Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Nghiên cứu, xây dựng một hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lí nhà nước về công nghệ thông tin cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.75 KB, 33 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI – 2016


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH :

HỆ THỐNG THÔNG TIN

MÃ SỐ: 60.48.01.04 (Hệ thống thông tin)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH TUYÊN

HÀ NỘI – 2016



HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỤC VỤ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH :

HỆ THỐNG THÔNG TIN

MÃ SỐ: 60.48.01.04 (Hệ thống thông tin)

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2016


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Tuyên

Phản biện 1: ……………………………………………………………………………
Phản biện 2: …………………………………………………………………………..

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc:

....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ...............

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông



1

MỤC LỤC

MỤC LỤC ...................................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ, XẾP HẠNG VỀ
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .....................................................................................10
1.1

Tổng quan hệ thống thông tin quản lý ................................................... 11
1.1.1 Khái niệm hệ thống và hệ thống thông tin .................................. 11

1.1.2 Hệ thống thông tin quản lý ......................................................... 11

1.2. Tổng quan về hệ thống Chỉ số Chính phủ điện tử EGDI của Liên Hợp
Quốc. ................................................................................................................. 12
1.3. Tổng quan hệ thống Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công
nghệ thông tin ở VIỆT NAM (VIETNAM ICT INDEX). ................................ 13
1.4. Tổng quan hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX của tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương. ..................................................................................... 13
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH NHU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH HỆ THỐNG
CÁC CHỈ SỐ.............................................................................................................15
2.1 Phân tích yêu cầu về quản lý Nhà nước về CNTT tại cấp Tỉnh ................. 15
2.2 Tổng hợp các dữ liệu đầu vào của hệ thống VNMIS của tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương. ..................................................................................... 17
2.3 Tổng hợp các dữ liệu đầu ra của hệ thống VNMIS của tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương. ..................................................................................... 18
2.4. Xây dựng kiến trúc hệ thống VNMIS của tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương. ....................................................................................................... 18


2

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG PHẦN MỀM TÍNH TOÁN CHỈ
SỐ VÀ ĐÁNH GIÁ ..................................................................................................20
3.1 Phân tích các yêu cầu về dữ liệu cần được lưu trữ ..................................... 20
3.2. Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL SERVER 2012 tạo lập, lưu trữ và
quản trị dữ liệu. ................................................................................................. 23
3.3. Thiết kế phần mềm, công cụ Visual studio 2013 để xây dựng phần mềm
áp dụng mô hình MVC...................................................................................... 24
3.4. Cài đặt, chạy thử và đánh giá kết quả ........................................................ 24
KẾT LUẬN ...............................................................................................................25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................26


3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

GP

Giải pháp

ANTT

An ninh thông tin

ATTT

An toàn thông tin

CB

Cán bộ

CNTT


Công nghệ thông tin

CNTT-TT

Công nghệ thông tin và truyền
thông

CPĐT

Chính phủ điện tử

CPNet

Mạng chuyên dùng của Chính phủ

CQNN

Cơ quan Nhà nước



Cao đẳng

CSDL

Cơ sở dữ liệu

ĐH

Đại học


DN

Doanh nghiệp

ĐVTT

Đơn vị truyền thông


4

Viết tắt

EGDI

HCI

Tiếng Anh

Tiếng Việt

E - government

Chỉ số phát triển Chính phủ điện

development index

tử


Human capital index

Chỉ số nguồn nhân lực

HTTT

Hệ thống thông tin

HTTTQL

Hệ thống thông tin quản lý

OSI

Online Service Index

Chỉ số dịch vụ công trực tuyến

PMNM

Phần mềm nguồn mở

STTTT

Sở Thông tin và Truyền thông
Telecommunication
Chỉ số hạ tầng viễn thông

TII
Infrastructure Index

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTTT

Thông tin và truyền thông

VNMIS

VIETNAM management

Hệ thống quản lý thông tin

information system

VIETNAM


5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mô hình cấu trúc hệ thống thông tin quản lý……………………………11
Hình 1.2 Mô hình Chỉ số Chính phủ điện tử EGDI của Liên Hợp Quốc ………....12
Hình 1.4 Mô hình hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX của Tỉnh …………...14
Hình 2.1 Mô hình cấu trúc hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước

về công nghệ thông tin tại cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ..................19
Hình 3.1 Lược đồ ERD hệ thống VNMIS ..............................................................21
Hình 3.2 Lược đồ sau khi chuẩn hóa ......................................................................22
Hình 3.3 Bảng thiết kế quan hệ giữa các bảng dữ liệu trong hệ quản trị SQL
SERVER .................................................................................................................23
Hình 3.4 Mô hình lập trình MVC ...........................................................................24


