Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Cảnh ngày hè Ngữ Văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.38 KB, 7 trang )

CẢNH NGÀY HÈ
– Nguyễn Trãi –

I/ ĐỌC – HIỂU KHÁI QUÁT.
1. Về tác giả: (1380 – 1442)

- Nguyễn Trãi là 1 bậc đại anh hùng dân tộc, 1 nhân vật toàn tài số 1 trong lịch sử
Việt Nam thời phong kiến.
- Nhưng ông cũng là người phải chịu nỗi oan khiên thảm khốc đến mức hiếm thấy
trong lịch sử văn học dân tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong
một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.
Nguyễn Trãi đã sống một cuộc đời mà cả hạnh phúc lẫn thương đau đều được đẩy đến
tột cùng. Trong khoảng thời gian đời người hơn 60 năm, thi nhân đã để lại một gia sản vô cùng
quý giá. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực văn chương, lời nhận định kia đã không có gì là thái quá.
Trước tác của Ức Trai có thơ, có văn, lại có cả lịch sử, địa lí nữa. Ở mảng thơ, bên cạnh tập
thơ chữ Hán nổi tiếng Ức Trai thi tập, thiết nghĩ còn cần phải đặc biệt chú ý vị trí vai trò của
tập Quốc âm thi tập. Tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được này, không
những chiếm địa vị quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà mà còn là tài liệu chủ yếu để
nghiên cứu lịch sử phát triển của ngôn ngữ nước ta. Gồm những bài thơ viết rải rác trong suốt
cuộc đời, Quốc âm thi tập đã giúp người đọc khai mở nhiều phần sâu kín trong tâm hồn người
thi sĩ bất hạnh vào loại bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

2. Đôi nét về tập thơ Quốc âm thi tập.
* Ngôn ngữ: chữ Nôm.
* Số lượng tác phẩm: 254 bài.
* Cấu trúc: chia làm 4 phần.
- Vô đề (Không đề)
- Môn thì lệnh (Thời tiết)
- Môn hoa mộc (Cây cỏ)
- Môn cầm thú (Thú vật)
* Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp và con người Nguyễn Trãi:


- 1 người anh hùng với lí tưởng yêu nước thương dân
- 1 nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống.
* Nghệ thuật: Sáng tạo trong thể thơ Nôm tiếng Việt, có xen câu lục ngôn và thất ngôn
(gần 2/3 được sáng tác theo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, còn lại là thể thất ngôn Đường
luật).


→ Với tập thơ Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi là một trong những người đặt nền móng
và mở đường cho sự phát triển của thơ Nôm Việt Nam.

3. Phần thơ Vô đề và mục thơ Bảo kính cảnh giới.
a. Phần thơ Vô đề:
- Nghĩa: Vô đề: Không đề
- Kết cấu:
+ Ngôn chí: 21 tác phẩm
+ Mạn thuật: 14 tác phẩm
+ Tự thán: 41 tác phẩm
+ Tự thuật: 11 tác phẩm
+ Bảo kính cảnh giới: 61 tác phẩm
b. Mục thơ Bảo kính cảnh giới.
* Vị trí: là 1 trong 4 mục, thuộc phần Vô đề của tập thơ Quốc âm thi tập.
* Nội dung:
- Nội dung chính: giáo huấn, răn dạy, triết lí.
- Ngoại lệ: những bài thơ trữ tình giàu chất thơ về cảnh và người thể hiện những rung
động của nhà thơ về cuộc sống con người.

4. Bài thơ “Cảnh ngày hè”.
-

Cảnh ngày hè là bài thơ số 43 trong mục thơ Bảo kính cảnh giới.

Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
* 6 câu đầu: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống.
* 2 câu cuối: Tấm lòng, tình cảm của tác giả.

II/ CÂU HỎI: PHÂN TÍCH BÀI THƠ CẢNH NGÀY HÈ:
Hướng dẫn

a) Mở bài:


- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), là bậc đại anh hùng dân tộc, là danh nhân văn hóa của Đại
Việt.
- Trước tác của Nguyễn Trãi để lại rất phong phú. Thơ chữ Hán cũng như thơ chữ Nôm
của Nguyễn Trãi đều đẹp đẽ, sâu sắc, là biểu tượng cao quý của nền văn hiến Việt Nam. Ở
mảng thơ, bên cạnh tập thơ chữ Hán nổi tiếng, người đọc đặc biệt chú ý tập thơ Nôm giàu giá
trị: Quốc Âm Thị Tập.
Tập thơ được bố cục thành bốn phần: Vô đề, Môn thì lệnh (thời tiết), Môn hoa mộc (cây
cỏ), Môn cầm thú (thú vật). Trong đó phần Vô đề lại được chia thành các mục Mạn thuật (Kể
ra một cách tản mạn), Tự thán (Tự han), Tự thuật (Tự nói về mình) và Bảo kính cảnh giới
(Gương báu răn mình).
- Cảnh ngày hè là bài thơ số 43 trong phần thơ Bảo kính cảnh giới (trích phần Vô đề) của
tập thơ. Thông qua bức tranh ngày hè sinh động, gợi cảm, ta hiểu được tâm hồn chan chứa
tình yêu đời, yêu dân yêu nước của Nguyễn Trãi.

