Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO một số lý THUYẾT về dạy học HIỆN đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.82 KB, 6 trang )

MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
A. Những vấn đề mới nảy sinh giáo dục cần giải quyết
Dưới đầu đề "Học tập: của cải nội sinh" Ủy ban UNESCO nêu lên bảy
vấn đề nảy sinh trong giáo dục cần giải quyết:
1. Quan hệ giữa toàn cầu và quốc gia. Mỗi con người vừa là thành viên
tích cực của cộng đồng quốc gia vừa dần trở thành công dân quốc tế.
2. Quan hệ giữa nhân loại và cá thể. Trong xu thế toàn cầu hóa, bản sắc
văn hóa dân tộc được bảo tồn, cá tính được phát triển.
3. Quan hệ giữa truyền thống và hiện đại: Khoa học - công nghệ phát
triển nhưng quay lưng lại truyền thống, bảo tồn văn hóa truyền thống không
hạn chế tự do phát triển.
4. Quan hệ giữa lâu dài và trước mắt: Đào tạo cho hôm nay và cho ngày
mai, yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài.
5. Quan hệ giữa cạnh tranh và bình đẳng: Cạnh tranh tạo động lực, hợp
tác tạo sức lực, liên kết tạo hợp lực. Giáo dục suốt đời ba sức lực.
6. Quan hệ giữa khối lượng tri thức tăng nhanh và khả năng tiếp thu
của con người: Không thể tăng số lượng môn học, số năm học tập mà phải
dạy con người biết tự học suốt đời.
7. Quan hệ giữa tinh thần và vật chất: Giáo dục lý tưởng và các giá trị
đạo đức. Mỗi con người hành động vì cuộc sống vật chất nhưng phải nâng cao
giá trị trí tuệ, tinh thần cho cuộc sống.
B. Bốn trụ cột giáo dục
Sản phẩm của 15 nhà giáo dục nổi tiếng thế giới đứng đầu là Jacque
Delors (Pháp).
Thế kỷ XXI thế kỷ của xã hội học tập, nền văn minh dựa vào quyền lực
của tri thức. Nhà trường vừa dạy tri thức vừa dạy công nghệ. Mục tiêu nhà
trường vừa dạy kiến thức, vừa hình thành kỹ năng, thái độ để tiếp tục học tập
suốt đời để thích nghi với thế giới luôn biến đổi và phụ thuộc lẫn nhau. Giáo


2


dục giúp mỗi người phát hiện và làm giàu năng lực sáng tạo của bản thân, vốn
liếng trở thành giàu có.
Bốn trụ cột giáo dục:
1. Học để hiểu biết
Học để tiếp thu tri thức và sử dụng tri thức như công cụ của cuộc sống.
Như vậy học vừa là mục đích vừa là phương tiện. Học là phương tiện để vươn
tới thành đạt, là học để làm giàu có tri thức đó mục đích cuộc sống.
2. Học để làm việc
Nhà trường giáo dục học sinh trên nguyên tắc gắn lý thuyết với thực hành.
Chuyển từ đào tạo kỹ năng sang hình thành trình độ chuyên môn, bớt
lao động chân tay tăng cường dịch vụ. Giáo dục tạo cơ hội cho học sinh có
được một nghề và khả năng chuyển đổi ngành nghề khi cần thiết.
3. Học để cùng chung sống
+ Biết phát hiện ra mình và người khác.
+ Học để cùng làm vì mục đích chung.
Giáo dục tinh thần hợp tác vì các mục đích chung là của giáo dục xã hội.
4. Học để tự khẳng định mình
Mỗi con người phải biết vươn lên trong cuộc sống đa dạng, biết định
hướng giá trị và biết tự khẳng định vị trí của mình trong cuộc sống phát triển.
C. Dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm
Điều quan trọng trong luận điểm này là cần xác định đúng vị trí trung
tâm của người học trong hệ thống giáo dục, trong mối quan hệ với giảng viên
và nội dung dạy học. Người học vừa là mục tiêu cần tác động biến đổi, vừa là
chủ thể nhận thức, chủ thể hành động. Người học phải là động lực chính của
quá trình dạy học.
Dạy học hiện đại là quá trình hướng tới việc phát huy tính tích cực,
sáng tạo, khai thác mọi tiềm năng trí tuệ và kinh nghiệm sống của người học.
Dạy học được tổ chức trên nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng và năng lực của
chính người học.



