Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Quy chế An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.42 KB, 16 trang )

BỘ CÔNG AN - TỔNG CỤC HẬU CẦN
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN DA239/05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỊET NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Hà nội, ngày

tháng

năm 2007

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN AN TOÀN CHUNG
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRỤ SỞ BỘ CÔNG AN - DA239/05
I. Tổ chức:
Căn cứ TCVN 5308-91 “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng” và công
văn số 1960/BXD-TCLĐ ngày 24/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng - hướng
dẫn thực hiện TTLT số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN.
Căn cứ hợp đồng thi công xây lắp và cung cấp thiết bị công trình “” Dự án xây
dựng trụ sở Bộ công an – DA239/05” giữa ..... và .....
..................... thành lập Ban an toàn chung thuộc Ban điều hành dự án (DA)
Xây dựng trụ sở Bộ Công An – DA239/05 theo quyết định số ....... ngày ....
Ban an toàn chung gồm có:
+ ...... - Trưởng Ban điều hành công trình làm Trưởng Ban an toàn chung.
+ Cán bộ chuyên trách ATLĐ Ban điều hành ............. làm Phó Ban thường trực.
+ Mỗi một đơn vị tham gia thi công cử một cán bộ chuyên trách ATLĐ có thẩm
quyền làm ủy viên.
Ban an toàn chung Dự án xây dựng trụ sở Bộ công an được tổ chức theo tiêu chuẩn
Việt Nam TCVN 5308-1991. Ban an toàn chung thay mặt Tổng công ty quản lý tổng
mặt bằng, giám sát thi công xây dựng nhằm đảm bảo an toàn lao động, PCCN, vệ
sinh môi trường chung cho đến khi hoàn thành dự án.
Các đơn vị thành viên tham gia thi công xây lắp là các Doanh nghiệp (DN), có tư


cách pháp nhân đầy đủ, có nghĩa vụ tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ, PCCN, và
bảo vệ môi trường (BVMT) trong suốt quá trình thi công xây dựng Dự án.
II. Chức năng nhiệm vụ của Ban an toàn chung:
1. Ban an toàn chung là tổ chức phối hợp giúp việc cho Ban điều hành Dự án để
giám sát việc thực hiện công tác ATVSLĐ, PCCN,BVMT của các đơn vị tham
gia thi công Dự án xây dựng trụ sở Bộ Công an – DA 239/05.
2. Ban an toàn chung thường xuyên tổ chức kiểm tra vịêc thực hiện các biện
pháp thi công an toàn, biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường (VSMT), công
tác PCCN của từng đơn vị trong suốt quá trình thi công.
3. Các ủy viên của Ban an toàn chung phải thường xuyên có mặt tại công
trường để phát hiện các vi phạm vbề KTAT, VSLĐ, VSMT và có biện pháp xử
lý kịp thời.
4. Hàng tuần hoặc đột xuấy, Ban an toàn chung tổ chức họp giao ban kiểm
điểm, rút kinh nghiệm việc thực hiện các biện pháp, quy trình, quy phạm về
ATLĐ, VSMT; Kiến nghị với Ban điều hành Dự án, lãnh đạo các đơn vị thi
công xử lý các vi phạm hoặc khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt
công tác ATVSLĐ, PCCN, BVMT.
III. Trách nhiệm của các thành viên trong Ban an toàn chung:
1. Trưởng ban:


+ Căn cứ vào tiến độ thi công của dự án, chỉ đạo các đơn vị lập biện pháp thi
công an toàn, biện pháp đảm bảo VSMT cho từng phần việc được giao.
+ Chủ động cùng với các đơn vị thi công liên hệ với cơ quản quản lý địa phương
giải quyết những vướng mắc có liên quan đến VSMT, PCCN, an toàn giao thông,
trật tự an toàn xã hội.
+ Chủ trì họp giao ban an toàn chung hàng tuần (theo thời gian quy định của
Ban)
2. Phó ban thường trực:
+ Trực tiếp phụ trách công tác an toàn chung của dự án, giám sát, hoạt động của

