Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Kế toán vật tư Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.4 KB, 140 trang )

Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐÔ

Sơ đồ: 1.1 Dây chuyền công nghệ........................................................................................5
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức công ty CP xi măng Quán Triều- VVMI...................................14
Biểu số 1.1: Tình hình chất lượng lao động của Công ty năm 2012................................18
Sơ đồ 3-1: Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song........................77
Sơ đồ 3-2: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển................79
Sơ đồ 3-3: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư............................................80
Sơ đồ 3-4: Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX.......................................83
Sơ đồ 3-4: Hạch toán tổng hợp NVLtheo phương pháp KKĐK.......................................85
Sơ đồ 3-5: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán...........................................................................86
Sơ đồ 3-5:Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung ...................................88
Sơ đồ 3-6: Trình tự nhập kho nguyên vật liệu..................................................................96
Sơ đồ 3-9 : Trình tự xuất kho nguyên vật liệu.................................................................109
Sơ đồ 3-9 : Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song..........112

Sv: Đoàn Thị Huyền



Lớp kế toán


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp xi măng là một trong các ngành công nghiệp then chốt, đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Là tiền đề cho sự hình
thành cơ sở vật chất xã hội, kết cấu hạ tầng và là động lực phát triển của nhiều
ngành kinh tế khác, tạo điều kiện khai thác các nguồn lực trong nước phục vụ phát
triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân và góp phần đẩy nhanh tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước.
Với vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình đổi mới và phát triển kinh tế,
ngành công nghiệp xi măng đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển
và là khâu đột phá mang tính chiến lược.
Việc đầu tư xây dựng Công ty cổ phần xi măng Quán Triều với công suất 1.5
triệu tấn/năm sẽ là đòn bẩy kinh tế quan trọng không chỉ đối với tốc độ phát triển
kinh tế của địa phương, khu vực Nhà máy mà còn là nguồn thu rất lớn đối với kinh
tế Quốc Gia. Nhận thức được tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước đã ban hành
nhiều chính sách tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp công nghiệp đẩy mạnh sản
xuất kinh doanh, trên cơ sở tính toán kinh tế độc lập, đảm bảo sản xuất có lãi.
Thông thường đã là một đơn vị thì không chỉ nói đến đơn vị hành chính hay một
doanh nghiệp nào đó mà bất cứ một đơn vị nào cũng sử dụng nguyên vật liệu, chỉ
khác là sử dụng nó trong điều kiện nào, nhiều hay ít mà thôi. Việc sử dụng nguyên
vật liệu trong một doanh nghiệp phải phụ thuộc vào quy mô và yêu cầu của doanh
nghiệp, nó là một vấn đề không thể thiếu của quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh. Nhưng việc sử dụng nguyên vật liệu như thế nào mới là yếu tố quyết định

đến tình hình phát triển của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp muốn đạt được doanh thu và hiệu quả kinh tế cao trong sản
xuất kinh tế thì đòi hỏi kế toán nguyên vật liệu phải luôn cập nhật một cách chính
xác, đầy đủ những thông tin cần thiết giúp cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp
được diễn ra thường xuyên, liên tục.
Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều là một Công ty chuyên sản xuất và kinh
doanh các loại xi măng, vật liệu xây dựng vì thế lượng nguyên vật liệu nhập xuất

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55

1


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

hàng ngày được phát sinh liên tục và với số lượng tương đối lớn. Vì vậy công tác kế
toán trong công ty là hết sức quan trọng. Vì vậy việc hạch toán nguyên vật liệu và
quản lý có ảnh hưởng đến tốc độ sản xuất kinh doanh và khả năng kinh doanh của
công ty. Qua đó tạo điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ kế toán tài chính của mình.
Công tác hạch toán quản lý nguyên vật liệu tốt thì việc tiến hành cho sản xuất
kinh doanh gặp nhiều thuận lợi và tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp hiện nay nên tác giả đã
chọn đề tài “ Kế toán vật tư Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều ” làm luận văn
tốt nghiệp của mình.
Luận văn tốt nghiệp của tác giả gồm 3 chương chính như sau:

- Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty
Cổ phần Xi măng Quán Triều.
- Chương 2: Phân tích tình hình tài chính và tình hình sử dụng nguyên vật liệu
năm 2013 của Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều.
- Chương 3: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Xi
măng Quán Triều.
Để hoàn thành chuyên đề này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn rất tận tình
của các thầy cô giáo trong khoa và sự giúp đỡ của các cán bộ trong Phòng Kế toán
Thống kê Tài chính, Ban Lãnh đạo của công ty.
Tuy nhiên, do thời gian thực tế còn chưa nhiều và trình độ còn hạn chế nên bài
viết của tác giả không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện chuyên
đề nên tác giả rất mong thầy giáo hướng dẫn và các thầy cô giáo trong khoa góp ý
chỉ bảo thêm để bản đề án của tác giả được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55

2


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CP XI MĂNG QUÁN TRIỀU


1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xi măng Quán
Triều.

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55

3


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

1.1.1. Giới thiệu chung.
- Tên công ty: công ty cổ phần xi măng Quán Triều- VVMI (một trong mười
bảy đơn vị thành viên, công ty con của Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc, trụ
sở tại số 1, Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.)
- Địa chỉ: xã Anh Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
- SĐT: 0280 2470600
- Fax: 0820 3843185
- Mã số thuế: 4600409377
- Tài khoản: 102012000528876 tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi
nhánh Thái Nguyên.

