Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Phân Bón Hóa Học Và Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Rau Tới Môi Trường Đất Tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 88 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG
PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ THUỐC BVTV TRONG
SẢN XUẤT RAU TỚI MÔI TRƯỜNG ĐẤT
TẠI XÃ TRUNG NGHĨA, THÀNH PHỐ HƯNG YÊN,
TỈNH HƯNG YÊN

Người thực hiện

: PHẠM THỊ NGỌC HÀ

Lớp

: MTC

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn


: ThS. DƯƠNG THỊ HUYỀN

HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG
PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ THUỐC BVTV TRONG
SẢN XUẤT RAU TỚI MÔI TRƯỜNG ĐẤT
TẠI XÃ TRUNG NGHĨA, THÀNH PHỐ HƯNG YÊN,
TỈNH HƯNG YÊN
Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

:
:
:
:
:
:


PHẠM THỊ NGỌC HÀ
MTC
57
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
ThS. DƯƠNG THỊ HUYỀN
XÃ TRUNG NGHĨA, TP. HƯNG YÊN,
TỈNH HƯNG YÊN

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là của riêng tôi, được nghiên cứu một cách
độc lập. Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sự cho phép công bố
của các đơn vị cung cấp số liệu. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ
ràng. Các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng có ai công bố trong bất kì tài liệu nào.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Phạm Thị Ngọc Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt quá trình thực tập tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập
thể, cá nhân trong và ngoài trường.

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi
trường và các thầy cô giáo trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TH.S Dương Thị Huyềnngười đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ, nhân viên tại UBND xã
Trung Nghĩa và toàn bộ người dân trong xã đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi thực hiện trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và
người thân đã luôn bên cạnh tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi
học tập, rèn luyện tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Phạm Thị Ngọc Hà

ii


MỤC LỤC
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................................................57
Kết luận...................................................................................................................................................................57
Kiến nghị.................................................................................................................................................................58
Cần hỗ trợ nơi tiêu thụ lâu dài người dân trồng rau an toàn, đồng thời mở rộng diện tích trồng rau an
toàn theo hướng VietGap tăng năng suất rau màu, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời bảo vệ môi
trường đất...............................................................................................................................................................58

iii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV
FAO
IFA
MH
MH TT
MH AT
TT

BNN
RAT
WTO
ĐBSH
KLTB
LLTB
EPA

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:

Bảo vệ thực vật
Tổ chức nông lương thế giới
Hiệp hội phân bón thế giới
Mô hình
Mô hình sản xuất rau truyền thống
Mô hình sản xuất rau an toàn theo hướngVietGap
Thông tư
Quyết định
Bộ nông nghiệp.
Rau an toàn.
Tổ chức thương mại thế giới
Đồng bằng sông Hồng
Khối lượng trung bình.
Liều lượng trung bình.
Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón nhiều nhất năm 2010/2011.Error:
Reference source not found
Bảng 1.2 Độ bền vững của một số hóa chất BVTV trong đất.................Error:
Reference source not found
Bảng 2.1 Đối tượng và thời điểm lấy mẫu. Error: Reference source not found
Bảng 3.1 Công tác quản lý và sử dụng đất đai của xã Trung Nghĩa.......Error:

Reference source not found
Bảng 3.2 Kết quả phân tích mẫu đất tại xã Trung Nghĩa.......Error: Reference
source not found
Bảng 3.3 Kết quả phân tích mẫu nước tại xã Trung Nghĩa....Error: Reference
source not found
Bảng 3.4 Diện tích, năng suất các loại rau ở 2 mô hình tại xã Trung Nghĩa.Error:
Reference source not found
Bảng 3.5 Chi phí sản suất một loại rau của hai mô hình.......Error: Reference
source not found
Bảng 3.6 Tình hình tiêu thụ rau ở hai mô hình trồng rau tại xã Trung Nghĩa.
....................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.7 Các loại phân bón sử dụng trong sản xuất rau tại xã Trung Nghĩa,
TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên....Error: Reference source not found
Bảng 3.8 Lượng phân chuồng hoai mục sử dụng trong canh tác rau tại xã
Trung Nghĩa, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.........Error: Reference
source not found
Bảng 3.9 Lượng phân đạm sử dụng trong canh tác rau tại xã Trung Nghĩa,
TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên....Error: Reference source not found
Bảng 3.10 Lượng phân Kali sử dụng trong canh tác rau tại xã Trung Nghĩa,
TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên....Error: Reference source not found
Bảng 3.11 Lượng phân NPK sử dụng trong canh tác rau tại xã Trung Nghĩa,
TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên....Error: Reference source not found
Bảng 3.12 Chủng loại thuốc BVTV được người dân sử dụng trong sản xuất
rau trên MH TT tại xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng
Yên..............................................Error: Reference source not found
v


