Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Phân Bón Và Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Đến Số Lượng Giun Đất Trên Cây Rau Tại Xã Phù Vân, Thành Phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
--------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT ĐẾN SỐ LƯỢNG GIUN ĐẤT TRÊN CÂY RAU TẠI
XÃ PHÙ VÂN, THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ HUYÊN

Lớp

: MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn

: GS.TS. TRẦN ĐỨC VIÊN


HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
--------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT ĐẾN SỐ LƯỢNG GIUN ĐẤT TRÊN CÂY RAU TẠI
XÃ PHÙ VÂN, THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ HUYÊN

Lớp

: MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Giảng viên hướng dẫn

: GS.TS. TRẦN ĐỨC VIÊN

Địa điểm thực tập

: PHỦ LÝ, HÀ NAM


HÀ NỘI - 2016

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi,
được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành,
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của
GS.TS. Trần Đức Viên.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực, khách quan và
chưa được công bố trong các công trình khác.
Hà Nội,ngày 5 tháng 5 năm 2016.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Huyên.

i


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
được sự quan tâm của Khoa Môi trường, Bộ môn Sinh thái Nông nghiệp, dưới
sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Trần Đức Viên, tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
đến số lượng giun đất trên cây rau tại xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh
Hà Nam”.
Để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá
nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thày, cô thuộc Bộ môn Sinh
thái Nông nghiệp, Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới GS.TS. Trần Đức Viên
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện và hoàn thành đề
tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên tại UBND xã Phù
Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam và người dân trong xã đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi thực hiện trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và
người thân đã luôn động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập.
Tôi xin ghi nhận và trân trọng cảm ơn tất cả!
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2016.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Huyên.

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................................ii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................................1
Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................................................1
Mục đích và yêu cầu...............................................................................................................................................2
Yêu cầu.....................................................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1.............................................................................................................................................................3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................................................................3
1.1 Khái quát chung về cây rau và tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam............3
1.3 Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây rau trên thế giới và ở Việt Nam............................................13
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................................29

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BVTV
FAO
MH TT
MH AT
NN & PTNT
PTNNBV
TCVN
TT
QTKT

Diễn giải
: Bảo vệ thực vật
: Tổ chức nông lương thế giới

: Mô hình rau truyền thống
: Mô hình rau an toàn
: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
: Phát triển nông nghiệp bền vững
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Thông tư
: Quy trình kỹ thuật

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................................ii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................................1
Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................................................1
Mục đích và yêu cầu...............................................................................................................................................2
Yêu cầu.....................................................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1.............................................................................................................................................................3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................................................................3
1.1 Khái quát chung về cây rau và tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam............3
1.1.1 Khái niệm về cây rau......................................................................................................................3
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục năm 2010...................................................4
Bảng 1.2: Sản lượng một số cây rau chính tại đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012-2014........................5
Bảng 1.3: Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang hội đồng hợp tác..............................................................7
vùng Vịnh (GCC) năm 2013-2014.......................................................................................................................7
Bảng 1.4: Nhu cầu đạm của các loại rau.............................................................................................................9
Bảng 1.5: Nhu cầu Kali của các loại rau.............................................................................................................9
Bảng 1.6: Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu...................................................................................................10
Bảng 1.7: Dự báo nhu cầu phân bón của thế giới đến năm 2015..................................................................10

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................................29
Bảng 2.1: Nguồn thu thập thông tin thứ cấp....................................................................................................30
Bảng 3.1 Lao động của toàn xã đang tham gia các hoạt động .....................................................................38
kinh tế năm 2015...................................................................................................................................................38
Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng của các loại rau chính tại xã Phù Vân........................................................40
Bảng 3.3: Tình hình tiêu thụ rau màu tại xã Phù Vân giai đoạn 2015-2016...............................................41
Bảng 3.4: Các loại phân bón sử dụng trong sản xuất rau tại xã Phù Vân..................................................42
Bảng 3.5: Lượng phân chuồng được sử dụng trong canh tác rau................................................................43
tại xã Phù Vân giai đoạn 2015 - 2016...............................................................................................................43
Bảng 3.6: Lượng phân đạm sử dụng trong canh tác rau tại xã Phù Vân....................................................45
Bảng 3.7: Lượng phân lân sử dụng trong canh tác rau tại xã Phù Vân......................................................47

