Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.43 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT & DU LỊCH LÀO CAI

NGUYỄN THỊ YẾN LOAN

VẬN DỤNG CÁC TRÒ CHƠI VÀO TRONG CÁC TIẾT HỌC
ÂM NHẠC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 XUÂN GIAO
BẢO THẮNG – LÀO CAI

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM ÂM NHẠC PHỔ THÔNG

Lào Cai, 11 - 2013


I. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Trong bất kỳ thời đại nào thì âm nhạc cũng luôn đóng vai trò quan trọng đối
với đời sống của con người. Âm nhạc khiến con người trở nên vui vẻ hơn, làm việc
hiệu quả hơn. Trong giáo dục nhà trường cũng vậy, đặc biệt đối với trường tiểu
học, bộ môn âm nhạc góp phần không nhỏ trong việc bồi dưỡng, giáo dục thẩm mỹ
và nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc đối với các em. Trường tiểu học số 2 Xuân
Giao là trường có đa số học sinh là dân tộc thiểu số, việc đưa môn Âm nhạc vào
giảng dạy là vô cùng cần thiết vì hoàn cảnh của các em học sinh ở đây rất khó
khăn, không có điều kiện được tiếp xúc nhiều với Âm nhạc.
Tuy nhiên việc học các môn Toán, Tiếng việt chiếm khá nhiều thời lượng
chương trình học của các em. Môn Âm nhạc chỉ được coi là môn phụ, nhưng theo
“ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Âm nhạc” thì trong một giờ
học Âm nhạc với thời lượng 35 phút một tiết học thì giáo viên vẫn phải đảm bảo
đầy đủ kiến thức kỹ năng cơ bản của bài học. Nếu giáo viên chỉ dạy theo kiểu
truyền thụ, nhồi nhét kiến thức yêu cầu học sinh phải tiếp thu, phải ghi nhớ thì sẽ


làm cho các em trở nên chán ghét và không thích học Âm nhạc bởi vì trình độ của
các em có hạn và không phải em nào cũng có năng khiếu và yêu Âm nhạc.
Một bài hát bao giờ cũng được hoàn thiện trong 2 tiết. Tiết 1 là học bài hát,
tiết 2 là ôn tập. Có nhiều bài hát các em đã được biết từ trước ( học ở mẫu giáo
hoặc được học khi tham gia sinh hoạt hè tại địa phương…) nên giáo viên chỉ cần
dậy một thời gian ngắn là các em có thể hát và thuộc ngay bài hát. Nếu những tiết
ôn tập mà giáo viên bắt các em hát đi hát lại bài hát mà các em đã quá thuộc thì sẽ
làm các em rất nhàm chán. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng một
cách sáng tạo các trò chơi âm nhạc phù hợp với không gian lớp học là một việc
làm cần thiết nhằm gây hứng thú cho các em. Điều đó đã tạo cho các tiết học thêm
vui tươi, sinh động đáp ứng được tính chất đặc thù của phân môn “ Học mà chơi,
chơi mà học”.


Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự
phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ
thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện
hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở
bậc tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành ca sĩ, nghệ sĩ, nhạc sĩ,
nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu,
đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em
phát triển hài hoà, toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
Phân môn Âm nhạc cùng với các môn học khác trong nhà trường, có nhiệm vụ
quan trọng trong hình thành ở người học những nhân cách sống của con người lao
động mới, trong thời đại mới, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, tự do
được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống.
Phân môn Âm nhạc mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh
và tác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ,
giáo dục thẩm mỹ. Trong mục tiêu chung của của chương trình tiểu học, phân môn
Âm nhạc đã giảm nhẹ phần kiến thức mà tăng cường các hoạt động và trò chơi Âm

