Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Những câu hỏi về khái quát về thế giới sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.22 KB, 9 trang )

Chủ đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Câu 1: Hãy giải thích các câu hỏi sau:
a. Tại sao nhóm Da gai chiếm vị trí trung gian chuyển tiếp giữa động vật không
xương sống và động vật có xương sống?
b. Tại sao ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới Thực vật, đến thế kỉ XX lại xếp nấm
vào một giới riêng ?
c. Tại sao tảo không được xếp vào giới thực vật theo hệ thống phân loại 5 giới?
d. Tại sao nấm nhày không được xếp vào giới Nấm trong hệ thống phân loại 5 giới?
e. Tại sao động vật nguyên sinh không được xếp vào giới Động vật trong hệ thống
phân loại 5 giới?
Trả lời
a. Nhóm Da gai chiếm vị trí trung gian chuyển tiếp giữa động vật không xương sống
và động vật có xương sống vì vừa có đặc điểm của động vật có xương sống vừa có
đặc điểm của động vật không xương sống.

Đặc điểm của động vật có xương sống: có miệng thứ sinh.

Đặc điểm của động vật không xương sống: bộ xương ngoài bằng kitin, hệ thần
kinh dạng chuỗi hạch.
b. Ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới Thực vật vì có những đặc điểm giống thực vật
như sau:

Có nhân hoàn chỉnh (nhân thực).

Cơ thể đa bào.

Sống cố định.

Có thành tế bào.
Đến thế kỉ XX lại xếp nấm vào một giới riêng vì có những đặc điểm khác giới Thực
vật như sau:



Thành tế bào của nấm cấu tạo từ kitin, không phải xenlulozơ.

Chất dự trữ là glicogen, không phải saccarôzơ.

Không có lục lạp, sống dị dưỡng.
c. Tảo không được xếp vào giới thực vật theo hệ thống phân loại 5 giới vì:

Cơ thể chưa phân hoá thành rễ, thân, lá → được gọi là tản.

Chưa có cấu trúc các mô điển hình như cơ thể thực vật.
d. Nấm nhày không được xếp vào giới Nấm trong hệ thống phân loại 5 giới vì nấm
nhày có một số đặc điểm khác với giới Nấm như sau:

Cấu tạo tế bào: không có thành tế bào hoặc thành tế bào bằng xenlulôzơ (thành
tế bào giới Nấm chủ yếu là kitin).

Cấu tạo cơ thể: cộng bào (Giới nấm chỉ có dạng đơn bào hoặc đa bào).

Kiểu sinh dưỡng: trong chu trình sống có giai đoạn đơn bào với hình thức sinh
dưỡng là bắt mồi và tiêu hoá giống amip (kiểu sinh dưỡng của giới Nấm là hoại
sinh).


Sinh sản: hình thành vách ngăn giữa các cộng bào để tạo thành bào tử (giới
Nấm sinh sản bằng bào tử túi, bào tử trần và bào tử tiếp hợp).
e. Động vật nguyên sinh không được xếp vào giới Động vật trong hệ thống phân loại
5 giới vì có những điểm khác biệt sau:
Điểm so sánh
Động vật nguyên sinh

Giới Động vật
Cấu tạo tế bào
Đơn bào
Đa bào
Hệ vận động
Lông và roi
Xương và cơ
Hệ thần kinh
Chưa có
Phát triển, thích ứng cao với những
biến đổi của môi trường
Kiểu sinh dưỡng Tự dưỡng hoặc dị dưỡng
Dị dưỡng


------------------------------------------------Câu 2: Sự sai khác trong tiêu chí phân loại của hệ thống 2 giới, 4 giới, 5 giới và 3
lãnh giới là gì? Theo em sử dụng hệ thống phân loại nào ưu thế hơn? Vì sao?
Trả lời

Dựa vào tiêu chí dễ quan sát về giải phẫu hình thái của cơ thể → 2 giới: Thực
vật và Động vật.

Dựa vào sự nghiên cứu sâu hơn trong cấu tạo hiển vi và phương thức dinh
dưỡng → 4 giới: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật (tảo và thực vật), Động vật (động
vật nguyên sinh và động vật).

Dựa vào cấu tạo tế bào, số lượng tế bào, kiểu dinh dưỡng → 5 giới: Khởi sinh,
Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.

Dựa vào sự khác biệt về hệ gen và cấu trúc thành tế bào → 3 lãnh giới: Vi

khuẩn, Vi khuẩn cổ, sinh vật nhân thực.

