Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Phân Bón Và Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Đến Số Lượng Gian Đất Trên Cây Rau Tại Xã Nhân Chính, Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
--------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỐ LƯỢNG GIUN
ĐẤT TRÊN CÂY RAU TẠI XÃ NHÂN CHÍNH,
HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM
Người thực hiện

: TRẦN THỊ HUYỀN

Lớp

: MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: GS.TS. TRẦN ĐỨC VIÊN



HÀ NỘI - 2016

2


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
--------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỐ LƯỢNG GIUN
ĐẤT TRÊN CÂY RAU TẠI XÃ NHÂN CHÍNH,
HUYỆN LÝ NHÂN, HÀ NAM

Người thực hiện

: TRẦN THỊ HUYỀN

Lớp

: MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành


: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. TRẦN ĐỨC VIÊN
Địa điểm thực tập:

Xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, Hà Nam


HÀ NỘI - 2016

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là của riêng tôi, được nghiên cứu một cách
độc lập. Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sự cho phép công bố
của các đơn vị cung cấp số liệu. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ
ràng. Các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng có ai công bố trong bất kì tài liệu nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Trấn Thị Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt quá trình thực tập tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập

thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi
trường và các thầy cô giáo trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Đức Viên và
TS. Nguyễn Đình Thi đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ, nhân viên tại UBND xã
Nhân Chính và toàn bộ người dân trong xã đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi thực hiện trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và
người thân đã luôn bên cạnh tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi
học tập, rèn luyện tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Huyền

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................vi
DANH MỤC BẢNG...............................................................................vii
DANH MỤC HÌNH..................................................................................x
MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................1
1.1 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài.............................................2
1.1.1 Mục đích nghiên cứu .......................................................................2
1.1.2 Yêu cầu nghiên cứu .........................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................3
1.1 Cơ sở khoa học sử dụng phân bón cho cây trồng ...................................3
1.1.1. Khái niệm phân bón........................................................................3
1.1.2 Phân loại phân bón ..........................................................................3
1.1.3. Vai trò của phân bón.......................................................................5
1.1.4. Tình hình sử dụng phân bón cho rau ..............................................6
1.1.5. Kỹ thuật sử dụng phân bón cho một số cây rau ...........................10
1.1.6 Sử dụng phân bón không hợp lý ảnh hưởng tới môi trường..........11
1.1.7. Ảnh hưởng của phân bón đến sức khỏe con người.......................12
1.2 Cơ sở khoa học sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng............................13
1.2.1 Khái niệm thuốc BVTV.................................................................13
1.2.2. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật.....................................................13
1.2.3. Vai trò của thuốc BVTV đối với cây rau......................................15
1.2.4. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây rau ...............................15
1.2.5 Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV cho cây rau...................................19
1.2.6 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với môi trường..........................21
1.2.7. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người....23
1.3. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa học trong hệ
canh tác........................................................................................................24
1.3.1 Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa học tới hệ
sinh vật....................................................................................................24
1.3.2 Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa học tới hệ
thống canh tác rau....................................................................................25
1.4. Hệ giun đất trong sản xuất rau..............................................................26
1.4.1. Khái niệm giun đất........................................................................26
1.4.2. Vai trò của giun đất với sự phát triển của cây trồng và với môi

trường đất................................................................................................26
iii


1.4.3. Ảnh hưởng của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tới số lượng
giun đất ở Việt Nam................................................................................30
1.4.4. Mối quan hệ giữa số lượng giun đất và chất lượng đất ................32
1.5. Tình hình nghiên cứu về giun đất.........................................................32
1.5.1. Trên thế giới..................................................................................32
1.5.2. Tại Việt nam..................................................................................33
1.6. Khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ...................................34
1.6.1 Khái quát về tình hình sản xuất tiêu thụ rau trên thế giới..............34
1.6.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại Việt Nam...........................36
1.7. Tình hình phát triển nông nghiệp bền vững và thực trạng sản xuất rau
an toàn.........................................................................................................38
1.7.1. Tình hình phát triển nông nghiệp bền vững ................................38
1.7.2. Khái niệm rau an toàn ..................................................................40
1.7.3. Nguyên tắc trong việc sản xuất RAT............................................41
1.7.4. Cơ sở khoa học của các nguyên tắc trong vệ sinh sản xuất RAT..42
1.7.5. Mô hình vietGap trong sản xuất rau an toàn.................................43
1.7.6. Một số yếu tố đầu vào trong sản xuất rau ảnh hưởng đến số lượng
giun đất....................................................................................................44
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............49
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................49
2.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................49
2.2.1. Phạm vi không gian.......................................................................49
2.2.2. Phạm vi thời gian...........................................................................49
2.2.3. Giới hạn về nội dung.....................................................................49
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................49
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Nhân Chính, huyện Lý

