Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Hoạt Động Của Nhóm Lợi Ích Trong Đời Sống Chính Trị Các Nước Phương Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.34 MB, 79 trang )

1a"0a"

15$B_
"Uto:fS  0G 0B{3E' +6|? $<3*"C3+710-."+

 =x mI QhW PwI gVb _lW XPV yJ ^VKW gW}b gVb _lW XPV qmigT
QhYpgTPVXgVqm]kVcngT@Lz
 #VuPgMgTyJkVLg`i~WgVb_lYXPV


 2jW rdhgT yJ Vi~q QeT PwI PKP gVb _lW XPV  PKP gvP
kVvNgT@Lz 
"Uto:fS
?+A"?-(3 +6|? $3*"C 3+710- Z"+

1 

 ,} rVgT PKP bj V[gVVi~q QgT PwI PKP gVb _lW XPV  br
pR gvPkVvNgT@Lz

 F>Vi~rQgTPwIgVb_lYXPVPKPgvPkVvNgT@Lz 

 %KgVTWKVi~qQgTPwIgVb_lWXPV kVvNgT @LzyJbr pR
TlYbOPViFW}r4IbVW}ggIz
/)?0B{3

?71? ?
&3+1 a"?-0\s B?+1/+!6




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đầu thế kỷ XXI, cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng bắt đầu từ
Mỹ sau đó lan rộng ra toàn thế giới, đã khiến nhiều nước, ke cả các
nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đức phải điều chỉnh
mạnh mẽ về mô hình phát triển. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận giữa
các đảng phái chính trị cho thấy nhiều chính quyền kế tiếp nhau vẫn
chưa thoát khỏi những lúng túng cơ bản về định hướng phát triển tại
các nước này. Vai trò của những nhóm quyền lực vi lợi ích cục bộ hoặc
vai trò của số đông dân chúng theo cảm tính tâm lý có thể chi phối dinh
hướng mô hình phát triển trong từng giai đoạn của mồi nước. Nhiều học
giả đồng ý rằng lợi ích chính là động lực thúc đẩy phát triển xã hội,
nhưng cũng chính những lợi ích cực đoan đã dẫn đến tổn hại nghiêm
trọng cho các cá nhân khác hoặc cho cả nhân loại. Điều kiện gi cho
phép một cá nhân hoặc một nhóm có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu
cực
• cho xã hội
• và làm thế nào để hạn
• chế mặt
• tiêu cực
• và khuyến khích
mặt tích cực của mỗi cá nhân hoặc nhóm?
+

#




Trong thế giới hiện đại, các nhóm lợi ích hoạt động một cách công
khai ở các quốc gia phương Tây và tuân thủ các quy định, luật pháp về
vận động hành lang. Có rất nhiều loại nhóm lợi ích khác nhau đang hoạt
động vi những mục đích cũng rất khác nhau. Có những nhóm vận động
cho các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, nhưng cũng có những nhóm
đấu tranh nhằm bảo vệ môi trường sống tự nhiên, hay những nhóm lợi
ích hoạt động vi mục đích xã hội như bảo vệ trẻ em và phụ nữ; hay
chống các tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma túy...

1


2

Tại nhiêu quôc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ, Anh, Pháp, hoạt
động của các nhóm lợi ích diễn ra rất sôi động. Các nhóm lợi ích được
xem như là lực lượng trung gian truyền tải, bổ sung thêm thông tin tới
các nhà hoạch định chính sách. Hoạt động của các nhóm lợi ích, đặc
biệt là hoạt động vận động hành lang, có thể gây ảnh hưởng và tác động
đến các nhà hoạch định chính sách, cũng như đến các công chức, viên
chức có thẩm quyền.
Ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại một số nhóm “hoạt động ngầm”
trong lĩnh vực kinh tế. Họ có thể cấu kết với những người có quyền ra
quyết định hoặc có thể tác động đến chính sách của nhà nước theo
hướng đem lại lợi ích riêng của họ, làm tổn hại lợi ích của các nhóm
khác, tổn hại đến lợi ích của số đông, và đặc biệt là lợi ích quốc gia.
Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung
uong Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (năm 2011), Tổng Bi thư

Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
chính sach đầu tư phai có tầm nhìn xa, không bi “tư duy nhiệm k ỳ ”, tư
tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ỷ chỉ hay “lợi ích nhóm ”
chỉ phổi...'”. Đây là lần đầu tiên người lãnh đạo cao nhất của Đảng

nhắc tới khái niệm “lợi ích nhóm”. Để các nhóm lợi ích không thể lũng
đoạn, cần có một hệ thống pháp luật, chính sách và co chế ra quyết định
công bằng và minh bạch. Đây là điều kiện cần thiết để Việt Nam hội
nhập với các đối tác nước ngoài cũng như đưa ra các quyết sách của các
tổ chức Đảng, co quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội.
Có thể nói, sự tồn tại của các nhóm lợi ích ở phương Tây cũng như
ở Việt Nam là một thực tế. Trong khi ở phương Tây, hoạt động của các
nhóm lợi ích được công khai và được nhà nước kiểm soát, thì ở Việt
Nam, dường như chúng ta còn khá lúng túng trong cách ứng xử với

2


3

nhóm đối tượng này. Hành lang pháp lý cho việc kiểm soát những tác
động của chúng cũng chưa được quan tâm xây dựng. Do vậy, việc
nghiên cứu hoạt động của các nhóm lợi ích ở phuong Tây trong bối
cảnh hiện nay rất có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, để trên cơ sở đó
có thể đưa ra những gợi mở cho việc kiểm soát hoạt động của các nhóm
lợi ích ở Việt Nam.
Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu về lý thuyết cũng như hoạt động
của các nhóm lợi ích, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hoạt động của
nhóm lợi ích trong đời sống chỉnh trị các nước phương Tây” làm luận


văn Thạc sỹ khoa học chính trị chuyên ngành Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Lý thuyết nhóm lợi ích và hoạt động của các nhóm lợi ích là đề tài
được nhiều học giả trong nước và quốc tế quan tâm. Dưới những góc độ
nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu đã co bản làm rõ được
những nội dung cơ bản của lợi ích nhóm, điển hình là những công trình
nghiên cứu sau:
- Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính tri một số nước
trên the giới (1998) của Tô Huy Rứa. Tác giả đã phân tích, đánh giá mô

hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của một số nước như:
Mỹ, Đức, Pháp...Tác giả cũng nhận định rằng: các nhóm lợi ích không
thể thiếu trong hệ thống chính trị của mỗi quốc gia.
- Hệ thong chính tri Anh, Pháp, Mỹ (mô hình tổ chức và hoạt động)
(2007) do Nguyễn Văn Huyên (chủ biên). Trong cuốn sách, tác giả đã
có những phân tích, đánh giá về vai trò của nhóm lợi ích và hoạt động
của các nhóm lợi ích trong đời sống chính trị tại các nước phương Tây.
Mặt khác, tác giả còn chỉ ra nhóm lợi ích là một phận không thể thiếu
trong quá trình hoạt động chính trị của các chính khách.

3


4

- Hiệu quá chi tiêu ngân sách dưới tác động của vân đê nhóm lợi ich
ở một số nước trên thế giới (2007) của Bùi Đại Dũng. Tác giả đã trình bày

nguồn gốc của nhóm lợi ích, nó ra đời có nhiệm vụ và vai trò rất quan

trọng trong đời sống chính trị, kinh tế của các nước Phương Tây. Chi tiêu
ngân sách của các nhóm lợi ích đã trở thành những công cụ cần thiết để
tranh cử giành “quyền lực chính trị” của mỗi quốc gia Phương Tây.
- Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay (2008) của Phan Xuân Sơn và Phạm Thế

Lực. Các tác giả đã có những phân tích nguyên nhân dẫn tới tham
nhũng, trong đó lợi ích nhóm là nguyên nhân quan trọng dẫn tới tham
nhũng của mồi quốc gia. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những giải
pháp quan trọng nhằm hạn chế tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
- Mâu thuẫn xung đột lợi ich: Thực trạng, xu hướng và giải pháp
(2011) của Hồ Bá Thâm. Tác giả đã phân tích nguyên nhân nảy sinh
những mâu thuẫn dẫn tới xung đột lợi ích, trong đó có lợi ích nhóm. Từ
đó tác giả đưa ra thực trạng mâu thuẫn lợi ích của các nước và chỉ ra
những giải pháp căn bản nhằm hạn che những mâu thuẫn xung đột lợi ích.
- Nhóm lợi ich và vẩn đề chống tham nhũng (2011) của Nguyễn
Hữu Khiển, tác giả đã phân tích về đặc điểm của nhóm lợi ích và vai trò
của nó trong mỗi quốc gia. Trong đó, tác giả nhấn mạnh nhóm lợi ích
có mối quan hệ mật thiết với tham nhũng; Lợi ích nhom và phòng,
chống tham nhũng (2013) của Vũ Ngọc Lân. Tác giả đã đưa ra một số

đánh giá về lợi ích nhóm ở Việt Nam trong những năm gần đây. Bên
cạnh đó, tác giả còn chỉ ra lợi ích là một trong những nguyên nhân dẫn
tới tham nhũng.

4


5


Qua đó, cả hai tác phẩm đã chỉ ra những biện pháp chống tham
nhũng từ những nhóm lợi ích, đảm bảo xây dựng nhà nước trong sạch
và vững mạnh.
- Đảm bảo công bằng xã hội từ góc nhìn nhóm lợi ich (2013) của
Nguyễn Thi Mai Hoa. Tác giả có phân tích, đánh giá về nhóm lợi ích có
tổ chức. Qua đó, tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm phát huy vai trò
tích cực của nhóm lợi ích và đảm bảo công bằng trong phát triển kinh tế
- xa hội.
rv

1

/V



- Nhận diện và ứng xử với vấn đề lợi ích nhóm (2013) của Phạm
Thi Túy, Trần Đăng Thịnh. Các tác giả đã đưa ra khái niệm lợi ích
nhóm, những phân tích cá nhân, từ đó đã là rõ những giải pháp phát huy
tích cực và hạn chế tiêu cực với vấn đề lợi ích nhóm.
- Lợi ich nhóm - thực trạng và giải pháp (2014) của Lê Quốc Lý
(chủ biên). Trong cuốn sách, tác giả đã đưa ra nhung khái niệm về lợi
ích nhóm cùng những nhận diện về lợi ích nhóm. Mặt khác, tác giả còn
chỉ ra những giải pháp nhằm ngăn chặn lợi ích nhóm, góp phần vào quá
trình phòng và chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu nhóm lợi ích khác.
Những công trình nghiên cứu quý giá trên đã giúp tác giả rất nhiều
trong quá trình thực hiện luận văn này.
3. Mục tiêu và nhiệm vu nghiên cứu







O

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu hoạt động của nhóm lợi ích trong hoạt động chính trị của
các nước phuong Tây, trên co sở đó đưa ra những gợi mở cho việc kiểm
soát hoạt động của các nhóm lợi ích ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm liên quan đến nhóm lợi ích.

5


6

- Đánh giá vai trò của các nhóm lợi ích trong đời sống chính trị
một số nước phương Tây điển hình (Anh, Pháp, Mỹ, Ý...).
- Đưa ra một số gợi mở cho việc kiểm soát hoạt động của các nhóm
lợi ích ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
De tài có đối tượng nghiên cứu là hoạt động của các nhóm lợi ích
trong đời sống chính trị các nước phương Tây.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- De tài nghiên cứu hoạt động của các nhóm lợi ích ở một số nước
phương Tây điển hình.

- v ề thời gian: De tài nghiên cứu hoạt động của các nhóm lợi ích

trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:

- Cơ sở lý luận và phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là Chủ
nghĩa Mác - Lenin (Chủ nghĩa Duy vận biện chứng, chủ nghĩa Duy vật
lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng cộng sản
Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu đề tài:
De tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, ngoài ra còn có sự kết hợp các
phương pháp như: lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp với phân tích so sánh cùng tham vấn chuyên gia.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài:

- Làm rõ thêm lý thuyết nhóm lợi ích nói chung; vai trò của nhóm
lợi ích trong các hệ thống chính trị khác nhau và hoạt động của nhóm
lợi ích ở một số nước phương Tây điển hình.

