Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

so sánh luật kế toán sửa đổi số 88/2015/qh13 với luật kế toán số 03/2003/qh11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.72 KB, 11 trang )

PHẦN 1

TỔNG QUAN

Luật Kế toán số 03/2003/QH11 là văn bản pháp lý cao nhất cho việc thực hiện
công tác kế toán của nước ta trong hơn 12 năm qua. Từ khi luật Kế toán số 03
được Quốc Hội thông qua đến nay, tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam có những
biến đổi lớn như:
- Các vấn đề về thể chế kinh tế đã được xác lập, bao gồm cả thể chế kinh tế vĩ mô,
thể chế kinh tế tài chính Nhà nước, tài chính doanh nghiệp.

- Nền kinh tế Việt Nam Hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào kinh tế khu vực
và thế giới, trong đó đặc biệt cần chú ý là cam kết của các nước ASEAN về di
chuyển tự do của các chuyên gia kế toán cung cấp dịch vụ kế toán và thừa nhận
chứng chỉ kế toán theo chuẩn mực ASEAN (CPA ASEAN).
- Công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ và xâm nhập sâu rộng vào đời sống
kinh tế xã hội.
- Dịch vụ kế toán và hành nghề kế toán đã được thừa nhận, phát triển dần trở thành
một lĩnh vực thương mại dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế.
Trước những thay đổi đó, Luật kế toán số 03 đã bộc lộ những hạn chế nhất định,
như:
- Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu quản lý theo cơ chế kinh tế thị trường hội
nhập, đặc biệt là vấn đề nguyên tắc xác định giá trị ghi sổ kế toán.
- Chưa quy định đầy đủ cơ sở pháp lý của việc kiểm tra, kiểm soát thông qua công

cụ kế toán.
- Chưa phù hợp với hiện đại hóa công nghệ thông tin trong lĩnh vực kế toán.


- Kế toán Nhà nước quy định chưa đầy đủ, chưa bao quát được hết các nội dung,
cụ thể chưa quy định báo cáo tài chính (BCTC) để tổng hợp toàn bộ hoạt động tài


chính Nhà nước.
- Chưa có đầy đủ quy định pháp lý để thúc đẩy và quản lý hoạt động kinh doanh
dịch vụ kế toán và kiểm soát chất lượng công tác kế toán, đặc biệt là chất lượng
dịch vụ kế toán.
- Quy định về quản lý Nhà nước và quản lý nghề nghiệp kế toán chưa phân định rõ.
Nhận thức được tồn tại đó, ngày 20/11/2015, kỳ họp Quốc hội thứ 12 đã biểu
quyết thông qua Luật Kế toán trên cơ sở kế thừa Luật Kế toán 2003, sửa đổi những
điều bất cập và bổ sung mới các nội dung trước đây chưa được Luật hóa.


PHẦN 2

SO SÁNH

I. Những quy định chung
1.1. Đối tượng áp dụng

Luật kế toán số 88/2015/QH13
1. Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi
ngân sách nhà nước các cấp.1

Luật kế toán số 03/2003/QH11
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp,
tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách
nhà nước;

2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị
sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà
nước.
3. Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không

sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử
dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

4. Doanh nghiệp được thành lập và
hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
chi nhánh, văn phòng đại diện của
doanh nghiệp nước ngoài hoạt động
tại Việt Nam.

3. Doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế được thành lập và hoạt động
theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh,
văn phòng đại diện của doanh nghiệp
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.2

4. Hợp tác xã.

6. Hộ kinh doanh3, tổ hợp tác.

5. Hộ kinh doanh cá thể4, tổ hợp tác.

7. Người làm công tác kế toán.5

6. Người làm kế toán,người khác có
liên quan đến kế toán.6



8. Kế toán viên hành nghề; doanh
nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ
kế toán7.
9. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán8.
10. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
có liên quan đến kế toán và hoạt
động kinh doanh dịch vụ kế toán
tại Việt Nam.9
Chú thích:
(1) Cơ quan thu ngân sách là cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và
cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức
thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Cơ quan chi là đơn vị dự toán ngân
sách, UBND các cấp, Hội đồng nhân dân các cấp, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung Ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính.
(2) Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp
nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã
thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản
lý liên hiệp hợp tác xã.
(3) Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công
dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình
làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao
động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh
doanh
(4) Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người
hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử



dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng
rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp
không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp
áp dụng trên phạm vi địa phương.
Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang
hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.
(8) Các tổ chức nghề nghiệp như Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam, Hội kiểm
toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Hội tư vấn thuế Việt Nam, Hiệp hội các
nhà đầu tư tài chính Việt Nam, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Hiệp hội các nhà đầu
tư chứng khoán Việt Nam, trong đó VACPA (được thành lập năm 2005) là tổ chức
quản lý trực tiếp kiểm toán viên hành nghề với trên 1.400 hội viên. VACPA là
thành viên của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam, Liên đoàn kế toán châu Á –
Thái Bình Dương, Ủy ban phát triển các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

