Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Nguyên nhân và hậu quả của động đất tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.97 KB, 25 trang )

DANH MỤC PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT
1
2
3
4
5

NỘI DUNG CÔNG VIỆC
Hoàn chỉnh bài tiểu luận
Đặt vấn đề & kết luận
Nguyên nhân động đất Việt Nam
Hiện trạng động đất Việt Nam
Hậu quả động đất ở Việt Nam
Biện pháp giảm thiểu thiệt hại động
đất ở Việt Nam

SINH VIÊN THỰC HIỆN
Trương Thị Trang
SĐT: 01672788438
Thiều Thị Thúy
Nguyễn Thị Thúy
Nguyễn Thị Trang
Tô Văn Trung
Vũ Thành Trung

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU



NỘI DUNG
I.

Nguyên nhân động đất Việt Nam

1.

Nguyên nhân nội sinh

2.

Nguyên nhân ngoại sinh

3.

Nguyên nhân nhân sinh
II.

Hiện trạng động đất Việt Nam

1.

Hiện trạng

2.

Các trận động đất lớn được ghi nhận trong lịch
sử Việt Nam
III.


Hậu quả động đất ở Việt Nam

Tai biến sơ cấp

1.

Đối với con người và xã hội

1.1.

1.1.1. Phá hủy cơ học các công trình hạ tầng
1.1.2. Ô nhiễm môi trường dịch bệnh
1.1.3. Lụt lội
2. Tai biến thứ cấp
1.1. Sóng thần
1.2. Sạt lở đất
IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU THIỆT HẠI ĐỘNG ĐẤT Ở VIỆT
NAM
1.

Phân vùng phát sinh động đất

2.

Nghiên cứu đánh giá động đất cực đại


3.


Vi phân vùng nhỏ động đất ở Việt Nam

4.

Nghiên cứu dự báo động đất ở Việt Nam

5.

Nghiên cứu các biện pháp kháng chấn cho công
trình xây dựng
Những điều cần chú ý khi động đất mạnh xảy ra

6.

a, Xác định nhanh chóng các thông số địa chất
b, Đối với các cấp và chính quyền địa phương
c, Nhân dân trong khu vực xảy ra động đất
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
Thế giới đã chứng kiến biết bao sự thay đổi chóng mặt từng giây, từng
phút, từng giờ. Bên cạnh những tiến bộ khoa học hiện đại, chúng ta
không thể không nhắc tới những thách thức toàn cầu rất đáng lo ngại. Từ
chiến tranh, dịch bệnh cho tới đói nghèo hay tệ nạn xã hội. Tất cả đều
không đáng sợ bằng những thảm hoạ, thiên tai mà Trái đất đã đang và sẽ
phải đối mặt trước sự nổi giận của thiên nhiên do lỗi của con người gây
nên và giờ đây chúng ta đang phải gánh chịu những hậu quả vô cùng
nặng nề. Theo nghiên cứu cho thấy: “Trong các loại thiên tai, động đất

chính là thảm hoạ thiên nhiên gây chết chóc và có sức tàn phá khủng
khiếp nhất thế giới”. Chỉ trong vài phút thậm chí là vài giây nó đã cướp
đi sinh mạng của biết bao người, số người chết vì động đất tăng nhanh
qua từng năm, từ hàng trăm người, hàng nghìn người, hang triệu người
và cho đến giờ phút này đã có hàng chục triệu người cùng với gia đình,
nhà cửa cùng toàn bộ các công trình nơi động đất xảy ra đã bị chôn vùi
dưới đống đổ nát. Bi kịch cứ liên tiếp diễn ra mà con người không thể
lường trước được. Sự kiện đau thương tại Nhật Bản đã khiến cho thế giới
hiểu rằng dù công nghệ có tiên tiến đến đâu thì con người vẫn rất nhỏ bé
mong manh trước thảm hoạ thiên nhiên. Trong lịch sử trước đây và thời
gian gần đây liên tiếp xảy ra các thảm hoạ động đất tại rất nhiều nơi trên
thế giới cũng như tại Việt Nam. Những thiệt hại, tác động phá hoại và tổn
thất do động đất gây nên đã được xác định qua các trận động đất xảy ra ở
một số quốc gia khác như: Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Phylipines,
Pakistan…vv. Nó sẽ là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam sẵn sàng, chủ
động ứng phó, giảm nhẹ những thiệt hại, tổn thương có thể xảy ra khi có
động đất. Điều đó cũng có nghĩa là, chúng ta phải hiểu được nguyên
nhân, tác động phá hủy và mức độ thiệt hại của động đất để có các giải
pháp phòng chống và giảm nhẹ tối thiểu thảm họa. Đây đang là một vấn


đề vô cùng quan trọng và cấp bách không chỉ riêng với Việt Nam mà còn
là vấn nạn của toàn cầu trong tình hình hiện nay.
NỘI DUNG
I.

