Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

NGHIÊN CỨU NỀN TẢNG PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA CÁC NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.36 KB, 13 trang )

NGHIÊN CỨU NỀN TẢNG PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA CÁC NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VIỆT NAM
Nguyễn Đức Khả1
Việt Nam cho đến chục năm gần đây vẫn là một nước nông nghiệp. Việt
Nam ở thời phong kiến và Pháp thuộc cịn là một nước nơng nghiệp nghèo nàn,
lạc hậu. Kinh tế nông nghiệp thời kỳ này chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
quốc dân và là nguồn thu ngân sách chính của nhà nước. Vì vậy, hoạt động quản
lý đất đai được các nhà nước phong kiến Việt Nam đặc biệt coi trọng và đã được
tiến hành từ rất sớm. Việc nghiên cứu nền tảng pháp lý trong hoạt động quản lý
đất đai của các nhà nước phong kiến khơng những có ý nghĩa khẳng định những
giá trị to lớn về lịch sử - xã hội của chúng mà còn đem lại những bài học quý giá
trong lĩnh vực xây dựng pháp luật đất đai và quản lý đất đai trong giai đoạn đẩy
mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ta hiện nay.
Bài viết này chủ yếu đề cập đến những nền tảng pháp lý trong hoạt động
quản lý đất đai của các Nhà nước Hậu Lê, Nguyễn và sơ bộ về xã hội và tình
hình pháp luật có liên quan đến ruộng đất thời kỳ đầu của các nhà nước phong
kiến Việt Nam.
1. Sơ lược về xã hội và pháp luật có liên quan đến ruộng đất trước
thời Hậu Lê (trước 1428)
Nhà nước đầu tiên của nước ta là nhà nước sơ khai Văn Lang - Âu Lạcmà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chúng tương đồng với hình thái các liên minh
bộ lạc - ra đời sớm hơn điều kiện chín muồi của sự phân hóa xã hội và phân cơng
lao động vì bên cạnh chức năng thống trị, bóc lột, nhà nước sơ khai còn phải đảm
đương hai chức năng cơng cộng là xây dựng các cơng trình thuỷ lợi và tổ chức
chiến đấu chống ngoại xâm.
Hùng Vương - sau đó An Dương Vương tiếp nối - là người đứng đầu nhà
nước sơ khai. Giúp việc Hùng Vương, An Dương Vương là các Lạc Hầu, Lạc
Tướng cai quản các bộ (bộ lạc). Cơ sở xã hội của Văn Lang - Âu Lạc là các Công
xã nông thôn: kẻ, chạ, chiềng do Bồ chính (già làng) cai quản. Kẻ, Chạ, Chiềng
xuất hiện khi có quan hệ hoạt động sản xuất nông nghiệp và đối với người Việt
cổ là từ khi trồng lúa nước. Nhiều thị tộc phải sống quần cư để sản xuất với
những cơng cụ thơ sơ, có những công việc cần đến sức của nhiều người; khai phá


đất, đắp đất, đắp bờ, đào mương, đắp đê, chống lũ, lụt... Ruộng lúa nước là cơ sở
sản xuất của làng xóm và làng xóm là hình thức quần cư để khai thác và mở rộng
ruộng lúa nước.
Như vậy, thời kỳ của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, ruộng đất thuộc sở
hữu chung của cả công xã. Tập thể công xã trực tiếp quản lý, tổ chức sản xuất,
phân chia sản phẩm và nộp thuế cho các Lạc Hầu, Lạc Tướng theo thể chế cống
nạp (Tributoure).
Khơng có tài liệu nào nói về pháp luật của Văn Lang - Âu Lạc nhưng căn
cứ vào lời của Mã Viện - Viên tướng được phái sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của
                                                            
1

Bộ môn Địa chính, ĐHKHTN - ĐHQG HN

24


 

Hai Bà Trưng - tâu với vua Hán Quang Vũ “Luật Việt khác với luật Hán hơn 10
điều” thì chắc là Văn Lang và Âu Lạc đã có luật, song có lẽ đúng hơn là một thứ
luật tập tục hay tập quán nhưng chắc chắn phải là chung cho cả đất nước chứ
khơng có tính địa phương [3].
Sau sự kiện Hán Vũ Đế tiêu diệt quốc gia Nam Việt của họ Triệu (năm
111 TCN) nước ta trải qua hơn 1.000 năm Bắc thuộc, chịu sự áp bức bóc lột nặng
nề của phong kiến Trung Quốc.
Năm 905 Khúc Thừa Dụ đã lãnh đạo nhân dân Châu Giao nổi dậy, chiếm
phủ thành Tống Bình (Hà Nội) đuổi quân nhà Đường về nước, tự xưng là Tiết Độ
Sứ. Tuy vẫn mang danh hiệu một quan chức của triều đình nhà Đường nhưng về
thực chất, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ ở nước ta và kết

thúc về cơ bản ách thống trị hơn một ngàn năm của phong kiến phương Bắc, mở
ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho dân tộc.
Tuy nhiên, với thời gian tồn tại ngắn ngủi của chính quyền họ Khúc (905 923), chính quyền tiếp sau của họ Dương (Dương Đình Nghệ, 931 - 938), họ Ngơ
(Ngơ Quyền khởi đầu, 939 - 959), khơng có điều kiện tổ chức bộ máy nhà nước
quy mô và không ban hành được các văn bản pháp lý cơ bản ngoài sự kiện Khúc
Hạo đã cho sửa lại chế độ điền tô, thuế má nặng nề đời Đường, ra lệnh "Bình
qn thuế ruộng, xố bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, khai quê quán, giao cho quản
giáp trông coi” [6].
Các nhà nước tự chủ non trẻ của họ Khúc - Dương - Ngơ, tuy là bản địa có
những chính sách khoan sức dân, bớt thuế, khuyến khích nơng nghiệp... nhưng
không tránh khỏi là một bộ máy cai trị. Sự phân hóa đẳng cấp diễn ra mạnh mẽ
và đã thấy xuất hiện những quan lại, q tộc địa chủ có những đặc quyền đặc lợi.
Nhà Đinh và Tiền Lê (968 - 1009) trên cơ sở giữ nguyên chế độ ruộng đất
công ở các làng xã, bắt đầu thực hiện một số chính sách đất đai nhằm khẳng định
quyền sở hữu tối cao của nhà nước, đảm bảo lợi ích kinh tế cho các quan tướng
cao cấp nhưng vẫn giữ được sự thống nhất, ngăn chặn được xu thế cát cứ địa
phương, củng cố quyền lực chuyên chế của nhà vua và đặt nền móng ban đầu cho
chính sách đất đai của các triều đại kế tiếp sau này. Việc xuất hiện loại ruộng
"Tịch điền" là dấu hiệu biểu hiện sự tập trung quyền sở hữu ruộng đất tối cao vào
trong tay nhà nước tuy chưa dẫn đến sự biến đổi lớn về sở hữu ruộng đất nói
chung. Lễ cày ruộng tịch điền là một việc làm trọng nông nghiệp, thân dân và có
tác dụng khuyến khích sản xuất nơng nghiệp.
Tuy vậy, tình hình pháp luật của Nhà Đinh - Tiền Lê hầu như khơng có tài
liệu nào đề cập đến ngồi một số dịng sử liệu ít ỏi nói về hình phạt nặng nề thời
kỳ này như Nhà Đinh đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, quy định ai có
tội sẽ bị bỏ vào vạc nấu hay cho hổ ăn thịt. Lê Hoàn quy định luật lệ khá hà khắc
như sứ nhà Tống (990) mô tả: quan lại tả hữu có lỗi nhỏ cũng bị giết hoặc đánh
từ 100 đến 200 roi. Lê Long Đĩnh còn dùng hình khắc nghiệt hơn: thiêu người,
xẻo thịt cho đến chết, giam tù vào thuỷ lao, róc mía trên đầu sư…[6].
Nhà Lý thay thế Nhà Tiền Lê (1010) đã quyết định rời đơ về Thăng Long