v


Bảng 3.8: Lượng phân kali sử dụng trong sản xuất rau tại xã Phù Vân.....................................................49
Bảng 3.9: Lượng phân NPK sử dụng trong sản xuất rau tại xã Phù Vân...................................................51
Bảng 3.10: Lượng phân bón hóa học sử dụng trên MH TT và MH AT......................................................53
tại xã Phù Vân, năm 2016...................................................................................................................................53
Bảng 3.11: Chủng loại thuốc BVTV được người dân sử dụng trong sản xuất rau trên MH TT tại xã
Phù Vân...................................................................................................................................................................55
Bảng 3.12: Lượng thuốc BVTV được người dân sử dụng trong sản xuất rau trên MH AT tại xã Phù
Vân...........................................................................................................................................................................57
Bảng 3.13: Kết quả phân tích đất trên cả hai MH AT và MH TT...............................................................59
tại xã PhùVân, năm 2016.....................................................................................................................................59
Bảng 3.14: Số lượng giun đất khảo sát 3 đợt tại xã Phù Vân, năm 2016.....................................................60
Bảng 3.15: Đánh giá của người dân ở MHTT về ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV tới môi
trường tại xã Phù Vân, năm 2016.......................................................................................................................62
Bảng 3.16: Mức độ tiếp cận các thông tin của người dân 2 mô hình về vấn đề sử dụng phân bón, thuốc
BVTV tại xã Phù Vân, năm 2016........................................................................................................................63


vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................................ii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................................1
Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................................................1
Mục đích và yêu cầu...............................................................................................................................................2
Yêu cầu.....................................................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1.............................................................................................................................................................3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................................................................3
1.1 Khái quát chung về cây rau và tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam............3
1.1.1 Khái niệm về cây rau......................................................................................................................3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................................29
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam...........................................................35
Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của xã Phù Vân năm 2015.........................................................................37

vii


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp truyền thống, gắn liền với
các loại cây trồng nông nghiệp như: lúa nước, rau màu, ngô đậu… Với điều
kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát
triển. Song đây cũng là một môi trường sống thuận lợi của các loài sâu bệnh
hại, cỏ dại. Để tăng năng suất cây trồng, hạn chế sự phát sinh, phát triển của
các loài sâu bệnh hại bà con nông dân đã lựa chọn sử dụng phân bón và

thuốc bảo vệ thực. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng phân bón và thuốc BVTV
trong canh tác rau đã gây ra những tác động tiêu cực, làm ảnh hưởng xấu
đến môi trường, sức khỏe con người và hệ giun đất trong vùng sản xuất.
Theo Trần Danh Thìn (2010) cho rằng việc phun thuốc BVTV, thuốc trừ sâu
hóa học làm phá vỡ cân bằng sinh thái, tiêu diệt các loài thiên địch có ích...
trong canh tác nông nghiệp nếu chỉ sử dụng phân bón vô cơ trong thời gian
dài thì đất và nước tưới nông nghiệp cũng sẽ xảy ra nhiều hệ lụy như thay
đổi các tính chất của đất và có thể dẫn đến đất nông nghiệp bị sa mạc hóa,
nguồn nước ngày càng cạn kiệt độ mặn sẽ gia tăng.
Hà Nam là một trong những tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng gắn với
truyền thống nông nghiệp lâu năm. Từ năm 2013 đến nay, tỉnh đã có nhiều mô
hình khuyến nông được triển khai, bước đầu đã đem lại thành công. Tiêu biểu
là các mô hình trình diễn giống lúa, phân bón mới, sản xuất rau an toàn…
Xã Phù Vân là một trong nhiều mô hình khuyến nông về sản xuất rau
an toàn của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Từ năm 2013, mô hình rau an
toàn (MH AT) đã được triển khai, áp dụng trên địa bàn xã với diện tích
khoảng 5000m2. Ban đầu có 7 hộ gia đình tham gia, mỗi năm thu hoạch trên 7
tấn rau, với giá thành từ 15000- 30000 đồng/kg, thu lãi 160 triệu đồng/năm.
Người nông dân rất phấn khởi vì thực hiện theo mô hình này chi phí sản xuất
giảm, góp phần cải thiện kinh tế gia đình. Mặt khác, tham gia trồng rau theo
mô hình này không chỉ vì mục đích lợi nhuận mà còn hướng tới việc bảo vệ
1


sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường (Trần Lâm, 2013). Năm 2016
và những năm tiếp theo, từng bước được các cấp các ngành của địa phương
khuyến cáo nhân rộng trong phạm vi thành phố cũng như toàn tỉnh Hà Nam.
Tuy vậy, diện tích sản xuất rau an toàn mới dừng lại ở dạng mô hình và phần
lớn diện tích gieo trồng rau vẫn được người dân áp dụng hình thức canh tác
truyền thống dẫn đến việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV quá mức làm