Nhân, tỉnh Hà Nam..................................................................................49
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại xã Nhân Chính, huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam.................................................................................49
2.3.3. Thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất rau tại xã Nhân
Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam......................................................49
2.3.4. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau tại xã
Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam...........................................49
2.3.5. Xác định một số tính chất đất và số lượng giun đất trong vùng sản
xuất rau tại xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam....................49
2.3.6. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của phân bón và thuốc
bảo vệ thực vật tới môi trường và con người..........................................49
2.3.7. Đề xuất các biện pháp phù hợp trong sử dụng phân bón và thuốc
bảo vệ thực vật trong sản xuất rau tại xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân,
tỉnh Hà Nam............................................................................................49
2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................50
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...........................................50
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..............................................50
2.4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu...........................................55
iv


Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................57
3.1 Kết quả..................................................................................................57
3.1.1 Khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã
Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam............................................57
3.2. Kết quả về thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau của thôn hạ Vỹ, xã nhân
Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam..........................................................63
3.2.1 Thực trạng sản xuất rau tại thôn Hạ Vỹ, xã Nhân CHính, huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam..................................................................................63
3.3 Kết quả về thực trạng sử dụng phân bón trong canh tác rau tại xã Nhân

Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam..........................................................67
3.4 Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác rau tại thôn Hạ
Vỹ, xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ...................................78
3.5. Một số chỉ tiêu chất lượng đất và số lượng giun đất trong sản xuất rau
tại thôn Hạ Vỹ, xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam..................83
3.5.1 Một số chỉ tiêu chất lượng đất trong sản xuất rau tại thôn Hạ Vỹ, xã
Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam............................................83
3.5.2 Một số chỉ tiêu số lượng giun đất trong sản xuất rau tại thôn Hạ Vỹ,
xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.......................................84
3.6 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của phân bón, thuốc BVTV tới
môi trường đất, nước và nông sản...............................................................88
3.7 Đề xuất các giải pháp phù hợp trong sử dụng và quản lý phân bón,
thuốc BVTV tại xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................89
Kết luận.......................................................................................................89
Kiến nghị.....................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................92

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV
FAO
IFA
HTXDVNN
KLN
MH
MH TT
MH VG

SS với QTKT

:
:
:
:
:
:
:
:
:

Bảo vệ thực vật
Tổ chức nông lương thế giới
Hiệp hội phân bón thế giới
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Kim loại nặng
Mô hình
Mô hình sản xuất rau truyền thống
Mô hình sản xuất rau VietGap
So sánh với quy trình kỹ thuật

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các nguyên nhân làm giảm hiệu lực của phân bón..................6
Bảng 1.2: Nhóm 10 nước trên thế giới tiêu thụ phân bón nhiều nhất
giai đoạn 2010 - 2011.............................................................7
Bảng 1.3: Các loại phân bón được sử dụng ở Việt Nam...........................9

Bảng 1.4: Lượng phân bón của một số loại rau......................................10
Bảng 1.6: Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang GCC 2013-2014........38
Bảng 2.5: Nguồn thu thập thông tin thứ cấp...........................................50
Bảng 3.1: Diện tích trồng rau

và nhân khẩu thuộc các thôn

xã Nhân Chính......................................................................59
Bảng

3.2:

Đặc

điểm

khí

hậu



Nhân

Chính

(số liệu trung bình từ năm 2009-2015).................................59
Bảng 3.3: Tổng hợp nguồn thu nhập của các nông hộ điều tra
tại thôn Hạ Vỹ, năm 2015.....................................................63
Bảng 3.4: Thu nhập của các nông hộ điều tra từ hoạt động sản xuất trồng

trọt tại thôn Hạ Vỹ, xã Nhân Chính, năm 2015....................64
Bảng 3.5: Diện tích, sản lượng của các loại cây rau chính tại thôn Hạ Vỹ,
xã Nhân Chính......................................................................64
Bảng 3.6: Tình hình sản xuất rau trên MHVG và MHTT.......................65
Bảng 3.7: Tình hình tiêu thụ rau màu tại thôn Hạ Vỹ, xã Nhân Chính...66
Bảng 3.8: Các loại phân bón sử dụng trong sản xuất rau tại thôn Hạ Vỹ,
xã Nhân Chính......................................................................67
Bảng 3.9 Khuyến cáo lượng phân chuồng dành cho các loại rau...........68
Bảng 3.10: Lượng phân chuồng hoai mục sử dụng trong canh tác rau tại
thôn Hạ Vỹ, xã Nhân Chính.................................................68
Bảng 3.11: Khuyến cáo lượng phân đạm dành cho các loại rau.............69
Bảng 3.12: Lượng phân đạm sử dụng trong canh tác rau tại thôn Hạ Vỹ,
xã Nhân Chính......................................................................70
vii


