Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tìm hiểu quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHOA THỦY SẢN

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Tìm hiểu quy trình nuôi tôm Chân trắng (Penaeus vannamei)
thương phẩm trên ao nuôi lót bạt tại Công ty Tân Thành Đạt, xã
Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

Sinh viên thực hiện : Trần Minh Vương
Lớp

: Cao Đẳng Nuôi Trồng Thủy Sản 48B

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Tôn Thất Chất
Bộ môn

: Nuôi Trồng Thủy Sản

HUẾ 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHOA THỦY SẢN

BÁO CÁO



TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Tìm hiểu quy trình nuôi tôm Chân trắng (Penaeus vannamei)
thương phẩm trên ao nuôi lót bạt tại Công ty Tân Thành Đạt, xã
Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

Sinh viên thực hiện : Trần Minh Vương
Lớp

: Cao Đẳng Nuôi Trồng Thủy Sản 48B

Địa điểm

: Công ty Tân Thành Đạt, xã Liêu Tú

Thời gian

: 08/2016 - 12/2016

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Tôn Thất Chất
Bộ môn

: Nuôi Trồng Thủy Sản

HUẾ 2017


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông
Lâm, Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản, đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Tôn Thất Chất
người đã tận tình định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tập thể cán bộ, nhân viên, ban
lãnh đạo Công ty Tân Thành Đạt, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc
Trăng đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tinh thần giúp tôi
hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến các quý thầy cô giáo khoa Thủy sản,
Trường Đại học Nông Lâm Huế lòng biết ơn sâu sắc trước sự dạy bảo tận
tình trong thời gian tôi ngồi trên ghế nhà trường.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè những
người đã giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 1 năm 2017
Sinh viên

Trần Minh Vương


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Sản lượng tôm nuôi tại Châu Á và Châu Mỹ Latinh năm 2012-2015
Bảng 4.1. So sánh hình thức cho ăn
Bảng 4.2. Các yếu tố môi trường
Bảng 4.3. Xử lí thuốc hóa chất định kì
Bảng 4.4. Các thông số môi trường trong ao nuôi.
Bảng 4.5. Tốc độ tăng trưởng và lượng thức ăn của tôm ở ao nuôi.
Bảng 4.6. Năng suất thu được sau 65 ngày ở ao số B4.

Bảng 4.7. Hạch toán kinh tế Công ty.

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Diện tích – sản lượng tôm năm 2013-2015
Hình 2.2. Giá trị, sản lượng xuất khẩu tôm năm 2014-2015.
Hình 2.3. Tình hình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng
Hình 4.2. Hình thái tôm Chân trắng
Hình 4.3. Bố trí chi tiết của ao
Hình 4.4. So sánh chi phí vụ nuôi.

DANH MỤC CÁC TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT


Kí hiệu

Giải thích

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

HQKT

Hiệu quả kinh tế


FAO

Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc

FCR

Hệ số chuyển đổi thức ăn

PGS.TS

Phó Giáo Sư.Tiến Sĩ

ĐVTS

Động vật thủy sản

TNGB

Tác nhân gây bệnh

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.2. Mục đích của đề tài

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Tình hình nuôi tôm Chân trắng trên thế giới
2.2. Tình hình nuôi tôm Chân trắng ở Việt Nam
2.3. Tình hình nuôi tôm Chân trắng ở Sóc Trăng
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Thời gian nghiên cứu
3.4. Nội dung nghiên cứu
3.5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.Giới thiệu
4.2. Đặc điểm sinh học tôm Chân trắng
4.2.1. Phân loại
4.2.2. Đặc điểm phân loại
4.2.3. Đặc điểm phân bố và nguồn gốc
4.2.4. Vòng đời của tôm Chân trắng
4.2.5. Đặc điểm sinh trưởng và sự lột xác
4.2.6. Đặc điểm dinh dưỡng
4.2.7. Đặc điểm sinh sản
4.3. Tìm hiểu về quy trình nuôi tôm Chân trắng
4.3.1. Thiết kế ao
4.3.2. Cải tạo ao
4.3.3. Chuẩn bị ao
4.3.4. Thả giống
4.3.5. Cho ăn


4.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu thụ thức ăn và giải pháp
4.3.7. Cách kiểm soát và ước tính lượng thức ănError: Reference source not
found

4.3.8. Quản lý chất lượng nước
4.3.9. Một số bệnh thường gặp, cách phòng và điều trị
4.4. Thu hoạch
4.5. Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trên thế giới nghề nuôi tôm là một trong những nghề phát triển
nhất. Trong đó các quốc gia đứng đầu về sản lượng tôm nuôi gồm Trung Quốc,
Thái Lan, Indonesia, Việt Nam… nghề nuôi tôm đã đem lại lợi nhuận cao, góp
phần nâng cao đời sống cho người dân, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã
hội…từ đó hạn chế sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển.
Ở Việt Nam tiềm năng nuôi tôm rất lớn. Nước ta có 3260 km bờ biển, 12
đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông rạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển là
những khu vực rất thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy sản nước ngọt và
lợ mặn. Tôm Chân trắng lần đầu tiên gia nhập vào Việt Nam năm 2000 và được
phát triển tại nhiều địa phương như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh
Hòa và lan rộng khắp cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một đồng bằng châu thổ lớn, có
hệ thống sông ngòi chằng chịt, bờ biển dài với những điều kiện khí hậu thuận


lợi cho việc phát triển thủy sản và đã trở thành nơi sản xuất thủy sản chủ lực,
chiếm hơn 80% sản lượng thủy sản của cả nước. Nuôi trồng thủy sản đang ngày
càng phát triển, các đối tượng nuôi cũng đa dạng hơn. Hiện nay tôm Chân trắng

