Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phục hồi chức năng tim mạch Giáo sư Phạm Gia Khải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.03 KB, 8 trang )

Phục hồi chức năng tim mạch – Gs.Phạm Gia Khải
Phòng khám Nội Tim Mạch Khải An – Hotline: 0932 33 2468

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIM MẠCH
GS.TS. PHẠM GIA KHẢI
Chủ tịch Hội Tim mạch học
Quốc gia Việt Nam

Những việc cần làm để mau chóng phục hồi sức khỏe
Nếu bạn mới bị nhồi máu cơ tim hay phẫu thuật tim, vận động thể lực sẽ đóng vai trò quan trọng
trong quá trình hồi phục sức khỏe của bạn. Cuốn sách nhỏ này sẽ hướng dẫn bạn tự xây dựng cho
mình một chế độ hoạt động thể lực phù hợp sau khi ra viện.
Tham gia các hoạt động thể lực từ nhẹ đến vừa cùng với bạn bè và gia đình bạn là một phần quan
trọng của chương trình phục hồi chức năng tim mạch, sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn và tránh được
các biến cố tim mạch tiếp theo.

Các bước quan trọng khác là:
1.
2.
3.
4.
5.

Bỏ hút thuốc lá.
Hạn chế các thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa.
Đạt được và duy trì một trọng lượng cơ thể lành mạnh.
Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Phục hồi chức năng tim mạch

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng tất cả các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, phẫu thuật tim,
can thiệp động mạch vành hay bệnh tim hoặc mạch máu khác nên thường quy tham gia một


chương trình phục hồi chức năng tim và phòng bệnh phù hợp.
Tại một số bệnh viện, trung tâm sức khỏe cộng đồng tiến hành các chương trình phục hồi chức
năng cho các bệnh nhân ngoại trú. Các chương trình này giúp bạn tăng dần mức độ hoạt động thể
lực của mình ngay khi ra viện, cũng như cung cấp cho bạn và gia đình bạn những thông tin cần
thiết về giáo dục sức khỏe. Bạn nên tham gia các chương trình phục hồi chức năng tim càng sớm
càng tốt sau khi ra viện.
Một chương trình phục hồi chức năng phù hợp sẽ giúp cho hầu hết các bệnh nhân bị nhồi máu cơ
tim giảm được nguy cơ tái phát các bệnh tim do mạch vành.

1


Phục hồi chức năng tim mạch – Gs.Phạm Gia Khải
Phòng khám Nội Tim Mạch Khải An – Hotline: 0932 33 2468

Những lợi ích của hoạt động thể lực
Những người bị bệnh tim đều có được những lợi ích từ việc tập luyện đều đặn với mức độ trung
bình các hoạt động thể lực giống như những người khác. Nếu hoạt động thể lực thường xuyên
bạn sẽ:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Hồi phục tốt hơn sau khi bị nhồi máu cơ tim hay các bệnh lý tim mạch khác.
Ít bị tái phát cơn nhồi máu cơ tim hay các bệnh tim mạch khác.

Cải thiện sức khỏe của bạn một cách lâu dài.
Cảm thấy tự tin, hạnh phúc và thư giãn hơn.
Kiểm soát được trọng lượng cơ thể bạn tốt hơn.
Có nồng độ cholesterol trong máu tốt hơn.
Có tần số tim và huyết áp ổn định hơn.
Tránh được hiện tượng loãng xương.

Nếu bạn bị bệnh đái tháo đường, hoạt động thể lực đều đặn sẽ giúp bạn kiểm soát được nồng độ
glucose trong máu tốt hơn
Không phải bất kỳ ai khi tập luyện vận động thể lực sẽ đạt được tất cả các ích lợi như trên ngay
lập tức. Tuy nhiên, tất cả các lợi ích về tim mạch nêu trên sẽ đạt được sau một thời gian tập luyện
các hoạt động thể lực đều đặn, cho dù bạn có bệnh tim.

Khi nào bắt đầu tập luyện thì an toàn?
Hoạt động thể lực ở mức độ trung bình một cách đều đặn là một yếu tố sống còn để đưa bạn trở
lại cuộc sống thường ngày như trước khi bị bệnh.
Điều quan trọng là bạn phải duy trì sự hoạt động và tiếp tục hoạt động từ ngày này qua ngày
khác như vệ sinh vào mỗi buổi sáng và làm các công việc nhà hay làm vườn một cách nhẹ
nhàng.
Ngay từ khi bắt đầu hãy tăng dần mức độ hoạt động thể lực của bạn một cách từ từ. Tiếp tục thực
hiện theo lời khuyên và sự hướng dẫn của thầy thuốc khi bạn ra viện, đặc biệt là bảng hướng dẫn
đi bộ.