Bảng 3.13: Khuyến cáo lượng phân lân dành cho các loại rau...............71
Bảng 3.14: Lượng phân lân sử dụng trong canh tác rau tại thôn Hạ Vỹ,
xã Nhân Chính......................................................................71
Bảng 3.15: Khuyến cáo lượng phân kali dành cho các loại rau..............72
Bảng 3.16: Lượng phân kali sử dụng trong canh tác rau tại thôn Hạ Vỹ,
xã Nhân Chính......................................................................73
Bảng 3.17: Khuyến cáo lượng phân NPK dành cho các loại rau ...........74
Bảng 3.18: Lượng phân NPK sử dụng trong canh tác rau tại thôn Hạ Vỹ,
xã Nhân Chính......................................................................75
Bảng 3.19: Chi phí canh tác rau trên cả 2 mô hình.................................76
Bảng 3.20: So sánh tỷ lệ sử dụng và chi phí đầu tư phân bón ở 1 ha rau
giữa 2 mô hình .....................................................................77
Bảng 3.21: Chủng loại thuốc BVTV được người dân sử dụng trong sản
xuất rau trên MH TT tại thôn Hạ Vỹ, xã Nhân Chính..........79

Bảng 3.22: Lượng thuốc BVTV được sử dụng trong canh tác rau
trên mô hình VietGAP tại thôn Hạ Vỹ, xã Nhân Chính.......81
Bảng 3.23: Sử dụng thuốc BVTV giữa 2 mô hình đối với nhóm rau ăn lá
..............................................................................................82
Bảng 3.24: So sánh sử dụng thuốc BVTV giữa 2 mô hình nông dân và
mô hình an toàn đối với nhóm rau ăn quả............................82
Bảng 3.25: So sánh sử dụng thuốc BVTV giữa 2 mô hình nông dân và
mô hình an toàn đối với nhóm rau ăn củ..............................83
Bảng 3.26: Kết quả phân tích đất trên cả hai MH VT và MH TT
tại xã Nhân Chính.................................................................83
Bảng 3.27: Số lượng giun đất khảo sát 3 đợt tại xã Nhân Chính............85
Bảng 3.28: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của phân bón, thuốc
BVTV tới môi trường đất, nước, nông sản và mức độ ảnh
hưởng của chúng..................................................................88
Bảng 3.29: Mức độ tiếp cận các thông tin về vấn đề sử dụng phân bón,
thuốc BVTV tại thôn Hạ Vỹ, xã Nhân Chính......................89
viii


ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quản lý chất thải..........................................................29
Hình 1.2. Làm sạch bùn thải........................................................29
Hình 3.1: Bản đồ địa chính xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh
Hà Nam........................................................................................57

x



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Trong mấy
năm gần đây, dù tình hình kinh tế rất khó khăn, ngành Nông nghiệp vẫn tiếp
tục thể hiện vai trò quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế. Theo Đỗ Kim Chung
và Kim Thị Dung (2015), nông nghiệp cung cấp sinh kế cho khoảng 68,2%
dân số đang sống ở khu vực nông thôn do vậy, đóng góp 18% - 22% GDP
(Tổng sản phẩm quốc nội) cho nền kinh tế và 23% - 35% giá trị xuất khẩu.
Khi nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh sản xuất hàng hóa thì
vai trò cuả phân bón hóa học và thuốc BVTV ngày càng quan trọng. Việt
Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có đặc
điểm nóng và ẩm quanh năm. Điều kiện khí hậu này rất thuận lợi cho sự phát
triển của cây trồng và đây cũng là môi trường tốt cho sự phát sinh và phát
triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại cho cây trồng đặc biệt là trên cây rau. Để
hạn chế sự phá hại của sâu, bệnh hại thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
bảo vệ mùa màng là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Hà Nam là một
tỉnh nông nghiệp thuộc đồng bằng sông Hồng. Nông dân Hà nam trong đó có
xã Nhân Chính tích cực trồng cây vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô
hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP của thôn Hạ Vỹ xã Nhân
Chính với diện tích hơn 14 ha, 90 hộ hội viên nông dân tham gia thực hiện.
Như đã nói thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bảo vệ mùa màng là một
biện pháp quan trọng và chủ yếu nhưng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt
mức cho phép trong nông sản, thực phẩm là mối đe dọa đối với sức khỏe con
người, ảnh hưởng xấu đến môi sinh. Ngoài ra, khi phun thuốc bảo vệ thực vật
thì một lượng thuốc đáng kể sẽ rơi vào đất và tồn tại trong đó về lâu dài sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến sức sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Việc sử
dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật vẫn đang là 1 vấn đề cấp thiết cần
nghiên cứu. Theo kết quả điều tra của Cục Trồng trọt (2010) tại các vùng rau
chuyên canh rau cho thấy, tất cả nông dân đều sử dụng các hóa chất bảo vệ