b) Thân bài:
1. Hoàn cảnh đón nhận thiên nhiên: Rồi hóng mát thuở ngày trường.
- Rồi là rỗi rãi, ngày trường là ngày dài
→ Nhà thơ đón nhận thiên nhiên trong hoàn cảnh tâm hồn nhàn nhã, thư thái. Có thể
nói đây là những giây phút đặc biệt hiếm hoi trong cuộc đời đầy biến động và thăng trầm của
Nguyễn Trãi.
- Nhịp thơ 1-2-3 lạ, dài dần ra như kéo giẫn thời gian của 1 ngày, làm cho thời gian đã
dài rồi lại dài thêm mãi. Chi tiết này giúp ta nhận ra tâm trạng day dứt, trăn trở không nguôi
yên trong tâm trạng nhà thơ.
* Liên hệ:
Xã hội phong kiến Lê sơ sau chiến thắng quân Minh đã bộc lộ nhiều nét tiêu cực xấu xa:
Triều đình chia rẽ, bè phái. Bọn gian thần thao túng, hãm hại 1 số công thần. Nguyễn Trãi
không còn được tin dùng nên về ở ẩn tại Côn Sơn.
Căn cứ vào nội dung bài thơ, có thể ước đoán: Bài thơ có lẽ được sáng tác vào dịp ông về
trông coi chùa Tư phúc ở Côn Sơn (1438 – 1439) nên được nhàn rỗi 1 cách bất thường. Đây là
cảm giác tâm lí về thời gian của người đang sống trong cảnh nhàn rỗi, thấy ngày dường như
dài ra. Với con người ưa suy nghĩ, hành động như Nguyễn Trãi thì cảm giác ấy càng rõ hơn
bao giờ hết. Giữa lúc đang xây dựng lại xã tắc sau chiến tranh, việc dân việc nước bời bời mà
ông bị bắt buộc phải hóng mát hết ngày này qua ngày khác thì quả là trớ trêu, Bởi vậy, ông rơi
vào cảnh thân nhàn mà tâm bất nhàn. Đằng sau câu thơ trên dường như thấp thoáng một nụ
cười chua chát của Nguyễn Trãi hay là sự chán nản, nỗi buồn u uất của “ngày trường”? Đó là


một ngày bất đắc dĩ ở vùng thôn quê hẻo lánh, nơi mà ông rút về sau khi không còn được trọng
dụng để giúp dân giúp nước.
2. Năm câu tiếp theo miêu tả bức tranh thiên nhiên, cuộc sống.
a. Câu 2,3,4 là bức tranh thiên nhiên:
 Hình ảnh: Cây hòe, cây thạch lựu, cây sen
→ Đây là những hình ảnh vốn rất thân thuộc, bình dị ở mỗi làng quê Việt
Nam. Hòe được trồng nhiều ở mỗi miền quê vừa làm cảnh vừa cho bóng mát, vừa để làm

thuốc. Hòe nở vào mùa hạ, có hoa màu vàng. Lựu và sen là những loại cây cũng rất gần gũi.
Lựu trồng trước hiên nhà vừa để ngắm cảnh vừa ăn quả vừa cho bóng mát. Sen cũng rất quen
thuộc trong mỗi ao, đầm của làng quê Việt Nam.
•Màu sắc: Lục, đỏ , hồng.
 Từ ngữ:
• Tính từ: lục(xanh), đỏ, hồng: Những tính từ vừa gợi vừa tả làm nổi bật sắc màu tươi
tắn, rực rỡ của cảnh vật: màu xanh của cánh hòe làm nổi bật màu đỏ của thạch lựu, của ráng
chiều và màu hồng của cánh sen. Màu sắc có sự kết hợp hài hòa nhau song mỗi cây lại có 1 nét
đặc sắc riêng không thể trộn lẫn. Gợi ra 1 bức tranh thiên nhiên hài hòa, rực rỡ: Màu xanh lục
của lá hòe, màu đỏ rừng rực của thạch lựu, màu hồng của sen, màu vàng của ráng chiều. Tất cả
đều đua nhau khoe sắc, tỏa hương,.
•Từ láy: Đùn đùn: láy gợi hình, gợi sự vận động. Nó nói đến cái sức lực tự thân tràn
chảy ở bên trong đến dư thừa của cảnh. Ở đây cây hòe cứ tầng lớp lớp lan tỏa, cựa quậy, dồn
tụ lại thành từng chùm, từng khối, tán lá cứ vươn ra, xum xuê che kín cả mặt đất. Với động từ
đùn đùn, nhà thơ đã hữu hình hóa cái bước đi vốn vô hình của cây hòe.
•Động từ mạnh: Đùn đùn (dồn dập tuôn ra), giương (toả rộng ra), phun, tiễn (ngát,
nức) gợi tả sức sống căng đầy chất chứa bên trong sự vật.
o Phun: Sử dụng rất sấng tạo. Màu đỏ của hoa lựu không chỉ tỏa ra, rực lên mà còn
dồn dập tuôn ra. Sức sống chát chứa, dồn nén, không kìm được nên phải bật ra, phun ra hết lớp
này đến lớp khác. Từ trong cành lá xanh biếc, những đóa hoa lựu như những chiếc đèn lồng bé
tí, phóng ra, chiếu ra, phun ra những tia lửa đỏ chói.
* Liên hệ:
Miêu tả vẻ đẹp của hoa lựu, đại thi hào Nguyễn Du viết:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.