3
Quá trình dạy học được tổ chức bằng các hoạt động của người học ở
mọi khâu, mọi nội dung. Mỗi giáo án là một kịch bản tổ chức cho sinh viên
hoạt động. Mỗi giờ học trên lớp là một tập hợp liên tiếp các hoạt động tích
cực của từng cá nhân và tập thể sinh viên, một cách hứng thú và chủ động.
D. Quá trình dạy học hướng tới phát triển tối đa năng lực tư duy
sáng tạo, trí thông minh của người học
Dạy học ở đại học không chỉ là quá trình dạy tri thức, mà còn dạy
phương pháp nhận thức, phương pháp hành động, hình thành năng lực tư duy
độc lập, sáng tạo của sinh viên.
Tư duy sáng tạo được xem như là năng lực thu thập, xử lý, diễn đạt
thông tin, năng lực giải quyết mọi vấn đề gặp phải trong cuộc sống và trong
lao động sáng tạo, cũng như khả năng kiểm soát quá trình nhận thức và quá
trình hoạt động của mình.
Dạy học phát triển tư duy sáng tạo là một ý tưởng hoàn toàn đúng đắn
trong xã hội hiện đại.
Tư duy sáng tạo là quá trình tư duy linh hoạt có bề rộng và chiều sâu.
tư duy sáng tạo là biểu hiện của trí thông minh.
Trí thông minh của con người thật đa dạng, phong phú. Mỗi con người
có một hoặc nhiều dạng thông minh khác nhau.
+ Trí thông minh ngôn ngữ là năng lực kiểm soát ngôn ngữ, vốn từ
phong phú, diễn đạt linh hoạt khúc triết, ngắn gọn, đúng bản chất của vấn đề.
+ Trí thông minh hình ảnh - không gian là khả năng định hướng không gian.
+ Trí thông minh logic - toán học.
+ Trí thông minh vận động cơ thể.
+ Trí thông minh âm thanh.
+ Trí thông minh giao tiếp ứng xử.
+ Trí thông minh tự nhận thức bản thân.
Các cuộc thử nghiệm khoa học cũng khẳng định rằng: Học tập là quá

trình thu thập, xử lý và vận dụng thông tin. Kết quả học tập của con người


4
100% qua kênh nghe, 20% qua kênh nhìn, 50% qua hoạt động thực tế và 80%
do phối hợp tổng hợp tất cả các kênh trên.
Từ đây cho thấy quá trình dạy học hiện đại phải sử dụng tổng hợp
nhiều biện pháp khác nhau: Dạy học bằng ngôn ngữ, bằng phương tiện, hình
ảnh trực quan, bằng hoạt động, bằng tự lực cá nhân và bằng hợp tác tập thể.
E. Cấp độc nhận thức, cảm xúc, kỹ năng của Bloom B.S.:
1. Biết.
2. Hiểu.
3. Vận dụng.
4. Phân tích.
5. Tổng hợp.
6. Đánh giá.
Cấp độc cảm xúc:
1. Tiếp nhận.
2. Phản ứng.
3. Xác định giá trị.
4. Khái niệm hóa giá trị.
5. Hành động theo hệ thống giá trị.
Cấp độ kỹ năng:
1. Quan sát mẫu.
2. Làm theo mẫu.
3. Cải tiến.
4. Sáng tạo.
5. Thành thục.
G. Đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đại học
Phương pháp dạy học truyền thống lấy giảng viên làm trung tâm. Trong

các giờ học giảng viên thuyết trình, sinh viên nghe hiểu, ghi nhớ để rồi tái
hiện khi trả bài.


