Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

đề cương hóa 8 kỳ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.53 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN HÓA HỌC 8 NĂM HỌC 2016-2017
A. LÝ THUYẾT
1. OXI VÀ HIĐRO
Nguyên
tố

OXI

HIĐRO


hiệu

O2

H2

Phân
tử khối

32

2

Khí, không màu, không mùi, không vị.

Khí, không màu, không mùi, không vị.

Nặng hơn không khí, duy trì sự cháy.


Nhẹ hơn không khí.

Tính
chất
vật lý
Tính
chất
hóa
học

- Tính oxi hóa mạnh.

- Tính khử mạnh.

Ứng
dụng

- Sự hô hấp của người và động vật.

- Nhiên liệu cho tên lửa, động cơ.

- Đốt nhiên liệu trong đời sống và sản
xuất.

- Nguyên liệu sản xuất amoniac, axit và hợp
chất hữu cơ.

Điều
chế


- Nguyên tắc trong phòng thí nghiệm:
- Nguyên tắc trong phòng thí nghiệm: cho
phân hủy hợp chất giàu oxi như KMnO4, kim loại tác dụng với mạnh.
KClO3, H2O2.
- Một phương pháp trong công nghiệp: điện
- Hai phương pháp trong công nghiệp:
phân nước.
từ không khí và điện phân nước.

Hợp
chất
phổ
biến

Oxit M2On

Nước H2O

- Oxit axit: Oxit của phi kim.
Vd: SO2, CO2,...
- Oxit bazơ: Oxit của kim loại.
Vd: CaO, Al2O3,...

2. CÁC LOẠI HỢP CHẤT: OXIT, AXIT, BAZƠ, MUỐI.


Chất

OXIT


AXIT

BAZƠ

MUỐI

Công thức RxOy

HnA

M(OH)n

MxAy

Định nghĩa Hợp chất gồm 2
nguyên tố trong
đó có một
nguyên tố là O

Phân tử gồm một
hay nhiều nguyên
tử H và gốc axit.

Phân tử gồm một
nguyên tử kim loại
và một hay nhiều
nhóm hidroxit (-OH)

Phân tử gồm một
hay nhiều nguyên

tử kim loại và một
hay nhiều gốc
axit.

Ví dụ

HCl, H2SO4,
H3PO4...

Ca(OH)2, NaOH,
Fe(OH)3...

Na2SO4, FeCl2,
NaHCO3...

CaO, Fe2O3,
P2O5..

3. CÁC KHÁI NIỆM: Dung dịch, dung môi, chất tan, dung dịch bão hòa...
-

Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch.

-

Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi.

-

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. Vd: nước đường.


-

Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

-

Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

4. CÔNG THỨC TÍNH
Tên

Công thức

Độ tan

S=

mct
.100
mdm

Trong đó: mct: khối lượng chất tan (chất rắn) (g)
mdm: khối lượng dung môi (chất lỏng) (g)
Nồng độ phần trăm (C%) của
dung dịch

C% =
Trong đó:


mct
× 100 (%)
mdd

mdd: khối lượng dung dịch (g)
(mdd = mct + mdm)

Nồng độ mol của dung dịch

CM =
Trong đó:

n
(mol/l)
Vdd

n: số mol chất tan (mol)
Vdd: thể tích dung dịch (lít)

Mol

n=

VKhí
m
(mol); n = CM.Vdd hoặc n =
22, 4
M



Khối lượng chất

m = n.M (g)

Thể tích khí

V = n.22,4 (lít)