6


7

- Trên cơ sở làm rõ về lý thuyết nhóm lợi ích nói chung, đề tài
tổng hợp các quan điểm, nhận thức khác nhau về các nhóm lợi ích ở
Việt Nam; đồng thời gợi mở một số hướng nhằm đưa hoạt động của các
nhóm lợi ích ngày càng minh bạch và có sự kiểm soát của pháp luật.
7. Ket cấu của luận văn


Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 6 tiết.

7


8

Chương 1
LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM LOI ÍCH
1.1. Sự ra đời của nhóm lợi ích và khái niệm nhóm lợi ích trong
đời sống chính trị phương Tây

1.1.1. Sự ra đời của nhóm lợi ích
Lợi ích, từ lâu đã được thừa nhận là động lực thúc đẩy sự phát
triển của xã hội. Sự công bằng lợi ích chính là một trong những thước
đo của công bằng xã hội.
Dưới thời phong kiến, một triều đình có nhiều nhóm lợi ích, nhưng
họ cùng chia sẻ một mục tiêu: ảnh hưởng tối đa vào vi vua đang trị vi.
Từ tên hoạn quan đến những gia đình quý tộc, tất cả mọi nguời đều
chạy theo quyền lực để có bổng lộc từ hoàng cung. Ngay cả Khổng Tử
cũng phải xây dựng triết lý của mình dựa trên nền tảng căn bản là:
Quân Sư Phụ (dân phải tuyệt đối trung thành và vâng lệnh Hoàng De vi
ông ta “thế thiên hành đạo” (thay trời để cai trị) và do đó, đạo Khổng
đã được các thể chế phong kien ở Á Đông ca tụng và phổ biến.
Vào thời Trung cổ, ở Châu Âu, Vatican là trung tâm quyền lực của
giáo hội Thiên Chúa. Các tu sĩ đã thao túng chi phối rất nhiều triều đình,
từ Pháp, Áo đến Anh, Tây Ban Nha. Họ tạo nên những cuộc Thánh chiến
với đạo quân Thập Tự Giá nổi tiếng, rồi cũng chính họ đập tan nhóm
quân này khi nghi ngờ về lòng trung thành của các tướng lĩnh.

Trong khi không ai nghi ngờ rằng các nước tư bản Phương Tây đã
bi chi phối và bi điều khiển bởi những nhóm lợi ích của tầng lớp doanh
nhân giàu có, thì ngay cả ở các quốc gia như Liên Xô, Trung Quốc vào
thời chủ nghĩa xã hội cũng đối diện với sự vận động của các nhóm lợi
ích đứng phía sau hậu trường, gồm các phe phái trong đảng, các gia
đình, các mối quan hệ lợi ích.

8


9

Ở phương Tây, các nhóm lợi ích hoạt động một cách công khai
theo luật pháp của các nước. Tại Mỹ, các nhóm lợi ích của các nhóm
dân cư thiểu số (như người Mỹ gốc Phi, gốc Á Đông, người Mỹ theo
Hồi giao...), các nghiệp đoàn lao động, các nhóm bảo vệ môi trường,
các tổ chức từ thiện giúp đỡ người nghèo, các co quan truyền thông có
xu hướng thiên tả... đã liên kết và đánh bại phe tư bản thiên hữu để đưa
Tổng thống Obama lên nắm quyền cùng da số thành viên đảng Dân chủ
tại Thượng viện. Do đó, nếu nhận định rằng, chỉ các nhóm lợi ích của
người giàu có chi phối quyền lực ở Âu Mỹ thì cũng chưa hẳn là đúng
trong nhiều trường hợp.
Ở các quốc gia đang phát triển, phần lớn các nhóm lợi ích thường
là những công ty lớn, những người giàu có muốn khuếch trương quyền
lực, các gia đình, phe nhóm trong một đảng phái cùng cạnh tranh, vận
động để gây ảnh hưởng lên chính phủ. Nhưng khi xã hội đã có những
bước phát triển tiến bộ, con em của các nhóm lợi ích này đã có thêm
kiến thức từ thế giới bên ngoài, có thể sẽ đem lại những thay đổi về cả
thành phần và mục tiêu của các nhóm lợi ích. Chẳng hạn như trường
hợp Đặng Tiểu Bình và một số người trong nhóm lợi ích của ông đã

xoay chiều nền kinh tế của Trung Quốc để bắt kip theo đà tiến bộ của
thế giới. Trong khi đó, Suharto hay Mubarak và phe nhóm của họ đã
làm trì trệ xã hội Indonesia và Ai Cập trong suốt nhiều thập niên.
Nhìn một cách dài hơi hơn, trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại,
dưới hinh thức này hay hình thức khác, dường như khi nào cũng tồn tại
các nhóm lợi ích tìm cách chi phối và kiểm soát quyền lực nhà nước.
Trong gần 200 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, chắc chắn các
chính phủ đều it nhiều chịu sự kiểm soát của các nhóm lợi ích.

9


10

Trong sự bat ôn của tình hình kinh tê vĩ mô hiện nay, nhiêu mũi
dùi đang nhắm về những “nhóm lợi ích”. Các mạng truyền thông trên
khắp thể giới thường mang khuynh hướng “xã hội” nên họ thường nhằm
tới mục tiêu đả kích những nhóm lợi ích mà họ cho rằng đại diện của
các tầng lớp giàu có trong xã hội.
Neu lòng tham là một căn tính của con người, thì sự vận động để
gia tăng lợi nhuận, tài sản hay quyền lực là điều không tránh khỏi.
Ngay cả trong lĩnh vực tôn giáo, nơi Đức Phật, Chúa Jesus hay Giáo
Chủ Muhammad luôn cảnh báo con người về vấn đề lòng tham, thì
nhiều vi lãnh tụ tôn giáo cũng không ngừng tranh chấp về quyền lực và
lợi lộc, qua các cuộc vận động. Có thể nói ngay tại trong lĩnh vực tôn
giáo tôn nghiêm và thiêng liêng, các nhóm lợi ích vẫn tồn tại.
Các nhóm lợi ích cũng để lại những dấu ấn của mình qua các công
trình có thể coi là lãng phí và quá độ với mức sống của người dân;
nhưng qua thời gian, những kiến trúc như Taj Mahal của New Delhi,
hay tháp Eiffel của Paris... lại trở thành những điểm đến tượng trưng

