Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng cơ bản ở các tỉnh thành phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.12 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

NGUYỄN DUY CƯỜNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH DỰ ÁN
XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở CÁC TỈNH THÀNH PHÍA NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

NGUYỄN DUY CƯỜNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH DỰ ÁN
XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở CÁC TỈNH THÀNH PHÍA NAM
Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60340102



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGÔ QUANG HUÂN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
TP Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Cường


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG ĐỀ TÀI
DANH MỤC HÌNH VẼ TRONG ĐỀ TÀI
DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG ĐỀ TÀI
DANH MỤC PHỤ LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ......................................................................................1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................3
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................4
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................4
1.5. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................5
1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................6
1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ............................................................................6
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................................8
2.1. GIỚI THIỆU.......................................................................................................8
2.2. CÁC KHÁI NIỆM..............................................................................................8
2.2.1. Dự án..............................................................................................................8


2.2.2. Dự án xây dựng..............................................................................................9
2.2.3. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản.......................................................................9
2.2.4. Chậm tiến độ..................................................................................................9
2.3. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................10
2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới........................................................................10
2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam.......................................................................12
2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..............................................................................13
2.4.1. Tiến độ hoàn thành dự án ............................................................................14
2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................14
2.4.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................23
2.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 2...................................................................................23
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................24
3.1. GIỚI THIỆU.....................................................................................................24
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................................24
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................24

3.2.2. Qui trình nghiên cứu ....................................................................................25
3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU VÀ SỐ LƯỢNG MẪU KHẢO
SÁT ...........................................................................................................................30
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................30
3.3.2. Số lượng mẫu quan sát.................................................................................30
3.4. THANG ĐO ......................................................................................................31
3.4.1. Thang đo nhân tố môi trường bên ngoài......................................................31
3.4.2. Thang đo nhóm nhân tố do điều kiện tự nhiên ............................................31


3.4.3. Thang đo nhóm nhân tố năng lực các bên tham gia ....................................32
3.4.4. Thang đo nhóm nhân tố liên quan đến chủ đầu tư.......................................32
3.4.5. Thang đo nhóm nhân tố liên quan đến sự thuận lợi trong tiến trình thực hiện
dự án.......................................................................................................................33
3.4.6. Thang đo nhóm nhân tố liên quan đến sự cam kết ......................................34
3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3...................................................................................34
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............35
4.1. GIỚI THIỆU.....................................................................................................35
4.2. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU.........................................................................35
4.2.1. Thống kê mô tả và tần số về đặc trưng cá nhân được khảo sát ...................35
4.2.2. Thống kê mô tả và tần số về đặc trưng của dự án .......................................37
4.3. XẾP HẠNG CÁC NHÂN TỐ GÂY CHẬM TIẾN ĐỘ ................................38
4.4. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO....................................................................42
4.4.1. Kết quả Cronbach alpha...............................................................................42
4.4.2. Kết quả EFA ................................................................................................43
4.5. HIỆU CHỈNH LẠI MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................47
4.6. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY VÀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT ..........49
4.6.1. Xác định biến độc lập và biến phụ thuộc.....................................................49
4.6.2. Xem xét ma trận hệ số tương quan ..............................................................49
4.6.3. Hồi quy tuyến tính bội .................................................................................52

4.6.4. Kiểm định các giả định hồi qui....................................................................54
4.6.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: .........................................................58
4.6.6. Mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến tiến độ hoàn thành dự án ...59


4.7. TÓM TẮT CHƯƠNG 4...................................................................................60
CHƯƠNG 5 Ý NGHĨA VÀ K ẾT LUẬN ..............................................................62
5.1. GIỚI THIỆU.....................................................................................................62
5.2. KẾT QUẢ CHÍNH VÀ ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU ........................62
5.2.1. Phần xếp hạng các nhân tố...........................................................................63
5.2.2. Mô hình lý thuyết và hàm ý cho các bên liên quan tham gia dự án ............63
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
BOT

: Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao

CDT

: Chủ đầu tư

GTVT

: Giao thông Vận tải

ODA


: Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

PMI

: Viện Quản lý Dự án

PPP

: Mô hình hợp tác công – tư

QLDA

: Quản lý Dự án

TP.HCM : Hồ Chí Minh
XDCB

: Xây dựng cơ bản


DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG ĐỀ TÀI
Bảng 3.1 Tiến độ thực hiện các nghiên cứu .............................................................25
Bảng 4.1 Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ ...........................................41
Bảng 4.2 Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu .........................................42
Bảng 4.3 Kiểm định KMO and Barlett's Test...........................................................44
Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố..........................................................................46
Bảng 4.5 Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu năng lực nhà thầu và năng
lực nhà cung ứng .......................................................................................................47
Bảng 4.6 Ma trận tương quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa các biến độc
lập với biến phụ thuộc ...............................................................................................51

Bảng 4.7 Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình (lần 1) .............52
Bảng 4.8 Hệ số R2 điều chỉnh ...................................................................................53
Bảng 4.9 Bảng phân tích phương sai ANOVA ........................................................53
Bảng 4.10 Kiểm định tương quan hạng Spearman...................................................56
Bảng 4.11 Bảng kết quả kiểm tra giả định không có tương quan giữa các phần dư 58
Bảng 4.12 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu......................................................58


DANH MỤC HÌNH VẼ TRONG ĐỀ TÀI
Hình 1-1 Biểu đồ dự toán chi ngân sách trung ương .................................................2
Hình 1-2 Cấu trúc đề tài và khung nghiên cứu...........................................................7
Hình 2-1 Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................23
Hình 3-1 Qui trình nghiên cứu .................................................................................26
Hình 4-1 Đồ thị mô tả vị trí của cá nhân được khảo sát khi tham gia dự án............36
Hình 4-2 Đồ thị mô tả thời gian hoạt động trong lĩnh v ực xây dựng.......................37
Hình 4-3 Đồ thị mô tả loại hình công trình của dự án..............................................38
Hình 4-4 Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh .......................................................48

DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG ĐỀ TÀI
Biểu đồ 4.1 Biểu đồ kiểm định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau ...........54
Biểu đồ 4.2 Biểu đồ Histogram cho phần dư............................................................57


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thành công dự
án
Phụ lục 2: Tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án
Phụ lục 3: Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi chính thức
Phụ lục 5: Thống kê mô tả và tần số về đặc trưng cá nhân

Phụ lục 6: Thống kê mô tả và tần số về đặc trưng dự án
Phụ lục 7: Kết quả phân tích nhân tố
Phụ lục 8: Kết quả hồi quy đa biến
Phụ lục 9: Danh sách chuyên gia tham gia nghiên cứu định tính


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tóm tắt
Xây dựng nói chung hay Xây dựng Cơ bản (XDCB) nói riêng là một trong
những ngành công nghiệp quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Vốn đầu tư
XDCB chiếm tỉ trọng vốn rất lớn, do đó rất cần một sự quan tâm chính đáng nhằm
tiết kiệm nhất cho tài nguyên quốc gia. Trong đầu tư XDCB thì tiến độ là một trong
những yếu tố tác động lớn đến chi phí, đến thời gian hoàn thành công trình…nhưng
thực trạng của nước ta trong vài năm gần đây thì v ấn đề trễ tiến độ trong XDCB vẫn
là đề tài luôn được thảo luận và đánh giá. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm: (1)
xây dựng mô hình gồm các nhân tố tác động đến tiến độ các dự án XDCB và (2) đo
lường mức độ tác động của các nhân tố này đến tiến độ dự án.
Mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 6 nhóm nhân tố dựa trên cơ sở lý thuyết.
Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh bổ sung biến quan sát cho
các thang đo. Nghiên cứu định lượng được thực hiện từ kết quả phân tích nhân tố từ
155 cá nhân trực tiếp tham gia vào các dự án XDCB trên địa bàn các tỉnh thành phía
Nam phản ánh có 7 nhân tố tác động đến biến động tiến độ hoàn thành dự án. Qua
kiểm định mô hình hồi qui đa biến khẳng định 5/7 nhân tố có mối quan hệ nghịch
biến đến biến động tiến độ hoàn thành dự án, xếp theo mức độ tác động từ mạnh
đến yếu là nhân tố sự thuận lợi; nhân tố năng lực nhà thầu chính; nhân tố năng lực
chủ đầu tư; nhân tố điều kiện tự nhiên; nhân tố sự cam kết.