các đơn vị tham gia thi công, kịp thời xử lý các vi phạm về KTAT, VSLĐ, PCCN,
và BVMT.
+ Nhắc nhở, đôn đốc các đơn vị thi công thực hiện nghiêm túc các nội dung về
quản lý lao động, an toàn và vệ sinh đã được duyệt.
+ Lưu trữ các văn bản hồ sơ có liên quan đến công tác ATVSLĐ, PCCN, BVMT
của dự án và tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất.
+ Các nhiệm vụ khác được trưởng Ban ủy quyền.
3. Các ủy viên:
+ Tất cả các ủy viên của Ban an toàn chung phải chịu trách nhiệm trước Ban điều
hành dự án về việc kiểm tra công tác ATVSLĐ, PCCN, BVMT trong quá trình thi
công do đơn vị mình quản lý.
+ Xử lý kịp thời các vi phạm trong phạm vi quản lý của mình; có quyền yêu cầy
người phụ trách đơn vị thi công ra lệnh đình chỉ những công việc có nguy cơ xảy
ra TNLĐ hoặc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để thi hành các biện pháp cần
thiết bảo đảm ATLĐ, VSMT.
+ Tham gia giải quyết các trường hợp TNLĐ, mất VSMT tại đơn vị mình quản lý
và tìm ra nguyên nhân để biện pháp ngăn ngừa.
IV/ Một số quy định cụ thể:
Dự án xây dựng trụ sở Bộ công an DA 239/05 đang ở giai đoạn thi công phần
cọc, sử dụng nhiều các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và
mật độ lao động trên công trường đông, số lượng thiết bị nhiều vì vậy Ban điều
hành yêu cầu các đơn vị tham gia thi công thực hiện đầy đủ một số quy định cụ
thể sau:
1. Về quản lý mặt bằng thi công:
Từng bước triển khai thi công, các đơn vị phải lâph thiết kế mặt bằng tổ
chức thi công theo từng giai đoạn thi công (thi công móng, thi công phần
thân...) trình với Ban điều hành thi công, các bộ phận liên quan. Mặt bằng
tổ chức thi công phải được thể hiện cụ thể: vị trí các tuyến đường thi công
phù hợp với tổng mặt bằng thi công công trình, các biện pháp chống sạt lở
công trình xung quanh khi thi công phần móng; phạm vi hoạt động của các

loại cần trục; các biện pháp khi che chắn vật rơi khu vực mép ngoài công
trình và tiếp giáp với công trình liền kề; khu vực sắp xếp nguyên vật liệu,
phế liệu; hệ thống các công trình cấp năng lượng, sơ đồ cấp điện phục vụ
thi công và hệ thống điện chiếu sáng, nước phục vụ thi công và sinh hoạt
...
2. Về quản lý lao động:
- Công nhân làm việc trên công trường phải có đầy đủ các tiêu chuẩn theo
luật quy định như: Quy định về tuổi; giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe;
được huấn luyện và kiểm tra đạt yêu cầu về ATVSLĐ; được trang bị đủ
phương tiện bảo vệ cá nhân.


Ký hợp đồng lao động mùa vụ dưới 3 tháng đúng thủ tục quy định của Bộ
Luật lao động sửa đổi năm 2002. Có nội quy ăn ở cho công nhân tại hiện
trường và đăng ký tạm trú với cơ quan công an địa phương.
Về quản lý biện pháp kỹ thuật thi công – An toàn (BPKTTC-AT):
- Tất cả các công việc thi công đều phải được các đơn vị lập và duyệt biện
pháp kỹ thuật thi công an toàn.
- Đối với những biện pháp thi công quan trọng, phức tạp, nguy hiểm (dạng
kết cấu mới, cấu kiện siêu trường siêu trọng) đều phải được lập biện
pháp và trình Ban điều hành Dự án và cấp có thẩm quyền phê duyệt
trước khi thi công.
- Ban An toàn chung có quyền kiến nghị, đình chỉ ngừng ngay thi công nếu:
Thi công không có biện pháp hoặc thực hiện trái với biện pháp được
duyệt.
- Ban an toàn chung có quyền đình chỉ ngừng ngay thi công khi phát hiện
có nguy cơ xảy ra TNLĐ và báo cáo ngay với Ban điều hành dự án để có
biện pháp xử lý.
An toàn trong công tác thi công cọc nhồi:
- Trước khi khoan nhất thiết phải kiểm tra vị trí các vật kiến trúc ngầm bằng

các bản vẽ, triệu tập cuộc họp với các đơn vị quản lý các vật kiến trúc
ngầm trong mặt bằng thi công (nếu có).
- Các máy khoan cọc nhồi khi di chuyển đến vị trí khoan phải được kê và
căn chỉnh đảm bảo độ ổn định trong suốt quá trình thi công; Máy được
căn chỉnh đảm bảo độ nằm ngang của máy khoan và độ thẳng đứng của
cần khoan. Công nhân vận hành phải có chứng chỉ, được huấn luyện và
cấp thẻ an toàn.
- Công tác gia công cốt thép phải tuyệt đối tuân theo điều 16-4 quy phạm
5308-91 và đặc biệt chú ý:
+ Tập kết và gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung
quanh có biển báo.
+ Nắn cốt thép bằng tời điện hoặc quay tay phải có biện pháp đề phòng
thép tuột hoặc đứt văng vào người...
- Khi cẩu các lồng thép vào giếng khoan, phải neo giữ chắc chắn các ống
thép siêu âm vào lồng thép tránh rơi. Cần có biện pháp kỹ thuật để tránh
cốt thép bị tụt hoặc đẩy trôi.
- Khi lắp đặt ống đổ bê tông phải được neo giữ chắc chắn tránh tụt ống.
An toàn trong công tác đào móng và phá đầu cọc:
- Chỉ được phép đào đất hố móng theo đúng thiết kế thi công được duyệt.
Khi phát hiện các tuyến ngầm lạ hoặc không đúng với sơ đồ chỉ dẫn hoặc
gặp các vật trở ngại thì phải ngừng thi công báo với kỹ thuật hoặc đội
trưởng biết và có biện pháp xử lý thích hợp đảm bảo an toàn.
- Phải có biện pháp cụ thể và tính toán thiết kế các vách chống để tránh sụt
lở khi đào hố móng theo điều 12 của quy phạm 5308-91.
- Khu vực đập đầu cọc phải được bao che tránh mảnh bê tông vỡ ảnh
hưởng tới những người thi công xung quanh.
Phòng chống tai nạn do ngã cao:
- Khi thi công các tầng sàn phải có lưới bảo hiểm xung quanh công trình.
- Tất cả cán bộ, công nhân làm việc trên cao đều phải đeo dây an toàn.
Dây an toàn tối thiểu 6 tháng phải được kiểm tra một lần (thử tĩnh: treo vật