6

LỜI MỞ ĐẦU
Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những lĩnh
vực được ưu tiên ở Việt Nam trong những năm qua cũng như trong giai đoạn 20162020. Nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước ban hành trong thời gian qua đã khẳng
định CNTT là một trong những nền tảng quan trọng của phát triển kinh tế, xã hội.
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khoá XI) về đẩy mạnh
ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc
tế nêu rõ “CNTT là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới; là một trong những động lực quan trọng phát triển
kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá
trình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm
phát triển nhanh, bền vững đất nước.”
Tuy nhiên, về mặt lý thuyết cho đến nay khái niệm hệ thống thông tin quản
lý (HTTTQL) chủ yếu được áp dụng ở mức độ vi mô cho các tổ chức doanh nghiệp,
cho phép nhà lãnh đạo, quản lý có các thông tin đầy đủ, kịp thời để ra quyết định
điều hành một cách hợp lý.
Ở cấp độ vĩ mô, HTTTQL có thể áp dụng cho việc quản lý một ngành, địa
phương nhằm cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời để hoạch định chính sách, kế
hoạch, chương trình, dự án một cách phù hợp. Luận văn này tập trung nghiên cứu
và xây dựng HTTTQL CNTT trong Nhà nước Việt Nam, nhằm nghiên cứu một số
vấn đề về lý thuyết và thực tiễn về HTTTQL áp dụng trong quản lý Nhà nước về

CNTT ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Tỉnh). Thực
tế đây là một đề tài có tính mới về cả vấn đề lý luận (áp dụng cho quy mô địa
phương) và thực tiễn (góp phần cho công tác quản lý của Chính phủ và các cơ quan
liên quan).
Hiện nay những hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước tại
cấp Tỉnh về CNTT mặc dù đã được xây dựng nhưng chưa hoàn thiện. Bộ Thông tin
và Truyền thông, Tổng cục Thống kê và một số Hiệp hội đã điều tra, khảo sát số


7

liệu. Tuy nhiên các số liệu này thiếu sự đồng bộ và chủ yếu phục vụ cho công tác
thống kê, đánh giá xếp hạng mà chưa được xây dựng theo quan điểm, lý thuyết về
HTTTQL. Do vậy thông tin thường không đầy đủ, chính xác, kịp thời. Hơn nữa, dữ
liệu do các cơ quan Việt Nam xây dựng không nhất quán với các hệ thống đánh giá,
xếp hạng quốc tế, đặc biệt là của Liên Hợp Quốc, như hệ thống chỉ số về phát triển
Chính phủ điện tử E-Government Development Index (EGDI), đồng thời cũng
không đảm bảo công tác nghiên cứu xây dựng chính sách, ra quyết định quản lý của
Nhà nước một cách phù hợp đặc biệt cho Chính phủ ở Trung ương cũng như Ủy
ban nhân dân tỉnh và STTTT tại các địa phương. Do vậy, đề tài tập trung nghiên
cứu, xây dựng một hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước tại cấp
Tỉnh về CNTT.
Về mô hình, việc quản lý thông tin của một tỉnh có những nét tương đồng
với cấp chính phủ, quốc gia với các ngành kinh tế, xã hội về công tác ứng dụng và
phát triển CNTT...Tuy nhiên cũng có sự khác biệt đáng kể, ví dụ như có những tỉnh
chỉ có ứng dụng CNTT mà không có phát triển công nghiệp CNTT, có tỉnh cân đối
được ngân sách nhưng có tỉnh không tự cân đối được.
Các chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI là hệ thống đánh giá, xếp hạng
CNTT của Liên Hợp Quốc. Chỉ số EGDI bao gồm chỉ số thành phần Chỉ số dịch vụ
công trực tuyến (Online Service Index - OSI), Chỉ số cơ sở hạ tầng viễn thông

(Telecommunication Infrastructure Index - TII), và Chỉ số nguồn nhân lực (Human
Capital Index - HCI) cung cấp thông tin cần thiết.
Hệ thống chỉ số đánh giá xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát
triển và ứng dụng CNTT VIETNAM ICT INDEX do Hội Tin học Việt Nam
phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT thực hiện (nay là Vụ
CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phản ánh một phần về bức tranh phát
triển về CNTT địa phương. Tuy nhiên chưa phù hợp với hệ thống chỉ số EGDI của
Liên Hợp Quốc, đồng thời cũng không đáp ứng được yêu cầu về đánh giá các
chương trình về phát triển CNTT năm 2016-2020 tại các địa phương.