5. MỘT SỐ AXIT, GỐC AXIT THƯỜNG GẶP:
Axit

Tên gọi

PTK

Gốc axit

Tên gọi

Hóa trị

HCl

Axit Clohiđric

36,5

- Cl

Clorua


I

HBr

Axit
Bromhiđric

81

- Br

Bromua

I

HNO3

Axit Nitric

63

- NO3

Nitrat

I

H2 S


Axit
sunfuhiđric

34

=S

Sunfua

II

H2CO3

Axit Cacbonic

62

= CO3

Cacbonat

II

H2SO3

Axit Sunfurơ

82

= SO3


Sunfit

II

H2SO4

Axit Sunfuric

98

= SO4

Sunfat

II

H3PO4

Axit
Photphoric

98

≡ PO4

Photphat

III


Bảng kí hiệu hóa học và hóa trị của một số nguyên tố
Kí hiệu

Hóa trị

NTK

Kí hiệu

Hóa trị

NTK

K

I

39

H

I

1

Na

I

23


Cl

I

35,5

Ba

II

137

Br

I

80

Ca

II

40

C

II, IV

12


Mg

II

24

N

I, II, IV, V

14

Al

III

27

O

II

16

Zn

II

65


S

II, IV, VI

32

Fe

II, III

56

P

V

31

Cu

I, II

64


Ag

I


108
B. BÀI TẬP ÁP DỤNG

Dạng 1: Phân loại chất.
Bài 1: Phân loại và gọi tên các hợp chất có công thức hóa học sau: K2O; Mg(OH)2;
H2SO4; AlCl3; Na2CO3; CO2; Fe(OH)3; HNO3; Ca(HCO3)2; K3PO4; HCl; H2S; CuO;
Ba(OH)2.
Câu 2: Muối là gì? Có mấy loại muối? Cho ví dụ và gọi tên?
Câu 3: Axit là gì? Có mấy loại axit? Cho ví dụ và gọi tên?
Câu 4: Bazơ là gì? Có mấy loại bazơ? Cho ví dụ và gọi tên?
Câu 5: Oxit là gì? Có mấy loại oxit? Cho ví dụ và gọi tên?
Câu 6: Những hợp chất có CTHH sau: NaOH, CaO, SO3, CuCl2, H2SO4, KHCO3,
Fe(OH)3. Hãy cho biết mỗi hợp chất trên thuộc loại hợp chất nào?
Dạng 2: Tính chất hóa học của oxi, hiđro và nước
Câu 1: Em hãy nêu tính chất hóa học của oxi. Viết PTHH minh họa. Sắt để lâu trong
không khí lâu ngày sẽ bị gỉ, làm sao để sắt không bị gỉ?
Câu 2: Em hãy nêu tính chất hóa học của hiđro. Viết PTHH minh họa. Trong công
nghiệp ta thường dùng hiđro để luyện kim, đó là tính chất nào của hiđro? Khi cho khí
hiđro có đun nóng đi qua bột đồng (II) oxit có màu đen thì hiện tượng gì xảy ra?
Câu 3: Em hãy nêu tính chất hóa học của nước. Viết PTHH minh họa. Hiện tượng
đường, muối hay nhiều hợp chất tan trong nước có phải là phản ứng hóa học không? Vì
sao?
Dạng 3: Hoàn thành PTHH.
Ca

+ H 2O →

Mg + HCl →
điện phân


Na2O + H2O →

H2O

SO2

Fe3O4 + H2 

+ H2O →

SO3 + H2O 

Na + H2O 

K + H2 O 

P2O5 +H2O 

H2 + CuO 

Al + HCl 

Zn + H2SO4 →

Fe2O3 + H2 →

P2O5 + H2O →

CaO + H2O →


P + O2

Na + H2O






CaO + H2O →

H2 + CuO



SO3 + H2O



Fe + O2



H2 + Fe2O3



H2 + O2




K2O + H2O →

Al + HCl



Ca + H2O



Fe + H2SO4 →

Zn + HCl



P2O5 + H2O →

Dạng 4: Bài tập tính.
Bài 1: Cho 32,5 gam kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư.
a)

Viết PTHH.

b)

Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc)

c)


Tính khối lượng lượng muối kẽm clorua tạo thành.

Bài 2: Cho 5,4 gam nhôm phản ứng với dung dịch axit clohiđric (đủ) tạo thành muối
nhôm clorua và khí hiđro.
a)

Viết PTHH.

b)

Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc).

c)

Tính khối lượng muối nhôm clorua tạo thành.

