Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Phân tích và đầu tư chứng khoán Mã CP VCB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.81 KB, 43 trang )

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
MỤC LỤC

PHẦN 1: BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HIỆN NAY
1.1. Các khái niệm cơ bản
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.Chứng khoán được thể
hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán
bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái
sinh. Thực chất chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt.
Thị trường chứng khoán là lĩnh vực phong phú, đa dạng và rất phức tạp. Là
nơi mua bán các chứng khoán và thường được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch
chứng khoán, một phần ở các công ty môi giới công ty chứng khoán và cả ở thị
trường chợ đen.
Về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động
trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán; qua đó thay đổi chủ thể
nắm giữ chứng khoán.
Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian ở TTCK, thực
hiện trung gian tài chính thông qua các hoạt động chủ yếu như mua bán chứng
khoán, môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, phát hành và bảo
lãnh chứng khoán, tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư. CTCK có thể tham gia quá
trình trao đổi cổ phiếu trong thị trường với vai trò trung gian.
VnIndex thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại TTGDCK TP.HCM.
Công thức tính chỉ số áp dụng đối với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK
nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày.
1.2. Tổng quan thị trường chứng khoán VN 2015

GVHD: Trần Thị Hoa 1Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh


Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2015 trải qua nhiều biến cố thăngtrầm. Đã có lúc, thị trường bứt phá nhờ kỳ vọng nới room, đã có lúc downtrend
mạnh bởi sóng gió giá dầu quốc tế, rồi đồng USD, lãi suất....Thị trường khởi đầu
với 545,6 điểm và kết thúc năm 2015 ở mức
Từ tháng 1/2015 đến 05/03: Vnindex tăng mạnh từ 526 điểm và đạt đỉnh tại
602 điểm. Kì vọng lạc quan về tình hình kinh tế vĩ mô kích thích tăng trưởng kinh
tế như hiệp định TPP, FTA, Nới room cho Nhà đầu tư nước ngoài.
Từ 05/03 đến 18/05: Vnindex điều chỉnh và bước vào xu hướng Downtrend,
giảm từ 602 điểm về mức đáy tại 529 điểm ngày 18/05. Giai đoạn này khiến nhà
đầu tư nhớ về sự kiện Biển Đông năm 2014. Hàng loạt cổ phiếu giảm sâu đầu tháng
5 như GAS, PVD.
Từ 18/05 đến 15/07: Vnindex bước vào xu hướng Uptrend tăng từ 529 lên
tới đỉnh 641, đây là giai đoạn tăng mạnh và cũng chính là con sóng lớn nhất của
năm.
Giai đoạn này Chính thức ký kết FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á
Âu (29/05), nhóm cổ phiếu dệt may (TCM, TNG, GMC..), Thủy sản (VHC, HVG..)
…tăng giá khá mạnh.
Bên cạnh đó, giai đoạn này nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và bảo
hiểm cũng tăng giá mạnh và đóng vai trò “dẫn sóng”. Trong thời gian này, HCM
tăng 62%, VCB tăng 48%, BID tăng 56%, BVH tăng 109%.
Năm 2015 là một năm “làm ăn” phát đạt của nhóm cổ phiếu bảo hiểm, chu kì
tăng giá mạnh mẽ kéo dài ở 6 tháng cuối năm, hầu hết các cổ phiếu bảo hiểm đều có
mức tăng ấn tượng, vượt xa Vnindex. Tính từ đầu năm đến hiện tại, BVH tăng
62.39%, PVI tăng 39.66%, BMI tăng 81.65%, BIC tăng 47.55%.
Từ 15/07 đến 25/08: Vnindex quay đầu giảm điểm từ 641 về đáy 511, giai
đoạn này dòng ngân hàng và bảo hiểm đạt đỉnh và chấm dứt xu hướng tăng giá.
Bên cạnh đó, ngày 11/8, Trung Quốc đã chính thức tuyên bố phá giá nhân
dân tệ 1,9%, chỉ trong vòng 3 ngày, đồng NDT đã giảm 4,6 % so với đồng USD,
buộc Việt Nam phải điều chỉnh tỷ giá mạnh, nới tỷ giá tăng 2 lần và nới rộng biên
độ, đưa mức tăng tối đa VND lên +5% đã ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý thị trường.


GVHD: Trần Thị Hoa 2Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
Nhóm ngân hàng có 1 năm khởi sắc ngoại trừ 2 cổ phiếu là EIB và SHB.
Tính từ đầu năm, VCB tăng 45.25%, CTG tăng 37.64%, BID tăng 73.91%, ACB
tăng 30.17%, MBB tăng 14.65% trong khi EIB giảm 12% và SHB giảm 20.37%
Nhóm chứng khoán có chu kỳ tăng mạnh ở giữa năm, tuy nhiên xu hướng
tăng bị điều chỉnh đến cuối năm. Mặc dù vậy, mức tăng của một số cổ phiếu chứng
khoán cũng khá ấn tượng, đến thời điểm hiện tại so với đầu năm, HCM tăng
35.62%, SSI tăng 10.50%, BVS tăng 9.63%, BSI giữ nguyên và duy nhất SHS giảm
24.77%.
Từ 25/08 đến 4/11: Vnindex trở lại xu hướng tăng điểm từ đáy 511 lên đỉnh
617. Thông tin Nghị định 60 không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
ở đầu tháng 9 và việc Việt Nam cùng 11 đối tác đã kết thúc đàm phán Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 5/10/2015 đã ảnh hưởng tích cực
đến thị trường.
TPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và
33,5 tỷ USD vào năm 2025.
Bên cạnh đó, sự kiện SCIC quyết định thoái vốn khỏi 10 "ông lớn" được
công bố vào ngày 14/10 cũng đã khiến các cổ phiếu VNM, FPT, NTP, BMP…tăng
giá tích cực.
Nhóm cổ phiếu trụ trong năm qua trở nên phân hóa, VNM và FPT có mức
tăng trưởng cao hơn so với Vnindex, so với đầu năm, VNM tăng 69.70%, FPT tăng
26.96%.
Nếu nhà đầu tư chỉ mua và nắm giữ 2 cổ phiếu này từ đầu năm thì hiện tại
thu được mức lợi tức khá hấp dẫn. Mặt khác, 3 cổ phiếu còn lại giảm mạnh, GAS
giảm 37.48%, MSN giảm -5.06%, PVD giảm -41.13%.
Nhóm cổ phiếu trụ trong năm qua trở nên phân hóa, VNM và FPT có mức
tăng trưởng cao hơn so với Vnindex, so với đầu năm, VNM tăng 69.70%, FPT tăng