để thích ứng với u cầu phát triển mới của một quốc gia thống nhất. Năm 1054
nhà Lý đổi quốc hiệu là ĐẠI VIỆT để thể hiện tầm vóc của một quốc gia đang
25
 


 

trên đà phát triển thịnh vượng.
Thời Nhà Lý đã phổ biến câu tục ngữ "Đất vua, chùa làng", là sự thể hiện
cụ thể của quan niệm sở hữu phong kiến về ruộng đất và sức lao động từ phương
Bắc truyền sang (Dưới gầm trời này không đâu không phải là đất của vua, người
dân sống trên đất này không ai là không phải bề tôi của vua). Tư tưởng này đã ăn
sâu vào giai cấp thống trị phong kiến và từng bước được cụ thể hóa thành các văn
bản pháp luật và các chính sách ruộng đất của nhà nước.
Lý Phật Mã đã cho soạn thảo và thi hành bộ luật thành văn có tên “Hình
Thư” vào năm 1043, gồm 3 quyển. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại “Trước
kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn,
cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng q đáng. Vua lấy làm
thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời
thế, chia ra môn loại, biến thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một
triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân
lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng rõ ràng, cho nên mới đổi niên
hiệu là Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo”.[6].
Rất tiếc, bộ Hình thư Nhà Lý đã thất truyền do Giặc Minh tiêu huỷ trong
cuộc xâm lược Đại Việt năm 1407 nên không rõ những chế định của nó bao quát
được những lĩnh vực nào trong quan hệ ruộng đất và sở hữu ruộng đất thời bấy
giờ. Tuy vậy những văn bản luật lệ khác còn lưu giữ được, đã phản ánh được
nhiều nội dung của các chính sách ruộng đất của Nhà Lý.
Bên cạnh quỹ ruộng cơ bản của đất nước là bộ phận ruộng công làng xã đã

tồn tại từ thời công xã nông thơn, Nhà Lý đã phát triển thêm loại hình thuộc quỹ
đất sở hữu trực tiếp của nhà nước gồm Sơn Lăng, Tịch điền, Quốc khố, Đồn điền,
đồng thời lần đầu tiên xác lập và bảo hộ cho hình thức sở hữu ruộng đất tư nhân
(Thác đao điền).
Luật qui định có 2 hình thức mua bán ruộng tư là "điền mại", bán nhưng
còn chuộc lại được còn "đoạn mại" hay "tuyệt mại" là bán đứt không được chuộc.
Năm 1135 tháng 6 "xuống chiếu rằng, những người đã bán ruộng ao, không được
trả tăng tiền lên mà chuộc lại, ai làm trái thì phải tội" ([6], T1, trang 308).
Năm 1142 tháng 12 "xuống chiếu rằng, những người cầm độ ruộng đất
thục trong vịng 20 năm thì cho phép chuộc lại. Việc tranh chấp ruộng đất thì
trong vịng 5 năm hay 10 năm cịn được tâu kiện, ai có ruộng đất bỏ hoang bị
người khác cày cấy, trồng trọt trong vòng 1 năm thì được kiện mà nhận, quá hạn
ấy thì cấm, làm trái thì xử phạt 80 trượng. Nếu tranh nhau ruộng ao mà lấy đồ
binh khí nhọn sắc đánh chết hay làm bị thương người thì đánh 80 trượng, xử tội
đồ, đem ruộng ao ấy trả cho người chết hay bị thương" ([6], T1, trang 314).
Cuối năm 1142, lại xuống chiếu rằng "những người bán đoạn ruộng hoang
hay ruộng thục đã có văn khế thì khơng được chuộc lại nữa, ai làm trái thì bị phạt
80 trượng".
Các năm sau, Nhà Lý tiếp tục ban hành nhiều văn bản ngăn cấm các nhà
quyền thế không được cậy thế lực mà mua bán hay ngăn trở các vận động của
quan hệ đất đai của dân thường. Năm 1143 tháng 9 xuống chiếu rằng "các nhà

 

26


 