1.1.2. quá trình hình thành phát triển
Công ty Cổ phần xi măng Quán Triều được thành lập ngày 26/06/2007 tại
chi nhánh khách sạn Thái Nguyên- VVMI.
Nhà máy xi măng Quán Triều đã được công ty cổ phần xi măng Quán TriềuVVMI tổ chức khởi công xây dựng sang ngày 9/11/2008, tại xã An Khánh, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, công suất 2000 tấn clinke/ngày ( tương đương 818.400

tấn xi măng/năm), chất lượng xi măng đạt tiêu chuẩn PCB30 và PCB40. Tổng giá
trị đầu tư ban đầu là 1.322 tỷ đồng. Đây là dự án đặc biệt quan trọng của Công ty
công nghiệp mỏ Việt Bắc- TKV trong thực hiện chiến lược kinh doanh đa ngành có
chọn lọc trên nền sản xuất than, góp phần đưa sản lượng xi măng của toàn Công ty (
Xi măng La Hiên Xi măng Tân Quan, Xi măng Quán Triều) đạt mức 3 triệu
tấn/năm vào năm 2012, riêng năm 2012 toàn Công ty sản xuất và tiêu thụ được 2
triệu tấn Xi măng.
Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều hoàn thành xậy dựng, chính thức đi
vào vận hành từ tháng 9/2013. Năm 2012 Công ty sản xuất và tiêu thụ được
670.000 tấn sản phẩm xi măng, clinker, bằng 100% kế hoạch năm và đạt doanh thu
trên 524 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 18 tỷ đồng; tạo việc làm ổn định cho gần 400
lao động với mức thu nhập bình quân trên 4,7 triệu đồng/người/tháng.

1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần xi măng quán triều - VVMI

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55

4


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Hiện nay công ty chuyên sản xuất và phân phối sản phẩm xi măng, clinker trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.
Nhiệm vụ của công ty:
-


Phát triển thị trường

-

Mở rộng sản xuất

-

Khai thác và phục vụ khách hàng một cách hoàn hảo

-

Xây dựng và hoàn thiện công tác quản lý trong doanh nghiệp

Là công ty chuyên sản xuất xi măng nên công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm lên
hàng đầu sau đó là số lượng sản xuất. Công ty đã làm tốt được hai việc đó nên đã
tạo được uy tín trên thị trường.
* Thuyết minh giây chuyền công nghệ
Dây chuyền sản xuất xi măng áp dụng công nghệ sản xuất xi măng lò quay
phương pháp khô với các thiết bị công nghệ, hệ thống kiểm tra, đo lường, điều
chỉnh và điều khiển tự động ở mức tiến tiến, hiện đại phù hợp với đặc điểm, chất
lượng và khả năng cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu thực tế của nhà máy.
Bảo vệ môi trường: việc khử bụi ở các công đoạn nghiền liệu, nghiền than,
nghiền xi măng sẽ được giải quyết bằng các biện pháp và thiết bị khử bụi khác
nhau. Tại các vị trí chuyển đổi nguyên liệu cuối băng tải, gầu nâng, silô.... đều có
thiết bị lọc bụi tay áo kiểu mới hiệu suất cao phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt
Nam.
Khí thải từ máy nghiền liệu, lò nung, ghi làm nguội... đều được khử bụi bằng
thiết bị lọc bụi tĩnh điện kiểu có hiệu suất cao đảm bảo nồng độ bụi trong khí thải

nhỏ hơn 50mg/N.m3
Khí thải từ hệ thống nghiền xi măng, máy nghiền than được khử bụi bằng lọc
bụi túi đảm bảo nồng độ bụi trong khí thải nhỏ hơn 50mg/Nm3.

1.3 Công nghệ sản xuất chủ yếu
Sơ đồ: 1.1 Dây chuyền công nghệ
Trách nhiệm

Đá vôi

Đất sét

Đập búa
Sv: Đoàn Thị Huyền
Kho chứa
Máy
Silothạch
Xỉ,
đập búa
và đồng

Cấp sét
Kho chứa
Silo XM(1,2,3)
Két
Nghiền
CBĐL
Silo
cân
Hệđồng

thống
Xuất rời
và đồng

Q.s3/4t

Lớp kế toán c – K55
Than
Kho
Két
Két
Máy
chứa
cân
chứa
nghiền

5


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Máy kẹp hàm

Silo phụ gia

Silo xỉ


Silo TC

Silo
Clinker

CBĐL
Máy nghiến bi

A

Kiểm
tra
Nhập kho

Sv: Đoàn Thị Huyền

D

Xuất thẳng

Lớp kế toán c – K55

6


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Ghi chú các ký hiệu trong sơ đồ:

- KHSX

:

Kế hoạch sản xuất

- KTSXXM

:

phòng KTSXXM

- BM

:

Biểu mẫu

- QT

:

Quy trình

- KT

:

Kiểm tra (phương pháp thử, phương pháp kết luận)


- CNVH

:

Công nhân vận hành

- NL

:

Nguyên liệu

- SX

:

Sản xuất

- CN

:

Công nhân

- TT

:

Tổ trưởng


- CBĐL

:

Cân bằng định lượng

- NV

:

Nhân viên

:

Điều chỉnh thiết bị

:

Tái chế

:

Thêm bớt

-

A

A
-


B

A
D

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55

7


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

1.3.1. Công đoạn khai thác, tiếp nhận, đồng nhất sơ bộ và vận chuyển nguyên,
nhiên liệu.
Đá vôi được khai thác bằng cách khoan nổ mìn cắt tầng. Đá vôi sau công đoạn
nổ mìn được gia công đập sơ bộ với những hòn có kích thước nhỏ hơn 1200mm,
sau đó được xúc lên xe tải rồi vận chuyển về phễu cấp liệu 111HP01 cho máy đập
búa 111CR01. Năng suất máy búa 111CR01 là 1200 ( t/h ), công suất máy búa là
1400 ( kw ). Kích thước vật liệu đá vôi vào máy đập búa ≤ 1200mm, vật liệu sau
máy đập búa, 90% vật liệu có kích thước < 80mm. Vật liệu đạt kích thước lọt qua
ghi ra liệu đi xuống các băng tải vận chuyển gồm các băng ( 111BC01, 111BC02,
112BC01, 112BC04 ) đưa vào máy đánh đống 112ST01 trong kho đồng nhất sơ bộ.
Đất sét được khai thác bằng phương pháp ủi, gạt, xúc lên thiết bị vận chuyển và
đổ xuống xà lan nhờ thiết bị xuất sét và được vận chuyển về cảng nhập của nhà máy
bằng đường thủy. Tại cảng nhập của Nhà máy, đất sét được bốc bằng cẩu và bốc

113GC01 và đổ vào máy đập đất sét có công suất là 165 ( kw ), năng suất máy đập
sét là 250 ( t/h ). Kích thước đất sét vào máy đập sét ≤ 450mm xuống băng tải xích,
vật liệu đạt kích thước đi qua ghi sàng sau máy đập sét, 95% đất sét có kích thước <
80 ( mm ). Sau đó đất sét được cuyển xuống băng tải 113BC01, 113BC02,
113BC03 vào rải luồng đồng nhất sơ bộ trong kho sét.
Để đảm bảo chất lượng clinker, phải kiểm soát đúng mô đun, hệ số đã xá định.
Do đó, ngoài đá vôi và đất sét còn có các nguyên liệu điều chỉnh lần lượt là quặng
sắt ( giàu hàm lượng Fe203 ) và Cao silic ( giàu hàm lượng ô xít Si02 ).
Quặng sắt, cao silic và than thô được nhập về bằng đường bộ hoặc đường thủy,
được vận chuyển và rải đống trong kho tổng hợp và kho than.
Đá vôi, đất sét, quặng sắt và cao silic được cào và vận chuyển từ kho bằng băng
tải cao su đến các két chứa riêng biệt ở trạm định lượng.
Năng suất cào và vận chuyển nguyên liệu đến các phễu chứa được điều khiển để
duy trì mức đá vôi, đất sét, quặng sắt và cao silic trong két chứa đảm bảo cho quá
trình nghiền nguyên liệu.

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55

8


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

1.3.2. Nghiền liệu.
Công đoạn này bao gồm từ công đoạn rút liệu từ các két chứa ở trạm định lượng
đến hết công đoạn vận chuyển sản phẩm mịn sau khi nghiền.

Đất sét trong két chứa được rút bằng băng tải xích tấm đồng bộ với cân băng
định lượng đất sét và sau đó được định lượng bởi cân băng định lượng.
Đá vôi, cao silic và Lateritr trong két chứa được rút và định lượng bởi cân băng
định lượng dưới mỗi két chứa.
Nguyên liệu được định lượng bằng cân băng định lượng được chuyển đến băng
tải cao su và cấp đến công đoạn nghiền liệu.
Thiết bị tách từ được lắp đặt trên băng tải cao su và sẽ tách các vật liệu kim loại
lạ ra khỏi nguyên liệu.
Nguyên liệu được sấy và nghiền liên hợp trong máy nghiền.
Liệu mịn có kích thước lớn chưa đạt yêu cầu được tháo ra khỏi máy nghiền và
cấp trở lại máy nghiền cùng với nguyên liệu mới được cấp vào.
Lượng liệu cấp đến máy nghiền được điều khiển dựa và dòng điện của motor
chính máy nghiền và áp suất bên trong máy nghiền.
Để phát hiện vật liệu kim loại từ tính và kim loại không từ tính trong nguyên
liệu thì thiết bị phát hiện kim loại được lắp trên băng tải cao su cấp liệu cho máy
nghiền. Khi thiết bị phát hiện kim loại phát hiện những kim loại lạ thì chúng sẽ
được tháo ra ngoài bằng cách thay đổi hướng đổ của van hai ngả ở đầu ra của băng
tải cao su.
Khí thải từ hệ tháp trao đổi nhiệt được sử dụng để sấy nguyên liệu.
Buồng đốt phụ được trang bị để cung cấp nhiệt sấy nguyên liệu, trong trường
hợp nguồn nhiết từ lò nung không đủ.
Năng suất của buồng đốt phụ được điều chỉnh để giữ nhiệt độ đầu ra của máy
nghiền.
Tỉ lệ mở của damper của quạt thứ cấp ( quát cấp khí dùng để điều chỉnh nhiệt độ
dòng khí ) để giữ nhiệt độ ra của buồng đốt phụ.