Bảng hướng dẫn tập luyện đi bộ sau khi bạn ra viện
Tuần
1
2
3
4
5

6

Thời gian tối Số lần trong
thiểu (phút)
ngày
5-10
2
10-15
2
15-20
2
20-25
1-2
25-30
1-2
30
1-2
2

1 Bước đi
Đi bước ngắn
Đi khoan thai
Đi khoan thai
Đi khoan thai/
Đi khoan thai/
Đi khoan thai/

Đi bước dài
Đi bước dài
Đi bước dài



Phục hồi chức năng tim mạch – Gs.Phạm Gia Khải
Phòng khám Nội Tim Mạch Khải An – Hotline: 0932 33 2468

Bảng hướng dẫn này khuyến khích bạn nên bắt đầu luyện tập đi bộ ngay trong tuần đầu tiên sau
khi ra viện.
Hãy hỏi bác sĩ khi nào bạn có thể bắt đầu lại các hoạt động khác nhau và làm thể nào để xây
dựng cho mình một chương trình hoạt động thể lực. Đến tuần thứ mấy thì bạn mới có thể thực
hiện được các hoạt động thể lực như trước đây.

Những hoạt động thể lực nào phù hợp với bạn?








Hãy thực hiện các hoạt động thể lực mà bạn cảm thấy thích thú và muốn tiến hành một
cách đều đặn.
Đi bộ nhẹ nhàng một chút xung quanh nhà, vườn, hay ra ngoài phố.
Bắt đầu bằng cách cố gắng đi bộ hàng ngày trên đường phẳng.
Hãy đặt ra một điểm đích cho bạn như một cửa hàng gần đó hay là cuối dãy nhà chẳng
hạn.
Bắt đầu đi bộ với những bước đi chậm, khoan thai.
Sau vài tuần, bạn sẽ tạo cho mình một khoảng cách đi bộ xa hơn hoặc đi lên đường dốc.
Hãy đi bộ một cách nhẹ nhàng và an toàn, bạn có thể xây dựng cho mình một kế hoạch đi
xe đạp, bơi lội, hay các công việc nhà hàng ngày và làm vườn vào các tuần sau đó.


Chú ý: Ít nhất 6-8 tuần sau khi phẫu thuật tim mở bạn mới nên tập vận động thể lực ở các chi
trên ví dụ như bơi lội, vì đây là thời gian cần thiết để làm liền vết thương ở xương ức.

Nếu bạn muốn đi bộ lên cầu thang gác?
Hãy đi lên cầu thang gác một cách từ từ và cẩn thận, nhưng nếu đó là cầu thang gác ở nhà của
bạn thì không có lý do gì để bạn không nên đi lên một cách từ từ ngay khi bạn về nhà. Có một
nguyên tắc chung là nếu bạn có thể đi bộ một cách bình thường với các bước đi như thường ngày
thì bạn có thể đi lên được 2 tầng gác với các bước đi bình thường của bạn.

Tập thể thao?
Sau khi bị nhồi máu cơ tim bạn thường có thể trở lại chơi tennis, chơi golf và bowling sau 6 tuần.
Hãy hỏi bác sĩ của bạn về những môn thể thao đặc biệt khác.

Sinh hoạt tình dục?
Hầu hết mọi người có thể sinh hoạt tình dục sớm sau khi bị nhồi máu cơ tim. Bởi vì làm tình là
một loại của hoạt động thể lực mang lại những hiệu quả có lợi cho trái tim của bạn. Hoạt động
thể lực trong quá trình làm tình có thể so sánh với việc trèo lên cầu thang của 2 tầng lầu. Bạn nên
nhớ rằng phải dừng lại bất cứ hoạt động nào, kể cả trong quá trình làm tình, nếu bạn có bất cứ
một đau đớn hay khó chịu nào ở trong ngực.

3


Phục hồi chức năng tim mạch – Gs.Phạm Gia Khải
Phòng khám Nội Tim Mạch Khải An – Hotline: 0932 33 2468

Giảm ham muốn tình dục một thời gian ngắn sau khi bị nhồi máu cơ tim là bình thường. Cũng
tương tự như vậy, một số thuốc tim mạch có thể ảnh hưởng đến ham muốn hay khả năng hoạt
động tình dục của bạn. Bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích. Điều quan trọng là bạn hãy

tâm sự với bạn tình của mình, bởi vì cả hai người nhiều khi có thể cảm thấy không chắc chắn.

