Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đề thi Đáp án Câu hỏi môn Quản trị Ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.89 MB, 54 trang )


















Huy động tiền gửi không kỳ hạn (là loại huy động mà không có sự thỏa thuận giữa khách hàng và
NHTM về thời hạn rút tiền)
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi được khách hàng gửi vào các tổ chức tín dụng để thực hiện các
khoản chi trả, thanh toán hoặc vì mục đích đảm bảo an toàn cho tài sản của họ1. Tiền gửi không kì hạn là
khoản tiền gửi đang chờ thanh toán hoặc nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền tức thời của khách hàng, đây không
phải là số tiền mà khách hàng để dành nên khách hàng có thể rút hoặc sử dụng để thanh toán bất kì lúc nào
theo yêu cầu. Loại tiền gửi này thường cũng được chia thành 2 loại:
 Tiền gửi giao dịch (còn gọi là tiền gửi thanh toán). Mục đích chính của khoản tiền gửi này là tạo ra
phương tiện thanh toán cho khách hàng. Thường loại tiền gửi này được quản lí ở các tổ chức tín dụng trên một
tài khoản thanh toán2 hoặc tài khoản vãng lai3. Vì tính không ổn định của nó nên tài khoản này thường không
được trả lãi hoặc được trả lãi nhưng với lãi suất rất thấp và cũng chính vì tính không ổn định này mà để đảm
bảo an toàn tín dụng các ngân hàng phải có một tỉ lệ dự trữ khá cao để thực hiện thanh toán. Đối với khản tiền
gửi này, khách hàng được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả như ủy nhiệm chi, séc và các lệnh khác,…
 Tiền gửi phi giao dịch (tiền gửi không kì hạn có trả lãi): là khoản tiền gửi nhàn rỗi mang tính tạm


thời. Mục đích chính của khoản tiền gửi này là khách hàng gửi tiền để đảm bảo an toàn, thuận tiện cho tài sản
của họ mà không nhằm mục đích thực hiện các dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại.
Điểm chung của cả 2 loại hình tiền gửi này là chúng đều có mức độ thay đổi rất lớn và do đó cần có mức
dự trữ cao. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn có chi phí khá thấp, nếu các ngân hàng có một kế hoạch tài chính tốt
cùng với những hoạch toán hợp lí thì đây cũng là một trong những nguồn vốn khá lớn mang lại lợi ích kinh tế
cao đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thường không trả lãi cho các khoản tiền
gửi này nhưng để thu hút nguồn vốn này các ngân hàng thường cung cấp cho ngân hàng một số những dịch vụ
miễn phí và thậm chí có thể trả một khoản lãi nhỏ. Về cơ bản, đây không phải là một nguồn vốn ổn định, tuy
nhiên, nếu thu hút được số lượng lớn và có một chu kì ổn định, vẫn có thể là một nguồn vốn rất khả dụng và
lợi nhuận cao hơn hẳn so với các nguồn vốn khác.
Tiền gửi có kì hạn là loại huy động tiền gửi có sự thỏa thuận của khách hàng và ngân hàng về thời
hạn rút tiền (bản chất của nó là tiền tích lũy).
Mục đích của khách hàng đối với loại tiền gửi này là đầu tư kiếm lời. Về nguyên tắc, người gửi tiền chỉ
được rút tiền khi đến hạn thanh toán. Tuy nhiên, trên thực tế để thu hút khách hàng gửi lọai tiền gửi này, các tổ
chức tín dụng có thể cho phép khách hàng được rút tiền trước hạn (nếu số tiền rút ra lớn thì phải thông báo
trước với tổ chức tín dụng một vài ngày) trong trường hợp này người gửi tiền được hưởng mức lãi suất thấp,
đôi lúc là lãi suất phạt. Tiền gửi có kì hạn là loại tiển gửi mang tính ổn định, nên các tổ chức tín dụng thường
chú trọng các biện pháp kích thích để huy động loại tiền gửi này. Phổ biến nhất vẫn là phương thức làm đa
dạng hóa các loại hình tiền gửi này, đặc biệt việc đưa ra nhiều kì hạn thanh toán để đáp ứng nhu cầu khách
hàng, đối với mỗi loại kì hạn áp dụng các mức lãi suất khác nhau, thường thì kì hạn càng dài, lãi suất càng cao.
Phương thức thứ hai đó là kèm theo các hợp đồng này là các dịch vụ hậu mãi của các ngân hàng thương mại
dành cho khách hàng, hoặc cũng có thể là các giải thưởng rút thăm,… Phương thức thứ ba thường hạn chế hơn
nhưng rất thịnh hành trong giai đoạn gần đây của thị trường tài chính Việt Nam là cạnh tranh về lãi suất huy
động vốn. Đây là phương thức dễ dàng thu hút sự quan tâm của khách hàng nhất nhưng cũng khá nguy hiểm
và khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong giai đoạn mà thị
trường vốn khan hiếm, vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể hơn ở chương 2.