26.96%.
Nếu nhà đầu tư chỉ mua và nắm giữ 2 cổ phiếu này từ đầu năm thì hiện tại
thu được mức lợi tức khá hấp dẫn. Mặt khác, 3 cổ phiếu còn lại giảm mạnh, GAS
giảm 37.48%, MSN giảm -5.06%, PVD giảm -41.13%.
Từ 4/11- Cuối Năm: Vnindex bước vào xu hướng điều chỉnh giảm từ đỉnh
617 với thanh khoản ảm đảm. Việc FED đã nhất trí nâng lãi suất lần đầu tiên trong
GVHD: Trần Thị Hoa 3Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
gần 1 thập kỷ, từ mức 0 – 0,25% lên 0,25 – 0,5% và cú trượt dốc của giá dầu thô thế
giới vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, xuống gần mức thấp kỷ lục của năm 2008, giao
dịch quanh mốc dưới 40 USD/thùng và đang làm dấy lên những lo ngại có thể rơi
về mức 20USD/thùng đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý chung của thị trường, đặc biệt là
nhóm cổ phiếu dầu khí.
Năm 2015 có thể gọi là một năm “kém may mắn” đối với nhóm cổ phiếu dầu
khi khi bị ảnh hưởng bởi sự kiện Biển Đông lần 2 hồi tháng 5 và giá dầu thế giới sụt
giảm và liên tục phá đáy. Hầu hết các cổ phiếu dầu khí đều giảm so với đầu năm,
GAS giảm 43.97%, PVD giảm 45.75%, PVS giảm 31.48%, PVC giảm 30.11%,
PVB giảm 22.15%.

1.3. Tốp 10 sự kiện nổi bật năm 2015 của thị trường chứng khoán
Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2015 đã có sự thay đổi vào
phút chót khi ngày 21/12, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 203 thay thế Thông
tư 74 hướng dẫn về giao dịch chứng khoán, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 cho phép
triển khai nhiều nghiệp vụ giao dịch mới.
1.3.1. Chính thức nới room cho nhà đầu tư nước ngoài
Ngày 26/6/2015, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 60/2015/NĐCP, trong đó có nội dung quan trọng liên quan đến sở hữu của NĐTNN.
Cụ thể, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào các
DN đại chúng không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Nghị định 60 cũng quy định nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn
chế vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu DN, đuợc đánh giá là bước đột phá về tư
duy trong thu hút vốn ngoại vào TTCK Việt Nam.
Việc cho phép tăng sở hữu nước ngoài tại doanh nghiệp trong nước cũng là
một bước đột phá để đưa TTCK Việt Nam nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị
trường mới nổi.
Trước đó, ngày 18/8/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 123/2015 hướng
dẫn hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam với nhiều nội dung
cải cách tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài cũng như hướng dẫn chi tiết trình

GVHD: Trần Thị Hoa 4Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
tự thủ tục, hồ sơ trong việc nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại
Nghị định 60/2015.
Tuy nhiên, cho đến cuối năm 2015, chỉ có duy nhất CTCK Sài Gòn, thuộc
khối công ty chứng khoán tại Việt Nam, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp
thuận nới room đến 100% theo Nghị định 60/2015/NĐ-CP. Các DN khác vẫn phải
chờ thông tư hướng dẫn cụ thể.
1.3.2. Xác lập lộ trình và định hình khung pháp lý cho TTCK phái sinh
Ngày 5/5/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2015/NĐCP quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Bộ Tài
chính cũng có văn bản chính thức giao Sở GDCK Hà Nội (HNX) cùng với Trung
tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) tổ chức hoạt động giao dịch của TTCK phái sinh.
Đây là thị trường tài chính bậc cao, nơi sẽ niêm yết và giao dịch các sản
phẩm tương lai có mục đích phòng ngừa rủi ro cho các tài sản cơ sở. Các văn bản
pháp lý cho thị trường này vẫn đang được hoàn thiện và dự kiến đưa thị trường vào
hoạt động cuối năm 2016.
Việc đưa TTCK phái sinh vào vận hành trong thời gian tới sẽ giúp hỗ trợ thị
trường chứng khoán cơ sở phát triển, có tác dụng hỗ trợ ngược lại thị trường cổ

phiếu, trái phiếu.
Về lâu dài, các sản phẩm chứng khoán phái sinh không chỉ giúp bảo vệ lợi
nhuận của nhà đầu tư trên TTCK mà còn giúp phòng ngừa rủi ro đối với các sản
phẩm khác như hàng hóa, lãi suất như thông lệ của các nước trên thế giới.
1.3.3. Thị trường cổ phiếu chịu nhiều tác động tiêu cực mạnh từ yếu tố bên ngoài
Năm 2015 nền kinh tế vĩ mô có sự phục hồi và tăng trưởng khá tích cực,
nhưng thị trường chứng khoán lại chịu nhiều tác động tiêu cực từ bên ngoài, khiến
mức tăng trưởng rất thấp. Hai yếu tố gây ảnh hưởng xấu nhất là sự sụt giảm của giá
dầu và biến động mạnh của tỷ giá.
Giá dầu thế giới đã rơi mạnh trong hai nhịp, vào tháng 6-7 và tháng 12, khiến
cổ phiếu dầu khí niêm yết mất giá trầm trọng. Đồng USD tăng mạnh kết hợp với
hiện tượng phá giá bất thường của đồng Nhân dân tệ và việc Ngân hàng Nhà nước
thực hiện điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ đã dẫn đến những phản ứng tiêu cực trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt từ quý III/2015 trở đi, nhà đầu tư nước
ngoài có xu hướng bán ra mạnh mẽ trên thị trường, tạo thêm áp lực lớn.
GVHD: Trần Thị Hoa 5Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
1.3.4. Xử tội hình sự đối với hành vi gian lận trong hồ sơ chào bán chứng
khoán
Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung) đã được Quốc hội thông qua vào ngày
27/11/2015. Đối với lĩnh vực chứng khoán, ngoài 3 tội danh đã có (tội cố ý công bố
thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, tội sử dụng
thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán, tội thao túng giá chứng khoán), Luật đã
bổ sung thêm một tội danh mới (tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết
chứng khoán).
Việc bổ sung này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao tính răn
đe, phòng ngừa vi phạm, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm gây hậu quả
nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK.