đã đuợc nuôi rất phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Bến Tre…
Tôm Chân trắng là đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ
rộng, thời gian sinh trưởng ngắn (3 – 3,5 tháng), năng suất cao (trên 4 tấn/ha),
nuôi thâm canh có thể đạt đến 20 tấn/ha. Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao tôm
Chân trắng đang được người tiêu dùng ở các thị trường lớn ưa chuộng, hiện nay
Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm Chân trắng lớn nhất, sau đó là các nước châu Âu
và Nhật Bản [2].
Vì lý do lợi nhuận nên việc nuôi tôm Chân trắng diễn ra ồ ạt, thiếu kiến
thức, quản lý, quy hoạch yếu kém, dẫn đến hệ lụy bùng phát dịch bệnh.
Với những lý do trên, được sự đồng ý của Khoa Thủy sản, DNTN Tân
Thành Đạt và giáo viên hướng dẫn, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu quy trình
nuôi tôm Chân trắng (Penaeus vannamei) thương phẩm trên ao lót bạt tại
Công ty Tân Thành Đạt, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Nắm vững quy trình nuôi tôm Chân trắng trên ao lót bạt ở địa bàn nghiên
cứu.
- Hiểu được những thuận lợi, khó khăn trong mô hình nuôi tôm và góp phần
đề xuất các biện pháp giải quyết những khó khăn.
- Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nhằm tích lũy những
kiến thức thực tiễn, thực tế.


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nuôi tôm trên thế giới
Tại châu Á, nơi mùa tôm thường bắt đầu khoảng tháng 4, tháng 5 năm
nay vụ tôm lại muộn hơn. Thời tiết nắng nóng ở Ấn Độ làm cho vụ tôm bị trì
hoãn 3 tháng, gây ra dịch bệnh ở một số vùng, ảnh hưởng đến sản lượng
tôm.Tại Andhra Pradesh, bang có diện tích nuôi tôm Chân trắng lớn nhất Ấn

Độ, sản lượng tôm giảm 30% trong suốt 6 tháng đầu năm 2015. Bang Orissa có
sản lượng tôm thấp hơn năm 2014, trong khi sản lượng tôm ở các bang Gujarat,
Kerala và West Bengal tăng nhẹ. Theo các nguồn tin trong ngành, tổng sản
lượng tôm nuôi tại Ấn Độ năm 2015 giảm 10-20% so với năm 2014.
Sản lượng tôm tại Việt Nam, Trung Quốc và Malaysia năm 2015 thấp
hơn so với năm 2014 do dịch bệnh. Tuy nhiên, lần đầu tiên kể từ năm 2012, sản
lượng tôm nuôi ở Thái Lan hồi phục, đạt gần 160 nghìn tấn trong chín tháng
đầu năm 2015. Tổng sản lượng của Thái Lan năm 2015 đạt 250 nghìn tấn, tăng
35 nghìn tấn so với năm 2014 [11].
Tại Trung Quốc, bệnh tôm thường xuyên xảy ra, đặc biệt ở hai tỉnh Hải
Nam và Phúc Kiến. Kết quả tỷ lệ tăng trưởng tôm chậm lại, sản lượng tôm thấp
hơn nhiều so với sản lượng trung bình. Hơn nữa, giá tôm trên thị trường giảm
sâu khiến nhiều nông dân phải chuyển sang nuôi các loài thủy sản khác.
Sản lượng tôm nuôi của Ecuador năm 2015 đạt 30 nghìn tấn, tăng so với
sản lượng trung bình cùng kỳ và tăng trong 6 tháng đầu năm 2016 [11].
Tại Mexico, do tình hình kiểm soát dịch bệnh được cải thiện nên sản
lượng tôm nuôi tăng hơn so với năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2016, sản
lượng tôm khai thác tại Vịnh Mexico giảm khoảng 3.8% so với cùng kỳ. Giá
tôm tất cả các kích cỡ đều giảm đáng kể.
Nhìn chung, năm 2015 nhu cầu tôm trên thị trường thế giới giảm hơn so
với năm 2014. Đồng đô la Mỹ mạnh hơn, cùng với giá xuất khẩu giảm khiến


lượng nhập khẩu vào thị trường Mỹ tăng, các thị trường khác như EU, Thụy sỹ,
Nhật, Úc và New Zealand giảm.
Tại Nga, do sự suy yếu của đồng Rúp, nền kinh tế khó khăn, lượng tôm
nhập khẩu vào thị trường giảm 64%. Tôm nhập khẩu vào các thị trường Đông Á
như Trung Quốc và Triều Tiên tăng do nhu cầu tiêu dùng nội địa tại các nước
này tăng.
Tại thị trường thế giới, giá tôm suy yếu trong suốt 6 tháng đầu năm 2016