nhạc. Vì vậy trong chương trình Âm nhạc tiểu học, dạy học sinh học bài hát phải
kết hợp với các hoạt động như: gõ đệm, vận động phụ hoạ, một vài động tác múa,
các trò chơi Âm nhạc. Trò chơi âm nhạc là một hoạt động rất cần thiết trong giờ
học Âm nhạc. Qua nhiều năm thực hiện chương trình thay sách, qua thăm lớp dự
giờ, tham khảo các tài liệu, và trao đổi với các đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng
chúng ta có thể “làm mới” giờ dạy của mình bằng nhiều hình thức phong phú, hấp
dẫn. Trong số đó “Trò chơi Âm nhạc” là cách làm đang được giáo viên chúng ta
khai thác nhiều. Đây là cách giúp giáo viên có thể trình bày vấn đề một cách sinh
động, thu hút, dễ lôi cuốn học sinh tham gia giao tiếp một cách tự nhiên, hứng
thú…Sách “Hướng dẫn tổ chức Trò chơi Âm nhạc” hướng dẫn nhiều trò chơi hay.
Tuy nhiên có một số trò chơi đòi hỏi phải có thời gian thoải mái, không gian rộng
rãi để người tham gia có thể đổi chổ, di chuyển. Nhưng các phòng học của chúng


ta không thể làm được điều đó. Hơn nữa sự chuyển dời, đổi chổ trong giờ học sẽ
không tránh khỏi ồn ào, mất trật tự làm ảnh hưởng đến các lớp xung quanh, không
đáp ứng được với thời gian quy định của mỗi tiết học.Chính vì lẽ đó mà nhiều
người trong chúng ta thay vì phải áp dụng thường xuyên thì chỉ thỉnh thoảng mới
làm, còn thì vẫn dạy “chay”, chưa thoát khỏi phương pháp cũ. Qua quá trình
nghiên cứu và thực hiện trên lớp chúng tôi đã lựa chọn và sáng tạo thêm một số trò
chơi tiêu biểu mà chúng tôi đã áp dụng cho hầu hết các tiết dạy âm nhạc. Chúng tôi
thấy các trò chơi này có những điểm khá thuận tiện như sau: Dễ dàng chuẩn bị,
không đòi hỏi giáo viên phải đầu tư quá nhiều thời gian, công sức. Có thể kéo dài
hay rút ngắn tuỳ thời gian mà mình có mà không ảnh hưởng đến nội dung. Học
sinh có thể ngồi tại chổ của mình để tham gia, nếu có phải di chuyển thì chỉ một
vài em mà thôi. Không cần vật dụng cồng kềnh và trên hết, nó vẫn đảm bảo được
tính khoa học, giáo dục và bám sát nội dung bài học. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài
tiểu luận tốt nghiệp của mình là: “Vận dụng các trò chơi vào trong các tiết học
âm nhạc tại trường tiểu học số 2 Xuân Giao, Bảo Thắng, Lào Cai”.
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học

ở nước ta còn hết sức mới mẻ, vấn đề học và kết quả học tập của các em là rất quan
trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính
vừa sức mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa
còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo
điều kiện của gia đình và toàn xã hội. Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn
học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với các môn học khác, tuy nó
không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng lại đòi hỏi người học phải có
sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này
không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh
những phút giây thư giãn, thoải mái. Thông qua những câu hát, những lời ca,
những cử chỉ, những điệu bộ, múa vận động phụ hoạ và đặc biệt là các trò chơi âm
nhạc giúp các em thêm yêu thích Âm nhạc và ước mong được học âm nhạc. Trang


bị cho học sinh tri thức, kĩ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho các hoạt động khác
nhau trong cuộc sống, rèn luyện nếp sống văn minh, lành mạnh, phát triển hứng
thú, hình thành thói quen tự tập luyện và tự tổ chức các trò chơi âm nhạc. Góp
phần tích cực vào việc hình thành thói quen đạo đức, phát triển trí tuệ, thẩm mĩ,
phát hiện và bồi dưỡng những hạt nhân năng khiếu. Trong quá trình học tập còn
giúp các em biết cách ứng dụng những trò chơi âm nhạc dân gian vào hoạt động
học tập và sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường. Từ đó, để học sinh có thể lĩnh
hội, khám phá và chiếm lĩnh kiến thức thì người giáo viên phải thường xuyên có
những biện pháp kích thích học sinh hứng thú, tự giác, tích cực trong giờ học nhằm
giúp học sinh lĩnh hội tối đa kiến thức. Tóm lại: Người giáo viên cần phải đổi mới
phương pháp dạy học, tìm những trò chơi âm nhạc phù hợp với nội dung tiết dạy
để giúp học sinh học tập, tích cực hoạt động, tự giác tri thức phát huy tư duy sáng
tạo và các tố chất cho học sinh.
2. Thực trạng giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu học số 2 Xuân
Giao:
Trường Tiểu học số 2 Xuân Giao là một trường nằm ở xã Xuân Giao, huyện