1.3.5. Tạo chính sách đột phá cho giao dịch và thanh toán chứng khoán
Ngày 8/12/2015, Trung tâm Lưu ký chứng khoán công bố dự thảo quy chế
thay thế Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán. Theo dự
thảo, ngày thanh toán giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là ngày làm việc thứ 2 sau
ngày giao dịch (T+2). Ngày thanh toán giao dịch trái phiếu là ngày làm việc liền kề
sau ngày giao dịch (T+1).
Điểm khiến quy định này trở nên ấn tượng là 15 năm hoạt động của TTCK,
Việt Nam vẫn áp dụng thông lệ quốc tế về thời gian thanh toán giao dịch T+3. Việc
giảm thời gian thanh toán về T+2 đòi hỏi sự nỗ lực của các chủ thể tham gia TTCK,
nhất là khối công ty chứng khoán, ngân hàng thanh toán, nhưng nếu làm được, sẽ
tạo dấu ấn tốt hơn cho TTCK Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngày 21/12 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 203 thay thế Thông tư 74
hướng dẫn về giao dịch chứng khoán, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 cho phép triển
khai nhiều nghiệp vụ giao dịch mới.
Thông tư 203 cho phép nhà đầu tư được phép đặt lệnh vừa mua vừa bán
trong từng lần khớp lệnh liên tục (nhưng không được phép trong đợt khớp lệnh
định kỳ xác định giá đóng/mở cửa), bỏ quy định nhà đầu tư chỉ được sử dụng 1 tài
khoản để thực hiện giao dịch ngược chiều cùng 1 loại chứng khoán.
Thông tư cho phép các NĐT có thể thực hiện lệnh giao dịch khi có bảo lãnh
thanh toán của Ngân hàng lưu ký. Đặc biệt, Thông tư mới tạo cơ sở pháp lý cho

GVHD: Trần Thị Hoa 6Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
phép các thị trường triển khai các giao dịch bán chứng khoán chờ về, giao dịch
trong ngày.
Đây là văn bản được thị trường chờ đợi từ lâu bởi kỳ vọng tăng htanh khoản
và tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán khi khắc phục được nhiều hạn chế trong
cơ chế giao dịch hiện hành.

1.3.6. Dấu mốc 15 năm hoạt động của TTCK Việt Nam
Tháng 7/2015, TTCK Việt Nam tròn 15 năm mở cửa hoạt động. 15 năm hoạt
động của TTCK Việt Nam, tổng giá trị vốn huy động qua TTCK ước đạt gần 2 triệu
tỷ đồng và thu hút khoảng 15 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Giá trị dư nợ
trái phiếu hiện khoảng 22% GDP, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu vào khoảng
32% GDP.
Trong 10 năm trở lại đây, quy mô huy động vốn qua TTCK đáp ứng khoảng
23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tương đương gần 60% so với cung tín dụng qua
thị trường tiền tệ - tín dụng. Điều này cho thấy TTCK đang ngày càng trở thành một
kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần dần
hình thành một hệ thống tài chính hiện đại trên nền tảng hài hòa giữa TTCK và thị
trường tiền tệ - tín dụng.
1.3.7. JVC gây sốc cho cổ đông
Năm 2015 xuất hiện cú sốc lớn trong hoạt động và quản trị của công ty niêm
yết khiến cổ đông chịu nhiều thiệt hại với trường hợp điển hình là lãnh đạo cao cấp
của JVC bị bắt, hoạt động của doanh nghiệp bị xáo trộn mạnh khiến cổ phiếu mất
giá nghiêm trọng. JVC chỉ trong 18 phiên kể từ khi các tin đồn được loan đi và trở
thành hiện thực, giá đã giảm 65,6% giá trị.
Tính đến hết năm 2015, giá JVC giảm sau sự kiện Chủ tịch kiêm Tổng giám
đốc bị bắt tới 73% giá trị. Sự việc này cũng bộc lộ những vướng mắc trong việc
công bố thông tin trong giai đoạn nhân sự cao cấp của doanh nghiệp bị tạm giữ
phục vụ mục đích điều tra.
1.3.8. Bán cổ phần theo lô lớn
Quyết định 41/2015/QĐ-TTg được ban hành ngày 15/9/2015 cho phép bán
cổ phần theo lô lớn. Đây là thay đổi chính sách quan trọng trong cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước, tạo điều kiện cho các tổ chức đầu tư tham gia với tỷ trọng lớn.

GVHD: Trần Thị Hoa 7Báo Cáo Thực Hành



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
Văn bản này cũng quy định một số nội dung về việc thoái vốn nhà nước tại
các công ty đại chúng chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM
- cơ sở cho việc tạo nguồn hàng lớn cho thị trường.
Thêm vào đó, ngày 8/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý việc để Tổng
công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái hết vốn Nhà nước tại 10
doanh nghiệp đang được sự chú ý nhà đầu tư như: VNM, FPT, BMI, NTP...
Năm 2015 là năm cuối cùng cho giai đoạn CPH DNNN 2011-2015 nhưng
theo tính toán của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, nếu quyết liệt
thì chỉ có thể hoàn thành 90% kế hoạch. Riêng kế hoạch cho 2 năm 2014-2015 là
432 DN nhưng cũng chỉ đạt 353/432 DN.
Không hoàn thành kế hoạch CPH DNNN giai đoạn này nhưng cùng với các
văn bản khác Quyết định 41 đang được kỳ vọng sẽ tạo nhiều sự thay đổi cho việc
CPH DNNN giai đoạn 2016-2020 (500 DN).
1.3.9. Sàn UPCom bùng nổ hàng mới
Nghị định 60/2015/NĐ-CP ban hành ngày 6/6/2015 đã rút ngắn thời gian đưa
cổ phiếu lên sàn giao dịch sau cổ phần hóa từ 90 ngày theo Quyết định
51/2014/QĐ-TTg xuống còn 60 ngày. Việc đẩy nhanh quá trình đắng ký giao dịch
cổ phiếu đã đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, tạo sức hấp dẫn cho hoạt động cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước.
Ngày 13/11/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 180/2015/TT-BTC
hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng
khoán chưa niêm yết. Như vậy, tất cả các công ty đại chúng hình thành trước ngày
01/01/2016 mà không niêm yết trên Sở GDCK sẽ phải thực hiện đăng ký giao dịch
trên hệ thống Upcom trong vòng một năm kể từ ngày 01/01/2016.
Đối với các công ty đại chúng hình thành sau ngày 01/01/2016, trong vòng
30 ngày kể từ ngày UBCKNN có công văn xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty
đại chúng hoặc kể từ ngày kết thúc đợt chào bán chứng khoán ra công chúng, công
ty đại chúng phải thực hiện đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCoM.
Đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa dưới hình thức chào bán cổ