5
Phương pháp dạy học hiện đại lấy người học làm trung tâm. Bản chất
của phương pháp dạy học mới là hoạt động hóa người học, khai thác tối đa
năng lực của từng cá nhân trong một môi trường tập thể thuận lợi.
1. Phương pháp dạy học mới là chuyển từ hình thức dạy học diễn giảng
đang chiếm ưu thế gần như độc quyền trên giảng đường đại học hiện nay,
sang sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học khác:
+ Lấy việc tự học, tự nghiên cứu của cá nhân làm nền tảng.
+ Tổ chức học nhóm để hỗ trợ từng cá nhân.
+ Thực hiện xemina thường xuyên để tăng cường tính nghiên cứu.
+ Tổ chức thực hành các bộ môn.
+ Nâng cao chất lượng thực tập nghiệp vụ.
+ Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học.
2. Phương pháp dạy học mới là chuyển từ phương pháp giảng viên độc
thoại sang phương pháp tất cả cùng tham gia, với các kỹ thuật đa dạng, cụ
thể là:
+ Phương pháp động não. đây là phương pháp dạy học trong đó giảng
viên đưa ra vấn đề, sinh viên suy nghĩ, tự do nêu ý tưởng riêng. Mục đích là
kích thích tư duy, tìm sáng kiến để giải quyết vấn đề.
+ Tổ chức thảo luận nhóm là phương pháp học tập tập thể. Phương pháp
này tạo cơ hội để mỗi sinh viên được phát biểu và chia sẻ các quan điểm, cùng
nhau nắm vững vấn đề học tập. Có rất nhiều kỹ năng tổ chức học nhóm.
+ Đóng vai học tập là phương pháp tái tạo các tình huống như thật, sinh
viên đóng vai diễn, qua đó sinh viên thể hiện quan điểm, thái độ và cách ứng
xử hợp lý.
+ Nghiên cứu điển hình là phương pháp kể lại các sự kiện điển hình có

thật đã từng xảy ra trong thực tế, mô tả những gì đã xảy ra. Nhiệm vụ của sinh
viên là phân tích và tìm ra các giải pháp thích hợp nhất nếu mình được tham
gia vào sự kiện đó.
+ Phương pháp đề án. Sinh viên thảo luận xây dựng các đề án nghiên
cứu và triển khai đề xuất các giải pháp và tiến hành thực hiện.


6
+ Tổ chức nhiều hoạt động thực hành học tập, thực hành nghiên cứu,
rèn luyện nghiệp vụ theo chuyên môn đào tạo từ thấp đến cao, kết hợp nội
khóa, ngoại khóa, với các nội dung bắt buộc và tự chọn.
3. Phương pháp dạy học mới cần khai thác thành tựu của công nghệ
thông tin, sử dụng hợp lý các phương tiện nghe nhìn hợp lý phù hợp với nội
dung môn học và điều kiện cụ thể của nhà trường:
+ Sử dụng máy chiếu hình.
+ Sử dụng Power Point.
+ Chương trình hóa dạy học.
+ Các thiết bị thực hành nghiên cứu và các kỹ thuật khác để hỗ trợ.
4. Phương pháp dạy học mới cần khách quan hóa quá trình kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Tăng cường kiểm tra, đánh giá trong
học tập. tự kiểm tra trở thành ý thức thường xuyên. Đánh giá toàn diện, khách
quan là đòn bẩy cho phương pháp tích cực.
Tóm lại: Phương pháp dạy học mới là tổ hợp các cách thức hoạt động
của các trường đại học, của các giảng viên để khai thức tối đa năng lực của
người học trong một môi trường dạy học thuận lợi, đồng thời với sử dụng hợp
lý các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại.
Phương pháp dạy học mới là phương pháp hoạt động hóa người học
bằng mọi biện pháp, mọi thủ thuật, giúp cho người học tự lực nghiên cứu tìm
tòi kiến thức và hình thành kỹ năng sống và hoạt động sáng tạo.
Phương pháp dạy học mới là tăng cường các hoạt động hỗ trợ học tập

tỏng đó kiểm tra đánh giá khách quan như một giải pháp quan trọng.



×