cho nền văn hóa của quốc gia.
Vi lòng tham, giữa các nhóm lợi ích liên tục diễn ra những trận
chiến âm thầm, và xã hội sẽ biến đổi theo bước chân của những kẻ
thắng thế. Neu mục tiêu của nhóm lợi ích này phù hợp với sự đổi mới
và tiến bộ của quốc gia, thì người dân sẽ được hưởng lợi. Dù mục tiêu
và động lực của họ hoàn toàn phục vụ cho quyền lợi cá nhân, nhưng
những biến động và thay đổi trong xã hội thường do các nhóm lợi ích
khởi xướng.
Ngày nay, khi phân loại lợi ích, người ta thường chia thành ba loại:
Lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích tổng thể. Lợi ích cá nhân bao gồm
lợi
• ích vật
• chất và lợi
• ích tinh thần của mồi cá nhân. Lợi
• ích nhóm là lợi


10


ích của một nhóm người, có mối liên kết hoạt động, có mục tiêu tương
đối chung, có ý thức liên kết để đạt được mục tiêu ấy. Lợi ích tổng thể
là lợi ích chung của toàn xã hội, của quốc gia, vùng hoặc toàn cầu. Nằm
ở tầng nấc thứ hai, lợi ích nhóm có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích cá
nhân và lợi ích tổng thể.
Các nhóm lợi ích, về thực chất là các phe phái chính trị tập hợp
lại với nhau vi một lợi ích chung nào đó. Do đó, các nhóm lợi ích ở
các nước phương Tây cũng hết sức đa dạng, nhiều nhóm có lợi ích
đối lập nhau và thậm chí có mâu thuẫn với lợi ích của quốc gia mà họ
đang sống.

Sự• ra đời của các nhóm lợi
• ích nằm ở chính mục
• tiêu mà ho• theo
đuổi. Đó là: Thứ nhat, các nhóm lợi ích ra đời nhằm bảo vệ những lợi
ích của họ về kinh tế. Theo Madison, một trong những người sáng lập
nền cộng hoá Mỹ: “nguồn gốc lâu đời và phô biến nhat tạo nên các phe
phái là ở sự phân chia khác nhau và không công bằng của cải”. Cho

đến ngày nay, các tổ chức về thương mại, kinh doanh và nghề nghiệp là
những tổ chức đông đảo và có thế mạnh hàng đầu trong số các nhóm lợi
ích ở các nước phương Tây.
Thứ hai, các nhóm lợi ích cũng là sản phẩm của các phong trào xã

hội, phát triển qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử mồi quốc gia.
Chẳng hạn các phong trào đấu tranh đòi bãi bỏ chế độ nô lệ, đòi tăng
lương và cải thiện điều kiện làm việc, đòi quyền bình đẳng của phụ nữ
trong bầu cử...
Thứ ba, các nhóm lợi ích ra đời nhằm tìm kiếm lợi ích từ chính phủ

trong lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực chính trị, tinh thần. Đặc biệt, khi
chính phủ mở rộng các hoạt động của mình thì đồng thời cũng xuất hiện
thêm các nhóm lợi ích để gây ảnh hưởng tới chính sách của chính phủ

ll


12

nhăm nâng cao lợi ích của họ. Chăng hạn như sự ra đời của các tô chức
hưu trí, cựu chiến binh, hay cả những nhóm lợi ích thuộc chính phủ.

Thứ tư, các nhóm lợi ích ra đời cũng nhằm đối phó với những quy

định của chính phủ. Khi có thêm các công việc kinh doanh và nghề
nghiệp hoạt động dưới sự điều hành của nhà nước, nhiều tổ chức mới
lại ra đời để bảo vệ những lợi ích của họ. Các nhóm lợi ích này thường
là những hiệp hội nghề nghiệp có hiểu biết sâu về lĩnh vực của mình.
Trong số này, có những nhóm lớn và mạnh như Hiệp hội y tế, Hội luật
gia, Hội nhà báo...
Nhìn chung, sự phát triển hết sức nhanh chóng của các nhóm lợi
ích này có thể được giải thích bởi sự da dạng về mặt xã hội và sắc tộc ở
các quốc gia, đặc biệt khi làn sóng toàn cầu hóa ngày càng có tác động
mạnh mẽ đến đời sống xã hội ở mồi quốc gia. Việc đánh giá vai trò và
tác động của các nhóm lợi ích là hết sức khác nhau, tuy theo đối tượng,
lĩnh vực và trường hợp cụ thể.
1.1.2. Khai niệm nhóm lợi ich và một số khái niệm Uen quan








1

a. Khai niệm nhóm lợi ich

Khái niệm về “nhóm lợi ích” có rất lâu trong nghiên cứu xã hội
loài người. Tuy nhiên các tên gọi và thuật ngữ chỉ hiện tượng này có
thể khác nhau. Đây là một loại nhóm trong các nhóm, từ lâu được

ngành chính trị học, xã hội học và tâm lý xã hội nghiên cứu.
Xã hội là một hệ thống lợi ích phức tạp cùng với sự tương tác lợi
ích trong từng nhóm, hoặc giữa các nhóm khác nhau trong trạng thái
cạnh tranh liên tục để nắm giữ quyền sở hữu, phân phối nguồn lực
công và quyền được tham gia vào quá trình định hình, thông qua, xác
lập các quyết định, chính sách của nhà nước với mục đích mang lại
lợi ích nhóm cao nhất. Theo A.Bentley, “không hình thành, tồn tại