8

Một hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước tại cấp Tỉnh về
CNTT cần được xây dựng dựa trên yêu cầu đặt ra từ các chiến lược, chính sách,
chương trình, dự án của quốc gia, đồng thời có thể tham khảo từ hệ thống Chỉ số
EGDI và các Chỉ số VIETNAM ICT INDEX để có được một HTTTQL về CNTT
một cách đầy đủ, chính xác.
Các HTTTQL tin học hóa đang dần dần trở thành một công cụ không thể
thiếu trong công tác quản lý ở mọi cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp khác nhau.
HTTTQL trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các qui trình giải
quyết hồ sơ giấy tờ. Nó cho thấy được những lợi ích to lớn của các HTTTQL trong
việc khai thác, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin. Do CNTT ngày càng phát triển
lớn mạnh, việc đánh giá và đưa ra quyết định về phát triển CNTT tại cấp Tỉnh là
điều rất quan trọng. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đề xuất nghiên cứu và
xây dựng một Hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước về CNTT tại
cấp Tỉnh (được gọi tắt là VNMIS).
Hệ thống này có nhiệm vụ thu thập thông tin tại cấp Tỉnh, xử lý thông tin
qua công thức tính toán trên phần mềm VNMIS, lưu trữ dữ liệu đầu vào, truyền tải
thông tin đầu ra nhanh và kịp thời đến người sử dụng qua hệ thống phần mềm trên

nền web.
Thu thập thông tin: Dữ liệu đầu vào của hệ thống được thu thập tại các tỉnh.
Để xác định một cách đầy đủ và chính xác các dữ liệu đầu vào cung cấp cho hệ
thống thông tin VNMIS. Tác giả phân tích các dữ liệu đầu vào từ hệ thống chỉ số
Chính phủ điện tử EGDI của Liên Hợp Quốc ở Chương I và phân tích các dữ liệu
đầu vào từ hệ thống chỉ số VIETNAM ICT INDEX của Tỉnh ở Chương II.
Xử lý thông tin: các dữ liệu đầu vào được phần mềm VNMIS tính toán theo
công thức ở Chương II để đưa ra được các bảng số liệu báo cáo, các con số đánh giá
hiện trạng và quá trình phát triển của CNTT tại các địa phương.
Lưu trữ dữ liệu đầu vào và kết quả sau khi xử lý thông tin: Kết quả của quá
trình xử lý thông tin được lưu trữ vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL server để sử


9

dụng lâu dài, các dữ liệu đầu vào và kết quả báo cáo sau khi sử lý thông tin được
thiết kế và xây dựng phần mềm ở Chương III.
Truyền đạt thông tin: Các kết quả xử lý thông tin được truyền đến người sử
dụng nội bộ tổ chức hoặc bên ngoài bằng phần mềm VNMIS. Phần mềm VNMIS
được thiết kế sử dụng công nghệ Web để cho phép việc cập nhật dữ liệu được liên
tục hoặc theo chu kỳ. Phần mềm này cũng cho phép cung cấp thông tin cho người
sử dụng nội bộ (các nhà quản lý) hoặc bên ngoài (người dân).
Hệ thống xử lý thông tin đưa ra các báo cáo đầu ra có vai trò rất quan trọng
trong công tác quản lý và ra quyết định. Nó cung cấp các thông tin cần thiết, kịp
thời và chính xác cho các cấp lãnh đạo và cán bộ quản lý để họ có thể đưa ra được
các quyết sách hiệu quả về ứng dụng và phát triển CNTT tại địa phương.
Đây là lý do tôi chọn đề tài: Nghiên cứu, xây dựng một hệ thống thông tin
phục vụ công tác quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin tại cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
Nội dung nghiên cứu cụ thể của các chương bao gồm:

- Nghiên cứu hệ thống chỉ số về phát triển Chính phủ điện tử EGDI.
- Nghiên cứu hệ thống chỉ số VIETNAM ICT INDEX
- Nghiên cứu chính sách, báo cáo về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng
dụng CNTT và truyền thông Việt Nam.
- Ứng dụng xây dựng chương trình quản lý hệ thống VNMIS.
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về các hệ thống đánh giá, xếp hạng về CNTT.
Chương II: Phân tích nhu cầu và phương pháp tính hệ thống các chỉ số.
Chương III: Xây dựng một hệ thống phần mềm tính toán chỉ số và đánh giá.


10

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG ĐÁNH
GIÁ, XẾP HẠNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Giới thiệu chung:
Chương này giải quyết những vấn đề: Đưa ra cái nhìn tổng quan về các hệ
thống chỉ số về CNTT trong nước và quốc tế. Nêu được tổng quan về các hệ thống
Chỉ số Chính phủ điện tử EGDI của Liên Hợp Quốc, Hệ thống Chỉ số VIETNAM
ICT INDEX và Hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX của Tỉnh và sử dụng các
phương pháp luận phân tích các hệ thống đánh giá các hệ thống đó. Tác giả đề xuất
đưa ra hệ thống VNMIS là một hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà
nước về CNTT tại cấp Tỉnh. Hệ thống VNMIS này lưu trữ các trường dữ liệu đầu
vào và đưa ra các dữ liệu đầu ra theo yêu cầu cần thiết của các nhà lãnh đạo, quản lý.
Kết cấu của Chương I bao gồm:
1.1. Tổng quan hệ thống thông tin quản lý
1.2. Tổng quan về hệ thống Chỉ số Chính phủ điện tử EGDI của Liên Hợp Quốc.
1.3. Tổng quan hệ thống Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công
nghệ thông tin ở VIỆT NAM (VIETNAM ICT INDEX).
1.4 . Tổng quan hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX của tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương.


11

1.1 Tổng quan hệ thống thông tin quản lý
1.1.1 Khái niệm hệ thống và hệ thống thông tin
Hệ thống là một tập hợp các phần tử (các thành phần) có liên hệ với nhau,
hoạt động để hướng tới mục đích chung theo cách tiếp nhận các yếu tố vào, sinh ra
các yếu tố ra trong một quá trình xử lý có tổ chức.
Hệ thống có ba thành phần cơ bản:
- Các yếu tố đầu vào.
- Xử lý, chế biến.
- Các yếu tố đầu ra.

1.1.2 Hệ thống thông tin quản lý
HTTTQL là hệ thống có chức năng thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông
tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng trong bộ máy quản lý để hỗ trợ ra quyết
định, phối hợp hoạt động và điều khiển các tiến trình trong tổ chức.
Dưới đây là cấu trúc của một HTTTQL.

Hình 1.1 Mô hình cấu trúc hệ thống thông tin quản lý


12

1.2. Tổng quan về hệ thống Chỉ số Chính phủ điện tử EGDI của Liên
Hợp Quốc.
Hệ thống đánh giá Chính phủ điện tử (CPĐT) của Liên Hợp Quốc EGDI là
hệ thống đánh giá toàn diện về tính sẵn sàng và khả năng của CPĐT quốc gia. Hệ

thống Chỉ số EGDI bao gồm 3 chỉ số là: Chỉ số OSI, Chỉ số TII, và Chỉ số HCI theo
các tiêu chí riêng và Chỉ số EGDI được tính theo công thức sau.
Công thức:

EGDI = (OSI + TII + HCI) / 3

EGDI

Chỉ số hạ tầng viễn thông

Chỉ số dịch vụ công trực tuyến

Chỉ số nguồn nhân lực

Hình 1.2 Mô hình Chỉ số Chính phủ điện tử EGDI của Liên Hợp Quốc

Dưới đây là bảng xếp hạng của Việt Nam theo hệ thống Chỉ số EGDI của
Liên Hợp Quốc.
Để thiết kế VNMIS được phù hợp với hệ thống EGDI. Tác giả phân tích hệ
thống Chỉ số EGDI. Kết quả phân tích hệ thống số liệu đầu vào cho VNMIS từ hệ


