng bất lợi thế


19
trong xã hội cần được cưu mang. Mặc dù không phải là một đối tượng hữu quan chính
thức, họ luôn là “khách mời danh dự” trong “bàn tiệc xã hội của doanh nghiệp”. Hình 4
mô tả mối quan hệ “mắt xích” giữa các đối tượng hữu quan, tình trạng phân phối giá trị
giữa các đối trượng trong “chuỗi” và khả năng can thiệp của chính phủ.
Hình 4: Phân bổ lợi ích trong “bàn tiệc xã hội của doanh nghiệp”

2.1.3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social

Responsibility) – Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các đối tượng hữu
quan
Thành công của doanh nghiệp khi tham gia vào một nền kinh tế thị trường sẽ được
đảm bảo khi doanh nghiệp đáp ứng được đầy đủ các mong muốn của các đối tượng hữu
quan. Vị trí của doanh nghiệp cũng được đảm bảo vững chắc khi doanh nghiệp giữ được
mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các đối tượng này. “Bữa tiệc chỉ bắt đầu, tiếp tục và kéo
dài khi có đủ và vẫn đủ tất cả các vị khách”. Do mỗi đối tượng có mong muốn/yêu cầu
khác nhau, việc ra quyết định và thoả mãn kỳ vọng của tất cả các đối tượng là khá khó
khăn. Thay vì, quan tâm đến từng đối tượng riêng rẽ, độc lập, các mong muốn của các đối
tượng hữu quan được khái quát hoá thành các nghĩa vụ và được phân chia thành 4 nhóm
nghĩa vụ cơ bản trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như sau:
Nghĩa vụ kinh tế của một doanh nghiệp là sản xuất hàng hoá và dịch vụ thoả mãn
được nhu cầu tiêu dùng của xã hội ở mức giá cả có thể cho phép duy trì được công việc


20
kinh doanh và làm hài lòng các chủ đầu tư. Đây là những nghĩa vụ doanh nghiệp bắt buộc
phải thực hiện để có thể tồn tại được.
Nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp là thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý
chính thức đối với những người hữu quan, trong cạnh tranh và đối với môi trường tự
nhiên do pháp luật hiện hành quy định. Đây là những nghĩa vụ doanh nghiệp bắt buộc
phải thực hiện để có thể được xã hội chấp nhận.
Nghĩa vụ đạo đức của doanh nghiệp được định nghĩa là những hành vi hay hoạt
động được xã hội mong đợi, tuy không được quy định thành các nghĩa vụ pháp lý, nhưng
được doanh nghiệp thực hiện như những yêu cầu của ngành, nhóm doanh nghiệp để được
thừa nhận là “xứng đáng ở một đẳng cấp” nhất định. Đây là những nghĩa vụ doanh
nghiệp cần thực hiện để được xã hội tôn trọng.
Nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp bao gồm những hành vi và hoạt động mà xã
hội muốn hướng tới và có tác dụng quyết định chân giá trị của một tổ chức hay doanh
nghiệp. Nghĩa vụ nhân văn thể hiện những mong muốn hiến dâng của doanh nghiệp cho

xã hội. Đây là những nghĩa vụ doanh nghiệp cố gắng thực hiện vì tinh thần tựtôn và nhân
đạo.
2.2. Mục tiêu kinh doanh và việc thực hiện mục tiêu kinh doanh
2.2.1.

Mục tiêu kinh doanh

Tham gia kinh doanh là để đạt được điều gì? Câu trả lời tưởng chừng đơn giản
nhưng rất dễ dẫn đến sai lầm.
Ở phạm vi cá nhân, sự tồn tại về vật chất của một người chỉ có ý nghĩa khi họ trở
thành một nhân tố kinh tế – xã hội – xã hội trong một mạng lưới các mối quan hệ. Nói
cách khác, mỗi người chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu có được chỗ đứng giữa những
người khác. Động cơ thường được nhắc đến nhất là để “làm giàu” (một cách chính đáng);
tuy nhiên mục tiêu này luôn được nhắc nhở là “tiềm ẩn nhiều rủi ro”. Việc lập doanh
nghiệp chỉ là để tạm lo cho cuộc sống hằng ngày và chờ thời cũng có thể được coi là một
mục tiêu, nhưng thiển cận, ngắn hạn, khó bền. Hơn nữa, đó còn là một sự phí phạm thời
gian, nhiệt huyết, công sức, hoài bão bởi chỉ để theo đuổi những ước mơ vô định. Hầu hết