12


13

các nhóm đứng ngoài lợi ích. Xã hội - đó là một tông hợp của các
nhóm lợi ích khác nhau, số lượng của chúng bi quy định và giới hạn
bởi một chỉ số duy nhất: Lợi ích - cái mà từ đó chúng liên kết, hình
thành và hoạt động”.
Có ý kiến khác lại cho rằng: Nhóm lợi ích là một tổ chức của
những cá nhân với mục tiêu là tác động đến các quyết định chính
sách của nhà nước một cách có lợi cho nhóm mình [6, tr.110]. Hay
trong một quan niệm khác, “nhóm lợi ích là một nhóm người có
chung lợi ích từ một hoặc nhiều sự vật, sự kiện trong cùng một
khoảng thời gian” [7, tr.78]
Theo từ điển Bách khoa toàn thư BRITANICA:
Nhóm lợi ích là bất kỳ sự tập hợp nào của các tổ chức hay
các cá nhân, thường được thành lập một cách chính thức trên
cơ sở chia sẻ một hay nhiều mối quan tâm nhằm ảnh hưởng
đến chính sách công trong lĩnh vực mình quan tâm. Các
nhóm lợi ích hình thành một cách tự nhiên từ các cộng đồng
có chung lợi ích và tồn tại trong tất cả các xã hội [39, tr.42]

Đối với nhóm lợi ích, các tài liệu chuyên môn và phương tiện
thông tin đại chúng thường đề cập đến nhóm lợi ích dưới giác độ là
lợi ích của một nhóm người, có mối liên kết hoạt động trong một
dạng tổ chức nhất định, có mục tiêu cụ thề và có ý thức liên kết để
đạt được mục tiêu ấy. Tuy nhiên, không chỉ những nhóm có ưu thế
trong xã hội, có mối liên kết hoạt động cụ thể mới có khả năng tác
động đến quá trình lập chính sách. Những nhóm có vi thế yếu trong
xã hội hoặc nhóm chịu mất mát lớn cũng có thể tạo ra những tác động
đến nội dung chính sách.

13


14

Như vậy, đặc diêm chỉnh đê nhận diện nhóm lợi ich chinh là mức
lợi ích nhỏm. Mức lợi ích ấy có thể cao hơn hoặc thấp hơn với mặt bằng

xã hội trong từng giai đoạn hoặc trong thời điểm nhất định. Căn cứ vào
thực tiễn này có thể xác định nhóm lợi ích là nhóm người có chung mức
lợi ích khác biệt so với xã hội trong một giai đoạn do các điều kiện tự
nhiên, chính tri, xã hôi đem lai.
Theo Từ điển của Nhà xuất bản Đại học Oxford: nhóm lợi ích là
nhung tổ chức theo đuổi cải thiện những quyền lợi hay sự việc có tính
riêng biệt, nhưng không theo đuổi việc thành lập chính phủ hay một
phần trong chính phủ [39, tr.45]
Tóm lại, nhóm lợi ich là một tập the gồm nhieu cá nhân, tổ chức
cùng chia sẻ một moi quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục
tieu đó bằng cach tác động vào cac chỉnh sách của chỉnh phủ. Là
những nhóm vận động hành lang đê tạo ra, hay thay đổi những luật lệ

và cách thực thi có lợi cho phe nhóm mình, nhằm tạo dựng một vài đặc
quyền, đặc lợi để thụ hưởng.

Hoặc: Nhóm lợi ích là những to chức của công dân, những người
có chung mục tiêu và muốn gây ảnh hưởng đến chính sách của nhà
nước theo hướng có lợi cho mình.
Nhóm lợi ích còn được coi là một loại hình tập hợp người đặc biệt
- “nhóm gây áp lực”, hình thành, tồn tại trên co sở một, một số, hoặc
nhiều lợi ích chung - vi nó mà nhóm - tập hợp người tìm mọi phương
thức, con đường tác động tới chính sách công, nhằm đảm bảo và mang
lại lợi ích cho nhóm một cách cao nhất có thể. Động co hành động của
nhóm lợi ích có thể mang tính chất chính trị, kinh tế, đạo đức, niềm
tin... Nhóm lợi ích sử dụng nhung phương thức khác nhau để đạt mục
tiêu: Truyền thông, vận động hành lang, tài trợ...

14


15

Nhìn tổng thể, các nhóm lợi ích đấu tranh, vận động nhằm vào các
bộ phận khác nhau của chính phủ để bảo đảm tối đa lợi ích cho nhóm
mình. Đối với các nhóm lợi ích có tổ chức, hoạt động vận động diễn ra
liên tục, nhằm vào tất cả các cơ quan quyền lực của chính quyền và
theo đuổi các mục tiêu của họ bằng tất cả những cách thức có thể. Sức
mạnh của các nhóm lợi ích nằm ở lá phiếu ủng hộ cho các ứng cử viên
trong các cuộc bầu cử vào các chức vụ khác nhau của chính phủ và
những đóng góp tài chính của họ cho các chiến dịch vận động tranh cử.
b. Một số khái niệm liên quan
- Nhóm lợi ich có tổ chức:


Từ giữa thế kỷ XIX các nhà chính trị học và xã hội học đã bắt đầu
quan tâm đến vai trò của các nhóm lợi ích có tổ chức và của các nhóm
gây áp lực trong quá trình hình thành các chính sách, pháp luật của nhà


S ,^

X

'

r

r

r

JL

JL



y

nước. Từ đó den nay sự quan tâm den vân đê này ngày càng tăng lên
?

f


r

y

rv

đáng kể. Thực chất của vấn đề là ở chỗ nhờ các nhóm đó mà xã hội có
A

ry-^ 1

-f

A

,

_9_

A

4

A

1

>


9

_ 1

/v

1

>

_

f

_

1

r

4

r

\

1

A


được khả năng đại diện một cách đầy đủ nhất các lợi ích của mình trong
hoạt động của nhà nước hiện nay.
Kinh nghiệm thế giới chỉ rõ rằng: một nhà nước, ngay cả nhà
nước đó thông minh đến mấy tự mình cũng không thể cân nhắc được
một cách đầy đủ nhất các lợi ích da dạng của các giai cấp khác nhau,
của các tầng lớp, giai tầng xã hội, của các nhóm cấu thành nên xã hội
cụ thể. “Các nhóm lợi ích có to chức” thường hỗ trợ nhà nước cân nhắc
đầy đủ và đúng đắn các lợi ích đó. Trong một đất nước cụ thể, các
nhóm đó có số lượng từ vài chục cho đến vài nghìn. Sự da dạng các lợi
ích là bộ phận cấu thành không thể thiếu được của dân chủ. Trong xã
hội có một số nhóm lợi ích không thể hoặc là rất khó được tổ chức,
được thành lập (vi dụ, nhóm lợi ích của trẻ em, của những người mắc

