Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Công Tác Tư Tưởng Trong Xây Dựng Làng Văn Hóa Ở Thành Phố Hà Nội Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 121 trang )

MỤC LỤC
MỞ Đ À U ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN VÈ LÀNG VĂN HÓA VÀ CÔNG TÁC
T ư TƯỞNG TRONG XÂY DựNG LÀNG VAN HÓA HIỆN NAY......... 8
1.1. Làng văn hóa và tiêu chí của làng văn hóa.............................................8
1.2. Công tác tu tưởng và vai trò của công tác tư tưởng trong xây dựng làng
văn hóa hiện nay...........................................................................................21
1.3. Sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác tư tưởng đối với vấn đề xây dựng
làng văn hóa..................................................................................................44
CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG VÀ NHŨNG VẤN ĐÈ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG XÂY DựNG LÀNG VĂN HÓA Ở
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY............................................................ 51
2.1. Những yếu tố ảnh hướng đến công tác tư tưởng trong xây dựng làng
văn hóa ở thành phố Hà N ội........................................................................ 51
2.2. Thực trạng công tác tư tưởng về xây dựng làng văn hóa ở thành phố Hà
Nội hiện nay
2.3. Những vân đê đặt ra của công tác tư tưởng trong xây dựng làng văn hóa
ở thành phố Hà Nội hiện nay....................................................................... 80
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG XÂY DựNG LÀNG VĂN HÓA Ở
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY............................................................87
3.1. Phương hướng....................................................................................... 87
3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác tư tưởng trong xây dựng làng văn
hóa ở thành phố Hà Nội hiện nay................................................................90
KÉT LUẬN.................................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................112
PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT................................................................. 116


1


MỞ ĐÀU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có nền văn minh nông nghiệp từ lâu đời, qua nhiều
giai đoạn phát triển của lịch sử tới nay nước ta vẫn lấy nông nghiệp là điều
kiện để con người sống và phát triển. Hiện nay có khoảng 75% dân số nhân
dân ta sinh sống trên địa bàn nông thôn, nghề chính của họ vẫn là nông
nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp, nông
thôn trong giai đoạn hiện nay cho nên trong Đại hội Đại biểu toàn quốc, Đảng
ta đã xác định rõ muốn thực hiện tốt công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
một cách toàn diện thì trước hết ta phải quan tâm tới quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Đây là quá trình có vai trò đặc
biệt quan trọng mà công tác tu tưởng lại là lĩnh vực có khả năng tạo sự thống
nhất, nhất quán mọi mặt, cũng là tiền đề tạo nên sự thắng lợi cho sự nghiệp
mới. Đồng thời cùng việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nông thôn thì
không thể bỏ qua vấn đề phát triển văn hóa, vi văn hóa luôn gắn chặt với sự
phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa là mục tiêu, động lực để thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội tốt đẹp hơn.
Văn hóa ở nông thôn hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều các vấn đề,
trong đó phát triển nông nghiệp nông thôn không chỉ là sự cải cách, đổi mới
diện mạo, mà còn là sự thay đổi trong nội tại, sự thay đổi mang tính bản chất
chứ không đơn thuần là sự hào nhoáng. Như chúng ta biết ở các vùng nông
thôn, văn hóa chủ yếu tồn tại là văn hóa làng xã. Làng đối với người nông
dân, đại diện cho một nét văn hóa truyền thống tạo nên sự riêng biệt khó trộn
lẫn của mồi địa phương. Bên cạnh đó thì văn hóa làng cũng có những mặt trái
mà chúng ta cần có những cách thức tiến hành, có mục tiêu, nội dung, biện
pháp rõ ràng cần hạn chế như tính cục bộ, những quan niệm” phép vua thua lệ
làng”, tệ cường hào ở địa phương đang có xu hướng trỗi dậy, hay các tập tục
cưới xin, ma chay hiếu hỷ vẫn được diễn ra rườm rà, tốn kém xen lẫn cả sự



2

mê tín di đoan... Không chỉ có thê, hiện nay trong điêu kiện phát triên kinh tê
mạnh mẽ, nền kinh tế thi trường đang dần len lỏi, có nguy cơ phá hỏng những
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, phá vỡ những nét thanh
bình của những ngôi làng, phá v5 những kiến trúc cổ để xây dựng nên tòa cao
ốc có giá trị làm cho hình ảnh làng quê đang có xu hướng biến dạng dần.
Phong trào xây dựng làng văn hóa đã tiến hành được sáu năm (20102016) và trở thành một phong trào thi đua sâu rộng trong phạm vi cả nước.
Tuy vậy so với những thành quả trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng,
an ninh, đối ngoại, thành quả trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng, chưa
đủ tầm mức để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn
hóa lành mạnh.
Nghị quyết Trung ương Đảng Khóa XII nhận định: đạo đức, loi sông có
mặt xuống cấp đáng 1o ngại. Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn
nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng
sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lóp nhân dân chậm được rút ngắn.
Môi trường văn hóa còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai,
trái với thuần phong, mỹ tục. Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi,
thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời
sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ.
Công tác xây dựng làng văn hóa hiện nay được tiến hành rộng rãi trên
khắp cả nước, trong đó Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ. Hà Nội là thành
phố lớn nên việc tiến hành xây dựng làng văn hóa được quan tâm đặc biệt. Vi
như ta biết Hà Nội là nơi diễn ra quá trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nhanh chóng như những mảnh ruộng của người nông dân được thay thế
bằng những nhà máy, phân xưởng sản xuất lớn, các chính sách quy hoạch
ruộng đất, các ngôi làng bi di rời, phá di để xây dựng các công trình mới,
hàng loạt các tòa nhà cao ốc được mọc lên... quá trình đô thị hóa lớn đang
làm mất dần di những nét văn hóa làng vốn có, những ngôi làng truyền thống
cũng không còn lưu giữ tồn tại nhiều như trước. Đó là những vấn đề bất cập



