Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.21 KB, 15 trang )

I. Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN CHỮ CÁI
II. Đặt vấn đề:
Trong những năm gần đây bậc mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình
giáo dục mầm non, trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp
với sự phát triền của từng cá nhân trẻ, kích thích trẻ hoạt động một cách chủ động,
tích cực, hồn nhiên, vui tươi đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên phát huy khả năng
sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một
cách linh hoạt, thực hiện phương châm “ học mà chơi, chơi mà học”, đáp ứng mục
tiêu phát triển trẻ một cách toàn diện về mọi mặt, trang bị cho trẻ những kiến thức
sơ đẳng để trẻ tự tin vào ngưỡng cửa phổ thông. Chính vì thế hoạt động làm quen
chữ cái là một trong những lĩnh vực rất quan trọng.
Để dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ cái giáo viên cần phải thay đổi
vai trò của mình trong việc giảng dạy, luôn tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu nhiều trò
chơi mới hấp dẫn, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhằm phát huy tính tích cực ở
trẻ, kích thích trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. Đây là hình thức tổ chức phù
hợp với đặc điểm tâm lí ở trẻ. Đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi, ngoài nhiệm vụ phát triẻn
ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ, còn có nhiệm vụ hình thành cho trẻ những kỹ năng
nhận biết các chữ cái, luyện phát âm, đọc thành tiếng, kỹ năng cầm bút tập tô các
chữ, các từ... giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy.
Vì thấy được những tầm quan trọng của hoạt động, nên tôi đã chọn đề tài
nghiên cứu “ Một số biện pháp dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen với chữ cái”
III. Cơ sở lí luận:
Như chúng ta đã biết, làm quen chữ cái có vai trò rất quan trọng trong việc
giáo dục mầm non mới.
Hiện nay theo hướng đổi mới, đối với trẻ 5 tuổi thực hiện bộ chuẩn. Việc lựa
chọn các chỉ số trong bộ chuẩn lồng ghép vào từng lĩnh vực, từng chủ điểm, từng
hoạt động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ để đem lại kết quả cao,
trong đó có hoạt động làm quen chữ cái.
Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, nên là một giáo viên mầm non tôi
luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp


thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được nhiều nội dung vào
giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù hợp với
điều kiện trường, lớp mình đang công tác. Đối với trẻ mầm non hoạt động làm
quen chữ cái là một trong những hoạt động quan trọng rất lớn trong việc phát triển
vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm và đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để
phát triển các giác quan và hoàn thiện nhân cách cho trẻ.
IV. Cơ sở thực tiễn:
Năm học 2016 – 2017 này tôi được nhà trường phân công đứng lớp dạy lớp
lớn 5 tại điểm thôn Ba xã Điện Hồng. Với số trẻ là 37 trẻ ( Lớp mẫu giáo 5 tuổi)
trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
1


1. Thuận lợi:
+ Được sự chỉ đạo và quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều
kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy
học, động viên sự sáng tạo của giáo viên, khuyến khích chị em giáo viên ứng dụng
công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, nhà trường thường
xuyên dự giờ thăm lớp, góp ý để giáo viên rút kinh nghiệm. Nhà trường tổ chức
các buổi sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, để góp ý, rút kinh nghiệm, trao đổi học
hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc soạn, giảng để nâng cao trình độ chuyên môn.
+ Bản thân là giáo viên giảng dạy, có trình độ trên chuẩn, có tâm huyết với
nghề, hết lòng thương yêu quí mến trẻ, có nhiều năm giảng dạy lớp lớn, có trình độ
chuyên môn vững vàng và đã tích lũy được cho bản thân nhiều kinh nghiệm trong
quá trình giảng dạy, nên việc cho trẻ làm quen chữ cái có hiệu quả rất cao.
+ Lớp học được trang bị bộ bàn ghế cho trẻ ngồi học đúng quy cách của Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo đề ra, có máy chiếu thuận lợi cho việc dạy và học.
+ Phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của trẻ, đưa trẻ đi học đầy đủ,
đúng giờ.
2. Khó khăn:

- Một số cháu mới đi học năm đầu tiên nên chưa mạnh dạn, nhiều cháu còn
nói ngọng, nói lắp, phát âm không chuẩn, nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên
việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khó khăn.
- Trong khi đó, đa số phụ huynh ở lớp tôi nghề nghiệp chủ yếu là làm nông
nên không ít phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của tuổi mẫu giáo.
Còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này, cho con nghỉ học tùy tiện, đi muộn về sớm,
phó mặt cho các cô giáo ở trường.
.
- Một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên đã
dạy trước tập viết dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ tỏ ra
kiêu căng vì mình đã biết rồi nên không còn chú ý đến tiết học. Những thực trạng
trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thu của
trẻ đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường .
Là giáo viên chủ nhiệm tôi rất băn khoăn lo lắng, tôi luôn luôn suy nghĩ,
mình phải làm gì, và tìm những biện pháp nào, để dạy trẻ học tốt hoạt động làm
quen chữ cái. Trước thực trạng đó nên tôi luôn nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi và đưa
ra “một số biện pháp dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ cái”
3. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm:
Khảo sát thực tế để xác định khả năng học chữ cái của trẻ bằng cách tổ chức
cho trẻ tham gia vào các hoạt động cụ thể trên tiết học.

