SỞ Y TẾ BẮC KẠN
TRUNG TÂM Y TẾ NGÂN SƠN
Số:
/BC-TTYT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngân Sơn, ngày
tháng 4 năm 2017
BÁO CÁO
Tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới
Thực hiện văn bản số 666/SYT-TCCB ngày 07/4/2017 của Sở Y tế tỉnh Bắc
Kạn về việc báo cáo tình hình 10 năm thi hành Luật bình đẳng giới;
Trung tâm Y tế Ngân Sơn báo cáo kết quả thực hiện tại đơn vị như sau:
PHẦN I
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
Công tác ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Luật
Để cụ thể hóa việc thực hiện Luật bình đẳng giới tại đơn vị, trên cơ sở Kế hoạch
của Sở Y tế, Trung tâm Y tế Ngân Sơn đã ban hành Kế hoạch của đơn vị và triển khai
tới toàn thế viên chức, người lao động.
2. Công tác phổ biến, quán triệt, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới
Hàng năm, đơn vị thường xuyên lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến các
quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật
của đơn vị. Các văn bản đã phổ biến có liên quan đến công tác bình đẳng giới:
- Luật Bình đẳng giới;
- Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg ngày 03/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về triển
khai thực hiện Luật Bình đẳng giới;
- Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới.
- Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính về bình đẳng giới.
- Quyết định số 2351/QĐ-TTG ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020.
- Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 về việc phê duyệt Đề án thực hiện
Bình đẳng giới trong cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2020.
- Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đơn vị đã tổ chức cho viên chức, người lao động ký cam kết thực hiện bình đẳng
giới và phòng chống bạo lực gia đình.
1.
1
Công tác bố trí cán bộ thực hiện các nội dung liên quan về bình đẳng giới;
đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức,
người lao động các kiến thức về bình đẳng giới.
Trung tâm Y tế Ngân Sơn đã giao nhiệm vụ cho viên chức phụ trách công tác Tổ
chức cán bộ làm đầu mối thực hiện các nội dung liên quan về bình đẳng giới. Phối
hợp với Ban Chấp hành công đoàn và Ban nữ công của đơn vị triển khai thực hiện
các công việc có liên quan đến công tác bình đẳng giới trong nội bộ đơn vị.
Khi có các chương trình hội nghị, tập huấn về công tác bình đẳng giới, đơn vị đều
cử viên chức tham gia đầy đủ. Đồng thời, các cá nhân đã được đơn vị giao nhiệm vụ
tham mưu thực hiện công tác bình đẳng giới thường xuyên chủ động cập nhật các văn
bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên để làm căn cứ thực hiện có hiệu quả công tác
này tại đơn vị.
4. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu
nại tố cáo về bình đẳng giới
Đơn vị định kỳ thực hiện tự kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Bình
đẳng giới trong các đợt kiểm tra 6 tháng, hàng năm. Đơn vị đã thực hiện nghiêm túc
các quy định của Luật. Không có tập thể hoặc cá nhân nào vi phạm các quy định của
Luật bình đẳng giới, không có đơn thư phản ánh, khiếu nại tố cáo.
5. Công tác đảm bảo thực hiện các quy định bình đẳng giới trong công tác tổ
chức tại đơn vị (đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo, đánh giá cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động)
Với đặc thù về nhân lực tại đơn vị (trên 80% viên chức, người lao động là nữ);
Ban Chi ủy, Ban Giám đốc đơn vị luôn duy trì chỉ đạo các hoạt động nâng cao nhận
thức, quan điểm về công tác cán bộ nữ trong tập thể đơn vị. Coi công tác cán bộ nữ là
nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.
Trong công tác đề bạt, bổ nhiệm viên chức: Đơn vị đã xây dựng quy hoạch viên
chức lãnh đạo quản lý giai đoạn 2016 – 2020 và được Sở Y tế phê duyệt, trong đó tỷ
lệ viên chức nữ được quy hoạch vào các vị trí trưởng, phó khoa phòng chiếm trên
70%.
Trong công tác đào tạo: Đơn vị xây dựng Kế hoạch đào tạo hàng năm trong đó ưu
tiên đào tạo đối với viên chức nữ nằm trong quy hoạch viên chức lãnh đạo, quản lý.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho viên chức nữ tham gia các khóa đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn.
Trong công tác đánh giá viên chức: Đảm bao thực hiện khách quan và công bằng
đối với viên chức nữ trong đơn vị.
6. Công tác đảm bảo thực hiện các quy định về bình đẳng giới trong hoạt
động của đơn vị.
- Xây dựng và thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới tại đơn vị:
Mục tiêu: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các cương vị lãnh đạo trong
đơn vị nhăm từng bước giảm dần khoảng cách về giới. Thu hẹp dần khoảng cách giới
trong việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm cho viên chức, người lao động.