nặng 250kg trong khoảng thời gian 5 phút, hoặc thử động: thả rơi tự do
bao cát nặng 75kg làm 3 lần, độ cao rơi bằng chiều dài của dây, sau đó
kiểm tra thực trạng của dây và ghi kết quả vào nhật ký công trình).
-

3.

4.

5.

6.


-

-

Không được làm trên cao lúc mưa to, giông bão hoặc gió từ cấp 5 trở lên
(vận tốc gió > 8.5m/s). Do công trình thi công càng lên cao, gió càng
mạnh nên về mùa đông phaỉ có biện pháp chống rét, về mùa hè phải có
biện pháp chống say nắng cho người lao động (NLĐ). Cương quyết đình
chỉ những công nhân không đủ sức khỏe làm việc trên cao.
Lỗ hổng ở sàn công tác để làm cầu thang lên xuống phải có lan can bảo
vệ về ba phía. Có biên bản nghiệm thu lắp dựng giáo khi có đủ hệ thống
lan dan, sàn thao tác, cầu thang đảm bảo an toàn theo điều 8-3 của
TCVN 5308-91 trước khi sử dụng.

7. Phòng chống vật rơi
- 100% cán bộ, công nhân ra công trường phải đội mũ cứng – BHLĐ.

- Theo quy phạm KTAT trong xây dựng (TCVN 5308-91) điều 2-1.8 vùng
nguy hiểm do vật thể rơi tự do từ trên cao đối với công trình từ 2070m
tính từ chu vi ngoài là 7m do vậy lối vào công trình phải có mái che chắc
chắn và có đủ biển báo những nơi nguy hiểm.
- Các tấm tôn mỏng hoặc các vật liệu nhẹ phải được xếp gọn, neo buộc kỹ
chống hiện tượng gío mạnh bị bay từ trên cao xuống nhất là trong thời
gian giông bão.
8. An toàn sử dụng điện và thiết bị thi công:
- Có sơ đồ hệ thống điện thi công, điện chiếu sáng cho từng khu vực thi
công phù hợp với tổng mặt bằng bố trí điện trên công trường. Bố trí thợ
điện từ bậc 3 trở lên trực thường xuyên (đủ cả 3 ca khi cần thiết). Đảm
bảo ánh sáng đầy đủ chỗ làm việc và trên tuyến đường thi công vào ban
đêm (cường độ chiếu sáng cục bộ từ 100300 lux, chiếu sáng chung từ
40 -80lux0. Các dây điện thi công phải là dây có bọc cách điện, phải được
mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn và ở độ cao ít nhất là 2,5m đối với
mặt bằng thi công và 5,0m đối với nơi có xe cộ qua lại. Các dây dẫn điện
nêú treo ở độ cao dưới 2.5m kể từ mặt nền phải dùng dây cáp bọc cao
su, các đường cáp chôn ngầm phải được đi trong ống bảo vệ.
- Có quy trình vận hành an toàn cẩu tháp được duyệt (chế độ kiểm tra các
thiết bị an toàn, vùng nguy hiểm khi cẩu đang mang tải, các biện pháp
móc cẩu, vận chuyển, lắp dựng sắt XD, cốp pha, đà giáo, ben bê tông...)
Thợ lái cẩu, CN xi nhan, móc cáp phải được huấn luyện và cấp thẻ an
toàn.
- Đối với các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, các đơn vị
phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định về khai báo, đăng ký, kiểm định
theo TT23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 3/11/2003 của Bộ lao động thương
binh xã hội.
9. Công tác phòng cháy chữa cháy:
- Thực hiện nghiêm chỉnh Luật phòng cháy và chữa cháy (29/6/2001), có
phương án PCCC tại công trình và mua sắm trang thiết bị PCCC theo

phương án được duyệt.
10. Tham gia giao thông:
- Các xe giao thông trong công trường phải tuyệt đối chấp hành theo chỉ
dẫn chung trên công trường và tốc độ cho phép.
- Xe vận chuyển vật tư, vật liệu xây dựng rời, phế thải xây dựng dễ gây bụi
và làm bẩn môi trường, phải được che đậy kỹ, thùng xe phải kín, tránh rơi
vãi bùn, các chất bẩn ra đường nội bộ công trường cũng như đường phố
và hệ thống đường giao thông công công. (điều 15.3 Quy chế bảo vệ môi
trường ngành xây dựng – năm 1999)
V/ Điều khoản thi hành:


1. Các đơn vị tham gia thi công xây dựng Dự án xây dựng trụ sở Bộ Công an
DA239/05 phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước
về KTAT-BHLĐ, PCCN, VSMT và bản quy chế này.
2. Văn bản này có hiệu lực trong suốt quá trình thi công Dự án, nếu có vấn đề gì
phát sinh, các đơn vị phản ánh bằng văn bản về Ban BHLĐ-TCT để xem xét
giải quyết kịp thời.


NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG
TRÊN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRỤ SỞ BỘ CÔNG AN – DA239/05

Điều 1: Nghiêm cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi, trước khi người lao động
vào làm việc phải được học tập và hướng dẫn về AT-VSLĐ, có giây chứng nhận
đủ sức khỏe của Trung tâm Y tế cấp. Chấp hành nghiêm nội quy làm việc của
công trường đề ra:
Điều 2: Người lao động phải sử dụng thành thạo và bảo quản đầy đủ các
phương tiện bảo vệ cá nhân như: mũ cứng, giầy, ủng hoặc dép 4 quai, kính
trắng, kính lọc sáng, găng tay... phù hợp với công việc được giao. Phải báo cáo

kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ tai nạn lao động, sự cố
nguy hiểm, tham gia cấp cấp và khắc phục hậu quả tai nạm lao động khi có lệnh
của người sử dụng lao động.
Điều 3: Tuyệt đối chấp hành sự chỉ đạo, phân công của Cán bộ kỹ thuật và Chỉ
huy công trường. Không được tùy tiện sử dụng, vận hành máy móc thiết bị. Các
máy móc, thiết bị trên công trường phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho
người và thiết bị, có nội quy sử dụng máy và được đặt tại vị trí quy định.
Điều 4: Toàn bộ mạng điện trên công trường (đường dây, cầu dao, ổ cắm....)
phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, thuận tiện cho người sử dụng. Người phụ trách
điện có trách nhiệm phục vụ mọi nhu cầu dùng điện thi công trên công trường.
Điều 5: Khi làm việc trên cao, dàn giáo thi công phải chắc chắn, ổn định, thuận
tiện cho việc lên xuống, thao tác, có biên bản nghiệm thu theo tiêu chuẩn TCVN
5308-1991 do Cán bộ kỹ thuật và Chủ nhiệm công trường ký duyệt. Công trường
phải làm lưới bảo hiểm, che chắn, bảo đảm vệ sinh môi trường, mỹ quan khu
vực. Công nhân làm việc trên cao tuyệt đối không để rơi các vật nặng xuống
dưới, luôn sử dụng dây đeo an toàn.
Điều 6: Công trình thi công phải chấp hành nghiêm các biện pháp thi công bảo
đảm an toàn và mặt bằng tổ chức thi công đã được duyệt. Trên công trường phải
có bảng nội quy AT-VSLĐ-PCCN và nội quy tạm trú (nếu có).
Các Tổ trưởng, Đội trưởng, CBKT, mạng lưới ATVSV phải thường xuyên
nhắc nhở nhóm thợ của mình chấp hành nội quy AT-VSLĐ-PCCN.
Tổ trưởng, CBKT, đội trưởng, CB phụ trách an toàn có quyền buộc ngừng
việc những cá nhân và tổ đội vi phạm nội quy AT-VSLĐ-PCCN.

BAN ĐIỀU HÀNH


NỘI QUY
AN TOÀN VẬN HÀNH CẦN TRỤC



Chỉ những người đã qua đào tạo về chuyên môn và huấn luyện về an toàn lao
động mới được vận hành cần trục.



Trước khi vận hành phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các thiết bị và cơ cấu
quan trọng: Thiết bị an toàn, thiết bị phòng ngừa phanh cáp... nếu phát hiện
có trục trặc, hư hỏng phải khắc phục xong mới được vận hành.



Cần phối hợp chặt chẽ với người xi nhan, người làm công việc treo buộc và
tiếp nhận tải.



Không được nâng tải lớn hơn trọng tải ở tầm tương ứng.



Không được nâng tải khi tải treo chưa ổn định.



Không được nâng tải bị vùi dưới đất, bị vật khác đè lên.



Không được cẩu với kéo lê tải.




Không được vừa nâng tải vừa quay hoặc di chuyển cần trục.



Không được nâng hạ tải vượt quá vận tốc quy định.



Không thả trùng hoặc tháo bỏ dây đeo tải khi chưa đặt vào vị trí vững chắc.



Không để cần trục đứng làm việc hoặc di chuyển trên nền đất yếu, đất mới
đắp, gần mép hố đào.v.v... hoặc có độ dốc lớn hơn quy định.



Cấm nâng hạ hoặc chuyển tải khi có người ở trên tải.



Cấm dùng cần trục để chở người.



Không chuyển tải qua người ở phía dưới.




Không chuyển tải theo phương ngang khi không đảm bảo khoảng cách từ
phía dưới tải nâng đến độ cao các vật chướng ngại trên ddường chuyển tải tối
thiểu là 50cm.