3

mà công nghiệp hóa đã tạo ra cho nên Đảng và Nhà nước cùng co quan chức
năng ở Hà Nội, những năm qua cũng đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm
xây dựng làng văn hóa trong điều kiện phát triển mạnh mè của thủ đô, bước
đầu cũng đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình cả người dân đó cũng là thành
công đáng mong đợi. Tuy nhiên Hà Nội là một thủ đô mới được mở rộng, có
quá nhiều huyện, xã, làng văn hóa khác nhau cho nên trong quá trình thực
hiện cũng gặp phải những vướng mắc về lý luận và thực tiễn chưa tạo ra được
nhưng mô hình vững chắc và phù họp với từng huyện, xã...
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển mạnh mẽ đó ở
thủ đô, vẫn còn có một bộ phận nhân dân trăn trở, 1o lắng trước những vấn đề
liên quan đến vệ sinh môi trường, đến ùn tắc giao thông, đến chất lượng sống
có biểu hiện suy giảm. Muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng làng
văn hóa thành công, rất cần sự nhận thức đúng đắn và sự đồng thuận cao của
mọi tầng lớp nhân dân.
Từ những điều đó nhận thấy được tầm quan trọng của công tác tu tưởng
trong xây dựng làng văn hóa hiện nay, để làm rõ vấn đề và di sâu vào nghiên
cứu, nên em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Công tác tư tưởng trong xây
dựng làng văn hóa ở thành phố Hà Nội hiện nay”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Công tác tu tưởng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng ở
tất cả các thời kỳ cách mạng và đó cũng là vấn đề được Đảng và Bác Hồ hết
sức quan tâm:
- Hồ Chí Minh (1985):

về công tác tu tưởng, Nxb. Sự thật, Hà Nội.


- Đảng Cộng sản Việt Nam (1992): Nghị quyết của Bộ Chính trị về
công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1995): Nghị quyết của Bộ Chính trị vê một
sổ định hướng lớn trong công tác tu tưởng.
- Ban Tu tưởng - văn hóa Trung ương (2000): Một số văn kiện của


4

Đảng về công tác tư tưởng - văn hóa, Nxb. Chính tri quốc gia, tập 1 và 2
- Ban tư tưởng - văn hóa Trung ương (2000): 70 năm công tác tư tưởng
- văn hóa của Đảng, Truyền thống vẻ vang, trách nhiệm to lớn, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
- Ban tư tưởng - văn hóa Trung ương (2000): Tài liệu bồi dưỡng cán bộ
tư tưởng - văn hóa cấp huyện.
- Đào Duy Tùng (1999): Một số vấn đề công tác tư tưởng, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
- PGS.TS. Lương Khắc Hiếu (chủ biên)(2008): Nguyên lý công tác tư
tưởng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trong cuốn sách 290 trang, PGS.TS.Lương Khắc Hiếu cùng một số nhà
khoa học đã hình thành khung lý luận cơ bản của công tác tư tưởng, bao gồm
các chương: PGS.TS.Lương Khắc Hiếu viết các chương:
• Đối tượng, hệ thống khái niệm và phương pháp nghiên cứu
• Các hình thái công tác tư tưởng
• Mục đích, chức năng, nhiệm vụ của công tác tư tưởng
• Những nguyên tắc cơ bản của công tác tư tưởng
• Phương châm công tác tư tưởng
• Giáo dục thế giới quan và sự hình thành thế giới quan khoa học
(PGS.TS. Phạm Văn Chúc)
• Giáo dục tư duy, lý luận (TS. Mai Đức Ngọc)

• Giáo dục kinh tế và sự hình thành văn hóa kinh tế (TS. Đoàn Phúc
Thanh)
• Giáo dục đạo đức và sự hình thành văn hóa đạo đức (PGS.TS. Phạm
Huy Kỳ)
• Đấu tranh tư tưởng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (PGS.TS. Phạm
Huy Kỳ)


5

- PGS.TS. Phạm Quang Nghị (chủ biên)(1996): Một sô vân đê lý luận
và nghiên vụ công tác tư tưởng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm
được hoàn thành với sự công tác của nhà báo Hữu Thọ, PGS.TS. Hà Học Hợi,
PGS .TS. Nguyễn Nghĩa Trọng, PGS.TS. Hồ Văn Chiểu...
Nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố, với nhiều cách tiếp cận
khác nhau về “văn hóa và xây dựng làng văn hóa ” như của GS.TS Nguyễn Duy
Quý, PGS.TS Thành Duy và GS.TS Vũ Ngọc Khánh; “ Văn hóa làng và sự phát
triển” của GS.TS Nguyễn Duy Quý; “Bản sac vần hóa trong xây dựng nông
thôn đồng bằng Bac Bộ “ của TS Lê Quý Đức; “ Làng xã Việt Nam - một so van
đề kinh te - xã hội” của GS. Phan Đại Doãn; “ Sự biến đổi của làng xã Việt Nam
ngày này” của Tô Duy Họp”; “ Văn hỏa Làng ở Việt Nam” của GS.TS Vũ Ngọc
Khánh; “Làng văn hóa cổ truyền Việt Nam” của GS. Vũ Ngọc Khánh; “Làng
Việt Nam đa nguyên và chặt” của GS. TS Nguyễn Quang Ngọc - Viện trưởng
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển; “Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện
nay” của tập thể tác giả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; “Nep cũ Làng xóm Việt Nam” của Toan Ánh. Ở những công trình trên, các tác giả đã bàn
về văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất ở làng xã. Nhiều tác giả đề cập đến hội
làng, nếp sống, phong tục, tôn giáo, sân khấu dân gian, văn hóa nghệ thuật dân
gian... Một số chuyên luận nhưng không những có ý kiến nhận xét về di sản của
làng xã, về các mặt kinh tế - xã hội, văn hóa mà còn nêu lên những điểm tích cực
và cả những tiêu cực của làng xã trong quá trình dựng nước và giữ nước. Hay

cuốn sách “ Xây dựng mô hình làng văn hóa hiện nay” của PGS.TS. Phạm Ngọc
Trung, cuốn sách tập trung nghiên cúư những vấn đề lý luận về xây dựng mô
hình làng văn hóa, đồng thời nêu lên thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình
làng văn hóa ở nước ta hiện nay. Cuốn sách mang một thông điệp thôi thúc mọi
người cùng chung tay góp sức giữ gìn, bảo tồn, trao truyền và phát huy các giá
trị văn hóa cho thế hệ hôm nay, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc
Việt Nam.