NGUYÊN NHÂN ĐỘNG ĐẤT Ở VIỆT NAM
Động đất thực chất là những rung chuyển đột ngột với tốc độ nhanh

của bề mặt trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận kèm theo sự giải phóng

năng lượng trong thạch quyển. Đây là một loại chuyển động kiến tạo đặc
biệt của vỏ trái đất. Động đất xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau,
thường do các nguyên nhân nội sinh, ngoại sinh và nhân sinh.
1.
Nguyên nhân nội sinh: là nguyên nhân chủ
yếu.
Động đất do sụp lở các hang động ngầm dưới



mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối
luợng lớn.


Động đất do núi lửa, chủ yếu liên quan với các



hoạt động phun nổ của núi lửa.
Động đất kiến tạo liên quan với hoạt động của
các đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là đứt gãy ở rìa các mảng thạch
quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm; liên quan đến hoạt
động macma xâm nhập vào vỏ trái đất làm phá vỡ trạng thái
cân bằng áp lực có trước của đá vây quanh làm đá phát sinh ứng
suất và khi bị đứt vỡ thì xảy ra động đất; liên quan đến sự biến
đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây
co rút và dãn nở thể tích đá làm biến đổi lớn về thể tích cũng

2.




gây ra động đất.
Nguyên nhân ngoại sinh.
Động đất do thiên thạch va chạm vào trái đất.
Động đất do các vụ trượt lở đất đá với khối
lượng lớn.

3.

Nguyên nhân nhân sinh.


Động đất do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá



gần bề mặt (hoạt động khai thác mỏ, xây dựng hồ đập nhân
tạo…) đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng
đất.


Động đất do tác động áp suất cột nước của các

hồ chứa nước, hồ thuỷ điện.
* Nguyên nhân động đất ở Việt Nam
Động đất nước ta thường xảy ra theo quy luật rất rõ ràng và thường
phát sinh trên những đứt gãy đã biết.
Lãnh thổ nước ta thường bị chia cắt bởi những điểm đứt gãy hình
thành do tai biến địa chất. Các điểm đứt gãy này trong quá trình hoạt

động có thể gây ra động đất làm nứt vỡ mặt đất, gây sụt sập, trượt lở,
cũng như làm đổ nhà cửa, cơ sở hạ tầng, mất nước… Theo các nhà khoa
học, tâm chấn động đất được ghi nhận không phân bố ngẫu nhiên, mà tập
trung vào một số đới cụ thể.
Theo PGS.TS Cao Đình Triều, trên lãnh thổ Việt Nam có 10 đới phát
sinh động đất gắn liền với các đới đứt gãy chính:

Đới Lai Châu - Điện Biên: Phát triển dọc theo
đứt gãy Lai Châu - Điện Biên, phương á kinh tuyến, đây là đới


hoạt động rất mạnh.
Đới Cao Bằng - Lạng Sơn: Phương Tây Bắc –
Đông Nam.
Đới Đông Triều - Cẩm Phả: Dạng cánh cung



chạy từ cánh cung Tuyên Quang đến Bắc Giang – Đông Triều Cẩm Phả.


Đới Sông Hồng: Dài khoảng 500km, chủ yếu



phát triển dọc theo đứt gãy sông Hồng và đứt gãy sông Cả.
Đới Sơn La: Phương Tây Bắc – Đông Nam,




phát triển dọc theo hệ thống đứt gãy Sơn La và đứt gãy sông Đà.
Đới Sông Mã: Phương Tây Bắc - Đông Nam,



kéo từ Điện Biên đến Tĩnh Gia (Thanh Hoá).
Đới Sông Cả: Phương Tây Bắc - Đông Nam,
phát triển trong phạm vi đứt gãy sông Cả và đứt gãy Rào Nậy.


Đới Huế - Đà Nẵng: Động đất không xảy ra



thường xuyên như ở vùng Tây Bắc, nhưng cường độ động đất
thường lớn.
Đới Ba Tơ - Củng Sơn: Phương á kinh tuyến,



phát triển trong đới phá huỷ Ba Tơ - Củng Sơn và đứt gãy Sông
Ba.


Đới Thuận Hải - Minh Hải: Phát triển dọc bờ

biển từ Thuận Hải đến Minh Hải.
Hiện nay, một trong những nguyên nhân gây ra động đất ở Việt Nam
là xây dựng các nhà máy thủy điện trên các đới đứt gãy đang hoạt động
ảnh hưởng tới quá trình tích nước. Do vậy nếu không cẩn trọng trong

việc chọn địa điểm xây dựng cũng có thể là nguyên nhân gây động đất.
Các nhà khoa học cũng liên hệ các con đập với những trận động đất xảy
ra thường xuyên hiện nay. Sự xuất hiện của các con đập, các nhà máy
thuỷ điện dẫn tới các hiện tượng như các vết nứt toác lún sâu, rò rỉ nước
từ các lòng hồ xuyên qua các con đập.