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55


9


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

1.3.3. Công đoạn đồng nhất nguyên liệu.
Đây là công đoạn bao gồm từ công đoạn cấp liệu và thu hồi bụi ở tháp điều hòa
vận chuyển đến silo đồng nhất liệu.
Nguyên liệu mịn được vận chuyển vào silo đồng nhất bởi cấc băng tải, vít tải,
máng khí động , gầu nâng.
Khi máy nghiền dừng, bụi từ tháp trao đổi nhiệt được chứa trong két thu hồi bụi.
Sau khi máy nghiền vận hành trở lại thì bụi liệu trong két được cấp đần vào và chộn
lẫn với nguyên liệu được thu hồi từ cyclone thu hồi liệu và vận chuyển tới silo đồng
nhất liệu.
1.3.4. Công đoạn nung clinker.
Công đoạn này bao gồm công đoạn rút nguyên liệu từ silo đồng nhất đến hết
công đoạn vận chuyển vào silo clinker.
Nguyên liệu mịn trong silo đồng nhất được rút ra bằng cách mở các máng khí
động phía dưới của silo và được chứa trong két cấp liệu. Việc mở cửa điều chỉnh
dòng liệu được điều khiển để giữ cho mức liệu trong két cấp liệu không đổi.
Liệu được chứa trong két cấp liệu được rút ra bằng cách mở các máng khí động
phía dưới két và được rút ra theo các cửa điều chỉnh dòng. Phối liệu được rút ra và
định lượng bằng thiết bị định lượng.
Thiết bị định lượng sử dụng nguyên tắc đo dòng chảy, tỉ lệ của cửa điều chỉnh
lưu lượng được điền khiển bởi LCP của thiết bị định lượng.
Phối liệu được định lượng và được vận chuyển lên đỉnh tháp trao đổi nhiệt bằng
gầu nâng loại cao su và máng khí động.
Hệ thống tuần hoàn được trang bị để tuần hoàn liệu về silo đồng nhất bằng việc

thay đổi hướng đổ của van hai ngả được đặt ở phía đầu ra của gầu nâng.
Liệu cấp vào khoảng nối giữa cyclone tầng 5 ( C5 ) và cyclone tầng 4 ( C4 ), ở
đây liệu được nung sơ bộ và tỉ lệ canxi hóa đạt đến 85 - 90%, sau khi liệu được
nung sơ bộ với mức độ can xi hóa cao thì được cấp vào lò nung đển can xi hóa phần
còn lại và nung thành clinker.

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55 10


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Phần khí thải có nhiệt độ cao phái đầu ra của clinker được cấp cho vòi đốt của
calciner để tận dụng nhiệt ( khí này được gọi là gió 2 ).
Khí thải từ tháp trao đổi nhiệt được sử dụng để sấy nguyên liệu trong khi nghiền liệu.
Khi máy nghiền liệu dừng hoặc chạy với tốc độ ẩm của nguyên liệu thấp thì khí
thải từ tháp trao đổi nhiệt được làm nguội bằng tháp điều hòa khí thải để tăng hiệu
quả thu hồi bụi của lọc bụi tĩnh điện.
Bụi thu hồi tại lọc bụi tĩnh điện của nghiền liệu và tháp điều hòa khí thải được
đưa trở lại gầu nâng để cấp vào silo đồng nhất liệu.
Dầu D.O được sử dụng để đốt lò và calciner khi bắt đầu vận hành hoặc trong
trường hợp không đủ than hoặc trong trường hợp gặp sự cố.
Than mịn được sử dụng làm nhiên liệu để nung clinker trong là và calciner ki
vận hành thông thường.
Than mịn được chứa trong 02 két than mịn và được rút ra bằng van quay và
được định lượng để cấp cho lò và calciner. Để quá trình rút than được đều đặn thì ở
đáy của két than được trang bị thiết bị khuấy.

Than mịn được định lượng và được vận chuyển tới 02 vòi đốt ( 01 của là và 01
của calciner ) bởi hệ thống vận chuyển sử dụng khí nén.
Clinker có nhiệt độ cao ra khỏi là quay được làm nguội nhanh bằng hệ thống
làm nguội clinker kiểu ghi và được chuyển và silo clinker bằng băng tải xiên.
Để làm nguội clinker, các quạt làm nguội được bố trí ở hai bên của máy làm
nguội.
Để tránh kết tụ clinker phía dưới đầu xả của lò thì các súng khí được trang bị
bên trong của máy làm nguội clinker.
Các cục clinker được đập bởi máy đập búa đặt ở đầu ra của máy làm nguội
clinker.
Bột clinker lọt xuống qua ghi được thu hồi bởi các phễu phía dưới các ghi làm
nguội và được xả vào băng tải xiên qua các cửa xả.
Để thu hồi bụi trong khí thải của công đoạn làm nguội clinker thì lọc bụi tĩnh
điện đã được bố trí.

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55 11


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Bụi được thu hồi qua lọc bụi tĩnh điện được hồi lưu trở lại băng tải xiên để đưa
vào silo clinker.
Khí thải thu hồi từ công đoạn làm nguội clinker được đưa sang công đoạn
nghiền than để sấy than.
1.3.5. Công đoạn nghiền than.
Công đoạn này bao gồm cào than từ kho than đổ vào băng tải vận chuyển than

thô cho đến vận chuyển than mịn đến két chứa than mịn.
Than thô được rút từ kho than nhờ cào than, được vận chuyển bằng băng tải cao
su cấp vào két than thô.
Để loại bỏ vật liệu kim loại từ tính và không từ tính lạ thì thiết bị tách từ và phát
hiện kim loại được trang bị trên băng tải cao su. Khi thiết bị phát hiện kim loại phát
hiện ra kim loại lạ thì kim loại lạ lập tức được đưa ra ngoài qua đường khác bằng
cách thay đổi hướng đổ của van hai ngả tại phía đầu đổ của băng tải cao su.
Than thô chứa trong két than, được rút và định lượng bởi cân băng định lượng.
Than thô được sấy và nghiền liên hợp trong máy nghiền đứng.
Khí thải từ công đoạn làm nguội clinker được sử dụng để sấy than.
Than mịn được thu hồi bằng túi lọc bụi túi và được chuyển đến két than mịn qua
vít tải.
Khí CO2 được sử dụng để chống cháy nổ cho hệ thống nghiền than.
1.3.6. Công đoạn nung cấp dầu D.O.
Công đoạn này bao gồm các thiết bị từ việc tiếp nhận dầu D.O đến cung cấp dầu
DO vào các bể dầu cho SP, lò và buồng đốt phụ.
Dầu D.O được vận chuyển đến nhà máy bằng xe tải và cấp đến các bể chứa bằng
bơm. Dầu D.O chứa trong cấc bể chứa được vận chuyển đến các bể cấp dùng cho vòi
đốt của lò, SP và buồng đốt phụ bằng các bơm khi mà mức dầu ở các bể này thấp. Và
quá trình cấp dầu cho các bể phục vụ này dừng lại khi mức dầu đạt yêu cầu.
1.3.7. Công đoạn nghiền xi măng.
Xi măng bao gồm clinker ( 85 ÷ 90% ), thạch cao ( 3 ÷ 5% ) và phụ gia ( 6 ÷
7%)