6

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục dich nghiên cứu
Tìm hiểu vai trò của công tác tư tưởng trong xây dựng làng văn hóa
trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cim
- Hệ thống hóa các khái niệm, tiêu chí về công tác tư tưởng và công tác
tư tưởng trong xây dựng làng văn hóa hiện nay.
- Nghiên cứu thực trạng công tác tư tưởng trong xây dựng làng văn hóa
ở thành phố Hà Nội hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường công tác tư tưởng trong
xây dựng làng văn hóa ở thành phố Hà Nội hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cun của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác tư tưởng trong xây dựng làng
văn hóa ở thành phố Hà Nội hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là xây dựng làng văn hóa ở thành phố
Hà Nội hiện nay, thông qua việc khảo sát một số huyện ở Thành phố Hà Nội.
Thời gian khảo sát: 2010 - đến nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cửu
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận là những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác Lenin, tu’tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước về văn hóa
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp luận của Chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó vận dụng thêm các
phương pháp nghiên cứu khoa học là phương pháp điều tra, phương pháp diễn


7
r

r

r

giai và quy nạp, phương pháp so sánh, đôi chiêu... trên cơ sở ket họp chặt chẽ
1^

lý luận và thực tiên khách quan.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa, góp phần làm rõ một số khái niệm về làng văn hóa,
công tác tư tưởng trong xây dựng làng văn hóa.
- Nhận thức về thực trạng công tác tư tưởng trong xây dựng làng văn
hóa ở Hà Nội hiện nay.
- Đưa ra một số đề xuất, phương hướng, giải pháp tăng cường công tác
tư tưởng trong xây dựng làng văn hóa ở Hà Nội hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thế được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập

và nghiên cứu về công tác tư tưởng trong xây dựng làng văn hóa của sinh viên
và học viên cao học.
7.1. Ỷ nghĩa lý luận
Góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng và yêu cầu của công tác tư tưởng
trong xây dựng làng văn hóa ở thành phố Hà Nội hiện nay.
7.2. Ỷ nghĩa thụv tien
Ket quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác
tư tưởng trong xây dựng làng văn hóa ở thành phố Hà Nội hiện nay. Đồng thời, nó
cũng góp phần nhất định vào việc nâng cao nhận thức về vai trò của công tác tư
tưởng trong xây dựng làng văn hóa ở thành phố Hà Nội hiện nay.
Ket quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học để vận dụng trong thực
tiễn nhằm tăng cường công tác tư tưởng trong tiến hành xây dựng làng văn
hóa ở thành phố Hà Nội hiện nay.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn
gồm có 03 chương, 08 tiết.


8

CHƯƠNG 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN VÈ LÀNG VĂN HÓA VÀ CÔNG TÁC T ư TƯỞNG
TRONG XÂY DựNG LÀNG VĂN HÓA HIỆN NAY
1.1. Làng văn hóa và tiêu chí của làng văn hóa
1.1.1. Một số khái niệm chung
Khái niệm văn hóa, theo nhà Ngôn ngữ học người Đức W.Vun dơ(W.WUndt) bắt nguồn từ một động từ tiếng La tinh ”colere” và sau chuyển
thành “cuntura” với nghĩa là cày cấy, vun trồng. Trong sự vận động của ngôn
ngữ, “cuntura” được chuyển nghĩa từ trồng trọt cây cối sang hàm nghĩa trồng trọt
tinh thần, trí tuệ, hàm chứa nội dung sâu sắc hơn so với nghĩa ban đầu của nó.
Quan niệm về văn hóa được E.B.Tylor đề cập trong công trình” Văn

hóa nguyên thủy"(1871) trở thành định nghĩa đầu tiên về đối tượng nghiên
cứu của văn hóa học. Theo ông, văn hóa hay văn minh nói chung bao gồm tri
thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực
và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tu cách là một thành viên
của xã hội” [55, tr. 18]
Trong thế kỷ

xx, những nhà nghiên cứu về văn hóa trên thế giới đã

tiếp tục đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau. Theo khảo sát của PGS. Phan Ngọc, cho đến nay đã có trên
400 định nghĩa về văn hóa. Điều này cho thấy “mảnh đất” văn hóa để cày xới,
thâm nhập, tiếp cận rất rộng, da dạng và phong phú. Đặc biệt trong bản tuyên
ngôn chung tại Hội nghị quốc tế ở Mehico do UNESCO chủ trì họp từ ngày
26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 1982, người ta chấp nhận một quan điểm
về văn hóa như sau:
Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về
tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội
hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn


9

chương, những lôi sông những quyên cơ bản của con người, những hệ thông
các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng [45, tr. 5-6].
Tổng giám đốc UNESCO F. May-Ơ (Federio Mayor Zaagora) cũng có
quan niệm: Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá
khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành
nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác
định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.

Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về văn hóa:
Vi lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương tiện sử dụng - toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa [28, tr. 28-291Điểm thống nhất của những quan điểm trên là đều xem lao động sáng
tạo là cội nguồn của văn hóa và chính văn hóa đã đem lại cho con người khả
năng suy xét về bản thân làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt
mang tính nhân bản sâu sắc, có lý trí, có óc phê phán và dấn thân một cách có
lý trí và tình cảm trong khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ. Cũng chính
nhờ văn hóa mà con người thế hiện được phẩm chất, tự ý thức được bản thân,
tự biết mình chưa hoàn thành, đặt ra để xem xét những thành tựu của bản
thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những
công trình vượt trội lên của bản thân. Xác định lao động sáng tạo là cội
nguồn, khởi điểm của văn hóa hướng về các giá trị nhân bản nhằm hoàn thiện
con người, nhà nghiên cứu Hoàng Vinh đã có quan niệm: “ Văn hóa là toàn
bộ sáng tạo của con người, tich lũy lại trong quá trình hoạt động thực tiền xã
hội, được đúc kết thành hệ giá tri và chuẩn mực xã hội, biểu hiện thông qua
vốn di sản văn hóa và hệ ứng xử văn hóa của cộng đồng người