Số trẻ khảo sát
37 trẻ

Trẻ hứng thú học,
nhận biết, phân
biệt và phát âm
đúng chữ cái
11/37 = 30%
2


Trẻ có tham gia
vào giờ học, nhận
biết chữ còn nhầm,
và phát âm chưa
chuẩn.
11/37 = 30%

Trẻ không thích
tham gia vào giờ
học, nhận biết,
phát âm chữ cái
còn nhầm.
13/37 = 40%


V. Nội dung nghiên cứu:
Như chúng ta đã biết chương trình giáo dục mầm non mới đòi hỏi giáo viên
có nhiều sáng tạo trong việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động, thực hiện
phương pháp lấy trẻ làm trung tâm và đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
dạy học để cho hoạt động nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn, phong phú hơn. Điều này
làm tôi suy nghĩ cố gắng tìm mọi biện pháp như: Soạn giáo án điện tử, nghiên cứu
trò chơi, sưu tầm trò chơi vận dụng vào các hoạt động làm quen chữ cái, chuẩn bị
môi trường chữ lạ, đẹp mắt nhằm kích thích trẻ tham gia vào hoạt động làm quen
chưc viết một cách tích cực, nhẹ nhàng, thoải mái và để trẻ tiếp thu tốt 29 chữ cái,
phát âm rõ ràng chữ cái.
- Nghiên cứu nắm chắc nội dung yêu cầu của từng bài dạy, quy trình phương
pháp dạy trẻ làm quen chữ cái tâm sinh lý của trẻ lớp mình từ đó xây dựng kế
hoạch hoạt động cho trẻ theo ngày, tuần, tháng phù hợp với chủ đề theo từng thời
điểm, nên việc hướng trẻ vào hoạt động rất là khó khăn. Do đó, để trẻ hứng thú học

tốt hoạt động làm quen chữ cái, nhằm mục đích giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái,
luyện cách phát âm chuẩn, hoàn thiện tiếng phổ thông, phát triển bộ máy phát âm,
phát triển nhân cách trẻ, giúp trẻ hứng thú tham gia vào giờ học đạt kết quả cao thì
giáo viên phụ trách phải nắm bắt và áp dụng các biện pháp sau:
1.Biện pháp thực hiện bồi dưỡng nâng cao nhận thức:
Từ những kết quả khảo sát tôi nắm về khả năng nhận biết cũng như sự hứng
thú của trẻ với hoạt động làm quen chữ cái và qua thực tế chăm sóc giảng dạy
trong nhiều năm, dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy trẻ mầm non nói chung và trẻ
mẫu giáo nói riêng, các cháu còn nhỏ nhưng có nhu cầu về học tập, thích khám phá
những cái lạ, ham hiểu biết. Đặc biệt thích vui chơi, vui chơi đóng vai trò chủ đạo
đối với trẻ.
Chính vì vậy các hoạt động học tập của trẻ phải được tổ chức dưới dạng vui
chơi mà vẫn đảm bảo được kiến thức cho trẻ, thu hút hấp dẫn trẻ tham gia vào giờ
học đạt kết quả cao.
Dựa vào các đặc điểm của trẻ và thực tế trên, tôi đã không ngừng học hỏi, tự
học, tự rèn, làm đồ dùng dạy học phục vụ cho các môn học theo đúng chủ đề, sưu
tầm những tài liệu có liên quan đến môn học, học tập nghiên cứu về chương trình
giảng dạy, tôi luôn suy nghĩ và đặt ra câu hỏi mình phải làm gì? Làm như thế nào?
để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, gây hứng thú, phát huy được tính tích cực ở trẻ
và giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, sâu sắc, đạt hiệu quả cao.
Sự chỉ đạo và quan tâm giúp đỡ của nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi và
các giáo viên trong trường được dự giờ, học hỏi, các tiết chuyên đề, các tiết thao
giảng của trường, của tổ để giáo viên học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Từ những suy nghĩ tìm tòi, học tập kinh nghiệm và sự chỉ đạo của Ban giám
hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, tôi đã đi sâu tìm tòi, suy nghĩ mạnh dạn cải tiến
một số trò chơi vào các tiết làm quen chữ cái và làm một số đồ chơi đẹp mắt có
tính khoa học, phong phú phục vụ cho trẻ chơi để gây sự hấp dẫn thu hút trẻ tham
gia vào trò chơi, đưa các tiết học phải phù hợp với đặc điểm nhận thức ở trẻ, với
chủ đề. Mỗi tiết học phải thay đổi các trò chơi khác nhau, thường xuyên không lặp
3



