Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận của em về đoạn trích Cảnh ngày xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.29 KB, 10 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận của em về đoạn trích Cảnh ngày xuân
Bài văn mẫu 1
Tuyệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ mang những giá trị xã hội sâu sắc
mà còn làm say lòng người đọc ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt bút. Một trong số đó là
đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều, sách Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo
dục, 2008).
Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm. Vào ngày Tết Thanh minh, chị em Thúy
Kiều đi tảo mộ. Thiên nhiên và con người ngày xuân hiện lên tươi tắn, xinh đẹp đông vui
nhộn nhịp dưới đôi mắt “xanh non biếc rờn” của những chàng trai, cô gái tuổi đôi tám.
Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng:
“Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quan chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”…
Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn
rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng
mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài
sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như
vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba.
Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của
thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ
nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả
một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho
Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn
tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông
hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết.
Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng
gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút
pháp chấm phá.




VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng
đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp
nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai
câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai
câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh của
cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu
sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính
là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nó gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới
mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết.
Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp
để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.
Sáu câu thơ tiếp của bài thơ tái hiện phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ
của người thân) và du xuân (hội đạp thanh) trong tiết Thanh minh. Không khí rộn ràng
của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ: yến
anh, chị em, tài tử, giai nhân, sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức. Chúng được đặt cạnh
nhau dồn dập gợi nên không khí đông đúc, vui tươi sôi nổi. Đó không chỉ là không khí lễ
hội mà còn mang đậm màu sắc tươi tắn, trẻ trung của tuổi trẻ:
“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.
Nhưng hội họp rồi hội phải tan. Sau những giây phút sôi nổi, chị em Thúy Kiều phải
rời buổi du xuân trở về:
“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” …


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung
cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn
nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn,
thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người.
Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man
mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để
mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người thiếu nữ.
Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đều là những từ láy có tính giảm nhẹ. “Tà tà”
diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; “thơ thẩn” lại diễn tả tâm trạng bâng
khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn “tôi buồn không hiểu vì sao
tôi buồn” của Xuân Diệu sau này) “thanh thanh” vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng
vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ “nao nao” trong câu thơ diễn tả thế chảy của
dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ “nho nhỏ” gợi dáng nhỏ
xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để
phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê” - dòng suối nhỏ, phong cảnh thanh
thoát, dịp cầu “nho nhỏ” lại nằm ở “cuối ghềnh” ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự
tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có
thể mơ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.
Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng
nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nguyễn Du đã
cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Trong đoạn trích, mặc dù
chủ yếu là miêu tả cảnh ngày xuân nhưng vẫn thấy sự kết hợp với biểu cảm và tự sự (diễn
biến cuộc tảo mộ, du xuân của chị em Thúy Kiều, dự báo sự việc sắp xảy ra).

“Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều”
của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên
trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý
nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đây, Nguyễn Du cũng thể hiện nét tài hoa
trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế,... Với những điều đó, “Cảnh
ngày xuân” sẽ luôn sống lại trong lòng người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

về với đất trời.
Bài văn mẫu 2
Nguyễn Du không chỉ là bậc thầy về ngôn ngữ trong việc miêu tả tâm lý nhân vật mà
còn là “họa sĩ” vẽ tranh bằng chữ. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trích Truyện Kiều là một
ví dụ điển hình. Người đọc phải khâm phục và ngưỡng mộ khả năng quan sát cũng như
những nét vẽ tài hoa của Nguyễn Du. Bức tranh ngày xuân hiện lên với những nét đẹp
tươi mới, tràn đầy sức sống nhất.
Có thể nói mùa xuân là đề tài bất tận trong thi ca, khơi nguồn cảm hứng cho rất nhiều
nghệ sĩ. Mỗi người có một cảm nhận riêng về mùa xuân. Đối với Nguyễn Du, mùa xuân
gắn với cảnh vật và con người, với những ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Bao trùm lên cả đoạn thơ này là một bức tranh thiên nhiên đẹp, hữu tình nhưng có nhuốm
màu buồn khi ngày đã ngả về chiều hôm.
Những câu thơ đầu được sử dụng với chất liệu ngôn ngữ đẹp như tranh, sự mượt mà
của câu chữ đã tạo nên sự mượt mà của cảnh sắc thiên nhiên khi xuân về:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chin chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Một không gian đầy chất thơ, thi vị và hữu tình biết bao nhiêu. Sự rộng lớn của đất
trời khi mùa xuân về được diễn tả một cách tinh tế và tràn ngập niềm vui. Cánh én chính