Sử dụng hệ thống phân loại 3 lãnh giới có ưu điểm hơn vì: Dựa vào cấu trúc hệ
gen giúp ta phân biệt được mối quan hệ gần gũi trong tiến hoá.
--------------------------------------Câu 3: Sinh vật được phân loại và đặt tên như thế nào? Viết tên khoa học của loài
người và chỉ ra vị trí phân loại của loài người trong sinh giới.
Trả lời
1. Phân loại sinh vật

Sắp xếp theo thang phân loại lệ thuộc từ thấp đến cao: loài – chi – họ - bộ - lớp
– ngành – giới, trong đó loài là cấp phân loại thấp nhất và giới là cấp phân loại
cao nhất.

Bất cứ một sinh vật nào cũng đều được sắp xếp vào 1 loài nhất định. Nhiều loài
thân thuộc tập hợp thành chi, nhiều chi thân thuộc tập hợp thành họ, nhiều họ
thân thuộc tập hợp thành bộ, nhiều bộ thân thuộc tập hợp thành lớp, nhiều lớp
thân thuộc tập hợp thành ngành, nhiều ngành thân thuộc tập hợp thành giới.
2. Cách đặt tên loài theo nguyên tắc dùng tên kép (theo tiếng La tinh): tên thứ nhất là
tên chi là chữ cái in hoa viết phía trước, tên thứ hai là tên loài dùng chữ thường và viết
sau tên chi. Tên kép được viết nghiêng.
3. Tên khoa học của loài người là Homo sapiens, có vị trí phân loại là:


Giới động vật (Animalia)
Ngành động vật có xương sống (Chordata)
Lớp thú (Mamalia)
Bộ linh trưởng (Primates)
Họ người (Homonidae)
Chi người (Homo)
Loài người khôn ngoan (Homo sapiens)

-------------------------------Câu 4: Loài sinh vật nào được xem là trung gian giữa động vật và thực vật? Tại sao?
Trả lời
Trùng roi xanh được xem là dạng trung gian giữa động vật và thực vật vì có
đặc điểm của cả 2 giới:

Đặc điểm của giới thực vật: có lục lạp, sống tự dưỡng.

Đặc điểm của giới động vật: di chuyển và bắt mồi.
----------------------------Câu 5: Nêu các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống và giải thích.
Trả lời
Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống và giải thích

Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: tổ chức dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ
chức sống cấp trên. Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của
tổ chức cấp thấp mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức dưới không có
được.

Hệ thống mở và tự điều chỉnh: mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều
chỉnh đảm bảo duy trì và điều hoà sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ
chức sống có thể tồn tại và phát triển.

Thế giới sống liên tực tiến hoá
+ Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này
sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, các sinh vật đều có
những đặc điểm chung.
+ Tuy nhiên, sinh vật luôn có các cơ chế phát sinh các biến dị và chọn lọc tự
nhiên không ngừng tác động để giữ lại các dạng sống thích nghi. Dù có chung
nguồn gốc nhưng các sinh vật luôn tiến hoá theo chiều hướng khác nhau tạo
nên một thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú.
Câu 6: Em hiểu thế nào là đa dạng sinh học? Tại sao phải bảo tồn đa dạng sinh học?

Tại sao đa dạng sinh học ở Việt Nam bị giảm sút và gia tăng độ ô nhiễm môi trường?
Trả lời
1. Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loại sinh vật và hệ sinh
thái trong tự nhiên.

Đa dạng sinh học có thể gặp ở 3 mức độ khác nhau

Thể hiện rõ nhất ở cấp độ loài: Ngày nay, các nhà khoa học đã thống kê và mô
tả được khoảng 1,8 triệu loài, trong đó có khoảng 5.200 loài vi khuẩn, 100.000
loài nấm, 150.000 loài tảo, 300.000 loài thực vật và trên 1 triệu loài động vật.









Đa dạng sinh học còn thể hiện ở đa dạng quần xã và đa dạng hệ sinh thái: Mỗi
một quần xã, một hệ sinh thái là đặc thù trong quan hệ nội bộ sinh vật và quan
hệ với môi trường. Loài, quần xã, hệ sinh thái luôn biến đổi nhưng luôn giữ là
hệ cân bằng trong toàn bộ sinh quyển.
2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam giảm sút và tăng ô nhiễm vì:

Việc bảo vệ tài nguyên chưa hiệu quả, khai thác tài nguyên không hợp lí.

