Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Chăm sóc bàn chân đái tháo đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 23 trang )

Chăm sóc bàn chân đái tháo đường


Mục tiêu
 Hiểu lí do vì sao phải chăm sóc bàn chân ĐTĐ

 Liệt kê các yếu tố nguy cơ đoạn chi
 Biết cách chăm sóc bàn chân ĐTĐ hàng ngày


Sự nguy hiểm của loét chân
trên bệnh nhân ĐTĐ
 Gần ¼ bệnh nhân ĐTĐ sẽ bị loét chân
Singh, Armstrong, Lipsky. J Amer Med Assoc 2005

 > 50% các ca loét chân bị nhiễm trùng, cần nhập viện

điều trị và 1/5 số đó bị đoạn chi
Lavery, Armstrong, et al. Diabetes Care 2006

 Trên thế giới:

 Mỗi 30 phút, có 1 ca đoạn chi do mìn
 Mỗi 30 giây, có 1 ca đoạn chi do hậu quả của ĐTĐ
Bharara, Mills, Suresh, Armstrong, Int Wound J, 2009, In Press

3


Các yếu tố nguy cơ đoạn chi
trên bệnh nhân ĐTĐ


 Mất cảm giác bảo vệ do bệnh thần kinh ngoại biên
 Bệnh động mạch ngoại biên

 Bệnh thần kinh tự chủ gây giảm tiết mồ hôi và da khô
 Nhiễm trùng vết loét
 Chai chân và biến dạng bàn chân gây tăng áp lực khu trú

 Giới hạn vận động khớp
 Giảm thị lực
 Tiền sử loét chân hoặc đoạn chi

 Kiểm soát đường huyết kém
 Giày dép không hợp lý



Đại cương


Đại cương


Đại cương


Chăm sóc bàn chân mỗi ngày
là biện pháp phòng ngừa
loét chân hữu hiệu



Chăm sóc bàn chân
Kiểm tra nhiệt độ nước

 Rửa sạch chân hàng ngày

 Rửa chân với nước sạch,
không dùng nước nóng
 Lau khô bằng khăn mềm

 Lưu ý lau khô kẽ ngón
 KHÔNG NGÂM CHÂN

DPMI Workforce Development – The Alfred Workforce Development Team June 2005


Quan sát bàn chân hàng ngày
Các dấu hiệu nguy hiểm
 Vết thương, vết loét hoặc bóng
nước
 Thay đổi nhiệt độ da (nóng hoặc

lạnh)
 Thay đổi màu sắc (đỏ hoặc tím tái)
 Phù chân
 Da khô, nứt nẻ
 Chai chân


Chăm sóc bàn chân
 NÊN


 Dùng dung dịch dưỡng
ẩm – đặc biệt tốt cho
trường hợp nứt da (nứt
gót chân)
 KHÔNG NÊN

 Thoa kem vào giữa các
ngón

 Dùng các loại thảo dược
không rõ thành phần


Khô da
● Biến chứng thần

kinh  Rối loạn
tiết mồ hôi, chất
nhờn
 Khô da, nứt da
● Phòng ngừa:

● Thoa kem giữ ẩm

● Tránh thoa vào các
kẽ ngón


Chăm sóc móng

 NÊN

 Cắt móng ngang
 Giũa các phần móng nhọn
 Nhờ người giúp đỡ nếu móng quá
dày
 KHÔNG NÊN

 Để móng quá dài
 Cắt da
 Lấy khóe móng


Xử trí nốt chai
 Có thể dùng đá mài sau khi tắm

 Gặp nhân viên y tế để được gọt nốt chai

KHÔNG NÊN
 Dùng lưỡi lam, dao cạo râu để gọt nốt

chai
 Đắp cao dán  tổn thương da

DPMI Workforce Development – The Alfred Workforce Development Team June 2005


Cách chọn vớ
NÊN
 Chọn vớ len hoặc bông

 Không bó chặt ở miệng vớ
 Đường may không gồ ghề

KHÔNG NÊN
 Chọn vớ nylon
 Mang vớ cao đến gối


Cách chọn giày
 Nơi để ngón sâu và rộng rãi
 Đế cao su dày
 Có giây buộc hoặc khóa zip

kéo
 Mềm mại bên trong
 Tránh đi giày cao gót


Lưu ý khi mua giày
 Mua vào buổi chiều
 Thử cả 2 chân
 Thử giày ở tư thế đứng
 Không bao giờ mang giày

mới cả ngày


Kiểm tra giày dép trước khi mang
 Đảm bảo mặt trong


giày trơn nhẵn
 Không có dị vật


Phòng ngừa bỏng
 Ở xa nguồn nhiệt (ít nhất

3 m)
 Không bao giờ đi chân

không
 Cần kiểm tra nhiệt độ

nước
 Dùng kem chống nắng ở

vùng da tiếp xúc ánh
nắng


Các lưu ý khác
 Giữ cho máu lưu thông tốt đến bàn chân

 Tập thể dục đều đặn
 Không bắt chéo chân
 Không mang giày vớ quá chật
 Không hút thuốc lá

 Kiểm soát đường huyết, huyết áp và cholesterol máu


DPMI Workforce Development –
The Alfred Workforce
Development Team June 2005


Loại hình tập thể dục khuyến cáo
cho bàn chân nguy cơ cao
 Chỉ đi bộ trong phạm vi

cần thiết hàng ngày
 Tập các loại hình thể lực

khác như bơi lội hoặc
đạp xe


Phòng ngừa và phát hiện sớm các
vấn đề về bàn chân sẽ giúp ngăn
ngừa loét chân và đoạn chi



×