Bảng 3.13 Chủng loại thuốc BVTV được người dân sử dụng trong sản xuất
rau trên MH AT tại xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng

Yên..............................................Error: Reference source not found
Bảng 3.14 Kết quả phân tích đất và khuyến cáo của Yara( Nauy)...........Error:
Reference source not found
Bảng 3.15 Tiêu chí đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong đất (phân tích theo
Walkley-Black)...........................Error: Reference source not found
Bảng 3.16 Hàm lượng Kts trong đất tại 2 mô hình. Error: Reference source not
found

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Diện tích rau các vùng của Việt Nam giai đoạn 2013-2014 Error:
Reference source not found
Hình 1.1

Tỷ trọng nhu cầu phân bón Việt Nam theo loại và nhu cầu phân
bón Việt Nam đến năm 2014...Error: Reference source not found

Hình 1.2

Phần trăm doanh số bán hàng toàn cầu của các hóa chất BVTV
năm 2008.................................Error: Reference source not found

Biều đồ 3.1 Giá trị pH trong đất ở 2 mô hình.......Error: Reference source not
found
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ thể hiện hàm lượng chất hữu cơ và mùn trong đất tại 2
mô hình....................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 3.3 Hàm lượng Nts trong đất tại 2 mô hình...Error: Reference source
not found

Biểu đồ 3.4 Hàm lượng Pts trong đất tại 2 mô hình....Error: Reference source
not found
Biểu đồ 3.5 Số lượng giun trung bình qua các đợt khảo sát ở 2 mô hình.
.................................................Error: Reference source not found

vii


viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành có từ lâu đời, gắn liền với lịch sử phát triển của
hầu hết các nước trên thế giới, khi con người chuyển từ nông nghiệp thuần túy
sang nông nghiệp hàng hóa vai trò của phân bón và thuốc BVTV là vô cùng
quan trọng đối với việc tăng năng suất, sản lượng của nông sản. Tuy nhiên
việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV quá liều lượng khuyên cáo, chứa các
thành phần độc hại làm ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng. Tại Ấn Độ,
nghiên cứu của Cục Khảo sát đất và quy hoạch sử dụng đất (Sehgal và Abrol,
1994) cho thấy khoảng 3,7 triệu ha đất bị mất chất dinh dưỡng, suy thoái vật
chất hữu cơ do sử dụng phân bón quá liều lượng, tại Trung Quốc, lạm dụng
phân bón Nito gây axit hóa đất, các nghiên cứu cho thấy hàm lượng Nito
trong đất ở một số vùng tại Trung Quốc quá cao làm giảm pH của đất, độ
giảm dao động từ 0,45-2,2 ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và sinh vật đất.
Tại Việt Nam, theo số liệu của Viện Khoa học nông nghiệp, nước ta có
khoảng 26 triệu ha đất nông nghiệp, nhu cầu sử dụng phân bón trung bình mỗi
năm khoảng 10,3 triệu tấn nhưng hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam chỉ
đạt 45-50%. Theo Tổng cục Môi trường (2015), mỗi năm hoạt động nông
nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là

từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trong đó không ít loại thuốc có độ độc cao
đã bị cấm sử dụng. Việc lạm dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV, các loại
thuốc kích thích sinh trưởng cùng với kỹ thuật canh tác thâm canh, chăn nuôi
hạn chế, vấn đề xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chưa triệt để
dần tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn, ảnh hưởng
tới đời sống cộng đồng cũng như đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành
nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc, với địa hình bằng phẳng, không có rừng, núi và biển.
Năm 2015, tỉnh phấn đấu đạt giá trị sản xuất nông nghiệp trên 11 nghìn tỷ
đồng, tốc độ tăng trưởng 3,48% so với năm trước. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1


có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng rau quả, cây công nghiệp,
chăn nuôi thủy sản; giảm tỷ trọng cây lương thực. Cây rau màu các loại được
gieo trồng hàng năm duy trì ổn định khoảng 10 nghìn ha, sản lượng rau đạt 23
nghìn tấn/năm. Do có lợi thế gần với thủ đô Hà Nội và một số đô thị lớn khác,
cây rau màu đã và đang trở thành sản phẩm mũi nhọn của tỉnh, có giá trị hàng
hóa cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên
để đáp ứng nhu nguồn cầu ngày càng lớn, người trồng rau đã bất chấp tiêu chí
an toàn thực phẩm, sử dụng các loại phân bón thuốc BVTV, thuốc kích thích
nhằm tăng năng suất cây trồng gây mất lòng tin và ảnh hưởng vô cùng lớn
đến sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường đất nơi đây. Đứng trước thực trạng đó, sự ra đời của các mô hình trồng
rau an toàn là vô cùng cần thiết, mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP tại thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên, tỉnh
Hưng Yên là một minh chứng giúp lấy lại lòng tin, bảo vệ môi trường và sức
khỏe người tiêu dùng.
Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu:

“Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV
trong sản xuất rau tới môi trường đất tại xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng
Yên, tỉnh Hưng Yên”.
2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
Mục đích
- Xác định thực trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trên
các loại rau trong 2 mô hình truyền thống và an toàn (VietGAP) tại xã Trung
Nghĩa, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
- Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc
BVTV tới môi trường đất tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp phù hợp trong sử dụng phân bón hóa học và thuốc
BVTV trên các loại rau tại xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng
Yên.

2


Yêu cầu
- Tìm hiểu về các loại phân bón hóa học, liều lượng bón, cách thức bón
và đối tượng sử dụng của mỗi loại phân bón trong sản xuất rau.
- Tìm hiểu về các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng, cách thức
sử dụng và đối tượng sử dụng của mỗi loại thuốc trong sản xuất rau.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
đến môi trường đất.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp trong sử dụng phân bón hóa học và
thuốc BVTV.

3



Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau hiện nay.
1.1.1 Khái niệm về rau.
Theo TS. Lê Thị Khánh (2009): “Rau là một loại cây có thể ăn được và
thường là mọng nước, ngon và bổ được sử dụng như là món ăn chính hoặc đồ
phụ gia để nấu hoặc ăn sống.”
Rau rất đa dạng và phong phú, do vậy khái niệm về "rau" chỉ có thể
dựa trên công dụng của nó. Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong
bữa ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực
và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại
càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài
tuổi thọ.
Theo Quyết định 04/2007/QĐ-BNN Quy định về quản lý sản xuất và
chứng nhận rau an toàn của Bộ nông nghiệp và Phát triền nông thôn:
Rau an toàn (RAT): là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các
loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm...) được sản
xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy định kỹ thuật bảo đảm tồn
dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép.
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam.
1.1.2.1. Trên thế giới.
Theo số liệu thống kê của FAO (2008): năm 1980 toàn thế giới sản xuất
được 875 triệu tấn rau, năm 1990 sản xuất được 441 triệu tấn rau, năm 1997 là
596,6 triệu tấn rau và năm 2001 đã lên tới 678 triệu tấn rau. Chỉ riêng rau cải
bắp và cà chua sản lượng đã tương ứng là 50,7 triệu tấn và 88,2 triệu tấn với
năng suất tương ứng 22,4 tấn/ha.
Theo FAO (2015) nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới tăng
khoảng 3,6%/ năm trong khi khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ 2,6%/ năm có
nghĩa là cung chưa đủ cầu.

4



Các nước càng phát triển công nghiệp thì nhu cầu nhập nội rau quả
ngày càng tăng, đời sống nhân dân càng nâng cao thì nhu cầu rau quả tươi
ngày càng lớn, giá cả ngày càng cao.
1.1.2.2. Tại Việt Nam
Theo Tạ Thị Thu Cúc (2007) nghề trồng rau của nước ta gắn liền với
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước qua nhiều thời đại. Người lao động
đã không ngừng đấu tranh với thiên nhiên, tích lũy kinh nghiệm trong sản
xuất, thuần hóa và bồi dưỡng nhiều chủng loại rau phong phú, đa dạng.
ĐVT: ha

Biểu đồ 1.1: Diện tích rau các vùng của Việt Nam giai đoạn 2013-2014
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015
Theo số liệu từ tổng cục thống kê (2015) so với năm 2013diện tích
trồng rau cả nước năm 2014 đạt 881.771,5 ha tăng 104,04%, năng suất ước
đạt 175,4 tạ /ha tăng 103,2% , trong đó miền Bắc diện tích ước đạt 399,27
nghìn ha, năng suất ước đạt 160,5 tạ/ha; miền Nam có diện tích ước đạt 482,4
nghìn ha, năng suất ước đạt 187,7 tạ/ha.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu
rau quả của Việt Nam ra thị trường nước ngoài 11 tháng đầu năm 2015 đạt

