Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Phân Tích Nhận Thức, Thái Độ Và Hành Vi Của Các Hộ Gia Đình Về Chất Thải Rắn Từ Thức Ăn Thừa Tại Thị Trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 77 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA
CÁC HỘ GIA ĐÌNH VỀ CHẤT THẢI RẮN TỪ THỨC ĂN
THỪA TẠI THỊ TRẤN TRÂU QÙY, HUYỆN GIA LÂM,
TP HÀ NỘI
Người thực hiện

: NINH CÔNG THÀNH

Lớp

: MTC

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG
Địa điểm thực tập

: Thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, TP Hà Nội



HÀ NỘI - 2016

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô
giáo trong khoa Môi trường – Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Hương
Giang người đã gợi ý đề tài và tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của UBND thị trấn Trâu Qùy và sự giúp đỡ, ủng hộ của người dân. Xin tỏ
lòng biết ơn tới tất cả người dân và UBND thị trấn Trâu Qùy.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã động
viên, ủng hộ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Hà nội, ngày…..tháng….năm 2016
Sinh Viên

i


MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
PHẦN I: MỞ ĐẦU............................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................2
1.3 Yêu cầu nghiên cứu.................................................................................2

PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................3
2.1 Một số vấn đề chung...............................................................................3
2.1.1 Khái niệm nhận thức, thái độ và hành vi..............................................3
2.1.2Khái niệm chất thải rắn từ thức ăn thừa................................................4
2.2. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt từ TAT trên thế giới.........................4
2.2.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn từ thức ăn thừa......................................6
2.2.2. Hiện trạng chất thải rắn từ TAT của các nước trên thế giới................9
2.3.2 Tác động kinh tế.................................................................................16
2.3.3 Tác động của CTR từ TAT tới các vấn đề xã hội...............................17
2.4 Các chính sách giảm thiểu chất thải rắn từ TAT của một số quốc gia
trên thế giới. ................................................................................................18
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................23
3.1. Đối tượng nghiên cứu. .........................................................................23
3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................23
3.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................23
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp. ............................................23
3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp.................................................24
3.4.3 Cân định lượng chất thải....................................................................24
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................24
3.4.6 Phương pháp dử dụng thang đo..........................................................25
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................26
ii


4.1 Đặc điểm nghiên cứu và đặc điểm đối tượng điều tra...........................27
4.1.1 Đặc điểm nghiên cứu..........................................................................27
4.1.2 Đặc điểm đối tượng điều tra...............................................................30
4.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn từ TAT ở Trâu Quỳ........................32
4.2.1 Khối lượng phát sinh chất thải rắn từ TAT........................................32

4.2.2 Thành phần TAT tại các hộ gia đình..................................................33
4.2 Quan điểm chung của các hộ gia đình về thức ăn thừa và chất thải rắn
từ thức ăn thừa. ...........................................................................................34
4.3 Nhận thức, thái độ và hành vi của các hộ gia đình trong lựa chọn thực
phẩm............................................................................................................39
4.3.1 Nguồn cung cấp thực phẩm. ..............................................................40
4.3.3 Thói quen mua sắm thực phẩm của các hộ gia đình...........................44
4.4 Nhận thức và hành vi của các hộ trong chế biến và sử dụng thực phẩm.
.....................................................................................................................49
4.4.1 Người nấu ăn chính trong gia đình.....................................................50
4.4.2 Thói quen chế biến và sử dụng thức ăn tại các hộ gia đình................51
4.5 Hiện trạng nhận thức, thái độ và hành vi của các hộ gia đình trong bảo
quản và xử lý TAT. ....................................................................................54
4.5.1 Thói quen bảo quản thực phẩm của các hộ gia đình tại thị trấn trâu
quỳ...............................................................................................................54
4.5.3 Thói quen xử lý TAT tại các hộ gia đình trên địa bàn.......................56
4.6 Ưu điểm và hạn chế về nhận thức, thái độ, hành vi có thể làm tăng
lượng chất thải rắn từ thức của các hộ gia đình tại Trâu Quỳ. ...................57
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIỆN NGHỊ........................................................63
5.1 Kết luận.................................................................................................63
5.2 kiến nghị................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................65

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TAT
CTR từ TAT
FAO

UBND
CNH
HĐH
USDA
UNEP

:
:
:
:
:
:
:
:

Thức ăn thừa
Chất thải rắn từ thức ăn thừa
Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc
Uỷ ban nhân dân
Công nghiệp hóa
Hiện đại hóa
Bộ Nông Nghiệp Hoa kỳ
Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các mức lựa chọn cho câu trả lời thường dùng trong thang đo
Likert 5 điểm...................................................................................................25