khiến giá trị xuất khẩu của các nước sản xuất chính giảm, mặc dù tăng về lượng.
Ecuador là một trong những nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Năm
2015, tổng giá trị xuất khẩu tôm của nước này đạt 167.291 tấn, tăng 15% về
lượng so với 2014. Tuy nhiên, xét về mặt giá trị, giá trị xuất khẩu tôm của nước
này lại giảm 13% [11].
Xuất khẩu tôm của Thái Lan và Indonesia đều đạt trên 70.000 tấn, tăng
6%. Mỹ là nước nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới, do vậy, thị trường này có ảnh
hưởng lớn tới giá tôm thế giới. Trong suốt nửa đầu năm 2015, các nhà nhập
khẩu Mỹ đã trả ít hơn 20% do giá tôm nhập khẩu giảm; tuy nhiên, người tiêu
dùng của nước này không được hưởng lợi nhiều do giá tôm tồn kho cao.
Trong kỳ nghỉ hè (từ tháng 6 - tháng 8/2015), nhu cầu tiêu dùng tôm tại
Mỹ cao hơn. Giá tôm nhập khẩu thấp hơn cũng là nguyên nhân thúc đẩy lượng
tôm nhập khẩu vào nước này tăng. Tuy nhiên, thị trường tôm ở Mỹ vẫn trong
tình trạng dư cung do lượng tôm khai thác nội địa tăng trong năm nay. Tổng
nguồn cung tôm tại Mỹ (nhập khẩu và khai thác) cao hơn 8-10% so với năm
2014.
Năm 2015, lượng tôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ tăng 8%, đạt 268.600
tấn so với mức 248.300 tấn năm 2014. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu vào Mỹ
giảm gần 15%, đạt 2.6 tỷ đô la.Nguồn cung các sản phẩm tôm có vỏ từ Ecuador,
Ấn Độ và Indonesia tăng. Đối với các sản phẩm tôm sơ chế và tôm giá trị gia
tăng Thái Lan là nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường này.


Trong những năm qua, mặc dù nhập khẩu tôm vào thị trường Nhật giảm
đáng kể, song nước này vẫn là nhà nhập khẩu tôm lớn thứ hai thế giới, chỉ sau
Mỹ.
Năm 2015, lượng tôm tiêu thụ ở Nhật dường như đã được cải thiện. Tuy
nhiên, đồng yên suy yếu không thể khuyến khích nhập khẩu và trong 6 tháng
đầu năm, nguồn cung giảm gần 8% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu tôm
đông lạnh và tôm giá trị gia tăng vào Nhật giảm trong 6 tháng đầu năm, trong

đó tôm đông lạnh giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 2.1. Sản lượng tôm nuôi tại Châu Á và Châu Mỹ Latinh (2012-2015)
Châu Á
Trung Quốc
Thái Lan
Việt Nam
Indonesia
Ấn độ
Malaysia
Tổng Châu Á
Châu Mỹ

2012
800,112
450,211
180,000
370,312
236,331
48,121
2085,07
2012

2013
850,123
250,111
280,000
380,232
305,331
46,113
2111,91

2013

2014
920,211
220,000
440,000
450,133
360,113
40,000
2430,457
2014

2015
782,812
275,211
320,000
427,322
280,211
40,000
2125,556
2015

Latinh
Châu Mỹ

208,145

213,335

277,313


321,331

Latinh
Ecuador
Mexico
Brazil
Honduras
Venezuela
Tổng Châu

100,000
100,000
65,000
21,314
14,142
508,601

50,000
50,000
90,000
29,313
24,500
457,147

68,000
68,000
90,000
32,232
28,175

563,72

75,000
75,000
85,331
24,000
25,000
605,662

mỹ Latinh
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015)
Sản lượng tôm nuôi toàn cầu năm 2015 đạt 2,81 triệu tấn, giảm khoảng
9% so với 3,09 triệu tấn năm 2014.
Ở Ấn Độ, giá tôm Chân trắng bắt đầu tăng trong tháng 10/2015. Tôm cỡ
lớn thường khan hiếm hàng. Người nuôi tôm Ấn Độ thận trọng với việc thả
nuôi, mùa thu hoạch tôm vào tháng 12/2015 với sản lượng giảm khoảng
280.000 tấn [11].