Từ khóa: nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án, trễ tiến độ, dự
án xây dựng cơ bản



1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong một dự án nói chung, cũng như dự án xây dựng cơ bản nói riêng thì vấn
đề tiến độ là một trong những yếu tố quan trọng. “Tiến độ, chi phí, chất lượng là
một trong 3 tiêu chí hàng đầu được đặt ra khi đánh giá sự thành công của bất kỳ dự
án nào kể cả dự án xây dựng” (Nguyễn Thị Minh Tâm and Cao Hào Thi, 2009,
p.104). Đặt biệt trong các dự án lớn với vốn vay cao thì việc đẩy nhanh tiến độ
không chỉ đơn giản là rút ngắn thời gian thực hiện dự án mà chính nó còn giúp cho
chủ đầu tư tránh được các rủi ro do các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng làm tăng chi phí,
tăng tổng mức đầu tư của dự án so với giá trị ban đầu, nhưng hiện nay việc chậm
tiến độ gần như là tình trạng chung của công tác xây dựng cơ bản ở nước ta.
Haseeb et al. (2011) với nghiên cứu của mình đã chỉ ra những tác động tiêu cực do


2

việc chậm tiến độ gây nên như tài sản, thời gian, năng lực. Đối với chủ đầu tư đó là
sự sụt giảm của thu nhập, không có phương tiện để sử dụng. Đối với nhà thầu đó là
mất tiền cho trang thiết bị, nguyên vật liệu, tiền thuê nhân công và mất thời gian.
600,000
500,000
Tổng chi

400,000


Chi thường xuyên

300,000

Chi đầu tư phát triển
200,000
Chi đầu tư xây dựng cơ
bản

100,000
0

2010

2011

2012

2013

2014

Hình 1-1 Biểu đồ dự toán chi ngân sách Nhà nước (GĐ 2010 – 2014)
(Nguồn: tính toán từ số liệu Bộ Tài Chính)
1,000,000
900,000
800,000
700,000
600,000


Tổng chi

500,000
400,000

Chi thường xuyên

300,000

Chi đầu tư phát triển

200,000
100,000
0

2005 2007 2008 2009 2010 2011 Sơ bộ
2012

Hình 1-2 Biểu đồ quyết toán chi ngân sách Nhà nước (GĐ 2005 – 2012)1
(Nguồn: tính toán từ số liệu Tổng cục Thống kê)

1

Số liệu từ 2005-2011 là số liệu quyết toán


3

Cơ cấu dự toán chi ngân sách trong giai đoạn 2010 – 2014 (hình 1-1) với tỉ lệ
chi cho đầu tư XDCB luôn chiếm tỉ lệ vào khoảng 13% đến 17%, tuy nhiên tỉ lệ