21
những người khởi nghiệp thành công là những người có hoài bão, ước mơ vươn xa các
mục tiêu vật chất đơn thuần, ngắn hạn. Họ luôn coi đó là mục đích để phấn đấu cả đời.
Đối với họ, các mục tiêu thường trải rộng trên ba phương diện sau: (i) mục tiêu kinh tế,
được coi là điều kiện (tiền đề) để đảm bảo an toàn cho sự phát triển đồng thời cũng là
bằng chứng về sự thành công và sự sáng suốt, đúng đắn trong các quyết định; (ii) mục
tiêu vật chất, được coi là những chỉ báo về tiến trình, quá trình hoạt động, đó là dấu hiệu
báo trước, những “vật chứng” đảm bảo cho kết quả sẽ đạt được; (iii) mục tiêu về giá trị,
với cá nhân đây là mục tiêu quan trọng nhất, chúng chứa đựng những ước mơ, hoài bão
và sức mạnh/sự thôi thúc để con người bền bỉ theo đuổi ước mơ đến cùng. Bill Gates của
Microsoft đã phấn đấu cả đời chỉ để làm được điều mình ước muốn, và sau khi thành

công ông đã trao tặng thành quả của những năm tháng theo đuổi ước muốn của mình - 37
tỷ đôla - cho mục đích nhân đạo.
Hình 5: Hệ thống các mục tiêu của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, ngày nay quan niệm doanh nghiệp là “một chủ thể kinh tế”
thuần tuý đã trở nên lỗi thời. Quan niệm mới nhấn mạnh vai trò liên kết và giá trị xã hội
của doanh nghiệp qua việc đặt doanh nghiệp vào vị trí “một nhân tố quan trọng trong hệ
thống kinh tế - văn hoá – xã hội toàn cầu”. Vì vậy, nhận thức về mục tiêu của doanh
nghiệp cũng có những thay đổi quan trọng. doanh nghiệp không chỉ phấn đấu vì mục tiêu
kinh tế (lợi nhuận) thuần tuý, mà còn có các mục tiêu khác cần hướng tới. Các mục tiêu


22
được quan tâm và có ý nghĩa khác nhau đối với các đối tượng hữu quan. Hình 5 minh hoạ
các dạng mục tiêu, mối quan hệ và ý nghĩa của chúng đối với các đối tượng hữu quan.
2.2.2.

Thực hiện mục tiêu kinh doanh

Thực hiện các mục tiêu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp và các thành viên của nó
đang xây dựng tượng đài, kim tự tháp hay “đền thờ” để ghi lại công lao và tôn vinh
những cống hiến của chính những người đã xây dựng nên nó. Chỉ điều đó mới đủ sức tạo
nên động lực phấn đấu lâu dài, bền bỉ, suốt đời cho nhiều người, nhiều thế hệ. Toàn cầu
hoá đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển sang một trạng thái mới, phạm vi thị
trường mở rộng, hàng hoá giao lưu trên phạm vi toàn cầu, đời sống của người dân các
quốc gia có cơ hội được cải thiện, nhưng đối tượng thị trường đa dạng, phức tạp (đa-văn
hoá), với quan niệm và nhận thức về giá trị rất khác nhau. Kinh doanh trong môi trường
toàn cầu buộc các doanh nghiệp luôn phải đối đầu với những biến động không ngừng,
nhiều rủi ro, bất trắc do sự xuất hiện của những yếu tố cạnh tranh mới, phương pháp kinh
doanh đa dạng. Vì vậy, để sống sót, doanh nghiệp phải thay đổi về phương pháp kinh

doanh. Trở lại với ẩn dụ “bàn tiệc xã hội của doanh nghiệp”, ai đó có thể đặt ra câu hỏi:
“Liệu doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận trên ‘bàn tiệc xã hội’ với những người hữu
quan hay không?”
Với cách tư duy cũ về “lợi nhuận” và biện pháp kiếm lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ
không giành được những “phần thưởng” đó. Sẽ chẳng có “phần thưởng” cho những hành
vi/thủ đoạn tầm thường, ích kỷ, trục lợi; thay vào đó là sự tẩy chay, hạ bệ và thay thế.
Nếu hiểu “lợi nhuận - phần thưởng” theo ý nghĩa mới, có thể dễ nhận ra rằng cách hành
xử (hành vi, ứng xử) đúng đắn chính là yếu tố quyết định số phận của doanh nghiệp. Và
Hình 6: Sự thay đổi cần thiết đối với doanh nghiệp

cách hành xử đúng đắn nhất của doanh nghiệp là cố gắng gây dựng mối quan hệ tốt đẹp
và thiện chí, thiện cảm trong lòng những người hữu quan bằng những giá trị đóng góp
cho họ, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực và nhận thức của họ, và thể hiện theo cách
thức có thể được họ nhận thức là “mang phong cách riêng”, Hình 6. Đó chính là cách
hành xử của doanh nghiệp chúng ta gọi là Văn hoá doanh nghiệp.