Hệ giá trị xã

hội là một thành tố cốt lõi làm nên bản sắc riêng của một cộng đồng xã hội,


10

nó có khả năng chi phối đời sống tâm lý và mồi hoạt động của những con
người sống trong cộng đồng xã hội ấy”[48, tr. 43-44]
Trong nhận thức của thời đại, văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng: Văn

hóa là hoạt động tinh thần sáng tạo, gắn với đạo đức, lương tâm và tinh thần
trách nhiệm[55, tr. 8].
1.1.Ll.Khái niệm Làng
Trong đời sống xã hội Việt Nam cổ truyền, làng xã có vi trí, vai trò hết
sức đặc biệt: Làng là đơn vi cơ bản hình thành nên quốc gia dân tộc. Nước là
tổng số, là kết quả của sự liên kết các làng xã. Làng có vai trò gắn kết cá nhân
- gia đình - làng xã - Tổ quốc là nhân tố giữ vai trò quyết định trong quá
trình dựng nước và giữ nước của dân tộc “ Còn làng thì còn nước

59

Làng” là danh từ (theo tiếng Nôm), dùng để chỉ đơn vi tụ cu nhỏ nhất
nhưng chặt chẽ và hoàn thiện nhất của người Việt. Trong buổi đầu được gọi là
các Kẻ, Chạ, Chiềng của người Việt cổ, về sau được gọi là Làng, còn ở khu
vực miền núi được gọi là Bản, Mường, Buôn, Plei, Plum, Đê,...
Làng là một đơn vi cư trú và một hình thức tô chức xã hội quan trọng
của nông thôn ở Việt Nam
Theo Bùi Xuân Đính, “làng là đơn vi tụ cư truyền thống của người nông
dân Việt, có địa vực riêng, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, các tục lệ (về cưới, tang
ma, khao vọng) thờ cúng riêng, tâm lý tính cách riêng và cả “thổ ngữ” (tiếng
làng) riêng, hoàn chỉnh và tương đối on định trong quá trình lịch sử”.
Theo Giáo sư Phan Đại Doãn làng Việt Nam là một vấn đề lý thú và
phức tạp, cần phải nhìn một cách hệ thống trong tổng thể các quan hệ kinh tế,
xã hội, từ cái kinh tế và phi kinh tế, cái quyền lực và siêu quyền lực, cái tâm
linh và cái mê tín di đoan... cứ đan chéo vào nhau và chuyển hóa lẫn nhau.
Làng von là cơ sở của các xã hội tiền tư sản chủ nghĩa, phong kiến, tất nhiên
phải đổi mới, phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những đồng thời phải giữ
được bản sắc và truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc. Hiện đại hóa,



ll

đô thị hóa là quy luật tất yếu để phát triển, làng quê sẽ bi thu hẹp lại, nhưng
chính nó sẽ là điểm xuất phát của đô thị hóa. Muốn thế phải hiểu cụ thể bản
chất của làng Việt.
Theo nhà nghiên cún Hà Văn Tấn: Làng là một đơn vi cộng

CU'

có một

vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông
nghiệp tiểu nông, tự cung tự cấp, mặt khác là mẫu hình xã hội phù họp, là cơ
chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình tông tộc - gia trưởng, đảm
bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy. Làng được hình
thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cội nguồn và cùng chồ.
Một mặt, làng có sức sống mãnh liệt, mặt khác, xét về cấu trúc, làng là một
cấu trúc động không có bất biến, sự biến đổi của làng là do sự biến đổi chung
của đất nước qua tác động của những mối liên hệ làng và siêu làng.
Den trước năm 1945, dưới làng có phe, trên làng có tổng. Làng có hai
bộ máy điều hành: Bộ máy hành chính gồm lý dịch, bộ máy tự quản gồm tiên
chỉ, thứ chỉ, kỳ mục. Bên cạnh việc thi hành luật pháp của nhà nước, mỗi làng
đều có lệ làng, có hương ước và khoán ước. Mỗi làng có đình thờ thành hoàng
làng, thường là người có công hoặc các vi tổ sư của ngành nghề thủ công.
Làng có văn hóa xóm làng, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn bản sắc
văn hóa dân tộc. Có nhiều loại hình làng: làng thuần nông, làng thủ công, làng
buôn, làng chài.
Ngoài ra, theo nghĩa rộng, làng còn được dùng cho các tập thể hay cộng
đồng như trong các thành ngữ làng văn, làng thơ, làng chơi,...
Từ đó rút ra có thể hiểu: Làng là một tổ chức xã hội, một không gian sinh

sống của một cộng đồng dân cư làm nông nghiệp có sở hữu chung về ruộng đất,
sông hồ, đồng cỏ, có cùng truyền thong văn hóa, cỏ sự gắn bó khăng khít vói
nhau về mọi mặt dù có cùng huyết thống hay không cùng huyet thong.


12

1.1.1.2. Khái niệm Làng văn hóa
Làng văn hóa là sự phát huy và phát triển những giá trị của văn hóa
làng trong thời đại mới, văn hóa làng chính là nền tảng để chúng ta xây dựng
làng văn hóa một cách vững chắc trong bối cảnh hiện nay. Thực tế đã chứng
minh, trong quá khứ lịch sử, hiện tại cũng như tương lai, làng luôn giữ vi trí
hết sức quan trong trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, là nơi lưu giữ
trường tồn những giá trị vật chất, tinh thần và bản sắc văn hóa dân tộc. Việc
xây dựng làng văn hóa là nhằm phát huy cao độ những giá trị vốn có của văn
hóa làng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được ước mơ, nguyện vọng
chính đáng của mọi người dân. Đây là cơ sở để hạn chế và đẩy lùi những yếu
kém đang tồn tại trong môi trường xã hội nói chung và môi trường văn hóa ở
làng quê nói riêng. Xây dựng làng văn hóa là một công việc da dạng và phức tạp
do đó việc tổ chức thực hiện không thể có một mo hình chung, mà phải phụ
thuộc vào hoàn cảnh thực tế của từng vùng, miền. Điều đặc biệt quan trọng là
chúng ta phải huy động sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân, cùng vói
những định hướng và những kinh nghiệm đã và đang có ở một số địa phương để
tiến hành xác lập cơ chế tổ chức thực hiện. Làng văn hóa sẽ trở thành một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển ở nông thôn Việt Nam vi mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc lựa chọn
để xây dựng đời sống văn hóa cơ sở khu vực nông thôn là mô hình thích họp và
đúng đắn trong thời kỳ mới. Làng văn hóa là sức sống mói của nông thôn Việt
Nam trên chặng đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Làng thôn, ấp, bản,
buôn, phum, sóc... là cộng đồng dân cư nông thôn có chung lãnh thổ, tín

ngưỡng, tôn giáo, tập quán, cảnh quan, là đơn vi cấu thành địa bàn hành chính
của chính quyền cấp xã [24, tr. 37]. Có thể nhất trí với quan niệm của nhà nghiên
cún Hoàng Anh Nhân khi ông cho rằng:
“ Làng vãn hóa được hiểu như là một mô hình mang tính chủ quan, gan
bó với tính chủ quan của con người mà nội dung của nó bao hàm sự toàn vẹn


