Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bài thi liên môn lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.57 KB, 17 trang )

-

-

1.

2.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Điền
Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
Địa chỉ: Bồ Điền – Phong An – Phong Điền – Thừa
Thiên Huế
Điện thoại:
Email:
Thông tin về thí sinh (hoặc nhóm không quá 02 thí
sinh)
Họ và tên: Nguyễn Bình
Ngày sinh: 27/01/2000
Lớp: 10B1
Họ và tên: Hoàng Thị Ngọc Ánh
Ngày sinh: 02/05/2000
Lớp: 10B1

1


CÙNG CHUNG TAY GIẢM THIỂU BỆNH UNG
THƯ Ở VIỆT NAM
I. TÌNH HUỐNG:
Năm nay, chị ấy học lớp 12, tinh thần chị ấy gần như suy sụp hoàn toàn khi mẹ


chị ấy bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Sáu năm trước, ba chị ấy cũng phải qua
đời vì căn bệnh gan ác tính để lại bốn mẹ con chị ấy với nỗi đau không gì có thể
bù đắp được, chỉ biết nương tựa vào nhau mà sống cho qua ngày. Giờ mẹ con
chị ấy lại như thế không biết tương lai ba chị em sẽ về đâu? Đôi mắt thâm sâu và
những giọt nước mắt thường lăn trên khuôn mặt ấy làm tôi cũng thấy cay cay
mỗi lần gặp chị. Không riêng gì gia đình chị mà ở cả những gia đình khác ở quê
tôi, không phải bố mẹ thì là anh em, không anh em thì là bà con hàng xóm lần
lượt mắc phải căn bệnh quái ác này. Số người nắc bệnh ung thư ngày một nhiều
khiến câu nói “Trời kêu ai nấy dạ” đã là câu nói cửa miệng của người dân quê
tôi khi nói đến bệnh ung thư. Nỗi đau, nỗi mất mát cứ từ gia đình này đến gia
đình khác phải chịu đựng, điều đó đã nhấn chìm những làng quê vốn yên ả ở
Việt Nam vào vòng xoái bệnh tật- bệnh ung thư.
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
- Để tất cả mọi người dân thức tỉnh trước sự gia tăng nhanh chóng của bệnh ung
thư ở Việt Nam hiện nay, ý thức được sự nguy hiểm của bệnh ung thư cũng như
tác nhân gây bệnh ung thư trong cuộc sống để có thể phòng tránh.
- Giúp mọi người có được kiến thức về bệnh ung thư và có thể tuyên truyền cho
nhau.
- Để những cơ quan có thẩm quyền có thể biết và quan tâm tạo điều kiện cho
người dân phòng chống bệnh ung thư.
- Nhằm vận dụng những kiến thức liên môn (văn, toán, sinh, hóa…) đã học được
trên lớp cũng như những kiến thức thu thập được trong cuộc sống vào thực tiễn.
III. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1) Thành lập nhóm nghiên cứu:
- Gồm hai thành viên: Nguyễn Bình và Hoàng Thị Ngọc Ánh (lớp 10B1)
2) Tiến hành nghiên cứu: Bằng các phương pháp:

2



- Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu về số bệnh nhân mắc bệnh unh thư
cũng như số người chết vì căn bệnh này ở nước ta, thế giới và số tiền phải chi ra
để chữa bệnh ung thư.
- Phương pháp tìm kiếm: Tìm kiếm thông tin liên quan trên sách báo ở thư
viện, trên truyền hình cũng như trên Internet.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp những kiến thức mà mình đã học và tìm
hiểu được vào đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Dựa vào những số liệu đã thu thập được để so sánh
tình hình bệnh ung thư qua các năm và ung thư ở Việt Nam so với các nước
trong khu vực cũng như trên thế giới với nhau để có thể thấy được sự tương
quan giữa chúng.
- Phương pháp chứng minh: Đưa ra những dẫn chứng về tác nhân gây bệnh
ung thư mà chúng ta không thể ngờ tới nhằm tăng sức thuyết phục.
- Phương pháp phân tích, đánh giá: Phân tích các tác nhân gây bệnh và bày tỏ
ý kiến của mình.
3) Tổng hợp nghiên cứu và đề ra giải pháp:
Vận dụng các kiến thức liên môn để nghiên cứu và giải quyết tình huống:
- Toán: Tính toán tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam, so sánh với thế giới
và tính số tiền phải chi trả để chữa bệnh ung thư ở Việt Nam và thế giới.
- Văn: Xây dựng bố cục chặt chẽ, rõ ràng, câu văn mạch lạc; thuyết phục có sức
thuyết phục; lập luận , lí lẽ đúng đắn cũng như nghị luận giải thích, chứng minh
cho những kiến thức về ung thư.
- Địa lí: Vẽ nên các biểu đồ để so sánh bệnh ung thư ở Việt Nam và thế giới.
- Anh văn: Tìm tên các chất hóa học bằng tiếng Anh, có thể dịch bài viết sang
tiếng Anh để phổ biến, chia sẻ cho mọi người trên thế giới vì đây là vấn đề của
toàn bộ thế giới loài người.
- Tin học: Dùng Internet để tìm kiếm tài liệu về bệnh ung thư, thống kê số liệu
người mắc bệnh, dùng các phần mềm chuyên dụng để thống kê và vẽ biểu đồ
minh họa.