li nhiu ln tr khụng nhm chỏn. Bờn cnh khi gii thiu trũ chi tụi li phi
suy ngh a ra nhng th thut, li núi nh nhng, hp dn to c s hng thỳ
phỏt huy tớnh tớch cc ca tr vo hot ng lm quen ch cỏi.
2. Bin phỏp to mụi trng ch vit:
i vi tr mu giỏo luụn thớch nhng gỡ mi l, mu sc p mt, hp dn
l gõy c s chỳ ý ca tr. Vỡ vy, vic to mụi trng "Lm quen ch cỏi"
trong lp hc rt cn thit lm ni bt b mụn v chuyờn . tr c lm
quen vi ch mi gúc trong v ngoi lp, tụi luụn c gng to mụi trng ch
vit tht p cun hỳt tr. Hng ngy vo nhng lỳc vui chi hay rnh ri tụi v
tr thng ct dỏn ch cỏi, cỏc loi qu hay con vt trang trớ theo ch im.
Ví dụ: Chủ điểm trờng mầm non, các hình ảnh tôi dán là các hoạt động một
ngày của trẻ, phía dới mỗi tranh đều có các từ nh: bé đến lớp, cùng học bài, chi
ngoi tri.
trong lp: Các góc chơi tôi đều dán các t thể hiện của góc chơi, các góc
hoạt động đó nh: Góc xây dựng, bé tập làm ngời lớn, bé tập làm nội trợ, cùng vui
học, vờn cổ tích ... Bên cạnh đó tôi luôn tận dụng các sản phẩm của trẻ để dán lên tờng, cho trẻ đặt tên các sản phẩm đó. Tôi ghi lại tên các sản phẩm mà trẻ đã đặt và
cho trẻ sao chép từ lại, sau đó trẻ dán ở dới sản phẩm mà trẻ đã tạo ra. Các hoạt
động này luôn làm trẻ hứng thú và tích cực hoạt động bởi trẻ thấy các sản phẩm của
trẻ luôn đợc trng bày và sử dụng.
Tất cả các nội dung trên tôi đều cho trẻ hoạt động và trẻ đợc tham gia vào
moị lúc mọi nơi nh: Buổi sáng trẻ đến lớp chào cô xong trẻ tự đến và vào các góc
say sa với những công việc của mình (sao chép từ, dán tranh, tô màu, su tm t
ha bỏo )
V nhng hỡnh nh ú tụi thng thay i phự hp vi ch im. Khụng
nhng gúc bộ cựng "Lm quen ch cỏi" m xung quanh lp tụi u vit ting v
t tng ng, nh hp ng ch cỏi, hp ng hỡnh, vit tờn cỏc dựng vo nhón
v dỏn vo. Treo xung quanh lp mt cm t nh bng thi tit, bộ n lp, bộ
vng, tờn ca tr, tt c nhng cỏi ú u phi va tm nhỡn vi tr. Hoc cú nhng

bc v ca tr c vit tờn tr vo phớa trỏi, lm nh th tr c s dng ngay
trờn hot ng "Lm quen ch cỏi", tr hc n nhúm ch cỏi gỡ, tụi cho tr tỡm
xung quanh lp nhúm ch cỏi ú, phớa di tụi t giỏ ng dựng phc v
mụn ch cỏi, dựng ca cụ v tr nh bỳt chỡ mu, v tp tụ .... ngoi ra cũn cú
dựng phc v cho bui chi nh m cú gn ch, hoa lỏ, ht ht, ch cỏi ri, cỏc
chm trũn tr ghộp ch lụ tụ.
3. Bin phỏp gõy hng thỳ cho tr hot ng lm quen ch cỏi:
tr hng thỳ hot ng sụi ni tham gia vo gi hc lm quen vi ch cỏi
t kt qu cao tụi ó nghiờn cu nm chc ni dung yờu cu ca tng bi dy,
phng phỏp dy tr, xõy dng k hoch cho tr theo ngy, tun, thỏng phự hp
vi ch .
Theo k hoch, tụi ó lp v chun b dựng cho cụ v tr phi a dng,
phong phỳ, mu sc hp dn, cú khoa hc, phự hp vi ch , gõy c s chỳ ý,
hng thỳ i vi tr.
+Son ging trc khi n lp:
4