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55 12


Trường đại học Mỏ- Địa chất


Luận văn tốt nghiệp

Clinker, thạch cao và phụ gia được định lượng theo tỉ lệ xác định thông qua cân
băng định lượng sau đó được cấp vào máy nghiền xi măng con lăn kiểu đứng công
suất 135 tấn/h.
Xi măng được nghiền mịn đến kích thước yêu cầu sau đó được thu hồi bởi lọc
bụi túi và được vận chuyển vào silo xi măng, sức chứa 30.000 tấn.
1.3.8. Công đoạn đóng bao.
Xi măng sau khi nghiền được chứa trong một silo kép ( silo 02 lòng ) có sức
chứa 30.000 tấn. Xi măng được rút ra từ silo để đóng bao bằng 02 máy đóng bao
mỗi máy có công suatasa 100 tấn/h bố trí ngay trong silo hay xuất xi măng rời. Xi
măng được bao được xuất xuống ô tô bằng hệ thống băng tải hau xuất xuống tàu
300 ÷ 500 tấn bằng máng trượt.
1.3.9. Công đoạn vận chuyển và xuất sản phẩm.
Xuất clinker: Clinker được chứa trong 02 silo, mỗi silo có sức chứa 40.000 tấn,
clinker được tháo qua các cửa tháo và qua hệ thống băng tải xuất sang nhà nghiền xi
măng và xuất xuống tàu 15.000 tấn qua hệ thống máng xuất.
Xuất xi măng rời:
-

Xi măng bao: sau khi đóng bao, xi măng được xuất xuống ô tô ( đườngbộ)

và xuất xuống tàu 300 - 500 tấn ( đường thủy ) bằng hệ thống băng tải, máng trượt.
- Xi măng rời: Xi măng rời được rút phía dưới silo xi măng thông qua các cửa
rút, máng khí động... và được cấp cho xe téc vận chuyển xi măng rời của khách
hàng.

Sv: Đoàn Thị Huyền


Lớp kế toán c – K55 13


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

1.4 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần xi măng Quán Triều – VVMI
1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý

HĐQT
CÔNG TY

BAN KIỂM SOÁT
CÔNG TY

BAN GIÁM
ĐỐC

PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG
KẾ

HOẠCH
- VẬT


PX SẢN XUẤT
CLINKER

PHÒNG
KẾ
TOÁN
THỐNG
KÊ TÀI
CHÍNH

PHÂN XƯỞNG
THÀNH PHẨM

PHÒNG
ĐẦU

XÂY
DỰNG

PHÒNG

ĐIỆNAN
TOÀN

PHÒNG
KỸ

THUẬT
CÔNG
NGHỆ

PX SỬA CHỮA CƠ
ĐIỆN

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức công ty CP xi măng Quán Triều- VVMI

1.4.2 Chức năng của các bộ phận
*, Hội đồng quản trị và ban kiểm soát công ty: Là cơ quan quản lý cao
nhất của công ty và có toàn quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến quyền lợi
và tương lai của công ty.
*, Ban giám đốc: Có nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo thực hiện sản xuất, kinh
doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và ban kiểm soát về

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55 14


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

tình hình hoạt động của công ty. Đồng thời ban giám đốc cũng phải trịu trách nhiệm
trước Nhà nước và pháp luật về quá trình hoạt động của công ty.
*, Phòng tổ chức hành chính: Là Phòng tham mưu giúp Giám đốc và
HĐQT quản lý về công tác tổ chức nhân sự, công tác lao động tiền lương, các chế
độ chính sách đối với người lao động, công tác đào tạo và công tác thi đua khen

thưởng, kỷ luật; công tác quản lý nghiệp vụ văn phòng, công tác y tế cơ quan, công
tác bảo vệ an toàn an ninh trật tự trong toàn đơn vị.
*, Phòng kinh doanh: Là phòng chức năng tham mưu cho Giám đốc công ty
chiến lược thị trường, tiêu thụ sản phẩm, chiến lược bán hàng, xây dựng thương
hiệu sản phẩm của công ty.
*, Phòng kế hoạch – vật tư: là phòng tham mưu của Giám đốc và HĐQT,
chịu trách nhiệm chính về công tác kế hoạch, giá thành của công ty, công tác vật tư
cho sản xuất.
*, Phòng kế toán thống kê tài chính: là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp
HĐQT và Giám đốc quản lý, tổ chức công tác hạch toán kế toán, công tác thống kê
tài chính theo đúng luật Nhà nước quy định và quy chế quản lý tài chính của tập
đoàn, của công ty.
*, Phòng đầu tư xây dựng: là phòng tham mưu của HĐQT và Giám đốc,
chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về công tác xây dựng các dự án, quy hoạch
đầu tư phát triển, dự án cải tạo nâng cấp, dự án đầu tư duy trì sản xuất, dự án phát
triển sản phẩm mới, dự án mua sắm đầu tư thiết bị.
*, Phòng cơ điện – an toàn: Lập, trình duyệt các đề án thiết kế, các phương
án kỹ thuật sửa chữa, thí nghiệm thiết bị. Chỉ đạo các phân xưởng sản xuất về công
tác cơ điện. Đồng thời tham mưu cho ban giám đốc thực hiện và hướng dẫn thực
hiện công tác KTAT & BHLĐ trong toàn công ty, AT-VS lao động và môi trường
trong sản xuất.
*, Phòng kỹ thuật công nghệ: Tham gia lựa chọn thiết bị, giải pháp công
nghệ trong quá trình xây dựng; tham gia lắp đặt thiết bị. Căn cứ vào điều kiện thực
tế đưa ra các phương án về kỹ thuật để tổ chức sản xuất tại các phân xưởng sản xuất