quyết toán chi đầu tư phát triển hằng năm (chiếm trên 90% là chi đầu tư XDCB)
theo như số liệu của Tổng cục Thống kê (hình 1-2) thì con số thực tế lại vào khoảng
20% đến 30%. Điều này cho thấy chi ngân sách hằng năm dành cho đầu tư XDCB
vẫn luôn chiếm tỉ trọng lớn, tiêu tốn một lượng ngân sách rất cao.
Tuy nhiên trong những năm gần đây tình trạng trễ tiến độ trong các dự án
XDCB gần như là một thực trạng chung ở nước ta. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư thì trong năm 2013 có tới 3391 dự án chậm tiến độ, chiếm 9,59% số dự
án thực hiện trong kỳ. Tuy tỷ lệ này đã th ấp hơn con số 11,77% của năm 2012 và
11,55% của năm 2011, nhưng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc các dự án chậm
tiến độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí, giảm, hoặc
không còn hiệu quả đầu tư, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. (Hà Nguyễn, 2014).
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chậm tiến độ của các dự án có ở tất cả
các khâu, từ công tác chuẩn bị đầu tư cho tới thanh quyết toán công trình nhưng vẫn
là những ý kiến mang tính khái quát và rất cần các nghiên cứu chuyên sâu vào các
nhóm nguyên nhân cụ thể, đo lường mức độ tác động nhằm đưa đến một bức tranh
tổng quan hơn.
Tiến độ trong một dự án xây dựng cơ bản mà cụ thể là các dự án giao thông
luôn là một trong những yếu tố quan trọng, chính tiến độ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả
đầu tư của một dự án, ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư… Ngoài ra các dự án giao
thông lại ảnh hưởng đến lưu thông phương tiện, một số công trình giao thông là
huyết mạch và giải quyết vấn đề cấp bách cho lưu thông nên tiến độ đóng vai trò
quan trọng nhất trong những trường hợp này.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này có các mục đích sau:
-

Tìm kiếm các nhân tố tác động đến tiến độ xây dựng các dự án xây dựng



4

cơ bản ở các tỉnh thành phía Nam.
-

Đo lường định lượng mức độ tác động của các nhân tố đến tiến độ xây
dựng các dự án xây dựng cơ bản.

-

Đưa ra các hàm ý cho các bên liên quan tham gia dự án có các giải pháp
nâng cao tiến độ hoàn thành dự án xây dựng cơ bản.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến tiến độ các dự án xây dựng cơ bản ở các tỉnh thành
phía Nam
 Đối tượng khảo sát:
Các cá nhân đã trực tiếp tham gia các dự án xây dựng cơ bản ở các tỉnh thành
phía Nam bao gồm: nhà thầu, chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám
sát…
Cỡ mẫu: 150 cá nhân.
 Phạm vi nghiên cứu:
Các dự án có vị trí tại các tỉnh thành phía Nam.
Thời gian khảo sát: năm 2014.
Địa điểm: tại TP. HCM, Sóc Trăng, Trà Vinh...

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu được thực hiện theo 2 bước: sử dụng nghiên cứu định tính
cho nghiên cứu sơ bộ ban đầu và nghiên cứu định lượng cho nghiên cứu chính thức.

Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ.
Các nghiên cứu sơ bộ này được thực hiện tại TP.HCM. Nghiên cứu sơ bộ
được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi. Thông tin thu thập từ nghiên


5

cứu sơ bộ nhằm điều chỉnh thang đo, thêm hoặc bớt các nhân tố phù hợp. Nghiên
cứu sơ bộ được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát là
các cá nhân đã tham gia các d ự án xây dựng cơ bản tại các tỉnh thành phía Nam.
Bước 2: Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức cũng đư ợc thực hiện bằng nghiên cứu định lượng,
dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn trực tiếp và gởi bảng
câu hỏi thông qua các phỏng vấn viên và gởi bảng khảo sát trực tuyến đến các cá
nhân đang công tác ngoài TP.HCM.
Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất.
Đối tượng nhận được bảng câu hỏi trực tiếp từ tác giả và các phỏng vấn viên,
gián tiếp thông qua bảng khảo sát trực tuyến.
Sử dụng thang đo Likert 5 thứ bậc (từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn
toàn đồng ý) để lượng hóa.
Kết quả khảo sát sẽ được nhập liệu vào phầm mềm xử lý số liệu thống kê
SPSS 22.0 để tiến hành: (1) đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo và
phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) để xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến tiến độ dự án; (2) tương quan và hồi quy để xây dựng phương trình mô
tả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tiến độ các dự án xây dựng cơ bản ở các
tỉnh thành phía Nam và (3) cuối cùng là kiểm định sự phù hợp các giả thuyết trong
mô hình.