quyền thế ngồi đầm ao của mình, khơng được ngăn cấm sằng bậy, làm trái thì

có tội". Năm sau qui định "những người tranh nhau ruộng ao, của cải không được
nhờ cậy nhà quyền thế, làm trái đánh 80 trượng, xử tội đồ" ([6], T1, trang 315).
Các chính sách và văn bản pháp luật khá đa dạng về ruộng đất đã chứng tỏ
số lượng ruộng tư và quan hệ mua bán ruộng tư đã bắt đầu phát triển mạnh và pháp
luật Nhà Lý đã phải hạn chế bớt thế lực quan lại, quí tộc để đảm bảo sự phát triển
sản xuất nơng nghiệp nói chung và đời sống nơng dân lớp dưới nói riêng.
Nhà Trần tiếp nối Nhà Lý năm 1226, một mặt vẫn giữ nguyên quyền chi
phối của làng xã đối với quỹ đất công làng xã, mặt khác đã thực hiện một số
chính sách đất đai theo hướng khuyến khích và bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân về
ruộng đất, nhất là sở hữu tư nhân lớn của q tộc Nhà Trần, dẫn đến việc hình
thành chế độ điền trang, thái ấp có quy mơ tích tụ ruộng đất tư hữu lớn nhất trong
các nhà nước phong kiến Việt Nam [2].
Nhà Trần đã xây dựng được 5 bộ luật quan trọng, trong đó có bộ “Hình
thư”, cũng gọi là “Hình luật thư” gồm 1 quyển do Trương Hán Siêu và Nguyễn
Trung Ngạn biên soạn theo chỉ định của vua Trần Dụ Tông (1341).
Bốn bộ kia là: “Quốc triều thường lễ” 10 quyển (1230); “Quốc triều thông
chế” 20 quyển (1230); “Hoàng triều đại điển” 10 quyển (1341) và “Năm công
văn cách thức” 1 quyển (1290).
Giống như luật Nhà Lý, các bộ luật Nhà Trần cũng đã bị giặc Minh tiêu
huỷ khi xâm lược nước ta. Tuy đã thất truyền song một số nội dung cơ bản của
luật đã được sử sách ghi lại qua các chiếu chỉ, quy định của nhà vua và triều đình
thì vẫn cịn.
Năm 1237, mùa xuân, Trần Thái Tông xuống chiếu rằng "khi làm giấy về
chúc thư, văn khế ruộng đất và vay mượn tiền bạc thì người làm chứng in dấu tay
ở 3 dòng trước, người bán in dấu tay ở 4 dòng sau" ([6], T2, trang 15).
Năm 1248, việc đo đạc ruộng đất để nhà nước đền bù thiệt hại cho nông
dân bị mất đất, khi chính quyền tổ chức đắp đê, chiếu chỉ của vua quy định "đặt
chức Hà đê chánh phó sứ để quản đốc. Chỗ đắp thì đo xem mất bao nhiêu ruộng
đất của dân, theo giá trả lại tiền".
Năm 1254 ban bố chính sách bán ruộng cơng làm ruộng tư "tháng 6 bán

ruộng công, mỗi diện là 5 quan tiền [bấy giờ gọi mẫu là diện], cho phép nhân dân
mua làm ruộng tư".
Năm 1266, "cho Vương Hầu, Công Chúa, Phị Mã, Cung Tần triệu tập
dân phiêu tán khơng có sản nghiệp làm nơ tỳ để khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập
thành điền trang" ([6], T2, trang 21, 25, 36).
Trên cơ sở tích luỹ ruộng đất lớn của quý tộc Trần mà các Vương Hầu, quí
tộc Trần đã thiết lập nên chế độ điền trang tư hữu, bắt đầu từ năm 1266 và kéo
dài đến năm 1397 mới chấm dứt (131 năm). Trong điền trang, quan hệ lãnh chúa
- nông nô chuyển dần thành quan hệ địa chủ - tá điền. Chế độ điền trang này đã
phát huy tác dụng tích cực của nó về kinh tế, xã hội, quân sự trong các cuộc
kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Tuy nhiên sang tới những năm 30 - 40
27
 


 

của thế kỷ XIV, khi mất mùa đói kém liên tục xảy ra, nông dân nghèo phải bán
ruộng đất, bán mình làm nơ tỳ cho các chủ điền trang thì chế độ điền trang lại
gây trở ngại cho các chính sách kinh tế - xã hội của nhà Trần. Do đó, vua Trần đã
phải hạn chế bớt sự phát triển của điền trang mà trước hết là huỷ bỏ phép "cắt
chân bãi bồi" ([6], T2, trang 154).
Năm 1292, tháng 3 vua xuống chiếu "phàm văn tự bán đứt hoặc cầm đợ
thì phải làm 2 bản giống nhau mỗi bên cầm 1 bản". Điều này chứng tỏ thời kỳ
này việc tranh chấp quyền sở hữu ruộng đất đã phát sinh phức tạp, ngay từ tính
chất xác thực của văn tự. Năm 1320, vua quy định "những người tranh nhau
ruộng đất, nếu khám xét thấy khơng phải của mình mà cố tranh bậy thì bị truy tố,
tính giá trị tiền ruộng, bắt đền gấp đơi. Nếu làm văn khế giả thì bị chặt một đốt
ngón tay bên trái". Năm 1323 lại xuống chiếu rằng "khi tranh ruộng mà ruộng có
lúa thì chia làm 2 phần, bồi thường cho người cày 1 phần còn 1 phần lưu lại".

Qua một số luật lệ trên có thể thấy, pháp luật nhà Trần về ruộng đất đã bao
quát được nhiều quan hệ phức tạp về quyền sở hữu ruộng đất, về quan hệ ruộng
đất, về hợp đồng có liên quan đến ruộng đất... mà đặc trưng cơ bản là khuyến
khích phát triển sở hữu tư nhân lớn của quý tộc, hạn chế quỹ đất công làng xã [2]..
Hồ Quý Ly cướp ngôi của Nhà Trần năm 1400, vương triều mới đã thực
hiện nhiều cải cách táo bạo về chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự,... làm cho cơ sở
của chính quyền quân chủ chuyên chế được củng cố một bước quan trọng. Ông là
nhà cải cách và là một nhân cách lớn trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Chính sách ruộng đất của Nhà Hồ là trọng tâm của đường lối cải cách kinh
tế -xã hội của Hồ Quý Ly. Mục tiêu của Hồ Quý Ly là xoá bỏ chế độ sở hữu tư
nhân lớn về ruộng đất mà theo chế độ này, các quý tộc Trần là những người có
quyền lực, được hưởng lợi nhiều nhất và thay thế nó bằng việc tăng cường chế độ
sở hữu của Nhà nước đối với ruộng đất nhằm phục hồi và củng cố sức mạnh của
chính quyền chuyên chế trung ương [2].
Ngay từ năm 1397, dưới sự chi phối của Hồ Quý Ly, Nhà Trần ở thời kỳ
suy vong đã phải ban hành chính sách "Hạn danh điền": "Đại Vương và Trưởng
Cơng Chúa thì số ruộng khơng hạn chế, đến thứ dân thì số ruộng là 10 mẫu.
Người nào có nhiều ruộng, nếu có tội thì cho tuỳ ý được lấy ruộng để chuộc tội,
bị biếm chức hay mất chức cũng được làm như vậy, số ruộng thừa phải hiến cho
nhà nước" ([6], T2, trang 193).
Năm 1401, Nhà Hồ ban hành qui định Hạn chế gia nô (Hạn nô) tức là hạn
chế lực lượng lao động chủ yếu và cũng là lực lượng tham gia quân đội chủ yếu
trong các điền trang của quí tộc Trần: "Hán Thương lập phép hạn chế gia nô,
chiếu theo phẩm cấp được có số lượng khác nhau, cịn thừa phải dâng lên, mỗi
tên được trả 5 quan tiền, người nào đáng được có gia nơ phải xuất trình chúc thư
ba đời" ([6], T2, trang 201).
Để đảm bảo việc thực hiện chính sách “Hạn điền”, để nắm chặt quĩ đất và
tận thu thuế ruộng, Nhà Hồ đã tiến hành lần đầu tiên việc đo đạc, thành lập sổ
ruộng đất có qui mơ và sự tập trung lớn nhất từ trước cho đến thời điểm này, trên
phạm vi toàn quốc. Năm 1398 "ra lệnh cho những người có ruộng phải khai báo

số mẫu ruộng... lại ra lệnh cho dân phải nêu rõ họ tên, cắm ở trên ruộng. Quan lộ,
 