- Vật Lí: Tìm hiểu tác hại của tia phóng xạ, tia cực tín dẫn đến ung thư.
- Hóa học: Tìm hiểu về các chất gây ung thư và công thức hóa học của chúng
như: arcylamide, glycidamide, salbutamol…
3


- Sinh học: Tìm hiểu các nguyên nhân gây đột biến gen, lỗi ADN trong tế bào
dẫn đến tạo tế bào ung thư.
- Công dân: Tuyên truyền để nâng cao ý thức của bản thân và cộng đồng trong
việc tránh các tác nhân gây bệnh ung thư trong từng thói quen, hoat động.
- Mĩ thuật: Vẽ nên các poster để tuyên truyền về việc phòng tránh bệnh ung
thư.
- Thể dục thể thao: Tìm hiểu những bài tập thể dục buổi sáng, bài tập Yoga,
các môn thể thao tăng cường sức khỏe và sức đề kháng để có thể chống lại bệnh
ung thư.
4) Nội dung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
a) Tìm hiểu chung về bệnh ung thư:
- Ung thư là gì? Ung thư là bệnh lí ác tính của tế bào khi bị kích thích của các
tác nhân gây ung thư, tế bào ung thư tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức
không tuân theo các cơ chế kiểm soát sự phát triển của cơ thể.
- Đặc tính cơ bản của bệnh ung thư:
Khi hình thành khối u ác tính, không như những khối u bình thường (sinh chậm
có vỏ bọc ) mà nó xâm lấn các tổ chức lành xung quanh như gốc cây có rễ lan
nhanh bám sâu trong cơ thể; các khối u có khả năng di căn tới hạch bạch huyết
hoặc tạng ở xa rội hình thành thêm các khối u mới, có biểu hiện mãn tính.
- Nguyên nhân và cơ chế phát sinh bệnh ung thư:
+ Nguyên nhân: Nguyên nhân gây ung thư là sự sai hỏng của ADN, tạo nên
các đột biến ở các gene thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như các cơ
chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự tăng

sinh không kiểm soát và tạo thành khối u. Khối u là một khối mô bất thường, có
thể ác tính, tức ung thư hoặc lành tính, tức không ung thư. Chỉ những khối u ác
tính thì mới xâm lấn mô khác và di căn.
+ Cơ chế phát sinh bệnh ung thư: Đột biến bất hoạt gen ức chế khối u => Tế
bào tăng sinh => Đột biến bất hoạt gen sưả chửa AND => Đột biến gen tiền ung
thư => Đột biến bất hoạt thêm vài gen ức chế khối u => Ung thư.
b) Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam và thế giới hiện nay:
+ Ở Việt Nam:

4


Hiện nay, bệnh nhân mắc bệnh ung thư đang tăng nhanh tại Việt Nam. Hằng
năm, nước ta lại có thêm khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư và khoảng
75.000 chết vì căn bệnh này. Tính đến bây giờ, nước ta có khoảng 240.000 –
250.000 người mắc bệnh ung thư.
Tại Việt Nam các bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới là: ung thư phổi, ung
thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại-trực tràng, ung thư thanh quản và ung thư
thực quản. Ở nữ giới các bệnh ung thư phổ biến nhất là: ung thư vú, ung thư cổ
tử cung, ung thư đại-trực tràng, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan.

+ Trên thế giới:
Tính đến năm 2002, trên toàn thế giới ước tính có khoảng 10,9 triệu người mới
mắc bệnh ung thư. Nhìn chung số bệnh nhân ung thư ngày càng tăng.
Một điểm đáng lưu ý là người ta đã dự báo được tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ở
các nước phát triển (nước giàu) và các nước đang phát triển và các nước nghèo
đã dần dần thay đổi theo thời gian.
Bảng 1: Tỉ lệ % người mắc bệnh ung thư giữa các nước giàu và nước
nghèo.
NĂM

1990
2010

TỈ LỆ MẮC BỆNH UNG THƯ (%)
NƯỚC GIÀU
NƯỚC NGHÈO
50
50
40
60

Các nước nghèo có tỉ lệ mắc ung thư tăng dần lên và giảm đi ở các nước giàu.
Trong đó các loại ung thư đại trực tràng, tiền liệt tuyến thường gặp ở các nước
giàu. Nhưng ở các nước đang phát triển chủ yếu gặp các loại ung thư cổ tử cung,