1.5. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Trong các nghiên cứu trên thế giới cũng như các nghiên c ứu tại Việt Nam của

các tác giả trước đây phần nhiều là các nghiên cứu tổng quát về các nhân tố ảnh
hưởng đến tiến độ các dự án xây dựng nói chung mà chưa có nghiên cứu chuyên
sâu về các công trình xây dựng cơ bản tại điều kiện ở Việt Nam. Do đó đối tượng
nghiên cứu chính của nghiên cứu này là các dự án xây dựng cơ bản như giao thông,
thủy lợi… sẽ có những đặc thù riêng so với các dự án xây dựng nói chung và mục


6

tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố tác động đến tiến độ và đo lường
mức độ tác động của các nhân tố này.

1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đối với tầm vĩ mô thì đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tiến độ
của dự án sẽ giúp các nhà làm chính sách có thể đưa ra các quyết sách hợp lý, tháo
gỡ các vướng mắc có thể ảnh hưởng đến tiến độ trong quá trình thực hiện dự án.
Theo Okpala and Aniekwu (1988) thì khách hàng lớn nhất trong ngành xây dựng tại
các nước đang phát triển như nước ta hiện nay là chính phủ (trích dẫn bởi Othman
et al., 2006), do đó các công tác rút ngắn tiến độ trong các dự án xây dựng trong
điều kiện kinh tế khó khăn, thắt chặt đầu tư công cũng m ột phần nào giảm chi tiêu
công của chính phủ trong tình hình hiện nay.
Đối với tầm vi mô, kết quả nghiên cứu giúp các chủ đầu tư có thể tập trung
vào các nhân tố nào đẩy nhanh tiến độ, hạn chế nhân tố nào kìm hãm, làm chậm tiến
độ dự án.

1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu của báo cáo nghiên cứu được chia thành năm chương
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về dự án nghiên cứu
Chương 2: Trình bày cơ s ở lý thuyết và xây dựng mô hình lý thuyết cho
nghiên cứu.

Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên c ứu để kiểm định thang đo và mô
hình lý thuyết cùng các giả thuyết đề ra.
Chương 4: Trình bày phương pháp phân tích thông tin và k ết quả nghiên cứu.
Chương 5: Tóm tắt những kết quả của nghiên cứu, những đóng góp, hàm ý c ủa
nghiên cứu cũng như các hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho những nghiên
cứu tiếp theo


7

Hình 1-3 Cấu trúc đề tài và khung nghiên cứu


8

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU
2.1. GIỚI THIỆU
Chương 1 trình bày tổng quan về nội dung nghiên cứu bao gồm tầm quan
trọng của tiến độ hoàn thành dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ bản ở các tỉnh
thành phía Nam. Chương 2 này nhằm hệ thống cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu
trước đây về tiến độ hoàn thành dự án. Đồng thời một mô hình lý thuyết với các giả
thiết cũng đư ợc xây dựng.

2.2. CÁC KHÁI NIỆM
2.2.1. Dự án
Theo Luật Đấu Thầu (2005) thì dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một
phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong thời
gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.

Dự án là một nhóm các công việc được thực hiện theo một qui trình nhất định
để đạt được mục tiêu đề ra, có thời điểm bắt đầu và kết thúc được ấn định trước và
sử dụng tài nguyên có giới hạn (Đỗ Thị Xuân Lan, 2012).
Ngoài ra theo PMBOK (2004) thì dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện
để tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ duy nhất.
Từ các định nghĩa nêu trên có thể rút ra những đặc điểm của một dự án phải
cần đó là thời gian thực hiện của dự án phải được ấn định trước bao gồm thời điểm
bắt đầu và thời điểm kết thúc. Ngoài ra sản phẩm, hay dịch vụ cuối cùng của một dự
án phải là duy nhất, dự án không mang tính chất lặp đi lặp lại.


