Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

KE HOACH DAY BOI TRƯỜNG TH HƯƠNG TRẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.98 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG KHÊ
TRƯỜNG TH HƯƠNG TRẠCH
Số: 117/KH-THHT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hương Trạch, ngày 15 tháng 2 năm 2017

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY BƠI
Năm học 2016 - 2017
Căn cứ Kế hoạch số 63/PGDĐT của Phòng GD&ĐT Hương Khê, ngày 8 tháng
2 năm 2017 về việc hướng dẫn chỉ đạo thực hiện công tác dạy bơi trong các trường
học;
Căn cứ tình hình thực tế của địa phương và nhu cầu đăng ký tham gia học bơi
của phụ huynh, học sinh. Nay, trường Tiểu học Hương Trạch xây dựng kế hoạch tổ
chức giảng dạy học bơi cho HS như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy rằng đuối nước là nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong tại châu Á. Trong đó Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Tĩnh
nói riêng là nơi có tỉ lệ đuối nước cao. Do vậy việc dạy bơi cho học sinh tiểu học để
các em có thể tự cứu mình khi gặp sự cố đuối nước và rèn luyện nâng cao sức khỏe là
một nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục tiểu học Hà Tĩnh trong năm học này và các năm
học tiếp theo.
Hương Trạch là một xã thuần nông có nhiều sông ngòi nên việc dạy bơi cho học
sinh là một việc làm cấp thiết. Hiện nay số học sinh biết bơi trong trường chiếm tỉ lệ
rất thấp (30%). Vì vậy cần tiếp tục triển khai chương trình giáo dục bơi cho học sinh
nhằm giảm thiểu tai nạn đuối nước, giúp các em rèn luyện tăng cường sức khỏe đồng
thời tạo sân chơi bổ ích cho trẻ được nhà trường cũng như các bậc phụ huynh đặc biệt
quan tâm.
1. Thuận lợi


- Hầu hết các em đều chăm ngoan lễ phép, kính thầy yêu bạn, có ý thức trong
học tập cũng như việc thực hiện các nội qui qui định của nhà trường
- Học sinh tương đối đồng đều về sức khỏe, một số em có biểu hiện vượt trội về
tố chất thể thao.
- Học sinh đang ở lứa tuổi hiếu động nên rất yêu môn học tạo thuận lợi cho tiếp
thu bài nhanh đặc biệt các em rất hăng hái khi được học bơi.
- Phụ huynh luôn quan tâm tới giáo dục bơi cho con em mình. Tích cực tham gia
có hiệu quả công tác xà hội hóa giáo dục, công tác xã hội hóa thể dục thể thao.
- Giáo viên chuyên trách dạy thể dục được bồi dưỡng đào tạo các lớp tập huấn
về kĩ năng dạy học bơi, cứu đuối do tỉnh tổ chức.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp cũng rất quan tâm tới việc dạy và học môn thể dục và
các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường.


- Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm tới giáo dục bơi cho học sinh, chú
trọng đầu tư cơ sở vật chất.
- Địa phương luôn quan tâm chỉ đạo sát xao và đầu tư cơ sở vật chất ở mức tốt
nhất phục vụ cho nhu cầu dạy và học. Luôn khuyến khích động viên thầy và trò nhà
trường hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nghành giao cho.
2. Khó khăn.
- Trình độ học sinh của các lớp không đồng đều, một số em đã biết bơi nhưng
phần lớn các em đều thiếu tự tin khi tiếp xúc với nước.
- Một số phụ huynh còn e dè, chưa thực sự quan tâm đến việc học bơi của con
em mình.
- Đây là môn học hoàn toàn mới, môi trường học tập dặc thù, chưa có nhiều tài
liệu văn bản hướng cụ thể nên rất khó khăn cho cả thầy và trò.
- Môn học phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nên không có những phương án và
thời biểu cố định.
- Kinh phí phục vụ việc xử lí nguồn nước, trang thiết bị học tập là tương đối lớn.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA MÔN HỌC.

- Giảng dạy đúng kiến thức, kĩ năng của môn học, đảm bảo học sinh có những kĩ
năng cơ bản về bơi sống sót và cứu đuối sau khi kết thúc khóa học.
- Giúp các em hiểu rõ việc học bơi để bảo vệ mình, cứu người và nâng cao sức
khỏe là rất quan trọng.
- Xây dựng được nề nếp, những qui định của môn học, học sinh có thói quen tập
luyện thể dục thể thao.
- Phối hợp với nhà trường, đoàn thanh niên để tổ chức các hoạt động phong trào
giúp các em tham gia rèn luyện thân thể tốt hơn, góp phần giáo dục đạo đức cho học
sinh hình thành nhân cách lối sống lành mạnh văn hóa.
- Tổ chức tốt các lớp dạy năng lực sở trường. Phát hiện và bồi dưỡng những học
sinh năng khiếu thể dục thể thao.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP.
- Tìm hiểu đặc điểm tình hình, nghiên cứu nhiệm vụ năm học.
- Nghiên cứu tài liệu chuyên môn, nội dung chương trình môn học.
- Lập kế hoạch bộ môn, soạn giáo án và thực hiện tốt các giờ lên lớp.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh. Tích cực tham gia
các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên mon nghiệp vụ, các buổi ngoại khóa chuyên đề do
các cấp tổ chức.
IV. ĐỐI TƯỢNG HỌC TẬP.
- Học sinh khối 3, 4, 5 có nhu cầu và gia đình tự nguyện làm đơn xin tham gia
khóa học.
- Đầu khóa học sẽ kiểm tra mức độ kĩ năng sẵn có của học sinh và chia thành hai
cấp độ cơ bản và nâng cao.


V. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM.
1. Thời gian:
- Bắt đầu từ cuối tháng 5 năm học 2016 - 2017 các ngày trong tuần (tùy theo số
học sinh đăng kí học bơi).
- Mỗi khóa học gồm 20 bài, mỗi bài 45 phút. Hoàn thành khóa học học sinh đạt

yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình bơi sống sót (bơi được tối
thiểu 25m ở mực nước sâu, tự nổi trong vòng 40 giây, lặn có kĩ năng cơ bản về cứu
đuối).
2. Địa điểm: - Hồ bơi của trường Tiểu học Hương Trạch.
VI. CÁC QUI TẮC CHUNG.
1. Một số điều qui định dối với học sinh.
- Tắm sạch sẽ trước khi xuống bể bơi: Không được tập luyện nếu mắc các bệnh
lây nhiễm, có vết thương nhiếm trùng hoặc nghi ngờ lây nhiễm
- Không đi tiểu hoặc nhổ nước bọt trong nước.
- Không chạy nhảy, đánh nhau.
- Không xuống bể bơi khi không có giáo viên (HLV).
- Mặc quần áo bơi theo đúng qui định theo giới tính, cột chặt tóc để không ảnh
hưởng tới tầm nhìn, động tác thở hoặc vướng vào các thiết bị.
- Không đi giầy dép, không đeo vòng cổ hoa tai hay cá trang sức vật dụng có thể
gây tổn thương cho bản thânh hoặc cho những người khác xung quanh khi xuống bể
bơi.
- Nên khỏi nước ngay khi thấy mệt hoặc lạnh.
- Xuống nước từ từ để cơ thể làm quen với sự khác biệt về nhiệt độ.
2. Ba điều qui định đối với giáo viên (HLV).
- Không bao giờ được rời bỏ lớp vì bất cứ lí do gì.
- Phải đảm bảo không có trẻ nào rời khỏi khu vực mình phụ trách mà không hay
biết. Kiểm tra số lượng học sinh vào đầu buổi học, trong suốt buổi học và khi các em
ròi khỏi bể bơi vào cuối buổi học.
- Luôn luôn mặc quần áo bơi và sẵn sàng xuống nước trong các buổi học.
VIII. QUY TẮC AN TOÀN.
- Luôn bơi với một người bạn.
- Luôn kiểm tra nước trước khi xuống bể.
- Tìm kiếm cứu hộ - không bao giờ được tự mình nhảy xuống nước.
- Làm nổi mình và khu tay nếu như bạn gặp sự cố.
- Sau khi bơi xong chú ý xem các bạn đã lên bờ hết chưa.

IX. CÁC QUI ĐỊNH KHÁC.
- Nguồn nước sẽ được thay hoàn toàn khi không đảm bảo tiêu chuẩn để đẩm bảo
vệ sinh và an toàn cho học sinh(ngoài ra sẽ tháo xả mỗi ngày một lượng nước trong
bể).


- Nhà trường mua mới 20 ván tập bơi, đĩa lặn, vòng lặn, 5 phao cứu sinh, 5 áo
phao, 5 mô hình người nộm để tập CPR(hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực)
- Luôn có nhân viên y tế và những vật dụng y tế cần thiết.
- Mỗi học sinh phải có tối thiểu một bộ quần áo bơi, kính bơi và mũ bơi…
- Mỗi lớp học bơi tối đa không quá 10 học sinh để đảm bảo an toàn và giảng dạy
có hiệu quả.
- Học sinh học các ngày liên tục trong tuần đến khi hoàn thành khóa học. Mỗi
ngày học 1 tiết 45 phút (nên chia thành lớp nam riêng, nữ riêng)
X. KẾ HOẠCH CỤ THỂ 20 BÀI HỌC.
(Có phụ lục kèm theo)
Trên đây là kế hoạch giảng dạy học bơi của trường Tiểu học Hương Trạch năm
học 2016 - 2017, kế hoạch sẽ được triển khai tới toàn thể CBGV,NV nhà trường và
phụ huynh học sinh các khối lớp để cùng cộng đồng trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (để b/c);
- Hiệu trưởng (chỉ đạo t/h);
- GVCN các lớp (triển khai t/h);
- Lưu hồ sơ.

HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

Nguyễn Văn Phương


Lê Hồ Phương



×