Công nhân đang xử lý hiện tượng rò rỉ nước tại thân đập chính
thuỷ điện Sông Tranh 2


Một ví dụ điển hình cho nguyên nhân trên đó là: Tại huyện Bắc Trà
My, thuộc tỉnh Quảng Nam, nơi có công trình thuỷ điện Sông Tranh 2
hoạt động đã xảy ra 11 trận động đất chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày
12/8/2014. Đây cũng đang là sự việc làm đau đầu những người quản lý
và lãnh đạo của tỉnh. Đặt ra một thực trạng trước mắt là làm thế nào để
giải quyết sự việc trên để đảm bảo an toàn cả về tính mạng và cuộc sống
người dân nơi đây.

Khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 lại xảy ra động đất (24/12/2015)
II.
1.

HIỆN TRẠNG ĐỘNG ĐẤT VIỆT NAM
Hiện trạng
Việt Nam được biết đến như một đất nước có mối hiểm hoạ động

đất rất cao. Theo tiến sĩ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng phụ trách (Viện
Vật lý Địa cầu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, động
đất ở Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều hơn, song cường độ không
bằng so với một số trận từng xảy ra trong lịch sử.



Việt Nam từng ghi nhận những trận động đất rất mạnh tới 6,7-6,8
độ Richter tại khu vực Tây Bắc. Trong khi đó ở ngoài khơi, trên thềm lục
địa Đông Nam nước ta cũng đã xuất hiện động đất mạnh 6,1 độ Richter.
Vùng phía Nam cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của động đất.
Trung bình ở Việt Nam có từ hàng chục đến hàng trăm trận động
đất mỗi năm (1-2 độ Richter), hơn 10 chấn động với cường độ xấp xỉ 3
độ Richter.
Từ năm 114 đến năm 2003, đã có 1654 trận động đất được ghi
nhận (có M >= 3 độ Richter).
Từ năm 1990 đến năm 2005, có 2 trận động đất quy mô rung động
cấp 8, 17 trận động đất nhỏ quy mô rung động cấp 7 và 115 trận động đất
quy mô cấp 6-7 phân bố ở nhiều nơi.
Từ năm 2005 trở lại đây, ngày càng xuất hiện nhiều trận động đất
hơn. Có năm nhiều hơn đến 10 trận. Còn về cường độ thì cũng gần như
nhau không có sự tăng giảm mạnh.Ví dụ, năm 2007 ở ngoài khơi Vũng
Tàu - Phan Thiết có động đất 5,3 độ Richter. Năm 2010, có rất nhiều trận
động đất xảy ra ở Việt Nam. Trong đó, trận lớn nhất đạt 5 độ Rịchter.
Còn những trận nhỏ hơn thì xảy ra trên hàng loạt đứt gãy như Mường
Lay - Bắc Yên, Cao Bằng - Tiên Yên, đứt gãy sông Mã, sông Cả…
Những trận động đất này không gây thiệt hại lớn. Đáng chú ý là ở khu
vực Quan Sơn (Thanh Hoá), động đất có gây ra nứt nhà, gây lo lắng cho
người dân. Đầu năm 2011 cũng xảy ra một trận động đất với cường độ
4,7 độ Richter. Từ đầu năm đến 12/8/2014 đã xảy ra 27 trận động đất có
độ lớn từ 2,5 - 4,7 độ Richter. Huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) là khu
vực có tần xuất động đất nhiều nhất với 11 trận, Sơn La 9 trận, Điện Biên
2 trận, các địa phương Thừa Thiên- Huế, Lào Cai, Quảng Ngãi, Nghệ An
mỗi tỉnh một trận. Thời gian gần đây nhất tại huyện Bắc Trà My (Quảng
Nam), nơi có công trình thuỷ điện Sông Tranh 2 hoạt động liên tiếp xảy

ra 2 trận động đất vào ngày 21/2/2015 với cường độ 3,2 độ Richter và


ngày 12/3/2015 với cường độ 2,9 độ Richter gây nhiều hoang mang cho
người dân nơi đây.
Một số đô thị lớn của Việt Nam hiện đang nằm trong khu vực nhạy
cảm cao trước những rung động địa chấn. Hà Nội hiện đang nằm trong
vùng được dự báo là phải chịu chấn động cấp 8. Ở TP.HCM rủi ro địa
chấn lớn nhất có thể phát sinh từ sự lan truyền chấn động địa chấn từ các
vụ động đất mạnh ở phạm vi khu vực và sự khuyếch đại rung động nền
do tác động hiệu ứng nền địa phương gây ra dưới tải trọng của đất. Nền
đất yếu tại khu vực TP.HCM có thể là một yếu tố góp phần không nhỏ
vào sự khuyếch đại rung động địa chấn do các trận động đất gây ra ở cả
phạm vi khu vực địa phương.
Động đất trên lãnh thổ Việt Nam thuộc nhóm kiến tạo, phân bố
dọc thềm các đứt gãy khu vực và các đứt gãy phân nhánh, do tập trung
thành các đới động đất phân bố dọc theo các đới phá huỷ sâu.
Bảng 3.1. Danh sách các vùng có nguy cơ động đất mạnh tại Việt Nam
Địa điểm
Sơn La