Không chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi chưa dừng hẳn.



Không để cần trục làm việc hoặc di chuyển gần đường dây tải điện, vi phạm
khoảng cách an toàn.



Không treo tải lơ lửng trogn lúc nghỉ việc.



Không làm việc lúc gió mạnh, khi cấp độ gió từ cấp 5 trở lên.



Không làm việc lúc tối trời, sương mù không đủ ánh sáng.
BAN ĐIỀU HÀNH


NỘI QUY

AN TOÀN VẬN HÀNH MÁY TRỘN BÊ TÔNG
1. Chỉ người nào đã qua huấn luyện về sử dụng và an toàn lao động mới được
vận hành và phục vụ máy trộn.
2. Máy trộn phải được thục hiện nối đất hay nối không bảo vệ.
3. Máy trộn đặt trên cao phải được cố định vững chắc xuống móng hoặc bệ đỡ.
4. Công nhân vận hành máy trộn bê tông phải sử dụng đầy đủ các phương tiện
bảo vệ cá nhân cần thiết.
5. Chỉ được làm sạch hố đặt gầu nạp liệu khi đã nâng gàu lên và cố định chắc,
cấm công nhân đứng dưới gầu nâng.
6. Khi thùng trộn đang vận hành hoặc đang được sửa chữa phải hạ gầu xuống vị
trí an toàn.
7. Không được sửa chữa các hỏng hóc của máy trộn khi máy đang hoạt động.
8. Không được dùng xẻng hoặc các dụng cụ cầm tay khác để lấy vữa và bê tông
ra khỏi thùng trộn khi nó đang quay dù là quay chậm.
9. Sau mỗi đợt trộn phải rửa sạch thùng trộn, không để bê tông đông cứng trong
thùng.
10. Việc cạo rửa làm vệ sinh thùng trộn chỉ được tiến hành khi đã ngắt cầu dao
điện và máy đã dừng hẳn. Cầu dao phải đặt trong hộp kín có khóa. Khi sửa
chữa và làm vệ sinh máy phải treo biển báo tại nguồn cấp điện, Cấm đóng
điện đang có người làm việc.

BAN ĐIỀU HÀNH


NỘI QUY
AN TOÀN VẬN HÀNH MÁY ĐẦM BÊ TÔNG
1. Chỉ những người đã qua huấn luyện về chuyên môn và an toàn lao động mới
được phép sử dụng đầm dùi, đầm bàn.
2. Trước khi làm việc, thân máy phải đầm phải nối đất qua phích cắm chuyên
dụng. Dây dẫn điện phải dùng loại có ống bọc cao su dày.

3. Cấm nắm vào dây dẫn điện hay cáp điện để di chuyển đầm bàn, phải dùng
dây kéo mềm. Cấm ấn tay chân lên đầm bàn.
4. Khi di chuyển đầm đi nơi khác hoặc ngừng việc, phải ngắt cầu dao điện.
5. Cứ cách 30-35 phút làm việc phải tắt máy để cho nguội. Cấm làm nguội đầm
bằng nước.
6. Đần dùi, khi đầm không được để chạm vào cốt thép làm sai lệch vị trí hoặc
bung các mối hàn, buộc.
7. Khi đầm, công nhân phải đeo găng tay dày để chống rung.
8. Khi kết thúc công việc, phải làm sạch đầm và dây diện khỏi bê tông, lau khô,
cuộn dây điện và cất vào nơi bảo quản.

BAN ĐIỀU HÀNH


NỘI QUY
TẠM TRÚ TẠI CÔNG TRƯỜNG
CBCNV ăn ở, sinh hoạt tại công trường phải được sự đồng ý của Ban điều
hành và chấp hành nghiêm những quy định sau:

1. Phải đăng ký khai báo tạm vắng, tạm trú hộ khẩu với cơ quan công an sở tại,
chấp hành tốt các quy định của Chính quyền địa phương nơi công trường thi
công. Không được đưa người ngoài vào ăn ở tại công trường (nếu không
được sự đồng ý của Ban điều hành công trường).
2. Nghiêm cấm chơi cờ bạc, nghiện hút, uống rượu, bia gây mất trật tự an ninh
công cộng.
3. Tuyệt đối không mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy hoặc các chất gây ô
nhiễm vào công trường và nơi ở. Mọi người phải có ý thức về phòng chống
cháy nổ.
4. Chấp hành nghiêm pháp lệnh phòng cháy chữa cháy của Nhà nước, nội quy
phòng cháy, chữa cháy trên công trường.

5. Phải có trách nhiệm thực hiện tốt công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường. Giữ
gìn vệ sinh chung, phòng chống bệnh dịch, thu gọn, dọn sạch nơi ăn ở.
6. Các phương tiện đi lại như: Xe đạp, xe máy phải để đúng nơi quy định và có
khóa đảm bảo chắc chắn và chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản của mình.
7. Khi có khách đến phải xuất trình giấy tờ và chịu sự kiểm soát của Ban bảo vệ
công trường.