28


 

phủ, châu, huyện cùng khám xét, đo đạc, lập thành sổ sách, 5 năm mới xong.
Ruộng nào khơng có giấy khai báo hay cam kết thì lấy làm quan điền" ([6], T2,
trang 195).
Có thể nói, tuy chưa có những thành tựu lớn về pháp luật nhưng trong thời
gian tồn tại ngắn ngủi của mình, triều Nhà Hồ đã rất quan tâm đến việc xây dựng
pháp luật. Ngồi phép ‘Hạn nơ”, “Hạn điền”, như đã nêu trên. Năm 1401, Hồ
Hán Thương cũng đã ban hành “Đại Ngu quan chế hình luật”, các quy định trừng
trị tội làm bạc giả, tàng trữ tiền đồng, hành nghề mê tín, dị đoan…
Rất đáng căm giận là tất cả những sổ sách ruộng đất cùng các văn bản
pháp luật, hành chính, chiếu chỉ… của Nhà Hồ đã bị giặc Minh tiêu huỷ trong
cuộc xâm lược năm 1407, nên ngày nay chúng ta không biết được nội dung và
giá trị cụ thể của nó trong hoạt động quản lý đất đai của nhà nước ĐẠI NGU non
trẻ nhưng đầy đổi mới này.
2. Nền tảng pháp lý trong hoạt động quản lý đất đai của nhà Hậu Lê
Thời Hậu Lê kéo dài hơn 360 năm, gồm 2 thời kỳ có đặc trưng khác nhau
là Lê Sơ (1428 - 1527) và Lê Mạt (Vua Lê, Chúa Trịnh hay cục diện Đàng Trong
- Đàng Ngoài 1533 - 1788). Thời gian từ 1527 đến 1592 là thời kỳ gián đoạn do
họ Mạc nắm quyền ở Thăng Long. Tuy nhiên, những thành tựu cơ bản về tổ chức
nhà nước và pháp luật đều tập trung trong thời Lê Sơ.
Bộ máy nhà nước phong kiến thời Lê Sơ là một hệ thống chính quyền chặt
chẽ, hiệu quả, vừa chi phối tới tận địa phương làng xã đồng thời vừa tập trung
được quyền lực tối cao vào tay nhà vua. Đây là thời kỳ phát triển thịnh trị của

nhà nước Trung ương tập quyền. Trong gần 100 năm tồn tại, Nhà Lê Sơ đã làm
được nhiều việc cho đất nước, trong đó quan trọng nhất là phục hồi và phát triển
sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề ruộng đất một cách cơ bản, mở mang đất
đai, mang lại nhiều quyền lợi cho nông dân.
Ngay từ năm 1428, khi mới lên ngôi, Lê Lợi đã chỉ thị cho các phủ, huyện,
trấn, lộ khám xét các chằm bãi, ruộng đất, mỏ vàng, bạc, những sản vật núi rừng
trong hạt, các loại thuế ngạch cũ cùng ruộng đất đã sung công của các nhà thế gia
và những người tuyệt tự và ruộng đất của những người đào ngũ, hạn đến trung
tuần tháng 2 năm Kỷ Dậu [1429] trình lên. Sổ hộ tịch năm Mậu Thân và sổ ruộng
đất năm Kỷ Dậu đã được làm xong vào tháng 4 năm Quý Sửu [1433].
Việc làm sổ ruộng đất tức sổ địa bạ giúp Nhà Lê nắm chắc được ngay từ
đầu tình hình cụ thể các loại ruộng đất và số lượng ruộng đất trong cả nước, từ đó,
giúp cho việc hoạch định các chính sách đất đai được cụ thể, sát thực và hiệu quả.
Pháp luật về ruộng đất được thể hiện qua các chiếu chỉ, các luật lệ, các qui
định của nhà nước ban hành trong nhiều đời vua Nhà Lê. Tuy nhiên văn bản có
giá trị pháp lý cao nhất và quan trọng nhất của Nhà Lê là bộ "Quốc triều hình
luật" thường được gọi là "Luật Hồng Đức", ban hành năm 1483. Luật gồm 6
quyển 722 điều [10]. Bộ Quốc triều hình luật khơng chỉ là đỉnh cao của thành tựu
pháp luật của các triều đại phong kiến trước đó mà cịn đối với cả bộ luật của
Nhà Nguyễn sau này.
Những qui định về ruộng đất nằm trong quyển III, Chương Điền sản. Khi
29
 


 

mới ban hành, luật có 32 điều, sau 4 lần bổ sung Chương Điền sản đã tăng lên 59
điều. Dưới đây là một số nội dung cụ thể [10]:
- Pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt chế độ ruộng đất công. Trong tổng số 59

