Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.62 KB, 4 trang )

MÙA XUÂN NHO NHỎ
‫ﻤ‬Thanh Hải ‫ﻤ‬
“Đã là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Vâng, lí tưởng sống cao đẹp ấy đã trở thành khát khao của biết bao con
người trên đất nước Việt Nam yêu dấu. Có những chàng trai, cô gái tuổi hai mươi
phơi phới yêu đời, sống, làm việc, cống hiến cho tổ quốc. Nhưng cũng có những
người gần đất xa trời vẫn muốn cống hiến sức mình cho đất nước, dù chỉ là ước
nguyện nhỏ nhỏ. Điều đó dã được thể hiện rõ trong thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ
của nhà thơ Thanh Hải.
Nhà thơ Thanh Hải (1930 – 1980). Tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ kháng
chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, ông trở về quê hương hoạt
động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở
miền Nam từ những ngày đầu. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác năm 1980,
khi nhà thơ đang trên giường bệnh. Đó là vào tháng 11 năm 1980, giữa mùa đông
để tác giả viết về mùa xuân với lòng yêu quê hương sâu sắc, trái tim thiết tha yêu
đất nước, con người, với khát khao cống hiến dựng xây đất nước. Mạch cảm xúc
của bài thơ xuyên theo hình ảnh mùa xuân.
Mở đầu bài thơ, hình ảnh quê hương xứ Huế hiện lên qua cái nhìn tha thiết
đắm say của nhà thơ:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”
Ngay dòng thơ đầu tiên, tác giả gây ấn tượng với người đọc bằng biện pháp
đảo ngữ: “Mọc giữa dòng sông xanh. Một bông hoa tím biếc.” Câu thơ đáng lẽ


được viết là: “Một bông hoa tím biếc. Mọc giữa dòng sông xanh.” Từ “mọc” được
đưa lên đầu bởi “mọc” chỉ sự vươn lên, trỗi dậy, chỉ sức sống mãnh liệt của bông
hoa xuân giữa dòng sông xanh. Bông hoa ấy vốn rất nhỏ bé giữa mênh mông trời
nước. Nhưng nó không hề cảm thấy bị lẽ loi, bởi sức sống căng tràn, mạnh mẽ của
nó. Hai câu thơ đầu cũng là sự kết hợp hài hòa về đường nét lẫn màu sắc. Sắc xanh
của dòng sông xuân làm nổi bật sắc tím của bông hoa xuân. Đây như một bức tranh
xuân rạng ngời màu sắc tươi sáng, thoáng đãng. Bông hoa ấy chỉ có thể là hoa lục
bình trôi giữa dòng sông Hương. Vẻ đẹp lãng mạn của Huế từ lâu vốn đi vào thơ ca
nhạc họa:
“Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm
1


Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông.”
Bông hoa xuân hay dòng sông xuân của Thanh Hải đều có nét đẹp riêng, thể
hiện được sự sáng tạo của ông. Bông hoa không chỉ tím như màu tím bình thường,
mà tím biếc, tím hết mình, tô điểm cho sắc xuân, đem đến vẻ đẹp cho con người.
Và mùa xuân trong lòng thi sĩ không chỉ có màu sắc, đường nét mà còn có cả tiếng
chim chiền chiện – sứ giả của mùa xuân. Đó là loài chim có nét đặc trưng riêng, hót
vang trời, bay cao vút lên tận mây xanh, nhả ra tiếng hát vang vọng cả đất trời, va
đập vào tâm hồn, đánh thức các giác quan, khiến nhà thơ cảm nhận mình nhìn nhìn
thấy tiếng chim, kết tủa thành giọt. Âm thanh đó long lanh như pha lê, rơi rơi trong
không gian. Bằng việc sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác,
tác giả giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp ấy. Động tác đưa tay hứng vẻ
đẹp tinh túy của đất trời một cách trân trọng đó, ta thấy được tác giả là người có trái
tim nhạy cảm, chan chứa tình yêu quê hương, đất nước.
Đến khổ thơ thứ hai, mạch cảm xúc tiếp tục dâng trào mãnh liệt. Cảm xúc ấy
dành cho tình yêu đất nước, con người Việt Nam:
“Mùa xuân người cầm súng