1


thực vật trong quá trình sản xuất. Việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV không
đúng liều lượng, kỹ thuật mà chạy theo lợi trước mắt đã làm ảnh hưởng đến
chất lượng rau màu, sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh
(dẫn theo Nguyễn Tiến Dũng, 2012). Chính vì vậy xuất phát từ thực tiễn
chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá ảnh hưởng của thuốc
BVTV và phân bón hóa học đến số lượng giun đất trên cây rau tại xã Nhân
Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam”.
1.1 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
1.1.1 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trong
canh tác rau tại xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Đánh giá nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm trong sử dụng
phân bón và thuốc BVTV tại xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Đánh giá ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón đến số
lượng giun đất trong canh tác rau tại xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh
Hà Nam.
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu việc lạm dụng phân bón và hóa chất bảo
vệ thực vật ở xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
1.1.2 Yêu cầu nghiên cứu
- Tìm hiểu về các loại phân bón, liều lượng bón, cách thức bón và đối
tượng sử dụng của mỗi loại phân bón ở xã.
- Tìm hiểu về các loại thuốc BVTV được sử dụng, cách thức sử dụng
và đối tượng sử dụng của mỗi loại thuốc ở xã.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV trong canh tác rau
đến môi trường ở xã.
- Tìm hiểu nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm trong sử dụng
phân bón và thuốc BVTV ở xã.

- Đề xuất được các giải pháp cụ thể, phù hợp trong sử dụng phân bón,
thuốc BVTV ở xã.

2


Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học sử dụng phân bón cho cây trồng
1.1.1. Khái niệm phân bón
Phân bón là những chất hoặc hợp chất có chứa một hay nhiều chất dinh
dưỡng thiết yếu đối với cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt
cho năng suất và chất lượng cao hoặc làm tăng độ phì nhiêu của đất. Hoặc có
thể hiểu một cách đơn giản, phân bón là “ thức ăn” do con người bổ sung cho
cây trồng. Chất dinh dưỡng thiết yếu của cây trồng là những nguyên tố hóa
học tự nhiên mà thiếu nó cây trồng sẽ bị ảnh hưởng không thể sinh trưởng,
phát triển và cho năng suất, phẩm chất như bình thường được. Trong thành
phần của cây trồng có tất cả 92 nguyên tố hóa học, trong đó cho đến hiện tại
chỉ có 16 nguyên tố được coi là thiết yếu đối với cây trồng .
Theo Nguyễn Như Hà (2010): “Phân bón là những chất hữu cơ, vô cơ
trong thành phần có chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng, mà
cây có thể hấp thụ được. Như vậy, phân bón được hiểu là những chất khi bón
vào đất trong thành phần phải có chứa các nguyên tố dinh dưỡng như: N, P,
K, Ca, Mg, S, Fe… hoặc các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng.
1.1.2 Phân loại phân bón
Theo Lê Văn Khoa (2010) phân bón được chia làm 2 nhóm chính:
- Nhóm phân khoáng: bao gồm phân nito, phân lân, phân kali, magie,
phân Bo và phân hỗn hợp.
- Nhóm phân hữu cơ: bao gồm phân chuồng, phân bắc, phân than bùn,
phân than bùn, phân xanh và rác.
Theo Cẩm Hà (2013), phân bón được phân loại như sau:

1.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc hình thành
- Phân bón vô cơ: gồm phân khoáng thiên nhiên hoặc phân hoá học có
chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ
+ Phân khoáng đơn: trong thành phần chỉ chứa một yếu tố dinh dưỡng
đa lượng N hoặc P2O5 hữu hiệu hoặc K2O hữu hiệu.
3