5


vòm họng, gan, thực quản…

c) Tác hại của bệnh ung thư:
- Đối với bản thân người bị bệnh: Gây ra sự đau đớn cho người bệnh về thể xác
cũng như tinh thần, làm giảm tuổi thọ của người bệnh.
- Đối với gia đình: Bệnh ung thư khiến gia đình người bệnh mất một phần kinh
phí lớn để điều trị bệnh và gây ra sự đau buồn trong gia đình.
- Đối với xã hội: Nếu số người mắc bệnh quá nhiều thì nguồn nhân lực sẽ thiếu
hụt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất => ảnh hưởng đến nền kinh
tế quốc dân, nó còn cho thấy trình độ phát triển của quốc gia đó chưa cao khiến
nhân dân bệnh tật.
d) Những tác nhân làm cho con người bị bệnh ung thư:

* Nguyên nhân khách quan:
- Di truyền
- Do tia cực tín (ung thư da)
* Nguyên nhân chủ quan: Là những nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh ung thư
ở Việt Nam gia tăng nhanh như hiện nay. Thông qua ba con đường: Thức ăn,
nước uống, không khí. Con người Việt Nam hằng ngày đã đưa vào cơ thể một
lượnglớn chất gây ung thư, thậm chí biết nhưng vẫn phải sử dụng. Sau đây là
các tác nhân gây bệnh.

6


- Tác nhân gây bệnh trong quá trình chăn nuôi: để thu được lợi nhuận cao thì
những người chăn nuôi thiếu ý thức đã sử dụng chất tăng trọng, chất tạo nạc (họ
chất chủ vận β như salbutamol, clenbuterol,…) trong chăn nuôi heo, bò, vịt,…
Đây là những chất có thể gây ra bệnh ung thư ở cơ thể người. Không những thế,
hiện nay một số cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi cũng phối trộn những chất độc
hại đối với con người trong thức ăn (vàng ô, Clenbuterol, Chloramphenicol,
Diethylstilbestrol (DES), Dimetridazole,
Fenoterol, Furazolidon, các dẫn xuất nhóm
Nitrofuran, Isoxuprin, Methyl-testosterone,
…). Việc sử dụng chất cấm, chất độc trong
chăn nuôi như trên đều xuất phát từ lòng
hám lợi và ý thức kém của người chăn nuôi,
thương lái, cơ sở sản xuất, bất chấp hậu quả
và đạo đức làm người.
Chất vàng ô

- Tác nhân gây bệnh ung thư trong quá trình trồng trọt: Hiện nay trong trồng trọt
nhiều người nông dân đang sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật cũng như

phân bón hóa học, điều đó làm cho dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản
phẩm nông nghiệp tăng cao và chính điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều tới sức
khỏe của người tiêu dùng. Không những thế, chất kích thích tăng trưởng ở cây
trồng (Tony 920, Gibberellin,ProGibb 10 SP…) cũng đã và đang được những
người nông dân sử dụng và đáng chú ý là họ thu hoạch sản phẩm khi dư lượng
thuốc vẫn còn nhiều, nếu ta ăn phải những thứ đó thì những chất độc trên sẽ tích
tụ trong cơ thể ta và nếu chúng tích tụ quá nhiều thì sẽ gây ung thư.
-Tác nhân gây bệnh từ chế biến thức ăn: Như chúng ta đã biết nước mắm, xì
dầu, tương ớt… là những gia vị cần thiết trong bữa ăn hằng ngày nhưng ít ai biết
rằng chúng cũng chứa những chất độc hại đối với cơ thể - trong một số loại
nước mắm, xì dầu có những chất tạo mùi, chất tạo màu, chất bảo quản, chất
chống thối natripenzoat, đạm đậu nành hoặc ni-tơ tổng hợp. Những chất đó có
thể gây ung thư cho người sử dụng. Đặc biệt là trong tương ớt những chất độc
gây ung thư rất nhiều, có thể kể ra như: Rhodamine B, Carboxyl methyl
cellulose, chất chống mốc, chống chua, chất bảo quản…Bên cạnh đó, việc tẩy
rửa thực phẩm cũng rất nguy hiểm ví dụ như việc tẩy chuối, mít…Trong một số
chất tẩy rửa thường có chất Dioxane là một chất có thể dẫn đến ung thư. Nguy

7


hiểm nhất là cách chế biến thức ăn hằng ngày, đặc biệt là trong các món chiên
nướng, khi chiên hay nướng thì mỡ hay dầu nếu gặp nhiệt độ cao thì sẽ biến chất
thành các chất độc như Aldehyde, Fatty acid oxide… Dùng dầu chiên đi chiên
lại nhiều lần cũng có nguy cơ gây ung thư.

