Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

chất dẫn điện chất cách điện -dòng điện trong kim loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.66 KB, 2 trang )

Ngày soạn:
Tiết : 22
Bài: 20 CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
I MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : + Nhận biết trên thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không
cho dòng điện đi qua. Kể tên được một số vật dẫn điện và vật cách điện.
+ Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dòch chuyển có hướng.
2. Kỹ năng : Mắc mạch điện đơn giản, làm thí nghiệm xác đònh vật dẫn điện, vật cách điện.
3. Thái độ : Có th quen sử đụng điện an toàn.
II. CHUẨN BỊ :
+ Mỗi nhóm HS: 1 bóng đèn đui nghạch hoặc đui xoáy được nối với phích cắm điện, 2 pin, một bóng
đèn pin, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối có mỏ kẹp. 1 đoạn dây đồng, 1 đoạn dây thép, 1 chén sứ, 1 đoạn vỏ bọc
ngoài dây điện.
+ Đối với GV: Tranh phóng to hình 20.1 và 20.3, 20.4 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và Tổ chức tình huống học tập. (5 phút)
Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh.
GV: Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ cho HS:
+ Dòng điện là gì? Nguồn điện có khả năng gì? Hãy
kể tên một số nguồn điện có trong đời sống hằng
ngày.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 19.2 và 19.4 trong SBT.
GV: Đặt vấn đề: GV: Yêu cầu HS dùng dây đồng nối
hai đầu một bóng đèn vào hai cực của bộ pin sao cho
đèn sáng. Sau đó thay một sợi dây đồng bằng một sợi
dây nhựa. Đèn có sáng không? Tại sao? Dòng điện
chạy qua đoạn dây nào và không chạy qua đoạn dây
nào để đến đèn?
+ Bây gời thay đoạn dây nhựa bằng đoạn dây nhôm
hay dây thép thì đèn có sáng không? Tại sao?


+ Ta nói rằng dây đồng , nhôm, sắt, dẫn điện còn dây
nhựa không dẫn điện. Vậy thế nào là chất dẫn điện
và chất cách điện?
HS: Lên bảng trả lời các câu hỏi của GV nêu ra:
+ Dòng điện là dòng các điện tích dòch chuyển có
hướng
+ Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các
dụng cụ điện hoạt động.
+ các nguồn điện trong thực tế: các loại pin, ắc quy,
đinamô ở xe đạp, ổ lấy điện, máy phát điện….
HS: Lên bảng làm bài tập 19.2 và 19.4 trong SBT

+ Dòng điện chạy qua dây đồng và không chạy qua
đoạn dâu nhựa.
+ Đèn lại sáng vì dòng điện chạy qua cả nhom và
thép.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là chất dẫn điện và chất cách điện ? (8 phút)

GV: Yêu cầu HS đọc mục I SGK để trả lời câu hỏi:
+ Chất dẫn điện là gì?
+ Chất cách điện là gì?
GV: Yêu cầu HS quan sát bóng đèn và phích cắm chỉ
ra các bộ phận trên các dụng đó là dẫn điện điện hay
cách điện và nói rõ mỗi bộ phận đó làm bằng chất gì?
Vật liệu gì?
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C1.

I. CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN.
HS: Hoạt động cá nhân đọc phần thông báo mục I và
trả lời câu hỏi:

+ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
+ Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua
HS: Quan sát hình 20.1 SGK, đối chiếu với các vật
thật có trong bộ thí nghiệm. Trả lời câu C1:
C1: + Các bộ phần dẫn điện là: dây tóc, dây trục, hai
đầu dây đèn, hai chốt cắm, lõi dây.
+ Các bộ phận cách điện là: trụ thủy tinh, thủy tinh
đen, vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây.
Hoạt động 3: Xác đònh bằng thí nghiệm vật dẫn điện và vật cách điện (12 phút)
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 20.2 để dự đoán xem
có hiện tượng gì xảy ra với bóng đèn khi vật A là vật
cách điện, là vật dẫn điện.
GV: Yêu cầu HS lắp mạch điện như hình 20.2 để xác
đònh các vật trên bàn vật nào dẫn điện, vật nào cách
điện.
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm tiến hành TN
để kiểm tra.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C2 và C3.
HS: Quan sát hình vẽ và nêu ra dự đoán.
+ A là vật dẫn điện thì đèn sáng.
+ A là vật cách điện thì đèn không sáng.
HS: Tiến hành lắp mạch điện như hình 20.2 và tiến
hành TN kiểm tra để tả lời câu C2, C3.
C2: + Các vật liệu dẫn điện là : đồng , sắt, nhôm, chì,

+ Các vật liệu cách điện là: nhựa, thủy tinh, sứ, cao
su , không khí….
C3: Nếu bỏ vật A ở trong hình 20.2 ra, thì mạch hở
giữa hai đầu dây chỉ có không khí mà đèn không sáng
chứng tỏ không khí là chất cách điện.

Hoạt động 4: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại (10 phút)
GV: Yêu cầu HS đọc mục II.1 SGK , kết hợp với
quan sát hình 20.3 để trả lời câu C4.
+ Các mũi tên dùng để chỉ hướng chuyển động của
ácc electron tự do.
+ Trong điều kiện bình thường các electron tự do
chuyển động theo hướng nào?
GV: Yêu cầu HS đọc mục II.2 SGK và quan sát hình
20.4 để trả lời câu C5.
GV: Yêu cầu HS tìm từ thích hợp hoàn chỉnh câu kết
luận trong SGK.
II. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI.
HS: Hoạt động cá nhân đọc mục II.1 SGK và trả lời
câu C4.
C4: Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, các
elẻcton mang điện tích âm.
+ Các electron tự do chuyển động theo nhiều hướng
khác nhau.
HS: Hoạt động cá nhân đọc mục II.2 SGK và trả lời
câu C5.
C5: Các electron tự do là các vòng tròn nhỏ có dấu (-)
, phần còn lại của nguyên tử là những vòng lớn có dấu
(+) . phần này mang điện tích dương vì nguyên tử khi
đó mất bớt electron.
* Kết luận: Các electrôn tự do trong kim loại dòch
chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó.
Hoạt động 5: Vận dụng (5 phút)

GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân lần lượt trả lời
câu C6, C7, C8.

III. VẬN DỤNG.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C6, C7, C8.
C6: B Một đoạn ruột bút chì.
C7: C Nhựa
C8: C Một đoạn dây nhựa
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
1. Củng Cố : (3 phút)
+ GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
+ Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Trong kim loại ácc hạt mang điện nào có thể chuyển động
tự do, các hạt nào chỉ dao động tại chỗ?
+ Dòng điện trong kim loại là dòng dòch chuyển của những hạt mang điện nào? Chạy từ cực nào sang
cực nào của nguồn điện.
2. Dặn dò. (2 phút)
+ Về nhà học bài theo vở ghi + SGK. Trả lời lại các câu từ C1 đến C8 vào vở ghi.
+ Làm bài tập trong SBT.
+ Đọc trước bài 21 chuẩn bò cho tiết học sau.

×