+ Phân phức hợp: là loại phân được tạo ra bằng phản ứng hoá học, có
chứa ít nhất hai yếu tố dinh dưỡng đa lượng.
+ Phân khoáng trộn: là loại phân sản xuất bằng cách trộn cơ học từ ít
nhất hai phân khoáng đơn hoặc trộn với phân phức hợp, không dùng phản ứng
hoá học.
- Phân hỗn hợp: là loại phân bón trong thành phần có chứa hai yếu tố
dinh dưỡng khác nhau (vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật, các yếu tố dinh dưỡng
khác) trở lên
+ Phân hữu cơ chế biến công nghiệp: là loại phân bón sản xuất từ
nguyên liệu hữu cơ, được chế biến theo quy trình công nghệ lên men công
nghiệp
+ Phân hữu cơ sinh học: là loại phân bón sản xuất từ nguyên liệu hữu
cơ, được xử lý lên men bằng vi sinh vật sống có ích hoặc được xử lý bằng các
tác nhân sinh học khác.
+ Phân hữu cơ khoáng: là loại phân bón được sản xuất từ phân hữu cơ
chế biến công nghiệp hoặc hữu cơ sinh học trộn thêm một số yếu tố dinh
dưỡng vô cơ, trong đó có ít nhất một yếu tố dinh dưỡng vô cơ đa lượng.
- Phân vi sinh vật: là loại phân bón trong thành phần có chứa một hoặc
nhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm: nhóm vi sinh vật cố định đạm,
phân giải lân, phân giải xenlulo, vi sinh vật đối kháng…
1.1.1.2 Phân loại theo cách sử dụng
- Phân bón rễ: các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào

nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng qua rễ.
- Phân bón lá: là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá
hoặc thân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá.
- Chất cải tạo đất: là các chất có tác dụng tăng độ phì, cải thiện tính
chất lý, hoá, sinh học của đất tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh
trưởng, phát triển.
4


1.1.3. Vai trò của phân bón
Rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chất dinh dưỡng
phong phú, năng suất cao. Thời vụ thường ngắn, vụ nọ liên tiếp vụ kia, một
năm có thể gieo trồng làm nhiều vụ. Đa số cây rau có bộ rễ ăn nông, do vậy
khả năng hút chất dinh dưỡng của nó chủ yếu tập trung ở tầng đất mặt. Vậy để
đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm khi thu hoạch cần thực hiện tốt
quy trình chăm sóc, trong đó có khâu bón phân.
Theo Lê Xuân Đính (2014), vai trò của ba nguyên tố N, P, K trong
sinh trưởng phát triển của cây rau:
+ Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, làm cây xanh tốt, sinh
trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi...Thiếu
đạm cây sinh trưởng còi cọc, diệp lục ít được hình thành nên làm lá chuyển
vàng. Thừa đạm sẽ làm cho cây tích lũy nhiều dạng đạm vô cơ gây độc cho
cây, làm cho cây sinh trưởng thái quá, gây vóng. Các quá trình hình thành hoa
quả bị đình trệ làm giảm hoặc không cho thu hoạch v.v..
+ Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa...Thiếu lân cây sinh
trưởng chậm lại và quá trình chín cũng bị kéo dài. Cây thừa lân lại làm cho
cây sử dụng lân tồi hơn, vì trong trường hợp này rất nhiều lân nằm ở dạng vô
cơ, nhất là ở các bộ phận sinh trưởng. Thừa lân làm cho cây chín quá sớm,
không kịp tích lũy được một vụ mùa năng suất cao.
+ Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm

cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và mầu sắc trái...
Thiếu kali các lá già trở nên vàng sớm, làm giảm năng suất quang hợp
và trực tiếp dẫn đến giảm sản lượng mùa màng. Thừa kali làm cây không hút
được đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như magie, natri v.v... ảnh hưởng xấu
đến năng suất mùa màng.
Theo FAO (Tổ chức lương thực và nông nghiệp Quốc tế) có 10 nguyên
nhân làm giảm hiệu lực của phân bón, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để
phân bón ảnh hưởng xấu tới chất lượng nông sản và môi trường.
5


Bảng 1.1: Các nguyên nhân làm giảm hiệu lực của phân bón
STT

Nguyên nhân làm giảm hiệu lực phân bón

Mức độ giảm (%)