Hình ảnh dầu chiên đi chiên lại
nhiều lần

Tương ớt chế biến không hợp vệ

sinh, chứa nhiều chất độc

-Tác nhân gây ung thư từ các đồ dùng hằng ngày: Nước rửa chén thì nhà ai cũng
có nhưng trong một vài loại nước rửa chén cũng có chất độc gây ung thư (LAS,
Sút, Natri Sunphat, Tripoly, Amol Clorua, màu công nghiệp, hương liệu, chất
tạo đặc…), nếu rửa không sạch xà bông trên chén đĩa thì rất nguy hiểm. Xà
phòng, kem đánh răng cũng có chứa chất gây ung thư đó là Triclosan. Dầu gội
đầu cũng có nhiều chất có thể gây ung thư như Mineral Oil, Fragrance, Paraben,
SLS, PG, DEA, MEA, TEA, Phenoxyethanol…Áo quần mà ta mặc đặc biệt là
áo quần từ Trung Quốc cũng có những chất độc như Antimon, NPE, PFC,
Phtalate…Không những thế, ngoài những vật dụng ở trên thì đồ chơi trẻ em,
chai nhựa nước giải khát, túi ni lông, túi xách, áo ngực, chén bát, đồ gốm, khăn
giấy, giấy vệ sinh, hộp đựng thức ăn… tất cả những thứ đó đều có thể gây bệnh
8


cho người sử dụng. Bên cạnh đó tấm lợp amiăng tuy rất nguy hiểm vì chứa chất
gây ung thư nhưng hiện nay người Việt vẫn sử dụng nó rất nhiều vì giá thành rẻ.
- Thứ năm là tác nhân gây ung thư từ các thói quen hằng ngày:
+Hiện nay, học sinh đi học được bố mẹ cho tiền nên hay ăn quà vặt. Trong
những thứ mà học sinh hay ăn thì có rất nhiều thứ không rõ nguồn gốc, chứa
nhiều chất nguy hiểm có khả năng gây ra ung thư.
+ Thói quen ham rẻ của người Việt cũng là một nguyên nhân gây ung thư vì
những thực phẩm có giá rẻ thường được sản xuất không đúng cách nên có thể
chứa những chất độc.
+ Ít luyện tập thể dục thể thao.
+ Đặc biệt là thói quen hút thuốc và uống rượu bia:
Hút thuốc thải ra khói thuốc và trong khói thuốc có khoảng 4000 chất hóa học,
trong đó có 40 chất được xếp vào loại gây ung thư gồm những chất như nicotin,
oxidecarbon, hắc ín, benzene, ammania… nếu hít phải khói thuốc thì ảnh hưởng

đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch,
giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.
Còn về việc uống rượu bia cũng rất độc hại vì rượu tác động đến gen có
khả năng gây ung thư. Rượu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bệnh ung
thư cấp di truyền do ảnh hưởng gen gây ung thư giai đoạn đầu và thúc đẩy gen
này phát triển nhanh dẫn đến ung thư sớm. Quá trình chuyển hóa rượu sẽ sinh ra
acetaldehyde làm yếu khả năng sửa sai sót tự nhiên DNA của tế bào khiến gia
tăng nguy cơ đột biến tế bào dẫn đến ung thư. Bên cạnh đó rượu còn liên kết với
các enzyme có chức năng giải độc cho cơ thể trong đó có cytochrome P – 450.
Uống quá nhiều rượu sẽ tạo ra vô số cytochrome P – 450 ở gan, phổi, ruột đây là
những cơ quan dễ bị ung thư nhất trong cơ thể người. Uống rượu nhiều ảnh
hưởng xấu bất thường đến việc trao đổi chất của cơ thể và thúc đẩy ung thư. Gan
có chức năng lọc thải chất độc trong cơ thể và nó cũng chỉ làm việc được trong
giới hạn cho phép mà thôi. Việc rượu quá nhiều trong cơ thể khiến gan bị quá tải
và khiến cơ quan này bị tổn thương trầm trọng hình thành các mô sẹo gây xơ
gan mãn tính mà dẫn đến ung thư.
- Thứ sáu là tác nhân gây ung thư từ những thứ có xuất xứ không rõ ràng (chủ
yếu là từ Trung Quốc) , hiện nay hàng hóa Trung Quốc trà trộn vào thị trường
nước ta rất nhiều, trong số đó có những thứ chứa rất nhiều chất độc hại (thức ăn,

9


đồ uống, đồ chơi trẻ em…). Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng phân
biệt được đâu là hàng Trung Quốc vì vậy mà nhiều người đã sử dụng. Điều này
khiến cho người dân vô cùng bức xúc vì đã tốn tiền mua hàng nhưng lại phải
mang bệnh trong người.