5


1,67 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó riêng tháng
11/2015 kim ngạch đạt 145,27 triệu USD, giảm 0,8% so với tháng 10/2015.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng rau quả Việt
Nam trong 11 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này
đạt 1,08 tỷ USD, chiếm 64,9% tổng kim ngạch, tăng 178,6% so với cùng kỳ

năm ngoái.
Đứng thứ hai là xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, trị giá đạt 68,57 triệu
USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2014, chiếm 4,1% tổng kim ngạch xuất
khẩu của nhóm hàng này. Tiếp đến Hàn Quốc 61,52 triệu USD, tăng 14,5%;
Hoa Kỳ 51,38 triệu USD, giảm 5,7%.
Từ các số liệu trên ta thấy sản lượng rau quả Việt Nam không chỉ đáp
ứng nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu sang các nước khác với khối
lượng khá lớn, việc này vừa giúp phát triển kinh tế đất nước vừa tăng thu
nhập cho người nông dân.
1.2. Thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
1.2.1. Khái niệm phân bón.
Theo Nguyễn Như Hà (2011): “Phân bón là những chất hữu cơ, vô cơ
trong thành phần có chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng, mà
cây có thể hấp thụ được. Như vậy, phân bón được hiểu là những chất khi bón
vào đất trong thành phần phải có chứa các nguyên tố dinh dưỡng như: N, P,
K, Ca, Mg, S, Fe… hoặc các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng.
Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng,
được bón cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng.
1.2.2. Phân loại phân bón.
Theo tài liệu tập huấn khuyến nông 2012, phân bón được phân thành
các loại:
Phân hữu cơ: Là loại phân bao gồm phế phụ phẩm của cây trồng và gia
súc ở các giai đoạn khác nhau của quá trình phân giải và được bón vào đất
nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải thiện tính chất đất.

6


Phân vô cơ: là những loại phân không có yếu tố cacbon (có khi dùng
thuật ngữ phân hóa học, phân khoáng để gọi phân vô cơ nhằm phân biệt sản

phẩm được sản xuất ra bằng phương pháp vật lý, hóa học và không có nguồn
gốc từ cây trồng, vật nuôi).
Phân đơn: Là loại phân chỉ chứa một nguyên tố dinh dưỡng đa lượng
(phân đạm, kali, lân...)
Phân tổng hợp: Là những loại phân chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng
(bao gồm có phân trộn như NPK; phân phức hợp như DA, DAP.v.v.)
Phân sinh học: Là loại phân có chứa vi sinh vật có tác dụng tăng
cường quá trình tổng hợp, phân giải, chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong
đất để cây trồng sử dụng.
Phân sinh học chỉ có giá trị khi bón ra đồng ruộng các vi sinh vật trong
phân còn sống và phát huy tác dụng.
Phân sinh hoá: Loại phân được sản xuất bằng cả công nghệ sinh học và
hoá học .
Phân phức hợp: Là loại phân có chứa trong thành phần từ 2 hoặc nhiều
hơn các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Phân trung lượng: Là loại phân chứa một loại chất dinh dưỡng trung
lượng như: Mg, S, Ca…Các loại chất dinh dưỡng này cây cần với m ột lượng
trung bình nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
Phân vi lượng: Phân vi lượng là loại phân có chứa một yếu tố dinh
dưỡng vi lượng như: Cu, Fe, Zn, Mo…Phân vi lượng cây trồng cần một lượng
1rất nhỏ nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng phát triển cũng
như chất lượng của nông sản phẩm..
1.2.3. Kỹ thuật sử dụng phân bón
Theo Cục trồng trọt bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng và một cân
đối:
Đúng loại phân: Cây cần phân gì thì bón đúng loại phân đó, phân có
nhiều loại, mỗi loại có những tác dụng riêng. Bón không đúng loại phân

7



không những phân không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể gây ra
những hậu quả xấu.
Bón đúng lúc: Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi
tuỳ theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh
trưởng cây cần đạm nhiều hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali nhiều hơn
đạm. Bón đúng thời điểm cây cần phân mới phát huy được tác dụng.
Bón đúng đối tượng: Bón phân không những cần cho cây trồng mà còn
giúp cho vi sinh vật đất phát triển hữu hiệu hơn. Bón đúng loại phân, bón
đúng thời cơ, bón đúng đối tượng làm tăng khả năng chống chịu của cây đối
với hạn, rét, thời tiết bất thường của môi trường và với sâu bệnh gây hại (ví
dụ phân kali). Còn có trường hợp phải dùng phân để tác động hãm bớt tốc độ
sinh trưởng nhằm tăng tính chịu đựng của cây trước các yếu tố xấu phát sinh.
Đúng thời tiết, mùa vụ
Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân
bón. Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động
của các hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng hoa, quả.
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vụ có khác
nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như phản ứng
đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau.
Bón đúng cách:
Lựa chọn đúng cách bón thích hợp cho loại cây trồng, cho vụ sản xuất,
cho loại đất, v.v... có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều
lần. Cách bón thích hợp vừa đảm bảo tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả
phân bón, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản xuất, phù hợp
với từng trình độ của người nông dân.
Bón phân cân đối:
Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất
định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào
đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh

dưỡng khác ở mức thừa thãi. Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động
8


trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn
chế tác dụng của nhau.
1.2.4. Vai trò của phân bón đối với cây rau.
Rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chất dinh dưỡng
phong phú, năng suất cao,thời vụ thường ngắn, vụ nọ liên tiếp vụ kia, một
năm có thể gieo trồng làm nhiều vụ. Đa số cây rau có bộ rễ ăn nông, do vậy
khả năng hút chất dinh dưỡng của nó chủ yếu tập trung ở tầng đất mặt. Vậy để
đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm khi thu hoạch cần thực hiện tốt
quy trình chăm sóc, trong đó có khâu bón phân.
Theo Nguyễn Như Hà (2006) nhu cầu dinh dưỡng của cây rau thay đổi
theo quá trình sinh trưởng, phát triển và các thời kỳ hình thành các cơ quan
của rau (bắp, thân, rễ, củ, quả). Trung bình rau hút 3 nguyên tố N:P:K theo tỷ
lệ 2,5:1:3 (A.Gros, 1977).
Đạm (N): Đây là chất dinh dưỡng cơ bản, thành phần chính của prôtêin.
Đạm đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các cơ quan sinh vật, là
thành phần của nhiều hợp chất như ancaloit, glucozit, phophatit, enzim và
diệp lục… Đạm thúc đẩy quá trình quang hợp của cây, kích thích thân lá phát
triển, kéo dài thời gian sinh trưởng và tuổi của lá. Đạm là yếu tố quyết định
đến năng suất và chất lượng rau ăn lá như cải bắp, cải bao, cải xanh, cải ngọt,
cải cúc, xà lách, rau muống… Đạm cũng rất cần thiết cho quá trình hình thành
thân lá của các loại rau khác. Phân đạm ure thích hợp cho rất nhiều loại rau.
Thiếu đạm hoặc thừa đạm đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây rau. Nếu đạm dư thừa sẽ kéo dài thời kỳ sinh trưởng thân
lá, rau chậm chín, thân lá non mềm, tế bào chứa nhiều nước và làm giảm khả
năng chống chịu với những tác động bất lợi từ bên ngoài. Hơn nữa, nó còn
khó khăn cho công tác bảo quản, vận chuyển, nhanh bị thối hỏng. Bón thừa

đạm còn làm cho dư lượng NO3 (nitrat) tồn đọng trong các bộ phận thân lá,
ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật. Trường hợp thiếu đạm cây có
biểu hiện còi cọc, kéo dài thời gian ra nụ, hoa, quả. Cây thiếu đạm nghiêm
trọng còn gây ra hiện tượng rụng nụ, rụng hoa, quả. Lá từ màu xanh chuyển
9


sang màu vàng nhạt, các gân chính bị mất màu và cuối cùng thân bị khô héo
và chết.
Phốt pho (P): Phốt pho (lân) là thành phần quan trọng của protein, axit
nucleic. Nó còn tham gia vào các thành phần của adenozinphotphat, các
polyphotphat trong cây, lân còn tham gia vào các quá trình tổng hợp
hydratcacbon, protein và lipit. Lân giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô
hấp và quang hợp, tăng cường khả năng hút đạm và có tác dụng lớn nhất khi
cây còn nhỏ, kích thích rễ phát triển, có tác dụng trong việc vận chuyển chất
dinh dưỡng trong cây. Lân có tác dụng thúc đẩy quá trình ra nụ, hoa, thúc đẩy
quá trình chín của trái cây và hạt, thiếu lân cây rau sinh trưởng chậm, quả hạt
lâu chín già, lá thường có màu xanh tối. Dạng lân thích hợp cho nhiều loại rau
là phân supe lân, lân khó tiêu nên trong sản xuất rau thường dùng để bón lót.
Kali (K): Kali tham gia quá trình tổng hợp nhiều chất như protêin,
lipit, tinh bột, diệp lục, sắc tố… Nó còn kích thích hoạt động các enzim, tham
gia quá trình vận chuyển các chất trong cây, thúc đẩy quá trình quang hợp và
tăng khả năng chống chịu với những bất thuận. Các loại rau cần nhiều kali là
dưa chuột, cải bắp, hành tỏi, cải củ, cà rốt, khoai tây và đậu rau. Dạng phân
kali thích hợp cho nhiều loại rau là K2SO4, KC1 thích, hợp cho cải củ.
1.2.5 Thực trạng sản xuất và sử dụng phân bón trong sản xuất nông
nghiệp trên thế giới và Việt Nam.
1.2.5.1.Trên thế giới.
Theo ước tính của IFA, sản lượng phân bón các loại năm 2014 đạt 243
triệu tấn, tăng 2,6% so với năm 2013 và đạt 85% tổng năng lực cung ứng