là báo hiệu cho mùa xuân về, một mùa gợi lên sự ấm áp, sự sống căng đầy và niềm vui
trọn vẹn. Với từ ngữ “đưa thoi” vừa gợi lên khung cảnh bầu trời tràn ngập cánh én, vừa
diễn tả sự trôi đi quá nhanh của thời gian. Có phải chăng ý niệm về thời gian của Nguyễn
Du có phần giống với Xuân Diệu, thời gian trôi đi nhanh, mùa xuân và tuổi trẻ cũng trở
nên chông chênh hơn. Đồng nghĩa với thời gian trôi đi, tuổi trẻ trôi đi thì đời người bỗng
nhiên ngắn lại.
Trong lúc đấy, chỉ với hai nét vẽ Nguyễn Du như vẽ lên trang giấy một bức tranh
thiên nhiên mùa xuân đẹp tuyệt vời. Nghệ thuật điểm xuyết chấm phá đã được sử dụng
dứt điểm, khiến cho câu thơ trở nên mềm mại và căng tràn sức sống hơn. Màu xanh của


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

cỏ non tạo nên sự tươi mới và tinh khiết của đất trời. Từ “rợn” vừa tả cái xa, vừa gợi cái
rộng lớn của mùa xuân, của cảnh vật khi xuân về. Nó làm cho câu thơ như được ngân dài
ra, bừng sáng lên sức sống tràn đầy. Trên nền xanh của cỏ, của bầu trời có điểm xuyết
“một vài bông hoa” trắng tinh khiết. Chính sự điểm xuyết này khiến cho cả bài thơ như
bừng lên một sức sống mãnh liệt, khó có thể dập tắt.
Có thể nói với chỉ 4 câu thơ này, Nguyễn Du như người họa sĩ tài hoa vẽ nên một bức
tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, có sự giao thoa và hòa quyện giữa đất và trời. Không khí mùa
xuân, hương sắc mùa xuân và cả ý vị mùa xuân cứ thế tràn ra trong từng câu thơ đẹp như
vậy.
Không khí mùa xuân như tươi đẹp hơn với lễ hội tảo mộ tháng Ba:
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Có lẽ không khí vui tươi, tưng bừng, phấn khởi của con người trong dịp đi tảo mộ thật
sự khiến cho người đọc như sống lại với không khí những ngày xuân tươi mới nhất. Con
người cũng hiện lên như tô điểm thêm bức tranh ngày xuân tươi đẹp đó
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Mùa xuân là dịp để “tài tử giai nhân” được vui chơi, giãi bày tâm sự với nhau. Có vẻ
như mùa xuân là thời điểm thích hợp cho chuyện tình yêu nảy nở, cho những yêu thương
còn bỏ ngỏ được phép căng trào ra. Hình ảnh “ngựa xe”, “áo quần” gợi lên sự tấp nập,
nhộn nhịp và huyên náo. Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng một loạt hình ảnh có tính
chất gợi hình ảnh khiến cho người đọc có cảm giác như đang bước vào không khí của
mùa xuân.
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
Những phong tục tập quán khi mùa xuân về, khi được đi tảo mộ đã được Nguyễn Du
vẽ lên chân chất, mộc mạc, gợi nhớ và gợi thương. Đó chính là tấm lòng thành kính
hướng về quá khứ với một sự biết ơn chân thành nhất. Hai câu thơ này thực sự khiến
người đọc xúc động khi nhớ về những người đã khuất, những người tạo dựng nên cuộc