15


16

bệnh). Một sô nhóm lợi ích khác thì chỉ mới được hình thành hoặc bat
đầu giải thể. Chỉ có các nhóm lợi ích đã có tổ chức mới tác động có
hiệu quả đến sự hình thành chính sách, pháp luật của nhà nước. Việc
làm sáng tỏ và cân nhắc các đặc điểm hoạt động của các nhóm lợi ích
đã có tổ chức tạo thành một yếu tố rất quan trọng của quản lý dân sự,
cũng như của quản lý nhà nước, trong đó có công vụ.
Các nhóm lợi ích có tổ chức là các cộng đồng xã hội (các liên
minh xã hội) làm thoa mãn một cách tích cực các lợi ích riêng của mình
với sự hỗ trợ của việc tác động có định hướng mục đích đến các cơ
quan nhà nước hoặc đến những người có chức vụ, quyền hạn trong các
cơ quan đó. Theo cấu thành của mình các nhóm lợi ích có tổ chức
thường có số lượng rất đông. Mục đích cơ bản của các nhóm như vậy là

bảo vệ một cách có tổ chức các lợi ích tập thể của mình trong quan hệ
với nhà nước hoăc với các nhóm xã hôi khác. Vi du, ở nhiều nước hiên
nay, các nhóm lợi ích có tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất là liên minh
các nhà chính trị, các nhà doanh nghiệp, các ngân hàng, các nhà quản
lý, các giáo viên, các nhà nông nghiệp, cũng như các công đoàn.
- Nhóm áp lực và nhóm đặc quyền:
Tùy đặc điếm và khả năng ảnh hưởng của mỗi nhóm mà người ta
sử dụng một số tên gọi khác nhau đối với các loại hình nhóm lợi ích.
Có nhiều nhóm ban đầu hình thành một cách tự phát và sau đó phát huy
vai trò của mình một cách tự giác. Nhiều nhóm được hình thành một
cách tự giác ngay từ ban đầu. Hoạt động phát triển của nhóm lợi ích ở
mức tự giác có vai trò bảo vệ và vận động cho quyền lợi của nhóm.
Trong trường hợp này, người ta còn gọi những nhóm ấy là nhỏm quyen
lợi. Nhóm quyền lợi có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể đến quy trình
xây dựng chính sách được gọi là nhóm áp lực. Những nhóm vừa có khả

16


17

năng gây áp lực vừa có khả năng can thiệp trực tiep vào việc quyêt định
chính sách còn được gọi là nhóm đặc quyen. Người ta còn gọi tên các
nhóm lợi ích theo mục tiêu chính của nhóm, vi dụ: nhóm lợi ích công,
nhóm lợi ích tư, nhóm lý tưởng... Người ta cũng có thể nhận diện, gọi
tên nhóm lợi ích theo nhiều yếu tố khác nhau tuy thuộc mục đích phân
tích. Vi dụ, nhóm lợi ích có đặc trưng phân loại theo điều kiện tự nhiên,
ranh giới địa lý hành chính, hoặc các yếu tố khác về đặc điểm nhân
thân như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc...
- Vận động hành lang:

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về vận động hành
lang. Theo nguyên nghĩa gốc tiếng Anh, vận động hành lang là lobby.
Vận động hành lang còn mang nghĩa rất thông dụng là vận động người
có chức, có quyền nhằm giúp mình đạt được mục đích về kinh tế, chính
tri, xã hôi...
Ngoài ra, vận động hành lang còn được hiểu theo hai nghĩa: một
là, bất kỳ cá nhân, nhóm hay tổ chức nào tìm cách gây ảnh hưởng đến

hoạt động lập pháp hay chính sách; hai là, các cá nhân hay nhóm lợi
ích gây sức ép lên chính phủ để chính phủ hành động theo ý muốn của
họ; ba là, những hoạt động mà thông qua đó các cá nhân, các nhóm lợi
ích và những thể chế khác tìm cách ảnh hưởng tói chính sách công bằng
việc thuyết phục quan chức chính phủ ủng hộ lập trường của nhóm họ...
Có thể hiểu vận động hành lang là một quá trình tác động của chủ
thể lên đối tượng có quyền lực nhằm đạt được các quyết định có lợi cho
mình. Đó là những hoạt động có tính hệ thống nhằm tiếp cận, cung cấp
thông tin, gây ảnh hưởng, thuyết phục các tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách, vi lợi ích của
cộng đồng, nhóm lợi ích hoặc của cá nhân [2, tr. 11].

17


18

Vận động hành lang đã trở thành một hoạt động phổ biến trong đời
sống chính trị các nước phương Tây. Chính vi vậy, cùng với sự vận
động không ngừng của đời sống chính trị, vận động hành lang ngày
càng có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của hệ thống chính
trị và được pháp luật bảo vệ.

1.2. Chức năng và phân loại nhóm lợi ích

1.2.1.

Chức năng của các nhóm lợi ich trong đời sống chỉnh trị

Nhìn chung, các nhóm lợi ích ở các nước phương Tây thực hiện
một số chức năng quan trọng trong đời sống chính trị của mồi quốc gia:
Thứ nhat, nhóm lợi ích là cầu nối giữa người dân và nhà nước,

giữa cá nhân và các cơ quan nhà nước; hoạt động của chúng giúp cho
những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước làm
sáng tỏ được những tâm trạng và quan điếm xã hội cần được chủ ỷ khỉ
ra quyết định.