Bảo Thắng. Cách trung tâm huyện Bảo Thắng khoảng 15km và cách thành phố
Lào Cai khoảng 35km. Nhà trường được chia làm 5 điểm trường: trung tâm, phân
hiệu Mỏ, phân hiệu Mường, phân hiệu làng Hà và phân hiệu làng Chành.
Tổng số học sinh là 302 em, được chia thành 18 lớp nhưng phân bố không đồng
đều, có những phân hiệu chỉ có 1 lớp và có 10 học sinh. Các em chủ yếu là dân tộc
Dao, Tày, Xa Phó…điều kiện hoàn cảnh rất khó khăn ( có đến gần 200 em thuộc
gia đình hộ nghèo). Nhà trường cũng chỉ có 1 chiếc đàn và chỉ được sử dụng chủ
yếu ở trường chính còn các phân hiệu không được sử dụng vì đường xá đi lại khó
khăn và cũng chưa có điện.
Trong trường hiện nay, mặc dù thời gian biểu cũng như phân lượng thời gian
số tiết cho các môn học rất rõ ràng nhưng ở môn Âm nhạc nhiều khi vẫn mang tính


chất là môn phụ. Bởi vì khối lượng kiến thức Toán và Tiếng Việt rất nhiều nên
phân môn Âm nhạc bị lấn lướt và bị cắt giảm thời lượng.
Một số gia đình phụ huynh quan niệm về môn hát nhạc là môn phụ nên ít
quan tâm đến sở thích và năng khiếu của các em. Mặt khác môn hát nhạc là môn ít
tiết nên mỗi nhà trường chỉ có một giáo viên. Việc học hỏi trao đổi kinh nghiệm
qua các tiết dạy đặc trưng của môn học thì hầu như không có nên hạn chế đến việc
học hỏi và phát huy sáng tạo của cô và trò. Do vậy để các em học tốt và có hứng
thú học tập bộ môn này, đòi hỏi người thầy giáo phải có một phương pháp truyền
đạt, phương pháp thu hút, tạo sự hứng thú cho các em với môn học. Ở lứa tuổi này
trẻ hiếu động, ham hiểu biết, thích được tham gia các hoạt động vì vậy tổ chức trò
chơi âm nhạc gây được nhiều hứng thú cho các em.
Chính vì vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
hoạt động của học sinh trong phân môn Âm nhạc là vấn đề nóng bỏng, bức xúc,
cần thiết giúp học sinh chủ động trong các hoạt động, tự chiếm lĩnh, tự tìm kiếm
kiến thức mới tốt hơn, trở thành những người năng động, sáng tạo, làm bước đà để
học sinh thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Những vấn đề trăn trở
và tồn tại trên là động lực thúc đẩy tôi nghiên cứu thực tế giảng dạy, tìm tòi tham

khảo sách báo, tạp chí, băng đĩa… để có thể “Vận dụng các trò chơi Âm nhạc phù
hợp nhằm gây hứng thú học tập cho các em”.
II. NỘI DUNG:
1. Vận dụng các trò chơi vào trong các tiết học Âm nhạc:
Giải pháp để có một tiết học Âm nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh
trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên.
Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập với môn Âm nhạc, các trò chơi âm
nhạc.Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước tiến hành để
truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học một cách dễ hiểu nhất, trong đó
việc tổ chức các trò chơi âm nhạc góp phần không ít cho hiệu quả một bài dạy.
Thông thường, trong chương trình học hát ở Tiểu học, việc dạy một bài hát từ đầu