Tại Ecuador, sản lượng tôm năm 2015 thấp do người nuôi giảm lượng
tôm thả nuôi. Sản lượng của Mexico tăng 7.000 tấn lên 75.000 tấn, Honduras và
Nicaragua giảm nhẹ, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tôm chết sớm (EMS).
Sản lượng tôm của Thái Lan đạt 275.000 tấn trong năm 2015, tăng
55.000 tấn so với năm 2014. Năm 2016, sản lượng tôm của Thái Lan đạt 300
nghìn tấn.
Sản lượng tôm của Indonesia năm 2015 đạt 427.000 tấn, giảm 23.000 tấn
so với năm 2014 [11].
2.2. Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam
Tôm Chân trắng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được du nhập vào Việt Nam
vào khoảng các năm 1997-2000. Kể từ đó, việc nuôi tôm Chân trắng đã phát

triển nhanh, chủ yếu là tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Tôm
Chân trắng có một số ưu điểm sau:
- Dễ sinh sản và thuần dưỡng.
- Dễ nuôi ở mật độ cao.
- Đòi hỏi hàm lượng protein trong thức ăn thấp hơn so với tôm Sú.
- Chịu được nhiệt độ thấp.
- Chịu được nước có chất lượng kém hơn so với tôm Sú.
Sau khi du nhập vào Việt Nam sự phát triển của nghề nuôi tôm Chân
trắng đã được Bộ Thủy sản kiểm soát chặt chẽ, từ ngày 25/1/2008, tôm Chân
trắng được phép nuôi tại các ao thâm canh.


Hình 2.1. Diện tích – sản lượng tôm năm 2013-2015
(Nguồn: Trung tâm Thông tin Thủy sản tổng hợp,2015)
Những tháng đầu năm 2015 vụ nuôi tôm nước lợ diễn ra trong bối cảnh
bất lợi về thời tiết, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn đến sớm hơn so với năm
2014, độ mặn ở nhiều nơi trên 32‰, mưa trái mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm
(nhiều thông số môi trường tại các điểm quan trắc đầu nguồn nước cấp đều vượt
ngưỡng cho phép đặc biệt như nitrit, COD, Amonia, vibrio…) làm cho dịch
bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng…
phát triển, gây chết tôm nuôi, giảm sản lượng tôm thu hoạch và gây thiệt hại cho
người nuôi.
Ngoài ra, giá tôm nguyên liệu trên thị trường giảm mạnh (giảm 20-30% so
với cùng kỳ), khó khăn về thị trường và phụ thuộc nhiều vào thương lái, trong
khi đó giá vật tư đầu vào phục vụ cho nuôi tôm không giảm, nhiều loại còn tăng
giá, sản lượng tôm của các nước trong khu vực hồi phục và tăng nhanh sau dịch
bệnh hội chứng chết sớm. Vì vậy, những tháng đầu năm 2015 tiến độ triển khai
vụ nuôi tôm nước lợ chậm so với kế hoạch, chưa đạt cả về diện tích thả nuôi và
sản lượng thu hoạch.



Theo thống kê số liệu báo cáo năm 2015 của 28 địa phương có nuôi tôm
nước lợ, sản lượng thu hoạch và diện tích nuôi tôm nước lợ nhìn chung giảm so
với năm 2014 về diện tích. Cả nước thả nuôi 616.480 ha đạt 90% kế hoạch và
bằng 96,6% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, tôm Sú là 566.298 ha đạt 96,8 % kế
hoạch năm và bằng 101,4% so với cùng kỳ 2014, tôm Chân trắng là 50.182 ha,
đạt 50,2% kế hoạch năm và bằng 63,0% so với cùng kỳ 2014.
Tổng sản lượng thu hoạch tôm 230.910 tấn (đạt 32,5% kế hoạch năm
2015 và bằng 87,9 % so với cùng kỳ 2014) trong đó tôm Sú là 115.841tấn, tôm
Chân trắng là 115.069 tấn [11].
Về giống, năm 2016, cả nước thả nuôi 29 tỷ Postlarvae (PL), trong đó tôm
Sú 7,7 tỷ PL và tôm Chân trắng 21,3 tỷ tôm PL (so với 2014, tôm Sú bằng
32,8%, tôm Chân trắng chỉ bằng 39,3%) [3].

Hình 2.2. Giá trị, sản lượng xuất khẩu tôm năm 2014-2015
(Nguồn : Tổng cục Thủy sản thống kê, 2015)
Theo Vụ Nuôi trồng thủy sản, 6 tháng cuối năm 2015, thời tiết diễn biến
phức tạp, tình hình dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, giá
tôm Chân trắng nguyên liệu có chiều hướng tăng thuận lợi hơn cho nuôi tôm tại
ĐBSCL. Năm 2016 đã tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra và giám sát


nuôi tôm nước lợ theo quy hoạch, phòng chống dịch bệnh trong NTTS, quản lý
chặt chẽ chất lượng giống tôm, chất lượng thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi
trường, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản. Đối với tôm Sú duy
trì ổn định diện tích và sản lượng, phát huy lợi thế tại các vùng sinh thái đặc
trưng như tôm-rừng ngập mặn, tôm-lúa nhằm giữ lợi thế cạnh tranh và thị
trường xuất khẩu trên thế giới. Đối với tôm Chân trắng tiếp tục phát triển nuôi ở
các vùng có lợi thế, kiểm soát tốt dịch bệnh nhằm gia tăng sản lượng và giá trị
xuất khẩu từ tôm Chân trắng.