Bảng 3.2: Đánh giá thái độ của các hộ gia đình theo thang điểm Likert........26
Bảng 4.1: Đặc điểm người được phỏng vấn....................................................30
Bảng 4.2 Đặc điểm hộ phỏng vấn...................................................................31
Bảng 4.3: Tổng lượng thức ăn thừa trung bình trên các hộ gia đình tại thị trấn
Trâu Quỳ. ........................................................................................................32
Bảng 4.4: Quan điểm của các hộ gia đình về thức ăn thừa và rác thải từ thức
ăn thừa.............................................................................................................35
Bảng 4.5: Ý kiến của các hộ gia đình về nguyên nhân gây lãng phí thức ăn..38
Bảng 4.6: Nguồn cung cấp thực phẩm của các hộ gia đình............................41
Bảng 4.7 Tỷ lệ(%) những hộ tự cung cấp thực phẩm cho gia đình.................42
Bảng 4.8: Người nội trợ chính trong các hộ gia đình tại thị trấn Trâu Qùy....43
Bảng 4.8: Tần suất đi chợ của các hộ gia đình tại Trâu Quỳ..........................45
Bảng 4.9: Các hoạt động thường làm trước khi đi chợ của các hộ gia đình. . .47
Bảng 4.10: Người đóng vai trò chế biến thức ăn chính trong gia đình...........50
Bảng 4.11: Mức độ thường xuyên trong việc nấu các dạng bữa ăn trong hộ gia
đình..................................................................................................................51
Bảng 4.12: Thói quen của các hộ gia đình trong chế biến và sử dụng............53
thức ăn.............................................................................................................53
Bảng 4.13: Ý kiến của các hộ gia đình về bảo quản thức ăn trong việc giảm
thiểu TAT. ......................................................................................................56
Bảng 4.14: Thói quen xử lý TAT của các hộ gia đình trên địa bàn................57
Bảng 4.15: Các điểm tích cực trong nhận thức, thái độ và hành vi của các hộ
gia đình trong giảm thiểu chất thải rắn từ TAT...............................................58
Bảng 4.16 Các điểm hạn chế trong nhận thức, thái độ và hành vi của các hộ
gia đình trong giảm thiểu chất thải rắn từ TAT...............................................58
v


DANH MỤC HÌNH
.........................................................................................................................iv

DANH MỤC BẢNG.........................................................................................v
Hình 2.1: Hình ảnh minh họa thực phẩm bị vứt bỏ vào thùng rác một cách
lãng phí..............................................................................................................5
(Nguồn: FAO, 2012)...............................................................................5
Hình 2.4: Lượng CTR từ TAT ở Mỹ trong giai đoạn từ năm 1996-2012.......11
Hình 2.6: Tổng phát thải khí CO2...................................................................15
(Nguồn: FAO, 2011).......................................................................................15
.........................................................................................................................15
Hình 2.7: Tỷ lệ (%) khí CO2 phát sinh từ các loại thực phẩm........................15
Hình 2.8: Hộp giấy đựng TAT của Xí nghiệp Reac Japan.............................21
Hình 4.1: Bản đồ vị trí địa lý thị trấn Trâu Qùy –Gia Lâm-TP Hà Nội.........27
Hình 4.2: Đồ thị chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị trấn Trâu Qùy......................29
(Nguồn: ...........................................................................................................29
Hình 4.3: Lượng TAT (kg/người/năm) thị trấn Trâu Quỳ so với trên thế giới
và các khu vực.................................................................................................33
Hình 4.6: Các dạng thức ăn được chế biến thường xuyên tại các hộ gia đình.
.........................................................................................................................52
Hình 4.7: Mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp trong bảo quản
thực phẩm tại cac hộ gia đình..........................................................................55
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)......................................................................55
Hinh 4.8: Sơ đồ xương cá, thể hiện nguyên nhân phát sinh rác thải từ TAT tại
các hộ gia đình trên thị thị trấ Trâu Quỳ.........................................................60

vi


PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình CNH-HDH đất nước đã đưa nước ta từ một nước có nền kinh

tế nghèo làn lạc hậu thành một quốc gia đang phát triển với mục tiêu năm
2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Từ một nước
trước đây phải vật lộn về tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng
nhưng cho đến nay dưới sự đổi mới của Đảng và Nhà nước đã đưa nước ta
không những thoát khỏi vấn nạn thiếu lương thực mà còn trở thành nước xuất
khẩu gạo thứ 2 thế giới tính đến năm 2015. Tuy nhiên, không chỉ đối với
nước ta mà trên thế giới tình trạng lãng phí thực phẩm trở thành vấn nạn thật
sự bởi sự phung phí của con người.
Theo tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) công bố năm 2011,
mỗi năm trên thế giới lãng phí 1.3 tỷ tấn thực phẩm, phần lớn chúng kết thúc
thành rác, trong khi vẫn có khoảng 830 triệu người đói. Nguyên nhân chủ yếu
làm phát sinh lượng rác thải từ thực phẩm là do hành vi của người tiêu dùng
trong việc lựa chọn, chế biến thực phẩm không hợp lý, thiếu kiến thức bảo
quản dẫn đến việc thực phẩm bị lãng phí một cách rất đáng, góp phần làm gia
tăng lượng rác thải. Thực phẩm bị lãng phí không chỉ gây thiệt hại về kinh tế
mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và các vấn đề xã hội.
Thị trấn trâu quỳ là một thị trấn thuộc huyện Gia Lâm, thuộc ngoại thành
TP Hà Nội với dân số khoảng 23.772 người. Quá trình đô thị hóa tại đây diễn
ra ngày một nhanh kèm theo đó là sự gia tăng dân số đã dẫn tới hệ quả lượng
phát sinh rác thải rắn sinh hoạt nói chung, chất thải rắn từ thức ăn thừa nói
riêng phát sinh tại các hộ gia đình cũng tăng theo tỷ lệ thuận . Thực tế cho
thấy nhận thức, thái độ và hành vi của người dân trong việc mua sắm, chế