Gây ô nhiễm môi trường do đô thị hoá, công nghiệp hoá… làm gia tăng các tác
nhân vật lí, hoá học độc hại gây nguy hiểm cho sản xuất và cuộc sống của con
người…

---------------------------Câu 7: Tại sao phải bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ rừng?
Trả lời

Cần bảo tồn đa dạng sinh học vì: thế giới sống không chỉ có tính thống nhất mà
còn có tính đa dạng thể hiện ở các cấp độ tổ chức
+ Đa dạng về gen
+ Đa dạng về loài
+ Đa dạng về quần xã
+ Đa dạng về hệ sinh thái

Cần bảo vệ rừng vì:
+ Rừng tham gia vào việc cân bằng hệ sinh thái, cung cấp chất dinh dưỡng, O 2,
năng lượng cho hệ sinh thái.
+ Rừng có lời ích cho sản xuất và đời sống con người như: cung cấp thực phẩm,
dược phẩm, nguyên vật liệu, chống xói mòn.
Câu 8: Người ta xếp địa y vào giới Nấm. Theo em có hợp lí không? Tại sao không xếp
địa y vào giới Thực vật hoặc giới Nguyên sinh.
Trả lời
Địa y là dạng cộng sinh giữa Nấm và vi khuẩn lam hoặc tảo lam. Xếp địa y vào giới
nấm chưa hoàn toàn hợp lí vì:

Vi khuẩn lam: nhân sơ, đơn bào, tự dưỡng.

Tảo: đa bào, nhân thực, tự dưỡng.
Không thể xếp địa y vào giới Thực vật vì:

Nấm: đa bào, nhân thực nhưng dị dưỡng.

Vi khuẩn lam: tự dưỡng nhưng đơn bào, nhân sơ.


Tảo lam: tự dưỡng nhưng đơn bào.
Không thể xếp địa y vào giới Nguyên sinh vì:

Nấm: đa bào, nhân thực.

Vi khuẩn lam: nhân sơ, đơn bào, tự dưỡng.
-----------------------Câu 9: Nêu các đặc điểm khác nhau giữa nhóm Động vật không xương sống và Động
vật có xương sống?
Trả lời



Các đặc điểm khác nhau giữa nhóm Động vật không xương sống và Động vật
có xương sống là
Điểm
Động vật không xương sống
Động vật có xương sống
so sánh
Không có bộ xương trong, bộ Bộ xương trong bằng sụn hoặc
Hệ xương
xương ngoài bằng kitin (nếu có)
bằng xương với dây sống hoặc cột
sống làm trụ
Hô hấp qua da hoặc hệ thống ống Hô hấp bằng mang hoặc phổi
Hệ hô hấp
khí
Chưa có hệ thần kinh hoặc thần Thần kinh dạng lưới hoặc ống
Hệ thần kinh
kinh dạng chuỗi hạch


Thân lỗ
Chỉ có một ngành được phân chia

Ruột khoang
thành các lớp:

Giun dẹp

Nửa dây sống

Giun tròn

Cá miệng tròn

Thân mềm

Cá sụn
Các ngành

Chân khớp

Cá xương

Da gai

Lưỡng cư

Bò sát

Chim


Thú
Câu 10: Bảng dưới đây mô tả hệ thống phân loại của 5 loài thú khác nhau ở Việt Nam
Mammali Mammalia
Mammalia
Mammalia
Mammali
Lớp
a
a
Bộ
Carnivora Carnivora
Carnivora
Aniodactyla
Carnivora
Họ
Felidae
Felidae
Ursidae
Ursidae
Felidae
Chi Panthera
Neofelis
Ursus
Muntiacus
Panthera
P. pardus N. nebulosa U. thibetanus M. vuquangensis
P. tigris
Loài (Báo hoa (Báo gấm)
(Gấu ngựa)

(Mang Vũ Quang) (Hổ)
mai)
Dựa vào thông tin trong bảng, hãy sắp xếp các loài theo thứ tự quan hệ họ hàng từ gần
đến xa. Giải thích.
Trả lời
1. Thứ tự: báo hoa mai, hổ, báo gấm, gấu ngựa, mang Vũ Quang.
2. Giải thích

Dựa vào nguyên tắc phân loại: các loài gần gũi xếp thành vào 1 chi, các chi gần
gũi xếp vào một họ, các họ gần gũi xếp vào một bộ.