BAN ĐIỀU HÀNH


NỘI QUY
LÀM VIỆC TRÊN CÔNG TRƯỜNG
1. Khi làm việc tại công trình phải xuất trình thẻ ra vào do công trình cấp cho bảo
vệ công trình. Khi làm việc phải đeo thẻ và chịu sự kiểm soát vủa Ban bảo vệ
công trình.
2. CBCNV đến làm việc trên công trường phải chấp hành nghiêm giờ làm việc
và giờ nghỉ theo quy định , phải có hợp đồng lao động và đầu đủ trạng bị bảo
vệ cá nhân mới được vào làm việc.
3. Nghiêm cấm làm việc riêng, chơi cờ bạc, nghiện hút, uống rượu bia gây ồn
ào, mất trật tự an ninh nơi công cộng. Hết giờ làm việc, nếu không có nhiệm
vụ không được ở lại công trường.
4. Khách đến làm việc tại công trường phải xuất trình giấy tờ cần thiết. Bảo vệ
hướng dẫn khách đến nơi cần gặp.
5. Nghiêm cấm người không phận sự vào công trường, không đem vũ khí, chất
nổ, chất dễ cháy vào công trường đang thi công. Mọi người phải có ý thức về
phòng chống cháy nổ.
6. Tất cả máy móc, thiết bị thi công vào công trường phải được kiểm tra nghiêm
ngặt. Người sử dụng phải có chuyên môn. Phải tuyệt đối tuân thủ các nội quy,
quy phạm an toàn về điện, các thiết bị có sử dụng điện và các thiết bị khác.
7. CBCNV phải có trách nhiệm thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động

và bảo vệ môi trường xây dựng, giữ gìn vệ sinh chung, phòng chống bệnh
dịch. Thu gọn, dọn sạch nơi làm việc.
8. Các loại phương tiện đi lại như: Xe đạp, xe máy, ô tô đến công trường phải
được để đúng vị trí đã quy định. Bảo vệ công trường có trách nhiệm hướng
dẫn, sắp xếp đảm bảo trật tự cảnh quan khu vực công trường.
9. Tổ bảo vệ phải giám sát, kiểm tra mọi người ra, vào công trình, đảm bảo trật
tự an ninh khu vực, có trách nhiệm giữ bí mật và bảo vệ an toàn tài sản tập
thể và cá nhân tại công trường.
BAN ĐIỀU HÀNH


NỘI QUY
PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Để bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân và của CBCNV
trên công trường, bảo vệ sản xuất và trật tự chung. Ban điều hành công trình “Dự
án xây dựng trụ sở Bộ công an – DA239/05” quy đinh việc phòng cháy và chữa
cháy như sau:
1. Việc phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của mỗi CBCNV trên công trình.
2. Mỗi CBCNV phải tích cực đề phòng không để nạn cháy xảy ra, đồng thời
chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để khi cần chữa cháy kịp thời
và có hiệu quả.
3. Phải thận trọng trong việc sử dụng lửa, các nguồn nhiệt, hóa chất và các chất
dễ cháy nổ, độc hại, phóng xạ, triệt để tuân theo các quy định về phòng cháy,
chữa cháy.
4. Cấm câu mắc, sử dụng điện tùy tiện, sau giờ làm việc phải kiểm tra lại các
thiết bị tiêu thụ điện. Chú ý đến đèn, quạt điện, bếp điện trước lúc ra về.
Không để hàng hóa, vật tư áp sát vào hông đèn, đây điện. Phải tuân thủ
nghiêm ngặt quy định về kỹ thuật an toàn trong sử dụng điện.
5. Vật tư, hàng hóa phải xếp gọn gàng, đảm bảo khoảng cách an toàn phòng
cháy, chữa cháy, tạo điều kiện thuật lợi cho việc bảo vệ, kiểm tra và cứu

chữa khi cần thiết. Không dùng khóa mở nắp phuy xăng và các dung môi dễ
cháy bằng sắt thép.
6. Khi giao nhận hàng, xe không được nổ máy trong kho, nơi chứa nhiều chất
dễ cháy và khi đậu phải hướng đầu xe ra ngoài.
7. Trên các lối đi lại, nhất là ở các lối thoát hiểm không để các chướng ngại vật.
8. Đơn vị Đội, Tổ sản xuất hoặc cá nhân có thành tích phòng cháy, chữa cháy
sẽ được khen thưởng, người nào vi phạm các điều quy định trên, tùy trách
nhiệm nặng, nhẹ mà bị sử lý thi hành kỷ luật hành chính đến truy tố theo
pháp luật.
BAN ĐIỀU HÀNH