Tấm
chơixứ

Giá
Nước
đỗtrái
códán
thêm
câyđồxuất
sodium
Trung
cóQuốc
độc
nitrite
từ Trung
từQuốc
Trung
Quốc

- Thứ bảy là tác nhân gây ung thư từ lương tâm của những người bán hàng: vì
lợi ích của mình mà những người bán hàng sẵn sàng tẩm ướp phụ gia độc hại
vào những sản phẩm mà mình bán. Không những thế, nhiều người bán hàng còn
bán cả những sản phẩm độc hại cho con người.
- Thứ tám là tác nhân gián tiếp từ pháp luật của nước ta còn nhiều kẻ hở khiến
cho nhiều phần tử dễ dàng luồng lách bằng nhiều biện pháp khác nhau (chủ yếu
là hối lộ) để có thể tiếp tục sản xuất ra các sản phẩm độc hại.
Nói tóm lại trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều tác nhân gây ung thư và
trên đây là những tác nhân điển hình mà chúng ta dễ bị ảnh hưởng nhất.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để giải quyết được vấn đề gì thì ta cũng phải dựa vào những thứ mà đã gây ra
nó. Vậy để có thể hạn chế khả năng mắc bệnh ung thư chúng ta cần:
-Thứ nhất là về vấn đề ăn uống:
+Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không chứa các chất độc hại.

Muốn vậy thì ý thức của những người sản xuất phải được nâng cao, chúng ta
nên mở ra nhiều hơn những hội nghị để tuyên truyền, giáo dục người nông dân
sản xuất thực phẩm sạch, an toàn (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, hạn

10


chế sử dụng phân hóa học, không sử dụng các chất kích thích tăng trưởng ở cây
trồng cũng như những chất độc, chất tạo nạc ở vật nuôi…).
+Kêu gọi ý thức bảo vệ dân tộc, lương tâm người bán hàng: những người bán
hàng không nên vì lợi ích cá nhân mà đưa các chất độc hại (chất bảo quản, chất
làm tươi thực phẩm…) vào những sản phẩm mà mình bán.
+ Các món ăn hạn chế được càng nhiều dầu càng tốt, nên ăn ít các món chiên,
nướng; nếu có chiên nướng thì nên để lửa vừa nhỏ để dầu mỡ không bị nung
nóng đến nhiệt độ quá cao và sinh ra các chất độc hại. Đặc biệt không nên sử
dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.
+ Nên ăn các thức ăn tốt cho việc phòng chống ung thư như: Bông cải xanh, cải
xoăn, rau chân vịt, nghệ, tỏi, hành tây, nấm, cà chua, sữa chua…
+ Không nên ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc.
+ Không nên uống quá nhiều các loại thức uống hiện đang trôi nổi trên thị
trường.
+ Không nên ăn những thức ăn đã ôi thiu, lên mốc meo.
+ Không bỏ thức ăn nóng vào túi ni lông hay ca nhựa.
+ Là học sinh thì không nên ăn quá nhiều quà vặt.
+ Nếu gia đình có điều kiện có thể tự trồng rau sạch, nuôi cá, gà… để cung cấp
thực phẩm cho gia đình, nếu không thì phải cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm,
nên tìm mua ở nhưng nơi tin cậy để đảm bảo an toàn.
+ Đặc biệt, không nên uống quá nhiều rượu bia và không nên hút thuốc.
- Thứ hai là về những đồ dùng hằng ngày:
+ Chọn những đồ có nguồn gốc rõ ràng, làm bằng những nguyên liệu an toàn.

Hạn chế sử dụng đồ nhựa, bao bì ni lông. Không sử dụng đồ gốm có màu sắc
sặc sỡ vì chứa nhiều chì.
+ Không sử dụng những đồ dùng xuất xứ không rõ nguồn gốc. Đặc biệt là
những đồ từ Trung Quốc.
+ Không cho trẻ em chơi những đồ chơi nguy hiểm xuất xứ từ Trung Quốc.
+ Không để những vật dụng điện tử quá lâu và thường xuyên bên người.
+ Thay các tấm lợp amiăng (tôn ba rô) đang sử dụng bằng các loại tôn lợp khác
không nguy hiển mặc dù hơi tốn kém nhưng hiệu quả mà nó mang lại là rất lớn.
11