1


biến, bảo quản thực phẩm vẫn còn hạn chế, dẫn đến việc lãng phí thực phẩm
một cách đáng tiếc. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài
“ Phân tích nhận thức, thái độ và hành vi của các hộ gia đình về chất thải
rắn từ thức ăn thừa tại Thị Trấn Trâu Qùy, Huyện Gia Lâm, TP Hà Nội”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
Phân tích hiện trạng nhận thức thái độ và hành vi của các hộ gia đình
trong việc lựa chọn, bảo quản, chế biến và xử lý thực phẩm từ đó xác định các
nguyên nhân tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới lượng chất thải rắn phát sinh từ
thức ăn thừa và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu lượng chất thải này.
1.3 Yêu cầu nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng rác thải rắn từ thức ăn thừa trên địa bàn thị trấn
Trâu Qùy.
- Đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi của các hộ gia đình về rác thải
từ thức ăn thừa.
- Các giải pháp đề xuất phù hợp với điều kiện của địa phương có tính
thực tiễn và khả năng áp dụng vào thực tế.

2


PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Một số vấn đề chung.
2.1.1 Khái niệm nhận thức, thái độ và hành vi
 Nhận thức:
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông: Nhận thức là quá trình và kết quả phản
ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu
biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó. Nhờ hoạt động nhận
thức mà con người phản ánh hiện thực xung quanh chúng ta và các hiện thực
của bản thân ta, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ tình cảm và hành động.
Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới mức độ khác nhau , từ
thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp.
 Thái độ
Theo từ điển tiếng việt phổ thông: Thái độ là tổng thể nói chung những

biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói) của ý nghĩ,
tình cảm với ai hoặc đối với sự việc nào đó. Theo Đàm Khải Hoàn và công sự
(2007), thái độ phản điều người ta thích hoặc không, mong muốn hoặc không
mong muốn, đồng ánh những ý hoặc không đồng ý, quan tâm hoặc không
quan tâm.....Thái độ thường bắt nguồn từ kiến thức, niềm tin và kinh nghiệm
thu được trong cuộc sống, đồng thời thái độ cũng chụi ảnh hưởng của những
người xung quanh.
 Hành vi
Theo từ điển tiếng việt phổ thông: Hành vi là toàn bộ nói chung những
phản ứng, cách ứng xử, biểu hiện ra bên ngoài của một người trong hoàn cảnh
cụ thể nhất định.
Đối với thực trạng lãng phí thức ăn tại các hộ gia đình, nhà hàng. Nhận
thức, thái độ và hành vi của người tiêu dùng trong mua sắm, chế biến và bảo
3


quản thực phẩm có tác động rất lớn đến việc hạn chế lãng phí thực phẩm tại
mỗi gia đình cũng như tại các quốc gia còn nhiều khó khăn như Việt Nam.
Chẳng hạn, người tiêu dùng có những hành vi tích cực như nấu đủ thức ăn
cho mỗi bữa hay thức ăn còn thừa được bảo quản để dùng cho bữa sau thì sẽ
hạn chế rất lớn đến việc phát sinh chất thải rắn từ thức ăn thừa.
2.1.2

Khái niệm chất thải rắn từ thức ăn thừa.
Một số khái niệm liên quan đến CTR từ TAT, theo tổ chức Nông-