điều của Chương Điền sản, đã có tới 10 điều qui định về bảo vệ chế độ sở hữu
ruộng đất công [4]. Điều đầu tiên của chương (342) đã qui định "Bán ruộng đất
cơng cấp cho thì bị xử 60 trượng, biếm 2 tư. Những người làm chứng, những
người viết văn tự đều bị xử tội (nhẹ hơn một bậc). Điều 342 còn qui định "Đem
cầm ruộng cơng thì bị xử phạt 60 trượng và bắt chuộc lại". Nếu chiếm ruộng đất
công quá hạn định từ 1 mẫu thì xử phạt 80 trượng, 10 mẫu thì biếm 1 tư và tiền
hoa lợi từ đất chiếm dụng phải nộp vào làm của công (Điều 343).
Luật qui định xử phạt nặng việc ẩn lậu ruộng đất công "Giấu ruộng đất, ao
hồ, đầm của công (không nộp thuế) từ 1 mẫu trở lên thì xử tội biếm, 10 mẫu trở
lên xử tội đồ, 50 mẫu trở lên thì xử tội lưu… và phải bồi thường gấp 3 lần tiền
thuế, nộp vào kho. Thưởng cho người tố cáo (Điều 345).
Luật cũng xử nghiêm khắc các trường hợp trốn thuế. Điều 346 qui định
“cày cấy ruộng đất công mà quá kỳ không nộp thóc thì xử phạt 80 trượng và phải
trưng thu gấp đơi số thóc, nộp vào kho, q nữa thì lấy lại ruộng.
- Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất. Điều 354 qui định
"Người nào tranh giành nhà, đất thì phải biếm 2 tư. Nếu đã có chúc thư mà cịn
cố tranh giành thì cũng xử biếm như thế và phải tước mất cả phần của mình nữa".
Để ngăn chặn quan lại dựa vào quyền thế chiếm đoạt ruộng đất tư, Điều
370 qui định "Các nhà quyền quí chiếm đoạt ruộng đất, đầm ao của lương dân, từ
1 mẫu trở lên thì xử tội phạt, từ 5 mẫu trở lên thì xử tội biếm. Quan tam phẩm trở
xuống thì xử tội tăng thêm 2 bậc và phải bồi thường như luật định...".
Luật cũng qui định "Tá điền cấy nhờ ruộng ở nhà của người khác mà dở
mặt tranh làm của mình thì phải phạt 60 trượng, biếm 2 tư" (Điều 356). Điều 357
qui định "Nếu xâm chiếm bờ cõi ruộng đất, nhổ bỏ mốc giới của người khác hay
tự mình lại lập ra mốc giới thì xử biếm 2 tư".
Ngồi ra luật cịn xử phạt hàng loạt các hành vi vi phạm quyền sở hữu tư
nhân như bán trộm ruộng đất của bố mẹ khi bố mẹ còn sống (Điều 378), xâm
phạm, lấn chiếm giới hạn, tre gỗ trên đất lăng mộ người khác (Điều 358), cấy
trộm ruộng người khác, táng trộm vào ruộng người khác (Điều 359), đang tranh
biện mà gặt cướp lúa (Điều 360), cấy rẽ ruộng mà gặt trước (Điều 361)...

- Luật qui định cụ thể việc mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, cầm cố đất
đai. Nhà Lê qui định mọi chuyển dịch quyền sở hữu đất đai đều phải làm văn tự
và các văn tự giao dịch này đều phải tuân thủ đúng pháp luật. Điều 366 cho biết
"Những người làm chúc thư, văn khế mà không nhờ quan trưởng trong làng viết
thay và chứng kiến thì phải phạt 80 trượng... chúc thư văn khế ấy khơng có giá
trị. Nếu biết chữ mà viết lấy thì được".
Việc mua bán, chuyển nhượng đất đai là hoàn toàn tự nguyện. Pháp luật
cấm mọi hình thức ép buộc bất bình đẳng. Điều 355 qui định: "Người nào ức
hiếp để mua ruộng đất của người khác thì phải biếm 2 tư và cho lấy lại tiền mua".

 

30


 

Việc để thừa kế và nhận thừa kế cũng được qui định cụ thể. Có 2 hình
thức thừa kế: theo luật và theo di chúc. Theo luật thì con trai, con gái, con ni,
con đẻ... đều có quyền hưởng thừa kế song phần lớn, nhỏ có khác nhau.
Luật cũng qui định việc phân chia điền sản giữa 2 vợ chồng khi chồng
hoặc vợ chết, có con và chưa có con (Điều 374), có con nhưng con chết (Điều
376), luật bảo vệ quyền lợi của con khi mẹ tái giá (Điều 377)...
Về cầm cố ruộng đất: "Những ruộng đất đã cầm cố mà chưa đưa tiền
chuộc trả cho chủ cầm mà đem bán đứt cho người khác thì phải phạt 50 roi biếm
1 tư, truy hồi tiền, trả cho người chủ cầm" (Điều 383). "Những ruộng đất cầm mà
chủ ruộng xin chuộc, người cầm không cho chuộc hay là không muốn chuộc mà
bắt phải chuộc thì đều phải phạt 80 trượng" (Điều 384). Luật cũng qui định về
thời hạn chuộc (Điều 384).
- Luật qui định trách nhiệm của quan lại trong việc quản lý đất đai. Điều

347 qui định "Cứ 4 năm làm lại sổ ruộng đất một lần, nếu đo ruộng hay cấp
ruộng không đúng thời vụ hay không đúng lệ cấp ruộng thì các quan lộ, huyện,
xã đều phải tội phạt, biếm tuỳ theo tội trạng nặng, nhẹ.... Nếu không phải là
ruộng hoang mà bỏ lâu ngày không chia, thành bỏ hoang thì phải bồi thường tiền
hoa màu ruộng. Nếu lấy tiền hoa màu làm của mình thì phải bồi thêm gấp đơi,
nộp vào kho nhà nước". Luật cịn qui định "Những ruộng cơng có chỗ bỏ hoang
mà quan trông coi không tâu để chia cho người cày ruộng khai khẩn thì xử tội
biếm hay phạt..." (Điều 350).
Ngồi “Quốc Triều hình luật”, Nhà nước Lê Sơ cịn ban hành một số bộ
luật quy định và điều chỉnh một số lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế - xã hội, trong
số đó quan trọng nhất đối với hoạt động quản lý đất đai là “Luật quân điền” do
Bộ Hộ soạn thảo. Lần đầu tiên trong lịch sử các nhà nước phong kiến Việt Nam,
nhà Hậu Lê buộc các làng xã phải chia ruộng đất thuộc quĩ đất công làng xã vốn trước đây được sử dụng, phân chia tuỳ thuộc từng làng xã - nay phải theo qui
chế của nhà nước, chia theo thứ bậc, khẩu phần khác nhau từ quan lại, thứ dân
cho đến đàn bà goá, người tàn tật. Chính sách này thể hiện xu hướng quốc hữu
hóa ruộng đất cơng làng xã rất mạnh trên cơ sở một nhà nước mạnh. Nhà nước
trở thành đồng sở hữu chủ với làng xã. Đồng thời đây lại là một chính sách thân
dân, người dân được pháp luật nhà nước đảm bảo và thừa nhận quyền chiếm hữu
tư nhân đối với ruộng đất trong từng thời hạn nhất định.
Thời Lê Mạt (1533 - 1788) là thời kỳ nhà nước trung ương tập quyền suy
thoái, đất nước bị chia cắt và nội chiến xảy ra liên miên, các nhà nước cát cứ chủ
yếu dựa vào các bộ luật từ thời Lê Sơ để quản lý đất nước tuy cũng có những quy
định sửa đổi, bổ sung... cho thích hợp với tình thế mới.
3. Nền tảng pháp lý trong hoạt động quản lý đất đai của nhà Nguyễn
Nhà Nguyễn cai quản đất nước Việt Nam thống nhất năm 1802, liền một
dải từ Mục Nam Quan đến Cà Mau, đồng thời cũng sở hữu luôn cả sự suy sụp
của nền kinh tế và những bất ổn định cho xã hội nói chung và cho vương triều
nhà Nguyễn nói riêng, trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến. Vì vậy,
cơng việc ưu tiên hàng đầu của các vua Nguyễn là hoạch định các chính sách đất
đai, tăng cường quản lý ruộng đất nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp, ổn định