Bài 3: Cho 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch có chứa 0,4 mol axit clohiđric thu được
muối sắt (II) clorua và khí hiđro.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Tính thể tích khí Hiđro thu được ( ở đktc )
c) Tính số mol muối sắt (II) clorua tạo thành.
Bài 4: Cho 9,2 gam natri vào nước (dư ).
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính thể tích khí thoát ra(đktc).
c) Tính khối lượng của hợp chất bazơ tạo thành sau phản ứng.
Câu 5: Cho 4,48 gam magie tác dụng với 400ml dung dịch axit clohiđric thu được 1
muối và khí hiđro. Xác định nồng độ mol của muối thu được?
Bài 6: Ở 20o C, khi hòa tan 60 gam KNO3 vào 190 nước thì thu được dung dịch bão hòa.
Tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ đó?



Bài 7: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch khi hòa tan 5 gam NaCl vào 120 gam
nước.
Bài 8: Tính nồng độ mol/l của dung dịch khi hòa tan 16 gam NaOH vào nước để được
200 ml dung dịch.
Bài 9: Cho 6,5 gam kali tác dụng vừa đủ với dung dịch axit clohiđric (HCl), tạo ra khí
hiđrô và Kẽm clorua
a)

Viết phương trình hóa học xảy ra.

b)

Tính thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc).

c)

Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

Bài 10: Hòa tan hoàn toàn 14g sắt vào dung dịch axit clohiđric (HCl) dư.
a) Viết PTHH xảy ra.
b) Tính khối lương muối tạo thành.
c) Tính thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc).
Bài 11: Cho 7,1 gam Al tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, tạo ra khí hiđrô và
nhôm sunfat Al2(SO4)3
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc).
c) Tính số mol của H2SO4 đã cho.
Câu 12: Cho khí hidro khử hết a gam đồng (II) oxit thu được 9,6g kim loại và hơi nước.

a) Viết PTHH xảy ra và tính a.
b) Tính thể tích khí hidro đã dùng ở đktc.
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 20,55 gam bari vào nước. Sản phẩm là bazơ và khí hiđro.
a) Viết PTHH xảy ra.
b) Tính khối lượng bazơ thu được.
c) Tính nồng độ phần trăm của bazơ.
Câu 14: Dùng khí hiđro để khử 12,5 gam sắt (II) oxit thu được a gam kim loại và hơi
nước.
a) Viết PTHH xảy ra và tính a.
b) Tính nồng độ phần trăm của kim loại thu được.
Câu 15: Cho 8,9 gam nhôm tác dụng với 350ml dung dịch axit clohiđric thu được 1 muối
và khí hiđro. Xác định nồng độ mol của muối thu được.
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 6,7 gam kali vào nước thu được 1 bazơ và khí hiđro. Em hãy
tính khối lượng bazơ và thể tích khí hiđro thu được (đktc).


Câu 17: Dùng khí hiđro để khử 20,4 gam nhôm oxit thu được a gam kim loại và hơi
nước.
a) Viết PTHH xảy ra và tính a.
b) Tính nồng độ phần trăm của kim loại thu được.
Câu 18: Cho 2,5 gam kẽm tác dụng với 150ml dung dịch axit clohiđric thu được 1 muối
và khí hiđro. Xác định nồng độ mol của muối thu được.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Kẽm vào nước thu được 1 bazơ và khí hiđro. Em hãy
tính khối lượng bazơ và thể tích khí hiđro thu được (đktc).
Câu 20: Dùng khí hiđro để khử 22,4 gam canxi oxit thu được a gam kim loại và hơi
nước.
a) Viết PTHH xảy ra và tính a.
b) Tính nồng độ phần trăm của kim loại thu được.

TỔ TRƯỞNG DUYỆT


BAN GIÁM HIỆU DUYỆT



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×