Các loài cùng chi có quan hệ gần gũi nhất, sau đó đến các loài cùng họ khác
chi, tiếp đến là các loài cùng bộ khác họ và cuối cùng là các loài cùng lớp khác
bộ.
-------------------------------Câu 11: Sự thống nhất và đa dạng của sinh giới được thể hiện như thế nào? Tại sao
từ một nguồn gốc chung, sinh vật có thể tiến hoá tạo nên thế giới sống đa dạng,
phong phú và thích nghi?


Trả lời

Sự thống nhất của sinh giới được thể hiện như sau:
+ Tất cả các cơ thể sống đều có cấu tạo tế bào, đều sử dụng ADN làm vật chất
bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử.
+ Sử dụng enzim làm chất xúc tác.
+ Sử dụng ATP làm đồng tiền năng lượng trong hoạt động trao đổi chất.

Sự đa dạng của sinh giới được thể hiện ở 3 mức độ: loài, quần xã, hệ sinh thái.
------------------------Câu 12: Tại sao trong hệ thống phân loại 3 lãnh giới, giữa vi sinh vật cổ và vi khuẩn
cùng thuộc một nhóm tế bào nhân sơ nhưng chúng được xếp thành hai lãnh giới

riêng?
Trả lời
Trong hệ thống phân loại 3 lãnh giới, giữa vi sinh vật cổ và vi khuẩn cùng
thuộc một nhóm tế bào nhân sơ nhưng chúng được xếp thành hai lãnh giới riêng do
chúng có những đặc điểm khác nhau
Vi khuẩn
Vi khuẩn cổ
Thành tế bào Chứa peptidoglican
Chứa hỗn hợp gồm pôlisaccarit, prôtêin
và glicoprôtêin
Hệ gen
Không chứa đoạn intron Có chứa đoạn intron
Câu 13: Vì sao nói rằng ở giới khởi sinh, các sinh vật có kiểu dinh dưỡng đa dạng
nhất?
Trả lời

Ở giới khởi sinh, các sinh vật có kiểu dinh dưỡng đa dạng nhất, gồm: hoá tự
dưỡng, quang tự dưỡng, hoá dị dưỡng và quang dị dưỡng. Nhiều vi khuẩn sống
kí sinh trong các cơ thể khác.

Trong khi đó, các giới khác thường chỉ có 1 phương thức sinh dưỡng chủ yếu
+ Giới động vật, giới nấm – hoá dị dưỡng
+ Giới thực vật – quang tự dưỡng
+ Giới nguyên sinh – phương thức dinh dưỡng cũng khá đa dạng nhưng không có
hoá tự dưỡng và quang dị dưỡng rất ít.
-------------------------------Câu 14: Hãy so sánh đặc điểm của động vật đơn bào và tảo.
Trả lời
1. Giống nhau: đều thuộc nhóm tế bào nhân thực.
2. Khác nhau


Động vật đơn bào: cơ thể chỉ gồm 2 tế bào, không có lục lạp, sống dị dưỡng và
không có thành xenlulôzơ.

Tảo: đơn bào hoặc đa bào (đa bào chiếm đa số), có lục lạp, sống quang dị
dưỡng, có thành xenlulôzơ.
Câu 15: Trình bày đặc điểm các ngành của giới Thực vật
Trả lời

Giới Thực vật bao gồm các ngành sau: rêu, quyết, hạt trần, hạt kín




Đặc điểm các ngành của giới Thực vật
Các ngành
Rêu
Quyết

m
ểiđcặĐ

Đại diện

Hạt trần

Rêu

Dương sỉ

Thông, tuế


Tinh trùng

Có roi

Có roi

Không roi

Thụ tinh

Nhờ nước

Nhờ nước Nhờ gió

Hạt

Chưa có

Chưa có

Không được bảo
vệ

Hạt kín
Một lá mầm: ngô…
Hai lá mầm: đậu…
Không roi
Nhờ nước, gió, côn
trùng

Được bảo vệ trong
quả

Câu 16: Tại sao thực vật hạt kín rất đa dạng về số lượng loài và phân bố rộng rãi
trên Trái Đất?
Trả lời
Thực vật hạt kín rất đa dạng về số lượng loài và phân bố rộng rãi trên Trái Đất vì:

Lá có lớp cutin → chống mất nước.

Biểu bì lá có khí khổng → trao đổi khí và thoát hơi nước.

Hình thức thụ phấn đa dạng, thụ phấn nhờ gió, nước, côn trùng → tăng hiệu
suất thụ phấn.