- Thứ ba là về lối sống hằng ngày:
+ Phải thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt là ở người già để nâng
cao sức khỏe.
+ Phải có một lối sống lành mạnh và điều quan trọng là không nên hút thuốc lá.
+ Mỗi gia đình chỉ nên sinh từ một đến hai con để chất lượng cuộc sống được
nâng cao và có thể phòng tránh bệnh tật một cách tốt nhất.
+ Phải khám sức khỏe định kì 6 tháng 1 lần để có thể phát hiện sớm bệnh ung
thư nếu không may mình bị bệnh. Vì bệnh ung thư không phải là không chữa
được nhưng nếu chúng ta phải phát hiện sớm bệnh trong giai đoạn đầu thì việc
chữa bệnh sẽ dễ dàng hơn và khả năng chữa được bệnh sẽ rất cao.
- Thứ tư là về công tác kiểm dịch, kiểm tra:
+ Đẩy mạnh công tác kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra nồng độ
các chất trong thức ăn chăn nuôi có ở mức cho phép hay không, nếu có sai phạm
thì phải sử lí nghiêm khắc và phải đủ sức răng đe.
+ Tăng cường kiểm tra gay gắt các sản phẩm mà nước ta nhập khẩu từ nước
ngoài, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc.
+ Triệt tiêu những cá nhân, băng nhóm có hành vi buôn lậu hàng giả, hàng nhái.
+ Đảm bảo sự công minh trong công tác kiểm dịch – không có những hành vi
hối lộ và nhận hối lộ.

+ Cấm việc sản xuất tôn lợp chứa amiăng.
- Thứ năm là về công tác tuyên truyền:
+ Tăng cường tuyên truyền phòng chống bệnh ung thư trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
+ Đưa vấn đề về bệnh ung thư vào các cuộc họp ở địa phương cũng như trong
các tiết học của nhà trường.
+ Treo băng rôn khẩu hiệu về việc phòng chống bệnh ung thư ở những nơi đông
người qua lại.
+ Lập ra các trang mạng cung cấp kiến thức về bệnh ung thư.
+ Tổ chức các cuộc thi hùng biện, vẽ tranh phòng chống bệnh ung thư.
- Thứ sáu là về phía nhà nước:

12


Nhà nước ta nên tạo điều kiện hơn nữa để người dân có thể chữa bệnh ung
thư (đầu tư cơ sở vật chất, cử những bác sĩ giỏi đi du học ở các nước có nền y
học phát triển như Cu-ba, Nhật Bản… để có thể học hỏi phương pháp điều trị
ung thư của họ rồi về áp dụng lại vào nước ta…), đặc biệt nhà nước ta phải nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân nhất là ở những nơi vùng sâu vùng xa.
Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta vẫn chưa đi vào
quy cũ. Nhà nước cần có những chính sách pháp luật để có thể kiểm soát được
tất cả. Việc một cơ sở tại địa phương sản xuất gì mà các cơ quan chức năng ở đó
không hề hay biết là không thể chấp nhận được, chứng tỏ các cơ quan chức năng
đã thực sự làm ngơ. Tuy nhiên, đây là điều có thể nằm trong tầm kiểm soát nếu
các cơ quan chức năng làm việc có trách nhiệm và vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe
cộng đồng nói chung. Như vậy, nên cần có nhưng biện pháp mạnh của nhà
nước, đảm bảo ở mỗi địa phương, thôn xóm đều có những cơ sở sản xuất an
toàn, tăng cường kiểm tra, giám sát, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng
thành viên. Một nhóm thành viên phụ trách một khu vực, giám sát thường xuyên

=> Không có chuyện một cơ sở sản xuất gì mà cơ quan chức năng không biết.
V. THUYẾT MINH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1) Sử dụng các tài liệu tham khảo:
- Sách giáo khoa THCS, THPT các môn: Toán, Ngữ Văn, Sinh Học, Địa Lí…
- Các trang mạng:
+ Ung thư – Wikipedia tiếng Việt:
( thư)
+ Nguyên nhân gây ung thư – KhoaHoc.tv:
(khoahoc.tv/s/nguyên+nhân+gây+ung+thư)
+
Ung
thư

Việt
Nam:
( />option=com_content&view=article&id=1&Itemid=2&lang=vi)

- Thông tin từ người thân bạn bè.
- Thông tin từ các từ báo tạp chí.
2) Các phương pháp thực hiện:
- Phương pháp đề nghị: Đề xuất các hướng giải quyết lên cơ quan có thẩm
quyền, đề nghị bạn bè, nhà trường, gia đình cùng chung tay góp sức thực hiện.
13


- Phương pháp tuyên truyền: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng, trên các trang mạng, trang báo.
- Phương pháp khu vực hóa liên kết hóa: Mọi người cùng nhau hợp tác nâng
cao ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm trong xã hội.
- Phương pháp học đi đôi với hành: Đưa vấn đề bệnh ung thư vào các tiết học