Bạn nên hoạt động thể lực như thế nào?










Cảm giác của bạn chính là sự hướng dẫn tốt nhất cho mức độ hoạt động thể lực mà bạn
có thể tập luyện một cách an toàn.
Bạn phải luôn luôn có cảm giác thoải mái trong khi tập luyện.
Bạn không bao giờ cảm thấy hoạt động của mình khó khăn.
Nếu các hoạt động thể lực của ngày hôm trước làm bạn bị mệt và đau đớn, hãy nghỉ một
ngày để bạn hồi phục lại sức khỏe hoàn toàn.
Hãy dừng lại ở mức độ hoạt động thể lực tương tự hay thấp hơn một chút trong 1-2 tuần
trước khi tăng lên mức độ gắng sức mới.
Nếu bạn bị chóng mặt, thở gấp, nhịp tim không đều, hay đau ngực hãy đi chậm lại hoặc
dừng hẳn lại cho đến khi các dấu hiệu trên qua đi.
Nếu bạn được kê đơn thuốc chống đau thắt ngực, hãy mang các thuốc đó theo khi bạn tập
luyện các hoạt động thể lực, và hãy thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng các
thuốc đó.
Nếu các dấu hiệu trên lại xuất hiện, hãy liên lạc ngay với bác sĩ vì bạn có thể cần lời
khuyên về mức độ hoạt động thể lực và những điều trị cần thiết. Bạn có thể hoạt động
gắng sức được ít hơn khi trời lạnh, vì trời lạnh làm tăng hoạt động của tim.


Đau ngực hay khó chịu ở ngực
Nếu bạn xuất hiện đau thắt ngực hay khó chịu ở ngực, bạn nên nghỉ ngơi, ngậm hay sịt thuốc
nitroglycerine dưới lưới, và hãy báo ngay với bác sĩ của bạn.
Nếu đau ngực hay cảm giác khó chịu ở ngực không đỡ, hãy dùng lại các thuốc trên sau 5 phút.
Nếu các dấu hiệu trên không hết hoàn toàn trong vòng 10-15 phút sau khi đã nghỉ ngơi và dùng
thuốc, có thể bạn bị nhồi máu cơ tim tái phát. Hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức.
Chú ý: Trong hoàn cảnh đặc biệt, như ở vùng nông thôn, vùng xa... nơi mà xe cấp cứu không có
sẵn:





Hãy đến trung tâm y tế hay bác sĩ gần nhất để có lời khuyên.
Có thể nhờ ai đó đưa bạn đến bệnh viện.
Khi bạn đã hồi phục
Bạn nên trở lại với các hoạt động bình thường của mình sau 3-4 tuần.

Khi bạn đã hồi phục, hãy duy trì các hoạt động thể lực đều đặn. Đó là một phần quan trọng giúp
bạn chóng hồi phục sức khỏe và cũng là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.
4


Phục hồi chức năng tim mạch – Gs.Phạm Gia Khải
Phòng khám Nội Tim Mạch Khải An – Hotline: 0932 33 2468

Số lần, cường độ và thời gian luyện tập
Điều đó phụ thuộc vào thể loại hoạt động thể lực nào bạn ưa thích, tình trạng sức khỏe của bạn
và sự phù hợp của các hoạt động thể lực này với cuộc sống thường ngày của bạn. Càng hoạt
động thể lực nhiều càng tốt.

Bạn nên đạt được ít nhất 30 phút tập luyện thể lực với mức độ trung bình (ví dụ như đi bộ với
bước đi dài) mỗi ngày, điều đó sẽ mang lại những lợi ích cho sức khỏe của bạn.
Hãy tự tìm cho mình một mức độ hoạt động thể lực phù hợp nhất, ví dụ bạn nói chuyện trong khi
luyện tập thể lực mà không bị thở gấp thì mức độ hoạt động thể lực đó là phù hợp với bạn.
Tập tạ có thể làm tăng huyết áp và điều đó bạn nên tránh.