(công suất) của các nhà máy toàn cầu. Trong các nước sản xuất phân bón chủ
lực, Trung Quốc dẫn đầu chiếm 33% tổng sản lượng của thế giới, kế đến là
Mỹ 10%, Ấn Độ 9% và Nga 9%. Trong vòng 5 năm tới sẽ có khoảng 200 dự
án đầu tư mới và mở rộng đi vào hoạt động.
Tiêu thụ phân bón có liên quan chặt đến sản xuất nông nghiệp, nếu như
sản xuất thuận lợi, kinh tế và thị trường phát triển thì nhu cầu phân bón tăng
cao. Chính vì vậy, trong một số giai đoạn tình hình kinh tế thế giới bất ổn, sản
10


xuất khủng hoảng sẽ kéo sản xuất và tiêu thụ phân bón giảm xuống. Theo
FAO (2008), mức tiêu thụ phân bón đạt gần 173 triệu vào năm 2007, sau đó
giảm mạnh xuống còn 155,3 triệu tấn vào năm 2008/2009 và tăng trở lại từ
cuối năm 2009 lên 163,5 triệu tấn, đạt 172,6 triệu tấn năm 2010/2011 và
176,8 triệu tấn năm 2011/2012.
Bảng 1.1: Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón nhiều nhất năm 2010/2011
Đơn vị: triệu tấn
Nước
Trung
Quốc
Ấn Độ
Mỹ
Indonesia
Pakistan
Braxin
Pháp
Canada
Đức
Nga
Tổng


N
34,10

Nước
Trung

16,15
11,93
3,35
2,93
2,70
2,12
1,94

Quốc
Ấn Độ
Mỹ
Braxin
Pakistan
Úc
Canada
Thổ Nhĩ

1,70
1,38
78,30

Kỳ
Nga

Indonesia

P2O5
11,70

Nước
Trung

8,00
3,99
3,30
0,80
0,74
0,65
0,54

Quốc
Mỹ
Braxin
Ấn Độ
Indonesia
Malaysia
Pháp
Đức

0,54
0,5
30,76

Nga

Canada

K2O
5,30

Nước
Trung

Tổng
51,10

4,26
3,80
3,80
1,05
1,00
0,48
0,38

Quốc
Ấn Độ
Mỹ
Braxin
Indonesia
Pakistan
Pháp
Canada

27,95
20,18

9,80
4,90
3,76
3,05
2,91

0,35
0,32
20,73

Đức
Nga

2,33
2,26
128,24

Nguồn: IFA, 2011.
Theo Hiệp hội Công nghiệp Phân bón Quốc tế (IFA), nhu cầu phân bón
thế giới niên vụ 2013 – 2014 đã tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước và ước
đạt 184 triệu tấn tính theo lượng dinh dưỡng.Tỷ trọng nhu cầu phân đạm,
phân lân và phân kali của thế giới không có nhiều biến động trong năm 2014
nhu cầu phân bón các loại giữ quanh mức 60% (phân đạm), 23% (phân lân)
và 16% (phân kali). Đối với quy mô quốc gia, sản lượng tiêu thụ tại Trung
Quốc, Ấn Độ và Mỹ là 3 quốc gia tiêu thụ phân bón lớn nhất thế giới với tỷ
trọng lần lượt là 28%, 14% và 11%. Dự báo trong niên vụ 2014 - 2015, nhu
cầu phân bón các loại của thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng 2-2,1%, đạt 187,9
triệu tấn và nguồn cung sẽ tăng lên khoảng 4,9% đạt mức 212,7 triệu tấn.
1.2.5.2. Tại Việt Nam.
11



Năm 2014, ước tính sản lượng phân bón Việt Nam sản xuất đạt hơn 8
triệu tấn, đáp ứng được trên 80% nhu cầu phân bón vô cơ, trong đó NPK ước
đạt 3,8 triệu tấn, phân lân đạt 1,8 triệu tấn, phân ure đạt 2,4 triệu tấn, phân
DAP đạt 330 nghìn tấn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong
tháng 11/2012, nước ta đã xuất khẩu được 84,10 nghìn tấn phân bón, kim
ngạch 38,8 triệu USD.
Loại phân bón được sử dụng phổ biến ở nước ta gồm: ure, SA, DAP,
phân lân, kali và phân hỗn hợp NPK. Trong khi nhu cầu Đạm, Kali, Lân giữ
nguyên hoặc giảm nhẹ thì các loại phân phức hợp như NPK, DAP lại tăng
nhẹ. Theo số liệu của Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV), nhu cầu phân bón
ở Việt Nam năm 2014 ước tính đạt gần 11 triệu tấn, tăng trưởng 4% so với
năm 2013. Theo đó, phân Đạm: 2,2 triệu tấn, DAP khoảng 900.000 tấn, SA
900.000 tấn, Kali 960.000 tấn, Lân 1,8 triệu tấn, NPK khoảng 4 triệu tấn.
Ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400.000 - 500.000 tấn các loại phân vi sinh,
phân bón lá. Điều này phần nào phản ánh xu hướng thay đổi tập quán canh tác
của nông dân trong việc tăng cường sử dụng các loại phân phức hợp.