9

2.2.2. Dự án xây dựng
Dự án xây dựng theo định nghĩa của Luật Xây Dựng (2003)1 là “ Sản phẩm
được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt
vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất,
phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên mặt nước, được xây dựng theo
thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình công cộng, nhà ở, công trình
công nghiệp, thủy lợi, nông nghiệp và các công trình khác”.

2.2.3. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Theo Bùi Mạnh Cường (2008) thì “Đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) là
hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các công trình xây dựng theo mục đích của người
đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra các tài sản cố định (TSCĐ) và tạo ra cơ
sở vật chất kỹ thuật cho xã hội. ĐTXDCB là một hoạt động kinh tế.”
Luật Xây Dựng (2003) định nghĩa dự án đầu tư xây dựng công trình2 “Là tập
hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải
tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất
lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.”


2.2.4. Chậm tiến độ
Theo O'Brien (1976) thì “chậm tiến độ trong xây dựng là vượt quá thời gian
so với hợp đồng hoặc so với thời hạn mà các bên đã th ỏa thuận. Trong cả hai
trường hợp thì việc chậm trễ đều là tốn kém” (trích dẫn bởi Marzouk and El-Rasas,
2014). Hay theo như Zack (2003) thì “Chậm tiến độ được định nghĩa là m ột hành
động hoặc một sự kiện kéo dài thời gian cần thiết để thực hiện hay hoàn thành công
việc” (trích dẫn bởi Marzouk and El-Rasas, 2014)

1
2

Khoảng 2, Điều 3
Khoảng 7, Điều 3


10

2.3. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Abdul-rahman et al. (2009) trong nghiên cứu chuyên sâu về nguyên nhân gây
nên việc chậm trễ tiến độ do các vấn đề về tài chính bằng cách gởi 110 bảng câu hỏi
đến khách hàng, nhà thầu, nhà tư vấn và ngân hàng. Kết quả thu được của nghiên
cứu cho thấy rằng quản lý dòng tiền kém là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự chậm
trễ của dự án tiếp theo đó là thanh toán chậm, không đủ nguồn lực tài chính và bất
ổn thị trường tài chính. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khách hàng đóng vai
trò quan trọng nhất trong việc giảm tác động của các vấn đề tài chính đối với mức
độ chậm trễ của dự án. (Khách hàng trong nghiên cứu này được hiểu là chủ đầu tư
của dự án).
Othman et al. (2006) sau khi nghiên cứu định lượng từ 244 dự án thoát nước

và công trình thủy lợi, các tác giả đã khuyến nghị cần chú ý tới công tác lập kế
hoạch và công tác thiết kế trong việc giảm thiểu sự chậm trễ tiến độ.
Nghiên cứu của Pakseresht and Asgari (2012) được thực hiện nhằm xác định
các yếu tố quan trọng trong các dự án xây dựng của công ty Pars Garma. Kết quả
của nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố thành công trong dự án xây dựng có những
ưu tiên và trọng số khác nhau. Xem xét tầm quan trọng thì các nhân tố thành công
quan trọng lần lượt là: sự đánh giá về yếu tố kinh tế và yếu tố công nghệ của những
nguồn lực cần thiết cho dự án, thành tích và kinh nghiệm của giám đốc dự án, lập kế
hoạch chiến lược của dự án và kinh nghiệm điều hành của đội ngũ nhà th ầu về dự
án.
Chan and Kumaraswamy (1997) sau khi tiến hành khảo sát 83 nhân tố ảnh
hưởng đến sự chậm trễ tại các dự án ở Hồng Kông để đánh giá tầm quan trọng của
những nhân tố này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 5 nguyên nhân chủ yếu và
phổ biến: (1) quản lý và giám sát công trường yếu kém; (2) không lường trước được
điều kiện mặt bằng; (3) tốc độ ra quyết định chậm của các bên liên quan; (4) các