ảnh hưởng xấu đến chất lượng rau màu và môi trường sinh thái.
Xuất pháp từ những thực tiễn trên, tôi đã tiến hành triển khai nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
đến số lượng giun đất trên cây rau tại xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý,
tỉnh Hà Nam”.
Mục đích và yêu cầu
Mục đích
- Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong canh tác
rau tại xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Đánh giá nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường đất, nước,
nông sản và sức khỏe con người trong sử dụng phân bón và thuốc BVTV
trong canh tác rau tại xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến số lượng giun
đất trong canh tác tại xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất giải pháp sử dụng phân bón và thuốc BVTV phù hợp trong
canh tác rau tại xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Yêu cầu
- Đánh giá được thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong
canh tác rau tại xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Xem xét được mức độ ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV trong
canh tác rau tại xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất được các giải pháp phù hợp trong sử dụng phân bón, thuốc
BVTV trong canh tác rau tại xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát chung về cây rau và tình hình sản xuất và tiêu thụ
rau trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.1 Khái niệm về cây rau
Theo Tạ Thu Cúc (2007), rau là loại thực phẩm không thể thiếu được
trong cuộc sống của con người. Rau có thể được tiêu dùng dưới dạng tươi
hoặc đã được chế biến. Theo phân loại, rau xanh là sản phẩm nông nghiệp,
rau đã qua chế biến là sản phẩm công nghiệp. Như vậy rau xanh không có
nghĩa là rau có màu xanh mà là sản phẩm rau tươi.
Theo Lê Thị Khánh (2009), rau là cây hoặc phần có thể ăn được và
thường mọng nước, ngon và bổ, cung cấp nhiều Vitamin, chất khoáng, chất xơ
và rau có tính dược lý cao mà các thực phẩm khác không thể thay thế được.
Theo Trần Khắc Thi (2005), trong rau xanh, hàm lượng nước (chất
khoáng) chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Trong chất khô, lượng
cacbon rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, cà chua 75-78%, dưa hấu tới
92%). Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường (chủ yếu là
đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon. Nhờ khả năng hòa tan
cao, chúng làm tăng sự hấp thụ và lưu thông của máu, tăng tính hoạt hóa
trong quá trình oxi hóa năng lượng của các mô tế bào.
Như vậy, rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng
ngày, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo
thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân
bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ.
1.1.2 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Rau là cây trồng có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu của nhiều
nước trên thế giới. Trình độ phát triển nghề trồng rau của các nước khác nhau
là khác nhau. Hiện nay nhiều nước trên thế giới trồng rau với diện tích lớn, tại
3


các nước đang phát triển tỷ lệ cây rau/cây lương thực là 2/1, còn ở các nước
đang phát triển tỷ lệ này là 1/2 (Lê Sĩ Lợi, 2011).

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục năm 2010
TT

Vùng, châu lục

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

14.110,82

145,54

205.368,87

2 Chấu Phi

2.747,52

61,39

16.867,03


3 Châu Âu

642,37

168,03

10.793,74

4 Châu Mỹ

541,62

121,57

6.584,47

32,97

167,16

551,13

1.812,37

130,30

23.615,18

1 Châu Á


5 Châu Đại Dương
6 Vùng Đông Nam Á

Nguồn: Lê Sĩ Lợi, 2011
Bảng 1.1 cho thấy tình hình sản xuất rau của các châu lục biến động khá
lớn. Châu Á có diện tích trồng lớn nhất (14.110.820 ha). Tiếp theo là Châu Phi,
đạt 2.747.520 ha, bằng 19,47% diện tích rau của Châu Á. Châu Đại Dương có
diện tích trồng thấp nhất (32.970 ha) bằng 0,23% diện tích rau Châu Á.
Châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới nhưng năng suất rau
đứng hàng thứ 3 trong các châu lục (đạt 145,54 tạ/ha), cao hơn năng suất
trung bình của thế giới là 12,66 tạ/ha. Châu Âu có năng suất rau cao nhất
(168,03 tạ/ha), cao hơn năng suất trung bình thế giới: 35,15 tạ/ha. Châu Phi
có năng suất rau thấp nhất, chỉ đạt 61,39 tạ/ha, bằng 46,2% năng suất rau
trung bình thế giới.
Do có diện tích trồng rau lớn nên sản lượng rau của Châu Á cao nhất là
205.368.870 tấn, chiếm 85,51% sản lượng rau thế giới. Châu Phi có sản lượng
rau đứng thứ 2 là 16.867.030 tấn, chiếm 7,02% sản lượng rau thế giới, bằng
8,21% sản lượng rau của Châu Á. Châu Đại dương mặc dù có năng suất rau
cao thứ 2 thế giới nhưng do diện tích gieo trồng ít nên sản lượng thấp nhất là
551.130 ha, chỉ bằng 0,23% sản lượng rau thế giới.
4