Lương Liên Hợp Quốc (FAO)
 Khái niệm mất mát thực phẩm (food loss):
Mất mát thực phẩm: Là toàn bộ lượng thực phẩm bị mất đi trước khi
được tiêu thụ, cụ thể ở các giai đoạn sản xuất, sau thu hoạch và chế biến,

lượng mất đi này có thể được sử dụng cho một số mục đích khác, chẳng hạn
như là dùng làm nhiên liệu hoặc thức ăn cho gia súc.
VD 1: Trái cây bị thối, bị hỏng bị bỏ đi trong quá trình vận chuyển, bảo quản
 khái niệm chất thải rắn từ thức ăn thừa.
Chất thải rắn từ thức ăn thừa ( CTR từ TAT) lượng thức ăn bị bỏ đi là do
hành vi lãng phí của con người trong các bữa ăn tại gia đình, nhà hàng.
VD 2: Thức ăn thừa như: Cơm, thịt bị bỏ đi tại gia đình, nhà hàng...vv.
2.2. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt từ TAT trên thế giới.
Trong cuộc sống ngày nay chúng ta thường xuyên bắt gặp những hình
ảnh không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới về tình
trạng thức ăn bị bỏ vào thùng rác một cách rất lãng phí, nó đi ngược lại với
giá trị đạo đức của nhân loại nhân loại. Chỉ một phần nhỏ thức ăn bị lãng phí,
bỏ đi trong các bữa ăn tại gia đình, trong siêu thị, nhà hàng cũng đã góp phần
khiến lượng thực phẩm bị lãng phí trở thành một vấn nạn thực sự đối với
nhân loại.
4


Theo số liệu báo cáo của tổ chức Nông-Lương Liên Hợp Quốc (FAO)
năm 2012. Mỗi năm thế giới sản xuất ra khoảng 4 tỷ tấn thực phẩm, thì có
đến 1,3 tỷ tấn thực phẩm (khoảng 30%-40%) với trị giá khoảng 1 nghìn tỷ
USD bị mất mát (food loss) và lãng phí (food waste). Phần lớn chúng trở
thành rác thải tại các bãi chôn lấp. Thực trạng đáng buồn hiện nay là trên thế
giới vẫn có khoảng 830 triệu người đói mỗi năm và toàn bộ thực phẩm bị lãng
phí này đủ để nuôi sống cho gần 1 tỷ người nghèo đói.

Hình 2.1: Hình ảnh minh họa thực phẩm bị vứt bỏ vào thùng rác một
cách lãng phí.
(Nguồn: FAO, 2012)
Nguyên nhân làm phát sinh lượng CTR từ TAT chính là do hành vi của

người tiêu dùng trong việc lựa chọn, và chế biến thực phẩm không hợp lý,
thiếu kiến thức bảo quản, chẳng hạn như mua quá nhiều, mua những thực
phẩm không rõ về hạn sử dụng và hành vi chế biến quá nhiều dẫn đến việc
thực phẩm bị lãng phí một cách rất đáng tiếc này.
5


2.2.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn từ thức ăn thừa.
Lượng thực phẩm bị mất mát và lãng phí xảy ra trong toàn bộ vòng đời
(chuỗi cung ứng thực phẩm) từ sản xuất, thu hoạch, bảo quản, đóng gói, vận
chuyển, phân phối, bán lẻ đến giai đoạn tiêu thụ. Bảng 2.1 dưới đây mô tả
nguồn thực phẩm bị mất mát và lãng phí trong mỗi giai đoạn của chuỗi cung
ứng từ khâu sản xuất cho đến tay người tiêu dùng.
Bảng 2.1: Mất mát và lãng phí thực phẩm trong các giai đoạn của chuỗi
cung ứng.
Giai đoạn
Sản xuất

Định nghĩa
Trong hoặc ngay

Ví dụ
Rau quả các loại sau khi chọn lựa do

sau khi thu hoạch từ không đáp ứng tiêu chuẩn (vết sẹo, sứt
các trang trại, khu

sẹo do chim hoặc các loài gặm nhấm,

vườn, cánh đồng

Sau khi sản phẩm

thâm nám, dị dạng bị thải bỏ đi).
Thực phẩm bị sâu ăn hạy bầm tím, sứt sẹo

rời khỏi trang trại,

do quá trình vận chuyển, bảo quản không

vận chuyển, lưu trữ
Trong quá trình chế

đúng kĩ thuật bị thải bỏ ra.
Phần trái cây, ngũ cốc dùng được nhưng

Chế biến

biến quy mô công

bị loại ra vì được cho là không thích hợp

và đóng

nghiệp hoặc hộ gia

cho chế biến.

Lưu trữ và
xử lý


gói

đình, công đoạn
đóng gói sản phẩm
Trong quá trình

Sản phẩm dùng được nhưng bị loại do

phân phối ra thị

yêu cầu khắt khe của khách hàng. Sản

ra thị

trường (bán buôn,

phẩm hết hạn trước khi được mua, sản

trường

bán lẻ tại của hàng,

phẩm bị bỏ đi do giá quá thấp.

siêu thị)
Lãng phí của người

Sản phẩm ăn được bị loại do yêu cầu chất

Phân phối


Tiêu thụ

tiêu dùng (nhà hàng, lượng quá cao. Thực phẩm được mua, nấu

hộ gia đình)
nhưng không dùng.
Theo FAO, CTR từ TAT phát sinh chủ yếu ở giai đoạn tiêu thụ khoảng
35% cao gần gấp ba so với 12% ở giai đoạn bán lẻ (Hình 2.2). Trong đó thì
6


tại các nước phát triển, CTR từ TAT phát sinh ở giai đoạn bán lẻ và tiêu thụ là
nhiều nhất khoảng 33% cao gấp đôi so với 14% ở các nước đang phát triển.