1.2. Nguyên tắc kế toán
Luật kế toán số 88/2015/QH13
1. Giá trị tài sản và nợ phải trả được
ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau
ghi nhận ban đầu, đối với một số
loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá
trị biến động thường xuyên theo giá
thị trường và giá trị của chúng có
thể xác định lại một cách đáng tin
cậy thì được ghi nhận theo giá trị
hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo

Luật kế toán số 03/2003/QH11

1. Giá trị của tài sản được tính theo
giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc
xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và
các chi phí liên quan trực tiếp khác
đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn
sàng sử dụng. Đơn vị kế toán không
được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản
đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.11


cáo tài chính.10
2. Các quy định và phương pháp kế
toán đã chọn phải được áp dụng nhất
quán trong kỳ kế toán năm; trường
hợp thay đổi các quy định và phương
pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế
toán phải giải trình trong báo cáo tài
chính.

2. Các quy định và phương pháp kế
toán đã chọn phải được áp dụng nhất
quán trong kỳ kế toán năm; trường
hợp có sự thay đổi về các quy định và
phương pháp kế toán đã chọn thì đơn
vị kế toán phải giải trình trong báo
cáo tài chính.

3. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản
ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế

và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh.

3. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản
ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế
và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh.

4. Báo cáo tài chính phải được lập
và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy
đủ, chính xác và kịp thời.12 Thông
tin, số liệu trong báo cáo tài chính của
đơn vị kế toán phải được công khai
theo quy định tại Điều 31 và Điều 32
của Luật này.

4. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài
chính năm của đơn vị kế toán phải
được công khai theo quy định tại Điều
32 của Luật này.

5. Đơn vị kế toán phải sử dụng
phương pháp đánh giá tài sản và phân
bổ các khoản thu, chi một cách thận
trọng, không được làm sai lệch kết
quả hoạt động kinh tế, tài chính của
đơn vị kế toán.

5. Đơn vị kế toán phải sử dụng
phương pháp đánh giá tài sản và phân

bổ các khoản thu, chi một cách thận
trọng, không được làm sai lệch kết
quả hoạt động kinh tế, tài chính của
đơn vị kế toán.

6. Việc lập và trình bày báo cáo tài
chính phải bảo đảm phản ánh đúng
bản chất của giao dịch hơn là hình
thức, tên gọi của giao dịch.13
7. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị
sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà
nước ngoài việc thực hiện quy định
tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều
này còn phải thực hiện kế toán theo

6. Cơ quan nhà nước,đơn vị sự
nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí
ngân sách nhà nước ngoài việcthực
hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4
và 5 Điều này còn phải thực hiện


mục lục ngân sách nhà nước.

kếtoán theo mục lục ngân sách nhà
nước.

Chú giải:
(10)
1.3. Chuẩn mực kế toán

Luật Kế toán số 88/2015/QH13
1. Chuẩn mực kế toán gồm những
quy định và phương pháp kế toán cơ
bản để lập báo cáo tài chính.

Luật kế toán số 03/2003/QH11
1. Chuẩn mực kế toán gồm những
nguyên tắc và phương pháp kế toán
cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo
cáo tài chính.

2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
kế toán gồm những quy định và
hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung
áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức
nghề nghiệp đối với người làm kế
toán, kế toán viên hành nghề, doanh
nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế
toán.
3. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực
kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực
quốc tế về kế toán phù hợp với điều
kiện cụ thể của Việt Nam.

2. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực
kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế
về kế toán và theo quy định của Luật
này.


PHẦN 3


VÍ DỤ

3.1. Giá trị hợp lí
Trong luật kế toán 2015 sửa đổi, quy định:
Luật Kế toán 2015 bổ sung khái niệm giá trị hợp lý, là giá trị được xác định
phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển
nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị. Sau ghi nhận ban đầu,
đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo
giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì
được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
Qua đó, khắc phục hạn chế của Luật Kế toán hiện hành là quy định hạch
toán theo giá gốc, điều này không phản ánh được tình hình biến động tài sản và nợ
phải trả tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế và
thông lệ phổ biến trên toàn thế giới việc hạch toán được thực hiện theo giá trị hợp
lý (giá thị trường tại thời điểm đánh giá). Điều này cũng phù hợp với chuẩn mực kế
toán quốc tế và yêu cầu của công tác kế toán đối với một số nhóm tài sản, nợ phải
trả như công cụ tài chính theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán phải ghi nhận và
đánh giá lại theo giá trị hợp lý; các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh
giá theo tỷ giá giao dịch thực tế; các tài sản hoặc nợ phải trả khác có giá trị biến
động thường xuyên, theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán phải được đánh giá lại
theo giá trị hợp lý.