Trận động đất Địa điểm
tối đa (Richter)
6.8
Sông Mã – Funmâ

Đông Triều
Sông Cả - Khe Bo
Cao Bằng - Tiên Yên


6.0
6.0
5.5

Cẩm Phả
Phong Thổ-Than Uyên
Mường La - Chợ Bo
Mường Nhé
Sông Hiếu
Trà Bông
Đà Nẵng
Sông POCO
Ba Tơ - Củng Sơn
Tuy Hoà - Củ Chi
Vũng Tàu-Ton Le Sap
Phú Quý 1

5.5
5.5

Sông Hồng, Sông
Rào Nậy
Các khu vực đông
Hà Nội chìm đắm
Sông Lô
Sông Đà

5.5
5.5
5.5

5.5
5.5
5.5
5.5
5.5
5.5

Sông Mã cửa hạ
Hưng Nhượng - T
Huế
Tam Kì-Phước Sơ
Sông Ba
109,5 kinh tuyến
Thuận Hải - Minh
Sông Hậu
Phú Quý 2


Các trận động đất lớn được ghi nhận trong

2.

lịch sử Việt Nam
Năm 1114 động đất gây nứt đất dài gần 30km ở



Huế







Năm 1137 động đất cấp 7 ở lưu vực sông Cả
Năm 1278 động đất cấp 7 ở lưu vực sông Hồng
Năm 1285 động đất cấp 8 ở Đông Nam, Hà Nội
Năm 1355 động đất cấp 7-8 ở Hà Nội
Năm 1584, 1587, 1635, 1637: động đất dọc



sông Mã cấp 7-8 gây sạt núi đổ nhà
Năm 1877, 1882: động đất cấp 7-8 ở Bình
Thuận



Năm 1935 động đất cấp 8-9 ở Điện Biên gây hư



hại nặng nề về nhà cửa
Năm 1953, 1954 động đất cấp 7 ở Lục Yên,
Yên Bái kéo dài tới 30km theo hướng TB-ĐN, hẹp và trùng với




đứt gãy sông Hồng

Năm 1962 động đất cấp 7 ở Bắc Giang
Năm 1970, 1972: động đất cấp 7 ở sông Cầu,
Bình Định
Năm 1983 động đất cấp 8-9 ở Tuần Giao làm 2



người thiệt mạng do dư chấn của trận động đất xảy ra vào ngày
15/7/1983.




III.

Năm 1996 động đất cấp 5 ở Mường Luân,
huyện Điện Biên Động, Điện Biên
Năm 1998 động đất cấp 5 ở vùng Cẩm Phả
Năm 2001 động đất cấp 5,3 ở Điện Biên
HẬU QUẢ ĐỘNG ĐẤT VIỆT NAM

Động đất xảy ra thường gây nên các tác động to lớn đến môi trường
địa chất, tới đời sống của con người. Khi động đất xảy ra thường kèm
theo một số các tai biến sau:
1.

Tai biến sơ cấp


Đối với con người và xã hội

Phá huỷ cơ học các công trình hạ tầng
Khả năng chịu đựng của các kết cấu xây dựng có hạn. Khi có sự

1.1.
1.1.1.

dao động vượt quá giới hạn cho phép, các công trình sẽ bị nứt nẻ, đổ sụp
gây ra những hậu quả lớn về nhân mạng và kinh tế. Tổn thất nhân mạng
thường lớn khi động đất xảy ra vào ban đêm và không được báo trước.
Động đất xảy ra ngày 1/11/1935 ở Điện Biên có độ lớn M = 6,75
độ Richter. Trận động đất đã gây hư hại nặng nề về nhà cửa ở thị trấn
Điện Biên. Còn ở Sơn La, đại bộ phận các tường nhà xây bị nứt nẻ. Tại
vùng chấn tâm, người ta quan sát các tường nứt rộng tới 20cm và đoạn
dài nhất có thể đạt 50m. Tại vùng Lai Châu, chấn động xảy ra cấp 7, gây
hư hại nhà cửa.
Trận động đất năm 1983 đã gây thiệt hại nặng nề nhất cho thị trấn
Tuần Giáo: 30% nhà gạch cấp 4 bị hư hại nặng, tường nứt rộng từ vài cm
đến 10cm. Chỉ nhà gỗ, nhà tre mới ít bị hư hại. Động đất cũng gây hư hại
nhẹ và vừa đối với nhà xây gạch ở các thị xã Lai Châu, Điện Biên và một
số nơi khác. Động đất này đã làm sụt lở các dãy núi trong vùng chấn tâm,
vùi lấp 200 ha ruộng lúa trong thung lũng và nhiều đoạn đường giao
thông nứt rộng đến 10-15 cm, kéo dài từng đoạn từ vài chục mét đến vài
trăm mét trên chiều dài gần 20km nhiều mạch nước bị mất và đồng thưòi
xuất hiện những mạch nước mới. Đá lở đã làm hàng chục người bị chết
và bị thương, nhiều ruộng lúa bị vùi lấp phải 8 thàng sau vùng Tuần Giáo
mới trở lại yên tĩnh. Đây là sự kiện nổi bật trong hoạt động địa chấn hiện
đại ở nước ta.
Động đất Thin Tóc hay còn gọi là động đất Điện Biên xảy ra ngày
19/2/2001, tại khu vực biên giới Việt - Lào, giáp ranh với Tp Điện Biên
có độ lớn M=5,3 độ Richter. Mức độ phá huỷ của động đất khá lớn, gây

thiệt hại nhiều về nhà ở của nhân dân tại Tp Điện Biên, ước tính thiệt hại
hàng trăm tỷ Việt Nam đồng (có thể đạt 200 tỷ đổng, theo thông báo của


Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu cũ), có nhiều người bị thương và đã gây
ra sự hoang mang cao độ cho nhân dân.
Từ đầu năm đến ngày 12/8/2014 đã xảy ra 27 trận động đất. Tuy
nhiên các trận động đất đều có cường độ nhỏ và trung bình, không có khả
năng gây thiệt hại về người và của.

Động đất gây nứt nền nhà ở xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My

Vết nứt xuất hiện trên tường nhà người dân sau một trận động đất ở Bắc Trà My, tỉnh
Quảng Nam.


1.1.2.

Ô nhiễm môi trường - dịch bệnh

Mặt đất bị rung động và biến dạng dẫn đến sự phá vỡ hệ thống các
kho chứa chất độc hại (các kho hoá chất, các cơ sở dầu khí,…). Các chất
độc hại bị đẩy vào môi trường gây ô nhiễm trên diện rộng và hậu quả có
thể kéo dài trong vài năm. Môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh có thể phát
sinh gây nhiều tổn thất.
1.1.3. Lụt lội
Nếu đất bị rung động làm tăng độ khe nứt và độ rỗng trong đất đá
kéo theo sự gia tăng hệ số thấm của nền. Kết quả các hồ chứa nước lớn
như Sơn La thường xuyên xảy ra lũ lụt trên diện rộng gây thiệt hại nặng
nề về cơ sở vật chất cũng như đe doạ đến tính mạng và cuộc sống của

người dân nơi đây.
2. Tai biến thư cấp
Theo đánh giá của các nhà khoa học, động dất là một trong những tác
nhân gây ra thảm hoạ sóng thần, sạt lở đất.
2.1. Sóng thần
Khi hai mảng địa tầng dưới đáy biển (đáy đại dương) va chạm vào
nhau gây nên động đất dưới đáy biển (đáy đại dương) làm hình thành
sóng thần. Nhưng cũng không phải mọi cơn địa chấn nào dưới đáy biển
(đáy đại dương) cũng làm hình thành sóng thần. Giới chuyên gia nhận
định sóng thần chỉ xảy ra sau động đất nhờ sự kết hợp của 3 yếu tố sau:
cường độ địa chấn, hướng dịch chuyển của mảng địa tầng và địa hình đáy
biển, mảng địa tầng chỉ dịch chuyển nhẹ theo phương thẳng đứng, mảng
địa tầng dịch chuyển theo phương ngang. Đáy biển chuyển động càng
mạnh theo phương thẳng đứng thì độ cao của sóng thần càng tăng. Sức
mạnh của sóng thần sẽ tăng tới mức khủng khiếp nếu tâm chấn của động
đất nằm dưới đáy đại dương và mảng địa tầng dịch chuyển mạnh theo
phương thẳng đứng.


Sóng thần xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, nhưng thường xuyên nhất ở
Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, vẫn chưa có sự thống nhất ngay trong
giới Khoa học Việt Nam về nguy cơ sóng thần. Bởi lẽ, vẫn chưa có
chuyên ngành nghiên cứu về sóng thần. Nhưng theo PGS.TS Vũ Thanh
Ca (Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng Công nghệ mới, Viện Khí
tượng thuỷ văn thì: “Không thể mất cảnh giác với nguy cơ sóng thần”.
Các kết quả điều tra về sóng thần ở ven biển nước ta chủ yếu dựa vào
ghi chép trong các tài liệu trong lịch sử hoặc dựa trên trí nhớ của người
dân vùng ven biển. Có một trong ba sự kiện đáng tin nhất về sóng thần
tại bờ biển nước ta có liên quan đến động đất:
Sóng thần xảy ra tại vùng biển Nha Trang, Khánh Hoà vào năm 1923.

Sự cố này liên quan đến động đất 6,1 độ Richter ở vùng biển Vũng Tàu,
Phan Thiết (năm 1923). Sóng thần đã từng phá hỏng chuồng ngựa của
bác sĩ Alexandre Yersin ở Nha Trang khi mà chuồng ngựa của ông cách
bờ biển 5-6 m.
2.2. Sạt lở đất
Động đất ở Điện Biên năm 1935 làm cho vùng chấn tâm đất nứt
rộng đến 20cm có đoạn dài đến 50m.
Động đất năm 1983 tại Tuần Giáo gây ra sụt lở các vùng núi ở
vùng chấn tâm, lở đá, làm nhiều người thiệt mạng.


