Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bài tập nâng cao sinh học 9 hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.29 KB, 9 trang )

1. Cho 3 tế bào sinh tinh của một loài động vật, tế bào 1 có kiểu gen Aabb, tế bào 2 và 3
cùng có kiểu gen AaBb. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì 3 tế bào sinh tinh nói
trên có thể tạo ra tối thiểu bao nhiêu loại tinh trùng? Đó là những loại nào?
2. Một tế bào sinh dưỡng của một loài động vật thực hiện nguyên phân liên tiếp một số
lần, trong quá trình này môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 42 NST
thường và trong tất cả các tế bào con có 8 NST giới tính X. Hãy xác định bộ NST 2n của cá
thể động vật nói trên. Biết rằng không có đột biến xảy ra.
1. Số loại tinh trùng tối thiểu được tạo thành:
3 tế bào sinh tinh kết thúc giảm phân tạo tối thiểu 3 loại tinh trùng.
Có 2 khả năng:

Khả năng 1: Tế bào 1 cho 2 loại tinh trùng Ab và ab. Nếu tế bào 2 và 3 cùng tạo 2 loại tinh trùng
AB và ab ---> 3 loại tinh trùng là: AB, Ab, ab.

Khả năng 2: Tế bào 1 cho 2 loại tinh trùng Ab và ab. Nếu tế bào 2 và 3 cùng tạo 2 loại tinh trùng
Ab và aB ---> 3 loại tinh trùng là: Ab, aB, ab.
2. Xác định bộ NST 2n của cá thể động vật.
* TH1: Trong tế bào có 1 NST X ---> số tế bào con là 8 ---> tế bào ban đầu nguyên phân 3 lần
---> số NST thường trong tế bào ban đầu là: 42: (2 3-1) = 6 NST
Nếu tế bào ban đầu có NST giới tính là XY ---> số NST của bộ 2n là: 6 + 2 = 8
Nếu tế bào ban đầu có NST giới tính là XO ---> số NST của bộ 2n là: 6 + 1 = 7
* TH2: Trong tế bào có 2 NST X ---> số tế bào con là 4 ---> tế bào ban đầu nguyên phân 2 lần
---> số NST thường trong tế bào ban đầu là: 42: (2 2 - 1) = 14 NST ---> số NST trong bộ 2n là: 14
+ 2 = 16.
c) Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Od. Loại
đột biến nào có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó?


Loại đột biến có thể xảy ra: đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn và đột biến số lượng NST thể dị
bội.


Cơ chế:
o
Mất đoạn NST: do các tác nhân lí, hóa học làm cấu trúc của NST bị phá vỡ làm mất đi 1
đoạn gen mang D. Giao tử chứa NST mất đoạn (không mang gen D) kết hợp với giao tử
bình thường (mang gen b) tạo nên cơ thể có kiểu gen od.
o
Thể dị bội: cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Dd) không phân li trong giảm
phân tạo nên giao tử O (n-1). Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen d tạo
nên thể dị bội Od.
- Nêu ý nghĩa và điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập của Menđen theo
quan điểm di truyền học hiện đại?
-Ở một loài thực vật, xét 3 tế bào sinh dưỡng của 3 thể đột biến khác nhau là thể không,
thể bốn và thể bốn kép. Tổng số nhiễm sắc thể đơn trong các tế bào này là 124.
a) Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài?
b) Cơ chế phát sinh các thể đột biến trên?
-) Có hai dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, do gen
trên nhiễm sắc thể thường quy định. Dòng 1 có kiểu hình thân xám, mắt trắng, dòng 2 có
thân đen, mắt đỏ. Hãy bố trí thí nghiệm để xác định các cặp gen quy định các cặp tính
trạng trên phân li độc lập hay di truyền liên kết với nhau. Biết rằng thân xám, mắt đỏ là hai
tính trạng trội hoàn toàn so với thân đen, mắt trắng.
- Nêu cách lắp ráp mô hình ADN?
. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có
hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể dị bội (2n+1) tương ứng với 3 cặp
nhiễm sắc thể trên. Theo lí thuyết, các thể dị bội (2n+1) này có tối đa bao nhiêu loại kiểu
gen về các gen đang xét?
Theo lý thuyết các thể dị bội (2n +1) này có tối đa: 4 x 9 x 3 = 108 kiểu gen


a. Tại sao đột biến gen chủ yếu phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN?