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

sống hiện nay của chúng ta.
Tuy nhiên những câu thơ cuối dường như cảnh vật và con người trở nên buồn bã và
đìu hiu hơn:
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn phong khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nhịp thơ trở nên nhẹ nhàng, trầm bổng khiến cho tâm trạng của con người trở nên
nặng nề và buồn rầu hơn. Với từ láy “tà tà” đã phần nào gợi tả thời gian đã xế chiều và
không gian dường như tĩnh mịch và ảm đạm hơn. Mỗi bước chân cũng trở nên nặng nề
hơn khi màn đêm sắp buông xuống, con người cũng cảm nhận được một nỗi buồn nào đó
len vào trong trái tim. Tâm sự của con người như nhuốm vào cảnh sắc thiên nhiên, khiến
cho nó trở nên tiêu điều và xơ xác hơn.
Có thể nói dù cảnh trong thơ Nguyễn Du buồn hay vui thì vẫn mang phong vị riêng

của nhà thơ. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một ví dụ điển hình như thế. Bức tranh ngày
xuân vui tươi, rộn rang, náo nức và có chút buồn phiền được Nguyễn Du khắc họa thành
công với sự cảm nhận tinh tế cũng như sự tài hoa trong cách dụng công xây dựng ngôn
ngữ.
Bài văn mẫu 3
Nguyễn Du là một nghệ sĩ thiên tài. Không chỉ tả tình sâu sắc mà ngòi bút của ông
trong tả cảnh cũng rất tài hoa. Với đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, ông không những vẽ lên
một bức tranh xuân trong sáng, tươi đẹp mà còn gợi lên không khí lễ hội rộn ràng và tưng
bừng.
Đoạn thơ có kết cấu theo trình tự thời gian, rất phù hợp với diễn biến tâm trạng của
con người trong cuộc du xuân: bốn câu đầu tả khung cảnh ngày xuân, tám câu tiếp tả cảnh
lễ hội trong tiết Thanh minh, sáu câu cuối là cảnh chị em Kiều ra về.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã đem đến cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên thật sống
động, tươi đẹp mà đầy sức xuân.
“Ngày xuân con én đưa thoi


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
Nhà thơ đã sử dụng rất thành công bút pháp nghệ thuật giữa gợi và tả. Hai câu đầu
vừa nói thời gian, vừa gợi không gian mùa xuân. Ngày xuân thấm thoát trôi mau đã qua
tháng giêng, tháng hai, bước sang tháng ba. Câu đầu bài thơ tả cảnh ngày xuân có những
cánh chim én bay đi bay lại rộn ràng giữa bầu trời trong xanh như con thoi đưa. Nếu như
trong bài thơ “Mùa xuân chín”, thi sĩ Hàn Mạc Tử nói; “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”
thì Nguyễn Du lại nói khác: “Cỏ non xanh tận chân trời”. Ở đây, nhà thơ muốn thể hiện
sắc cỏ vừa non xanh vừa mỡ màng, ngọt ngào trải rộng tới chân trời càng khẳng định sự
ảnh hưởng sâu sắc của Nguyễn Du với thi sĩ Hàn Mặc Tử. Chỉ hai câu thơ:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài hông hoa”

Bên cạnh vẻ đẹp của hoa, Nguyễn Du còn cảm nhận được sự mềm mại, uốn lượn, nhỏ
nhắn của dòng nước. Dòng nước, cây cầu bị nhuốm bởi sắc vàng đỏ của ánh sáng mặt trời
buổi chiều tà. Nhưng chính nhờ cảnh người đi trẩy hội, tấp nập trong khói hương nghi
ngút, đã tạo nên sự sinh động cho bức tranh. Nhịp thơ nhẹ nhàng, hình sắc thanh âm êm
dịu, thanh thoát ngân vang của từng dòng thơ cũng làm cho chúng ta cảm nhận được vẻ
trong lành, thanh khiết của mùa xuân.
Có thể nói đây là bức tranh xuân được dệt nên từ những màu sắc tinh tế, quý phái
phối màu hài hòa giữa hai gam màu xanh và trắng; giữa màu vàng và màu đỏ tạo sự ấm
áp mà không chói chang. Đường nét, hình khối mà nhà thơ chọn tả đều thanh mảnh ở mọi
góc nhìn. Cánh én chao liệng, người đi trẩy hội khiến bức tranh trở nên ấm áp; làm cho
cảnh vật “nửa như thực, nửa như mơ”.
“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sấm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm”
Bốn câu thơ tiếp, Nguyễn Du tập trung miêu tả cảnh du xuân của chị em Kiều. Chị
em Kiều hòa mình giữa dòng người tấp nập như chim yến anh để dự lễ tảo mộ ở vùng
đồng quê. Chị em Kiều vừa đi, vừa thong thả ngắm cảnh chốn đồng quê thanh bình rồi thả