Hình 2.2: Tỷ lệ (%) lãng phí thực phẩm giữa các nước phát triển và các
nước đang phát triển (2009).
(Nguồn: FAO, 2011)
Nguyên nhân của sự lãng phí này là do các nước đang phát triển tại các
khu vực như: Khu vực Nam và Đông Nam Á, Châu Phi, Sahara gặp nhiều
hạn chế về tài chính, khả năng quản lý và kỹ thuật trong việc thu hoạch, bảo
quản thực phẩm cũng như điều kiện khí hậu, cơ sở hạ tầng, đóng gói và tiếp
thị còn nhiều khó khăn.
Trong khi đó tại những nước phát triển ở các khu vực: Bắc Mỹ, Châu
Âu, nước công nghiệp của Châu Á lại rơi vào giai đoạn tiêu dùng là vì số
lượng lớn lương thực bị lãng phí bởi nhà bán lẻ do hoạt động không hiệu quả
hay người tiêu dùng quá chú ý đến hình thức và sự nhầm lẫn ngày trên nhãn

7



mác nên nhanh chóng vứt bỏ thực phẩm ăn được do mua quá nhiều, lưu trữ
bảo quản không hiệu quả.
Theo Chương trình “Hành động vì rác thải và nguồn tài nguyên”
(WRAP) của Anh dự đoán, nếu như các quốc gia trên thế giới không có
những biện pháp phòng ngừa cũng như cùng chung tay để làm giảm lượng
thực phẩm bị mất đi hay giảm lượng CTR từ TAT thì thực phẩm mất mát và
lãng phí có nguy cơ tăng 40% vào năm 2020. Điều này sẽ làm cho bình quân
CTR từ TAT trên đầu người là 179kg mỗi năm.
Xét trên quy mô toàn cầu, thực phẩm bị lãng phí hay CTR từ TAT có mặt
ở hầu hết các quốc gia. Lượng CTR từ TAT phát sinh do người tiêu dùng tại
các khu vực trên thế giới cũng có sự khác nhau và phân cấp một cách rõ rệt.
Ta có thể nhận thấy (Hình 2.3) 7 vùng, khu vực trên thế giới mà FAO dựa
trên những qua các năm và tiến hành tổng hợp và báo cáo năm 2011.

Hình 2.3: Lượng rác thải từ thực phẩm trung bình hằng năm của các
nước, vùng trên thế giới (kg/người).
(Nguồn: FAO, 2011)
8


Lượng CTR từ TAT (kg/người/năm) cao nhất trên thế giới vào khoảng
110 (kg/người/năm) ở các nước phát triển như: Hoa Kỳ, Canada, Úc và New
Zealand, con số này cao gấp 10 lần so với 8 (kg/người/ năm) của người tiêu
dùng ở những nước nghèo (tiểu vùng Sahara châu Phi) nơi có lượng CTR từ
TAT thấp nhất, và cao hơn nhiều so với các khu vực Mỹ Latin, Nam và Đông
Nam Á, những nơi có lượng chất thải lần lượt khoảng 25 (kg/người/năm) và
15 (kg/người/năm). Trong khi đó ở các nước phát triển khác cũng có lượng
chất thải thực phẩm tương đối cao, khoảng 80 (kg/người/năm) ở khu vực
Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) và gần 90 (kg/người/năm) đối

với các quốc gia Châu Âu.
2.2.2. Hiện trạng chất thải rắn từ TAT của các nước trên thế giới.
 Tại một số nước phát triển:
Các nước phát triển và giàu có thì thực phẩm bị lãng phí chủ yếu là do
hành vi người tiêu dùng, nhà doanh nghiệp, có thể kể đến một số quốc gia sau:
 Tại Mỹ.
Mỹ được coi là nước có lượng phát sinh CTR từ TAT cao nhất thế
giới trong những năm qua. Thói quen lãng phí thức ăn đã trở thành “thói quen
văn hóa của người Mỹ, khi mà mỗi năm có khoảng 35 triệu tấn thực phẩm,
chiếm từ 30 – 40% nguồn cung thực phẩm ở nước này bị vứt bỏ, phần lớn trở
thành rác thải tại quốc gia này, trong khi đó chỉ có khoảng 3% lượng thức ăn
bị bỏ đi được tận dụng làm ủ phân compose. Điều này làm cho quốc gia này
thiệt hại hơn 161 tỷ USD mỗi năm.
Cũng theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA, 2014) phần lớn thành phần
CTR từ TAT là trái cây và rau bị bỏ đi từ các hộ gia đình, nhà hàng, siêu thị
và các cửa hàng. Trung bình mỗi năm, người Mỹ bỏ đi khoảng 25% thực
phẩm mà họ mua, ước tính chi phí cho gia đình 4 người trung bình là từ 1365
USD đến 2275 USD. Trong đó, thực phẩm bị vứt đi bỏ, lãng phí nhiều nhất
là rau, ước tính khoảng 18,2 tỷ pound tương đương 8,2 triệu tấn và nhóm
9