BỘ CÔNG AN - TỔNG CỤC HẬU CẦN
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN DA239/05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỊET NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Hà nội, ngày

tháng

năm 2007

TRƯỞNG BAN AN TOÀN CHUNG –
DỰ ÁN XÂYDỰNG TRỤ SỞ BỘ CÔNG AN - DA239/05

-

-


-

-

-

Căn cứ TCVN 5308-91 “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng” và công
văn số 1960/BXD-TCLĐ ngày 24/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng - hướng
dẫn thực hiện TTLT số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN.
Căn cứ hợp đồng thi công xây lắp và cung cấp thiết bị công trình “” Dự án xây
dựng trụ sở Bộ công an – DA239/05” giữa ..... và .....
Quyết định ..................... thành lập Ban an toàn chung thuộc Ban điều hành dự
án (DA) Xây dựng trụ sở Bộ Công An – DA239/05 theo quyết định số ....... ngày
....
Căn cứ vào cuộc họp giao ban an toàn chung ngày tháng năm 200 gồm đại
diện các đơn vị trực thuộc các Tổng công ty thành viên thi công tại công trình
Dự án xây dựng Bộ công an nhất trí quy chế thưởng phạt về công tác an toàn
do Ban an toàn chung thông qua.
Để nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành quy trình,quy phạm
KTAT-VSLĐ cho cán bộ công nhân viên các đơn vị tham gia thi công công
trình: Dự án xây dựng Trụ sở Bộ Công An – DA239/05.
Xét đề nghị của Ban An toàn chung.

QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành “Quy chế thưởng - Phạt về an toàn lao động” Quy chế này
áp dụng cho toàn thể cán bộ công nhân viên của tất cả các đơn vị tham gia thi
công dự án xây dựng trụ sở Bộ công an DA 239/05.
Điều 2: Cá nhân, tổ chức của tất cả các đơn vị tham gia thi công dự án Xây dựng
Trụ sở Bộ Công An – DA239/05 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Điều 3: Thực hiện thi hành từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì

vướng mắc sẽ điều chỉnh bổ sung sau./.

BAN AN TOÀN CHUNG
Nơi gửi:
-

Các đơn vị thi công
Ban QLDA
Tư vấn QLDA
Lưu BĐH


BỘ CÔNG AN - TỔNG CỤC HẬU CẦN
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN DA239/05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỊET NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Hà nội, ngày

tháng

năm 2007

QUY CHẾ THƯỞNG PHẠT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRỤ SỞ BỘ CÔNG AN - DA239/05
A - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

Điều 1: Quy định này được áp dụng trong suốt quá trình thi công dự án.
Điều 2: Thưởng và phạt là hình thức nhằm giáo dục, nhắc nhở cá nhân hoặc tập thể
làm tốt quy phạm kỹ thuật an toàn - Vệ sinh lao động để tránh xảy ra tai nạn lao

động. Cải thiện điều kiện làm việc và môi trường xung quanh.
Điều 3: Hình thức thưởng phạt:
1. Thưởng: Do trưởng ban quyết định sau giai đoạn thi công, hàng quý hay 6
tháng một lần cho cá nhân hoặc tập thể hoàn thành tốt công tác an toàn lao
động.
2. Phạt: Cá nhân, tổ sản xuất, đội, chủ công trình có những vi phạm kỹ thuật an
toàn - vệ sinh lao động áp dụng tức thời cho từng sự việc cụ thể.
- Phạt được ghi vào phiếu phạt do Ban an toàn chung phát hành.
- Người thực hiện: Trưởng phó và các ủy viên trong Ban an toàn chung.
Phiếu phạt giao cho kế toán của Ban quản lý thu tiền. Số tiền phạt được
chi cho:
+ Thưởng cho cá nhân, tập thể làm tốt công tác an toàn.
+ Mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho công tác an toàn trên công trường.
B - NỘI DUNG THƯỞNG PHẠT:
Điều 4: Thưởng
1. Đối với cá nhân:
- Có sáng kiến đưa ra biện pháp thi công hợp lý, an toàn, giảm nhẹ sức lao
động, tránh nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Có tinh thần trách nhiệm đấu
tranh chống vi phạm nội quy, quy trình quy phạm, làm ẩu. Phát hiện kịp
thời các trường hợp có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, dũng cảm cấp
cứu người bị nạn.
- Mức thưởng từ 150.000 VNđồng – 200.000 VN đồng
2. Đối với tập thể
a/ Tổ, nhóm sản xuất, đội công trình:
- Tập huấn bảo hộ lao động đầy đủ, có an toàn viên họat động tốt, hợp
đồng lao động đầy đủ, không có tai nạn lao động phải nghỉ việc trên 4
ngày. Không vi phạm quy trình quy phạm an toàn, có sử dụng trang bị bảo
hộ cá nhân đầy đủ. Làm tốt công tác an toàn: Có biện pháp thi công hợp
lý an toàn, có huấn luyện bước 1,2,3 cho công nhân, sử dụng và bảo
quản tốt trang bị bảo hộ lao động, có nhật ký an toàn, kiểm tra đôn đốc

thường xuyên công nhân làm việc, có phương án phòng cháy chữa cháy,
kiểm tra sức khỏe cho công nhân.
- Mức thưởng từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng.
Điều 5: Hình thức và mức sử phạt các vi phạm
-

Lần thứ nhất: Chụp ảnh, lập biên bản phạt cảnh cáo hoặc kèm theo phạt
tiền 20.000.