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

thoi tiền giấy bay trong gió. Sử dụng một loạt các từ ghép, từ láy là tính từ, động từ như:
gần xa, nô nức, tài tử, giai nhân, dập dìu, hình ảnh so sánh “ngựa xe như nước” “áo quần
như nêm” Nguyễn Du đã miêu tả cuộc du xuân của chị em Kiều trong không khí lễ hội
thật rộn ràng, tấp nập. Thông qua cuộc du xuân của chị em Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa
một nét truyền thống văn hóa xa xưa. Dù xuân đã muộn nhưng ta vẫn thấy cảnh xuân rộn
ràng, nhộn nhịp những nam thanh, nữ tú, tài tử, giai nhân, những đoàn người đông vui
như chim én, chim oanh ríu rít, tưng bừng.
Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một bức tranh xuân trong sáng và tươi đẹp, một bức

tranh “thi trung hữu họa”. Thiên nhiên trong thơ của Nguyễn Du thật đẹp được tạo nên từ
hồn thơ nhạy cảm và ngòi bút tài hoa của nhà đại thi hào dân tộc.
Bài văn mẫu 4
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam là danh nhân văn hoá thế giới. Truyện
Kiều là một kiệt tác của thiên tài Nguyễn Du. Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một trong
những đoạn trích hay của truyện kiều, được trích ở phần một gặp gỡ và đính ước. Sau bức
chân dung tài sắc của chị em Thuý Kiều là bức hoạ về cảnh sắc mùa xuân trong tiết thanh
minh và cảnh du xuân của trai tài gái sắc. Đoạn thơ Cảnh ngày xuân có 18 câu từ câu 39
đến 56 của Truyện Kiều tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh và tả tình của Nguyễn
Du.
Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả bức tranh mùa xuân:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Một không gian nghệ thuật hữu sắc hữu hương hữu tình nên thơ được mở ra. Giữa
bầu trời bao la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như đưa thoi cách nói mùa
xuân thân mật biết bao. Hai chữ đưa thoi rất gợi hình gợi cảm vút qua vút lai chao liệng
để diễn tả thời gian trôi nhanh mùa xuân đang trôi nhanh. Sau cánh én đưa thoi là ánh
xuân “Thiều Quang” của mùa xuân chín chục đã ngoài sáu mươi. Cách tính thời gian và
miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của thi sỹ thật thú vị mùa xuân đã bước sang tháng ba ánh sáng


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

của mùa xuân hồng ấm áp. Rồi còn cả sắc xanh mơn mởn ngọt ngào của cỏ nỏn trải dài
trải rộng như thảm “đến tận trân trời”. Còn sắc trắng tinh khôi thanh khiết của hoa lê. Chỉ
bằng vài nét thôi cộng với sự pha trộn màu sắc tài tình cảnh mùa xuân hiện ra thật đẹp nó
có sự mới mẻ và sức sống đang trỗi dậy của màu xanh của cỏ non có sự tinh khôi tươi đẹp
của những bông hoa lê trắng và bức tranh thật sống động bởi động từ điểm