phiếu ra công chúng, trong đó trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo
xác nhận kết quả chào bán của UBCKNN, doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục đăng

GVHD: Trần Thị Hoa 8Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch
theo quy định.
Các quy định mới đã thúc đẩy gần 100 doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên sàn
UpCom trong năm 2015, gấp 1,6 lần so với cả năm 2013 và 2014 cộng lại. Để tăng
sức hấp dẫn, sàn UPCoM cũng được tăng biên độ giao dịch cổ phiếu lên ±15%, áp
dụng bắt đầu từ phiên giao dịch ngày 01/7/2015.
1.3.10. Quốc hội thay đổi quan điểm về kỳ hạn trái phiếu chính phủ
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã cho phép phát hành trở
lại kỳ hạn dưới 5 năm (với tỷ lệ 30%, còn lại trên 5 năm 70%). Đây là thay đổi rất
đáng chú ý để có thể giúp Chính phủ huy động vốn tốt hơn.
Trước đó, tại Nghị quyết 78/2014 tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2014, cơ
quan lập pháp đã yêu cầu Chính phủ chỉ phát hành TPCP từ 5 năm trở lên. Điều này
đã khiến các định chế tài chính không mặn mà tham gia và ảnh hưởng đến kế hoạch
huy động vốn cho ngân sách, đầu tư phát triển.
Ngay trong lần trở lại đầu tiên sau gần 1 năm vắng bóng, trái phiếu kỳ hạn 3
năm đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các thành viên thị trường khi 6.000 tỷ
đồng đã được bán hết tại mức lãi suất 5,9%/năm, trong khi lượng đăng ký đặt thầu
lên tới 19.160 tỷ đồng, gấp 3,2 lần giá trị gọi thầu.

GVHD: Trần Thị Hoa 9Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh

PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG
Trong những năm gần đây, khu vực tài chính đã phát triển mạnh mẽ cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt là các thị trường:
 Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tài chính (TCTC)
 Thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu
 Thị trường bảo hiểm.
Hệ thống NHTM và các TCTC giữ vai trò quan trọng trong KVTC Việt
Nam, vì đây là thị trường cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp (DN).
Tốc độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay, đang có:
 01 NHTM Nhà nước (Agribank)


04 ngân hàng TMCP Nhà nước chiếm cổ phần chi phối (Vietcombank,
Vietinbank, BIDV, MHB)

 34 ngân hàng TMCP
 01 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (TDND)
 968 Quỹ TDND cơ sở
 4 ngân hàng liên doanh
 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài
 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài
 49 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài
Những điểm nổi bật trong năm 2015:


Ngân hàng là ngành có mức lợi nhuận cao nhất trong số các nhóm
ngành trong năm 2015.

 Tổng lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng tăng. Trong 3 quý đầu năm đạt

19.193 tỷ đồng, tăng 7,58% so với cùng kỳ năm trước.


Ngành NH cũng bỏ xa ngành đứng thứ hai là bất động sản với tổng lợi
nhuận sau thuế 3.600 tỷ đồng.

 Đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng đã đạt được những kết quả tích cực



Tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/11/2015 giảm còn 2,72%

GVHD: Trần Thị Hoa 10Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh


Nợ gốc lũy kế bán cho VAMC từ năm 2013 đến hết 14/12/2015 là 102.350
tỷ đồng



Thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện.



Kết quả kinh doanh của các ngân hàng khả quan, chi phí dự phòng rủi ro nợ
xấu cao.




Ba NH yếu kém (NH Xây dựng, NH Đại Dương và NH Dầu Khí Toàn Cầu)
được NHNN mua lại với giá 0 đồng làm sạch và gọn hệ thống NH để thông
vốn cho nền kinh tế.



Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất kể từ năm 2011



Tính đến 21/12/2015, tăng trưởng tín dụng tăng 17,17% trong khi huy động
vốn tính đến 31/10/2015 tăng 6,38%, giải ngân 4.652 nghìn tỷ đồng.



Trái với diễn biến tăng trưởng tín dụng trong 2 năm 2013 và 2014 (tín dụng
tăng chậm/tăng trưởng âm trong các tháng đầu năm và tăng nhanh vào cuối
năm), tín dụng tăng trưởng tích cực ngay từ những tháng đầu năm 2015.Điều
này cho thấy nhu cầu vay vốn đã bền vững và thực chất hơn..
Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thì tăng trưởng

tín dụng cả năm 2015 đạt khoảng 18%.
Tỷ lệ cấp tín dụng/huy động cũng tăng, đạt 88,54% vào 30/09/2015, cao hơn
so với thời điểm 31/12/2014 (đạt 83,67%) và cao hơn so với định hướng của NHNN
là giảm tỷ lệ cho vay/huy động về dưới 80% đối với các NHTM CP và dưới 90%
đối với các NHTM NN
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn cũng tăng, đạt 28,48% vào cuối
tháng 9/2015, cao hơn so với thời điểm 31/12/2014 (đạt 20,15%).Tuy nhiên, tỷ lệ

này vẫn thấp hơn nhiều so với quy định tại Thông tư 36 (là 60%).
Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã thấp hơn nhiều so với giai đoạn căng
thẳng thanh khoản từ năm 2009 -2012.Tuy nhiên, do áp lực tỷ giá, lãi suất liên ngân
hàng biến động mạnh trong năm 2015 (lãi suất qua đêm dao động từ 1,08% đến
4,95%).
 Nợ xấu được kiểm soát và phản ánh thực chất hơn chất lượng tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 11/2015 giảm còn 2,72%.

