Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ý kiến góp ý dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.26 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

Ý KIẾN GÓP Ý
DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ
(Kèm theo Công văn số 1677/BGDĐT-GDTrH ngày 25/4/2017 của Bộ GDĐT)

Ngày 12/4/2017, dự thảo chương trình (CT) giáo dục phổ thông (GDPT) tổng
thể (sau đây gọi tắt là CT tổng thể) đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử
của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) để xin ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân
dân. Để có thêm căn cứ hoàn thiện dự thảo CT tổng thể, Bộ GDĐT tạo trân trọng
đề nghị các Thầy, Cô tập trung góp ý các vấn đề sau:
I. MỘT SỐ NỘI DUNG DỰ THẢO CT TỔNG THỂ
1. Những vấn đề chung
1.1. Dự thảo CT tổng thể đã thể hiện việc quán triệt các quan điểm và tinh
thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu tại các Nghị quyết của
Đảng, Quốc hội và Quyết định của Chính phủ chưa, ở mức độ nào?
Trả lời:
- Dự thảo CT tổng thể đã thể hiện việc quán triệt các quan điểm và tinh thần
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu tại các Nghị quyết của Đảng,
Quốc hội và Quyết định của Chính phủ ở mức độ tốt.
Nhìn chung, Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể đã quán triệt
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Trung ương Đảng về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.


Dự thảo đã quán triệt tinh thần chuyển định hướng giáo dục từ chủ yếu trang
bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học; Đã xác lập 2 giai
đoạn của giáo dục phổ thông: giáo dục cơ bản (từ bậc tiểu học đến hết THCS) và
giáo dục định hướng nghề nghiệp (3 năm học ở bậc THPT); có giải pháp khắc phục
tình trạng quá tải của Chương trình giáo dục phổ thông, nhất là ở cấp THPT


1.2. Dự thảo CT tổng thể đã tiếp cận xu hướng phát triển CT GDPT của các
nước tiên tiến chưa, ở mức độ nào?
Trả lời:
Dự thảo CT tổng thể đã tiếp cận xu hướng phát triển CT GDPT của các nước
tiên tiến ở mức độ tốt.
Ban soạn thảo đã xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông với định hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa và từng bước hội nhập với thế giới.
Định hướng đó thể hiện ở việc tăng cường các môn học Ngoại ngữ, Tin học,
Nghệ thuật, tích hợp một số môn truyền thống thuộc lĩnh vực khoa học xã hội,
khoa học tự nhiên, áp dụng mô hình giáo dục STEM vận dụng tổng hợp các lĩnh
vực: toán học - khoa học - công nghệ - kỹ thuật và hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn và quan hệ cộng đồng.

CT tổng thể mới chỉ là bộ khung của chương trình GDPT. Để đánh giá mức
độ nặng nhẹ của CT, cần phải có CT cụ thể của các môn học. Tuy nhiên, có thể
nêu ra so sánh về số lượng môn học và HĐGD như sau:


Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (THPT), theo CT mới, lớp 10
có 13 môn học và 2 HĐGD; lớp 11 và lớp 12 có 9 môn học và HĐGD. CT hiện
hành có 13 môn học và 4 HĐGD ở tất cả các lớp. Trong các môn học và HĐGD,
môn Giáo dục thể chất được tổ chức dưới hình thức các câu lạc bộ thể thao tự
chọn; Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, môn Giáo dục quốc phòng và an ninh chủ
yếu là thực hành, luyện tập. Thực chất, chỉ có 6 môn có lý thuyết và thực hành là
Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 3 môn định hướng nghề nghiệp tự chọn.
So sánh với CT nước ngoài: CT tú tài quốc tế (IB), CT của VQ Anh có 6 môn học
bắt buộc; CT Australia, Đức, Pháp có từ 5 đến 6 môn bắt buộc; CT của Mỹ có 4
môn bắt buộc toàn quốc và một số môn bắt buộc khác tùy theo từng bang; CT
Malaysia bắt buộc học 10 môn; CT Trung Quốc có 12 môn bắt buộc hoặc tự chọn
có giới hạn,…