11

nhân tố liên quan đến khách hàng; (5) các nhân tố của công việc cần thiết.
Các nghiên cứu ban đầu về sự thành công hay thất bại của dự án đều tập trung
vào những nguyên nhân thất bại hơn là thành công của dự án (Belassi and Tukel,
1996). Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến thành công
của dự án và đo lường mức độ tác động của các nhân tố này, giúp các giám đốc dự
án hiểu rõ hơn các nhân tố này và làm thế nào để đo lường chúng hơn là việc chỉ
xem xét chất lượng của dự án là mục tiêu quan trọng nhất.
Theo Assaf and Al-Hejji (2006) thì trong điều kiện ở Saudi Arabia chỉ 30% dự
án xây dựng là hoàn thành sớm tiến độ và các dự án trễ tiến độ thường trung bình
trong khoảng từ 10% đến 30% (trích dẫn bởi Sambasivan and Soon, 2007)
Nghiên cứu của Chan and Kumaraswamy (2002) đề cập đến vấn đề nâng cao

hiệu quả thông tin liên lạc và chuyển giao thông tin nhanh chóng là rất quan trọng
trong việc giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng công trình
Prabhakar (2008) sau khi tổng kết các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến
thành công của dự án, tác giả nhấn mạnh đến vai trò của giám đốc dự án và cũng rất
nhiều tác giả khác nhau trong các nghiên cứu của mình cũng đồng ý với quan điểm
này. Bài nghiên cứu này đã cố gắng để đưa ra các yếu tố liên quan đến phong cách
lãnh đạo quản lý dự án có tác động sâu sắc đến sự thành công của dự án.
Toor and Ogunlana (2007) nhóm các nhân tố tác động đến thành công dự án
thành 4 nhóm nhân tố COMs: hiểu biết (COMprehension), cam kết (COMmitment),
năng lực (COMpetence), hệ thống liên lạc (COMmunication). Nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng các bên liên quan khác nhau trong một dự án xây dựng quy mô lớn sẽ có
nhận thức khác nhau về các nhân tố thành công nhưng để đạt được thành công thì
họ cần phải có một sự thỏa thuận về mục tiêu dự án và kế hoạch thực hiện dự án.
Marzouk and El-Rasas (2014) lại có cách tiếp cận riêng trong nghiên cứu của
mình khi nhóm các nhân tố gây ảnh hưởng đến chậm tiến độ dự án theo các bên liên
quan. Nghiên cứu thực hiện bằng cách phỏng vấn bảng câu hỏi đối với 36 chuyên
gia trong ngành xây dựng bao gồm chủ đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu. Theo kết quả


12

nghiên cứu thì mức độ ảnh hưởng đến chậm tiến độ từ các nhân tố liên quan đến
chủ đầu tư là cao nhất, sau đó lần lượt từ nhà thầu, nhân tố bên ngoài, nhà tư vấn,
nhân công và thiết bị, cuối cùng là nhóm nhân tố liên quan đến vật liệu.
Nghiên cứu của Doloi et al. (2012) là nghiên cứu đầu tiên lại Ấn Độ về vấn đề
xác định các nhân tố quan trọng tác động đến việc trễ tiến độ trong ngành xây dựng
Ấn Độ và sau đó thành lập mối quan hệ giữa các thuộc tính quan trọng cho việc
phát triển mô hình dự đoán để đánh giá tác động của các nhân tố đối với việc trễ
tiến độ. Các nhóm nhân tố gây ảnh hưởng đến việc chậm tiến độ trong dự án được
chỉ ra trong nghiên cứu là: (1) thiếu sự cam kết; (2) quản lý công trường kém hiệu

quả; (3) phối hợp tại công trường không hiệu quả; (4) lập kế hoạch không chính
xác; (5) qui mô dự án không rõ ràng; (6) thiếu trao đổi thông tin; (7) hợp đồng dưới
chuẩn.