Trước khi soạn bài tôi xem lại giáo án năm trước, đọc lại bài giảng và những
đánh giá ưu điểm, tồn tại của tiết học, sau đó bổ sung, sửa chữa nội dung sao cho
phát huy tính ưu điểm của tiết dạy, đồ dùng phải đẹp mắt, có khoa học thực tế, phù
hợpvới đặc điểm của trẻ lớp mình . Tôi luôn thiết kế các bài giảng điện tử cho hoạt
động làm quen chữ cái để gây sự chú ý cho trẻ giúp cho trẻ có cơ hội tiếp cận với
công nghệ thông tin. Những bài giảng điện tử luôn làm cho trẻ thích thú và chú ý
cao độ bởi những hình ảnh sinh động, thực tế, chính xác.
Với hoạt động làm quen chữ cái thông qua bài giảng điện tử thì rất tiện ích
bởi các chữ cái sẽ được tô các màu sắc bắt mắt thu hút sự chú ý của trẻ, các nét chữ
được phân tích rõ ràng, hơn nữa trẻ còn nghe được các giọng phát âm chuẩn các
chữ cái Tiếng việt…
Từ những sự chuẩn bị đó đã giúp tôi tự tin có hứng thú khi truyền đạt kiến

thức cho trẻ
4. Biện pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái qua trò chơi :
Dựa vào đặc điểm của trẻ mẫu giáo là hay bắt chước và dạy nói cho trẻ dựa
trên hình thức nói theo cô, trẻ chưa biết phân tích cấu tạo về âm. Do đó có nhiều
lỗi phát âm trong tiếng Việt. Chính vì vậy cô giáo cần xây dựng các trò chơi luyện
phát âm đúng các âm phù hợp.
VD: Tiết làm quen chữ cái o,ô,ơ
Chủ đề: Bản thân .
Trò chơi 1: “Vòng quay kỳ diệu”
Với tiết học này tôi tổ chức dưới hình thức trò chơi “Vòng quay kỳ diệu”
Vào bài tôi đóng vai trò người hướng dẫn chương trình“Vòng quay kỳ diệu”.
đi vào giới thiệu chương trình “Chào đón các bé đến với chương trình, với chủ đề
“Bé là ai”. Đến tham gia chương trình hôm nay gồm có 02 đội thi, tôi muốn biết
đội 1 ở đâu (trẻ ở đội 1 đứng lên giơ tay vẫy), đội 2 ở đâu ( trẻ ở đội 2 đứng lên giơ
tay vẫy)”. Bây giờ 2 đội cùng tham gia vào trò chơi
Cho trẻ ở 2 đội lên chơi, kích chuột vào màn hình mũi tên chỉ đến chữ nào
thì trẻ phải phát âm đúng chữ đó, nếu ai đọc sai thì sẽ mất lượt quay. Trong khi trẻ
thực hiện cô quan sát, nhận xét tuyên dương kịp thời cho trẻ.
Sau khi cô giới thiệu chữ cái mới “o,ô,ơ” và cho trẻ phát âm theo cả lớp, tổ,
cá nhân, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chữ o,ô và chữ o,ơ
Cho trẻ chơi các trò chơi ôn luyện để tạo hứng thú và giúp trẻ khắc sâu nhận
biết và nhớ chữ cái o,ô,ơ.
Trò chơi 2: “Tạo chữ cái trên bản thân”
Cô nói các bạn lớp mình cùng học cùng chơi với nhau rất thân , các con ca
hát bên nhau, khi nghe tiếng xắc xô rung lên các con hãy cùng nhau tạo các chữ cái
o.ô,ơ theo ý thích của đội mình.
VD: Chữ “o” trẻ tạo vòng tròn, Chữ “ô” thì trẻ đưa tay lên đầu, chữ “ơ” thì
trẻ tạo vòng tròn và 1 bạn lên đứng trên vòng tròn để tạo thành dấu.
Hoặc cô phát âm, nói cấu tạo chữ hay cho chữ cái nào biến mất thì trẻ chọn
chữ cái đó và phát âm.