* Thời lượng học tập ít hơn các nước OECD
Theo số liệu của OECD (The Learning Environment and Organisation of Schools,
2009, có thể tìm trên trang trong độ tuổi từ 7 đến 15, tương đương từ lớp 1 đến lớp 9,
trung bình mỗi HS học 7.390 giờ (60 phút/giờ). Còn theo dự thảo CT tổng thể của


Việt Nam, từ lớp 1 đến lớp 9, mỗi HS học nhiều nhất 6.957 giờ, kể cả thời gian tự
học dành cho HS tiểu học và thời gian học các môn tự chọn.
Tóm lại, CT mới đã giảm số môn học, thời lượng học so với CT hiện hành và
còn thấp hơn CT các nước.
1.3. Dự thảo CT tổng thể có kế thừa các CT GDPT đã có của Việt Nam
không, ở mức độ nào?
Trả lời:
Dự thảo CT tổng thể đã kế thừa các CT GDPT đã có của Việt Nam, ở mức độ
tích cực.
Bản tính, toàn bộ các môn học trong dự thảo CT đại quát đều được tăng
trưởng trên hạ tầng những môn đã có trong chương trình hiện hành. Ví dụ, từ lớp
một đến lớp 3 có môn Cuộc sống quanh ta, được vun đắp trên cơ sở môn tự nhiên
trong chương trình hiện hành.
Chương trình nhiều nước cũng có môn học này với tên gọi tương tự. Cuộc sống
quanh ta giúp HS có những hiểu biết đầu tiên về các hiện tượng thiên nhiên và thị
trấn quanh đó... Lên lớp 4, lớp 5, môn học này phân hóa thành 2 môn Tìm hiểu
bỗng nhiên và Đánh giá xã hội; ở cấp THCS là hai môn khoa học Lịch sử và Địa
lý.
Việc dạy học tích hợp mạnh ở các lớp dưới, phân hóa dần ở các lớp trên tiện cả đôi
đường với giai đoạn nhận thức của HS, theo đúng bắt buộc của quyết nghị
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về cải cách CT, SGK GDPT.
1 HĐGD cũng đang được để ý nhiều là hoạt động trải nghiệm thông minh. Trong
CT mới có hai loại hoạt động trải nghiệm sáng tạo:



Loại 1: Hoạt động trải nghiệm thông minh trong từng môn học nhằm trải nghiệm
kiến thức môn học trong thực tiễn;
Loại 2: Hoạt động trải nghiệm thông minh mang tính tích hợp, trong đó HS dựa
trên sự toàn tập kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm khả năng khác nhau
để trải nghiệm thực tiễn đời sống và tham gia hoạt động dùng cho cộng đồng dưới
sự chỉ dẫn và doanh nghiệp của nhà giáo dục.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được phân bổ thời lượng giáo dục riêng trong
dự thảo CT nói chung thuộc loại 2. Nội dung Hoạt động trải nghiệm sáng tạo bao
gồm các hoạt động tập thể (chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Sao Nhi đồng Tháng
Tám, đội Thiếu niên Tiền phong Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn tuổi teen Cộng
sản Hồ Chí Minh), các hoạt động tham quan, nghiên cứu thực tiễn, lao động, vui
chơi, thiện nguyện, dùng cho cộng đồng,… được thực hiện theo tinh thần HS là
người đơn vị hoạt động dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, tiện cả đôi đường với
lứa tuổi, nhu cầu và điều kiện thực hiện của cơ sở vật chất giáo dục và địa phương.
đầy đủ các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa là những hoạt động thân thuộc
ở toàn bộ các trường phổ thông. một số nội dung hoạt động mới trên thực tại cũng
đã được khai triển ở các trường từ nhiều năm nay.
1.4. Các phẩm chất chủ yếu cần hình thành và phát triển cho học sinh trong
dự thảo CT tổng thể đã phù hợp chưa? Nếu chưa thì cần thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Các phẩm chất chủ yếu cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dự
thảo CT tổng thể đã phù hợp.
Yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực (NL) của HS được đặt ra trong các
văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới CT, sách giáo khoa GDPT. Đó là sự
tiếp nối truyền thống xây dựng con người toàn diện có đức có tài, vừa hồng vừa


chuyên của dân tộc. Trong giáo dục cũng như trong đời sống, phẩm chất được
đánh giá bằng hành vi, còn NL được đánh giá bằng hiệu quả của hành động.