Thụ tinh kép tạo hợp tử và tạo nội nhũ để nuôi phôi → đảm bảo sự phát triển
của hợp tử.

Có sự tạo thành hạt và quả → bảo vệ và nuôi phôi, phát tán, duy trì sự tiếp nối
các thế hệ.
----------------------------Câu 17: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp
a. Trong thang phân loại sinh vật, cấp cao nhất là…(1) và thấp nhất là…(2), còn bậc
phân loại cao hơn bộ nhưng thấp hơn ngành là…(3).
b. Mỗi cấp độ tổ chức của hệ thống sống đều bao gồm những đặc điểm của cấp độ….
(1) nhưng vẫn có những đặc tính….(2) là do sự tương tác giữa các...(3) của nó.
c. Vi sinh vật cổ khác vi khuẩn ở cấu tạo…(1) và…(2) nên trong hệ thống phân loại 3
lãnh giới, người ta tách chúng thành 2 lãnh giới khác nhau.
d. Căn cứ vào mức độ phân hoá của tổ chức cơ thể, phương thức…(1) và tương quan
giữa giai đoạn lưỡng bội và…(2) trong chu kì sống mà người ta chia giới Thực vật
thành…(3) ngành chính.

e. Sự đa dạng của sinh giới được biểu hiện ở số lượng…(1) rất lớn, số cá thể của mỗi
loài…(2) và sự phong phú của các…(3) cũng như…(4).
Trả lời
a. (1) giới
(2) loài
(3) lớp
b. (1) trước liền kề
(2) nổi trội
(3) thành phần cấu trúc
c. (1) thành tế bào
(2) bộ gen
d. (1) sinh sản
(2) đơn bội
(3) bốn
e. (1) loài
(2) quần xã
(3) hệ sinh thái
---------------------


Câu 18: Vì sao các tổ chức như đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan chưa
được xem là cấp độ tổ chức cơ bản của sinh giới? Trong các cấp tổ chức của thế giới
sống cấp tổ chức nào được xem là đơn vị cơ bản? Vì sao?
Trả lời
1. Các tổ chức như đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan chưa được xem là
cấp độ tổ chức cơ bản của sinh giới vì các cấp tổ chức này ở trạng thái riêng biệt
không thực hiện được chức năng của chúng.
Các đại phân tử như: prôtêin, axit nuclêic khi ở trong tế bào mới thực hiện chức năng
của chúng.
Các mô, cơ quan, các hệ cơ quan chỉ thực hiện được đầy đủ chức năng của chúng khi

trong cơ thể.
2. Tế bào được xem là đơn vị cơ bản của thế giới sống vì:

Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể.

Tế bào là đơn vị chức năng thông qua các hoạt động sống của nó thể hiện các
đặc trưng cơ bản của sự sống: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát
triển, cảm ứng…

Tế bào chỉ sinh ra tế bào, từ đó tạo nên sự sinh sản của cơ thể đơn bào và sự
sinh trưởng của cơ thể đa bào.
------------------Câu 19: Trong chi Báo có nhiều loài khác nhau như: báo hoa, hổ, sư tử. Chúng đều
thuộc bộ Động vật ăn thịt (Carnivora) và thuộc họ mèo (Felidade). Hãy cho biết vị trí
phân loại đầy đủ của Hổ (Panthera tigris) trong thang phân loại từ thấp đến cao là gì?
Trả lời
Vị trí phân loại đầy đủ của Hổ (Panthera tigris) trong thang phân loại từ thấp đến
cao là:

Loài Hổ (Panthera tigris)

Chi Báo (Panthera)

Họ Mèo (Felidade)

Bộ Động vật ăn thịt (Carnivora)

Lớp động vật có vú (Mamalia)

Ngành động vật có dây sống (Chordata)


Giới động vật (Animalia)
Câu 20: Trình bày hướng tiến hoá của giới Động vật về cấu tạo cơ thể, cấu tạo phôi,
môi trường sống?
Trả lời
Chiều hướng tiến hoá của giới Động vật
1. Về cấu tạo cơ thể

Từ đơn bào → cận đa bào → đa bào chính thức.

Từ đối xứng toả tròn → đối xứng 2 bên.

Từ chưa có thể xoang → thể xoang giả → thể xoang chính thức.

Từ có miệng nguyên sinh → có miệng thứ sinh.
2. Về cấu tạo phôi: từ 2 lá phôi → 3 lá phôi.


3. Về môi trường sống: từ sống dưới nước đến sống trên cạn.



×