Bình thường ADN có cấu trúc xoắn kép liên kết với nhau bằng số lượng liên kết hidro theo NTBS,
mặt khác ADN trong nhân của sinh vật nhân thực còn liên kết với protein tạo thành NST nên ít bị
tác động của tác nhân đột biến, khi một mạch bị lỗi sai sẽ có mạch bổ sung làm khuôn để tổng hợp
lại. 0,25

Khi nhân đôi ADN 2 mạch của ADN tách nhau ra nên dễ chịu tác động của tác nhân đột biến làm
biến đổi cấu trúc của bazơ nitơ từ đó dẫn đến sự lắp ráp sai NTBS. Đồng thời khi đó một số tác
nhân đột biến có thể gắn hẳn vào mạch khuôn hoặc mạch mới đang tổng hợp nên gây ra sự sai sót
trong nhân đôi ADN: Mất, thêm hoặc lắp ráp nhầm các nucleotit... từ đó dẫn đến đột biến gen. 0,5

Những sai khác trong quá trình nhân đôi ADN nhưng không được enzim phát hiện và sửa sai nên
được nhân lên cùng với sự nhân đôi ADN và hình thành đột biến. 0,25
b. Muốn nghiên mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi, ta cần tiến hành như sau:

Sử dụng nhân bản vô tính hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi để tạo ra nhiều vật nuôi có kiểu gen giống
nhau. 0,25

Nuôi các con vật có cùng KG trong các môi trường khác nhau để thu các KH khác nhau. 0,25

Tập hợp các KH khác nhau của cùng một KG ta có mức phản ứng của KG đó. 0,25

Dựa vào mức phản ứng để đánh giá KG đó có mức phản ứng rộng hay hẹp. 0,25
Câu 18: Giả sử trong một gen có một bazơ nitơ Guanin trở thành dạng hiếm (G*) thì sau 5 lần tự sao sẽ có
bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế G-X bằng A-T(biết đột biến chỉ xảy ra một lần).
A. 15 B. 3 C. 7 D. 31
2^(5-1) -1
Câu 24: Ở một loài thực vật, A- quả chín sớm, a- quả chín muộn. Đem lai giữa các dạng cây tứ bội với
nhau được F1. Muốn ngay F1 chỉ xuất hiện 1 loại kiểu hình thì có bao nhiêu phép lai cho kết quả trên?
A. 10 B. 5 C. 9 D. 4
Câu 33: Cà độc dược có 2n=24. Có một thể đột biến, trong đó có một chiếc của NST số 1 bị mất một đoạn,

ở một chiếc NST số 5 bị đảo một đoạn, ở NST số 3 được lặp một đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST
phân li bình thường thì giao tử mang đột biến có tỉ lệ:
A. 75% B. 87,5% C. 25% D. 12,5%
giao tử bình thường 1/2 .1/2 . 1/2
giao tử đột biến 1- 1/8
Câu 20: Có hai quần thể của cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 750 cá thể, trong đó tần số alen A là 0,6.
Quần thể thứ hai có 250 cá thể, trong đó tần số alen A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể 2 di cư vào
quần thể 1 thì ở quần thể mới. alen A có tần số là:
A. 0,5 B. 1 C. 0,55 D. .0,45
(750 * 0,6 + 250 * 0.4)/(750+250)
Câu 21: Nếu alen A trội hoàn toàn so với alen a, bố và mẹ đều là dị hợp tử (Aa x Aa), thì xác suất để có
được đúng 3 người con có kiểu hình trội trong một gia đình có 4 người con là:
A. 56.5%. B. 60%. C. 42,2%. D. 75%