2.3. Tình hình nuôi tôm ở Sóc Trăng
Từ nhiều năm trước, ở Sóc Trăng có một công ty 100% vốn nước ngoài đã
nuôi tôm Chân trắng. Công ty này đã nhập tôm giống và tôm bố mẹ để sản xuất
giống, ương nuôi, nhân rộng dưới sự giám sát của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi
thủy sản, bước đầu đã mang lại một số thành công nhất định, tôm phát triển khá
tốt, năng suất đạt khá. Tuy nhiên, khi nhân rộng cho một số hộ nuôi tôm trong
và ngoài tỉnh thì gặp rất nhiều khó khăn. Do đây là một đối tượng nuôi quá mới
với người dân, quy trình kỹ thuật nuôi chưa được hoàn chỉnh, thị trường đầu ra
không ổn định (chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa) nên hiệu quả kinh tế
không cao, từ đó không khuyến khích người dân đầu tư nuôi đối tượng này.
Sở Thủy sản (nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng đã
từng có một đề án nuôi thử nghiệm tôm Chân trắng theo hướng quảng canh
nhưng hiệu quả chưa cao. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 10 ha nuôi tôm Chân
trắng, tập trung chủ yếu tại hai huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề.


Hình 2.3. Tình hình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
(Nguồn: Thống kê thủy sản tỉnh Sóc Trăng năm 2015)
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, Sóc Trăng là tỉnh có thế mạnh dẫn đầu
so với các địa phương khác, riêng diện tích tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh
xấp xỉ 42.000ha, chiếm 83% diện tích thả nuôi. Vụ nuôi năm 2015, toàn tỉnh thả
nuôi hơn 50.500ha (đạt 112,4% kế hoạch, bằng 95,3% so với cùng kỳ 2014),
sản lượng đạt 90.620 tấn, đạt 100,7% kế hoạch, bằng 110,2% so với năm 2014.
Bên cạnh đó, diện tích nuôi tôm Sú tăng 1,2 lần so với năm 2014, diện tích nuôi
tôm Chân trắng giảm 13% so với năm 2014. Sản lượng tôm thu hoạch đạt và
vượt 1,1 lần so năm 2014 [10].


Về diện tích thiệt hại không thu hồi vốn chiếm 22%, hơn 19.000 hộ nuôi
bị thiệt hại có khả năng thu hồi vốn. Mức độ thiệt hại năm 2015 có giảm so với

những năm trước, do người nuôi thận trọng hơn, áp dụng nhiều biện pháp thả
nuôi thăm dò, chọn thời điểm thích hợp khi thả giống để tránh giai đoạn thời tiết
bất lợi, áp dụng biện pháp nuôi 2 giai đoạn, nuôi an toàn sinh học. [10]. Bên
cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng cảnh báo kịp thời kết quả quan trắc môi
trường, dịch bệnh để giúp người nuôi hạn chế thiệt hại. Chính sách đầu tư hạ
tầng thủy lợi vùng nuôi tôm cũng được ưu tiên đầu tư, công tác kiểm tra chất
lượng giống, vật tư phục vụ nuôi thủy sản được tăng cường đã góp phần làm
giảm nguy cơ rủi ro cho tôm nuôi.

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tôm Chân trắng và mô hình nuôi tôm Chân trắng.
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
-Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2016 đến tháng 12/2016.
- Địa điểm nghiên cứu: Công ty Tân Thành Đạt, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề,
tỉnh Sóc Trăng.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Biết được tình hình nuôi tôm Chân trắng trên thế giới, Việt Nam và tỉnh Sóc
Trăng.
- Tìm hiểu quy trình nuôi tôm Chân trắng thương phẩm trên ao nuôi lót bạt.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Điều tra cơ bản
Nguồn thông tin từ cán bộ kỹ thuật, chủ trang trại, cán bộ quản lý địa
phương, tạp chí, tài liệu địa phương để nắm tình hình về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
3.4.2. Phương pháp theo dõi quy trình nuôi
- Phương pháp cải tạo ao.
- Vận chuyển và thả giống.
- Cho ăn.



-

Chăm sóc, quản lý.
Theo dõi tăng trưởng về chiều dài, trọng lượng, tỷ lệ sống, hệ số

tiêu tốn thức ăn.
- Thu hoạch
Khảo sát thực tế, tham gia trực tiếp vào quá trình nuôi cùng với cán bộ kỹ
thuật và nông dân.
+Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
Định kỳ ngày 2 lần, lúc 5 - 6h sáng và 13 - 14h chiều. Tiến hành theo dõi
các yếu tố sau:
- pH: Đo bằng giấy quỳ hoặc sử dụng bằng các testkit.
- Hàm lượng NH3, NO2 xác định bằng testkit.
+ Phương pháp theo dõi khả năng tăng trưởng của tôm
- Đo chiều dài thân bằng giấy kẻ ô ly.
- Cân trọng lượng tôm bằng cân điện tử có độ chính xác 1 mg.
3.4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Lợi nhuận = Tổng thu – tổng chi
3.4.4. Các công thức và phương pháp xử lý số liệu
Tốc độ tăng trưởng tương dối (Wr)
- Khối lượng
SGRw =