và cho các bạn học sinh thực hiện các biện pháp phòng chống ung thư.
3) Tiến trình thực hiện:
Hoàn cảnh của chị học sinh 12 trường em là một điều đáng suy ngẫm; từ đó
chúng em mới nhận thấy căn bệnh ung thư là mối hiểm họa cho chính sức khỏe
con người cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc mỗi gia đình vì phải
chịu nỗi đau mất người thân và kinh tế gia đình là một phần gánh nặng cho từng
thành viên. Chúng em gửi bài viết đến cuộc thi hôm nay với mục đích vận dụng
các kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn, trước để mọi người
hiểu đúng bản chất của ung thư và mầm ung thư ngay trong những thói quen
thiếu khoa học của người dân; sau là đồng cảm với những hoàn cảnh ung thư
khó khăn. Nhân đây chúng em cũng xin trình bày những công việc chúng em đã
hợp tác cùng nhau trong các tuần vừa qua:
Hoạt động 1: Bàn với cô giáo chủ nhiệm để tiến hành khảo sát tình hình ung
thư ở địa phương và kiến thức về ung thư của học sinh trong trường và phụ
huynh học sinh cũng như mở các buổi tuyên truyền về bệnh ung thư cho các bạn
trong lớp và trong trường.
Hoạt động 2: Trong quá trình thực hiện kế hoạch trên, biết được hoàn cảnh của
chị học sinh đã nêu ở tình huống, chúng em đã đến thăm chị, tìm hiểu về cuộc
sống, nguyên nhân gây ung thư, thời gian mắc bệnh của người thân chị.
Hoạt động 3: Kiến nghị với cô tổ chức cuộc thi vẽ tranh, viết bài về đề tài ung
thư để tự thân các bạn học sinh tìm hiểu rõ căn bệnh này.
Hoạt động 4: Vận động học sinh tuyên truyền với gia đình, làng xóm về tác
nhân gây ung thư, tác hại và cách phòng tránh hiệu quả nhất , đặc biệt là biết
điều chỉnh ngay những thói quen sai lầm trong hoạt động bếp núc, hoạt động ăn
uống hàng ngày...
Hoạt động 5: Chú trọng tuyên truyền nguyên nhân gây ung thư để mọi người có
cách phòng tránh bằng cách đi thực tế và ghi lại những hóa phẩm độc hại mà
mọi người thường sử dụng , những hoạt động sản xuất trái phép, mất an toàn vệ
sinh thực phẩm trong địa phương vì mục tiêu tuyên truyền: "Phòng bệnh hơn
chữa bệnh ".

Hoạt động 6: Sử dụng mạng Internet để tìm kiếm đầy đủ nhất về đề tài ung thư,
bên cạnh đó là những mô hình trồng rau sạch, chăn nuôi tại nhà với quy mô nhỏ,

14


đại loại là những hoạt động mà mỗi người có khả năng thực hiện, đảm bảo cung
cấp hợp vệ sinh- chủ trương tự cung tự cấp (nếu có thể)
Hoạt động 7: Bản thân chúng em đã theo bố mẹ đến với các cuộc họp ở xóm và
hợp tác xã của thôn để trình bày tình hình ung thư, kiến thức về căn bệnh này và
lưu ý mọi người chú ý hơn về vấn đề này.
Hoạt động 8: Tổng hợp ý kiến của tất cả các bạn học sinh nghĩ như thế nào về
ung thư và bắt đầu giải đáp, trình bày rõ các kiến thức cần thiết để góp vào phần
bài "nghiên cứu bệnh ung thư liên quan đến tình huống" đã đưa ra.
Hoạt động 9: Đăng bài dự thi, ảnh tuyên truyền ở trang Faceboook cá nhân để
chia sẻ với mọi người dù quen biết hay xa lạ với thông điệp : Ung thư là mối
nguy hại đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, kinh tế, cũng có thể là bất kể những gì
chúng ta đưa vào cơ thể một cách thiếu kiểm soát, thiếu khoa học đều dẫn đến
ung thư, chính vì vậy, muốn tránh xa ung thư hãy tụ thân xây dựng một lối sống
tốt, có khoa học trong từng hoạt động, thói quen sống. Và vận động các bạn
trong lớp cùng tuyên truyền để ai ai cũng nắm được những kiến thức cơ bản về
bệnh ung thư.
VI. Ý NGHĨA CỦ VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Qua bài viết này, mọi người sẽ được tiếp cận và hiểu sâu hơn về những
khía cạnh của căn bệnh ung thư – ung thư không đơn thuần là một căn bệnh nan
y mà còn là mối hiểm họa đối với cuộc sống gia đình mỗi người, phòng chống
bệnh ung thư không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của tất cả
mọi người, bởi vì tác nhân gây bệnh không phải đâu xa mà chính là ở ngay thức
ăn, nước uống và những vật mà ta tiếp xúc hằng ngày, những hành động vô nhân
đạo (sản xuất thức ăn độc hại…) khiến cho mầm bệnh ung thư dễ dàng tiếp cận