13

thống Chỉ số EGDI của Liên Hợp Quốc, được thể hiện tại Phụ lục 01 Bảng 0.1 Phân
tích dữ liệu đầu vào cho VNMIS từ chỉ số EGDI.
1.3. Tổng quan hệ thống Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ
thông tin ở VIỆT NAM (VIETNAM ICT INDEX).
Hệ thống chỉ số VIETNAM ICT INDEX gồm các bộ chỉ số như sau:
VIETNAM ICT INDEX của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm các

chỉ tiêu đánh giá: Hạ tầng kỹ thuật gồm gồm 15 chỉ tiêu, Hạ tầng nhân lực CNTT
gồm 8 chỉ tiêu, Ứng dụng CNTT gồm 9 chỉ tiêu và Sản xuất, kinh doanh CNTT
gồm 3 chỉ tiêu.
VIETNAM ICT INDEX của Bộ, cơ quan ngang Bộ gồm các chỉ tiêu đánh
giá: Hạ tầng kỹ thuật CNTT gồm 6 chỉ tiêu, Hạ tầng nhân lực CNTT gồm 6 chỉ tiêu,
Ứng dụng CNTT gồm 10 chỉ tiêu, Môi trường tổ chức và chính sách gồm 3 chỉ tiêu.
VIETNAM ICT INDEX của các Ngân hàng thương mại gồm các chỉ tiêu
đánh giá: Hạ tầng kỹ thuật CNTT gồm 9 chỉ tiêu, hạ tầng nhân lực CNTT gồm 4 chỉ
tiêu, Ứng dụng CNTT gồm 10 chỉ tiêu, Ứng dụng CNTT gồm 10 chỉ tiêu, Môi
trường và chính sách gồm 2 chỉ tiêu.
VIETNAM ICT INDEX của các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn gồm các
chỉ tiêu đánh giá: Hạ tầng kỹ thuật CNTT gồm 5 chỉ tiêu, Hạ tầng nhân lực CNTT
gồm 4 chỉ tiêu, Ứng dụng CNTT gồm 6 chỉ tiêu, Môi trường tổ chức và chính sách
gồm 3 chỉ tiêu.
1.4. Tổng quan hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX của tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
Hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX của Tỉnh là một trong các mô hình
trên, là một hệ thống chỉ số quan trọng đánh giá mức độ sẵn sàng cho phát
triển và ứng dụng CNTT của Tỉnh. Ngoài ra chỉ số này góp phần quan trọng
trong đánh giá mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT của quốc
gia nói chung.


14

Hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX của Tỉnh gồm các chỉ tiêu như sau:

VIETNAM ICT INDEX tỉnh, thành phố
Hạ tầng kỹ thuật CNTT : 15
chỉ tiêu


VIETNAM
ICT INDEX
2015

Hạ tầng nhân lực CNTT: 8
chỉ tiêu
Ứng dụng CNTT: 9 chỉ tiêu
Sản xuất, kinh doanh CNTT:
3 chỉ tiêu
Môi trường tổ chức và chính
sách: 3 chỉ tiêu

Hình 1.3 Mô hình hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX của Tỉnh

Để thiết kế VNMIS được phù hợp với hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT
INDEX. Tác giả phân tích hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX. Kết quả phân
tích dữ liệu đầu vào cho VNMIS từ hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT, được thể hiện
tại Phụ lục 01 Bảng 0.2 Phân tích dữ liệu đầu vào cho VNMIS từ Chỉ số VIETNAM
ICT INDEX.

Kết luận chương:
Chương I luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:
- Giới thiệu tổng quan hệ thống thông tin, đưa ra được lý do cần có một hệ
thống VNMIS, đưa ra kiến trúc HTTTQL chung.
- Giới thiệu Tổng quan về các hệ thống Chỉ số Chính phủ điện tử EGDI của
Liên Hợp Quốc và hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX.
- Giới thiệu tổng quan hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX sẵn sàng cho
phát triển và ứng dụng CNTT cấp Tỉnh.
- Đưa ra được mô hình cấu trúc hệ thống thông tin phục vụ quản lý.