GVHD: Trần Thị Hoa 11Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
Tính đến hết ngày 30/11/2015, các TCTD đã xử lý được 463 nghìn tỷ đồng
nợ xấu, tương đương 99,6% tổng nợ xấu xác định tại thời điểm tháng 9/2012 thông
qua các phương án.
Với phương án bán khoảng 49% nợ xấu cho VAMC, tính đến ngày
14/12/2015, VAMC đã mua được 102.350 tỷ đồng nợ gốc nội bảng (phát hành trái
phiếu đặc biệt trị giá 93.622 tỷ đồng).
Lũy kế từ năm 2013 đến 20/10/2015, VAMC đã mua 228.416 tỷ đồng nợ
xấu. Tuy nhiên, giá trị thu hồi nợ chưa cao, đạt 18 nghìn tỷ đồng (chiếm 7,91% nợ
xấu đã mua).
Một số ngân hàng niêm yết có số dư nợ xấu bán cho VAMC cao là:


Ngân hàng BIDV khoảng 28 nghìn tỷ đồng



Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (CTG) khoảng 9

nghìn tỷ đồng



Ngân hàng STB hơn 7 nghìn tỷ đồng



Ngân hàng EIB gần 7 nghìn tỷ đồng



Ngân hàng SHB khoảng 6 nghìn tỷ đồng



Ngân hàng NVB với hơn 3 nghìn tỷ đồng trên tổng dư nợ 17 nghìn tỷ đồng.



Hoạt động mua nợ xấu của VAMC có tác động tích cực là cải thiện chất
lượng tài sản trên bảng cân đối kế toán của các TCTD, đưa nợ xấu về mức
mục tiêu 3%.



Tuy nhiên, sẽ làm tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro của các TCTD.

Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đếnNH



Môi trường chính trị pháp luật

NH chịu ảnh hưởng lớn từ những tác động của chính sách nhà nước và luật pháp
như:


Các qui định của NHNN, Các bộ luật liên quan.



Đề án tái cơ cấu hệ thống giai đoạn 2011-2015



Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 36 (quy định các giới hạn, tỷ lệ an
toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng) nới giới hạn sử dụng vốn ngắn
hạn cho vay trung dài hạn từ 30% lên tới 60%



Các qui định của các tổ chức tài chính, thương mại khu vực và quốc tế như
AFTA, WTO, IMF…

GVHD: Trần Thị Hoa 12Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
 Môi trường kinh tế
o


Khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn, TG của khách
hàng…Tác động đến nhu cầu KH

o

Các yếu tố cơ bản:



Tốc độ tăng trưởng kinh tế



Tỷ lệ lạm phát



Sự ổn định về kinh tế



Cơ cấu xuất nhập khẩu



Thu nhập bình quân đầu người




Xu hướng toàn cầu hóa

 Chính sách đầu tư/ tiết kiệm của chính phủ

Giá dầu sụt giảm sâu sẽ có lợi cho Việt Nam, việc tham gia Hiệp định Đối
tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc hội
nhập và ngoại thương.
Định hướng tăng trưởng TD trong năm 2015 là 13-15%. Tín dụng tăng
trưởng chậm và khó khăn một phần bởi doanh nghiệp, cá nhân đã tìm ra nguồn tiền
khác thay thế. Trước đây cho vay tiêu dùng phát triển mạnh mẽ (kể cả cho vay bất
động sản núp dưới bóng tiêu dùng), nay co hẹp.
Nhu cầu nước ngoài đối với hàng hoá Việt Nam ngày càng tăng, nhu cầu
trong nước cũng trong quá trình dần phục hồi trong năm 2015 và 2016.
Nhu cầu vay tín dụng của các doanh nghiệp ít, nhu cầu trong những năm tới
sẽ dần phục hồi mặc dù khá chậm khi sự chuyển dịch thu nhập và dân số sẽ tạo
thuận lợi cho việc tiêu dùng và tăng trưởng hoạt động đầu tư.
Các hiệp ước thương mại cũng sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu.
Kết thúc đàm phán hiệp định TTP
Có thể nói, việc kết thúc các vòng đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP) thành công vừa qua đã mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam.
Việt Nam sẽ càng tiến sâu hơn vào nền kinh tế thế giới nhờ sự tăng cường tự do hóa
nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội qua các cam kết mở cửa cao. Quá trình này đem lại
những cơ hội tốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong việc tiếp cận thị trường
nước ngoài. Tuy nhiên, Hiệp định này cũng sẽ tạo sức ép đưa tới những thay đổi
GVHD: Trần Thị Hoa 13Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
cần có trong chính sách quản lý của Chính phủ cũng như trong hoạt động của từng
tổ chức tín dụng nói riêng.

Thuận lợi
Đối với thị trường tài chính, TPP chính là cơ hội để Việt Nam hội nhập sâu
hơn vào thị trường tài chính thế giới. Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam
cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản
và tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn.
Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt nam sẽ tăng trưởng mạnh trong thời
gian tới tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và gia tăng
cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng có điều kiện tiếp cận với các
nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn do vị thế của Việt Nam sẽ cải
thiện nhiều sau khi gia nhập TPP. Theo đó, ngành Ngân hàng “có dịp” lặp lại giai
đoạn phát triển thần kỳ như năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng cường
độ có thể thấp hơn.
Việt Nam nhiều khả năng sẽ thu hút thêm dòng vốn nước ngoài, dưới dạng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các công ty sản xuất. Vốn FDI và hoạt
động thương mại gia tăng sẽ tăng độ quen thuộc của nhà đầu tư quốc tế đối với Việt
Nam, do đó sớm muộn sẽ kéo theo dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam.
Hiệp định TPP sẽ tạo triển vọng cho ngành thương mại Việt Nam đạt mức
tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra cơ hội cho các NHTM Việt Nam đồng hành hỗ trợ
vốn, dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong tương lai.
Lĩnh vực tài chính – ngân hàng sẽ được mở rộng hơn theo các cam kết
chung. Theo đó, Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành ngân
hàng – một ngành cần vốn, công nghệ và năng lực quản lý điều hành cao. Hơn nữa,
các NHTM VN có nhiều khả năng nới “room” thêm nữa cho các đối tác chiến lược
nước ngoài. Việc tham gia sâu rộng của nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tạo điều
kiện mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực quản trị và tài chính cho các ngân hàng
nội địa. Đây có thể là cơ sở để phát triển ngành ngân hàng Việt Nam trong tương
lai.
Khó khăn
Dù vậy, có thể thấy, tham gia TPP cũng sẽ mang lại những thách thức lớn
đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính – ngân hàng của Việt Nam. Đối với các nước