5


- Trò chơi này có tác dụng luyện cho trẻ sự tinh nhanh, khả năng ghi nhớ và
tư duy về cấu tạo chữ để chọn đúng và phát âm chuẩn.
Ví dụ: LQCC: a,ă,â
Chủ điểm : Gia đình
Trước hết tôi trang trí trong và ngoài lớp các hình ảnh phù hợp với chủ
điểm, phía dưới mỗi hình đều có các từ chỉ nội dung tranh nhằm mở rộng thêm vốn
nhận biết về môi trường xung quanh cho trẻ những đồ dùng, vật dụng phục vụ
trong gia đình. Đồ dùng cho tiết dạy của cô tôi chuẩn bị các tranh môi trường chữ
to có chứa các từ như: “ ấm trà, khăn mặt ” và gọi trẻ lên cho trẻ đọc các chữ theo
yêu cầu của cô (các chữ sắp được học)
Còn đồ dùng của trẻ là những thẻ lô tô về các đồ dùng, các loại hoa, quả
thường có trong gia đình, phía dưới đều có các từ chỉ nội dung cuả tranh lô tô.
Ví dụ : Cái ca, ấm trà, khăn mặt, ghế đẩu, bàn chải đánh răng, bếp ga…
Với những loại lô tô này tôi vận dụng trò chơi “đi chơi”. Mỗi trẻ mang một
cái rổ trong đó đựng các thẻ lô tô vừa đi chơi với cô vừa đọc:
“Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con…
Về cho ăn tết…”
Cô hỏi: Trong từ “đi cầu, đi quán” vừa chọn có chữ cái gì các con vừa học?
Trẻ trả lời: chữ a,ă,â,
Cho cả lớp cùng phát âm lại một hai lần (Lần lượt cô nói các loại có trong
thẻ lô tô, trẻ chú ý nghe cô nói để chọn đúng, phát âm đúng). Đối với loại tiết này,
trò chơi đưa vào chủ yếu sử dụng ở phần ôn luyện, tôi cũng vận dụng những trò
chơi gần gũi, thiết thực hơn đối với trẻ.
Ví dụ : LQCC: g,y . Chủ điểm : “Phương tiện giao thông”
Trò chơi 3: “Tìm chữ cái còn thiếu tạo thành từ có nghĩa”
Trên màn hình có nhiều hình ảnh và nhiều chữ cái như: g.y…

kết hợp với hình ảnh, dưới có từ chưa hoàn chỉnh “xe má…” “thuyền thún…”
Cô cho trẻ lên tham gia trò chơi chọn chữ cái thích hợp điền vào chỗ còn
thiếu trong từ để tạo thành từ có nghĩa. Khi tìm được rồi trẻ phát âm. Hoặc ở
những tiêt học khác cô cho trẻ tham gia trò chơi “Chọn ô số đọc nhanh chữ cái”
“Chiếc nón kỳdiệu” Ở mỗi trò chơi cô tạo các hiệu ứng, trò chơi liên kết để trẻ dễ
dàng sử dụng trên máy, từ đó trẻ rất hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động
và nắm vững kiến thức hơn. Qua hình thức trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin
vào trong tiết học làm quen chữ cái, tôi nhận thấy trẻ rất tích cực tham gia vào hoạt
động, tiết học trở nên sinh động hấp dẫn, giúp trẻ nắm vững kiến thức.
Để thực hiện tốt các chỉ số trong bộ chuẩn 5 tuổi có liên quan đến bộ môn
làm quen chữ cái, tôi lựa chọn các chỉ số lồng ghép đưa vào từng trò chơi phù hợp
với khả năng của trẻ, trẻ có thể viết sao chép chữ cái qua trò chơi “Rung chuông
vàng” Ở trò chơi này tôi có thể dùng câu đố. Đố về chữ cái, hoặc cho xuất hiện các
nét rời trên màn hình, rồi biến mất, trẻ có thể quan sát, suy nghĩ câu đố đó về chữ
gì? Hoặc những nét đó ta có thể ghép lại được chữ cái nào đó trẻ viết lại trên bảng
con, rồi đưa lên và phát âm. Trò chơi này giúp trẻ phát triển về tư duy, khả năng
6


ghi nhớ có chủ định vừa luyện kỹ năng tô chữ cái, luyện phát âm thông qua trò
chơi.
Ví dụ : Chủ đề “Quê hương - Thủ Đô Hà Nội”
* Trò chơi 4: “Tìm chữ cái v,r” Tôi sưu tầm các hình ảnh về các danh lam
thắng cảnh ở Thủ đô Hà Nội để trẻ được tận mắt nhìn thấy vẻ đẹp về những danh
lam thắng cảnh có ở quê hương chúng ta qua màn ảnh nhỏ. Để tạo sự hấp dẫn bất
ngờ với trẻ khi biết về quê hương, tôi cài nhạc bài “Quê hương” cho trẻ cùng cô
múa phụ họa qua lời ca về quê hương, tạo cho trẻ cảm giác thích thú về quê hương.
Trẻ biết ở Hà Nội có Hồ Gươm, có Tháp Rùa, Vịnh Hạ Long…
Việc cho trẻ tiếp cận công nghệ thông tin vào tiết học mang lại cho trẻ sức
hấp dẫn, tiếp thu bài nhanh, nhớ lâu.