Ln(Wtb2) − Ln(Wtb1)
x100% (%/ngày)
T 2 − T1


- Chiều dài
SGR(L) =

Ln(tb 2) − Ln(tb1)
x100%(%/ngày)
T 2 − T1

Trong đó: W1 và W2 là khối lượng cá thể trước và sau.
T1 và T2 là thời gian nuôi đầu và thời gian nuôi sau


- Khoảng cách giữa 2 lần cân thường được tính theo tuần hoặc 10 ngày.
* Năng suất(kg/ha/vụ).
Năng suất =
* Tỷ lệ sống:
TLS =

× 100%

3.4.5. Phương pháp xử lí số liệu
Các số liệu về khối lượng, chiều dài tôm (khi thả, thu hoạch), thức ăn tiêu
tốn, số liệu môi trường….thu được sẽ phân tích thống kê trên phần mềm Excel
2010.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng, là tỉnh thuộc khu vực
ĐBSCL, nằm ở cuối lưu vực sông Mê Kông, giáp các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh
Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và biển Đông… Sóc Trăng có bờ biển tự nhiên

dài 72 km, 30.000ha bãi bồi với 02 cửa sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ
Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Ngành hải
sản của tỉnh có điều kiện rất thuận lợi để phát triển. Ngoài hải sản, với mặt
biển thông thoáng, tỉnh có nhiều thuận lợi phát triển giao thông vận tải, du
lịch cũng như phát triển tổng hợp kinh tế biển, đây là thế mạnh của tỉnh. Sản
phẩm khai thác từ biển và ven biển là tiềm năng và nguồn lợi to lớn tạo điều
kiện thu hút các nhà đầu tư.
Thành phố Sóc Trăng nằm trong vùng ĐBSCL, vùng sản xuất nông
nghiệp lớn nhất, nông nghiệp ĐBSCL làm nên phần lớn lúa gạo, cây trái và
tôm cá cho cả nước.


Từ vị trí địa lý như vậy, thành phố Sóc Trăng có nhiều lợi thế nhiều
thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Với vị trí là trung tâm của vùng lãnh
thổ rộng lớn ĐBSCL, thành phố Sóc Trăng còn có điều kiện để phát triển
mạnh về công nghiệp và dịch vụ, du lịch.
4.1.2. Khí hậu, thời tiết
Thành phố Sóc Trăng nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2
mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa có gió mùa Tây Nam, mùa khô có gió mùa
Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình hàng tháng: 27ºC - 28ºC.
Số giờ nắng trong năm khoảng: 2.400 - 2.500 giờ.
Mưa hàng năm: 2100-2200mm.
Độ ẩm không khí trung bình: 84-85%.
Khí hậu thời tiết trên địa bàn thành phố Sóc Trăng có nhiều thuận lợi cho
cây trồng sinh trưởng và phát triển quanh năm, cho phép bố trí đa dạng hoá cây
trồng vật nuôi, đặc biệt thích hợp với các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao,
thích hợp với làm việc, nghỉ ngơi của người dân. Nhìn chung các yếu tố khí hậu
thời tiết cơ bản thuận lợi cho sản xuất và đời sống nhân dân.
4.1.3. Tài nguyên đất đai

Sóc Trăng là vùng đất trẻ được hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa
hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát với
cao trình phổ biến ở mức 0,5 - 1,0 m so với mặt biển, nghiêng từ Tây bắc xuống
Đông Nam và có hai tiểu vùng địa hành chính: Vùng ven sông Hậu với độ cao
1,0 - 1,2 m bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát hình cánh cung tiếp nối
nhau chạy sâu vào giữa tỉnh, vùng trũng phía nam tỉnh với độ cao 0 - 0,5 m
thường bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ.
Ngoài ra, Sóc trăng còn có những khu vực nằm giữa các giồng cát, không
hình thành vùng tập trung với độ cao trung bình 0 - 0,5 m.
Thành phố Sóc Trăng nằm ở trung tâm tỉnh, Địa chất công trình ảnh hưởng
tới phát triển các khu vực chức năng đô thị. Qua địa chất xây dựng một số công
trình cho thấy cấu tạo nền đất có thành phần chủ yếu là sét, bùn sét, trộn lẫn


nhiều tạp chất hữu cơ, thường có mầu đen, xám đen. Nền địa chất khá ổn định,
sức chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,5 kg/cm2. Nền đất thích hợp với xây
dụng các công trình có tải trọng không cao.
Đất đai thành phố có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp, xây dựng đô
thị các khu dân cư tập trung.
4.1.4. Đặc điểm kinh tế
Thành phố Sóc Trăng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và là
đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh Sóc Trăng.
Thành phố Sóc Trăng bao gồm 10 phường với 60 khóm, tổng diện tích tự
nhiên là 761.621ha; dân số 136.348 người, bao gồm 03 dân tộc Kinh, Hoa,
Khmer cùng sinh sống; mật độ dân số 1.790 người/km2; về cơ cấu lao động: lao
động nông nghiệp chiếm 11,73%; phi nông nghiệp chiếm 88,27%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn năm 2006- 2010 là 15,93%.
Trong đó: khu vực I là 3,49%; khu vực II tăng 7,92%; khu vực III tăng 35,25%.
Cơ cấu kinh tế khu vực I là 5,03%; khu vực II là 42,25%; khu vực III là
52,72%, cơ cấu kinh tế so với năm 2005 có sự chuyển dịch giảm 25,68% ở khu