Với 4 phụ âm l liên tiếp, đại thi hào Nguyễn Du thiên về tả màu sắc. Đó là 1 bức tranh ngày
hè rực rỡ, tiết trời oi nồng, bức bối. Còn với động từ phun, Nguyễn Trãi thiên về tả sức sống.
o Tiễn: Sen hồng nở thắm ao làng, hương thơm tỏa ngát. Sen trong ao ngát hương

gợi không khí làng quê thanh bình, thanh cao và thoát tục.
Ta bất ngờ nhận ra điều kì lạ. Con người hoạ sĩ trong thi nhân Nguyễn Trãi thế kỉ XV ở Việt
Nam có gì rất gần gũi đại danh hoạ Hà Lan thế kỉ XIX, Vanh-xăng Van-gốc. Không phải ở
những sắc màu được sử dụng, mà ở cách diễn tả nó. Van-gốc vẽ đồng lúa ta cứ ngỡ cánh đồng
bốc cháy. Hàng cây bên đường cũng quằn quại vệt lửa. Van-gốc đốt cháy mình trong tranh.
Nguyễn Trãi đốt cháy mình trong thơ. Chữ “đùn đùn”, “phun”, "tiễn", "lao xao", "dắng dỏi"
là lửa sống rừng rực trong lòng Ức Trai.
* Nhận xét:
- Ba cây mỗi cây mang một dáng vẻ khác nhau nhưng đều gặp nhau ở sự vươn mình trỗi
dậy. Dòng nhựa sống ấy cứ đùn đùn mà xanh, dào dạt mà phun, ngào ngạt mà nức. Với việc sử
dụng các động từ mạnh, các từ láy, nhà thơ đã gợi đúng không chỉ hình thức bề ngoài mà còn
cả sức sống bên trong của cảnh. Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật hài hòa, sinh động, giàu
sức sống.
- Qua bức tranh đó, ta nhận ra một ánh mắt đăm say, một sự giao cảm mạnh mẽ của nhà thơ
với thiên nhiên.
b. Câu 5, 6:
Nếu ba câu trên miêu tả bức tranh thiên nhiên thì hai câu 5, 6 miêu tả âm thanh cuộc sống
để hoàn thiện bức tranh ngày hè.
Ở bốn câu thơ trên, nhà thơ mới nhắc đến màu sắc, hương thơm, cây cỏ. Ở hai câu thơ
tiếp theo còn có thêm mùi vị, âm thanh, hình ảnh con người và cảnh vật.


Tiếng chợ cá làng chài.
• Chợ: Trong tâm thức người Việt Nam, chợ là hình ảnh biểu trưng cho nền văn hóa,

sự thái bình của 1 dân tộc. Chợ đông vui thì nước thịnh trị, dân giàu đủ, no ấm. Chợ tan là dấu
hiệu của chiến tranh, giặc giã, binh đao.
• Tiếng chợ cá làng chài lao xao: Lao xao là tiếng trao qua đổi lại, tiếng nói, tiếng
cười. Đó là tiếng huyên náo của chợ cá làng chài nhưng là cái huyen náo từ xa vọng lại, là dấu
hiệu của cuộc đời đầy muối mặn và mồ hôi. Âm thanh đó không ồn ã mà thật trầm ấm, sâu

lắng. Nó cho thấy cuộc sống của người dân thật thanh bình, ấm cúng và no đủ.