Tám câu thơ tiếp theo tả cảnh chảy hội mùa xuân:
“Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Lễ tảo mộ đi viếng sửa sang phần mộ người thân hội đạp thanh (dẫm lên cỏ xanh) đi
chơi xuân ở chốn đồng quê. Điệp từ “lễ là…….hội là” gợi nên cảnh lễ hội dân gian cứ
liên tiếp diễn ra bao đời nay. Cảnh chảy hội đông vui tưng bừng náo nhiệt. Trên các nẻo
đồng gần xa những dòng người cuồn cuộn chảy hội. Có biết bao yến anh chảy hội (hình
ảnh ẩn dụ chỉ các nam thanh nữ tú). Trong niềm vui nô nức hồ hởi dục dã. Có biết bao tài
tử giai nhân dập dìu sánh vai chân nối chân nhịp bước. Dòng người chảy hội tấp lập ngựa
xe cuồn cuộn như nước áo quần đẹp đẽ tươi thắm sắc màu nghìn nghịt đông vui trên các
nẻo đường như nêm các từ ngữ “nô nức dập dìu” các hình ảnh so sánh “như nước như
nêm” đã gợi tả mùa xuân tưng bừng náo nhiệt khắp mọi miền quê. Trẻ trung sinh đẹp
sang trọng phong lưu trong đám tài tử giai nhân là ba chị em Kiều đang xốn sang náo nức
chuẩn bị du xuân, các từ ghép “yến anh chị em tài tử giai nhân ngựa xe áo quần (danh từ).
Gần xa nô nức sắm sửa dập dìu “động từ, tính từ” được thi hào Nguyễn Du sử dụng làm
sống lại không khí mùa xuân một nét đẹp của nền văn hoá lâu đời của phương đông và
nếp sống của chị em Thuý Kiều.
“Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đời sống tâm tình phong tục dân gian cổ truyền trong lễ tảo mộ được Nguyễn Du nối
đến với những cảm thông chia sẻ trước những ngôi mộ người ta rắc vàng thoi bạc giấy
bày cỗ thắp lến đốt nhang khấn vái để tưởng nhớ những người thân đã mất tạo ra một

không gian giao hoà trong cõi tâm linh mỗi con người.
Sáu câu thơ cuối ghi lại cảnh chị em Thuý Kiều đi tảo mộ đang bước dần trở về. Mặt
trời đã tà tà gác núi. Ngày hội ngày vui đã trôi qua nhanh:
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”
Hội tan ngày tàn sao chẳng buồn. Nhịp thơ chậm dãi nhịp sống như ngừng trôi. Tâm
tình “thơ thẩn” cử chỉ “dan tay” nhịp chân “bước dần” một cái nhìn man mác bâng
khuâng “lần xem”. Đối với mọi cảnh vật tất cả đều nhỏ bé khe suối chỉ là ngọn tiểu khê,
phong cảnh dòng nước nao nao uốn quanh nhịp cầu nho nhỏ uốn quanh cối gềnh. Cả một
không gian êm đềm vắng lặng tâm tình chị em Kiều như dịu lại trong bóng tà dương như
đang đợi chờ một cái gì sẽ đến sẽ nhìn thấy, nên cặp mắt cứ lần xem gần xa. Các từ láy
tượng hình “thanh thanh, nao nao, nho nhỏ” gợi lên sự nhạt nhoà của cảnh vật và sự dung
động của tâm hồn giai nhân khi hội tan nỗi buồn man mác bâng khuâng thấm sâu lan toả
trong tâm hồn của giai nhân đa tình đa cảm.
Bằng nghệ thuật miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian không gian kết hợp tả với
gợi tả cảnh thể hiện tâm trạng. Từ ngữ giàu chất tạo hình sáng tạo nghệ thuật đối lập sử
dụng từ ghép từ láy. Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp đẽ khoáng đạt tinh
khôi thanh khiết mới mẻ và đầy sức sống cảnh lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt và
tâm trạng xốn sang náo nức của chị em Thuý Kiều khi đi hội tâm trạnh buồn lưu luyến
bâng khuâng khi trở về. Qua đây ta thấy Nguyễn Du là người yêu thiên nhiên hiểu lòng
người có tài khi miêu tả. Đoạn thơ đem đến cho chúng ta cảm nhận được không khí mùa
xuân giúp ta thêm yêu thiên nhiên quê hương đất nước.



×