đến khi hoàn chỉnh phải thông qua 2 tiết học. Trong đó, tiết đầu dạy lời ca mới, tiết
2 củng cố, sữa chữa lời của tiết trước, luyện tập củng cố cách gõ đệm theo phách,
theo nhịp, theo tiết tấu lời ca (tuỳ từng bài), ôn luyện, tập vận động phụ hoạ và
trình bày bài hát. Có nhiều bài hát các em đã được biết từ trước nên học rất nhanh
thuộc. Đến tiết ôn tập nếu giáo viên không đổi mới phương pháp học sẽ rất dễ gây
nhàm chán cho các em. Vì vậy tổ chức ôn theo hình thức tổ chức các trò chơi là vô
cùng cần thiết.
Khi tổ chức trò chơi âm nhạc, giáo viên làm mẫu hoặc hướng dẫn cụ thể
từng trò chơi, không đưa những trò chơi không phù hợp hoặc thái quá.Tổ chức cho
từng nhóm học sinh thi đua nên các em sẽ hăng hái học tập hơn. Mặt khác cần phải
tổ chức cho tất cả các học sinh đều được tham gia trò chơi Âm nhạc. Vì vậy tùy
vào yêu cầu của từng tiết mà giáo viên tổ chức các trò chơi sao cho phù hợp, giúp
học sinh nắm được bài học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Trong thực tế
giảng dạy, tôi đã thực hiện đầy đủ các bước trên và thấy các em rất say mê hứng
thú học tập do đó kết quả đã nâng lên rõ rệt. Sau đây tôi xin được trình bày một số
trò chơi Âm nhạc mà tôi thường áp dụng trong các giờ dạy.
2. Một số trò chơi được vận dụng trong các tiết học Âm nhạc:

Trò chơi: “Hát to – hát nhỏ”.
Tác dụng: Giúp học sinh ôn tập lại bài hát một cách hứng thú, thông qua trò chơi
học sinh biết được sắc thái to, nhỏ qua ký hiệu tay trong mỗi bài hát.
Chuẩn bị: Một số bài hát đã học.
Cách chơi: Giáo viên quy ước ký hiệu tay: Khi giáo viên giơ 2 tay cách xa nhau thì
học sinh hát to, 2 tay thu lại gần thì học sinh hát nhỏ hơn, khi 2 tay chạm vào nhau
thì học sinh hát thầm.
Lưu ý: Trò chơi này có thể thực hiện ở trường chính cũng như trong phân hiệu,
thích hợp với các tiết ôn bài hát.
Giáo viên có thể trực tiếp cho học sinh chơi hoặc gọi một vài em trong lớp lên
bảng ra ký hiệu để các bạn trong lớp hát theo.


Trò chơi “Cùng hoà tấu”.
Tác dụng: Giúp học sinh vừa học hát vừa tập sử dụng các nhạc cụ gõ đệm cũng
như vỗ tay đúng phách, đúng nhịp, đúng tiết tấu lời ca.
Chuẩn bị: Các nhạc cụ gõ thanh phách, song loan, trống nhỏ.
Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm:
Nhóm 1: song loan
Nhóm 2: thanh phách
Nhóm 3: trống nhỏ
Giáo viên cho biết hiệu lệnh:
Giáo viên đưa 1 ngón tay : Nhóm 1 vừa hát vừa kết hợp dùng nhạc cụ song
loan gõ đệm theo.
Giáo viên đưa 2 ngón tay : Nhóm 2 vừa hát vừa kết hợp dùng nhạc cụ thanh
phách gõ đệm theo.
Giáo viên đưa 3 ngón tay : Nhóm 3 vừa hát vừa kết hợp dùng nhạc cụ trống
nhỏ gõ đệm theo.
Giáo viên xoè cả 5 ngón tay : Tất cả 3 nhóm cùng hát và gõ đệm.
Cuối cùng giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm nào thực hiện hiệu lệnh, hát và

kết hợp nhạc cụ đúng nhất.
Lưu ý : Trò chơi này chỉ có thể thực hiện sau khi học sinh đã thuộc lời ca, hát đúng
giai điệu, đúng tiết tấu. Giáo viên có thể thay đổi hình thức chơi theo nhóm hoặc tổ
bằng cách cử đại diện từng nhóm hoặc tổ thi đua (mỗi nhóm hoặc tổ cử một em
tham gia). Nếu những nơi khó khăn không đủ nhạc cụ gõ, giáo viên có thể thay thế
bằng cách cho học sinh vỗ tay hoặc gõ nhẹ lên mặt bàn.
Trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”.
Tác dụng: Giúp học sinh nhớ lại giai điệu các bài hát đã học và nâng cao độ nhạy
cảm Âm nhạc của các em.
Chuẩn bị: Đàn phím điện tử.