2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Lê Hoài Long et al. (2008) sau khi tiến hành nghiên cứu trên một mẫu gồm 87
chuyên gia xây dựng Việt Nam đã k ết luận 3 nguyên nhân lớn nhất gây biến động
làm giảm tiến độ dự án xây dựng và tăng chi phí là: giám sát và quản lý công trường
yếu kém, khó khăn về tài chính của chủ đầu tư và của nhà thầu, thay đổi thiết kế.
Bằng cách gởi bảng câu hỏi khảo sát đến 166 chuyên gia, Lưu Trường Văn et
al. (2009) đã tổng kết được 16 nhân tố tác động dẫn đến chậm trễ dự án. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng khó khăn tài chính của chủ đầu tư và nhà thầu, nhà thầu thiếu
kinh nghiệm, thiếu nguyên vật liệu là những nguyên nhân chính gây chậm trễ trong
các dự án xây dựng tại Việt Nam
Cao Hào Thi and Swierczek (2010) đã thực hiện nghiên cứu trên mẫu gồm
239 thành viên và giám đốc dự án đã tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt
Nam, nghiên cứu chỉ ra rằng ba nhóm nhân tố bao gồm năng lực nhà quản lý, năng
lực thành viên tham gia và sự ổn định môi trường bên ngoài có mối quan hệ tích
cực đáng kể đến tiêu chí thành công của dự án.


13

Nguyễn Duy Long et al. (2004b) đã nhóm 15 nhân tố ảnh hưởng đến thành
công của dự án và nhóm thành 4 nhóm nhân tố gọi là 4 nhóm nhân tố COMs: thuận
lợi (COMfort), chức năng (COMpetence), cam kết (COMmitment) và truyền thông
(COMmunication).
Nguyễn Duy Long et al. (2004a) là một nghiên cứu toàn diện các nhân tố ảnh
hưởng không chỉ là tiến độ dự án mà còn ảnh hưởng đến vấn đề vượt chi phí, chất
lượng, an toàn, hiệu suất… Phân tích dữ liệu cho thấy có năm nhóm nhân tố cần lưu

ý trong công tác quản lý dự án xây dựng tại Việt Nam: (1) thiết kế và nhà thầu
không đủ năng lực; (2) đánh giá và quản lý thay đổi yếu kém; (3) vấn đề xã hội và
công nghệ; (4) vấn đề liên quan đến công trường; (5) công cụ và kỹ thuật không phù
hợp.
Nghiên cứu về nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ dự án xây dựng nhìn
chung đã đư ợc thực hiện khá nhiều trên thế giới. Với mỗi đặc thù các quốc gia thì
các nhân tố được liệt kê có thể khác nhau và kết quả của những nghiên cứu này
cũng không hoàn toàn giống nhau. Bên cạnh đó cũng đã có những nghiên cứu của
một số tác giả trong điều kiện tại Việt Nam với những cách tiếp cận riêng của mình,
nhưng nhìn chung thì các kết quả của những nghiên cứu này đều có những điểm
tương đồng và cũng phù hợp với một quốc gia đang phát triển như nước ta. Tuy
nhiên các nghiên cứu này mặc dù đối tượng nghiên cứu là các dự án xây dựng tại
Việt Nam, nhưng vì đối tượng khảo sát phần nhiều là các dự án xây dựng dân dụng
và chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về các dự án xây dựng cơ bản. Dự án xây
dựng cơ bản, mà tiêu biểu là các dự án Cầu Đường sẽ có những đặc thù riêng nên
rất cần một nghiên cứu riêng biệt nhằm có một sự đánh giá phù hợp và hợp lý hơn
đối với các nhân tố, cũng như m ức độ ảnh hưởng ảnh hưởng của những nhân tố này
đến tiến độ.

2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Phần này trình bày về mô hình lý thuyết áp dụng cho nghiên cứu bao gồm
biến phụ thuộc là tiến độ hoàn thành dự án và các nhóm nhân tố tác động lên tiến độ


×