Do việc đánh giá giá trị tài sản và hạch toán theo giá trị hợp lý có tính kỹ
thuật cao, để phù hợp với điều kiện của Việt Nam có tài sản có thể đánh giá được
theo giá trị thị trường, có tài sản chưa có điều kiện đánh giá được, Luật quy định
Bộ Tài chính quy định cụ thể các tài sản và nợ phải trả được ghi nhận và đánh giá

lại theo giá trị hợp lý, phương pháp kế toán ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị
hợp lý.

3.1.1. Giá trị hợp lí hàng tồn kho
Theo Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về Nguyên tắc kế toán Hàng
tồn kho như sau: Kế toán hàng tồn kho phải được thực hiện theo quy định của
Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” khi xác định giá gốc hàng tồn kho, phương
pháp tính giá trị hàng tồn kho, xác định giá trị thuần có thể thực hiện được, lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi nhận chi phí.
- Nguyên tắc xác định giá gốc hàng tồn kho được quy định cụ thể cho từng loại vật
tư, hàng hoá, theo nguồn hình thành và thời điểm tính giá.
- Khi mua hàng tồn kho nếu được nhận kèm thêm sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ
tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải xác định và ghi
nhận riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý. Giá trị sản
phẩm, hàng mua được xác định bằng tổng giá trị của hàng được mua trừ đi giá trị
sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế.
3.1.2. Doanh thu và chi phí
Theo TT 200: Trong phần nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu, quy định
“doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận,
không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu tiền”. “Doanh thu phải được ghi nhận phù
hợp với bản chất hơn là hình thức”.


Như vậy nguyên tắc kế toán doanh thu của TT 200 giống như VAS 14 và IAS 18:
Doanh thu được đo lường theo giá trị hợp lý, giá trả tiền ngay. Nghĩa là giá đã
phải trừ tất cả các khoản giảm giá, chiết khấu, bao gồm cả các khoản chiết khấu
thanh toán. Nó phù hợp với nguyên tắc ghi nhận và báo cáo tài sản theo giá trị trả
tiền ngay chứ không phải giá trả chậm, không bao gồm khoản chiết khấu thanh
toán.
3.1.3. Chứng khoán kinh doanh

Chứng khoán kinh doanh phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm: Giá mua
cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông
tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng. Giá gốc của chứng khoán kinh doanh được xác
định theo giá trị hợp lý của các khoản thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.
Mọi trường hợp hoán đổi cổ phiếu đều phải xác định giá trị cổ phiếu theo giá trị
hợp lý tại ngày trao đổi. Được thực hiện như sau:
- Đối với cổ phiếu của công ty niêm yết, giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá
đóng cửa niêm yết trên thị trường chứng khoán tại ngày trao đổi. Trường hợp tại
ngày trao đổi thị trường chứng khoán không giao dịch thì giá trị hợp lý của cổ
phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi.
- Đối với cổ phiếu chưa niêm yết được giao dịch trên sàn UPCOM, giá trị
hợp lý của cổ phiếu là giá giao dịch đóng cửa trên sàn UPCOM tại ngày trao đổi.
Trường hợp ngày trao đổi sàn UPCOM không giao dịch thì giá trị hợp lý của cổ
phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi.
- Đối với cổ phiếu chưa niêm yết khác, giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá do
các bên thỏa thuận theo hợp đồng hoặc giá trị sổ sách tại thời điểm trao đổi.
3.1.4. Giá trị hợp lí TSCĐ


Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm bao gồm: Giá mua (trừ các khoản được
chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế
được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái
sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp
ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu
do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Chi phí lãi
vay phát sinh khi mua sắm TSCĐ đã hoàn thiện (TSCĐ sử dụng được ngay mà
không cần qua quá trình đầu tư xây dựng) không được vốn hóa vào nguyên giá
TSCĐ.
- Trường hợp mua TSCĐ được kèm thêm thiết bị, phụ tùng thay thế thì phải
xác định và ghi nhận riêng thiết bị, phụ tùng thay thế theo giá trị hợp lý. Nguyên

giá TSCĐ được mua là tổng các chi phí liên quan trực tiếp tới việc đưa tài sản vào
trạng thái sẵn sàng sử dụng trừ đi giá trị thiết bị, phụ tùng thay thế.
+ Đối với các khoản đầu tư: Trường hợp giải thể công ty con và sáp nhập toàn bộ
Tài sản và Nợ phải trả của công ty con vào công ty mẹ: Phải ghi giảm giá trị ghi sổ
khoản đầu tư; Ghi nhận toàn bộ tài sản, nợ phải trả của công ty con bị giải thể theo
giá trị hợp lý tại ngày sáp nhập. Phần chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư và giá
trị hợp lý được ghi nhận vào Doanh thu tài chính hoặc Chi phí tài chính
Kết luận :
Từ những so sánh trên cho thấy luật kế toán sửa đổi số 88/2015/QH13 đã có nhiều
quan điểm khắc phục những hạn chế của luật kế toán số 03/2003/QH11 và là bộ
luật kế toán vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.
Nguồn tài liệu tham khảo :
-

Luật kế toán 2015
Luật kế toán số 2003
/>


×