1
2

Kỹ thuật làm đất kém
Giống cây trồng không thích hợp

10-25
5-20

3

Kỹ thuật gieo cấy kém


20-40

4

Thời vụ gieo cấy không thích hợp

20-40

5

Mật độ gieo cấy không thích hợp

10-25

6

Vị trí cách bón phân không thích hợp

7

Chế độ nước không thích hợp

8

Trừ cỏ dại không kịp thời

5-10

9


Phòng trừ sâu bệnh không tốt

5-50

10

Bón phân không cân đối

5-10
10-20

20-50
Nguồn: FAO, Nguyễn Văn Bộ, 2014

1.1.4. Tình hình sử dụng phân bón cho rau
1.1.4.1 Trên thế giới
Phân bón là một yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, từ
khi biết sản xuất nông nghiệp loài người đã biết sử dụng phân bón và cây họ
đậu để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Trong mấy thập kỷ vừa qua năng
suất cây trồng không ngừng được tăng lên ngoài vai trò của giống mới còn có
tác dụng quyết định của phân bón. Giống mới chỉ phát huy được tiềm năng
của mình- cho nắng suất cao khi được bón đủ phân và hợp lý. Việc ra đời của
phân bón hóa học đã làm năng suất cây trồng của các nước Tây Âu tăng 50%
so với năng suất đồng ruộng luân canh. Theo Hiệp hội Phân bón quốc tế
(IFA) năm 2012, trên thế giới phân bón chủ yếu được dùng cho các nhóm cây
trồng chính là ngô 16%, lúa mỳ 16%, gạo 14%, cọ dầu 11%, mía đường 4%,
các loại rau màu và hoa quả chiếm 15%, còn các loại cây khác chiếm 24%.
Theo Tổ chức nông lương thế giới (FAO) (2011), với nhu cầu lương
thực tăng, nông dân sẽ đầu tư thêm phân bón để gia tăng năng suất, vì vậy

nhu cầu phân bón được dự báo sẽ tăng khoảng 2,0% năm và đạt 190,4 triệu
tấn vào năm 2015.
Nhu cầu phân bón toàn cầu trong năm 2015/2016 dự báo sẽ tăng 1.0%
so với kỳ trước, đạt 186 triệu tấn. Nhu cầu phân lân sẽ tiếp tục hồi phục với
6


mức tăng 1,1%, đạt 41,8 triệu tấn (tính theo P). Sau những năm liên tiếp tăng
mạnh, nhu cầu phân kali sẽ tăng nhẹ hơn, với mức tăng 0,8%, đạt 31,8 triệu
tấn. Nhu cầu phân đạm cũng sẽ tăng nhẹ 1,0% đạt 112,9 triệu tấn (dẫn theo
Đoàn Minh Tin, 2015)
Bảng 1.2: Nhóm 10 nước trên thế giới tiêu thụ phân bón nhiều nhất
giai đoạn 2010 - 2011
Đơn vị: triệu tấn
Nước
N
Trung Quốc 34,10
Ấn Độ
16,15
Mỹ
11,93
Indonesia
3,35
Pakistan
2,93
Braxin
2,70
Pháp
2,12
Canada

1,94
Đức
1,70
Nga
1,38
Tổng
78,30

Nước
P2O5
Nước
K2 O
Nước
Tổng
Trung Quốc 11,70 Trung Quốc 5,30 Trung Quốc 51,10
Ấn Độ
8,00 Mỹ
4,26 Ấn Độ
27,95
Mỹ
3,99 Braxin
3,80 Mỹ
20,18
Braxin
3,30 Ấn Độ
3,80 Braxin
9,80
Pakistan
0,80 Indonesia 1,05 Indonesia
4,90

Úc
0,74 Malaysia 1,00 Pakistan
3,76
Canada
0,65 Pháp
0,48 Pháp
3,05
Thổ Nhĩ Kỳ 0,54 Đức
0,38 Canada
2,91
Nga
0,54 Nga
0,35 Đức
2,33
Indonesia
0,5 Canada
0,32 Nga
2,26
30,76
20,73
128,24
Nguồn: IFA, 2011

- Nhu cầu phân đạm
Nhu cầu phân đạm trên thế giới dự kiến sẽ tăng từ 105,3 triệu tấn trong
năm 2011 lên 112,9 triệu tấn năm 2015 (tăng 7,6 triệu tấn) với tốc độ tăng
trưởng hàng năm là 1,7%. Trong đó, phần tăng thêm ở châu Á là 68%, châu
Mỹ: 18%, châu Âu: 10%, châu Phi chiếm 3% và 1% ở châu Đại Dương
(FAO, 2011). Trong khi đó thì IFA (2011) dự đoán là 105,2 triệu tấn trong
năm 2011 và 112,4 trong năm 2015. Trong số các nước châu Á, nhu cầu gia

tăng tập trung vào Ấn Độ (25%), Trung Quốc (24%), Pakistan (5%), Việt
Nam và Indonesia (3%). Ở châu Mỹ, Brazil sẽ có nhu cầu cao hơn cả Hoa Kỳ
(6% so với 5%). Ngoài ra còn có đóng góp từ một số khu vực khác. Riêng các
nước ở Tây Âu có thể giảm 1%
- Nhu cầu phân lân
7