GVHD: Trần Thị Hoa 14Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
đang phát triển trong đó có Việt Nam, việc dần xóa bỏ các điều kiện thị trường lại
trở thành thách thức do hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Về tiếp cận dịch
vụ ngân hàng, tuy đã có những tiến bộ nhưng vẫn ở mức thấp so với một số nước
trong khu vực và trên thế giới. Điều này làm tăng cơ hội cho các ngân hàng quốc tế
tiếp cận thị phần khách hàng, ảnh hưởng tới thị trường tiềm năng của các ngân hàng
trong nước.
Trước đây, dịch vụ tài chính – ngân hàng là mảng hoạt động thương mại mà
mức độ mở cửa thị trường là hạn chế và dè dặt nhất. Lần đầu tiên Việt Nam biết đến
khái niệm cam kết mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng là trong đàm phán Hiệp định
thương mại song phương Việt Nam – Mỹ, trong đó dịch vụ tài chính – ngân hàng đã
làm quá trình đàm phán kéo dài mất 4 năm mới được hoàn tất. Sau khi Hiệp định
thương mại song phương Việt Nam – Mỹ được ký kết vào năm 2000, Việt Nam
cũng chỉ mở một cánh cửa hẹp cho Mỹ tham gia vào cung ứng dịch vụ ngân hàng –
tài chính cùng nhiều quy định hạn chế. Trong khi đó, tham gia TPP, Việt Nam phải
cam kết mở rộng ngành dịch vụ tài chính – ngân hàng với mức độ sâu hơn, xóa bỏ
dần các điều kiện tiếp cận thị trường tài chính – ngân hàng và không chỉ cam kết
với riêng Mỹ mà với 12 nước có trình độ phát triển khác nhau nên tác động của việc
mở cửa dịch vụ tài chính – ngân hàng cũng sẽ lớn hơn. Cụ thể, phần lớn các nước
tham gia đàm phán TPP có thị trường tài chính – ngân hàng rất phát triển (Mỹ,
Australia, Singapore) hoặc đã mở cửa cho sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài
(New Zealand) hoặc lợi ích sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi việc mở cửa thị
trường tài chính ngân hàng (Brunei) sẽ tạo những khó khăn nghiêm trọng trong
những thỏa thuận mở cửa thị trường trong khuôn khổ đàm phán TPP. Hơn nữa, các
nước phát triển, đặc biệt là Mỹ và Australia sẽ có nhiều thuận lợi khi đưa ra những
yêu cầu cao về mở cửa thị trường tài chính – ngân hàng, vô hình chung tạo sức ép
cạnh tranh đối với các nước đang phát triển (Chile, Mexico, Malaysia), trong đó có

Việt Nam. Cụ thể như:
Với sự tham gia ngày càng sâu rộng của ngân hàng nước ngoài, đặc biệt các
định chế tài chính đến từ Mỹ, Nhật Bản và Australia thì áp lực cạnh tranh trong
ngành sẽ ngày càng tăng lên. Các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính và
khả năng quản trị chuyên nghiệp sẽ gia tăng sức ép đối với khối ngân hàng trong
nước.
GVHD: Trần Thị Hoa 15Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
Chiến lược “bán lẻ” của các ngân hàng nước ngoài với những thế mạnh về
sản phẩm dịch vụ, công nghệ, kỹ năng tiếp cận khách hàng chuyên sâu.. có thể
khiến ngân hàng nội địa mất dần các phân khúc thị trường quan trọng, và là vấn đề
mà các ngân hàng Việt Nam cần đặc biệt quan tâm.
Việc mở “room” tuy giúp các ngân hàng nội địa có thể tiếp nhận luồng vốn
từ các nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn, nhưng sức ép bị thâu tóm và chi phối cũng
tăng cao. Viễn cảnh các doanh nghiệm niêm yết trong lĩnh vực sản xuất – thương
mại đã từng bị nhà đầu tư nước ngoài chi phối, thao túng có thể lặp lại đối với lĩnh
vực Ngân hàng. Và điều này càng có thể xảy ra khi vẫn chưa đưa ra được bài toán
giải quyết rõ ràng cho vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng Việt Nam.
Rủi ro từ việc phụ thuộc và vốn ngoại sẽ tăng lên cho nền kinh tế Việt nam.
Với tỷ lệ nợ nước ngoài (cả nợ công và nợ tư nhân) ngày một tăng lên của Việt
Nam, cộng với tầm quan trọng của tỷ trọng FDI trên cán cân thanh toán và sự mở
cửa hơn nữa của thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng ta đang ngày càng phụ
thuộc vào vốn ngoại. Trong bối cảnh đó, khi thị trường tài chính toàn cầu gặp
những cú sốc lớn khiến dòng vốn quốc tế biến động mạnh, nền kinh tế Việt Nam sẽ
càng dễ tổn thương. Một cú sốc khiến vốn ngoại ngưng vào hoặc chảy ra sẽ tác
động khó lường tới sức ép phá giá ngoại tệ và sự ổn định của hệ thống tài chính.
Ngược lại, sự đổ vào nhanh chóng của vốn ngoại sẽ làm tăng bong bóng bất động
sản, tài sản tài chính và đẩy giá VND lên như những gì đã diễn ra trong giai đoạn