 Hòa điệu với tiếng lao xao của chợ cá là tiếng ve: dắng dỏi. Dắng dỏi là từ láy nhấn
mạnh âm thanh dứt khoát như nhịp nhàng. Tiếng ve mùa hè qua tâm hồn giảu chất nghệ sĩ trở
nên tươi vui như tiếng đàn cầm rộn rã. (từng nhịp như tiếng đàn cầm).
 Bức tranh ngày hè: đẹp, sinh động, đầy sức sống, vừa có hình, vừa có hồn, vừa gợi tả,
vừa sâu lắng. Trong bức tranh ấy, màu sắc, âm thanh, đường nét được két hợp hài hòa theo quy
luật của cái đẹp trong hội họa và âm nhạc.
 Tâm hồn thi nhân:
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt và tha thiết.
+ Một tâm hồn tinh tế và giàu chất nghệ sĩ.
* Nghệ thuật:
Nhà thơ rất thành công qua việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: đảo ngữ, láy, đối, ngôn
ngữ giản dị song có sức gợi tả lớn lao.
3. Hai câu cuối: Tấm lòng của nhà thơ với cuộc sống con người:
Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, nhưng trên hết, tấm lòng của ông luôn hướng về cuộc sống
con người, về đất nước, nhân dân.
* Ngu cầm: Điển cố Trung quốc kể rằng: 2 triều vua Đường Nghiêu và Ngu Thuấn là 2
triều đại lí tưởng: xã hội thanh bình, nhân dân hạnh phúc. Riêng vua Ngu Thuấn có khúc hát
nam phong, trong đó có câu: Gió nam thuận thì có thể làm cho nhân dân ta có thêm nhiều của
cải.
* Nhìn cảnh sống thanh bình nơi thôn dã, tâm trạng nhà thơ ngập tràn niềm vui. Ông ao
ước nếu có được cây đàn của vua Thuấn, sẽ gẩy khúc hát nam phong cầu mưa thuận gió hòa,
mong cho mọi nhà, mọi người ở khắp bốn phương trời được ấm no, hạnh phúc.
Bên cạnh đó ông còn tưởng tượng ra 1 viễn cảnh huy hoàng: dân giàu đủ, khắp đòi
phương.
Hai câu kết toát lên 1 tình yêu lớn: Con người Ức Trai lúc nào cũng hướng về nhân dân,
mong ước cho nhân dân được ấm no, nguyện suốt đời phấn đấu hi sinh cho hòa bình và hạnh
phúc của nhân dân.

*Bình, liên hệ:
Thông thường khi nói đến nhân dân, thơ Nguyễn Trãi vẫn đươm 1 nỗi lo âu trăn trở bởi lẽ
với Ức Trai, dân là món nợ suốt đời ông chưa trả. Chỉ trong hai trường hợp, ông nói đến nhân
dân với tất cả niềm hân hoan, mãn nguyện: Khi chiến thắng giặc ngoại xâm, nhân dân được
giải phóng, khi chiến thấng đói nghèo, nhân dân no đủ. Mới hay Nguyễn Trãi vui buồn hay âu
lo thanh thản, tất cả đều xuất phát từ cuộc sống của nhân dân. Câu nói của người xưa “Tiên


thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái
vui của thiên hạ) thật hợp với cuộc đời Nguyễn Trãi. Một cuộc đời trọn tình, vẹn nghĩa với
nước với dân.
Sách một hai phen làm bầu bạn
Rượu năm ba chén đổi công danh
Ngoài chưng việc ấy còn đâu nữa
Còn một ngồi coi đời thái bình.
Sau mấy mươi năm, vị vua hiền minh Lê Thánh Tông cố sức mình cũng chỉ để thỏa lòng
mong muốn:
Nhà nam nhà bắc đều có mặt
Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.
Tư tưởng ấy của Nguyễn Trãi sôi sục trong hành động, khắc khoải trong tâm tưởng và
bỏng rát trong thi ca. Đó là mong ước của 1 con người luôn sống trọn lòng mình với dân với
nước.
* Nhân xét
Bài thơ răn mình nhưng không mang tính chất giáo huấn. Ta chỉ nhận ra hồn thi nhân tha
thiết trước cuộc sống, chỉ có những khắc khoải với dân, với nước. tấm lòng ưu dân ái quốc.
* Nghệ thuật:
• Dùng

từ: Bài thơ sử dụng nhiều từ cổ, từ láy có sức gợi tả lớn và có sức sáng tạo cao.


• Hình

ảnh thơ chọn lọc, tiêu biểu, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của nhân dân.

• Thể

thơ Đường luật nhưng có sự cách tân bằng những câu thơ thất ngôn xen lục ngôn.

• Đảo

ngữ, láy, đối tài tình, ngôn ngữ trong sáng,giản dị, tinh tế, điển cố, điển tích nhuần

nhuyễn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×