31
 


 

cuộc sống của nông dân mà việc làm trước hết là điều tra và đo đạc lại toàn bộ
quĩ đất đai cả nước, lấy đó làm cơ sở để tiến hành các công việc cấp bách khác.
Năm 1803, Vua Gia Long sai Lê Quang Định, Thượng thư Bộ Hộ “coi sắp
đặt điền thổ” chung cho cả nước. Địa bạ được đo đạc và thành lập từng bước, đi
từ Bắc Thành vào Trung Bộ và cuối cùng là Nam Bộ. Phải mất thời gian là 31
năm từ Gia Long năm thứ 4 (1805) đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836) khắp cõi
đất Việt Nam mới ghi chép được đầy đủ từng mảnh ruộng, sở đất, con đường,
khu rừng, núi, sông... vào sổ địa bạ của mỗi làng, từ thành thị đến vùng biên
cương [1].
Theo tác giả Nguyễn Đình Đầu, địa bạ là một quyển sổ ghi chép và mô tả
thật rõ ràng từ tổng quát đến chi tiết địa phận của làng thuộc hệ thống hành chính
nào, vị trí đơng tây nam bắc, tổng số ruộng đất thực canh cũng như hoang nhàn,
kể cả ao hồ rừng núi, ghi chép từng loại hạng ruộng đất, mỗi sở điền hay thổ,
rộng bao nhiêu, trồng trọt gì, vị trí đơng tây nam bắc thế nào, thuộc quyền sở hữu
của ai, công điền công thổ, quan điền, quan thổ hay ruộng tư.
Điền bạ là quyển sổ để khai báo và đóng thuế của làng. Hàng năm, phải
căn cứ vào sổ địa bạ và biểu thuế của triều đình ban hành để lập điền bạ. Từ khi
lập địa bạ đến khi lập điền bạ tất nhiên đã có những thay đổi về chủ sử dụng, cây
trồng, diện tích... Mỗi năm lập điền bạ một lần để nộp thuế, căn cứ thêm vào
những thay đổi đó gọi là tiểu tu điền bạ, 5 năm sửa đổi kỹ hơn cùng với việc đo
khám lại gọi là đại tu điền bạ [1].
Cơng trình đo đạc, thành lập địa bạ qui mơ trên tồn quốc thống nhất của
Nhà Nguyễn là cơng trình to lớn và có ý nghĩa nhất trong lịch sử quản lý đất đai
thời phong kiến ở Việt Nam. Nó đóng góp rất quan trọng cho nhà nước trong

việc hoạch định pháp luật, các chính sách đất đai, quản lý đất đai và phát triển
kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XIX
Pháp luật đất đai của Nhà Nguyễn gồm rất nhiều loại văn bản, qui định,
chiếu chỉ, luật lệ khác nhau nhưng đều lấy nền cơ bản là bộ "Hoàng Việt Luật
Lệ" thường được gọi là "Bộ luật Gia Long" được ban hành vào năm 1815. Luật
gồm 22 quyển, 398 điều được chia thành 6 loại điều khoản, tương đương với
công việc của 6 bộ trong bộ máy hành chính của nhà nước Nguyễn (Danh Lệ, Lại
Luật, Hộ Luật, Lễ Luật, Binh Luật và Công Luật) [8].
Pháp luật đất đai nằm trong Hộ Luật có 14 điều, tập trung bảo vệ chế độ
sở hữu ruộng đất, đảm bảo việc thu thuế, chống ẩn lậu thuế. Luật Hồng Đức có
tới 59 điều khoản quy định về quan hệ dân sự đối với ruộng đất, nhưng Luật Gia
Long chỉ có 14 điều. Đây là điểm khơng được đánh giá cao của Luật Gia Long so
với Luật Hồng Đức vì đã khơng cịn những điều khoản liên quan đến hương hỏa,
đến chúc thư, đến các điều kiện về giá thú, đến chế độ tài sản của vợ chồng chủ
yếu liên quan đến ruộng đất.
14 điều quy định trong Hộ Luật nhằm bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất
công, ruộng đất tư và trách nhiệm của quan lại sở tại. Lệnh cấm năm 1803 nêu rõ
"theo lệnh cũ thì cơng điền, cơng thổ, cho dân gian qn cấp, đem bán ruộng là
có tội"... "nếu xã thơn nào trái lệnh cấm, quen thói cũ mua bán ruộng với nhau,
việc phát giác ra thì người mua nhầm bị mất tiền gốc, người làm văn khế, người
 

32


 

cùng đứng tên trong văn khế và những người làm chứng đều bị tội nặng, ruộng
đất đem bán trong văn khế truy trả dân". Trong hơn một nửa thế kỷ, nhà Nguyễn
đã đưa ra 24 qui định để mở rộng sở hữu công làng xã bằng nguồn ruộng đất vốn