Nhu cầu phân lân trên thế giới dự kiến sẽ tăng từ 41,68 triệu tấn năm
2011 lên 45,02 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng 1,9%/năm (tăng
3,3 triệu tấn), trong phần tăng thêm, có 55% ở châu Á, 29% ở châu Mỹ, 8% ở
châu Âu, 4% ở châu Phi và 4% ở châu Đại Dương (FAO, 2011). Trong khi đó
IFA cho rằng nhu cầu phân lân của thế giới chỉ là 40,7 triệu tấn năm 2011 và
44,9 trong năm 2015 (IFA, 2011). Cũng như đạm, các quốc gia ở châu Á có
nhu cầu phân lân nhiều nhất như Ấn Độ, 9% ở Trung Quốc, 5% ở Pakistan,
3% tại Việt Nam và 2% ở Indonesia. Braxin và Mỹ cũng là 2 quốc gia có nhu
cầu phân lân cao với 15% và 4%. Thị phần của Đông Âu và Trung Á dự kiến
sẽ là 5%, Trung Âu 4% và 1,4% ở Tây Âu
- Nhu cầu phân kali
Nhu cầu phân kali trên thế giới dự kiến sẽ tăng từ 28,7 triệu tấn năm
2011 lên 32,5 triệu tấn năm 2015 (tăng 3,8 triệu tấn) với tốc độ tăng trưởng
hàng năm là 3,1%. Trong phần tăng thêm, 61% ở châu Á, 26% ở Mỹ, 10% ở
châu Âu, 2% ở châu Phi và 1% tại châu Đại Dương (FAO, 2011). Các nước
có nhu cầu kali cao là Trung Quốc, 11% ở Ấn Độ, 5% Indonesia, 5%
Malaysia, Việt Nam 2%, phần còn lại ở các nước khác của châu Á. Ở châu
Mỹ, Brazil được dự báo tăng trưởng khoảng 15%, Mỹ 6%. Tại châu Âu,
khoảng 5% tăng trưởng nhu cầu ở Đông Âu và Trung Á, 3% tại Trung Âu và
2% ở Tây Âu.
1.1.4.2 Tại Việt Nam.
Theo Tổng cục thống kê (2012), trong các năm 2008-2012 Việt Nam

nhập khẩu phân bón từ khoảng 65 thị trường trên thế giới, trong đó nhiều nhất
từ Trung Quốc với tỷ trọng trên 40% cả về lượng và giá trị. Tuy nhiên trong
năm 2012 tỷ trọng nhập phân bón từ Trung Quốc sụt giảm do Việt Nam tăng
khá lượng sản xuất trong nước. Năm nước dẫn đầu trong xuất khẩu phân bón
lớn nhất tại Việt Nam là Trung Quốc, Nga, Philippines, Nhật Bản và Belarus
(2008-2012) (theo Vũ Thị Thùy Ninh, 2013).
Ở Việt Nam, theo số liệu của Vụ Khoa học Công nghệ và chất lượng
sản phẩm, Bộ NN&PTNT (2011), có trên 100 doanh nghiệp đầu mối và các
8


thành phần kinh tế tham gia vào mạng lưới phân bón (sản xuất, kinh doanh và
tiêu thụ) và đã đưa ra thị trường tiêu thụ ít nhất 1420 loại phân bón gồm 6 loại
chính (Bảng 1.3) (theo Đoàn Minh Tin, 2015).
Bảng 1.3: Các loại phân bón được sử dụng ở Việt Nam
STT
1
2
3
4
5
6

Loại
Phân đơn
NPK
Hữu cơ –khoáng
VSV
Trung lượng –vi lượng
Khác


Số loại
17
1084
79
20
60
160

Theo số liệu của Tổng cục thống kê (2010), nhu cầu tiêu thụ phân bón
cả nước ta vào năm 2010 vào khoảng 9-9.5 triệu tấn, trong đó gồm 2.2 triệu
tấn ure, 3.5 triệu tấn NPK, 800.000 tấn DAP và các loại phân khác như lân,
SA, Kali… Lượng phân bón vô cơ được sử dụng trung bình trên 1ha hiện nay
tại Việt Nam vào khoảng 140-145 kg/ha, chỉ tương đương 50% so với Trung
Quốc và 34% so với Hàn Quốc. Tuy nhiên so với Thái Lan hay Indonesia tỷ
lệ phân bón bình quân/đơn vị diện tích của Việt Nam vẫn cao hơn khá nhiều.
Nhu cầu sử dụng phân bón ở nước ta hằng năm có thể biến động nhẹ, nhưng
nhìn chung xu hướng là tăng về số lượng. Theo tính toán của Cục Trồng trọt,
đến năm 2015, nhu cầu phân bón của Việt Nam sẽ tăng lên tới 218kg/ha, tăng
khoảng 40% so với năm 2010 (BNN&PTNT, 2011)
- Một số tồn tại trong thị trường phân bón Việt Nam:
+ Sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng: Theo Bộ Công
thương (2014), cả nước có khoảng 500 cơ sở sản xuất với trên 2.000 chủng
loại phân bón khác nhau, trong đó, khoảng 1.700 loại là phân bón hỗn hợp
NPK. Các loại phân bón hỗn hợp NPK, phân bón hữu cơ sinh học, hữu cơ
khoáng lại có vấn đề gây lo lắng cho người tiêu dùng, ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả năng suất cây trồng và môi trường; có quá nhiều nhãn hiệu làm nông dân
hoa cả mắt khi không biết sản phẩm nào uy tín. Tình trạng phân bón nhái
nhãn mác nhập khẩu, hàm lượng Kali, SA, DAP rất thấp so với các thông số
9