Lần thứ 2: Chụp ảnh, lập biên bản phạt 50.000 đồng và yêu cầu có khắc
phục ngay.
- Lần thứ 3: áp dụng hình phạt nặng đối với các trường hợp vi phạm qua 2
lần - Phạt tiền 500.000 – 5.000.000 đồng.
IVỀ HỒ SƠ PHÁP LÝ:
 Tùy theo mức độ vi phạm, phạt một trong các thiếu sót sau đây từ 50.000
đồng – 100.000 đồng.
+ Thiếu hợp đồng lao động
+ Thiếu giấy kiểm tra sức khỏe cá nhân
+ Thiếu huấn luyện ATLĐ-VSLĐ
+ Thiếu biện pháp thi công an toàn
+ Không có sổ nhật ký an toàn
+ Không có sổ theo dõi cho mượn và cấp phát trang bị BHLĐ.
IIVỀ KỸ THUẬT AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG
1. Về điện thi công - điện chiếu sáng
 Phạt từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng trong các trường hợp vi phạm sau đây
+ Thiếu ổ cắm điện, phích cắm điện.
+ Cầu giao không có nắp, không có cầu chì đúng quy định.
+ Cầu giao để dưới đất không có nắp che mưa.
+ Dây dẫn điện nằm trên mặt đất.

+ Mối nối dây điện không đảm bảo an toàn.
+ Dây điện quấn vào cột thép.
+ Vỏ bọc dây dẫn điện bị hở, không dấu dây trung tính.
+ Đường điện đi ngầm không có ống bảo vệ và biển báo cáp ngầm.
2. Về máy móc thi công
 Phạt từ 50.000 đến 200.000 đồng trong các trường hợp vi phạm sau đây:
+ Không dấu điện trung tính vỏ máy hoặc tiếp đất.
+ Vỏ máy hàn cũ nát, thiếu bảo vệ, không đúng quy trình kỹ thuật.
+ Điện ra vào của máy hàn thiếu đầu cốt, thiếu bulông hoặc vặn êcu chưa chặt.
+ Máy hàn để chỗ ẩm thấp, để trên vật ngậm nước, có hiện tượng rò gỉ điện
+ Máy vận chuyển lên cao (elevator - cẩu các loại)
- Dây cáp sờn, đứt quá quy định cho phép, cáp không có mỡ bôi trơn.
- Bàn nâng, móc cẩu, phanh không đảm bảo an toàn
- Về điện: Phải đúng quy trình quy phạm an toàn điện
+ Xe cơ giới (ô tô, xe cẩu, máy đào, máy xúc...) chạy quá tốc độ trong hiện
trường (5km/giờ) không có người xi nhan khi lùi, quay xe trong công trường.
+ Thiếu nội quy sử dụng máy và thiết bị điện (Mỗi thiết bị phải có một nội quy).
+ Công nhân vận hành không có chứng chỉ chuyển môn phạt từ 50.000 đồng đến
100.000 đồng và không được bố trí làm việc.
 Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng trong các trường hợp sau đây
+ Vận hành cần trục tháp.
- Người vận hành không qua đào tạo chuyên môn và huấn luyện về an toàn
lao động (chưa được cấp thẻ).
- Trước khi vận hành không kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các thiết bị cơ
cấu quan trọng: Thiết bị an toàn, thiết bị phòng ngừa, phanh cáp... để xảy
ra trục trặc hư hỏng...
- Không có người xi nhan, người làm công việc treo buộc và tiếp nhận tải
- Nâng tải lớn hơn trọng tải ở tầm tương ứng, nâng tải chưa ổn định, nâng
tải bị vùi dưới đất, bị vật khác đè lên, cẩu với kéo lê tải, hạ tải quá tốc độ
quy định.

-


Nâng hạ hoặc chuyển tải khi có người trên tải, chở người, treo tải lơ lửng
lúc nghỉ việc, làm việc lúc gió mạnh từ cấp 5 trở lên, vận hành không đủ
ánh sáng, không đảm bảo khoảng cách an tòan.
3. Về trang bị bảo vệ cá nhân và tập thể
a- Trang bị cá nhân
 Phạt từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng vi phạm một trong các trường hợp sau
đây:
Không có:
+ Lưới bảo hiểm tại những nơi có nhiều nguy cơ gây ra tai nạn.
+ Bạt bao che bụi
+ Khu vực vệ sinh hoặc vệ sinh bẩn gây tác hại đến tập thể.
+ Không có đường nước thải gây ô nhiễm môi trường.
+ Cáng cấp cứu hoặc tủ thuốc cứu thương tại công trường
+ Không có biển báo an toàn.
+ Nơi nguy hiểm không biển báo hiệu hoặc rào chắn.
+ Không có biên bản nghiệm thu giàn giáo thi công hòan thiện.
-

Điều khoản cuối cùng:
- Phạt không cho tồn tại: Trường hợp phạt lần trước nhưng khi kiểm tra
thấy không có dấu hiệu sửa chữa thi phạt tiếp và phạt lần thứ hai gấp hai
lần phạt đầu.
- Trường hợp cá nhân hoặc tập thể bị phạt không ký biên bản nhưng có 2
cán bộ an toàn xác nhận và ảnh chụp thì phiếu phạt vẫn có hiệu lực.

-




×