23


24

3. CHƯƠNG 3.
TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN NĂNG LỰC THỰC THI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP – CSR

3.1. Phương pháp tiếp cận -Phương pháp phân tích những người hữu quan
(stakeholders’ approach)
Thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tìm cách thỏa mãn mong muốn của
những người hữu quan thông qua các quyết định kinh doanh. Doanh nghiệp thực thi tốt

TNXH của mình là doanh nghiệp đóng góp được nhiều nhất về phúc lợi cho các đối
tượng hữu quan. Phương pháp thực thi TNXH của doanh nghiệp là ra quyết định trên cơ
sở phân tích mong muốn của những người hữu quan và thỏa mãn kỳ vọng của họ.

Hình 7: Đối tượng hữu quan - Mối quan tâm, kỳ vọng

Đối tượng hữu quan là những người chịu tác động theo những cách khác nhau bởi
việc triển khai hoạt động kinh doanh. Tác động có thể phù hợp mong muốn hoặc nằm


25
ngoài sự mong muốn của họ; vì vậy họ luôn tìm cách và sử dụng những phương tiên,
biện pháp có thể sử dụng và phù hợp khả năng của họ để phản ứng hay tác động trở lại
doanh nghiệp để điều trình quá trình thực hiện hay kết quả theo hướng phù hợp với
mong muốn của họ. Do vậy, hộ luôn quan tâm đến những quyết định và hành động của
doanh nghiệp. Do mong muốn và mối quan tâm của các đối tượng hữu quan là khác
nhau, năng lực và biện pháp phản ứng cũng khác nhau, hành động của họ có thể dẫn đến
những tác động trái ngược nhau dẫn đến xung đột, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp
trong việc thực thi và kiểm soát quá trình triển khai và kết quả đạt được. Như vậy, rủi ro
kinh doanh tiềm ẩn ngay trong những quyết định và hành động thiếu cân nhắc của doanh
nghiệp. Để giảm thiểu những tác động trái ngược và rủi ro đến từ hành động phản ứng
của những người hữu quan, cần hiểu rõ mối quan tâm, mong muốn và khả năng hành
động của các đối tượng hữu quan trước một quyết định của doanh nghiệp. Hình 7.
Phân tích những người hữu quan là phương pháp phân tích các đối tượng hữu quan
đến một quyết định hay hành động dự kiến để phát hiện những xung đột, mâu thuẫn tiềm
ẩn giữa họ có khả năng dẫn đến phản ứng. Trên cơ sở đó, lựa chọn quyết định, hành động
có thể thoả mãn nhiều nhất mong muốn của họ hoặc dẫn đến hành động ủng hộ nhiều
nhất hay phản ứng chống đối ít nhất có thể. Phương pháp phân tích hữu quan có thể được
thực hiện theo một trình tự ba bước sau.
Bước thứ nhất là xác minh đối tượng hữu quan. Liên quan đến một hoạt động,

quyết định cụ thể có thể có những đối tượng khác nhau, trực tiếp và gián tiếp, bên trong
và bên ngoài doanh nghiệp. Trong kinh doanh, người ra quyết định thường chỉ chú ý đến
các đối tượng trực tiếp; Trong sản xuất, người quản lý thường chỉ chú ý đến các đối
tượng tham gia các hoạt động tác nghiệp. Ví dụ, người bán hàng quan tâm đến khách
hàng, mà quên những người mua hàng tiềm năng, doanh nghiệp đối thủ; người sản xuất
quan tâm đến công nhân, mà quên vấn đề môi trường. Bước phân tích này đòi hỏi phải
liệt kê đầy đủ tất cả các đối tượng hữu quan tiềm năng của một hoạt động, quyết định.
Việc xác minh có thể được thực hiện qua cách trả lời câu hỏi: Ai là những người có
thể được hưởng lợi hay phải chịu thiệt hại khi triển khai hoạt động, quyết định? Hay Ai


×