Làm thế nào để tăng dần các hoạt động thể lực?
Một số gợi ý giúp bạn tăng cường các hoạt động thể lực hàng ngày:










Hãy trèo cầu thang bộ thay cho đi thang máy.
Hãy xuống xe ô tô bus trước khi đến chỗ làm việc một bến để tập đi bộ.
Hãy đi bộ đến các cửa hàng ở trong khu vực bạn sống hay đi bộ đến bến tàu thay cho việc
đi xe.
Hãy mặc quần áo và đi giầy phù hợp với thời tiết và hoạt động thể lực của bạn. Để chạy
hay đi bộ, bạn hãy chọn loại giầy mềm và có lớp đệm chống sang trấn.
Nếu trời quá nóng, ẩm hay lạnh, hãy hoãn việc tập luyện của bạn lại cho đến khi thời tiết
trở nên dễ chịu hơn. Không nên tập luyện ngay sau khi ăn, sau khi uống rượu, hay khi
bạn cảm thấy không khỏe.
Nếu bạn tập luyện trong một thời gian dài bạn có thể bị mất rất nhiều nước vì ra mồ hôi.
Điều quan trọng là bạn phải bù lại lượng nước bị mất qua mồ hôi này bằng cách uống
nước trong và sau khi tập luyện.

Nếu bạn muốn bắt đầu một chương trình luyện tập nặng hơn, hãy hỏi bác sĩ của bạn trước
khi tiến hành luyện tập.

Có quá muộn khi tập luyện thể lực ở tuổi trung niên hay lớn tuổi hơn?
Không. Bất kỳ một hoạt động thể lực nào đều mang lại các lợi ích cho dù bạn ở bất kỳ tuổi nào.
Thậm chí, nếu bạn luyện tập thể lực ở tuổi trung niên hay lớn tuổi hơn bạn vẫn sẽ có được sự bảo
vệ chống lại những bệnh lý tim mạch sau này.

Tập luyện thể lực có nguy hiểm gì không?
Một cuộc sống tĩnh tại nguy hiểm hơn một cuộc sống hoạt động thể lực đều đặn. Điều này vẫn
đúng ngay cả khi bạn có bệnh tim.
5


Phục hồi chức năng tim mạch – Gs.Phạm Gia Khải
Phòng khám Nội Tim Mạch Khải An – Hotline: 0932 33 2468

Chúng ta đều biết có những người bề ngoài khỏe mạnh bị tử vong vì nhồi máu cơ tim trong khi
tập luyện thể thao. Thường thì những người này không nhận thức đúng đắn về tình trạng bệnh
tim của mình và tập luyện thể lực quá mức. Tuy nhiên các trường hợp này rất hiếm.
Cơ và khớp có thể bị chấn thương do các hoạt động thể lực. Có thể phòng tránh được bằng cách
lựa chọn đúng loại hoạt động thể lực và không tập luyện quá mức.
Nếu bạn bị chấn thương, hãy giảm mức độ hoạt động thể lực xuống và nếu cần thiết hãy hỏi ý
kiến bác sĩ của bạn. Hãy tiếp tục tập luyện khi bạn đã ổn định. Hãy bắt đầu luyện tập trở lại với
mức độ hoạt động thể lực thấp hơn và hãy tăng dần mức độ luyện tập một cách từ từ.

Hãy ghi nhớ:
1. Hãy luyện tập những gì bạn thích thú và muốn tập luyện đều đặn.
2. Hãy bắt đầu tập luyện bất cứ một hoạt động thể lực nào với mức độ thấp. Nếu bạn muốn
tập luyện với cường độ cao hơn, hãy xây dựng cho mình một chế độ luyện tập tăng dần

một cách từ từ qua nhiều tuần.
3. Hãy tập luyện khi bạn cảm thấy khỏe.
4. Không nên tập luyện quá sức.
5. Tránh các hoạt động thể lực khi bạn cảm thấy không khỏe, mệt mỏi hay đau đớn do buổi
tập luyện trước.
6. Hãy tập luyện trong giới hạn mà bạn cảm thấy thoải mái, bạn không nên bao giờ cảm
thấy hoạt động thể lực một cách khó khăn.
7. Nếu bạn muốn bắt đầu một chương trình luyện tập với cường độ cao hơn hãy hỏi ý kiến
bác sĩ của bạn.
8. Nếu bác sĩ kê đơn thuốc để chữa đau thắt ngực cho bạn, bạn nên mang theo thuốc đó bên
mình khi luyện tập thể lực.
9. Hoạt động thể lực một cách đều đặn có đảm bảo cho bạn tránh được nhồi máu cơ tim tái
phát hay các bệnh tim mạch khác không?
10. Không. Hoạt động thể lực đều đặn chỉ là một phần trong phương pháp điều trị không
dùng thuốc bằng cách thay đổi lối sống.
Các vấn đề sau đây cũng rất quan trọng:
1. Hãy cai thuốc lá
Ngừng hút thuốc lá là một yếu tố quan trọng nhất giúp bạn có thể làm giảm nguy cơ bị tái phát
những biến cố tim do mạch vành. Hút thuốc lá làm giảm nồng độ oxy trong máu của bạn, làm
tổn thương và suy yếu thành động mạch.
Lợi ích của việc ngừng hút thuốc lá gần như đạt được tức thì. Ngay khi bạn ngừng hút thuốc,
nguy cơ tái phát bệnh tim của bạn bắt đầu giảm xuống. Sau 1 năm bạn cai thuốc lá, nguy cơ bạn
bị cơn nhồi máu cơ tim tái phát sẽ giảm đi một nửa so với trường hợp bạn tiếp tục hút thuốc.
6