vực II và tăng 28,36% ở khu vực III, phù hợp với xu thế phát triển của đô thị.
GDP bình quân đầu người tăng nhanh, từ 1.157USD tăng lên 1.863 USD.
Kết cấu hạ tầng trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư từng bước phục
vụ cho phát triển kinh tế, đời sống nhân dân đã được cải thiện, quốc phòng và
an ninh được giữ vũng ổn định.
4.1.5. Tình hình nuôi tôm ở huyện Trần Đề
Huyện Trần Đề là của vùng nuôi tôm công nghiệp trọng điểm của Sóc
Trăng, với 4.100 ha nuôi tôm có đến 3.200 ha nuôi công nghiệp, nên sản lượng
tôm nuôi năm 2013 đạt được trên 13.000 tấn, chiếm gần 20% sản lượng nuôi
toàn tỉnh. Sau 2 năm thiệt hại, nông dân Trần Đề đã ứng dụng nhiều biện pháp
nuôi an toàn, ý thức người nuôi cao hơn, hạn chế thấp nhất rủi ro, có thể xem
đây là sự tiến bộ tích cực để giữ vùng nuôi an toàn trong xu thế phát triển cho
những năm tiếp theo [9].


Hình 4.1. Bản đồ địa chính huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng
(Nguồn: Niên giám huyện Trần Đề)
Huyện Trần Đề được chọn là vùng nuôi tôm thâm canh có ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật cao trong năm 2014, nên hạ tầng thủy lợi đang được tập trung để
giải quyết căn bản tình trạng tồn đọng môi trường vùng nuôi. Hiện nay nông
dân đang khẩn trương cải tạo ao để bắt đầu cho mùa vụ mới. Hiện đã có trên
300 ha được thả giống, mức độ thiệt hại chưa đáng kể, cho thấy điều kiện môi
trường, thời tiết khá thuận lợi ngay từ đầu vụ [9].
4.1.6. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại công ty doanh nghiệp tư nhân
Tân Thành Đạt
- Tìm hiểu về DNTN Tân Thành Đạt
DNTN Tân Thành Đạt lấy tên là trang trại Thàng Long, địa chỉ: Ấp Giồng
Chát, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
DNTN Tân Thành Đạt gồm có 8 thành viên: Chủ trang trại là ông Đinh
Ngọc Thành, quản lí là ông Nguyễn Văn Hải, với 6 công nhân.

Trang trại được thành lập vào năm 2004 với tổng diện tích là: 30 ha, có 48
ao, đã lót bạt được 12 ao. Ao chứa chiếm khoảng 10%, ao lắng chiếm 30%. Từ
khi thành lập đến năm 2006 nuôi tôm sú, từ 2006 đến bây giờ nuôi tôm thẻ chân
trắng.


- Tình hình sản xuất của DNTN Tân Thành Đạt
Trang trại Thành Long, trong 1 năm nuôi 3 vụ đối với ao bạt và 1 vụ đối
với ao đất. Trong 1vụ thả 5 triệu con trên 20 ao.
- Thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và cơ hội phát triển của DNTN Tân
Thành Đạt
+ Thuận lợi
Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước: Trang trại Thành Long luôn
nhận được sự quan tâm lớn của chính phủ. Dù chưa hoàn toàn hoàn chỉnh về
chính sách, nhưng chính phủ và các cơ quan chức năng luôn dành các ưu tiên về
vốn, hỗ trợ cho doanh nghiệp, thường xuyên ngồi lại cùng doanh nghiệp để tháo
gỡ khó khăn. Với sự quan tâm, hỗ trợ sát sao của các cơ quan ban ngành chính
quyền địa phương, DNTN Thành Long sẽ có nhiều thuận lợi để vượt qua khó
khăn và phát triển trong tương lai.
Uy tín đã được thừa nhận ở nhiều nước: thương hiệu của ngành thủy sản
Việt Nam đã dần được định hình ở nhiều thị trường. Con tôm thì đang cạnh
tranh “sòng phẳng” với nhiều đối thủ lớn như Thái Lan, Indonesia, Ecuador, Ấn
Độ, Mehico…
Doanh nghiệp khá năng động và có độ tập trung ngành lõi cao: Với đặc
trưng ngành về xuất khẩu, hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt với
những nhà xuất khẩu thủy sản trên toàn cầu, và phải đối mặt với nhiều trở ngại,
quy định khắt khe ở từng thị trường xuất khẩu. Đều rất năng động, thích nghi tốt
để có thể tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chỉ tập trung vào phát
triển lĩnh vực kinh doanh chính, rất ít đầu tư tràn lan ra các lĩnh vực khác không
phù hợp.