1.1.2.2 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Việt Nam có khả năng sản xuất rau quanh năm với số lượng, chủng loại
rau rất phong phú đa dạng 60 - 80 loại rau trong vụ đông xuân, 20 - 30 loại
rau trong vụ hè thu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Với đặc
điểm khí hậu đa dạng, miền Bắc có đầy đủ bốn mùa xuân hạ thu đông, miền
Nam chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khô, các sản phẩm rau của Việt Nam

rất đa dạng, từ các loại rau nhiệt đới như rau muống, rau ngót, rau cải đến các
loại rau xứ lạnh như xu hào, bắp cải, cà rốt... Những năm gần đây, nhiều loại
rau ngoại du nhập vào Việt Nam cũng đã được nhân giống, lai tạo, trồng thử
và thích nghi được với điều kiện khí hậu Việt Nam. Trong đó, nhiều loại rau
mang lại hiệu quả kinh tế cao như cải bó xôi (hay rau chân vịt), cây gia vị
wasabi (hay rau sa tế)...
Bảng 1.2: Sản lượng một số cây rau chính tại đồng bằng sông Hồng giai
đoạn 2012-2014
Giống rau Cải bắp
Địa điểm
(kg)

Cải các loại Rau muống Rau cần
(kg)
(kg)
(kg)

Cả nước

906.705,1 2.409.203.0

1.263.279,2

Miền Bắc

484.704,9 1.127.707,0

612.165,3

ĐB s.Hồng 295.053,6

Hà Nội
69.132,0
Vĩnh Phúc
7.898,9
Bắc Ninh
11.270,7
Quảng Ninh 10.826,8
Hải Dương
74.214,3
Hải Phòng
15.720,5
Hưng Yên
14.838,5
Thái Bình
32827,0
Hà Nam
8.245,5
Nam Định
23.569,0
Ninh Bình
26.510,5

628.153,6
121.614,5
26.821,1
14.456,6
40.308,4
62.944,6
55.108,5
35.741,4

180.099,0
17.262,4
42.998,0
30.799,1

Súp lơ
(kg)

105.844, 126.197,4
6
46.470,4 76.483,1

302.379,2 24.533,3 63.348,9
88.358,8
7.357,0 12.615,0
18.305,3
520,0
558,9
19.326,7
760,7
2.046,3
17.235,8
597,1
3.864,7
13.190,1
1.911,7 18.958,8
33.835,6
3.352,9
5.409,0
13.839,9

3.600,6
2.677,8
46.217,7
7.517,5
10.079,0
1.564,6
1.499,8
27.733,0
2.554,0
2.676,0
14.257,3
2.314,7
5.525,1
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015
5


Bảng 1.2 cho thấy: sản lượng các giống rau có sự khác nhau ở các tỉnh,
cụ thể sản lượng cây cải bắp đạt cao nhất tại Hải Dương với 74.214,3 kg, thấp
nhất là 7.898,9 kg ở Vĩnh Phúc. Đồng thời số liệu trên cho thấy tại một tỉnh
sản lượng trên mỗi một cây rau cũng khác nhau, cụ thể tại Thái Bình rau cải
các loại đạt sản lượng cao nhất với 180.099,0 kg và thấp nhất với 7.517,5 kg
của cây súp lơ.
1.1.3 Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.3.1 Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới
Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau
bình quân hàng ngày của mỗi người trên thế giới khoảng 250300g/ngày/người tức 90- 110kg/người/năm (Lê Thị Khánh, 2013). Liên hệ với
các nước phát triển có đời sống cao đã vượt xa mức quy định trên: Nam Triều
Tiên: 141.1 kg; Newzealands: 136.7 kg; Hà Lan lên tới 202 kg/người/năm.
Năm 2010, người Đức đã tiêu thụ khoảng 7,61 triệu tấn rau các loại, tương

ứng với mức tiêu thụ trên đầu người là 93,3kg/năm trong khi đó Canada là
227kg/người/năm.
Trong vòng 2 thập kỷ qua, nhu cầu sử dụng rau của thế giới có những biến
chuyển mạnh mẽ. Trang Xúc tiến thương mại dẫn theo số liệu của Bộ Nông
nghiệp Hoa Kì (2011) cho rằng: do sự thay đổi các yếu tố: cơ cấu dân số, thị hiếu
tiêu dùng, thu nhập dân cư… tiêu thụ các loại rau sẽ tăng mạnh, đặc biệt là rau ăn
lá. Nếu nhu cầu về các loại rau diếp, rau xanh khác tăng 22-23% thì nhu cầu tiêu
thụ khoai tây và các rau củ khác chỉ tăng 7-8%, giá các loại rau tươi sẽ tiếp tục
tăng cùng với nhu cầu tiêu thụ. Nhu cầu nhập khẩu rau xanh dự báo sẽ tăng 1,8%
một năm. Theo đó, các nước phát triển: Pháp, Đức, Canada... vẫn là những nước
nhập khẩu rau; các nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các
nước Nam bán cầu vẫn là các nước cung cấp rau tươi trái vụ.
1.1.3.2 Tình hình tiêu thụ rau ở Việt Nam
Tiêu thụ trong nước: rau là thực phẩm quan trọng thường xuyên và
không thể thiếu hàng ngày, đặc biệt đối với những dân tộc châu Á trong đó có
6