Lộc dắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.”
Mùa xuân của đất nước hiện lên với hai hình ảnh quen thuộc là người cầm
súng và người ra đồng. Đây là hai hình ảnh tượng trưng cho hai nhiệm vụ trọng tâm
của đất nước ta bấy giờ. Mùa xuân của người cầm súng là nhiệm vụ chiến đấu bảo
vệ tổ quốc. Mùa xuân người ra đồng là nhiệm vụ lao động dựng xây đất nước.
Nhiệm vụ nào cũng tràn ngập sắc xanh biếc của lộc non. Biện pháp điệp từ được sử
dụng đến tuyệt đối trong khổ thơ này: “mùa xuân”, “người”, “lộc” nhằm nhấn
mạnh, khẳng định những nhiệm vụ trọng tâm, nhấn mạnh vẻ đẹp riêng của mùa
xuân đất nước. Những chiến sĩ ra mặt trận đem theo cành lá ngụy trang mơn mởn
lộc non để bảo vệ tổ quốc. Những người nông dân ra đồng, đổ mồ hôi công sức, tạo
nên sắc xanh cho nương mạ. Dù ở nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc hay lao động dựng xây
đất nước thì cả dân tộc cũng đang bước vào xuân. Mùa xuân của dân tộc được làm
nên từ mồ hôi công sức thậm chí là sương máu của người dân tộc Việt Nam. Cả
dân tộc Việt Nam bước vào xuân với khí thế khẩn trương, rộn rã được tác giả thể
hiện lại qua các từ láy “hối hả”, “xôn xao” và điệp từ “tất cả”.
Chứng kiến cảnh đất nước bước vào xuân khiến nhà thơ suy ngẫm:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
2


Trải qua chiều dài hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước với bao biến
cố, thăng trầm, vất vả, gian lao, thù trong giặc ngoài, muôn vàn gian khổ, thử thách
trong công cuộc dựng xây tổ quốc. Ấy vậy mà đất nước vẫn như vì sao, vươn lên

phía trước. Tác giả so sánh vậy bởi vì sao nhỏ bé mà tỏa sáng trên bầu trời cao
rộng. Cũng như đất nước Việt Nam, nhỏ bé mà anh hùng, luôn trường tồn theo năm
tháng. “Cứ” thể hiện được niềm tự hào, niềm tin tưởng về tương lai đất nước.
Hai khổ thơ tiếp là tiếng lòng của tác giả, người con Việt Nam giành trọn
tình yêu cho tổ quốc và khát vọng cống hiến của ông:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Nguyện ước của nhà thơ là hóa thân thành một con chim mang lại niềm vui
cho đời, hóa thành một cành hoa tô điểm sắc hương cho đời. Nguyện ước được
nhập vào hòa ca bằng một nốt trầm giản dị trong bản hòa ca bất tận của quê hương
đất nước. Một tiếng chim, một cành hoa, một nốt trầm đủ để tạo mùa xuân nho nhỏ,
giản dị, khiêm nhường, dâng hiến cho dân tộc. Những cống hiến đó chỉ lặng lẽ thôi,
không phô trương, ồn ào thể hiện được ước nguyện đẹp, một khát khao cống hiến
của tác giả. Ước nguyện ấy thật trọn vẹn. Dù là khi hai mươi tràn trề sức trẻ hay là
khi gần đất xa trời. Và cuộc đời nhà thơ đã làm được điều đó. Khi hai mươi, nhà
thơ lên đường nhập ngũ, cống hiến sức trẻ. Khi hòa bình, ông cống hiến trí óc cho
đời. Và ngay bây giờ, ông dâng hiến cho đời bài thơ thật giá trị, để con cháu, thế hệ
trẻ noi theo.
Kết thúc bài thơ là khúc ca xuân cất lên trong lòng của nhà thơ:
“Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.”

“Xin” thể hiện thái độ khiêm nhường của tác giả. Tác giả xin dược hát khúc
ca xuân, điệu nhạc thiết tha, trầm bổng, sâu lắng. Tiếng nhạc ấy, tiếng lòng ấy trải
dài, đủ để vang khắp muôn nơi, khiến ta thêm trân trọng tấm lòng thiết tha yêu
cuộc sống, yêu đời của tác giả.
Với thể thơ năm chữ, nhạc điệu trong sáng ta thiết, gần gũi với dân ca, nhiều
hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, biện pháp so sánh, ẩn dụ và điệp từ, tác giả muốn
gửi gắm tiếng lòng của mình: sống là cống hiến để dựng xây, đó là lẽ sống đẹp,
3


sống có ích cho đời. Ngay bây giờ, mỗi chúng ta hãy là một mùa xuân nho nhỏ để
cống hiến cho đời.

4



×