2006-2008.
Những thách thức trên sẽ càng được nhân đôi khi hệ thống ngân hàng Việt
Nam vẫn còn nhiều bất cập. Việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng vẫn ở mức hạn chế.
Nếu so sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới nói chung thì khả năng
tiếp cận dịch vụ ngân hàng tại Viêt Nam còn chưa cao, mức độ phân bố các chi
nhánh và phòng giao dịch chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế
trọng điểm như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Điều này sẽ tăng cơ
hội tiếp cận thị phần khách hàng trong nước cho các ngân hàng quốc tế của các
nước, đe dọa thị trường tiềm năng của ngân hàng trong nước. Hơn nữa, hiệu quả
hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thấp, đặc biệt một số ngân hàng có
năng lực quản lý yếu kém, vi phạm các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp và quản
trị rủi ro. Một điểm quan trọng khác là cơ cấu lợi nhuận kém bền vững, với 80% lợi

GVHD: Trần Thị Hoa 16Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
nhuận của hệ thống NHTM Việt Nam là thu nhập từ lãi (cao hơn nhiều so với trung
bình các nước trong khu vực Đông Nam Á) và tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu
nhập ở mức rất thấp, chỉ trên 15% vào cuối năm 2011 (đứng thứ 4 tính từ thấp đến
cao trong 200 nước do WB tổng hợp). Thêm vào đó, khuôn khổ quản trị chưa được
công khai, minh bạch với báo cáo công bố chủ yếu là báo cáo thường niên và báo
cáo tài chính để kiểm toán, chứ không có báo cáo giao dịch nội bộ, giao dịch với
các bên liên quan hoặc liên quan tới công ty con của ngân hàng. Những điểm yếu
này của hệ thống ngân hàng có thể cản trở ngành ngân hàng Việt Nam trong bối
cảnh gia nhập TPP.
 Nhân khẩu
 Là mối quan tâm lớn của các ngân hàng
 Cơ sở hạ tầng và nhân khẩu có ảnh hưởng lớn đến các chương trình










marketing của ngân hàng
Gồm các yếu tố cơ bản sau:
Tổng dân số, tỷ lệ dân số
Thu nhập, mức sống
Thay đổi cơ cấu dân số
Xu hướng di chuyển dân số
Chính sách dân số của quốc gia, vùng miền…
Môi trường văn hóa, xã hội
Văn hóa tác động đến nhu cầu và hành vi của khách hàng đối với việc sử







dụng các sản phẩm của ngân hàng
Các yếu tố tác động:
Trình độ văn hóa
Thói quen tiêu dùng
Tâm lý
Môi trường công nghệ

Tác động đến phương thức trao đổi của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng

gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ
 Tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng
 Giúp phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới (chuyển tiền nhanh, ATM,
thanh toán tự động, ngân hàng qua mạng…)
 Cần dự báo xu hướng công nghệ để phục vụ cho công tác kinh doanh của
ngân hàng
PHẦN 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đi
vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được
GVHD: Trần Thị Hoa 17Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt
động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện
thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công
chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức
được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng
góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai
trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế
trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính
khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank
ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho
khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc

tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng,
tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và
các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế
trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng,
phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ
cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone
Banking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi,
nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho
đông đảo khách hàng.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có gần
14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại
diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở
Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn
quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước
ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một
hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh
toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới
hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.
GVHD: Trần Thị Hoa 18Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi
trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa
chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng
cá nhân.
Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng,
Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là
“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.

Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang
và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục
tiêu sớm đưa Vietcombank trở thành ngân hàng có quy mô, năng lực quản trị, phạm
vi hoạt động và tẩm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế trong thời gian tới.
 Vốn điều lệ: 26,650,203,340,000 đồng
 Khối lượng CP đang niêm yết: 2,665,020,334 CP
 Khối lượng CP đang lưu hành:2,665,020,334 CP
 Điện thoại: (84-4) 9343137
 Fax: (84-4) 8251322; 8241395; 9360049
 Email:
 Website:

GVHD: Trần Thị Hoa 19Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
Bảng 3.1: Vốn điều lệ của các ngân hàng
Tên ngân hàng

Vốn điều lệ (tỷ đồng)

1. Vietinbank

40.234

2. Agribank

29.605

3. BIDV


31.481

4. Vietcombank

26.650

5. Sacombank

18.853

6. Eximbank

12.355

7. MB

11.256
Bảng 3.2: Lịch sử tăng vốn

Thời gian

Nội dung thay đổi

Số CP phát hành

2/6/2008

Chính thức chuyển đổi
thành NH TMCP Ngoại

thương VN

1,210,086,026 CP

14/12/2010

Chào bán Cổ Phiếu cho
cổ đông hiện hữu

436,382,679 CP

18/7/2011

Trả cổ tức năm 2010
bằng Cổ Phiếu

211,050,484 CP

18/6/2014

Phát hành cổ phiếu để
tăng vốn điều lệ từ nguồn
vốn CSH

374,621,561 CP

Chiều ngày 24/6, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam Nguyễn Hoà Bình cho biết đã ký duyệt mức giá chào sàn và gửi Sở Giao dịch
Chứng khoán TP HCM, nơi cổ phiếu Vietcombank niêm yết và chính thức giao
dịch từ ngày 30/6. Trước đó, tại Nghị quyết số 95/NQ-NHNT.HĐQT của Hội đồng

Quản trị Vietcombank đã quyết định mức giá niêm yết dự kiến là 50.000đ.
Như vậy, giá tham chiếu trong ngày đầu tiên cổ phiếu Vietcombank giao
dịch sẽ là 50.000 đồng, gấp 5 lần mệnh giá và được phép dao động trong biên độ
GVHD: Trần Thị Hoa 20Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
20%. Mức giá 50.000 được đưa ra căn cứ trên 3 yếu tố, giá trị nội tại, diễn biến thị
trường và tương quan với các ngân hàng khác đang niêm yết trên sàn (Ngày 26/12
Vietcombank đã IPO và giá đấu bình quân đạt 107.860 đồng. Khi đó, Vn-Index đạt
trên 900 điểm).
Bảng 3.3: Lịch sử chi trả cổ tức