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55 15



Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

(phân xưởng cơ điện, phân xưởng sản xuất clinker, phân xưởng thành phẩm) và các
bộ phận khác trực thuộc phòng.
*, Phân xưởng sản xuất CLINKER: Quản lý toàn bộ tài sản, vật tư, lao
động của đơn vị mình, tổ chức vận hành các thiết bị từ máy đập đá vôi, đá sét, hệ
thống vận chuyển đến kho đồng nhất sơ bộ, hệ thống cấp phụ gia điều chỉnh nguyên
liệu,lò nung, đồng thời phối hợp với phòng Điều hành trung tâm tổ chức vận hành
hệ thống thiết bị nghiền liệu, đồng nhất bột liệu và lò nung trong phạm vi xưởng
quản lý. Đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục, đồng bộ, an toàn, nhằm sản xuất
Clanh-ke có chất lượng tốt, hiệu quả cao nhất.
*, Phân xưởng thành phẩm: Giúp Giám đốc vận hành và quản lý thiết bị từ
khâu vận chuyển Clanh-ke, thạch cao, phụ gia đến máy nghiền, vận chuyển xi măng
bột vào silô, đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục, đồng bộ, an toàn nhằm nâng
cao năng suất chất lượng.
*, Phân xưởng sủa chữa cơ điện: Lập kế hoạch báo cáo với ban Giám đốc
về tình trạng hoạt động của toàn bộ dây chuyền trong nhà máy, nhất là tình trạng
thiết bị của các công đoạn lò nung, cấp liệu, nghiền liệu, đóng bao.... để kịp thời
chỉnh sửa thay thế.
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều tổ chức bộ máy theo mô hình trực
tuyến từ Ban Tổng giám đốc xuống các phòng ban phân xưởng. Đứng đầu là:
* Hội đồng quản trị do: Đại hội đồng cổ đông bầu ra
* Tổng giám đốc:
Tổng giám đốc là đại diện toàn quyền của Công ty trong mọi lĩnh vực hoạt
động sản xuất kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cán bộ
công nhân viên về kết quả sản xuất của Công ty.
+ 1 Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất: giúp việc cho Tổng giám đốc

trong lĩnh vực điều hành kế hoạch sản xuất.
+ 1 Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: giúp việc cho Tổng giám đốc
trong lĩnh vực kỹ thuật.

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55 16


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

+ 1 Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: giúp việc cho Tổng giám đốc
trong lĩnh vực kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
+ 1 Phó Tổng giám đốc phụ trách đầu tư: giúp việc cho Tổng giám đốc trong
lĩnh vực quyết toán và đầu tư xây dựng cơ bản.
Công ty có 35 phòng ban, trong đó có 03 phân xưởng sản xuất chính: Phân
xưởng nghiền liệu, phân xưởng lò nung, phân xưởng nghiền xi và đóng bao.
Ngoài ra Công ty còn có các phân xưởng, phòng ban hỗ trợ. Mỗi phòng ban,
phân xưởng đều có trưởng phòng, các phó phòng. Trưởng phòng giúp việc cho Phó
Tổng giám đốc phụ trách ban chuyên môn của mình.
Các phân xưởng không hạch toán độc lập. Mỗi phân xưởng đều bố trị một
cán bộ hàng tháng lập báo cáo theo mẫu biểu gửi lên phòng kế toán tài chính của
Công ty làm cơ sở hạch toán.
Trong các phòng ban, phân xưởng có mối quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ, các
phòng ban không được ra lệnh cho các phân xưởng mà chỉ được góp ý tham mưu
cho Tổng giám đốc.
1.6. Đặc điểm tình hình lao động của công ty
Cán bộ công nhân viên có trình độ đại học cao đẳng chiếm 22% năm 2013,

sang năm 2012 tỷ lệ này tăng 29%. Công nhân lao động trực tiếp, khác giảm từ 61%
xuống 60%. Điều này chứng tỏ Công nghệ sản xuất của Công ty ngày càng được
chuyên môn hóa cao, lao động trực tiếp thủ công được giảm xuống. Cán bộ kỹ
thuật, công nhân kỹ thuật được nâng cao để phù hợp với công nghệ sản xuất ngày
càng hiện đại hơn của Công ty. Với trình độ của cán bộ công nhân viên như trên, thì
Công ty có môt lực lượng lao động mạnh, lành nghề và có trình độ. Tuy nhiên số
lượng lao động khác còn chiếm tỷ trọng lớn, mục tiêu trong thời gian tới Công ty
nên dần nâng cao trình độ chuyên môn ngành nghề cho đội ngũ này qua phương
pháp đào tạo nghề trong nội bộ Công ty, tiếp tục cải tiến công nghệ sản xuất để
giảm thiểu lao động thủ công.
Đơn vị tính: Người