3.
2
Trong quá trình bố trí, sử dụng viên chức, đơn vị không phân biệt về giới tính (trừ
các vị trí làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của Luật lao động).
- Tỷ lệ viên chức nữ trong tổng số cán bộ được đào tạo liên tục về chuyên môn
kỹ thuật tương đương với tỷ lệ viên chức nữ trong đơn vị.
- Tỷ lệ viên chức nữ trong tổng số được đào tạo sau đại học (3/7) chiếm 42.8%.
- Tỷ lệ viên chức nữ tham gia Cấp ủy đảng (3/5) chiếm 60%.
Đơn vị thực hiện tốt các quy định ưu tiên khi thực hiện chế độ chính sách đối với
viên chức nữ. Ưu tiên bố trí viên chức nữ ở các vị trí việc làm phù hợp với điều kiện
sức khỏe và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
- Công tác giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho viên chức,
người lao động
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bình
đẳng giới cần được thực hiện thường xuyên và được lồng ghép với nhiều hình thức
và nội dung khác nhau về các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật
của Nhà nước liên quan đến công tác Bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của
phụ nữ.
Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến được thực hiện bằng hình thức lồng ghép
trongcác buổi họp, hội nghị, giao ban, sinh hoạt chuyên môn tại đơn vị.
Ban nữ công của đơn vị đã thực hiện công tác thông tin, giáo dục về công tác bình
đẳng giới có hiệu quả, thiết thực và phù hợp với từng đối tượng.
- Các biện pháp khuyến khích viên chức, người lao động thực hiện bình đẳng
giới trong cơ quan, đơn vị và trong gia đình
Tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức, quan điểm và sự cần thiết phải đổi mới,
tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; các sở, ban,
ngành, đoàn thể trong tỉnh về công tác bình đẳng giới.
Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng trong xây dựng và tổ chức thực hiện các
chương trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị.
Bồi dưỡng kỹ năng phân tích, đánh giá và lồng ghép giới cho đội ngũ viên chức
làm công tác bình đẳng giới.
Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về
bình đẳng giới. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả công
tác bình đẳng giới.
Bố trí cán bộ làm công tác bình đẳng giới; viên chức làm công tác bình đẳng giới
của đơn vị đồng thời tham gia đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công
tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ở thôn, xóm, bản, làng, cụm dân cư.
3
PHẦN II
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG VIỆC THỰC HIỆN LUẬT
BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚI TÙNG LĨNH VỰC CỤ THỂ
Ban hành các quy định và hướng dẫn triển khai các biện pháp thúc đẩy
bình đẳng giới trong lĩnh vực quản lý
Ban Chi ủy, Ban giám đốc đơn vị luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác
bình đẳng giới. Công tác triển khai, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các hoạt
động về bình đẳng giới được Cấp ủy, Ban giám đốc, Ban chấp hành Công đoàn quan
tâm, thường xuyên thực hiện.
Đơn vị đã thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn thực hiện của ngành, của
địa phương trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực quản lý.
Chủ động nghiên cứu và cập nhật các quy định mới về bình đẳng giới để triển
khai kịp thời tới viên chức, người lao động trong đơn vị.
2. Kết quả thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
Các nội dung của Luật Bình đẳng giới, các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược và
Chương trình quốc gia được quan tâm, triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện
thực tế của đơn vị.
Xác định được tỷ lệ nữ nằm trong quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý hàng năm
nhằm thực hiện công tác tạo nguồn và quy hoạch dài hạn cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ.
Hỗ trợ việc nâng cao năng lực cho nữ lãnh đạo trẻ thông qua công tác đào tạo; Tăng
cường kiểm tra các quy định về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm nữ vào
các vị trí cán bộ chủ chốt của đơn vị.
Cùng với việc quan tâm đến nâng cao trình độ chuyên môn, công tác phát triển
văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và phong trào xây dựng gia đình văn hoá, cơ
quan, đơn vị văn hóa được quan tâm chỉ đạo và triển khai đồng bộ. Đơn vị cũng phối
hợp với các ban ngành có liên quan thực hiện các hoạt động tuyên truyền về vai trò
của người phụ nữ trong gia đình, phòng chống bạo lực trong gia đình.
Quyền bình đẳng cho phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ được thực hiện
đầy đủ. Bảo đảm cho viên chức nữ trong đơn vị đuwọc khám sức khỏe định kỳ, thực
hiện tốt chức năng sinh con, nuôi dạy con và tham gia hoạt động xã hội.