Bài 1:Một tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm (2n = 8) tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra
số tế bào mới ở thế hệ cuối cùng có 512 NST ở trạng thái chưa nhân đôi.
1.Hãy xác định số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai nói trên
2. Các tế bào mới được tạo thành nói trên đều trở thành tế bào sinh trứng
a. Khi tế bào sinh trứng giảm phân thì lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào tạo ra bao nhiêu NST đơn?
b. Quá trình giảm phân trên tạo ra được bao nhiêu trứng và tổng số NST trong các tế bào trứng là bao
nhiêu?
c. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và mỗi trứng thụ tinh cần 1 triệu tinh trùng tham gia
Xác định số tinh trùng tham gia thụ tinh cho 25% số trứng nói trên.
Hướng dẫn
1.Xác định số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai
Ở ruồi giấm bộ NST lưỡng bội 2n= 8
Gọi k là số lần phân bào ( k nguyên dương, k>0)
Theo giả thiết, ta có:
2k. 2n = 512

2k. 8 =512
→k=6
Vậy tế bào sinh dục sơ khai nói trên tiến hành 6 đợt phân bào.
2.a: Số NST đơn môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi
Mỗi tế bào sinh trứng có 2n = 8 NST đơn, trước khi giảm phân tạo trứng thì đều nhân đôi NST đơn thành
NST kép tức là tạo thêm 8 NST đơn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
Tổng số tế bào sinh trứng được tạo ra sau 6 đợt phân bào là 26= 64 tế bào
Vậy các tế bào sinh trứng đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo ra số NST đơn là :
8.64 = 512 NST đơn.

b. Xác định số NST đơn trong các trứng tạo thành
Vì mỗi tế bào sinh trứng đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo ra số NST đơn là :
64.1 = 64 trứng
Ở ruồi giấm n = 4 NST nên tổng số NST trong các trứng tạo thành là
64.4 = 256 NST đơn
c. Số tinh trùng tham gia thụ tinh
Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% nên tổng số trứng được trực tiếp thụ tinh tạo hợp tử là:
= 16 trứng
Vậy số tinh trùng tham gia thụ tinh là : 1.000.000 x 16 = 16.000.000 tinh trùng

64.25%


Bài 2:Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng chín đòi hỏi môi
trường cung cấp 240 NST đơn. Số NST đơn trong 1 giao tử được tạo ra ở vùng chín gấp 2 lần số tế bào
tham gia vào đợt phân bào cuối cùng tại vùng sinh sản.
1.Xác định bộ NST 2n của loài
2.Tính số chromatit và số NST cùng trạng thái của mỗi tế bào ở kì giữa nguyên phân, kì giữa giảm phân I,
kì giữa giảm phân II, kì cuối giảm phân II là bao nhiêu?
3.Sau khi giảm phân các giao tử được tạo thành đều tham gia thụ tinh. Tổng số NST trong các hợp tử tạo

thành là 128. Tính hiệu suất thụ tinh của giao tử ?
4.Nếu không có hiện tượng trao đổi chéo giữa các NSt, không có đột biến thì số loại giao tử nhiều nhất của
loài là bao nhiêu? Điều kiện?
Hướng dẫn giải
a.

Xác định bộ NST 2n

Gọi x là số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài
k là số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai
(x, k nguyên dương, x chẵn)
Theo đề bài: (2k -1).x + x.2k = 240
x : 2 = 2. 2k-1

(1)

(2)

Thay 2 vào 1 ta được:
(x: 2 -1 )x +x2 : 2 = 240
x2 – x - 240 = 0
x =16 , k = 3
Vậy bộ NST 2n =16
b.

Số cromatit và số NST cùng trạng thái

-

Kì giữa nguyên phân : 32 cromatic, 16 NST kép


-

Kì giữa giảm phân I: 32 cromatic, 16 NST kép

-

Kì giữa giảm phân II: 16 cromatic, 8 NST kép

-

Kì giữa nguyên phân :0 cromatic, 8 NST đơn.

1.Số tế bào tham gia giảm phân: 23 = 8
Số hợp tử : 128 : 16= 8
tử.