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55 17


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp
Năm 2013

Chỉ tiêu
Lãnh đạo
Phòng TC – HC
Phòng KH – VT
Phòng KDTT
Phòng Kỹ thuật CN
Phòng Cơ Điện- An toàn
Phòng TK-TC

PX Clinker
PX thành phẩm
PX cơ điện
Tổng cộng
Tỷ trọng (%)

Tổng ĐH.CĐ Tr.Cấp Khác Tổng
3
28
13
14
30
13
10
92
84
75
363
100

3
10
8
10
11
12
5
5
6
8

79
22 %

0
4
5
4
19
1
5
6
5
12
61
17 %

0
3
14
32
0
13
0
14
0
35
0
15
0
14

81
94
83
92
55
85
233
398
61 % 100%

Năm 2012
ĐH. Tr.
Khác
CĐ Cấp
3
0
0
10
5
17
11
2
0
14
0
0
25
15
0
14

1
0
6
8
0
8
5
81
8
7
77
16
4
65
116
42
240
29% 11% 60%

Biểu số 1.1: Tình hình chất lượng lao động của Công ty năm 2012

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55 18


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua phân tích chương 1 ta thấy Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều
đang không ngừng xây dựng và phát triển để dần từng bước bắt kịp với yêu cầu
chung.
Công ty cổ phần xi măng Quán Triều áp dụng mô hình tiêu thụ sản phẩm qua
nhà phân phối chính, xi măng Quán Triều đã tận dụng được năng lực của xã hội và
xác lập lợi ích hài hòa giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Xi măng Quán Triều đã
được cung cấp xi măng xây dựng công trình các tầng lớp dân cư và các dự án lớn.
Nhìn chung là một công ty mới bước vào thị trường do vậy những năm qua
công ty đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng bằng nỗ lực của bản thân công ty và sự hỗ
trợ nhiệt tình của các đơn vị bạn, được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên. Cùng với
hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất đồng bộ, khép kín hiện đại.
Công ty cổ phần xi măng Quan Triều đã tập trung giải quyết những vấn đề quan
trọng nhất: Về thị trường, tiền vốn, tổ chức lại lao động và sản xuất... nhằm từng
bước vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất, phấn đấu hoàn thành kế
hoạch tổng công ty giao, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo toàn vốn và
phát triển vốn trong sản xuất kinh doanh, chăm lo tốt đời sống cho người lao động.
Với những cố gắng trên công ty vẫn đang giữ vững sự phát triển ổn định, năng suất
lao động và giá trị sản lượng Công ty sẽ ngày càng tăng. Chính những yếu tố đó đã
tạo cho Công ty vững bước trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường vật liệu xây
dựng. đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng bằng nỗ lực của bản thân công ty và sự hỗ
trợ nhiệt tình của các đơn vị bạn, được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên. Cùng với
hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất đồng bộ, khép kín hiện đại.
Công ty cổ phần xi măng Quan Triều đã tập trung giải quyết những vấn đề quan
trọng nhất: Về thị trường, tiền vốn, tổ chức lại lao động và sản xuất... nhằm từng
bước vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất, phấn đấu hoàn thành kế
hoạch tổng công ty giao, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo toàn vốn và
phát triển vốn trong sản xuất kinh doanh, chăm lo tốt đời sống cho người lao động.

Sv: Đoàn Thị Huyền


Lớp kế toán c – K55 19


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH
SỬ DỤNG VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI
MĂNG QUÁN TRIỀU- VVMI NĂM 2013

2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xi
măng Quán Triều năm 2013.

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55 20


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Năm 2013 cùng với tình trạng chung của nền kinh tế đất nước, ngành xi măng
nói chung và Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều nói riêng cũng chịu tác động
mạnh mẽ của nền kinh tế đầy khó khăn. Nhưng với sự cố gắng vươn lên và tình
thần lao động hăng say, CBCNV Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều tự hào về
những thành tích đã đạt được như nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho

người lao động, góp phần đưa đất nước đi lên.
Qua bảng 2-1 đã tập hợp các số liệu đại diện nhất về tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều thông qua các chỉ tiêu kinh tế chủ
yếu năm 2013, qua đó có thể rút ra những kết luận tổng quát, có căn cứ khoa học về
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm vừa qua.
Nhìn chung trong năm 2013, Công ty đã nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh
doanh, hầu hết các chỉ tiêu quan trọng của Công ty đều vượt mức kế hoạch đặt ra.
Trong năm 2013, sản lượng Clinker sản xuất là 1,260,200 tấn giảm 79,800 tấn,
tương đương với 94.04% so với năm 2012 đạt mức 96.94% kế hoạch đã đặt ra. Sản
lượng xi măng sản xuất là 1,310,000 tấn giảm 572,000 tấn, tương đương với
69.91% so với năm 2012, đạt mức 79.39% kế hoạch đặt ra. Sản lượng sản xuất xi
măng và clinker giảm là do trong năm 2013 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn đặc biệt
với ngành công nghiệp xi măng. Nắm bắt được tình hình đó cán bộ Công ty đã giảm
lượng sản xuất để tránh làm ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty.
Từ bảng 2-1 có thể thấy tất cả các chỉ tiêu hiện vật của năm 2013 đều giảm so
với năm 2012. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất của Công ty năm 2013 có xu
hướng hẹp lại, do điều kiện tiêu thụ giảm. Công ty sản xuất vượt mức kế hoạch đặt
ra với tỉ lệ không quá cao chứng tỏ ban lãnh đạo Công ty cũng đã hiểu rõ được đặc
điểm của thị trường lên đã lên kế hoạch sản xuất cũng hết sức hợp lý, phù hợp với
điều kiện thực tế.
Tiếp đến là các chỉ tiêu giá trị chủ yếu của Công ty. Mặc dù sản lượng sản xuất
giảm, sản lượng tiêu thụ giảm nhưng trong năm 2013, doanh thu của Công ty vẫn
tăng từ 1,270,433 triệu đồng lên 1,476,531 triệu đồng tức tăng 206,097 triệu đồng
tương ứng với 16.22%. Tổng doanh thu của Công ty tăng là do yếu tố thị trường