Căn cứ để xác định các phẩm chất chủ yếu là những đức tính của người Việt
Nam được nêu ra trong các nghị quyết của Đảng về xây dựng văn hoá, con người
Việt Nam, đặc biệt là Năm điều Bác Hồ dạy HS và yêu cầu giáo dục đạo đức, lối
sống cho HS hiện nay
Về các NL cốt lõi nêu trong chương trình tổng thể, 3 NL chung (NL tự chủ và
tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo) và 7 NL chuyên
môn là những NL mà ai cũng cần có để sống, làm việc trong xã hội hiện đại. Các
NL đó đã được xác định trong nhiều chương trình và tài liệu giáo dục nước ngoài,
đặc biệt là các tài liệu Xác định và lựa chọn các năng lực cốt lõi của OECD (Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) năm 2005, Các năng lực cốt lõi để học tập suốt
đời – Khung tham chiếu châu Âu của EU (Liên minh Châu Âu) năm 2006 và Tầm
nhìn mới về giáo dục – Mở khóa tiềm năng về công nghệ của WEF (Diễn đàn Kinh
tế Thế giới) năm 2015.

1.5. Các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dự
thảo CT tổng thể đã phù hợp chưa? Nếu chưa thì cần thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dự thảo
CT tổng thể đã phù hợp.
Các NL đã được để ý đúng mức trong dự thảo CT đại quát. Ví dụ, tư duy phản
biện là nội dung cần phải có, xuyên suốt của NL khắc phục vấn đề và thông minh.
Một trong những bộc lộ của tư duy phản biện ở HS các cấp học được dự thảo
CT nói chung chỉ ra là: “nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng; không e sợ nêu


ý kiến cá nhân trước các nguồn tin khác nhau về sự vật, hiện tượng” (HS tiểu học);
“quan tâm tới các chứng cớ khi nhìn nhận, Nhận định sự vật, hiện tượng; Nhận
định vấn đề, cảnh huống dưới những góc nhìn khác nhau” (HS THCS); “không dễ
dàng chấp nhận nguồn tin 1 chiều; không định kiến khi xem xét, Nhận định vấn đề;
để ý tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng coi xét, Phân tích lại vấn

đề” (HS THPT).
1.6. Các năng lực chuyên môn cần hình thành và phát triển cho học sinh
trong dự thảo CT tổng thể đã phù hợp.
1.7. Biểu hiện yêu cầu cần đạt về phẩm chất của học sinh ở từng cấp học
trong dự thảo CT tổng thể đã phù hợp.
1.8. Biểu hiện yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh ở từng cấp học trong
dự thảo CT tổng thể đã phù hợp.
2. Kế hoạch giáo dục
2.1. Dự thảo CT tổng thể nêu: “Hệ thống các môn học của CT GDPT được
chia thành các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn
và môn học tự chọn bắt buộc” đã hợp lý.
2.2. Dự thảo CT tổng thể nêu: “Trong một năm học, thời gian thực học các
môn học của CT GDPT tương đương với 37 tuần, gồm: 35 tuần thực học dành cho
các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hoá và môn học tự chọn bắt
buộc; 2 tuần thực học dành cho các môn học tự chọn và nội dung giáo dục của địa
phương” đã hợp lý.
2.3. Số lượng các môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp của mỗi cấp học
ít hơn khác nước khác.
2.4. Tên các môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp của mỗi cấp học đã
hợp lý.


2.5. Thời lượng giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng lớp
của mỗi cấp học đã hợp lý
2.6. Về kế hoạch dạy học ở tiểu học, dự thảo CT tổng thể nêu: “Đối với những
lớp chưa thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, không bố trí thời gian tự học có hướng
dẫn trên lớp và dạy học nội dung giáo dục của địa phương”. Quy định như vậy đã
hợp lý.
2.7. Việc cho phép học sinh lớp 11 và lớp 12, ngoài các môn học và hoạt
động giáo dục bắt buộc, được tự chọn 1 chuyên đề học tập và 3 môn học (trong số