Đơn vị đã phối hợp các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trên địa bàn triển khai
chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phong trào chăm sóc sức khoẻ nhân dân,
chăm sóc sức khoẻ phụ nữ. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến
kiến thức về sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ dinh dưỡng; sức khoẻ vị thành niên, DSKHHGĐ, phòng chống các bệnh xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm... đạt kết quả,
hiệu quả thiết thực. 100% các trạm Y tế thực hiện tư vấn về chăm sóc sức khoẻ sinh
sản. Dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản và mục tiêu phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ
em dưới 5 tuổi tiếp tục được triển khai có hiệu quả.
1.
4
Công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch thuộc lĩnh vực quản
lý
Đơn vị đã lồng ghép chỉ tiêu tăng cường sự tham gia của nữ giới vào các vị trí
quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị
và đang từng bước thực hiện quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
theo tinh thần Kế hoạch số 1599/KH-SYT ngày 29 tháng 11 năm 2011 của Sở Y tế về
thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 và định hướng
đến năm 2020, trong đó có tập trung tạo nguồn và tăng tỷ lệ cán bộ nữ đương chức và
kế cận được quy hoạch và được đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị và quản lý
nhà nước.
Nhờ có những định hướng và kế hoạch triển khai kịp thời trong lĩnh vực chính trị,
sự tham gia của phụ nữ trong các cấp ủy và đội ngũ viên chức làm công tác quản lý,
lãnh đạo có sự thay đổi. Hiện nay, số viên chức nữ của đơn vị là 98/128 người, chiếm
76.5%, trong đó: Số nữ là lãnh đạo khoa, phòng chiếm 73%.
4. Công tác thống kê số liệu có tách biệt giới trong lĩnh vực quản lý
Trong việc tổng hợp, báo cáo số liệu thống kê về khám chữa bệnh, về tổ chức lao
động hàng năm đều có số liệu tách biệt giới và theo dõi liên tục trong nhiều năm để
có cơ sở đánh giá về tình hình công tác bình đẳng giới. Đồng thời, căn cứ vào số liệu
thống kê để thấy được thực trạng và tìm ra nguyên nhân hạn chế để cải thiện, khắc
phục, đảm bảo thực hiện công tác bình đẳng giới ngày càng tốt hơn.
5. Nguồn tài chính bố trí cho công tác bình đẳng giới tại cơ quan, đơn vị.
Nguồn tài chính bố trí cho công tác bình đẳng giới tại đơn vị nằm trong kinh phí
chi thường xuyên được ngân sách nhà nước cấp.
3.
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ CHUNG VIỆC THI HÀNH LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
Nhìn chung, sau 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, tại đơn vị đã có những
chuyển biển rõ nét về thu hẹp khoảng cách giới tính, tạo điều kiện cho viên chức,
người lao động nữ được phát huy khả năng và phát triển bản thân.
Tỷ lệ viên chức nữ được quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, quản lý ngày càng tăng
lên. Viên chức nữ được cử đi đào tạo nâng cao trình độ, được tạo điều kiện về mọi
mặt trong công tác.
Việc thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới tại đơn vị với đặc thù trên 80% viên chức
là nữ đã tạo được chuyển biến rõ nét trong kết quả hoạt động chung của đơn vị. Viên
chức nữ luôn được quan tâm và đối xử bình đẳng, tạo tâm lý yên tâm công tác và
cống hiến cho đơn vị. Từ đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác khám
chữa bệnh.
5
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, việc triển khai Luật Bình đẳng giới tại
đơn vị vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc như:
- Việc lồng ghép mực tiêu bình đẳng giới với mục tiêu chung của đơn vị vẫn
chưa thể hiện rõ nét, chưa có các tiêu chí cụ thể.
- Viên chức làm công tác bình đẳng giới là kiêm nhiệm và chưa thường xuyên
tham gia các lớp đào tạo, tập huấn vể lĩnh vực bình đẳng giới nên còn hạn chế
trong việc tham mưu cho lãnh đạo đơn vị trong việc triển khai thực hiện các
quy định của Luật bình đẳng giới.
- Sự phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong việc thực hiện lồng ghép
giới tại đơn vị đôi khi chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao.
PHẦN IV ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả đã đạt được sau 10 năm triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới
Trung tâm Y tế Ngân Sơn đề xuất một số nội dung như sau:
Đối với vấn đề lồng ghép giới trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các
chương trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị cần cụ thể hóa được các chỉ tiêu có thực
hiện lồng ghép giới.
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ viên chức làm công tác
bình đẳng giới.
Tăng cường kiểm tra công tác bình đẳng giới để kịp thời chỉ ra những vấn đề còn
hạn chế và có phương hướng, biện pháp khắc phục kịp thời.
Trên đây là Báo cáo tình hình 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới của Trung tâm
Y tế Ngân Sơn./.
GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:
- Sở Y tế (b/c);
- Lưu: VT, TCCB.
Nguyễn Văn Dưỡng
6