15

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH NHU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP
TÍNH HỆ THỐNG CÁC CHỈ SỐ.
Giới thiệu chung:
Từ các kết quả phân tích tại Chương I, Chương này giải quyết những vấn đề:
thiết kế hệ thống VNMIS có dữ liệu phù hợp với hệ thống VIETNAM ICT INDEX
và hệ thống EGDI. Do đó, ta cần phân tích hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX
hiện nay về nhu cầu và phương pháp tính để đưa ra được một hệ thống VNMIS với
những dữ liệu đầu vào và đầu ra phù hợp.
- Kết cấu của Chương II bao gồm:
2.1 Phân tích yêu cầu về quản lý Nhà nước về CNTT tại cấp Tỉnh.
2.2 Tổng hợp các dữ liệu đầu vào của hệ thống VNMIS của tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
2.3 Tổng hợp các dữ liệu đầu ra của hệ thống VNMIS của tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
2.4 Xây dựng kiến trúc hệ thống VNMIS của tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
2.1 Phân tích yêu cầu về quản lý Nhà nước về CNTT tại cấp Tỉnh
Từ yêu cầu quản lý Nhà nước về CNTT cấp Tỉnh được nêu tại Thông tư
06/2016/TTLT-BTTTT-BNV ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Thông tin và
Truyền thông – Bộ Nội vụ cụ thể như sau:
‘‘Tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về
CNTT, điện tử; cơ chế, chính sách, các quy định quản lý, hỗ trợ phát triển công
nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp điện tử, công nghiệp nội
dung số và dịch vụ CNTT; về danh Mục và quy chế khai thác cơ sở dữ liệu quốc
gia, quy chế quản lý đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT sử dụng vốn Nhà



16

nước trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt“. Để hỗ trợ yêu cầu này dữ liệu về tổ
chức chính sách CNTT cần cung cấp thông tin gồm: tổ chức, chỉ đạo, cơ chế, chính
sách, sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, thành phố.
“Tổ chức thực hiện, báo cáo định kỳ, đánh giá tổng kết việc thực hiện các kế
hoạch về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước của tỉnh; Xây
dựng quy chế, quy định về hoạt động ứng dụng CNTT của địa phương;”. Để hỗ trợ
yêu cầu này dữ liệu về ứng dụng CNTT cần cung cấp thông tin: tỷ lệ CBCC được
cấp, sử dụng email, tin học hóa các thủ tục hành chính, triển khai các ứng dụng cơ
bản, CSDL chuyên ngành, ứng dụng phần mềm nguồn mở (PMNM), Sử dụng văn
bản điện tử, cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ DN có Website.
“Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực CNTT
trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; Tổ chức, hướng dẫn
thực hiện các quy định về an toàn CNTT theo thẩm quyền; Tổ chức, hướng dẫn
thực hiện các dự án ứng dụng CNTT phục vụ thu thập, lưu giữ, xử lý thông tin số
phục vụ sự chỉ đạo, Điều hành của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh;”. Để hỗ trợ những
yêu cầu chính sách này dữ liệu về nhân lực CNTT cần cung cấp các thông tin gồm:
tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT, tỷ lệ cán bộ chuyên trách ATTT, tỷ lệ CBCC biết
sử dụng máy tính, tỷ lệ được đào tạo, sử dụng PMNM.
“Xây dựng quy chế quản lý, vận hành, đảm bảo kỹ thuật, an toàn thông tin;
hướng dẫn sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, Điều hành,
tác nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan quản lý, duy trì, nâng cấp, đảm bảo kỹ thuật, an toàn thông tin cho hoạt động
Cổng thông tin điện tử/trang thông tin điện tử (website) của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh; hướng dẫn các đơn vị trong tỉnh thống nhất kết nối theo sự phân công của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh;”. Để hỗ trợ những yêu cầu chính sách này dữ liệu về hạ tầng
kỹ thuật CNTT cần cung cấp các thông tin gồm: tỷ lệ điện thoại cố định/100 dân, tỷ
lệ điện thoại di động/100 dân, tỷ lệ thuê bao Internet/100 dân, tỷ lệ thuê bao băng

rộng/100 dân, tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định, tỷ lệ hộ gia đình có ti vi, tỷ lệ