Lòng đất phát nổ gây trượt lở, sụt lún đất tạo rãnh sâu hơn 2 m sát khu vực đập
chính công trình thuỷ điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My.

IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU THIỆT HẠI ĐỘNG ĐẤT
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, cho biết
trong mấy năm gần đây, động đất trung bình và nhỏ vẫn thường xuyên
xảy ra trên lãnh thổ và thềm lục địa Việt Nam. Nói như vậy không có
nghĩa là Việt Nam không có động đất mạnh.
Hiện nay, chỉ tính riêng vùng Tây Bắc, nơi có nguy cơ chịu ảnh
hưởng của những trận động đất mạnh có khoảng 1,5 triệu người đang
sinh sống, ngoài những công trình quan trọng ít chịu ảnh hưởng, còn lại
đều có nguy cơ tiềm ẩn bất cứ khi nào cũng có thể gánh chịu những hậu
quả nghiêm trọng mỗi khi có động đất mạnh.
Đối với những vùng được đánh giá có khả năng xảy ra động đất cấp 78 trên bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ Việt Nam, khi xác định các
công trình, nhất là các vật liệu yếu đối với tác động của động đất như:
gạch ngói, vôi vữa,… đều phải tính đến các điều kiện kháng chấn.


Vì vậy, cần có những biện pháp thích hợp để giảm thiểu thiệt hại khi

có động đất đất xảy ra.
1.

Phân vùng phát sinh động đất
Kinh nghiệm đã chứng tỏ rằng: những trận động đất sẽ xảy ra tại

những vùng nó đã từng xảy ra trước đó và trên một vùng lãnh thổ nên cần
vạch ra những vùng có các hoạt động động đất khác nahu. Đó là nội dung
của công tác phân vùng động đất.
Nhiệm vụ của phân vùng đới phát sinh động đất là phải chỉ ra được
mức độ nguy hiểm của động đất đối với từng vùng khác nhau trong lãnh
thổ nghiên cứu. Nguyên tắc chung nhất, việc xác định các đới phát sinh
động đất được tiến hành tuần tự theo các bước sau:

Thiết lập các hệ thống đứt gãy lãnh thổ nghiên
cứu trên cơ sở tổ hợp tài liệu địa chất - vật lý và các kết quả nghiên
cứu về đặc trưng cấu trúc của vỏ Trái Đất, bất đồng nhất vận tốc
sóng, …
Xác lập các đới đứt gãy trên cơ sở dấu hiệu



biểu hiện họat động theo tài liệu địa chất vật lý và các tai biến địa
động lực xảy ra.


Xác định nguồn phát sinh động đất trên cơ sở




biểu hiện hoạt động động đất gắn liền với các đứt gãy hoạt động.
Liên kết nguồn có đặc trưng kiến trúc - địa
động lực tương tự thành một đới phát sinh động đất. Đới phát sinh
động đất có phạm vi bao phủ toàn bộ diện tích một hệ thống đứt
gãy (hay nhiều hệ thống đứt gãy), trong đó đã xác định được sự tồn
tại của một hay nhiều vùng nguồn và có biểu hiện đặc trưng kiến



trúc - địa động lực tương đồng.
Khi xây dựng bản đồ phân vùng động đất thì tất
cả các dữ liệu về địa chấn lớn được thể hiện trên mặt đất đối với
một điều kiện nền đất chung, tức điều kiện nền đất trung bình cho
khu vực nghiên cứu phải được thu thập và ảnh hưởng của điều kiện
nền đất được thể hiện bằng việc tăng hoặc giảm cấp động đất. Bởi


vậy cần thiết phải hiệu chỉnh cho tăng hoặc giảm đi một cấp. Tại
những khu vực dân cư có các công trình xây dựng quan trọng, việc
nghiên cứu về động đất đòi hỏi phải làm đầy đủ hơn và đây cũng là
nội dung của công tác phân vùng nhỏ chi tíêt hoặc phân vùng động
đất.
2.

Nghiên cứu đánh giá động đất cực đại
Có nhiều phương pháp đã được áp dụng để tính Magnitude động

đất cực đại (Mmax) cho các vùng nguồn phát sinh động đất. Theo tài liệu
sử dụng có thể phân chia như sau:


Theo tài liệu địa chất, địa vật lý chủ yếu được
PGS.TS Cao Đình Triều và sau đó là Nguyễn Thanh Xuân (19771999) cho thấy có thể đánh giá độ ngu hiểm của động đất bằng
công nghệ GIS sử dụng tư liệu viễn thám, trong các công trình trên


đều tìm được Mmax đối với mỗi vùng nghiên cứu.
Theo thống kê địa chấn: Tại Việt Nam, áp dụng
tính Mmax theo thống kê chủ yếu các tác giả sử dụng hàm phân bố



cực trị theo Gumbel.
Theo phương pháp tất định mới, có nghĩa là
đánh giá cực đại động đất trên cơ sở chiều dài của đứt gãy phát
sinh động đất

3.