(thịt, cá) khoảng 12,7 tỷ pound tương đương 5,7 triệu tấn thực phẩm với cùng
mức lãng phí 22% so với tổng thực phẩm sản xuất được ở các loại thực phẩm
đó. Còn đối với nhóm thực phẩm bị bỏ đi it nhất là nhóm thực phẩm về hạt
(điều, rẻ, đậu) khoảng 0,13 triệu tấn (Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Tỷ lệ (%) những thực phẩm bị lãng phí tại Mỹ .

STT


1
2
3
4
5
6

Loại thực phẩm

Ngũ cốc
Trái cây
Rau
Thịt, cá và gia cầm
Trứng
Hạt (điều, rẻ, đậu

Tổng nguồn

Người tiêu dùng

thực phẩm

lãng phí

(TỶ POUND)

(tỷ POUND)

60,4
64,3

83,9
58,4
9,8
3,5

11,3
12,5
18,2
12,7
2,1
0,3

Tỷ lệ (%)
thực phẩm
lãng phí so
ban đầu
19
19
22
22
21
9

phộng...)
Nguồn: (USDA, 2014).
CTR từ TAT ở Mỹ có xu hướng tăng nhanh từ những năm 60 của XX

cho đến nay. Cụ thể thực phẩm bị bỏ đi khoảng 12,2 triệu tấn năm 1960 tăng
dần tới khoảng 35 triệu tấn giá trị khoảng 180 tỷ USD vào năm 2012 ( theo
hình 2.4).


10


Hình 2.4: Lượng CTR từ TAT ở Mỹ trong giai đoạn từ năm 1996-2012.
(Nguồn: EPA, 2012)
Lượng thực phẩm bị bỏ đi tăng nhanh nhất trong giai đoạn từ 1980-2010.
Năm 1980 CTR từ TAT chỉ chiếm gần 10% so với tổng lượng chất thải rắn
của Mỹ nhưng đến năm 2012 nó đã chiếm đến hơn 1/5 lượng chất thải rắn tại
quốc gia này, ước tính có khoảng 130,8 triệu tấn tổng lượng chất thải vào năm
2012. Tuy nhiên, theo USDA có đến 14% hộ gia đình Mỹ vẫn đang phải vật
lộn để có đủ thức ăn hàng ngày.
 Tại Pháp:
Theo nghiên cứu của WRAP thực hiện công bố năm 2007 cho biết lãng phí
thực phẩm tại Pháp lên đến hơn 3 triệu tấn. Dựa trên những kết quả nghiên
cứu, các chuyên gia ước tính bình quân mỗi người dân Pháp phung phí từ 2030 kg thức ăn/ năm, trong đó có 7 kg là vẫn còn đóng gói chưa được sử dụng
đến. Chính những thói quen xấu này đã làm tăng lượng CTR từ TAT tại nước
này lên gấp 4 lần.
11


Cũng theo Bộ Môi trường và Nông nghiệp Pháp, lãng phí thực phẩm làm
cho nền kinh tế Pháp bị thiệt hại từ 12-20 tỷ euro mỗi năm. Kết quả từ nghiên
cứu cho thấy con số đáng báo động về “vấn nạn” lãng phí thực phẩm tại quốc
gia phát triển nhất Châu Âu này. Hình ảnh dưới đây minh họa rõ ràng nhất về
vấn nạn lãng phí thức ăn của người dân Pháp.

Hình 2.5: Anh Stuart kiểm tra thực phẩm còn nguyên trong thùng rác
của siêu thị Tesco
(Nguồn: Bộ Môi trường Pháp, 2012)

Trong số các loại thực phẩm bị vứt đi tại Pháp thì trái cây chiếm 19%,
31% đối với rau củ là những thực phẩm chính bị bỏ đi bỏi sự lãng phí. Do
tính chất dễ hỏng, người tiêu thụ không ngần ngại vứt vào sọt rác các loại hoa
quả hay rau củ dù chỉ mới chớm hỏng một chút. Tiếp đến là các loại thức
uống, chủ yếu là sữa và rượu (24%) và các loại tinh bột từ những bữa ăn thừa
mứa là 12%. Phần còn lại, bao gồm các loại thịt cá (4%) và các thức ăn chế
biến sẵn (2%).