Với hoạt động làm quen chữ cái ta có thể tổ chức nhiều trò chơi với các
hình thức khác nhau để tạo hứng thú cho trẻ. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo nói chung và
trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi nói riêng hoạt động học gắn liền với hoạt động vui chơi.
“Học mà chơi, chơi mà học” Vì vậy khi dạy trẻ ta tổ chức dưới hình thức vui chơi
trẻ hứng thú hơn, tham gia tích cực hơn và giúp trẻ tiếp thu bài tốt hơn.
5. Cơ sở vật chất:
Để làm quen chữ cái đạt kết quả tốt, các cháu tiếp thu bài một cách hiệu quả,
giúp trẻ hoạt động hứng thú, tích cực trước hết phải được trang bị phục vụ cho môn
học như:
Một số đồ dùng, đồ chơi dạy học. Để trường lớp có cơ sở vật chất đảm bảo
cho chất lượng giáo dục cần có sự hỗ trợ từ nhà trường, các bậc phụ huynh, giáo
viên chủ nhiệm đóng góp, làm ra các đồ dùng để phục vụ cho hoạt động học.
Sau mỗi lần kiểm tra đánh giá kết quả của giờ học có sự nhận xét đánh giá
của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, đồng nghiệp. Bản thân giáo viên tự rút ra bài
học kinh nghiệm cho bản thân, cần phát huy những gì đã làm được và sửa chữa
hoàn thiện những gì chưa làm được, còn thiếu sót và cần cố gắng nhiều hơn nữa,
học tập trao dồi kiến thức để có những sáng tạo trong việc giảng dạy, nâng cao
chất lượng giảng dạy.
VI. Kết quả nghiên cứu:
1. Với trẻ:
Sau một thời gian gnhiên cứu và thử nghiệm. Bản thân tôi thấy các cháu lớp
tôi ngày càng hứng thú say mê học môn làm quen với chữ cái, khả năng nhận biết
và phát âm đúng, chuẩn các chữ cái là khá cao.
- Kết quả sau khi vận dụng một số trò chơi vào tiết học làm quen với chữ
cái:
Lớp
Số trẻ
Trẻ nhận biết chữ cái nhanh, Trẻ nhận biếtphát âm
phát âm đúng, hứng thú, tích đúng chữ cái, hứng thú
cực.

Lớn 5 37 trẻ 5 tuổi 36/37 trẻ = 97 %
1 = 3%
Kết quả đạt được sau khi “vận dụng một số trò chơi gây hứng thú cho trẻ 56 tuổi làm quen với chữ cái” Kết quả đạt được là bước đầu ngôn ngữ của trẻ như
kỹ năng nghe, nói, phát âm và nhận biết, phân biệt được các âm khó, vốn từ của trẻ
7


được nâng cao thông qua các hoạt động làm quen chữ cái, trẻ tham gia sôi nổi hào
hứng, trẻ nhận biết phân biệt và phát âm đúng, nhanh các chữ cái qua các trò chơi
tăng lên rất cao.
+ 97% trẻ nhận biết, phân biệt các chữ cái, hứng thú, tích cực tham gia vào
giờ học.
+ 7% trẻ nhận biết, phát âm chữ cái còn chậm .
2.Với cô:
- Giáo viên nắm bắt được tầm quan trọng của môn học.
- Nắm được phương pháp tổ chức hoạt động học
- Lựa chọn bài dạy phù hợp với chủ đề.
- Tạo môi trường chữ viết phong phú đa dạng để kích thích trẻ làm quen với
chữ cái
- Nâng cao kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn, đa đạng, phong phú để
phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
- Nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động theo quan
điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”
- Phối hợp với phụ huynh, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động làm quen chữ cái
một cách tích cực hơn.
3. Công tác phối hợp với phụ huynh:
Thông qua giờ đón, trả trẻ cô luôn tuyên truyền đến phụ huynh các hình thức
cho trẻ làm quen chữ cái. Hướng cho các bậc phụ huynh kết hợp với nhà trường để
dạy trẻ học chữ cái như: Gia đình gợi hỏi trẻ kể lại chuyện ở lớp, chuyện cổ tích,
truyện tranh, chuyện sinh hoạt hằng ngày…Vận dộng phụ huynh tích cực đóng góp