11 môn học nêu trong dự thảo CT tổng thể) phù hợp với nguyện vọng của bản thân
và điều kiện tổ chức của nhà trường có ưu điểm học sinh tích cực học tập, tuy vậy
có thể lơ là một số môn học sinh không thích.
Xuất hiện nhiều môn học... lạ
GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, dự thảo chương trình đã hoàn thành và dự kiến
đầu tháng 4 sẽ công bố để lấy ý kiến trước khi được ban hành chính thức vào tháng
9/2017.
Theo GS Thuyết, chương trình mới thực hiện giáo dục toàn diện, tích hợp ở các
cấp tiểu học và THCS, thực hiện giáo dục phân hóa và tự chọn ở cấp THPT.
Hệ thống các môn học của chương trình GDPT được chia thành 4 nhóm môn học:
Bắt buộc, bắt buộc có phân hóa, tự học và tự chọn bắt buộc.
Các môn ở cấp tiểu học:
Các môn bắt buộc gồm Tiếng việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc
sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ.
Các môn học bắt buộc có phân hóa: Thế giới công nghệ, Tìm hiểu tin học, Giáo
dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.


Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, ở cấp tiểu học còn có hoạt động tự học có hướng dẫn (tự học trên lớp của
học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày, có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên)
Các môn học THCS
Các môn bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự
nhiên, Lịch sử và Địa lý.
Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Công nghệ và hướng nghiệp, Giáo
dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Các môn học THPT
Lớp 10: Dự thảo chương trình mới xác định lớp 10 là lớp hướng nghề nghiệp. Các
môn học bao gồm:

Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục Kinh tế và pháp
luật, Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Thiết kế và Công nghệ, Giáo dục
quốc phòng và an ninh.
Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Giáo dục thể chất, Hoạt động nghệ
thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiếu số, Ngoại ngữ 2.
Lớp 11 và lớp 12:
Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục
quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Các môn học tự chọn bắt buộc: Học sinh chọn 3 môn và 1 chuyên đề học tập trong
số các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật Lý, Hóa học, Sinh


học, Khoa học máy tính, Tin học ứng dụng, Thiết kế và công nghệ, Mỹ thuật, Âm
nhạc, Chuyên đề học tập.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Đối với nội dung giáo dục của đại phương: Theo quy định của chương trình, các
tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng thẩm định nội dung giáo dục văn
hóa, Lịch sử, Địa lý, Kinh tế môi trường, Hướng nghiệp… của địa phương và báo
cáo Bộ GD&ĐT phê duyệt
Đối với lớp 11 và 12, nội dung giáo dục địa phương có thể được xây dựng thành
chuyên đề học tập cho học sinh tự chọn.
Theo GS Thuyết, chương trình mới không quy định số tiết học trong từng tuần mà
chỉ quy định học bao nhiêu tiết trong năm học quyền sắp xếp phụ thuộc vào hiệu
trưởng và ban giám hiệu.
Chương trình GDPT mới giúp học sinh hình thành 6 phẩm chất (yêu đất nước, yêu
con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm) và 2 năng lực (cốt lõi và
chuyên môn).
Phụ huynh và học sinh cùng tham gia đánh giá
Đánh giá thường xuyên, do giáo viên phụ trách môn học thực hiện dựa trên kết quả

đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh
giá và của học sinh khác trong tổ, trong lớp.
Đánh giá định kỳ, do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện. Học sinh hoàn thành các
môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ GD&ĐT được cấp
bằng tốt nghiệp THPT.
Đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương, do tổ chức kiểm định chất
lượng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, TP trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụ


công tác quản lý các hoạt động dạy học, phát triển chương trình và nâng cao chất
lượng giáo dục.
Học sinh được học ngoài khuôn viên nhà trường
Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình phổ thông chính là sự thay
đổi về phương pháp giáo dục.
Theo chương trình mới, các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp
dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó giáo viên
đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập
thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham
gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân,
rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ
năng đã tích lũy được để phát triển.
Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt
động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện
và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ
của đồ dùng học tập và công cụ khác, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự
động hóa của kỹ thuật số.
Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường
thông qua một số hình thức chủ yếu sau: Học lý thuyết; thực hiện bài tập, thí
nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm
trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tùy theo mục tiêu cụ thể và mức độ phức tạp của hoạt động, học sinh được tổ chức
làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Tuy nhiên, dù
làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải được tạo
điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.