ghi trên bao bì vẫn thường xuyên diễn ra. Hiện tượng buôn lậu qua biên giới
dẫn tới chất lượng phân bón đưa vào thị trường không được đảm bảo (dẫn
theo Công Phiên, 2014).
+ Vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa: Việc trên bao bì các dòng chữ
“Tecnology of Japan”, “Quality of American” dễ làm cho nông dân
hiểu lầm là sản phẩm của Nhật, của Mỹ… Một số sản phẩm còn thiếu các
thông số cần thiết của sản phẩm trên bao bì, thiếu hướng dẫn sử dụng (Theo
Apromaco, 2013).
1.1.5. Kỹ thuật sử dụng phân bón cho một số cây rau
Mỗi loại cây trồng sẽ có một nhu cầu phân bón khác nhau, các loại rau
khác nhau cũng có nhu cầu phân bón khác nhau.
Bảng 1.4: Lượng phân bón của một số loại rau
Loại phân
Loại rau
Phân chuồng, tấn/ha
Phân đạm, kg/ha

Tổng lượng phân bón
Cải bẹ
Cải bắp
Súp lơ
15-20

Tính theo N

120-160

160-190


Tính theo phân ure
Phân lân, kg/ha

260-348

347-413

Tính theo P2O5

60-80

60-80

60-80

Tính theo phân supephotphat
Phân kali, kg/ha

360-480

360-480

360-480

Tính theo K2O

80-100

100-120


60-80

Tính theo phân kali clorua

133-167

167-200

117-167

Nguồn: Bùi Huy Hiền, 2013
Theo Cục khuyến nông và khuyến lâm (1999): “Bón phân cân đối được
hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều
lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất,
mùa vụ cụ thể, đảm bảo năng suất".
Theo Đường Hồng Dật (1998), bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng và
một cân đối, đúng loại phân, đúng lúc, đúng đối tượng đúng thời tiết, đúng
cách và bón cân đối.
10


1.1.6 Sử dụng phân bón không hợp lý ảnh hưởng tới môi trường
Phân bón vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp làm tăng độ
mầu mỡ của đất, tăng năng suất cho cây trồng. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây
tác động xấu tới môi trường và sức khoẻ con người nếu không có biện sử
dụng hợp lý. Phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng
đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu
mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc.
Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là

một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông
nghiệp và môi trường sống.
Theo Nguyễn Thị Loan (2014), hầu hết các loại phân bón hóa học có
nhược điểm chỉ chứa một hay một vài nguyên tố dinh dưỡng. Khi bón quá
nhiều phân hóa học vào đất, cây trồng chỉ sử dụng được 30% lượng phân bón
một phần nhỏ được giữ lại trong keo đất là nguồn dinh dưỡng cho vụ sau,
lượng còn lại bị rửa trôi, hòa tan vào nước ngầm (chủ yếu là phân đạm vì
phân lân và kali dễ dàng được keo đất hấp phụ) ở gây ô nhiễm môi trường
sinh thái đất, phú dưỡng ao hồ.
Theo Lê Văn Khoa (2010), việc sử dụng phân bón không hợp lý có thể
gây chua hóa đất, hàm lượng các chất vôi giảm, đất mất kết cấu, hoạt động
của vi sinh vật đất giảm, có sự tích đọng amon, KLN ở một số vùng.
Theo Đào Nguyễn Thúy Hằng (2011) phân bón hóa học làm tăng sự
mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh do giết chết các vi sinh vật có ích
trong đất mà các vi sinh vật này bảo vệ cây trồng khỏi một chứng bệnh nào đó
như nhiều loại bệnh của cây trồng được khống chế bởi vi sinh vật vùng rễ.
Hiện tượng thừa đạm sẽ làm cho vỏ tế bào của cây mỏng, tạo điều kiện dễ
dàng cho một số loài vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, kích thích một số loài vi
sinh vật trong đất xâm nhập gây bệnh cho cây,…
Phân bón gây nên tác động ô nhiễm môi trường thường biểu hiện ở các
khía cạnh sau: Trước hết tác động của phân bón đối với việc gây ô nhiễm môi
trường phải kể đến đó là lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng
11


×