Vi phân vùng nhỏ động đất ở Việt Nam
Công tác vi phân vùng động đất ở Việt Nam chủ yếu được tiến

hành theo yêu cầu thiết kế kháng chấn cho các công trình xây dựng thế
kỷ, tức là công trình xây dựng với độ bền sử dụng trên 100 năm.
4.
Nghiên cứu dự báo động đất ở Việt Nam
Nghiên cứu dự báo động đất ở Việt Nam hiện tại chỉ dừng lại ở
mức hết sức sơ lược, chưa có một đề án nào đề cập tới nghiên cứu dự báo
ngắn hạn động đất ở nước ta. Chỉ có một số công trình nghiên cứu đề cập
tới bài toán dự báo dài hạn và trung hạn động đất.
Việc dự báo trung hạn động đát được tiến hành bằng 2 thuật toán:

CN và M8 hoặc M85. Các kết quả nghiên cứu dự báo động đất theo quy


hướng này cho pháp nhận định các khu vực có nguy cơ xảy ra động đất
cấp độ ấn định trong khoảng thưòi gian 5 năm tới.
5.
Nghiên cứu các biện pháp kháng chấn cho
công trình xây dựng
Các công trình xây dựng có thể được tính toán với tải trọng tĩnh
hoặc động và vật liệu làm việc trong giới hạn đàn hồi nhưng tỷ số tải
trọng địa chấn tác động so với trị số tính toán ở hệ đàn hồi được gảm
xuống khoảng 1/2-1/5 hoặc thậm chí lớn hơn tuỳ thộc vào cấp độ dẻo của
kết cấu.
Việc giảm tải trọng địa chấn được kết hợp với các biện pháp cấu
tạo các kết cấu chịu lực cũng như các vùng tới hạn của chúng sao cho
năng lượng của các trận động đất mạnh tác động vào công trình được
phân tán qua các biến dạng dẻo lớn để không làm cho chúng sụp đổ.
Tuy nhiên, vấn đề kháng chấn nhà và công trình ở Việt Nam đang
còn nhiều bất cập vì chúng ta chưa có được bộ tiêu chuẩn kháng chấn
thật hoàn chỉnh cho riêng mình.

6. Những điều cần chú ý khi động đất mạnh xảy ra
a, Xác định nhanh chóng các thông số động đất
- Sau khi động đất mạnh xảy ra, cần nhanh chóng biết được địa
điểm và các thông số của nó như: vị trí chấn tâm magnitude của trận
động đất đó, thời gian xảy ra, độ sâu chấn tiêu,… Điều này được thực
hiện nhanh chóng bởi cơ quan chức năng là Viện Vật Lý Địa Cầu với
một hệ mạng trạm phân bố trên toàn lãnh thổ.
b, Đối với các cấp chính quyền địa phương
- Khi động đất xảy ra tuỳ theo độ mạnh của chúng, các cơ quan

chức năng nơi xảy ra động đất cần thực hiện các công việc sau:
+ Liên lạc với cơ quan thường trực Trung ương, liên hệ với cơ
quan chức năng quan sát sự kiện này tại địa phương (các đài Vật Lý Địa
Cầu) hoặc ở Trung uơng (Viện Vật Lý Địa Cầu, Uỷ ban tìm kiếm cứu
nạn trung ương… ) để có các thông tin về trận động đất.


+ Đối với trận động đất trung bình (cảm thấy rung lắc nhà ở mức
độ nhẹ), chính quyền địa phương cần thu nhận thông tin từ các cơ quan
chức năng nhằm ổn định trị an khu vực, tránh kẻ xấu lợi dụng phao tin
đồn nhảm gây hoang mang cho quần chúng nhân dân.
+ Đối với động đất mạnh tính chất phá huỷ: Các cơ quan chuyên
ngành nhanh chóng qua hệ thống trạm Quốc gia xác định vị trí, địa điểm
xảy ra động đất trên lãnh thổ cùng các thông số của nó, thông báo cho
Chính phủ để Nhà nước có những thông báo kịp thời nhằm hạn chế các
hậu quả do động đất gây ra.
+ Tại các vùng thường xuyên có động đất, các cấp chính quyền cần
thường xuyên vận động, tuyên truyền để cán bộ, nhân dân trong khu vực
hiểu biết về hiện tượng này. Đồng thời, biết cách xử lý đúng đắn khi một
trận động đất xảy ra.
c, Nhân dân trong khu vực xảy ra động đất
- Đối với động đất trung bình và yếu: Nếu trong địa phương cảm
nhận được động đất chỉ gây ra hư hại nhẹ, đồng bào cần bình tĩnh, thông
báo nhanh chóng cho các cấp chính quyền nơi cư trú về những thông tin
mình thu nhận được. Nhân dân cần bình tĩnh, giữ gìn trật tự trị an trong
khu vực, không hoang mang, dao động, không nghe tin đồn nhảm.
- Đối với động đất mạnh và phá huỷ:
+ Nếu trong khu vực dân cư sinh sống chịu động đất mạnh mang
tính phá huỷ sau khi đợt dao động mạnh xảy ra gây thiệt hại về nhà cửa,
các tầng lớp nhân dân không nên hoảng loạn mà theo hướng dẫn, chỉ đạo