3. Về định hướng đánh giá kết quả giáo dục
Dự thảo CT tổng thể nêu: “Việc đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức.
Học sinh hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của
Bộ GDĐT được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông” đã hợp lý chưa.
II. VỀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CT GDPT
Khuyến nghị về các giải pháp để bảo đảm tính khả thi của Chương trình
Thứ nhất: Sau khi ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông mới, cần khẩn
trương xây dựng Chương trình các môn học/hoạt động giáo dục (HĐGD) và ban
hành kế hoạch tổ chức thực hiện.
Cần xây dựng lộ trình áp dụng thay thế Chương trinh hiện hành (lần lượt từ các lớp
nào của các cấp học, có giai đoạn thí điểm hay không thí điểm); kế hoạch chuẩn bị
nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất (CSVC); phương án đổi mới
thi cử, nhất là kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Thứ hai: Khó khăn lớn nhất của việc triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục
phổ thông mới là khâu chuẩn bị đội ngũ giáo viên (GV), cán bộ quản lý giáo dục
(CBQLGD) đủ năng lực thực hiện và chuẩn bị CSVC, trong bối cảnh nhiều trường
còn thiếu phòng học, phòng học bộ môn, đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục.
Để đảm bảo tính khả thi của chương trình, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ một số
điểm sau: Chứng minh tính đổi mới căn bản, toàn diện của chương trình được đề
xuất; Dự kiến tính ổn định về thời gian trong thực hiện nội dung chương trình,
phương pháp đánh giá.
Dự kiến giải pháp đảm bảo thực hiện chương trình, trong đó có đội ngũ giáo viên
như: Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ của giáo viên; Bổ sung giáo viên
chuyên biệt do chương trình yêu cầu (khoa học công nghệ kỹ thuật, giáo dục nghệ



thuật…); Chế độ chính sách cho giáo viên thôi việc do không đáp ứng yêu cầu của
chương trình.
Điều kiện đảm bảo ngân sách nhà nước thỏa mãn yêu cầu của chương trình với tư
cách chương trình là văn bản chính sách của nhà nước, là cam kết nhà nước đảm
bảo chất lượng và quan tâm đến điều kiện cơ sở vật chất trường học.
Ngoài ra, cần có phân kỳ thực hiện chương trình phù hợp với tiến độ biên soạn
sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy; Điều kiện trang bị bổ sung cơ sở vật chất
trường học; Điều kiện đảm bảo ngân sách tài chính nhà nước; Điều kiện đảm bảo
đội ngũ giáo viên.
Chương trình tổng thể mới đây được đưa ra để lấy ý kiến dư luận nhưng đã có sự
chuẩn bị từ lâu và chúng tôi cũng đã ít nhiều nắm được tinh thần. Việc yêu cầu
giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, tạo môi trường học tập thân thiện cho
học sinh để đáp ứng chương trình mới thực chất không hề xa lạ. Tất cả đã có lộ
trình từ mấy năm nay.
Tôi nghĩ, hiệu trưởng các nhà trường sẽ là người hiểu cơ sở mình quản lý nhất nên
có thể truyền tải tốt nhất “đường lối đổi mới” của nhà trường. Đã là đổi mới thì
chắc sẽ có thời kỳ chênh vênh giữa cũ và mới, nên cần công khai “lộ trình”. Cùng
với đó là qua thực tế nhìn nhận những chỗ vướng mắc, chưa hợp lí để điều chỉnh
phù hợp và kịp thời.
Nhiều trường và nhiều địa phương đi đầu đã thí điểm một số phương pháp giáo
dục mới nên không “bất ngờ” trước những đổi mới được dự kiến trong dự thảo
chương trình giáo dục phổ thông vừa công bố, nhưng vẫn có những lo lắng nhất
định.
Theo tôi cần phải đặc biệt quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo khó vì
những vùng này khó khăn hơn nên đổi mới sẽ chậm hơn, gặp nhiều khó khăn hơn.





×