Việt Nam. Nhu cầu về rau ngày càng tăng, nhưng so với các nước thì sản
lượng bình quân trên đầu người ở nước ta vẫn còn thấp: 76kg/người/năm.
Mức độ tiêu thụ rau cao nhất ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh,
bình quân 106 kg rau/người/năm, thấp nhất ở vùng nông thôn và miền núi
phía Bắc đạt 27 kg rau/người/năm. Trong đó, lượng rau sản xuất trong nước
khoảng 80% và 20% lượng rau quả khác được nhập khẩu từ nước ngoài về,
đáp ứng nhu cầu nội địa.
Xuất khẩu ra thị trường thế giới: theo Lê Hồng Quang (2015) dẫn theo
số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam (2014) cho rằng: mặt hàng rau quả
của Việt Nam được xuất khẩu sang 13/15 thị trường khu vực Trung Đông với
tổng kim ngạch đạt 40,9 triệu USD, chiếm 78% kim ngạch xuất khẩu sang
Trung Đông. Năm 2013, xuất khẩu hang rau quả sang thị trường Trung Đông

đạt Kim Ngạch 20,7 triệu USD. Trong đó, Ả-rập Xê-út là thị trường nhập
khẩu rau lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt trên 9 triệu USD, tiếp đến
là thị trường UAE với kim ngạch 7,5 triệu USD. Hai thị trường này chiếm gần
80% xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước trong hội đồng hợp tác
vùng Vịnh (GCC).
Bảng 1.3: Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang hội đồng hợp tác
vùng Vịnh (GCC) năm 2013-2014
Đơn vị: USD
Thị trường nhập khẩu

Năm 2013

Năm 2014

Ả-rập Xê-út

9.040.310

12.696.972

UAE

7.497.077

14.217.708

Cô-oét

2.853.432


2.939.805

Ca-ta

703.624

939.292

Ba-ranh

472.694

903.381

Ô-man

107.775

251.056

Tổng

20.674.912

31.948.214

7


Nguồn: Lê Hồng Quang, 2015

1.2 Tình hình sử dụng phân bón trong canh tác rau trên thế giới và ở
Việt Nam
1.2.1 Khái niệm và phân loại phân bón
1.2.1.1 Khái niệm phân bón
Theo Nguyễn Như Hà (2011): phân bón là những chất hữu cơ, vô cơ
trong thành phần có chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng, mà
cây có thể hấp thụ được. Như vậy, phân bón được hiểu là những chất khi bón
vào đất trong thành phần phải có chứa các nguyên tố dinh dưỡng như: N, P,
K, Ca, Mg, S, Fe, … hoặc các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng.
1.2.1.2 Phân loại phân bón
Theo Nguyễn Như Hà (2013): tính đến năm 2010, ở Việt Nam có hơn
1.500 loại phân bón thương phẩm khác nhau, được chia thành 4 nhóm sau:
- Phân hữu cơ: là các loại phân có chứa chất khô chủ yếu hữu cơ với
hàm lượng dinh dưỡng khoáng thấp.
- Phân vô cơ: là các loại phân bón có chứa (hay chuyển hóa thành) các
chất dinh dưỡng khoáng dễ tiêu với cây trồng, thường gọi là phân hóa học.
Theo Lê Văn Khoa (2010) phân bón được chia làm 2 nhóm chính:
- Nhóm phân khoáng: bao gồm phân nito, phân lân, phân kali, magie,
phân Bo, phân molipden và phân hỗn hợp.
- Nhóm phân hữu cơ: bao gồm phân chuồng, phân bắc, phân than bùn,
phân xanh và rác.
- Phân vi sinh vật:
+ Phân vi sinh có chất mang thanh trùng với mật độ cao các vi sinh vật
hữu ích được tuyển chọn đạt tiêu chuẩn quy định.
+ Phân hữu cơ vi sinh.
- Phân sinh hóa có tác dụng kích thích hoặc kìm hãm sự sinh trưởng.
1.2.2 Vai trò của phân bón đối với cây rau

8



Đạm (N): Đây là chất dinh dưỡng cơ bản, thành phần chính của prôtêin.
Đạm đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các cơ quan sinh vật, là
thành phần của nhiều hợp chất như ancaloit, glucozit, phophatit, enzim và
diệp lục… Đạm thúc đẩy quá trình quang hợp của cây, kích thích thân lá phát
triển, kéo dài thời gian sinh trưởng và tuổi của lá. Đạm là yếu tố quyết định
đến năng suất và chất lượng rau ăn lá như cải bắp, cải bao, cải xanh, cải ngọt,
cải cúc, xà lách, rau muống...
Bảng 1.4: Nhu cầu đạm của các loại rau
Rất cao (200-240) Cao (150-180)
Súp lơ, cải bắp
Cải thìa, bí đỏ, cà
đỏ, cải bắp sớm...