Các nhóm lợi ích dựa vào nhà nước, quốc hội với tư cách là một cơ
quan lắng nghe, tạo chỗ đứng cho các nhóm và đạt được những mục
tiêu chính sách. Ngược lại, các thành viên Quốc hội dựa vào các nhóm
quyền lợi để nhận được các thông điệp, phương pháp, thông tin quý giá
về cử tri, giúp họ tranh thủ sự ủng hộ của cử tri để có thể tái đắc cử,
nhận được sự hồ trợ về mặt chiến lược để thông qua hay ngăn chặn các
dự luật mà các thành viên ủng hộ hoặc phản đối. Các nhóm lợi ích cần
nhà nước, quốc hội cũng như nhà nước, quốc hội cần các nhóm lợi ích.
“Các nhóm lợi ích cũng có thể giúp cho công việc của các nhà điều tiết
và quan chức chính quyền khác dễ dàng hơn.” [36, tr.566].
Các nhóm lợi ích giúp hình thảnh các chính sách của nhà nước,
quốc hội và theo dõi các hoạt động của nó bằng cách hối thúc các cơ
quan quyền lực nhà nước bày tỏ những quan điểm của họ. Nhiều vấn đề

18



19

lập pháp đã từng tồn tại hàng thập niên như các quyền dân sự, vấn đề
bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chăm sóc y tế cho
trẻ em... phản ánh sự da dạng của các hoạt động vận động hành lang.
Thứ hai, hoạt động của các nhóm lợi ích thúc đẩy tính tích cực của

dân cư trong đời sống chính trị; thông báo cho các thành viên của mình
về các quyết định của nhà nước đã được thông qua hoặc đang được
soạn thảo, giải thích cho các thành viên của mình và những người khác
biết rằng làm như thế nào để có thể tác động đến việc thông qua các
quyết định đó và thúc đẩy sự tác động đó.
Các đại biểu dân cử tranh đấu cho các chính sách được da số tán
thành trong các cuộc thăm dò ý kiến vi họ muốn lôi kéo thêm các cử tri
trong số những người này vào liên minh giúp họ thắng cử. Do đó, nhóm
lợi ích là một cơ chế quan trọng qua đó người dân truyền đạt được các
suy nghĩ, yêu cầu và quan điểm của họ tới những người đại diện. Người
ta thường thấy có các nhóm lợi ích tập trung vào các vấn đề họ quan
tâm, dù các vấn đề đó có thể rất chuyên biệt. Do đó, nhóm lợi ích đã
giúp người dân quan tâm hơn đến đời sống chính trị, một phần quan
trọng trong đời sống mỗi người, không những thế, nó còn thể hiện sự
quan tâm den các quyền lợi mà bản thân họ cần được đảm bảo.
Các nhóm này giúp người dân huy động hữu hiệu các nguồn tài
nguyên của mình như: bỏ phiếu, tự do ngôn luận, tự do hội họp và áp
dụng quá trình luật pháp.
Việc khuyến khích cử tri di bầu trong các cuộc bầu cử phải là uu
tiên hàng đầu. Tỉ lệ cử tri di bỏ phiếu thấp sẽ là nguyên nhân gây ra
sự ngại, dù đó chưa phải là mức báo động. Điều đó không chỉ tạo ra

một cuộc bầu cử mà người đắc cử không có được sự ủng hộ của da

19


20

số cử tri đủ tư cách, mà còn khuyểch trương ảnh hưởng của những
nhóm lợi ích giỏi tổ chức. [32, tr.27]
Các nhóm lợi ích tạo điều kiện cho công chúng được tiếp cận với
các vấn đề chính tri. Sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các nhóm lợi ích và
sự mở rộng của các phương tiện truyền thông cho thấy, nhiều khả năng
những mối liên kết này sẽ được đông đảo quần chúng sử dụng. Các
nhóm lợi ích qua những hoạt động vận động hành lang sẽ huy động các
thành phần dân chúng nhằm mục đích duy nhất là để họ ủng hộ các
chính sách của mình. Truyền thông cũng cung cấp cho công chúng
những chương trình, tin tức mang tính giải trí phục vụ cho lợi ích chính
trị và thương mại.
Thứ ba, các nhóm lợi ích bổ sung quyền đại diện chính thức tại

các co quan dân cử, hay tại các co quan quyền lực nhà nước khác.
Để thắng cử, các ứng cử viên nhất thiết phải có tầm nhìn vượt qua
các đối thủ, đảng phái để thực hiện các chiến dịch ủng hộ, qua đó sẽ là
đại diện cho những nhóm lợi ích của mình. Đây là chức năng quan
trọng của nhóm lợi ích, nhằm duy trì nhân sự trong các co quan nhà
nước. Những đại diện chính thức sẽ giúp các nhóm lợi ích thực hiện và
giành được quyền lợi của nhóm trong chiến dịch quan trọng như bầu cử
Tổng thống, Thủ tướng...
Bổ sung quyền đại diện chính thức sẽ giúp các nhóm lợi ích lớn
chiếm được nhiều ghế trong hệ thống co quan nhà nước, những đại diện

này là người sẽ đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích cho nhóm mình. Mức
độ đại diện nhiều hay it sẽ phụ thuộc vào tiềm lực của nhóm lợi ích,
hay số lượng quần chúng nhân dân ủng hộ. Do vậy, việc giành đại diện
chính thức trở nên nóng hơn bao giờ hết khi có sự chuyển giao quyền
lực chính trị trong các co quan nhà nước ở các quốc gia phương Tây.