13

về mọi mặt trên cơ sở những đặc điểm tích cực nhat. về mặt lý thuyết, nếu
như vần hỏa làng còn có thể tồn tại những mặt hạn chế thì làng van hóa phải
được hiểu hoàn toàn ngược lại” [34, tr. 44].
1.1.2. Tiêu chí Làng Vãn hóa
Tieu chí đê công nhận danh hiệu “ Làng Văn hóa ” bao gồm:
* Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triền.
- Có từ 85% hộ trở lên có đời sống kinh tế ổn định; nhiều hộ sản xuất,
kinh doanh giỏi; dưới 5% hộ nghèo, không có hộ đói;
- Có từ 80% hộ trở lên có nhà xây mái bằng hoặc lợp ngói, xóa nhà
tranh tre, dột nát;
- Trên 85% đường làng, ngõ xóm được đổ bê tông, lát gạch hoặc làm
bằng vật liệu cứng;
- Trên 90% số hộ được sử dụng điện;
* DM sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú
- Có các thiết chế văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao, giáo dục, y
tế phù hợp hoạt động thường xuyên;
- Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và
sinh hoạt cộng đồng;
- Không có người mắc tệ nạn xã hội, tàng trữ và sử dụng văn hóa
phẩm thuộc loại cấm lưu hành;
- Có từ 75% trở lên số hộ được công nhận danh hiệu” Gia đình Văn

hóa”; “ khu dân cư hoặc trên 70% số khu dân cư được công nhận danh hiệu”
Khu dân cư tiên tiến” 3 năm liên tục;
- 100% trẻ em trong độ tuổi di học được đến trường, đạt chuẩn phổ
cập giáo dục tiểu học trở lên; không có người mù chữ;
- Không có dịch bệnh, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông
người; giảm hàng năm 1,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, trên


86

làm được thì vẫn còn chứa đựng nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục như:
công tác tổ chức nghiên cứu, quán triệt các Nghị quyết của Đảng về phong
trào xây dựng làng văn hóa chưa sâu, chưa phù hợp với các đối tượng; công
tác tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước trong phong trào xây dựng làng văn hóa còn hạn chế, nội
dung tuyên truyền chưa sát thực tế, chưa phù họp với đặc điểm tâm lý của
từng đối tượng; công tác tuyên truyền về xây dựng làng văn hóa nhiều nơi còn
mang tính hình thức; đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền viên ở cơ sở hoạt
động chưa thực sự có hiệu quả...
Như vậy ta thấy toàn bộ chương 2 giúp chúng ta có thể hiểu được
những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác tư tưởng trong xây dựng làng
văn hóa ở thành phố Hà Nội thông qua việc nghiên cứu, khái quát sơ qua về
điều kiện tự nhiên - xã hội như địa lý, dân cư, về nông lâm ngư nghiệp, về
giáo dục - đào tạo, về văn hóa - thông tin... Sau khi nắm được điều đó ta có
thể hiểu rõ hơn được quá trình công tác tư tưởng thực hiện xây dựng làng văn
hóa đạt được những thành tựu và hạn chế ra sao để từ đó đặt ra những vấn đề
giải quyết trong những năm tiếp theo.


15


1.1.2.1.

Thực hiện chuyển đổi cơ cau kinh te, sản xuất kinh doanh phát

triển, đời sống nông dân ngày càng được nâng cao.
Đây là nhân tố hàng đầu để huy động rộng rãi nhân dân tham gia cuộc
vận động xây dựng làng văn hóa. Căn cứ vào điều kiện cụ thể và thể mạnh
của từng nơi, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần xác định cơ cấu kinh tế của
địa phương mình cho phù họp. Trên cơ sở cơ cấu kinh tế đã được xác định,
từng địa phương tiến hành chỉ đạo các ngành, các cấp khai thác triệt để các
nguồn lực, quyết định cơ cấu vốn đầu tu và động viên nhân dân ra sức phát
triển sản xuất kinh doanh theo hướng từng bước tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý,
tạo ra nguồn lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
Trong những năm qua, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa
bàn nông thôn, các cấp lãnh đạo đã và đang hỗ trợ người lao động đẩy mạnh
thâm canh tăng vụ, tích cực sử dụng các loại giống mới, nâng cao năng suất cây
trồng, vật nuôi. Mặt khác, chú ý sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích và
hỗ trợ khôi phục các làng nghề truyền thong, thúc đẩy mở rộng các ngành dịch
vụ thương mại, dịch vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nhờ vậy, kinh tế ở nhiều
làng có những chuyển biến rõ rệt, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
Phong trào đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở các làng xã
nước ta đang được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng. Theo đó việc
vận động xây dựng làng văn hóa đã huy động được cả nhân lực, tài lực của các
cá nhân và cộng động cho hoạt động của phong trào.
L 1.2.2. Xây dựng hương ước, quy ước vãn hóa của làng vãn hóa
Cách đây hơn 50 năm, vào năm 1958 , Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tiếp
đoàn cán bộ tỉnh Thái Bình tại Phủ Chủ tịch đã phê bình các cán bộ địa
phương đã quá tả, xóa bỏ quỳ nghĩa tình thương và hương ước. Người khẳng
định: Hương ước là những khoản ước trong làng, người ta quy dinh với nhau

không được để trâu bò phá lúa, gà qué ăn mạ... đó là những phong tục hay của
nông thôn nước ta trước đây. Từ sau Cách mạng tháng Tám, các chú đem xóa