Nếu tế bào sinh dục trong giảm phân là tế bào sinh dục cái → 8 giao tử cái đều tham gia tạo hợp

HSTT = 8× 100: 8 = 100%
Nếu tế bào sinh dục trong giảm phân là tế bào sinh dục đực → tạo 8×4 = 32 giao tử chỉ có 8 giao
tử tham gia tạo hợp tử →
HSTT = 8 × 100: 32 =25%
Số loại giao tử tối đa được tạo khi các NST trong cặp tương đồng có cấu trúc khác nhau
2n = 28= 256


Bài 3: Ba hợp tử của 1 loài sinh vật, trong mỗi hợp tử có 78 NST lúc chưa nhân đôi. Các hợp tử nguyên
phân liên tiếp để tạo ra các tế bào con. Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ 3 hợp tử bằng
8112. Tỉ lệ số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 với hợp tử 2 bằng 1/4. Số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 gấp

1,6 lần số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 và hợp tử 2.
a.Tìm số lượng tế bào con sinh ra từ mỗi hợp tử
b.Tính số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi hợp tử
c. Tính số lượng NST môi trường nội bào cần cung cấp cho 3 hợp tử thực hiện các lần nguyên phân.

Hướng dẫn.
a. Số lượng tế bào con sinh ra từ mỗi hợp tử.
Theo các số liệu đã cho trong giả thiết ta có số lượng tế bào con sinh ra từ 3 hợp tử :
8112 : 78 = 104 tế bào
-

Số lượng tế bào con sinh ra từ hợp tử 3:
(104 :2,6) x 1,6 = 64 tế bào

-

Số lượng tế bào con của hợp tử 1và hợp tử 2 sinh ra :
(104: 2,6) x 1= 40 tế bào

-

Số lượng tế bào con của hợp tử 1 sinh ra:
(40: 5) x 1 = 8 tế bào

-

Số lượng tế bào con của hợp tử 2 sinh ra:
(40 : 5) x 4 = 32 tế bào

b.Số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi hợp tử

-

Số lần nguyên phân của hợp tử 1: 2k =8 → k= 3

-

Số lần nguyên phân của hợp tử 2: 2k= 32 →k=5

-

Số lần nguyên phân của hợp tử 3: 2k = 64 → k= 6

Số NST môi trường nội bào cung cấp cho cả 3 hợp tử thực hiện các lần nguyên phân.
-

Số NST môi trường nội bào cung cấp cho mỗi hợp tử:

+ Hợp tử 1: (23 -1) x 78 = 546 NST
+ Hợp tử 2: (25 -1) x 78 = 2418 NST
+ Hợp tử 3: (26 -1) x 78 = 4914 NST
Vậy số NST môi trường nội bào cung cấp cho cả 3 hợp tử thực hiện các lần nguyên phân :
546 +2418 +4914 = 7878 NST


Bài 4 :Một cá thể cái của một loài có 2 tế bào sinh dục sơ khai tham gia một số lần nguyên phân bằng
nhau. Ở kì giữa lần nguyên phân thứ 4 người ta đếm được 768 cromatic có trong các tế bào con. Sau khi
thực hiện nguyên phân các tế bào đều tham gia tạo trứng và môi trường đã cung cấp 3072 NST đơn. Trong
đó 75% trứng cung cấp cho quá trình sinh sản. hiệu suất thụ tinh là 37,5 % . Ở con đực cũng có 2 tế bào
sinh dục sơ khai tham gia tạo tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh là 56,25%
1.Xác định bộ NST lưỡng bội của loài ? Dự đoán tên loài đó