17

hộ gia đình có máy tính, tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng, tỷ lệ máy
tính/CBCCVC trong các cơ quan Nhà nước của tỉnh, tỷ lệ máy tính trong các cơ
quan Nhà nước của tỉnh có kết nối Internet băng rộng, tỷ lệ các cơ quan Nhà nước
của tỉnh kết nối với mạng diện rộng của tỉnh, tỷ lệ máy tính trong các cơ quan Nhà
nước của tỉnh kết nối với mạng chuyên dùng của Chính phủ, tỷ lệ máy tính/CBNV
trong các doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp có kết nối Internet băng rộng, triển khai
các hệ thống an toàn thông tin và an toàn dữ liệu.
“Khảo sát, điều tra, thống kê về tình hình ứng dụng và phát triển công
nghiệp CNTT; xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm, doanh nghiệp tại địa phương
phục vụ công tác báo cáo định kỳ theo quy định;”. Để hỗ trợ yêu cầu này dữ liệu về
sản xuất kinh doanh CNTT cần cung cấp thông tin gồm: tỷ lệ DN CNTT, tỷ lệ nhân
lực và bình quân doanh thu cán bộ viên chức các doanh nghiệp CNTT.
Thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị chuyên trách về CNTT và cơ quan
thường trực Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
2.2 Tổng hợp các dữ liệu đầu vào của hệ thống VNMIS của tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.

Do hệ thống VIETNAM ICT INDEX chưa được bám sát với hệ thống
Chỉ số EGDI của Liên Hợp Quốc mà có sự khác biệt đáng kể. Tác giả đã tiến
hành so sánh dữ liệu đã được phân tích cho VNMIS từ Chỉ số EGDI và hệ thống
Chỉ số VIETNAM ICT INDEX ở Phụ lục 01 Bảng 0.1 Phân tích dữ liệu đầu vào
cho VNMIS từ Chỉ số EGDI và bảng 0.2. Phân tích dữ liệu đầu vào cho VNMIS từ
Chỉ số VIETNAM ICT INDEX. Từ đó tác giả đưa ra Bảng danh sách dữ liệu của
Chỉ số EGDI chưa có trong VIETNAM ICT INDEX (Phụ lục 01 Bảng 0.3).
Từ các bảng phân tích ở trên, tác giả đề xuất dữ liệu đầu vào cho hệ thống

VNMIS theo bảng ở Phụ lục 01 Bảng 0.4 dữ liệu đầu vào VNMIS.


18

2.3 Tổng hợp các dữ liệu đầu ra của hệ thống VNMIS của tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Từ các dữ liệu đầu vào đã phân tích có trong Phụ lục 01 kết hợp với các công
thức tính toán tỷ lệ các chỉ tiêu theo báo cáo VIETNAM ICT INDEX 2015 của Bộ
Thông tin và Truyền thông cùng Hội tin học Việt Nam. Tác giả đưa ra các kết quả
dữ liệu đầu ra VNMIS với các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, nhân lực CNTT, sản
xuất-kinh doanh CNTT Ứng dụng CNTT, môi trường tổ chức-chính sách CNTT
được phân tích ở Phụ lục 01 Bảng 0.5 Dữ liệu đầu ra VNMIS.

2.4. Xây dựng kiến trúc hệ thống VNMIS của tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
Theo phân tích trên ta thấy dữ liệu đầu vào của hệ thống VNMIS cần sẽ được
cung cấp từ các tỉnh những hồ sơ thông tin bao gồm về hạ tầng kỹ thuật CNTT, hạ
tầng nhân lực CNTT, ứng dụng CNTT, sản xuất kinh doanh CNTT, tổ chức chính
sách CNTT. Các thông tin được nhập vào hệ thống dữ liệu phần mềm VNMIS, qua
các công thức tính toán chỉ tiêu, đầu ra sẽ đưa ra các báo cáo và truy vấn. Từ đó kết
hợp với mô hình cấu trúc hệ thống thông tin phục vụ quản lý hình 1.1 ta xây dựng
hệ thống VNMIS là một hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước về
CNTT tại cấp Tỉnh như hình sau:


19

Hình 2.1 Mô hình cấu trúc hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước về
công nghệ thông tin tại cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương


Kết luận chương:
Chương II luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:
- Phân tích yêu cầu về quản lý CNTT Nhà nước về CNTT tại cấp tỉnh.
- Tổng hợp các dữ liệu đầu vào của hệ thống VNMIS của Tỉnh.
- Tổng hợp các dữ liệu đầu ra của hệ thống VNMIS của Tỉnh.
- Xây dựng kiến trúc hệ thống VNMIS của Tỉnh.


×