16

bỏ cả thê là không đúng. Cách mạng chỉ xóa cái xâu, cái dở còn giữ cái tôt,
cái hay.
Ngày nay, mặc dù bên cạnh xây dựng luật pháp thống nhất với khẩu
hiệu” sống và làm việc theo pháp luật”, Đảng và Nhà nước ta vẫn khuyến
khích các làng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước văn hóa để phát
huy tinh thần tự quản của nhân dân ở cơ sở. Thực tiễn đang đặt ra cho chúng
ta nhiệm vụ phải tìm lại hương ước từ góc độ văn hóa để nó phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung và
xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn nói riêng.
1.1.2.3. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với sự đổi mới về chính tri
đang diễn ra ở các cộng đồng làng xã hiện nay. Có thể nói, việc thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở là sự quyết tâm chiến lược của Đảng, có ảnh hưởng lớn
đến đời sống nông thôn hiện nay. Chủ trương trên đã đem lại cho người dân
quyền bàn bạc, quyết định và giám sát tất cả những gi liên quan đến cuộc
sống hàng ngày của họ. Thực tế, thông qua thực hiện quy chế dân chủ, nông
dân được thức tỉnh mạnh mẽ về quyền và nghĩa vụ của mình trong cộng đồng
làng xã cũng như trong toàn xã hội. Có từ 80% đến 90% nông dân trong mọi
miền đất nước tham gia học tap và triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở, nhờ đó
người nông dân phát huy quyền làm chủ và sáng tạo trong việc xây dựng cộng
đồng làng xã và đất nước. Từng cộng đồng làng xã đã tự bàn bạc và quyết
định đóng góp vốn, góp công sức xây dựng mới như điện, đường, trường,
trạm, nhà ở, kênh mương, tạo ra đà phát triển mới ở nông thôn. Mọi tiềm năng
trong cộng đồng đều được chú ý, khai thác hoặc sẽ khai thác trong thòi gian

không xa. Mọi sự huy động xã hội để tạo sức mạnh chung cho nông dân thật
sự đang diễn ra có hiệu quả và triển vọng đáng khích lệ.
Xây dựng làng văn hóa là một công việc khó khăn và nhiều thách thức.
Việc tổ chức thực hiện không thế có một mô hình chung, lý tưởng mà phải


17

phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tê của từng vùng, tỉnh, miên. Điêu đặc biệt là
chúng ta phải huy động được sức mạnh của đông đảo nông dân, cùng với
những định hướng và những kinh nghiệm đã và đang có ở một số địa phưcmg
để tiến hành xác lập cơ chế tổ chức thực hiện. Làng văn hóa sẽ trở thành một
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phải triển nông thôn ở Việt Nam
vi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc
lựa chọn làng là đơn vi cơ sở để xây dựng đời sống văn hóa ở khu vực nông
thôn là mô hình thích hợp và đúng đắn trong thời kỳ mới. Làng văn hóa là sức
sống mới của nông thôn Việt Nam trên chặng đường công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Xây dựng làng văn hóa phải gắn liền với xây dựng thiết chế văn hóa,
xây dựng gia đình văn hỏa, thực hiện quy chế dân chủ... trên cơ sở kế thừa và
phát huy các giá trị tích cực của văn hóa làng truyền thống, nhằm thực sự phát
huy vai trò của văn hóa trong quá trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
ở nông thôn.
1.1.3. Vai trò của Làng Văn hóa
1.1.3.1. Đối với kinh tế
Thứ nhất Văn hóa là mục tiêu của kinh tế, vi phát triển kinh tế để phát
triển con người. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu xây dựng
một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, con người
được hạnh phúc và phát triển toàn diện. Vi vậy, văn hóa đóng vai trò là mục
tiêu trước mắt và lâu dài của sự phát triển kinh tế.
Văn hóa ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế trước hết vi nó là nền tảng

tinh thần, động lực và thông qua mục tiêu nó cứu cánh cho tất cả chiến lược,
kế hoạch phát triển kinh tế: Mọi kế hoạch phát triển kinh tế đều phải hướng
đến mục tiêu cao nhất là đảm bảo yêu cầu cơ bản nhất là bảo vệ con người,
phục vụ con người, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Bất cứ chính
sách, biện pháp kinh tế nào về sản xuất, lưu thông hay phân phối, về giá,


18

lương, sản phẩm hàng hóa đều phải thực hiện mục tiêu cao nhất đáp ứng yêu
cầu cơ bản đó, vi chính lợi ích của con người.
De kinh tế bền vững phải có một mô hình tăng trưởng xuất phát từ văn
hóa và bằng tố chất văn hóa, đó là nguồn nhân lực chất lượng cao. Bằng
nguồn tài nguyên quý nhất, vốn quý nhất là con người, chúng ta có thể làm
chủ được khoa học và công nghệ, tạo ra sức mạnh tác động vào hoạt động
kinh tế theo chiều thúc đẩy.
Thứ hai : Văn hóa phát triển tương xứng là co sở cho phát triển kinh tế
một cách toàn diện. Văn hóa và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ da chiều.
Mỗi chiều cạnh của quan hệ này có thể phát huy khả năng của mình, nhưng
các chiều cạnh đó lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng lúc phát huy
nhiều năng lực khác nhau. Với luận điểm này, văn hóa thể hiện trước hết
thông qua chức năng xây dựng con người, bồi dưỡng nguồn lực con người về
trí tuệ và tâm hồn, năng lực, sự thành thạo, tài năng, đạo đức, nhân cách, lối
sống của cá nhân và cộng đồng. Chính vi thế mà văn hóa sẽ là điều kiện
không thể thiếu để thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định. Thiếu một nền tảng
tinh thần tiến bộ, lành mạnh sẽ không có sự phát triển kinh tế bền vững.
1.1.3.2 Đổi với sự phat triển xã hội
Thứ nhất: Hệ giá trị văn hóa điều tiết, cải biến sự phát triển của xã hội.
Điều tiết xã hội: Với hệ giá trị tốt đẹp chân - thiện - mỳ của mình, văn
hóa luôn làm tròn trách nhiệm của mình đối với việc điều tiết sự vận hành của









xã hội.
Cải biến xã hội: ứng với nó là văn hóa chính trị, văn hóa pháp quyền,
văn hóa quản lý xã hội, văn hóa dân chủ, văn hóa công dân, văn hóa giao tiếp,
văn hóa ứng xử, văn hóa đối thoại, văn hóa lối sống và nếp sống, văn hóa giáo
dục, văn hóa môi trường...Văn hóa góp phần giữ ổn định xã hội trong giai
đoạn phát triển bền vững hiện nay.