Phục hồi chức năng tim mạch – Gs.Phạm Gia Khải
Phòng khám Nội Tim Mạch Khải An – Hotline: 0932 33 2468

2. Hãy thưởng thức những thức ăn lành mạnh

Để làm giảm nguy cơ tim mạch, điều quan trọng là bạn phải ăn nhạt và hạn chế ăn những thức ăn
có chứa chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa được thấy trong các sản phẩm có chứa chất béo toàn
phần, đặc biệt là sản phẩm sữa và pho mát, thịt mỡ, bơ, dầu thực vật: dầu dừa và dầu cọ, và hầu
hết các thức ăn nhanh, các loại bánh như bánh bích quy, bánh ga tô.
Hãy thay thế các thức ăn có chứa chất béo bão hòa bằng các thức ăn có chứa một lượng trung
bình các chất béo đa chuỗi và đơn chuỗi không bão hòa như dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu
nành và dầu lạc.
Ăn các thức ăn lành mạnh cũng bao gồm sự lựa chọn các thức ăn có nguồn gốc thực vật như rau
xanh, hoa quả và một số loại đậu, các thức ăn làm từ ngũ cốc như bánh mỳ, mỳ sợi, bánh đa,
bánh phở; và ăn một lượng trung bình thịt nạc, thịt gia cầm, cá và ăn hạn chế các sản phẩm có
mỡ.
Thay gạo trắng thường bằng các thực phẩm thực dưỡng như: gạo lứt, mầm gạo lứt nếu có thể
được.
3. Kiểm soát trọng lượng cơ thể bạn
Béo phì hay béo bụng là một yếu tố nguy cơ bị bệnh động mạch vành. Điều cơ bản để đạt được
và duy trì một trọng lượng cơ thể hợp lý khỏe mạnh là bạn hãy có một chế độ ăn lành mạnh và
hãy luyện tập thể lực đều đặn. Để có được một trọng lượng cơ thể phù hợp, cần phải có được sự
cân bằng về năng lượng mà bạn ăn hoặc uống vào với năng lượng mà bạn tiêu hao qua việc hoạt
động thể lực. Để giảm cân, bạn cần phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn qua các hoạt động thể
lực và ăn ít năng lượng hơn.
4. Kiểm soát huyết áp và tần số tim của bạn
Huyết áp cao và tần số tim nhanh là các yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh tim mạch. Hãy sử dụng
thuốc theo đơn của bác sĩ để đạt huyết áp mục tiêu là < 140/90 mmHg và tần số tim mục tiêu là <
70 lần/phút. Nếu huyết áp và tần số tim của bạn cao hơn mục tiêu, hãy yêu cầu bác sĩ điều chỉnh
thuốc để đưa các chỉ số trên về mục tiêu cần đạt.
5. Kiểm soát đường máu
Đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch. Hãy thay đổi lối sống và
sử dụng các thuốc hạ đường máu theo sự hướng dẫn của các bác sĩ để đưa đường trong máu của
bạn trở lại mức bình thường, với HbA1c mục tiêu là < 7%.
6. Điều trị rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch. Hãy thay đổi lối
sống và sử dụng các thuốc cần thiết để đưa các chỉ số lipid máu về mục tiêu điều trị.
7


Phục hồi chức năng tim mạch – Gs.Phạm Gia Khải
Phòng khám Nội Tim Mạch Khải An – Hotline: 0932 33 2468

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Với mong muốn được giúp đỡ những bệnh nhân nghèo có điều kiện được chữa trị, Gs.Phạm Gia
Khải dành toàn bộ số tiền bán sách tặng cho Quỹ từ thiện của Bệnh viện Tim Hà Nội.

8



×