Cách chơi: Giáo viên đàn giai điệu một câu hát trong bài đã học, các em nghe và
đoán xem đó là câu hát nào và hát lại câu hát đó.
Lưu ý: Trò chơi này có thể được thực hiện ở cuối các tiết học bài mới ( khi củng
cố bài học) hoặc trong những tiết ôn những bài hát đã học.
Tuỳ theo thời gian học tập và khả năng của học sinh để càng về sau giáo viên có
thể nâng cao hơn về nội dung. ( Hình thức này tôi chủ yếu áp dụng ở trường chính
vì ở đây có thể sử dụng được đàn).
Trò chơi “Đố bạn đoán đúng”.
Tác dụng: Giúp học sinh nhớ lại các câu hát , bài hát đã học và nâng cao khả năng
cảm thụ âm nhạc.
Chuẩn bị: Nhạc cụ gõ đệm, các thăm ghi tên bài hát hoặc câu hỏi. Học sinh chuẩn
bị động tác múa minh hoạ.
Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 3, 4 nhóm, mỗi nhóm cử một em lên tham gia
trò chơi. Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi bốc thăm. Trong mỗi thăm sẽ có
tên của một bài hát hoặc câu hỏi mà các em đã học. Sau đó mỗi em sẽ tự chọn hình
thức: vỗ, gõ tiết tấu lời ca hoặc dùng động tác múa minh họa để diễn tả bài hát
hoặc câu hỏi mà mình bốc trúng.
Lưu ý: Không được hát mà chỉ được diễn tả bằng hai hình thức trên. Các em sẽ lần

lượt diễn tả trước lớp để các bạn dưới lớp đoán tên bài hát, hoặc đóan câu hỏi. Nếu
nhóm nào đoán đúng tên bài hát hoặc câu hỏi sẽ được ghi điểm, đồng thời em nào
diễn tả để các bạn đoán đúng được tên bài hát cũng được ghi điểm cho nhóm của
em đó. Sau mỗi lần học sinh đoán được tên bài hát, giáo viên sẽ đệm đàn để cả lớp
cùng hát lại bài hát, vỗ theo tiết tấu bài hát.
Với trò chơi này rất thích hợp trong các tiết ôn tập và có thể áp dụng rộng rãi cho
tất cả các phân hiệu.
Trò chơi: “ Nghe hát tìm đồ vật”.
Tác dụng: Giúp học sinh ôn tập bài hát nhiều lần mà không gây nhàm chán.


Chuẩn bị: Một đồ vật để các em tìm kiếm ( Có thể là một vật hoặc cũng có thể là
một phần quà).
Cách chơi: Giáo viên mời một em lên bảng đứng quay lưng xuống lớp, giáo viên
sẽ để vật cần tìm vào trong ngăn bàn của một em bất kỳ trong lớp và quy ước với
học sinh: Nếu bạn đi tìm mà đến gần khu vực có giấu đồ vật thì cả lớp sẽ hát to còn
nếu bạn đi xa khu vực giấu đồ vật khì cả lớp sẽ hát nhỏ.
Lưu ý: Với bài hát ngắn có thể yêu cầu học sinh hát 2 đến 3 lần, còn với bài hát dài
có 2 lời thì chỉ hát 1 lần. Nếu hết thời gian hát mà bạn học sinh đó không tìm được
đồ vật thì bạn đó sẽ bị phạt hát và biểu diễn lại bài hát mà các bạn vừa hát một lần.
Khi chơi yêu cầu học sinh không được ra ký hiệu hoặc chỉ chỗ giấu đồ vật.
Trò chơi này có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các khối lớp ở trung tâm cũng như
ở phân hiệu.
Trò chơi: “Nghe mô tả bức tranh đoán bài hát”.
Tác dụng: Giúp học sinh phát huy tính sáng tạo và nhớ lại các bài hát đã học khi
nghe mô tả bức tranh.
Chuẩn bị: Tranh minh họa.
Cách chơi:Giáo viên chia học sinh trong lớp thành hai đội A và B.
Gọi một học sinh đội A lên bảng, quay lưng xuống lớp.
Giáo viên rút một bức tranh bất kỳ giơ cho cả lớp xem.