19

Điều quan trọng nhất khi nói văn hóa là nền tảng tinh thần bởi văn hóa
có chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội, chi phối
các hành vi của mỗi nguời và toàn xã hội. Với tính lich sử, các giá tri, chuẩn
mực đó được truyền bá, lưu giữ, chắt lọc và phát triển trong tiến trình lịch sử
của dân tộc, trở thành hệ thống các giá trị đặc trưng cho một dân tộc, bao gồm
chính trị, đạo đức, luật pháp, khoa học, văn học, nghệ thuật, các thể chế, thiết
chế văn hóa, tập quán, lối sổng, tạo nên cái cốt, cái hồn, bản sắc văn hóa của
mỗi dân tộc. Chẳng hạn, khi nói bản sắc văn hóa của con người Việt Nam,
chúng ta đặt lên hàng đầu lòng yêu nước với những khia cạnh như yêu quê
hương, xứ sở; lấy dân làm gốc; trân trọng lịch sử, văn hóa dân tộc; bảo vệ chủ
quyền, lãnh thổ; chiến đấu vi độc lập, tự do. Những giá trị đó là truyền thống
văn hóa tốt đẹp được truyền bá, kế thừa và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ

khác trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
Thứ hai: Văn hóa là nguồn lực mạnh mẽ cho sự phát triển xã hội.
Chìa khóa của sự phát triển, cũng như phát triển bền vững bao gồm
những nhân tố như: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn
khoa học công nghệ, nguồn lực con người, trong đó nguồn lực con người
đóng vai trò chủ chốt. Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt
Nam đã nêu lên 8 nguyên tắc chính cần thực hiện trong quá trình phát triển,
thì nguyên tắc đầu tiên được nêu ra đầu tiên là con người, nguồn lực con
người có vai trò quyết định, đây là chìa khoá của mọi chìa khoá. Con người là
trung tâm của phát triển bền vững. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu
lớp nhân dân, xây dựng
manh
quán trong mọi giai đoạn phát triển.
Vi vậy có thể nhận thấy việc xây dựng con người mới, có đủ phẩm
chất, năng lực đạo đức, vừa hồng vừa chuyên là rất cần thiết trong quá trình
phát triển bền vững.


20

Thứ ba-. Hệ gi á trị văn hóa tác động mạnh đến quá trình phát triển xã
hội trong giai đoạn phát triển bền vững. Đó là Sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh; tinh thần nhân văn nhân đạo để xây dựng một xã hội toàn diện hơn.
1.1.3.3 Đối với bảo vệ môi trường
Thứ nhat: Văn hóa xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự
nhiên là vấn đề chính cần quan tâm để đảm bảo tốt nhất môi trường sống của
con ngươi
Văn hóa Việt Nam gắn với văn minh nông nghiệp, từ trước đến nay,
người Việt Nam đã có mối liên hệ đặc biệt, phụ thuộc vào tự nhiên. Vi vậy,

con người có mối quan hệ gắn bó vô cùng mật thiết với tự nhiên. Tự nhiên
chính là môi trường sống của con người. Môi trường sống không chỉ cung cấp
những điều kiện cơ bản cho con người sinh hoạt như: ăn, mặc, ở... Như vậy,
có thể nhìn nhận thấy tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với con
người. Trong quá trình phát triển bền vững, vô tình sự phát triển kinh tế - xã
hội đã làm tổn hại đến môi trường tự nhiên. Điều này sẽ de dọa đến sự sống
của con người. Con người luôn nhận thức rõ mối quan hệ hài hòa của mình
với tự nhiên, cần phải giữ gìn và bảo vệ tài nguyên là vấn đề cấp bách để có
thể phát triển bền vững.
Thứ hai'. Xây dựng con người tự ý thức, tự giác đối với việc bảo vệ môi
trường là vai trò quan trọng của văn hóa.
Ở Việt Nam, vấn đề môi trường và ảnh hưởng của nó đến phát triển con
người đang trở thành thách thức. Ô nhiễm trên quy mô rộng, suy thoái cục bộ,
có dấu hiệu khủng hoảng môi trường do quá trình phát triển ưu tiên cho tăng
trưởng kinh tế, coi nhẹ bảo vệ môi trường đang trở thành những rào cản lớn
đối với sự phát triển của chính con người Việt Nam - được hiểu như quá trình
không ngừng mở rộng cơ hội và nâng cao năng lực lựa chọn cho con người.
Thứ nhất, sức khỏe, tính mạng người dân bi de dọa trực tiếp do tình trạng


21

nhiễm khuẩn không khí, đất, nước, thực phẩm, bùng phát dịch bệnh. Thứ hai,
suy thoái môi trường làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên tái sinh nuôi sống con
người như biển, sông, hồ, đất màu, rừng, v.v. Thứ ba, bất bình đẳng xã hội gia
tăng do những doanh nghiệp gây ô nhiễm tạo ra chi phí kéo theo về bệnh tật,
giảm thu nhập lên những người khác, đặc biệt là nhóm yếu thế như người
nghèo, dân cư các vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số... Thứ tư, khủng
hoảng môi trường, thiên tai bùng phát, biến đổi khí hậu de dọa an ninh, tính
mạng và tài sản của con người. Chính vi vậy xây dựng ý thức tự giác của con

người đối với việc bảo vệ môi trường chiếm vi trí quan trọng hàng đầu đến sự
sống còn của con người. Văn hóa xây dựng ý thức tự giác của con người, trước
hết bởi chức năng nhận thức của nó. Con người là trung tâm của văn hóa, tất cả
hành vi, hoạt động của con người đều hên quan đến văn hóa. Văn hóa tạo dựng
cho con người cách ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy,
cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong
xã hội và của mỗi người dân. Đẩy mạnh tuyên tmyền, giáo dục pháp luật, nâng
cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm,
hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường.
1.2.