20


21

Thư tư, nhóm lợi ích là phương tiện quan trọng đê giải quyêt các

xung đột trong xã hội, bởi vi các nhóm đó hỗ trợ cho việc soạn thảo các
thương thuyết và thoa hiệp cần thiết.
Trong quá trình phát triển của các nước phương Tây, lợi ích trong
xã hội thuộc về các nhóm lợi ích, giai tầng xã hội... là rat nhiều. Chính
vi vậy, những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn về lợi ích luôn diễn ra
thường xuyên và có những tác động xấu đến sự ổn định và phát triển
của mỗi quốc gia. Khi xã hội phát triển sẽ kéo theo những hệ lụy của
tv/

\

nó. Các xung đột trong xã hội vân thường xuyên diên ra trên nhiêu lĩnh
vực như kinh tế, chính trị, văn hóa tu tưởng... Đê ôn định và phát triên,
cần có những tổ chức đại diện cho những giai tầng xã hội, có những
quan điểm, có uy tín; cũng như là cầu nối giữa dân chúng đến với các
co quan nhà nước. Vi vậy, các nhóm lợi ích ra đời để hồ trợ việc
thương thuyết và thỏa hiệp khi các xung đột trong xã hội xảy ra. Các

nhóm lợi ích có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những xung đột
trong xã hội. Bởi chính các nhóm lợi ích sử dụng những chiến thuật bên
trong, bên ngoài hoặc cả hai để lấy lại sự cân bằng và on định cho xã
hội. Trong đó vận động hành lang từ co sở là một phần cần thiết.
1.2.2. Phăn loại nhóm lợi ich
Trước năm 1970, các nhóm lợi ích ở phương Tây tập trung chủ yếu vào
ba hình thức sau: nhóm lợi ích về kinh doanh, nhóm lợi ích về lao động và
nhóm lợi ích về nông nghiệp. Ke từ đó, sự đa dạng của các nhóm lợi ích trở
nên phức tạp hơn nhiều. Thêm vào đó, nhiều nhóm mới không thuộc ba
nhóm trên đã xuất hiện:
Nhóm thực hiện lợi ích giai cap, giai tầng'. Các nhóm này hình

thành trên co sở theo đuổi những mục đích chung của giai cấp hay giai
tầng nhất định. Ở các nước như Anh, Mỹ, Phap,... chúng ta có thể thất

21


22

rõ những nhóm này: nhóm doanh nghiệp 1o xây dựng những chính sách
đảm bảo sự tồn tại của chế độ tư bản chủ nghĩa, chế độ tư hữu tài sản
và chế độ kinh doanh tự do. Nhóm công đoàn 1o bảo vệ lợi ích cho
những người lao động trong điều kiện sự bóc lột của giai cấp tư sản đối
với công nhân ngày càng tinh vi, phức tạp.
Nhóm lợi ích về kinh tế: Các tổ chức kinh tế đóng vai trò nòng cốt

trong nền chính trị phương Tây. Các tập đoàn lớn có uy tín với tư cách là
những chủ thể quan trọng trong nền kinh tế các nước. Các tổ chức này sử
dụng những đòn bẩy ảnh hưởng trực tiếp tới các chính sách của chính

phủ để phục vụ cho lợi ích của họ. Các công ty da quốc gia lớn thường
sử dụng những nguồn lực to lớn của mình để đạt được các mục tiêu
chính trị. Họ thường là thành viên của nhiều hiệp hội thương mại đại
diện cho quan điểm của toàn bộ ngành công nghiệp trong tiến trình chính
trị. Các công ty cũng ủng hộ các nhóm "ô dù" như Hiệp hội Quốc gia của
các nhà sản xuất và Phòng thương mại Mỹ, những tổ chức đại diện cho
toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp. Cuối cùng, các công ty cá nhân trực
tiếp vận động các nghị sĩ và họ rót hàng triệu USD đóng góp cho các
chiến dịch vận động tranh cử của các ứng cử viên mà họ ủng hộ.
Tổ chức Công đoàn: Đầu thế kỷ x x , phong trào công đoàn ở các

nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ có sự phát triển khá chậm, nhưng vào
những năm 1930 công đoàn đã giành được vi trí quan trọng trong hệ
thống chính trị Mỹ. Đạo luật Quan hệ Lao động Quốc gia bảo vệ quyền
thương thuyết tập thể và làm cho công đoàn phát triển nhanh hơn. Chỉ
tính riêng ở Mỹ, vào những năm 1950, số lượng thành viên công đoàn
đã lên tới 35% lực lượng lao động. Tuy nhiên, vào những năm 1960, số
lượng thành viên công đoàn bắt đầu giảm xuống ở mức hiện hành
khoảng 15% dân số lao động và sức mạnh chính trị của các tổ chức

22


23

r

cong đoàn suy giảm cùng với sức mạnh kinh te của họ. Những lý do của
sự suy giảm số lượng thành viên công đoàn rất phức tạp, song sự suy
giảm đó là do sự thay đổi bản chất của nền kinh tế toàn cầu và sự

chuyển đổi ở nước Mỹ từ một nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế
theo hướng dịch vụ. Tuy nhiên, các to chức công đoàn vần có ảnh
hưởng đáng kể khi họ tập trung năng lực vào một cuộc bầu cử hoặc một
r

\

vân đê nào đó.
Hiệp hội nghê nghiệp: Một hình thức quan trọng khác của các

nhóm lợi ích là hiệp hội nghề nghiệp. Các nhóm này được tổ chức trên
cơ sở cùng có những công việc làm giống nhau như nhóm các nhà
thương nghiệp, nhóm các nhà giáo, nhóm những người làm nghề y...
Những người cùng nghề này hình thành các hiệp hội từ cơ sở tới cấp
trung ương.
it ảnh hưởng nhưng được tố chức chặt chẽ là các ngành nghề trong
khu vực công cộng. Hầu hết các chuyên ngành trong chính phủ các
bang và địa phương đều có tổ chức toàn quốc của riêng mình. Chẳng
hạn như trong lĩnh vực chính sách nhà ở có các nhóm sau: Hiệp hội
Quốc gia của các Quan chức về Nhà ở và Tái phát triển, Hội đồng Quốc
gia các Cơ quan nhà ở các bang và Hội đồng các Nhà chức trách về Nhà
ở công. Những nhóm này bi luật liên bang và luật của bang hạn chế
tham gia các hoạt động đảng phái. Tuy nhiên, họ điều trần trước Quốc
hội về các vấn đề ảnh hưởng tới các chương trình của họ và tổ chức cho
các thành viên của nhóm thảo luận với các đại diện ở bang hoặc quận
của mình. Do khách hàng của các chương trình công có thu nhập thấp
hiếm khi tổ chức thảnh những nhóm lợi ích có ảnh hưởng ở cấp độ quốc
gia nên trong tiến trình chính trị ở các nước phương Tây, những hiệp

23



×