2.Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục cái ? Số hợp tử được hình thành ?
3.Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực sơ khai ?
Hướng dẫn làm bài :
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài
Ở kì giữa nguyên phân lần thứ 4, số tế bào tạo thành là 24 = 32 tế bào
Theo đề bài ta có :
32. 2n = 768
→ 2n = 24
Loài đó là lúa, cà chua
b. Xác định số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái
Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục cái ( x nguyên dương)
Theo đề bài, ta có :
2x .2n = 3072
2x . 24 = 3072
x =6
Số hợp tử được tạo thành:
Số trứng dùng cho sinh sản: 64 x 0.75 = 48
Số hợp tử: 48 x 0.375 = 18 hợp tử
c. Số tinh trùng được sinh ra
(18 x 100): 56.25 = 32
Số tế bào sinh tinh: (32 : 4) = 8 tế bào
Số lần nguyên phân : 2.2x = 8 → x = 2


Bài 5: Một loài sinh vật khi giảm phân, nếu có 3 cặp NST đều xảy ra trao đổi chéo tại một điểm sẽ tạo ra
tối đa 225 loại giao tử. Một tế bào sinh dục sơ khai cái của loài này qua một số đợt nguyên phân cần môi
trường cung cấp 11220 NST đơn. Các tế bào con sinh ra đều tham gia giảm phân. Biết hiệu suất thụ tinh
của trứng là 25%, của tinh trung là 3,125 %. . Hãy xác định
1.Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ cái sơ khai?
2.Số hợp tử được hình thành?

3.Số tế bào sinh tinh cần để tạo ra đủ số tinh trùng tham gia vào quá trình thụ tinh?
Hướng dẫn làm bài
a. Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục cái
Bộ NST của loài là 2n, ta có 2n + 3= 2 25
Vậy n =22 → 2n = 44
Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục cái, ta có :
44( 2x -1) = 11220, x= 8
b. Số hợp tử tạo thành
Số tế bào sinh giao tử cái tham gia giảm phân = số giao tử cái tạo ra :
28 = 256 tế bào
Số hợp tử tạo thành
256 x 25% = 64
Số tinh trùng tham gia thụ tinh :
64 x 100/ 3,125 = 2048
Số tế bào sinh tinh cần để tạo ra số tinh trùng tham gia thụ tinh
2048 : 4 = 512


Bài 1: Trong tinh hòan của 1 cá thể có nhóm TB sinh dục sơ khai chứa 480 NST,
phân bào liên tiếp một số lần bằng số NST đơn trong bộ đơn bội của lòai. Các TB con
mới tạo thành đều trở thành TB sinh tinh và trải qua giảm phân tạo thành tinh trùng,
hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 10%. Khi giao phối với con cái cùng lòai đã hình
thành số hợp tử chứa 3072 NST đơn. Cho biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%,
mỗi lần hợp tử do 1 tinh trùng kết hợp với 1 trứng.
a) Tìm bộ NST 2n của lòai.
b) Tính số lượng TB sinh trứng đã tham gia tạo trứng cho sự giao phối nói trên.
Bài 2: Hai hợp tử của 1 loài nguyên phân liên tiếp một số lần, môi trường TB đã cung
cấp nguyên liệu tương đương với 22792 NST đơn. Hợp tử 1 có số đợt nguyên phân
chỉ bằng 1/3 số lần nguyên phân của hợp tử 2. Ở kì giữa của mỗi TB người ta đếm
được 44 NST kép. Tính:

a) Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
b) Số lượng NST đơn mới hoàn toàn mà môi trường cần cung cấp cho mỗi hợp tử.
c) Số loại giao tử và số kiểu hợp tử khác nhau về nguồn gốc NST, giả sử quá trình
giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường.
Bài 3: Trong ống dẫn sinh dục có 10 TB sinh dục thực hiện sự phân bào nguyên
nhiễm liên tiếp một số đợt đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương
đương 2480 NST đơn. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo ra các giao tử, môi
trường nội bào đã cấp thêm nguyên liệu tạo ra 2560 NST đơn. Biết rằng, hiệu suất
thụ tinh của giao tử bằng 10% và sự thụ tinh đã làm hình thành nên 128 hợp tử.
a) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
b) Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các giao tử đó.
c) Các hợp tử được tạo ra chia làm 2 nhóm có số lượng bằng nhau. Nhóm thứ nhất
có số lần nguyên phân gấp đôi nhóm thứ hai và số lần nguyên phân bằng nhau. Tổng
số các tế bào con do 2 nhóm hợp tử nguyên phân tạo ra chứa 10240NST. Xác định
số lần nguyên phân của mỗi hợp tử của mỗi nhóm.
Bàì 4
Ở gà bộ NST 2n=78. Quan sát một nhóm tế bào sinh tinh phân bào ở thời điểm các
NST xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo và 1 nhóm tế bào sinh trứng p bào ở
thời điểm các NST đơn pli về 2 cực của tế bào, người ta nhận thấy tổng số NST được
đếm từ 2 nhóm tế bào là 4680, trong đó số NST của nhóm tế bào sinh trứng gấp 2
lần số NST kép của nhóm tế bào sinh tinh. Xác định số lg tế bào mỗi nhóm?
Bài 5
Một hợp tử trải qua 7 lần NP.Số đợt NP đầu có 1 tb đbiến tứ bội các tb còn lại đều NP
bình thường. Sau đó 1tb lưỡng bội khác bị đb tứ bội. Tất cả tb con đều phân bào bt
đến lần phân bào cuối cùng đã có 116 tế bào con đc sinh ra. xác định thứ đợt đột
biến xảx ra ở lần 1 và 2 (đột biến lần 1 xảy ra ở nguyên phân thứ mấy lần 2 là
nguyên phân mấy
A. 3-5 B. 4-5
C. 5-6 D. 6-7



Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen
trội là trội hoàn toàn Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang
alen gây bệnh. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh là

1

01đ


3



Phân biệt gen cấu trúc và gen điều hoà?
- Gen điều hoà mã hóa cho các loại protein là các yếu tố điều hoà biểu hiện của các gen
khác trong hệ gen……………………………………………………………………………..
- Gen cấu trúc mã hoá cho các chuỗi polypeptit tham gia thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào (cấu trúc, bảo vệ,
hoocmôn, xúc tác…)…………………………………..
Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao?
- Đột biến gen phổ biến nhất là thay thế 1 cặp nucleotit. …………………………………..
- Vì: + Cơ chế phát sinh đột biến tự phát dạng thay thế 1 cặp nucleotit dễ xảy ra hơn ngay cả khi không có tác nhân đột
biến (do các nucleotit trong tế bào có thể hỗ biến thành dạng hiếm).
+ Trong phần lớn trường hợp, đột biến thay thế cặp nucleotit là các đột biến trung tính, (do chỉ ảnh hưởng đến một
bộ ba duy nhất trên gen) => dạng đột biến gen này dễ tồn tại phổ biến ở nhiều loài.
Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản trong nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
- Ở sinh vật nhân thực, trên một phân tử ADN (mạch thẳng, kích thước dài) có nhiều đơn vị sao chép. Ở sinh vật nhân sơ,
trên
phân
tử

ADN
mạch
vòng,
kích
thước
nhỏ
chỉ

một
đơn
vị
sao
chép. ………………………………………………………………………………………………………………………………
- Các tế bào sinh vật nhân thực có nhiều loại enzim và protein khác nhau tham gia thực hiện quá trình tái bản ADN hơn so
với sinh vật nhân sơ………………………………………
- Tốc độ sao chép của sinh vật nhân sơ nhanh hơn sinh vật nhân thưc…………………………
- ADN dạng mạch vòng của nhân sơ không ngắn lại sau mỗi chu kỳ sao chép, trong khi hệ gen của sinh vật nhân thực ở
dạng mạch thẳng ngắn lại sau mỗi chu kỳ sao chép. ……..
Những trường hợp nào gen không tạo thành cặp alen?

4
- Gen trong các bào quan (ty thể, lạp thể) nằm trong tế bào chất …………………………..
- Gen trên X không có alen trên Y hoặc gen trên Y không có alen trên X …… ………
- Gen trên nhiễm sắc thể còn lại không có alen tương ứng trong thể đột biến một nhiễm.
- Gen trên đoạn NST tương ứng với đoạn bị mất do đột biến.
- Các gen trong giao tử đơn bội bình thường hoặc giao tử thể.





×