Công tác tư tương và vai trò của công tác tư tưởng trong xây

dựng làng văn hóa hiện nay
1.2.1. Khai niệm công tác tư tưởng
Trong lịch sử, các hoạt động tư tưởng do giai cấp thống trị thực hiện
thường chi phối các lĩnh vực hoạt động khác của đời sống xã hội nhằm tác
động vào ý thức xã hội, từ giáo dục quốc dân đến định hướng các giá trị,
chuẩn mực đạo đức, từ sáng tạo tri thức đến hình thành các quan điểm triết
học, tôn giáo...các lĩnh vực này thuộc đời sống tinh thần xã hội. Mọi chính
đảng, mọi nhà nước đều phải tiến hành công tác tư tưởng, coi đó là hoạt động
quan trọng của mình. Do đó, họ sử dụng mọi thành quả trí tuệ, văn hóa và
công nghệ tiên tiến phục vụ công tác này.


22

Có nhiều cách tiếp cận để đi đến khái niệm công tác tư tưởng:
- Cách tiếp cận theo quá trình, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng của
giai cấp trong lịch sử. Theo cách này, công tác tư tưởng được hiểu với nghĩa

rộng” Đó là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chỉnh đảng nhằm
hình thành, phat triển hệ tư tưởng, truyền bá hệ tư tưởng vào ỷ thức quần
chủng, thuc đẩy họ đi tới hành động” [20, tr. 11-12]
- Cách tiếp cận theo quá trình hình thành, phát triển và truyền bá hệ tư
tưởng của giai cấp vô sản:
Công tác tư tưởng là hoạt động đa dạng và quan trọng vào bậc nhất của
Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng, xác lập, phát
triển hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, hình thành niềm tin, định hướng giá trị
đúng đắn, góp phần xây dựng thế giới quan khoa học cho con người hành
động tích cực và sáng tạo để thực hiện thắng lợi lý tưởng và mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội [31, tr. 23]
- Gắn liền với công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam có một
số cách trình bày khái niệm như sau:
Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của giai cấp công nhân thông qua Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị nhằm bảo vệ phát triển và
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa, hình thành
niềm tin khoa học, thúc đẩy quần chúng tham gia vào sự nghiệp đổi mới đưa
đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội [20, tr. 12]
“Công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam chúng ta nhằm xây
dựng cho con người có tư tưởng đúng để hành động đúng” [37, tr. 5-6]
Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong toàn
bộ hoạt động cách mạng của Đảng... Nó có nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa Mác
- Lenin, đường lối chính sách của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng,
nhằm nâng cao tính tự giác, chủ động, sáng tạo của họ trong việc thực hiện


23

những nhiệm vụ chính trị cụ thể do Đảng đề ra. Góp phần vào việc hình thành
đường lối, chính sách của Đảng. Góp phần quan trọng vào việc xây dựng con

người mới xã hội chủ nghĩa, vào việc hình thành thượng tầng kiến trúc mới về
mặt hình thái ý thức [46, tr. 5-6]
Ke thừa và kết hợp các khái niệm nêu trên, có thể đưa ra khái niệm
công tác tư tưởng như sau:
Công tác tư tưởng của Đảng ta hiện nay là hoạt động tư tưởng có mục
đích của giai cấp công nhân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Công tác tư tưởng
bao gồm ba nội dung :
Thứ nhất là công tác lý luận. Đảng ta luôn quan tâm đến phát triển lý
luận, bởi vi dưới ánh sáng lý luận khoa học, chúng ta mới có thể đánh giá
đúng tình hình nhìn nhận ra mặt mạnh, mặt yếu, từ đó có thể hoạch định đúng
đường lối, chính sách. Công tác lý luận cũng giúp chúng ta xây dựng được hệ
thống chính trị hợp lý, chặt chẽ, đồng thời công tác lý luận cũng giúp chúng ta
đấu tranh hiệu quả với các quan điểm lạc hậu, sai trái.
Thứ hai là công tác tuyên truyền, giáo dục. Đây là nhiệm vụ quan trọng
của công tác tư tưởng, chúng ta cần phải tin tưởng và tuyên truyền lý luận
Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng về các
nhiệm vụ và các lĩnh vực trong từng giai đoạn lịch sử. Hình thức tuyên truyền
da dạng, phong phú: Mở trường đào tạo hoặc thông qua các phuong tiện Báo
chí, truyền thông, hoặc các hình thức văn hóa, văn nghệ. Báo chí, sách vở và
mạng xã hội cũng là những kênh tuyên truyền hiệu quả.
Thứ ba là công tác cổ động. Các hình thức mít tinh, vẽ tranh co động
hoặc kẻ khẩu hiệu, treo băng rôn, biểu ngữ... có tác dụng định hướng cho
người dân trong suy nghĩ và hành động.


87

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
T ư TƯỞNG TRONG XÂY DƯNG LÀNG VĂN HÓA

Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
3.1. Phương hướng
Công tác tư tưởng trong thời gian tới là phải nắm bắt và phát huy những
thuận lợi, vượt qua khó khăn thách thức, góp phần quan trọng giữ vững môi
trường chính trị, xã hội ổn đinh, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng
và sự đồng thuận trong xã hội; quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại
hội lần thứ X của Đảng. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lenin, tu tưởng Hồ CHÍ
Minh, mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định sự
lãnh đạo của Đàng và đường lối đổi mới. Chống suy thoái về tu tưởng, chính
trị, đạo đức, lối sống, kiên quyết phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù
địch. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp công tác tu tưởng - văn hóa
theo hướng bám sát thực tiễn, sát đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm và sức
thuyết phục; kịp thời tổng kết thực tiễn, làm rõ hơn các vấn đề về lý luận do
thực tiễn đặt ra. Nâng cao năng lực nghiện cứu tham mưu, chỉ đạo kiểm tra
và tính chiến đấu của công tác tu tưởng - văn hóa, đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao sự phát triển của đất nước trong tình hình mới. [17, tr. 150]
Không chỉ có thế Đảng cần tập trung xây dựng đời sống văn hóa tinh
thần tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong toàn thành phố. Mà nhiệm vụ cụ thể
là đẩy mạnh việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với các phong trào thi đua
yêu nước và nâng cao hiệu quả phong trào” Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” nhằm xây dựng môi trường văn hóa trong các gia đình, các khu
dân cư, cơ quan, xi nghiệp, trường học. Tăng cường tuyên truyền giáo dục,
xây dựng nếp sống mới, trong đó phải nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật,
các thể chế văn hóa. Chú trọng việc rút ngắn khoảng cách giữa giàu và nghèo,


×