12


 Tại Anh:
Anh là một quốc gia mà người tiêu dùng không cảm thấy thoải mái với việc
thức ăn còn sót lại sau khi đi ra khỏi nhà hàng, ngay cả ở nhà hoặc từ một cửa
hàng ăn nhanh mà phần lớn thức ăn thừa thường đi thẳng vào thùng rác.
Theo một báo cáo ở Anh có tới bảy triệu tấn lương thực, trị giá hơn 10 tỷ
bảng trở thành CTR từ TAT do các hộ gia đình, siêu thị, cửa hàng lãng phí
mỗi năm. Cũng theo báo cáo này cho biết có đến 3/4 các loại rau được trồng ở
Anh bị “lãng phí” bởi các siêu thị chỉ vì mẫu mã không đẹp. Tác giả của báo
cáo, Tiến sĩ Tim Fox, người đứng đầu của Cơ quan năng lượng và môi trường
(IME) cho biết, một hộ gia đình ở Anh trung bình bỏ đi lượng thực phẩm có
giá trị tương đương khoảng 24.000 bảng Anh. Trong đó, Bánh mì, khoai tây
và sữa là ba loại thực phẩm lãng phí hàng đầu bởi người tiêu dùng nước này.
 Tại nhật
Nhật là một quốc gia phải nhập khẩu tới 60% lương thực từ nước ngoài và
có đến 750.000 người thiếu đói, tuy nhiên nước này lại là một trong những
nước lãng phí nhiều thức ăn nhất. Chỉ tính riêng thủ đô Tokyo đã lãng phí
6.000 tấn thức ăn trên ngày, lượng thực phẩm đủ cung cấp cho 4,5 triệu người
ăn trong thời gian tương ứng.
Theo ước tính chính thức năm 2007, các nhà hàng ăn uống ở Nhật Bản

hủy bỏ 3,05 triệu tấn TAT của khách. Nếu tính cả số thực phẩm bỏ phí của
các xí nghiệp chế biến và cửa hàng phân phối thì số lương thực- thực phẩm
lãng phí năm 2007 lên tới 11,34 triệu tấn! Với một nước như Nhật Bản chỉ
sản xuất được 40% lương thực hằng năm thì việc tiết kiệm và không lãng phí
trở nên bức thiết và các nhà hàng cần phải gương mẫu đi đầu.
 Tại Việt Nam
Là một quốc gia đang phát triển, nước ta cũng đang đối mặt với nguy cơ
lãng phí thực phẩm. Chưa có kê chính xác nào về lãng phí thực phẩm tại nước
ta, đặc biệt là trong các hộ gia đình và thống nhà hàng. Tuy nhiên, không khó
13


để nhận ra khi đến bất cứ nhà hàng, quán ăn, một buổi tiệc lớn hay một bữa
ăn nhỏ ngay tại gia đình, người ta cũng dễ dàng bắt gặp cảnh tượng thứ ăn
còn thừa bày la liệt trên bàn và sau đó, nó được xử lý bằng cách là cho vào
thùng rác. Đa số người Việt khi nhìn thấy các bữa ăn thừa như vậy cũng đều
tỏ ý tiếc rẻ, nhưng họ cũng sẵn sàng gọi rất nhiều đồ ăn đãi khách chỉ vì sĩ
diện. Lãng phí thực phẩm không chỉ làm mất cân bằng trong lối sống, mà
cũng chính là lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều đó cho thấy,
không riêng gì đối với nước ta mà ở các nước khác hành vi của người tiêu
dùng chính là nguyên nhân làm lãng phí thực phẩm hằng ngày.
2.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn từ thức ăn thừa.
2.3.1 Tác động CTR từ TAT tới môi trường.
 Phát thải khí nhà kính.
Khí nhà kính (CH4, CO2) không chỉ được hình thành trong quá trình phân
hủy CTR từ TAT mà chúng còn hình thành trong quá trình trồng trọt những thực
phẩm bị lãng phí một cách đáng tiếc đó. Ước tính có khoảng 3.3 tỷ tấn CO2
(năm 2007). Nếu xếp vào biểu đồ xếp hạng phát thải carbon của các nước, CTR
từ TAT sẽ đứng ở vị trí thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc (về lượng phát thải
carbon). Lượng này gấp 2 lần tổng phát thải khí nhà kính của các phương tiện

giao thông đường bộ của cả nước Mỹ năm 2010 (1.5 tỷ tấn CO2).