Khu vực Sóc Trăng, người dân tộc KhMer sinh sống chủ yếu nên có nguồn
nhân công dồi dào, lao động rẻ.
Đội ngũ quản lí, nhân viên trong DNTN Thành Long có kinh nghiệm, tay
nghề cao, yêu nghề, nhiệt tình, chăm chỉ trong công việc.
Đó chính là lợi thế giúp DNTN Thành Long phát triển, đưa lại năng suất
cao, chất lượng tốt, giúp đứng vững trên thị trường trong nước và thế giới.
+ Khó khăn:
Dịch bệnh thường xuyên đe dọa: Dịch bệnh đang ngày càng diễn biến phức
tạp. Là loài động vật chân khớp sống ở vùng nước lợ gần biển, tôm rất dễ nhiễm
các loài bệnh dịch khi môi trường xung quanh không đảm bảo. Loài tôm có đặc
tính khó nuôi nguy cơ mắc bệnh dịch cũng cao. Hơn nữa, DNTN Tân Thành
Đạt chưa được đào tạo một cách hệ thống các kiến thức, công nghệ trong nuôi
trồng từ các cơ quan chức năng, nên không có khả năng phòng ngừa và xử lý
bệnh dịch. Điều này khiến các đợt bệnh dịch trên tôm thường xuyên xảy ra (như


dịch bệnh EMS trên diện rộng thời gian qua) gây rất nhiều thiệt hại cho doanh
nghiệp.
Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ trong nuôi
trồng cho doanh nghiệp.
Sóc Trăng, vùng trọng điểm của nghề nuôi tôm, nên chất thải xả ra nhiều
mà chưa được xử lí dễ gây ô nhiễm và dịch bệnh.
Khả năng tiếp cận vốn khó khăn: Nhiều lúc khó khăn không kịp xoay sở
vốn cho hoạt động kinh doanh, một số thậm chí phải treo ao, tạm dừng hoạt
động.
Sản phẩm thu hoạch phụ thuộc nhiều vào thương lái Trung Quốc nên nhiều
khi bị ép giá.
Tình hình xâm nhập mặn diễn ra phức tạp nên dễ gây nhiễm mặn nguồn
nước nuôi tôm.
Doanh nghiệp nhỏ nên các trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất còn

thiếu.
- Tiềm năng và cơ hội phát triển
Vị trí và điều kiện tự nhiên thích hợp cho hoạt động của doanh nghiệp: Sóc
Trăng vùng có diện tích lớn thích hợp cho nghề nuôi tôm, sông hồ, ao nhiều
chằng chịt thích hợp cho việc phát triển và mở rộng nghề nuôi trồng ở đây.
Được sự quan tâm của nhà nước các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ
vốn, đầu ra các sản phẩm, mở các lớp tập huấn về kiến thức, kĩ năng nuôi trồng.
Diện tích đất của trang trại Thành Long để có thể mở rộng để phát triển
nghề nuôi tôm thẻ chân trắng còn nhiều nhưng chưa được khai thác hết, xu
hướng trong tương lai sẽ có thể mở rộng khai thác để nuôi trồng.
Với xu hướng áp dụng khoa học công nghệ ngày càng mạnh mẽ vào họat
động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến để đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng
cao của các nước nhập khẩu, ngành thủy sản Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng
cao chất lượng, hạ giá thành, tiết kiệm chi phí, cải thiện hiệu quả sản xuất.
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu được dự báo tiếp tục tăng: Với vai trò là
nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn của bất kỳ gia đình nào trên thế giới,
nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong dài
hạn.
4. 2. Đặc điểm sinh học tôm Chân trắng
Tôm Chân trắng (Litopenaeus vannamei, tên gọi trước đây Penaeus
vannamei) là một dạng của tôm panđan (không phải Caridea) của vùng


đông Thái Bình Dương thường được đánh bắt hoặc nuôi làm thực phẩm. Tôm
Chân trắng là loài bản địa ở đông Thái Bình Dương từ Sonora ở Mêxico,
bắc Peru. Các nguồn cung cấp tôm Chân trắng chủ yếu là Ecuador, Mexico
và Brasil. Tôm Chân trắng được bán trên thị trường Mỹ chủ yếu
từ Mexico và Ecuador. Một số nhỏ hiện tại được nuôi ở Mỹ (Texas).

Hình 4.2. Hình thái tôm Chân trắng.


4.2.1. Phân loại
Ngành chân khớp: Arthropoda
Lớp giáp xác:

Crustacea

Bộ mười chân:

Decapoda

Phân bộ chân bơi:

Natantia

Họ tôm he:

Penaeidae

Giống:

Penaeus

Loài:

Penaeus vannamei Boone, 1931

4.2.2. Đặc điểm phân loại
Chủy hơi cong xuống, có 8 – 9 răng trên chủy và có 1- 3 răng dưới chủy.
Cơ thể có màu trắng và chân màu trắng hay nhợt nhạt [4].

4.2.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo
- Kích thước thường nhỏ hơn tôm sú, vỏ mỏng có màu trắng đục nên còn
có tên là tôm bạc, bình thường tôm có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà
nên gọi là tôm chân trắng. Chuỳ là phần kéo dài tiếp với bụng.


×