Hình 1.1: Tỷ trọng nhu cầu phân bón Việt Nam theo loại và nhu cầu
phân bón Việt Nam đến năm 2014
Nguồn: Bộ NN&PTNN
Từ hình 1.1 và các số liệu ta có thể thấy nhu cầu phân bón của nước ta
có xu hướng tăng đều qua các năm, nhất là phân NPK.

12


1.2.6. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hóa học đến môi trường và
con người.

1.2.6.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hóa học đến môi trường.
Theo số liệu của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, nước ta có
khoảng 26 triệu ha đất nông nghiệp, nhu cầu sử dụng phân bón trung bình mỗi
năm khoảng 10,3 triệu tấn nhưng hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam chỉ
đạt 45-50% như vậy sẽ có khoảng 5 triệu tấn phân bón lưu lại trong đất.
Theo Phạm Quang Hà và Nguyễn Văn Bộ (2013), mỗi năm có từ 4060% lượng phân bón đã mất đi trong các hệ thống canh tác, không những gây
lãng phí mà còn làm tăng phát thải khí nhà kính, làm ô nhiễm môi trường đất,
nước, không khí.
Môi trường đất: Bón quá nhiều phân hóa học sẽ làm mất cấu trúc của
đất, làm đất chai cứng, giảm khả năng giữ nước của đất, giảm tỷ lệ thông khí
trong đất. Việc sử dụng phân bón quá mức cần thiết và hiệu lực phân bón thấp
đã dẫn đến suy thoái độ phì nhiêu đất một cách hệ thống xét theo quan điểm
bền vững.
Theo công bố của của Cục Khảo sát đất và quy hoạch sử dụng đất Ấn
Độ (Sehgal và Abrol, 1994) khoảng 3,7 triệu ha đất bị mất chất dinh dưỡng,
suy thoái vật chất hữu cơ do sử dụng phân NPK quá liều lượng, tại Trung
Quốc, lạm dụng phân bón Nito gây axit hóa đất, các nghiên cứu cho thấy hàm
lượng Nito trong đất ở một số vùng tại Trung Quốc quá cao làm giảm pH của
đất, độ giảm dao động từ 0,45-2,2 ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và sinh
vật đất.
Tại Việt Nam các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay cả những vùng
đất tốt nhất (phù sa) cũng đang trên đường chua hoá. Ở nhiều nơi độ chua đã
tăng lên 1 đơn vị (pH nhỏ đi một đơn vị) so với các kết quả công bố trước
đây. Việc chua hoá đất đã dẫn đến sự di động phân tán hơn các kim loại nặng.
Mặt khác tình trạng lạm dụng phân lân và bón phân mất cân đối cũng đã dẫn
đến sự gia tăng lượng lân dễ tiêu trong hầu hết đất lúa, có thể trong một ngày
nào đó có thể có sự phú dưỡng lân đồng loạt. Kết quả nghiên cứu cũng cho
13