14


Hình 2.6: Tổng phát thải khí CO2
(Nguồn: FAO, 2011)
Thành phần chính phát thải carbon trong thực phẩm thừa là ngũ cốc
(34%), từ thịt (21%), và rau củ (21%) ít nhất ở nhóm củ (khoai lang, cà
root...) và nhóm thực phẩm về đậu. (Hình 2.7)

Hình 2.7: Tỷ lệ (%) khí CO2 phát sinh từ các loại thực phẩm.
Nguồn: (FAO, 2012)
15


 Lãng phí nguồn nước
Hàng năm lượng thực phẩm bị lãng phí đó đã làm lãng phí hơn 250 km3
nước, trong đó phần lớn là nước mặt từ sông hồ, nước ngầm. Theo báo cáo
của Liên Hiệp Quốc, tính riêng lượng nước dùng trong quá trình sản xuất thực
phẩm bị lãng phí có thể tương đương với lượng nước hàng năm chảy dọc qua
sông Volga, con sông lớn nhất tại Châu Âu.
Phần lớn lượng nước lãng phí được sử dụng cho sản xuất các thực phẩm
như: Ngũ cốc 52 % và trái cây 18 %, tương ứng với thực phẩm bị lãng phí là
26 % và 16 %. Ngoài ra, việc sử dụng nước trong tưới tiêu nông nghiệp một
cách lãng phí sẽ dẫn đến khả năng gây ra vấn đề môi trường nghiêm trọng,
chẳng hạn như sự suy giảm nguồn nước, xâm nhập mặn, ngập úng hay suy
thoái đất.
 Tác động đến sử dụng lãng phí đất và đa dạng sinh học.
Diện tích để sản xuất cho toàn bộ lượng thực phẩm bị bỏ đi vì lãng phí

trên thế giới cần đến 1.4 tỷ hecta đất, tương ứng gần 30 % diện tích đất nông
nghiệp của thế giới. Trong đó, diện tích đất được sử dụng nhiều nhất trong
sản xuất thực phẩm bị lãng phí đó là thịt và các sản phẩm về sữa, chiếm 78%
tổng diện tích bề mặt, mặc dù chúng chỉ chiếm 11% lượng thực phẩm bị lãng
phí.
Trong khi rất khó để ước tính tác động lên đa dạng sinh học ở cấp độ toàn
cầu. Với nhu cầu về thực phẩm của con người ngày càng lớn đã gây nên sức
ép cho sản xuất nông nghiệp dẫn tới việc mở rộng sản xuất nông nghiệp sang
những vùng đất mới, khu vực hoang dã làm ảnh hưởng tới những động vật có
vú, chim, cá, động vật lưỡng cư… dẫn đến mất cân bằng đa dạng sinh học.
2.3.2 Tác động kinh tế.
CTR từ TAT không những tác động xấu đến môi trường nếu không được
xử lý hiệu quả mà còn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Theo ước tính về thiệt
hại kinh tế của 1,3 tỷ tấn thực phẩm bị lãng phí không được sử dụng và trở
16


thành rác thải mỗi năm vào khoảng 750 tỷ USD, tương đương với GDP của
Thổ Nhĩ Kỳ, giá trị này chưa phải là con số chính xác bởi vì nó chủ yếu xem
xét giá trị sản xuất chứ không phải là giá trị của sản phẩm cuối cùng.
Trong số những thực phẩm bị lãng phí, rau quả là thực phẩm chiếm tỷ lệ
chi phí lãng phí kinh tế nhiều nhất với 23% tổng chi phí, tiếp theo là thịt 21%,
trái cây 19% và ngũ cốc 18%.
Trong khi lượng thực phẩm bị lãng phí và trở thành chất thải này có thể
đủ nuôi sống 1,3 tỷ người, điều mà đi ngược lại so với nhu cầu lương thực
trên thế giới khi mà hàng năm thế giới ước tính có khoảng 870 triệu người đói
mỗi ngày (chiếm khoảng 8% dân số thế giời).
2.3.3 Tác động của CTR từ TAT tới các vấn đề xã hội.
CTR từ TAT không chỉ tác động tiêu cực đến các vấn đề kinh tế và môi
trường mà nó còn ảnh hưởng xấu đến các vấn đề xã hội. Theo số liệu từ FAO

(2011), trên thế giới cứ trung bình 7 người thì có 1 người rơi vào tình trạng
đói thường xuyên. Trên thế giới cứ 24h trôi qua có hơn 20.000 trẻ em dưới 5
tuổi chết vì đói.
Trong khi hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm bị lãng phí thì vẫn có rất
nhiều người trên thế giới sống trong nghèo đói thậm chí chết vì quá đói nhất
là những khu vực miền núi, nông thôn, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn. Sự phân hóa giàu nghèo càng ngày càng rõ nét hơn trong thời đại ngày
nay “Kẻ ăn không hết- người lần chẳng ra”. Lượng lương thực, thực phẩm mà
chúng ta sản xuất ra thừa đủ để nuôi sống dân số thế giới.
Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người: CTR từ TAT phân
huỷ rất nhanh, lên men, bốc mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người, đặc biệt là những khu vực người dân sống xung quanh. Bên cạnh đó
CTR từ TAT còn làm giảm mỹ quan đô thị, CTR từ TAT nếu không được thu
gom, vận chuyển, xử lý hợp lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của
hiện tượng này là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt
17


×