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55 21



Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

đẩy giá bán xi măng tăng cao ( tăng 0,143trđ/tấn ) và do tăng các khoản doanh thu
khác như doanh thu từ hoạt động tài chính.
Tổng doanh thu tăng đẩy lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của toàn
Công ty cũng tăng lên. Trong đó, lợi nhuận trước thuế năm 2013 là 151,522 triệu
đồng tăng 44,216 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với 41,24% . So với kế
hoạch tăng 18,958 triệu đồng đạt 14,30% so với kế hoạch đã đặt ra. Đây là con số
vượt mức tương đối lớn trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như năm
2013 vừa qua.
Qua bảng phân tích 2-1 xét thấy tất cả các chỉ tiêu giá trị chủ yếu của Công ty
đều tăng vượt mức so với kế hoạch đã đề ra và hầu hết đều tăng so với kỳ gốc. So
với kế hoạch đã đề ra thì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng 12,987
triệu đồng đạt 11,14% so với kế hoạch. Chỉ tiêu giá thành sản xuất 1 tấn xi măng
đạt 7,36% chứng tỏ ban lãnh đạo nắm rất sát tình hình, điều kiện, năng lực sản xuất
của Công ty, lập kế hoạch và quản lý quá trình sản xuất hiệu quả. Lợi nhuận sau
thuế tăng, giá thành sản xuất tăng chứng tỏ sản xuất kinh doanh tương đối hiệu quả,
công tác quản lý chi phí và kỷ luật lao động tốt.
Đối với các chỉ tiêu về số lượng lao động và tiền lương bình quân. Trong năm
2013 số lượng lao động giảm 12 người so với năm 2012. Tổng quỹ lương trong năm
2013 tăng 1,685 triệu đồng, theo đó tiền lương bình quân của một người trong một
tháng đạt mức 7,707,000 đồng/người - tháng ( tăng 109,000 đồng/người-tháng).
Tổng quỹ lương tăng, tiền lương bình quân đầu người trên tháng tăng chứng tỏ
Công ty cũng đã chăm lo tới đời sống của người lao động, giúp người lao động cải
thiện đời sống, tái sản xuất sức lao động. Tiền lương bình quân năm 2013 tăng
trong khi sản lượng xi măng sản xuất giảm là do yếu tố giá cả thị trường tăng cao,
Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu, và do có sự chăm lo của Công ty tới đời
sống người lao động.

Vốn kinh doanh của Công ty giảm so với năm 2013. Chỉ tiêu tài sản ngắn hạn
năm 2013 là 599,411 triệu đồng tăng 71,047 triệu đồng so với năm 2012 tương
đương với 13,45%, đạt 4,19% so với kế hoạch. Chỉ tiêu tài sản dài hạn năm 2013 là

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55 22


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

1,522,088 triệu đồng giảm 89,388 triệu đồng so với năm 2012 tương đương với
4,45 %, đạt 6,86% so với kế hoạch. Sự giảm nguồn vốn kinh doanh theo xu thế
giảm vốn cố định, tăng vốn lưu động đồng nghĩa với việc Công ty chưa chú ý đầu
tư vào việc mua sắm tài sản cố định.
Tương tự, chỉ tiêu năng suất lao động bằng giá trị là 3.159,46 trđ/người-năm
2012 và đạt 3.170,76 trđ/người-năm vào năm 2013. Năng suất lao động tính bằng
hiện vật giảm 7,12% so với năm 2012.
Nhìn chung, qua phân tích các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty
năm 2013 cho thấy, năm 2013 là một năm tương đối thành công. Mặc dù sản lượng
sản xuất giảm so với năm trước nhưng doanh thu của Công ty vẫn tăng một cách
đáng kể, đẩy lợi nhuận tăng cao. Những thành công đạt được sẽ là nền tảng vững
chắc, tạo đà cho sự phát triển của Công ty trong giai đoạn tiếp theo.
2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều
năm 2013.
Phân tích tình hình tài chính của Công ty là tổng hợp đánh giá các hoạt động
kinh doanh của Công ty thông qua các chỉ tiêu giá trị trên cơ sở các báo cáo tài
chính của Công ty. Phân tích tình hình tài chính của Công ty nhằm mục đích đánh

giá tiền lực, sức mạnh tài chính của Công ty, khả năng sinh lời và triển vọng phát
triển của Công ty
2.2.1. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều năm 2013
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xtác giả xét, nhận định sơ bộ bước
đầu về tính hình tài chính của Công ty, nhằm đánh giá được thực trạng tài chính
cũng như sức mạnh tài chính của công ty có khả quan hay không. Tình hình tài
chính của Công ty năm 2013 được thể hiện qua bảng 2-2.

Sv: Đoàn Thị Huyền

Lớp kế toán c – K55 23


×