đến mọi người dân, nó không chừa một ai dù là giàu có hay nghèo khổ nên qua
đây mọi người sẽ không thể xem thường trước vô vàn những nguy cơ phát bệnh
từ những gì mà chúng ta đưa vào cơ thể hằng ngày. Như vậy, việc mọi người có
ý thức trong việc hiểu rõ và phòng chống bệnh ung thư là rất cần thiết. Mỗi
người nếu ai cũng ý thức được điều đó thì cả cộng đồng Việt Nam nói riêng và
thế giới nói chung sẽ có một cuộc sống hạnh phúc với sức khỏe dồi dào.
Thông qua việc giải quyết tình huống, chúng em đã đưa ra được một số
tác nhân gây bệnh và giải pháp để giảm thiểu bệnh ung thư, nhờ đó mà mọi
người có thể tiếp cận và nâng cao nhận thức của mình để phòng tránh bệnh ung
thư một cách chủ động nhất.
Qua bài viết này chúng em còn muốn các cơ quan có thẩm quyền hiểu được ý
nguyện của chúng em. Trước hết, đây là thách thức lớn đối với một quốc gia
đang phát triển như Việt Nam chúng ta nhưng những người có học thức, những

15


cán bộ công chức nhà nước sẽ là cầu nối hiệu quả đưa người dân tiếp cận được
nhiều kiến thức cần thiết để hiểu rõ hơn về bản chất của ung thư và cách điều trị
nó, đặc biệt là những đồng bào miền núi vùng sâu vùng xa . Chính lúc này cùng
với rất nhiều biện pháp mà chúng em kiến nghị lên mong rằng các cơ quan có
thẩm quyền sẽ thực hiện nó và trở thành động lực sát cánh với người dân trong
công tác đảm bảo sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. Hiệu quả của những lời
kiến nghị nếu được người dân và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt thì
chắc rằng số ca mắc bệnh ung thư và số người chết vì bệnh ung thư ở nước ta sẽ
được giảm thiểu , bên cạnh đó thì ta cũng sẽ giảm thiểu được nguồn chi phí phải
chi trả để chữa bệnh ung thư và quan trộng hơn cả là cuộc sống của con người sẽ
hạn chế được cảnh mất người thân vì bệnh ung thư, cảnh những con người phải
mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác và phải sống vật vã với những cơn
đau chợt đến có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ bất kể ngày hay đêm.

Bên cạnh đó, cuộc thi này đã giúp chúng em (dù còn nhỏ tuổi) bày tỏ ý kiến của
mình đối với một vấn đề đáng quan ngại hiện nay, qua đây cũng khẳng định
rằng: để có thể giải quyết bất cứ công việc gì dù lớn dù bé thì đầu tiên cá nhân
phải nhận thức được và đưa ra ý kiến của mình từ đó mọi người mới hưởng ứng,
ủng hộ và đoàn kết cùng nhau vượt qua những thử thách khó khăn ấy. Bên cạnh
đó, đây còn là một cơ hội không thể tốt hơn để chúng em áp dụng những kiến
thức liên môn vào những tình huống tực tiễn, giúp chúng em thấy được giá trị,
lợi ích của những kiến thức thu nhận được từ trên lớp, của việc học đi đôi với
hành cũng như tính liên kết của các môn học và thấy được mỗi ngày đi học đều
rất ý nghĩa. Không những thế, thông qua cuộc thi chúng ta thấy được mạng
Internet giờ đây không chỉ là nơi chúng ta giải trí, học tập mà còn là nơi trao đổi,
tuyên truyền và tìm kiếm thông tin giúp ích cho việc tuyên truyền, tìm hiểu về
bệnh ung thư dễ dàng hơn.
Chúng em năm nay đã học lớp 10, sắp phải từ biệt cái tên học sinh nhưng cuộc
thi này chính là một kỉ niệm khó quên của tuổi học trò và qua đó chúng em cũng
cảm nhận một phần gì đó ý nghĩa từ việc làm của mình trong bài dự thi cũng
như có sự hợp tác làm việc với nhau trong nhiều tuần và có sự đoàn kết là điều
kiện, động lực tìm hiểu về ung thư mà trước đây mỗi khi nghe một tin tức về
ung thư chúng em không ít lần làm ngơ cho qua.
Thông qua vấn đề trên chúng ta hãy suy nghĩ nhiều hơn về câu nói: “Sức khỏe là
vàng” bởi vì gia đình mạnh khỏe là gia đình hạnh phúc, đất nước mạnh khỏe là
đất nước giàu mạnh. Chúng ta hãy sống không chỉ vì bản thân mà nên sống vì
tất cả mọi người, nên sống vì nhau, sát cánh bên nhau, đoàn kết với nhau, chỉ
khi đó con người ta mới ý thức và có được những phương pháp phòng chống
16


ung thư hiệu quả nhất. Bài viết trên còn cho thấy ung thư là một mối đe dọa lớn
đối với toàn thể loài người nhưng chúng ta vẫn có thể chống lại nó bằng một số
biện pháp đã nêu ở trên nhưng trước tiên để thành công thì vẫn phải cần có sự cố

gắng và quyết tâm của mỗi con người, xin mọi người hãy nhớ lấy điều đó…

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×