thuộc quyền quản lý trực tiếp của nhà nước chuyển sang hoặc bằng biện pháp
khai hoang và trong một số trường hợp là tước đoạt một bộ phận ruộng tư sung
làm công điền [7].
Điều 84 luật Gia Long qui định: phàm dối gạt, dấu điền lương, làm thất
thoát thuế ở làng một mẫu đến 5 mẫu phạt 40 roi, mỗi 5 mẫu tội thêm một bậc,
mút tội là 100 trượng. Nếu chiếm quá nhiều ruộng, cày bừa không xuể, bỏ hoang
từ 3 đến 10 mẫu phạt 30 roi, mỗi 10 mẫu tăng thêm 1 bậc tội, mút tội là 80
trượng, số ruộng ấy nhập quan.
Gia sản của công thần chỉ trừ thuế phần "qn điền" khơng phải nộp cịn
tài sản ruộng đất do mua bán, khai hoang, tự có... thì phải đóng thuế. Nếu giấu 1
đến 3 mẫu phạt 60 trượng, mỗi mẫu tăng thêm 1 bậc, mút tội là 100 trượng, đồ 3
năm (Điều 86).
Ruộng đất tư và tài sản liên quan đến ruộng đất tư được nhà nước tôn
trọng và bảo vệ.
Luật cấm bán trộm ruộng của người khác, cấm tranh giành, đổi trộm
ruộng của người khác: đem bán trộm ruộng đất của người khác, đem bán đất
mình cày cấy không nổi đổi cho người khác mà mạo nhận ruộng đất của người
khác là của mình thì ruộng một mẫu, nhà một gian trở xuống phạt 50 roi. Mỗi 5
mẫu ruộng, 3 gian nhà thì thêm một bậc tội, mút tội là 80 trượng, đồ 2 năm.
Nếu cưỡng chiếm của quan dân về chỗ làm ăn trong núi, biển, hồ, vườn
trà, bãi lau,... không kể mẫu số, đều phạt 100 trượng, lưu 3000 dặm.
Điều 91 qui định: cố ý phá hư, bỏ bê đồ dùng của người ta và chặt phá
những loại cây trồng tỉa, kể tang vật là những vật bỏ bê, phá hư ấy, xử tội ăn trộm
(chiếu ăn trộm định tội) miễn xâm chữ, mút tội là 100 trượng, lưu xa 3000 dặm.
Điều 92 qui định: phàm tự nhiên lấy ăn những dưa, trái trồng trong vườn
ruộng của người khác thì buộc tội theo tang vật. Tính những món đã lấy ăn, giá
từ 1 lạng bạc trở xuống phạt 10 roi, hai lạng phạt 20 roi, tính lạng tăng tội. Mút
tội là 60 trượng đồ 1 năm. Ngắt bỏ, làm hư thối thì tội cũng vậy.
Pháp luật qui định việc mua bán, cầm cố, thừa kế ruộng đất. Các chuyển
dịch quyền sở hữu ruộng đất do mua bán, cầm cố, thừa kế... thì pháp luật cho tuỳ

thuộc vào ý muốn của các chủ sở hữu. Tuy nhiên pháp luật Nhà Nguyễn cấm làm
một số việc sau:
- Cấm quan lại đương nhiệm không được mua sắm ruộng vườn ở nơi làm
quan. Nếu vi phạm phạt 50 roi, giải nhiệm, ruộng sung vào quan điền (Điều 88).
- Cấm bán nhiều lần (đã bán tạm rồi, lại bán lần nữa cho người khác) sẽ
khép vào tội ăn trộm, truy thu tiền trả cho người mua sau. Nếu ruộng bán tạm,
đến hạn chủ cầm khơng cho chuộc lại thì phạt (chủ cầm) 40 roi (Điều 89).
- Cấm con cháu không được chia gia sản khi ơng, bà cha mẹ cịn sống. Nếu
vi phạm phạt 100 trượng. Đang để tang mà chia gia sản phạt 80 trượng (Điều 82).
33
 


 

Thể theo cách thức của Nhà Hậu Lê, Nhà Nguyễn cũng thực hiện phép
“Quân điền” vào năm 1804, cứ 3 năm 1 lần chia đều tốt, xấu mà quân cấp.
Cách chia vẫn theo nguyên tắc "ruộng làng nào, làng ấy hưởng". Ruộng
được phân theo khẩu phần lớn nhỏ tuỳ hạng quan, qn, dân…mà khơng theo
diện tích và qn cấp từ nhất phẩm trở xuống (Nhà Hậu Lê chỉ từ dưới tứ phẩm).
Năm 1840, phép quân điền được qui định lại: tất cả mọi người từ quan lại, binh
lính, dân đinh đều được hưởng ruộng công khẩu phần và đều được 1 phần như
nhau. Tuy nhiên xu hướng tư nhân hóa quĩ đất công vẫn diễn ra bằng mọi cách
mà triều đình khơng kiểm sốt nổi, làm cho chính sách qn điền khơng cịn mấy
ý nghĩa trên thực tế [2].
Qua lần khám đo ruộng đất năm 1839 ở Bình Định, tổng quỹ ruộng trong
tỉnh có tới 70.000 mẫu tư điền trong khi cơng điền chỉ có 6000 - 7000 mẫu.
Trong cố gắng lập lại trật tự quỹ đất công và để tránh sự khốn cùng cho dân, vua
Minh Mạng đã thử nghiệm cuộc cải cách cơng điền ở Bình Định, lệnh cho tổng
đốc Võ Xuân Cần sung công 50% ruộng tư tuỳ theo chủ ruộng. Tất cả các loại

ruộng công thần, thế nghiệp, quan điền đều sung làm ruộng công làng xã. Quỹ
đất công mới lập được quân điền cho xã dân theo qui định.
Tuy nhiên cuộc cải cách công điền này đụng chạm đến quyền lợi của tầng
lớp địa chủ, phong kiến, nên bị tầng lớp này chống đối. Mặc dù cải cách ruộng tư
ở Bình Định đã có những thành công nhất định nhưng Minh Mạng vẫn không
dám đem áp dụng trên phạm vi cả nước.
Do tình hình xã hội từ giữa thế kỷ XIX có nhiều biến động, đời sống nhân
dân khó khăn, sản xuất đình đốn, nạn trộm cướp thường xuyên, nguy cơ chiến
tranh từ phương Tây đe doạ... Cả nước có đến 900.000 mẫu ruộng bỏ hoang, nạn
dân phiêu tán tiếp tục gia tăng.
Do tình hình đó, nhiều làng xã đã phải cầm cố ruộng cơng cho các địa chủ
giàu có để lấy tiền chi phí cho các việc công. Năm 1865 vua Tự Đức phải lệnh
cho các xã được trích 1/10 số ruộng cơng ở xã làm ruộng xã thương, giao cho
dân xã cày cấy, lấy thu hoạch chất vào kho để cứu đói cho dân nghèo "kẻ nào
xâm chiếm thì cho dân tố cáo, xử phạt, tịch biên gia sản".
Một điều đặc biệt là ngoài việc cho ban hành và thực hiện Luật Gia Long,
các chiếu chỉ, quy định của vua, của Bộ Hộ… về quản lý ruộng đất, Nhà Nguyễn
đã biên soạn bộ “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”. Thể loại ‘Hội điển” được
đặt ra nhằm ghi chép lại các điển pháp, quy chuẩn và các dữ liệu liên quan đến tổ
chức và hoạt động của một triều đại, một nhà nước. Trong tập XI “Hộ luật - nói
về ruộng, nhà” có những chế định về “bán trộm ruộng nhà; cấm bán ruộng nhà
(kiểu lừa đảo); cày cấy trộm ruộng công, ruộng tư; huỷ bỏ vật và lúa mạ của
người khác…”. Đáng chú ý là chế định về “đặt mua ruộng, nhà ở nơi làm quan:
phàm các quan lại có trách nhiệm, không được đặt mua ruộng, nhà ở nơi hiện
đang làm quan. Ai trái lệnh phải phạt 50 roi, không được làm quan nữa, ruộng,
nhà ấy sung công”. Trong tập XII “Thưa kiện” có chế định về “vượt bậc đi thưa
kiện: phàm qn dân có việc thưa kiện gì, đều làm đơn thưa từ cấp dưới trở lên,
nếu kẻ nào vượt quan ty cai quản của mình mà thưa kiện lên thượng ty, thì việc
kiện ấy (tuy là sự thực) phải xử đánh 50 roi…” [9].
 