về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho trẻ làm quen chữ cái như: Đóng góp
báo, tạp chí đã sử dụng có hình ảnh màu sắc đẹp, cô hướng cho trẻ làm các thiệp
tặng bố, mẹ, ông, bà, cô giáo, anh chị... Trẻ đến lớp được cô dạy dỗ với nhiều nội
dung làm quen chữ cái thông qua các hoạt động với nhiều hình thức khác nhau.
Tuy nhiên các kiến thức, kỹ năng về chữ cái cần được ôn luyện ở nhà. Vì vậy để
giúp trẻ học tốt thì cần có sự cộng tác giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Tôi
luôn trao đổi với phụ huynh vào những giờ đón, trả trẻ về việc học tập của trẻ và
phương pháp dạy học để về nhà phụ huynh dạy trẻ học và ôn lại kiến thức cho trẻ.
Lên kế hoạch, thông báo chương trình dạy trẻ ghi rõ nội dung vào bảng treo
ở ngoài cửa lớp để phụ huynh theo dõi.
Đánh vi tính các nội dung theo dõi trẻ đã được học ở lớp đưa cho phụ huynh
về nhà tham khảo và dạy cho trẻ học.
Trao đổi một số nhược điểm của trẻ về cách phát âm, nhận biết, phân biệt
chữ, cách tô, đặt vở, cầm bút để phụ huynh nắm được và dạy trẻ.
VII: Kết luận:
Bộ môn làm quen chữ cái là một trong những môn học rất cần thiết và quan
trọng đối với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
Qua việc vận dụng một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen
với chữ cái có tác dụng rất lớn đối với trẻ.
8


Trẻ nhận biết và phát âm chính xác 29 chữ cái tiếng Việt theo kiểu mẫu in
thường và viết thường.
- Rèn kỹ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Nhìn chữ cái đọc được âm tương ứng và nghe phát âm tìm được chữ cái
.- Tìm đúng chữ cái trong từ, ghép chữ và tạo thành từ, ghép các nét tạo
thành chữ cái.
- Cho trẻ làm quen với một số kỹ năng đọc, viết tạo tiền đề cho trẻ chuẩn bị
vào lớp 1 được tốt.

*Ngoài ra nó còn có tác động đến giáo viên:
Mở rộng vốn hiểu biết và khả năng sáng tạo. Biết ứng dụng công nghệ
thông tin vào tiết dạy tạo hứng thú say mê vào giờ học của trẻ.
VIII. Rút ra bài học kinh nghiệm:
Để tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái đạt kết quả như trên trong
quá trình thực hiện tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm như sau:
- Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, say sưa học hỏi, tìm tòi, nghiên
cứu tài liệu để nắm chắc mục đích yêu cầu, nội dung nhiệm vụ của hoạt động.
- Chuẩn bị chu đáo đồ dùng, tranh ảnh, giáo án giảng dạy trước khi lên lớp.
- Lựa chọn, ứng dụng các trò chơi hay, phù hợp, hấp dẫn vào tiết học tạo hứng
thú, phát huy trí thông minh ở trẻ.
- Cô giáo sử dụng ngôn ngữ sư phạm mẫu mực, phát âm, sử dụng từ ngữ
chuẩn, chính xác rõ ràng.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về việc “vận dụng một số
trò chơi gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái áp dụng
trong việc giảng dạy.
Bên cạnh những trẻ tham gia hào hứng trong giờ học thì vẫn còn một ít trẻ
chưa tham gia hào hứng, nhận biết và phát âm đúng chữ cái.
Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học làm quen chữ cái cho trẻ hiện nay tôi
vẫn phải phấn đấu học tập hơn nữa để hoàn thiện chuyên môn cho mình và giúp trẻ
tham gia vào giờ học đạt kết quả cao hơn.
IX. Đề nghị:
Trên đây là “một số biện pháp dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ
cái” tôi đã áp dụng và thực hiện đã tạo cho trẻ hứng thú, tham gia tích cực vào giờ
học, nhận biết và phát âm chính xác 29 chữ cái. Giúp giờ học đạt kết quả cao hơn
năm học 2016 – 2017. Chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót rất mong sự
đóng góp ý kiến của lãnh đạo nhà trường và của hội đồng nghiên cứu khoa học để
tôi có kinh nghiệm trong việc dạy trẻ làm quen với chữ cái, nâng cao chất lượng
làm quen chữ cái đạt kết quả cao.
Điện Hồng, ngày 05 thán 04 năm 2017

Người viết

Lê Thị Hồng Anh
9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu về hướng dẫn trẻ làm quen chữ cái bậc học Mầm non
- Tài liệu bồi dưỡng, hướng dẫn hoạt động làm quen chữ viết bậc học Mầm non
- Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi
- Sách trò chơi với chữ cái và phát triển ngôn ngữ
- Mạng intenet để tìm hình ảnh đẹp phù hợp với đề tài
- Tài liệu đào tạo giáo viên Mầm non của Bộ Giáo và Đào Tạo (Nhà xuất bản Dân
Trí)