Trung bình (80-100) Thấp (40-80)
Cải thảo, dưa chuột,
Đậu trắng,

rốt môn, tỏi tây,

tỏi, su hào, mùi, cà rốt

đậu Hà Lan,

hành ta...
cải Bixen, cải bắp... sớm, cà chua, hành...
Nguồn: Nguyễn Cẩm Long, 2014
Lân giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp, tăng
cường khả năng hút đạm. Lân có tác dụng lớn nhất khi cây còn nhỏ, kích thích
rễ phát triển, có tác dụng trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây. Cây

rau được cung cấp đủ lân sẽ nhanh lớn, ra nụ, ra hoa, tạo quả, thúc đẩy quá
trình chín của hạt. Lân còn làm cây cứng cáp, tăng tính chống đổ, chống chịu
sâu bệnh và dịch hại.
Kali (K) tham gia quá trình tổng hợp nhiều chất như protêin, lipit, tinh
bột, diệp lục, sắc tố… Nó còn kích thích hoạt động các enzim, tham gia quá
trình vận chuyển các chất trong cây, thúc đẩy quá trình quang hợp và tăng khả
năng chống chịu với những bất thuận. Các loại rau cần nhiều kali là dưa
chuột, cải bắp, hành tỏi, cải củ, cà rốt, khoai tây và đậu rau...
Bảng 1.5: Nhu cầu Kali của các loại rau
Cao
Súp lơ, đậu cô ve, cải thìa,

Trung bình
Đậu Hà Lan, su hào,

Thấp
Rau diếp, hành ta,

dưa chuột, bí ngô, cải bắp

xà lách, ớt, mùi, cà

cải củ.

đỏ, cải bắp trắng, cà rốt.

chua, hành tây, cần tây
Nguồn: Nguyễn Cẩm Long, 2014
9



1.2.3 Tình hình sử dụng phân bón cho cây rau trên thế giới
Theo Lê quốc Phong (2012), năm 2007, mức tiêu thụ phân bón đạt gần
173 triệu tấn, sau đó giảm còn 155,3 triệu tấn vào năm 2008/2009 và tăng trở
lại từ cuối năm 2009 lên 163,5 triệu tấn, đạt 176,8 triệu tấn năm 2011/2012.
Bảng 1.6: Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu
Đơn vị: triệu tấn
Năm

N

P2O5

K2O

Tổng

2007/2008

100,8

38,5

29,1

168,4

2008/2009

98,3


33,8

23,1

155,3

2009/2010

102,2

37,6

23,6

163,5

2010/2011

104,3

40,6

27,6

172,6

2011/2012

107,5


41,1

28,2

176,6

Nguồn: Lê Quốc Phong, 2012.
Với nhu cầu lương thực tăng, nông dân sẽ đầu tư thêm phân bón để
tăng năng suất, vì vậy nhu cầu phân bón dự báo sẽ tăng khoảng 2,0%/năm và
đạt 190,4 triệu tấn vào năm 2015.
Bảng 1.7: Dự báo nhu cầu phân bón của thế giới đến năm 2015
Đơn vị: triệu tấn.
Phân bón
Đạm
Lân
Kali
Tổng

2011
105,35
41,68
28,68
175,71

Năm
2013
2014
2015
109,23

111,11
112,91
43,44
44,25
45,02
30,68
31,60
32,45
183,42
186,95
190,38
Nguồn: Lê Quốc Phong, 2012.

2012
107,37
42,46
29,68
179,62

1.2.4 Tình hình sử dụng phân bón cho cây rau ở Việt Nam
Lượng phân bón nhập khẩu của nước ta trong tháng 8/2015 ước tính
đạt 350 nghìn tấn, kim ngạch đạt 105 triệu USD. Lũy kế 8 tháng 2015,
nhập khẩu phân bón đạt 2,875 triệu tấn, kim ngạch đạt 900 triệu USD, tăng

10


17,5% về lượng và 14,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2014 (Tổng
cục thống kê, 2015).


Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015
Hình 1.1: Lượng và kim ngạch nhập khẩu phân bón của Việt Nam
giai đoạn 1/2014 - 8/2015.
Sản xuất ure và NPK trong 8 tháng năm 2015 lần lượt là 1,349 triệu tấn
và 1,675 triệu tấn. Riêng tháng 8/2015 sản xuất ure và NPK đạt 111,4 nghìn tấn
và 208,3 nghìn tấn. Trong đó, sản xuất NPK đã tăng 6,9% và lũy kế cũng gia
tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất ure đã giảm 41% so với cùng kỳ
tháng 8/2014 và lũy kế sản xuất ure giảm 5,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Bộ công thương, 2015
Hình 1.2: Lượng phân bón sản xuất của Việt Nam từ 1/2014-7/2015.