34


 

Nhìn chung, các chính sách, pháp luật của Nhà Nguyễn dù rất cố gắng để
quản lý, phát triển và bảo vệ quỹ đất công, nhưng trong thực tế lại đi ngược lại xu
hướng tư nhân hóa ruộng đất diễn ra vào thế kỷ XIX trên cơ sở sức sản xuất
phong kiến đang phát triển mạnh. Năm 1852, Hà Duy Phiên giữ chức Thượng
thư Bộ Hộ phải tâu với vua Tự Đức là ở Thừa Thiên, Quảng Trị ruộng công
nhiều hơn ruộng tư. Ở Quảng Bình số ruộng cơng, tư đều bằng nhau, còn ở các
tỉnh khác trong nước tư điền nhiều hơn mà cơng điền ít.
4. Kết luận
Nhà nước Đinh và Tiền Lê được coi là nhà nước đặt nền móng khởi nguồn
cho tổ chức bộ máy và quản lý đất nước của phong kiến Việt Nam, cũng là nhà
nước manh nha quan tâm đến tính pháp lý trong hoạt động quản lý nhà nước. Các
nhà nước Lý - Trần - Hồ tuy đã có những văn bản pháp luật đầu tiên (hai bộ
“Hình thư” của Nhà Lý, Nhà Trần; phép “Hạn điền”, “Hạn nơ”, “Đại Ngu quan
chế hình luật” của Nhà Hồ…) làm cơ sở cho các hoạt động quản lý ruộng đất và
thu thuế điền thổ, nhưng thật đáng tiếc những thành tựu tồn diện của chúng
khơng thể đánh giá được do đã bị giặc Minh thiêu huỷ mất. Mặc dù vậy, qua các
văn bản chiếu chỉ của nhà Vua, quy định… của triều đình cịn ghi chép lại được
vẫn cho ta thấy tầm quan trọng, tỷ mỷ và thực tế của các văn bản pháp lý có liên
quan đến ruộng đất. Chúng đã góp phần tăng cường quyền lực cho nhà nước
phong kiến, tăng cường quyền lực cho bộ máy hành chính, điều chỉnh được các
mối quan hệ đất đai đặc trưng cho từng thời kỳ, gia tăng thuế cho quốc gia, phát
triển kinh tế và sức sản xuất phong kiến.
Bộ luật “Hồng Đức” Nhà Hậu Lê và Bộ luật “Gia Long” Nhà Nguyễn là
những thành tựu to lớn và toàn diện nhất thời phong kiến ở Việt Nam. Mặc dù cả

hai Bộ luật đều có tham khảo và vay mượn một số nội dung của các bộ luật Nhà
Đường, Nhà Minh, Nhà Thanh của Trung Quốc, và đều là những luật tổng hợp,
bao gồm các quy phạm thuộc nhiều ngành luật khác nhau như dân sự, luật hình sự,
hơn nhân và gia đình, luật tố tụng,... nhưng mỗi bộ luật đều có những điểm tiến bộ,
đã có những chỉnh sửa, bổ sung và thay đổi phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Luật Hồng Đức tuy tiếp thu nhiều thành tựu lập pháp của Nhà Đường và
Nhà Minh, nhưng theo thống kê của tác giả Insun Yu, trong 722 điều của Luật
Hồng Đức, có 261 điều tham chiếu Luật Đường, 53 điều tham chiếu Luật Minh,
còn lại hơn 400 điều là của riêng Hồng Đức [5].
Về bố cục, Luật Hồng Đức có các quy định riêng biệt về các vấn đề ruộng
đất và rõ ràng, cụ thể hơn. Về nội dung, các quy định về hôn nhân - gia đình,
điền sản của luật Hồng Đức được chú trọng hơn so với Đường Luật (quy định cụ
thể về văn tự, chúc thư, chế độ và phương thức chia thừa kế, tài sản của vợ chồng khi góa bụa v.v). Chính vì thế, sau này các tịa án thời Pháp thuộc hay Tòa
thượng thẩm Sài Gòn thời Việt Nam Cộng Hoà hay dựa trên các quy định này
của luật Hồng Đức để phân xử các vụ kiện tụng liên quan tới tài sản vợ - chồng.
Hai Bộ luật nêu trên cùng với các văn bản bổ sung và hướng dẫn thi hành
dưới dạng chiếu chỉ, sắc chỉ, chỉ dụ, thể lệ… của nhà Vua và Triều đình, đã chỉ
đạo các hoạt động quản lý đất đai trong các thời kỳ phong kiến này về cơ bản là
đồng bộ và thống nhất, đã đạt được những thành quả quan trọng góp phần tăng
35
 


 

cường quyền lực nhà nước, phát triển nền kinh tế - xã hội, sức sản xuất phong
kiến và ổn định đời sống nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Đình Đầu. Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn. 4 tập. NXB Thành phố
Hồ Chí Minh, 1994.
2. Nguyễn Đức Khả. Lịch sử quản lý đất đai. NXB ĐHQG HN, 2003.
3. Vũ Thị Phụng. Giáo trình lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, NXB
ĐHQG HN, 1997.
4. Nguyễn Cảnh Quý. Pháp luật về đất đai trong Quốc Triểu hình luật, một
phần quan trọng của lịch sử pháp lý Việt Nam. Tạp chí Địa chính, số 8/1999.
5. Insun Yu. Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII. NXB KHXH Hà
Nội, 1994.
6. Bản in nội các quan bản. Đại Việt sử ký toàn thư. NXB KHXH, Hà Nội,
1998, 4 tập.
7. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý. Một số vấn đề về pháp luật dân
sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc. NXB CTQG, Hà Nội 1998.
8. Hoàng Việt luật lệ. NXB VHTT Hà Nội 1994.
9. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ . NXB Thuận Hóa, Huế 1993.
10. Quốc Triều hình luật. NXB PL HN, 1991.

 

36



×