Yêu cầu các học sinh đội A miêu tả nội dung bức tranh... để cho bạn A trên bảng
đoán được tên bài hát theo nội dung bức tranh.
Ví dụ: Bức tranh miêu tả bài hát “Bầu trời xanh” – Nguyễn Văn Quỳ. Học sinh
ngồi dưới miêu tả bức tranh vẽ cảnh bầu trời xanh, lá cờ xanh, đám mây hồng,
cánh chim đang bay lượn…
Nếu các bạn đội A ngồi dưới nêu đúng gợi ý và bạn đội A lên bảng trả lời đúng tên
bài hát thì đội A được ghi điểm. Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên sẽ không
được ghi điểm. Cứ lần lượt một bạn đội A lên rồi đến một bạn đội B lên. Làm như
vậy cho đến hết thời gian quy định và tính điểm cho mỗi bên.


Lưu ý: Trò chơi này có thể được thực hiện ở những tiết ôn tập những bài hát đã
học.
Trò chơi: “ Nghe giọng hát, tìm ca sĩ”.
Tác dụng: Giúp học sinh nâng cao khả năng nghe, phân biệt được giọng hát các
bạn trong lớp, đồng thời thông qua trò chơi giáo viên có thể kiểm tra được việc
thuộc bài của một số học sinh trong lớp.
Chuẩn bị: Bài hát đã học.
Cách chơi: Giáo viên mời một học sinh lên bảng đứng quay lưng xuống lớp. Giáo
viên chỉ định một học sinh bất kỳ hát. Sau khi bạn hát xong học sinh quay lưng lại
đoán tên bạn vừa hát. Nếu đoán đúng bạn đó thì được về chỗ ngồi và bạn bị đoán
đúng sẽ lên thay thế. Trong trường hợp nếu đoán đến 3 lần vẫn không đúng thì
giáo viên mời học sinh khác lên thay thế.
Lưu ý: Trò chơi này có thể áp dụng rộng rãi tất các các khối lớp, thích hợp khi
kiểm tra bài cũ của học sinh. Khi chơi yêu cầu lớp trật tự, không được nói tên bạn
được chỉ định hát.
Trò chơi: “ Chuyền thư”.
Tác dụng: Vừa giúp học sinh ôn tập được bài hát nhiều lần mà không nhàm
chán vừa có thể kiểm tra cá nhân một số học sinh trong lớp.
Chuẩn bị: Một vài phong thư có chứa yêu cầu của giáo viên.

Cách chơi: Giáo viên ghi một số yêu cầu của mình về bài hát mà các em đã học rồi
cho vào trong phong bì thư. Bắt nhịp cho học sinh hát một bài hát vừa học. Học
sinh vừa hát vừa chuyền nhau bức thư của giáo viên. Khi bài hát kết thúc, học sinh
nào đang cầm bức thư thì học sinh đó sẽ phải thực hiện yêu cầu ở trong bức thư đó.
Ví dụ: trong tiết ôn bài hát “ Lớp chúng ta đoàn kết”, giáo viên có thể làm một số
phong bì thư trong đó có thể ghi các yêu cầu như: Em hãy hát bài hát “Lớp chúng
ta đoàn kết” kết hợp gõ đệm theo nhịp. Hoặc cũng với yêu cầu đó nhưng là hát kết
hợp theo phách, theo tiết tấu lời ca hoặc kết hợp với vận động phụ họa…
Lưu ý: Trò chơi này thích hợp với những tiết ôn bài hát hoặc khi kiểm tra bài cũ,


có thể áp dụng rộng rãi tất cả các khối lớp ở trung tâm cũng như ở phân hiệu.
3. Đánh giá kết quả thực hiện:
Trong năm học vừa qua tôi được phân công giảng dạy môn âm nhạc cho các
khối từ lớp 1 đến lớp 5. Để xác định tính hiệu quả của các trò chơi trong giờ học,
tôi đã thường xuyên áp dụng các trò chơi trên và tôi thấy sự khác biệt của các giờ
học đầu năm trước khi áp dụng trò chơi âm nhạc và chất lượng cuối năm sau khi áp
dụng trò chơi âm nhạc như sau:

Đầu năm
Cuối năm

Số lượng học
sinh

Thích môn
học

302 HS
( 100%)

302 HS
( 100%)

157 HS
( 52%)
289 HS
(95,7%)

Không
thích môn
học
145 HS
( 48%)
13 HS
(4,3%)

Đạt loại A

Đạt loại A+

235 HS
( 77,8%)
148 HS
( 49%)

67 HS
(22,2%)
154 HS
( 51%)


Nhìn vào bảng ta dễ dàng nhận thấy được sự khác biệt. Số học sinh đạt loại
A+ cuối năm vượt trội hẳn so với đầu năm. Tỷ lệ học sinh yêu thích môn học cũng
được tăng lên đáng kể. Tiết học nào cũng tất cả học sinh tham gia hào hứng. Điều
này chứng tỏ rằng nếu giờ học nào chúng ta cũng áp dụng các trò chơi thích hợp
thì sẽ làm cho học sinh thích hoạt động âm nhạc và tích cực tham phát biểu xây
dựng bài.
III. KẾT LUẬN:
Các trò chơi đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy – học âm nhạc.
Chúng biến giờ học khô khan thành sinh động, biến lý thuyết suông thành cuộc
sống thực, là cầu nối giữa lớp học với thế giới bên ngoài. Nếu chúng ta có trò chơi
hay, hấp dẫn, phù hợp thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có được những giờ
dạy thu hút học sinh và đạt được hiệu quả cao. Điều đó đã tạo cho các tiết học
thêm vui tươi, sinh động đáp ứng được tính chất đặc thù của phân môn “Học mà
chơi, chơi mà học”. Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã tích luỹ
được trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, để thực hiện một tiết hữu hiệu đòi hỏi


giáo viên phải không ngừng tìm tòi sáng tạo và vận dụng linh hoạt các trò chơi âm
nhạc vào từng bài học cụ thể. Bên cạnh, đòi hỏi sự tích lũy kiến thức chuyên môn
và kinh nghiệm truyền đạt của người giáo viên thì khâu chuẩn bị các trò chơi cũng
là rất quan trọng và cần thiết. Theo hướng đó tôi chọn đề tài “Vận dụng các Trò
chơi Âm nhạc phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của lớp học nhằm gây hứng thú
cho học sinh trong các tiết học âm nhạc tại trường tiểu học số 2 Xuân Giao, Bảo
Thắng, Lào Cai”.
Buổi đầu đến với công tác nghiên cứu, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
mặt hạn chế, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo thêm của các thầy cô
trong hội đồng để đề tài này thêm hoàn chỉnh và có khả năng ứng dụng cao hơn
nữa.
Cũng qua tiểu luận tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, trường Trung cấp Văn hóa Nghệ

thuật và Du lịch Lào Cai đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường, xin cảm
ơn trường tiểu học số 2 Xuân Giao nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi. Đặc biệt xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thế Tuân đã giúp đỡ tôi
hoàn thành tiểu luận này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách tập bài hát lớp 1 (Tác giả: Hoàng Long – NXB Giáo dục).
2. Sách tập bài hát lớp 2 (Tác giả: Hoàng Long – NXB Giáo dục).
3. Sách tập bài hát lớp 3 (Tác giả: Hoàng Long – NXB Giáo dục).
4. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4 (Tác giả: Hoàng Long – NXB Giáo dục).
5. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4 (Tác giả: Hoàng Long – NXB Giáo dục).
6. Sách Âm nhạc và phương thức dạy học Âm nhạc cho học sinh tiểu học (Nhóm
tác giả: Hàn Ngọc Bích, Lê Minh Châu, Hoàng Lân, Nguyễn Hoành Thông – NXB
Giáo dục).
7. Sách Hướng dẫn tổ chức trò chơi Âm nhạc (Tác giả: Lê Đức Sang – NXB Đại
học Sư phạm).
8. Sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Âm nhạc tiểu học ( Bộ
Giáo dục và Đào tạo – NXB Giáo dục).



×