của chính quyền địa phương di chuyển đến các nơi an toàn tạm thời nhằm
tránh thiệt hại do động đất gây ra cũng như tạo điều kiện cho công tác
cứu hộ sau này.
+ Nếu khi động đất mạnh xảy ra nhân dân còn kẹt trong các nhà
cao tầng thì trước mắt mọi người nhanh chóng tìm kiếm chỗ trú tạm thời
trong khu nhà như các gầm bàn, khung chịu lực cửa ra vào, chân gầm cầu
thang, …, sau đó theo hướng dẫn của ban quản lý khu nhà nhanh chóng
rời khỏi khu nhà đang bị phá huỷ.


KẾT LUẬN
Những thiệt hại, tổn thất mà thảm hoạ “động đất” để lại là vô cùng
nặng nề. Mặc dù, động đất xảy ra là do quy luật biến đổi của thiên nhiên
và cũng do lỗi của con người gây nên nhưng chúng ta phải hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước những gì chúng ta đã gây ra. Cuộc sống của con
người sẽ ra sao khi thiên nhiên nổi giận? Chính hành động của con người
sẽ là câu trả lời cho câu hỏi đó…
Một trong những vấn đề đang được dư luận quan tâm, là mối lo ngại
của người dân và cũng là thách thức đối với các nhà lãnh đạo, quản lý
trước thực trạng động đất xảy ra ngày càng nhiều tại khu vực công trình
thuỷ điện Sông Tranh 2 đang hoạt động. Dù với cường độ trung bình và
nhỏ nhưng nó cũng đe doạ đến tính mạng và cuộc sống của người dân
huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Sự việc này cũng đã được Nhà
nước tìm cách giải quyết đó là cho ngừng việc tích nước tại công trình
thuỷ điện này. Cũng có nghĩa là vốn đầu tư 5,194 tỷ đồng cho thuỷ điện
Sông Tranh 2 đã trôi theo dòng nước. Đây sẽ là bài học để Việt Nam rút
kinh nghiệm trong việc lựa chọn địa điểm để xây dựng các đập thuỷ điện.
Tuyệt đối không được xây dựng các nhà máy thuỷ điện trên các đới đứt
gãy đang hoạt động ảnh hưởng đến quá trình tích nước và gây hậu quả
nghiêm trọng về sau.



Trong thời gian mực nước ở thủy điện Sông Tranh 2 rất thấp nhưng vẫn xảy ra
động đất khiến người dân hoang mang.

Đến nay, các nghiên cứu khoa học xác định mức động đất mạnh nhất
tại Việt Nam vẫn còn nhiều bàn luận. Nhưng theo đánh giá chung nhất
của các chuyên gia địa chấn Việt Nam cho rằng, động đất mạnh nhất có
thể xảy ra là ở khu vực Tây Bắc. Với cường độ cực đại có thể bằng 7, còn
các vùng khác thì thấp hơn. Điều đó cho chúng ta thấy rằng: Tuy không
nằm trong vành đai lửa của những khu vực có động đất mạnh trên thế
giới, nhưng việt Nam không là ngoại lệ. Khả năng ít bị động đất không
đồng nghĩa với việc không xảy ra động đất. Động đất là một thiên tai
diễn ra bất ngờ nên yêu cầu xây dựng một chiến lược phòng tránh và
giảm nhẹ hậu quả động đất ở Việt Nam là rất cần thiết. Vì vậy, trong xã
hội, chương trình giáo dục kỹ năng khi gặp thiên tai cần phải được quan
tâm và phổ cập rộng rãi để cộng đồng người dân biết cách ứng phó trong
trường hợp xảy ra động đất. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm về
phòng chống thiên tai thảm hoạ cần cảnh báo bằng khẩu hiệu hành động:
“Thảm hoạ động đất xảy ra không hề báo trước nhưng chúng ta đã sẵn
sàng” để chuẩn bị tinh thần ứng phó, giảm nhẹ những thiệt hại, tổn
thương có thể xảy ra.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS Cao Đình Triều: Tai biến động đất và

1.

sóng thần.

Phạm Văn Thục: Địa chấn học và tai biến địa

2.

chấn tại Việt Nam.
* Nguồn thông tin từ các trang web:

/>
khichon-dia-diem-xay-dung-thuy-dien-song-tranh-2.html
/>


dap/nguyen-nhan-gay-ra-hien-tuong-dong-dat_70_36311_1.html
/>


dong-dat-o-viet-nam-trong-nua-nam-qua-3035027.html
/>


bao-gan-400-tran-dong-dat-tai-Viet-Nam/79/14639969.ep
/>14/a27.htm





/> />%C4%91%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BA%A5t
/>




×