thấy, so với trước đây, lượng kali trong đất phù sa đã giảm đi rõ rệt (Phạm
Quang Hà, 2006).
Đất ở Việt Nam chịu ảnh hưởng chính từ 3 loại phân gồm:
Phân đạm vô cơ (N)- một loại phân mang lại hiệu quả rõ rệt nhất cho
năng suất cây trồng nhưng cũng dễ gây ô nhiễm cho môi trường đất do tồn dư
của nó, phần lớn nitrat phân bón dư thừa được giữ lại trong đất, chúng ngấm
xuống nước ngầm dưới dạng NO3-. Trong môi trường đất, nó làm tăng tính chua
vì dạng acid HNO3 rất phổ biến, ngoài ra, nếu trong sản phẩm có chứa nhiều
đạm, nhất là không cân đối thì đạm sẽ chuyển từ NH4- sang NO3-, khi vào cơ
thể người NO3- sẽ chuyển sang dạng NO2-, gây hại cho tim, phổi và gan.
Phân lân được sử dụng với lượng lân cao sẽ gây chua cho môi trường
sinh thái đất, các dạng phân hóa học đều là các muối của acid (hoặc là muối
kép hoặc là muối đơn) vì vậy khi hòa tan thường gây chua cho môi trường
đất. Trong phân super lân thường có 5% acid tự nhiên, riêng lượng acid do
H2SO4 nào cũng làm cho môi trường đất bị chua thêm, mặt khác sự tích lũy
cao các hóa chất dạng phân bón cũng gây hại cho môi trường sinh thái đất về
mặt cơ lí tính. Đất nén chặt độ co trương kém, kết cấu vững chắc, không tơi
xốp mà nông dân gọi là đất trở nên chai cứng, tính thông khí kém đi, vi sinh
vật ít đi vì hóa chất hủy diệt vi sinh vật.
Bên cạnh đó, các loại phân vô cơ còn chứa một số kim loại nặng, các
kim loại này tích lũy trong đất làm đất bị nhiễm độc, đồng thời khi được cây
trồng hấp thụ, nó sẽ tích lũy trong sản phẩm, người và gia súc dùng sản phẩm
chứa các kim loại này lâu ngày sẽ bị nhiễm độc.
Môi trường nước: Phân bón bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước
ngầm chủ yếu là phân đạm vì các loại phân lân và kali dễ dàng được giữ lại
trong keo đất. Các loại hóa chất cải tạo đất như vôi, thạch cao, hợp chất lưu
huỳnh... làm tăng độ mặn, độ cứng nguồn nước, một lượng lớn phân bón bị
rửa trôi từ đất vào nước gây ô nhiễm môi trường nước, anion NO3- trong phân
bón có tính linh động cao nên dễ bị rửa trôi xuống các tầng sâu hoặc xuống
các thủy vực, gây ô nhiễm các mạch nước ngầm, từ đó có cơ hội gây bệnh cho

14


người và động vật. Hàm lượng N, P, K thường cao trong phân bón vô cơ nên
khi bị rửa trôi vào môi trường nước hoặc thấm qua các tầng đất tới các mạch
nước ngầm làm làm lưu vực đó bị phì dưỡng, nước ngầm bị ô nhiễm và chứa
các kim loại nặng. Phân bón đi vào nguồn nước mặt gây ảnh hưởng xấu như
gây phì hóa và tăng nồng độ nitrat trong nước, hiện tượng tăng độ phì trong
nước (còn gọi là phú dưỡng) làm cho tảo và thực vật cấp thấp sống trong
nước phát triển với tốc độ nhanh trong toàn bộ chiều sâu nhận ánh sáng mặt
trời của nước. Lớp thực vật trôi nổi này làm giảm trầm trọng năng lượng ánh
sáng đi tới các lớp nước phía dưới, vì vậy hiện tượng quang hợp trong các lớp
nước phía dưới bị ngăn cản, lượng oxy được giải phóng ra trong nước bị
giảm, các lớp nước này trở nên thiếu oxy.
Mặt khác, khi tảo và thực vật bậc thấp bị chết, xác của chúng bị phân
hủy yếm khí, tạo nên các chất độc hại, có mùi hôi, gây ô nhiễm nguồn nước.
Môi trường không khí: Phân bón trong quá trình bảo quản hoặc bón vãi
trên bề mặt gây ô nhiễm không khí do bị nhiệt làm bay hơi khí amoniac có
mùi khai, là hợp chất độc hại cho người và động vật.
1.2.6.2 Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hóa học đến con người.
Ngoài việc gây ô nhiễm cho nước, các phân bón còn làm ô nhiễm thức
ăn do việc tồn dư một số nguyên tố trong sản phẩm nông sản, bón phân liều
cao cho đất trồng làm gia tăng lượng Nitrat trong mô thực vật, như xà lách
trồng trên đất bình thường bón phân đúng liều lượng khuyến cáo thì đạm
Nitrit chiếm 0,1% trọng lượng khô còn khi bón 600 kg Nitrat/ha con số này
lên đến 0,6% . Mồng tơi (épinard) có thể chứa một lượng đạm Nitrit rất cao.
Người ta cho thấy là Mồng tơi ở Mỹ chứa 1,37 g/kg và ở Ðức là 3,5 g/kg
Nitrat trong mô thực vật này (Schupan, 1965), lượng đạm cao vậy là có tác
hại cho sức khỏe vì chúng gây chứng methemoglobinemie, thể hiện qua việc
ion NO2 kết hợp với Hemoglobin, làm cho hô hấp (tiếp nhận O2) khó khăn.

Khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, khi trữ trong tủ lạnh hay do hoạt động của vi
khuẩn đường ruột, Nitrat biến thành Nitrit rất độc, nhưng nguy hại hơn, Nitrit
được thành lập trong ống tiêu hóa có thể biến thành Nitrosamine, là một chất
15


×