Thời gian

Nội dung thay đổi

2/6/2008

Chính thức chuyển đổi thành NH
TMCP Ngoại thương VN

14/12/2010

Chào bán Cổ Phiếu cho cổ đông hiện
hữu

436,382,679 CP

18/7/2011


Trả cổ tức năm 2010 bằng Cổ Phiếu

211,050,484 CP

18/6/2014

Phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều
lệ từ nguồn vốn CSH

374,621,561 CP

GVHD: Trần Thị Hoa 21Báo Cáo Thực Hành

Số CP phát hành

1,210,086,026 CP


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
PHẦN 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
VIETCOMBANK
4.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán
Bảng 4.1: Tài sản của VCB qua các năm
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014


Năm 2015

1. TM + Tương đương tiền

6,059,673

8,323,385

8,519,334

2. TG tại NHNN

24,843,632

13,267,101

19,715,035

3. Tiền, vàng gửi tại các
TCTD khác + Cho vay các
TCTD khác

91,737,049

146,066,919

131,527,373

4. Cho vay Khách hàng


267,863,404

316,289,043

378,541,826

195,270

10,122,143

9,467,305

64,463,096

67,103,565

108,055,236

136,725

-

628

8. Góp vốn, ĐT dài hạn

3,041,790

3,546,171


3,556,750

9. TSCĐ

4,085,686

4,445,613

5,039,473

-

-

-

6,567,707

7,824,897

9,971,680

468,994,032

576,988,837

674,394,640

5. Chứng khoán kinh doanh
6. Chứng khoán đầu tư

7. Các công cụ TC phái sinh
và TS TC khác

10. Bất động sản ĐT
11. TS Có khác
TỔNG TÀI SẢN

GVHD: Trần Thị Hoa 22Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
Bảng 4.2: Nguồn vốn của VCB qua các năm
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

NỢ PHẢI TRẢ

426,458,340

533,490,265

629,222,298

1. Các khoản nợ chính phủ và
NHNN


32,622,411

54,093,072

41,479,553

2. TG và Vay các TCTD khác

44,044,289

43,237,798

72,135,381

3. TG của Khách hàng

332,245,598

422,203,780

500,528,267

4. Các CC TC phái sinh và nợ
TC #

-

75,278


-

5. Vốn tài trợ, ủy thác ĐT, CV
TCTD chịu rủi ro

-

-

-

6. Phát hành GTCG

2,013,597

2,208,641

2,479,070

7. Các khoản nợ khác

15,532,445

11,671,696

12,600,027

42,535,692

43,498,572


45,172,342

42,386,065

43,350,720

45,007,042

149,627

147,852

165,300

468,994,032

576,988,837

674,394,640

VỐN CHỦ SỞ HỮU
8. Vốn và các quỹ
9. Lợi ích của CĐ thiểu số
TỔNG NGUỒN VỐN

Bảng 4.3: Phân tích tài sản của VCB theo PP phân tích dọc
Chỉ tiêu
1. TM + Tương đương tiền


Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1.29%

1.44%

1.26%

GVHD: Trần Thị Hoa 23Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
2. TG tại NHNN

5.3%

2.3%

2.92%

3. Tiền, vàng gửi tại các TCTD
khác và Cho vay các TCTD khác

19.56%

25.32%


19.5%

4. Cho vay Khách hàng

57.11%

54.82%

56.13%

5. Chứng khoán kinh doanh

0.04%

1.75%

1.4%

6. Chứng khoán đầu tư

13.74%

11.63%

16.02%

7. Các công cụ TC phái sinh và TS
TC khác


0.03%

-

9.31 %

8. Góp vốn, ĐT dài hạn

0.65%

0.61%

0.53%

9. TSCĐ

0.87%

0.77%

0.75%

-

-

-

1.4%


1.36%

1.47%

100%

100%

100%

10. Bất động sản ĐT
11. TS Có khác
TỔNG TÀI SẢN

Ta thấy, trong Tổng TS VCB:
 Cho vay KH chiếm tỷ trọng cao nhất với 57.11% (2013), 54.82% (2014),
56.13% (2015). Điều này được lý giải đơn giản là nghiệp vụ cho vay là một
trong những nghiệp quan trọng và rủi ro nhất của NH. Quan trọng bởi nó
đem lại phần lớn LN cho NH, rủi ro bởi bản thân NH là một loại hình DN
đặc biệt: kinh doanh tiền tệ.

GVHD: Trần Thị Hoa 24Báo Cáo Thực Hành


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý Kinh Doanh
 Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và Cho vay các TCTD khác đứng thứ 2 về
tỷ trọng trong danh mục TS Có của VCB, năm 2014 chiếm đến
25,32%/Tổng TS của VCB.
 Khoản mục CK ĐT xếp sau đó với 16,02% /Tổng TS vào năm 2015. VCB đã
tăng khoản CK ĐT nhằm phân tán rủi ro (không bỏ trứng vào một giỏ) cho

NH đồng thời đa dạng hóa danh mục đầu tư.
 Chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng TS là khoản mục Các công cụ TC phái
sinh và TS TC khác và Chứng khoán kinh doanh.
Hình 1.1: Cơ cấu TS của VCB

Bảng 4.4: Phân tích tài sản của VCB theo PP phân tích ngang
Năm 2014 so với 2013

Năm 2015 so với 2014

Chỉ tiêu
Tuyệt đối

Tg đối

Tuyệt đối

Tg đối

1. TM + Tương
đương tiền

2,263,712

37.36%

195,949

2.35%


2. TG tại NHNN

-11,576,531

-46.6%

6,447,934

48.6%

3. Tiền, vàng gửi tại
các TCTD khác +
Cho vay các TCTD #

54,329,870

59.22%

-14,539,546

-9.95%

4. Cho vay Khách
hàng

48,425,639

18.08%

62,252,783


19.68%

5. Chứng khoán kinh
doanh

9,926,873

5083.67%

-654,838

-6.47%

6. Chứng khoán đầu


2,640,469

4.1%

40,951,671

61.03%

7. Các CC TC phái
sinh,TS TC #

-


-

-

-

GVHD: Trần Thị Hoa 25Báo Cáo Thực Hành


×