1

Ở mỹ gọi khoản tiền gửi này là tiền gửi theo yêu cầu, ở pháp thì gọi tiền gửi này là tài khoản séc.

Tài khoản tiền gởi thanh toán (hay còn gọi là tài khoản giao dịch hặc tài khoản séc), tài khoản này dư có, khách hàng này chỉ được
sử dụng trong phạm vi tiền gửi của mình. Tài khoản séc hay tài khoản thanh toán hiện nay ở việt nam gồm 2 loại: a) tài khoản thanh
toán dùng cho doanh nghiệp; b) tài khoản thanh toán dùng cho cá nhân.
3
Tài khoản này có thể dư có hoặc dư nợ, nghĩa là khách hàng ngoài sử dụng số tiền gửi của mình còn được dùng khoản tiền do ngân
hàng cho vay theo sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
2


Đặc tính quan trọng nhất của khoản tiền gửi này là có tính an toàn cao, tính ổn định khá cao do thời gian
hoàn vốn đã được xác định trước, các ngân hàng sẽ có cơ sở rất chắc chắn cho việc hoạch định chiến lược quản
trị nguồn vốn của mình. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại thường chủ động hơn khi sử dụng nguồn vốn
này, dự trữ thấp, nhiều lợi nhuận hơn và ngân hàng thương mại có thể dùng khoản tiền này để cấp các hạn mức
tín dụng dài hạn hơn,… Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của nó là chi phí cao do sự cạnh tranh lãi suất, lãi suất này
cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi không kì hạn.
Tiền gửi tiết kiệm.
Theo quy định của khoản 1 Điều 6 Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN về viêc ban hành Quy chế về tiền
gửi tiết kiệm vào ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam: “Tiền gửi tiết
kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm,
được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm tiền gửi.”
Nhìn chung, tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi chỉ dành cho cá nhân4, nó là khoản tiền gửi chỉ dành cho cá
nhân chứ không phải để thanh toán, nó được kí gởi vào tổ chức tín dụng nhằm mục đích cất giữ hộ hoặc hưỡng
lãi theo định kì. Đây là loại hình kí thác rất đa dạng và phổ biến trong nền kinh tế trên toàn thế giới.
Tiền gửi tiết kiệm được chia thành 2 loại tiền gửi tiết kiệm có kì hạn và tiền gửi tiết kiện không kì hạn.
 Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu
mà không cần báo trước vào bất kì ngày giờ làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm5. Tuy nhiên, tiền
gửi tiết kiệm không kì hạn khác với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn ở chổ: tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được
sử dụng để phát hành séc và thực hiện các công cụ dịch vụ thanh toán bằng các công cụ thanh toán không dùng
tiền mặt để chi trả cho người khác, trừ trường hợp tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của người

cư trú được sử dụng để chuyển khoản thanh toán tiền vay của Chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng
chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó; hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác do
chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là chủ tài khoản tại tổ chức nhận
tiền gửi tiết kiệm đó.6
 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ
hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm7. Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn khác
với tiền gửi có kì hạn chỉ ở chổ khách hàng gửi tiền gửi tiết kiệm có kì hạn chỉ có thể là cá nhân.
Có thể nói, xét về giá trị, các khoản tiết liệm thường nhỏ hơn so với các tài loại tiền gửi khác nhưng số
lượng khá nhiều, vì vậy, nếu xét về tổng thể, đây vẫn là một nguồn vốn khá tiềm năng của các ngân hàng
thương mại. Trên thực tiễn, các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm rất phong phú và đa dạng, đây là một phương cách
thu hút lượng khách hàng của các ngân hàng thương mại, đáp ứng nhu cầu đa dạng và biến đổi thường xuyên
của nhóm khách hàng đông đảo này. Nhìn chung, đặc trưng chính của nguồn vốn này là có độ ổn định cao, tuy
nhiên, mặt trái kèm theo của nó là chi phí huy động vốn khá cao (chi phí giao dịch bình quân, chi phí trả lãi,
chi phí thiết lập mạng lưới chi nhánh,…)

4

Tại điều Điều 3 quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN về viêc ban hành quy chế về tiền gửi tiết kiệm quy định về Đối tượng gửi tiền gửi
tiết kiệm là :
1. Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam là các cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp
pháp tại Việt Nam.
2. Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là các cá nhân người cư trú.
5
Khoản 8 điều 6 quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN về viêc ban hành quy chế về tiền gửi tiết kiệm.
6
Khoản 2 Điều 11 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN.
7
Khoản 9 Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN.









×