11


1.2.5 Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường sinh thái và sức khỏe con
người.
1.2.5.1 Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường sinh thái
Theo Nguyễn Như Hà (2010), việc bón phân không hợp lý, không đúng
kỹ thuật có thể làm cho môi trường xấu đi do các loại phân bón có thể tạo ra
các chất gây ô nhiễm môi trường. Các phân hữu cơ có thể tạo ra các chất khí
CH4, CO2, H2S… các ion khoáng NO3-. Các loại phân hóa học có thể tạo ra
các hợp chất đạm ở thể khí dễ bay hơi hay các ion khoáng dễ bị rửa trôi, nhất
là NO3-, các phân kali hóa học là các phân có khả năng gây chua… Vì vậy dù
bón ít phân mà thiếu những hiểu biết cần thiết cho việc bón phân hiệu quả và
an toàn thì vẫn tạo điều kiện để phân bón ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Theo Lê Văn Khoa (2010) việc sử dụng phân bón cũng làm xuất hiện
mặt trái về vấn đề môi trường, nhất là khi chúng ta không sử dụng hợp lý làm
nó làm gây ra các hiện tượng như đất bị chua hóa, hàm lượng các chất vôi
giảm, kết cấu đất kém, hoạt động của vi sinh vật trong đất giảm, có sự tích

đọng amôn, kim loại nặng ở một số vùng. Hiện tượng nhiễm bẩn đó cũng xảy
ra với nước mặt và nước ngầm.
Theo Nguyễn Thị Loan (2014) hầu hết các loại phân hóa học có nhược
điểm là chỉ chứa một hay một vài nguyên tố dinh dưỡng. Khi bón quá nhiều
phân hóa học vào đất, cây trồng chỉ sử dụng được 30% lượng phân bón,
lượng còn lại bị rửa trôi, phần nằm lại trong đất gây ô nhiễm môi trường.
Lượng phân hóa học mà cây không sử dụng bị hòa tan vào nước ngầm làm ô
nhiễm môi trường sinh thái đất, gây cho ao hồ hiện tượng phú dưỡng hóa.
1.2.5.2 Ảnh hưởng của phân bón đến sức khỏe con người.
Theo Trương Hợp Tác (2013), nhiều loại phân bón được sản xuất từ
nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến từ nông
sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi,… cho thấy trong số các kim loại nặng thì
thuỷ ngân, còn đối với các vi sinh vật gây hại thì coliform là những yếu tố
thường vượt quá mức cho phép. Ngay trong bản thân một số loại phân bón đã
12


có chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim
loại nặng hoặc các vi sinh vật gây hại, các chất kích thích sinh trưởng vượt
quá mức quy định hoặc được tạo ra khi cây trồng hút và đồng hoá dinh dưỡng
trong phân bón được tích luỹ trong nông sản. Lượng tồn dư này có thể vượt
mức cho phép làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.
Theo Lê Văn Khoa (2010) nồng độ NO 3- có trong thành phần của phân
bón có liên quan tới sức khỏe cộng đồng và biểu hiện qua hai loại bệnh:
- Methaemoglobinaemia: Hội chứng trẻ xanh ở trẻ sơ sinh.
- Ung thư dạ dày ở người lớn.
Thực ra NO3- không độc, nhưng khi nó bị khử thành nitrit NO 2- trong
cơ thể thì nó trở nên rất độc. Khi NO 2- sinh ra từ NO3- một loại amin thứ sinh
xuất hiện khi phân hủy mỡ hoặc protein có trong dạ dày và tạo ra hợp chất
N-nitroso (là hợp chất gây ung thư). Vì tính chất nguy hiểm của NO 3- đối với

sức khỏe nên cộng đồng Châu Âu quy định mức chuẩn cho nước uống là
11,3 gN/m3; giá trị tối ưu là không quá 5,6 gN/m 3.
1.3 Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây rau trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1 Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật
Theo Đào Văn Hoằng (2005) thì thuốc BVTV là những chất độc có
nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, được dùng để phòng và trừ các đối tượng
gây hại cho cây trồng nông nghiệp như sâu bệnh, cỏ dại, chuột.
1.3.2 Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
Theo Nguyễn Trần Oánh (2007) phân loại thuốc BVTV như sau:
+ Dựa vào đối tượng phòng chống bao gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ
bệnh, thuốc trừ chuột, thuốc trừ nhện, thuốc trừ tuyến trùng, thuốc trừ cỏ.
+ Dựa vào con đường xâm nhập gồm có: tiếp xúc, vị độc, xông hơi,
thấm sâu, nội hấp.
+ Dựa vào nguồn gốc hóa học gồm: thuốc có nguồn gốc thảo mộc,
thuốc có nguồn gốc sinh học, thuốc có nguồn gốc vô cơ, thuốc có nguồn gốc
hữu cơ.
13


1.3.3 Vai trò của thuốc BVTV đối với cây rau.
Theo Nguyễn Trần Oánh (2007), thuốc BVTV đóng một vai trò quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp với nhiều ưu điểm nổi trội:
- Thuốc BVTV có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện
tích rộng và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà biện pháp
khác không thể thực hiện.
- Đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, kinh tế, bảo vệ năng suất cây trồng,
cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm
được diện tích canh tác.
- Đây là biện pháp dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau,
đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi biện pháp phòng trừ là duy nhất.