10


Mục lục

Trang

I.Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ cái
II. Đặt vấn đề………………………………………………………..….
III.Cơ sở lý luận………………………………………………………...
IV.Cơ sở thực tiễn: ……………………………………………………
1.Thuận lợi:……………………………………………………………
2.Khó khăn:……………………………………………………………
3. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm:………………………….….
V. Nội dung nghiên cứu:………………………………………………

1. Biện pháp thực hiện bồi dưỡng nâng cao nhận thức:……………….
2. Biện pháp tạo môi trường chữ viết: ………………………………..
3. Biện pháp gây hứng thú cho trẻ hoạt động làm quen chữ cái: ……..
4. Biện pháp dạy trẻ làm quen chữ cái qua trò chơi: ………………....
Trò chơi 1:……………………………………………………………..
Trò chơi 2:……………………………………………………………..
Trò chơi 3:……………………………………………………………..
Trò chơi 4:……………………………………………………………..
5. Cơ sở vật chất: ……………………………………………………
VI. Kết quả nghiên cứu: ………………………………………………
1. Với trẻ: ……………………………………………………………....
2. Với cô:……………………………………………………………….
3. Công tác phối hợp với phụ huynh: ……………….…………………
VII. Kết luận:…………………………………………………..……….
VIII. Rút ra bài học kinh nghiệm: ………………………………...……
IX. Đề nghị:……………………………………………………….……
Tài liệu tham khảo………………………..……….…………….……..
Mục lục…:……………………………………………………….…….
Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến…………….……............................

1
1
1
1
2
2
2
2
3
3

4
5
5
5
6
6
7
7
7
8
8
8
9
9
10
11
12,13

11


Mẫu 4

MẪU PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
(Ban hành theo Quyết định số 32 /2015/QĐ-UBND ngày 11 /11/2015 của UBND tỉnh)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Một số biện pháp dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ cái
Tác giả sáng kiến: Lê Thị Hồng Anh

Đơn vị công tác (của tác giả sáng kiến) : Trường mẫu giáo Điện Hồng – Lê Công
Anh Đức
Họp vào ngày: ........................................................................................................
Họ và tên chuyên gia nhận xét: ..............................................................................
Học vị: .................... Chuyên ngành: ......................................................................
Đơn vị công tác: .....................................................................................................
Địa chỉ: ..................................................................................................................
Số điện thoại cơ quan: ............................................................................................
Di động: ..................................................................................................................
Chức trách trong Tổ thẩm định sáng kiến: .............................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
Đánh giá của
STT
Tiêu chuẩn
thành viên tổ
thẩm định
Sáng kiến có tính mới và sáng tạo (điểm tối đa: 30 điểm) (chỉ chọn 01
1
(một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới và cho điểm tương ứng)
Không trùng về nội dung, giải pháp thực hiện
1.1 sáng kiến đã được công nhận trước đây, hoàn
30
toàn mới;
Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước
1.2
20
đây với mức độ khá;
Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước
1.3
10

đây với mức độ trung bình;
Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các
1.4
0
giải pháp đã có trước đây.
Nhận xét:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
......
2
Sáng kiến có tính khả thi (điểm tối đa: 30 điểm)
2.1 Thực hiện được và phù hợp với chức năng,
10
Điểm
tối đa

12


nhiệm vụ của tác giả sáng kiến;
Triển khai và áp dụng đạt hiệu quả (chỉ chọn
2.2
01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới)
a)
Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh
20
Có khả năng áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh
b) vực công tác và triển khai nhiều địa phương,
15

đơn vị trong tỉnh.
Có khả năng áp dụng trong một số ngành có
c)
10
cùng điều kiện.
Có khả năng áp dụng trong ngành, lĩnh vực
d)
5
công tác.
Nhận xét:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
........
3
Sáng kiến có tính hiệu quả (điểm tối đa: 40 điểm)
Sáng kiến phải mang lại lợi ích thiết thực cho
3.1 cơ quan, đơn vị nhiều hơn so với khi chưa
10
phát minh sáng kiến;
Hiệu quả mang lại khi triển khai và áp dụng
3.2 (chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung
bên dưới)
a)
Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh
30
Có hiệu quả trong phạm vi nhiều ngành,
b)
20

nhiều địa phương, đơn vị
Có hiệu quả trong phạm vi một số ngành có
c)
15
cùng điều kiện
Có hiệu quả trong phạm vi ngành, lĩnh vực
d)
10
công tác.
Nhận xét:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Tổng cộng
THÀNH VIÊN TỔ THẨM ĐỊNH
(Họ, tên và chữ ký)

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

13


14


15




×