Tùy theo liều lượng sử dụng mà thuốc BVTV sẽ mang lại tác dụng tích
cực hay tiêu cực trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như ảnh hưởng tới
đời sống thực vật, vi sinh vật đất, hay môi trường và sức khỏe của con người.
1.3.4 Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây rau trên thế giới
Năm 2013, danh mục các hoạt chất BVTV trên thế giới đã là hàng ngàn
loại, ở các nước thường từ 400-700 loại. Trung Quốc 630 loại, Thái Lan 600
loại. Tăng trưởng thuốc BVTV những năm gần đây từ 2-3%. Trung Quốc tiêu
thụ hằng năm từ 1,5-1,7 triệu tấn thuốc BVTV (2010).
Theo Trương Quốc Tùng (2013), ở các nước đã phát triển rất nghiêm
ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, vẫn có tình trạng tồn tại dư lượng hóa chất
BVTV trên nông sản: Hoa Kỳ có 4,8% mẫu trên mức cho phép, cộng đồng
Châu Âu - EU là 1,4%, Úc là 0,9%, Hàn Quốc và Đài Loan là 0,8 - 1,3%. Do
những hệ lụy và tác động xấu của việc lạm dụng thuốc BVTV cho nên ở
nhiều nước trên thế giới đã giảm lượng thuốc BVTV. Từ năm 1980 – 2000,
Thụy Điển giảm lượng thuốc BVTV sử dụng đến 60%, Đan Mạch và Hà Lan
giảm 50%. Tốc độc gia tăng mức tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới trong 10
năm lại đây đã giảm dần, cơ cấu thuốc BVTV có nhiều thay đổi theo hướng
gia tăng thuốc sinh học, thuốc thân thiện với môi trường, thuốc ít độc hại,…
14


1.3.5 Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây rau ở Việt Nam
Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở nước ta đến năm 2013 đã
lên tới 1.643 hoạt chất, trong khi, các nước trong khu vực chỉ có khoảng từ
400 đến 600 loại hoạt chất, như Trung Quốc 630 loại, Thái Lan, Malaysia
400-600 loại. Sử dụng thuốc BVTV bình quân đầu người ở Trung Quốc là 1,2
kg, ở Việt Nam là 0.95 kg (2010). Phần lớn là các hoạt chất thuốc hóa học
(trên 70%), và khoảng 30% hoạt chất thuốc sinh học.
Theo kết quả điều tra của Cục Trồng trọt (2010) tại các vùng rau
chuyên canh rau cho thấy, tất cả nông dân đều sử dụng các hóa chất BVTV

trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là việc sử dụng thuốc
của người dân rất tùy tiện, không theo khuyến cáo của cơ quan chức năng
hoặc chuyên môn nào nên việc lạm dụng thuốc BVTV càng trở nên nguy
hiểm. Theo Cục BVTV (2014) về tình hình sử dụng thuốc BVTV trong năm
2014 với 13.912 hộ nông dân, Cục đã phát hiện 4.167 hộ vi phạm, chiếm
29,9%. Các vi phạm chủ yếu là không có phương tiện bảo hộ lao động, sử
dụng thuốc BVTV không đúng nồng độ, liều lượng, bao bì vứt bữa bãi không
đúng nơi quy đinh…
Theo kết quả kiểm tra của Bộ NN & PTNT (2009), trong 25 mẫu rau
tại các tỉnh phía Bắc, có tới 44% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,
trong đó 4% có hoạt chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép. Kiểm tra 35
mẫu rau tại các tỉnh phía Nam, Cục BVTV phát hiện tới 54% mẫu có dư lượg
thuốc BVTV, trong đó 8,6% mẫu được phát hiện có hàm lượng thuốc BVTV
đủ khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng.
1.3.6 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường sinh thái và sức khỏe con
người.
1.3.6.1 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường sinh thái
Theo Trần Đức Viên (2007), việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất
nông nghiệp đã làm hỏng cấu tượng đất, làm phương hại đến tập đoàn vi sinh
vật – phần “sống” của trái đất, làm ô nhiễm nguồn nước.
15


×