Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

tóm tắt Nghiên cứu đặc tính điện hóa của Fenofibrat và ứng dụng trong phân tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.57 KB, 26 trang )

Header Page 1 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

ĐỖ THỊ KIM DUNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH ĐIỆN HÓA CỦA FENOFIBRAT
VÀ ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2016

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

ĐỖ THỊ KIM DUNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH ĐIỆN HÓA CỦA FENOFIBRAT
VÀ ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH
Chuyên ngành: Hóa phân tích
Mã số: 60440118


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ KIM THƢỜNG

HÀ NỘI - 2016

Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Kim Thường
đã giao đề tài, nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi thực hiện
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong bộ môn Hóa Phân Tích nói riêng và
trong khoa Hóa Học nói chung đã dạy dỗ, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt thời gian tôi
học tập tại trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên - Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Tôi xin cảm ơn đề tài mã số GG.15.14 của Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tài trợ kinh
phí để tôi thực hiện thành công luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, các bạn sinh viên, học viên của Bộ môn Hóa
phân tích đã luôn động viên tinh thần, cổ vũ, tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và
thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2016
Học viên

Đỗ Thị Kim Dung

Footer Page 3 of 126.



Header Page 4 of 126.

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

3

1.1. Giới thiệu về chất nghiên cứu fenofibrat

3

1.1.1. Cấu tạo của fenofibrat

3

1.1.2. Dược lực học và động học của fenofibrat

3

1.2. Các phương pháp xác định fenofibrat

4


1.2.1. Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao

4

1.2.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử

8

1.2.3. Phương pháp von - ampe hòa tan

9

1.3. Giới thiệu về phương pháp von - ampe hòa tan hấp phụ

10

1.3.1. Nguyên tắc của phương pháp von - ampe hòa tan hấ p phu ̣

10

1.3.2. Các kỹ thuật ghi đo tín hiệu hoà tan chất cần phân tích

13

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

2.1. Nội dung nghiên cứu


15

2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu

15

2.1.2. Nội dung nghiên cứu

15

2.2. Phương pháp nghiên cứu

15

2.2.1. Tiến trình thí nghiệm theo phương pháp CV

15

2.2.2. Tiến trình thí nghiệm theo phương pháp DP - AdSV

16

2.2.3. Xử lý mẫu

17

2.3. Trang thiết bị và hóa chất

18


2.3.1. Các dụng cụ và thiết bị được sử dụng

18

2.3.2. Hóa chất

19

2.3.3. Chuẩn bị các dung dịch hóa chất

20

2.4. Các thông số đánh giá độ tin cậy của phương pháp phân tích

21

2.4.1. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)

21

2.4.2. Độ chụm (độ lặp lại) của phương pháp

22

Footer Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.

2.4.3. Độ đúng (độ thu hồi) của phương pháp


23

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24

3.1. Khảo sát các đặc tính điện hóa của fenofibrat bằng phương pháp von ampe vòng (CV)

24

3.2. Tối ưu hóa các điều kiện xác định fenofibrat

26

3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của pH

26

3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian hấp phụ

28

3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của thế hấp phụ

30

3.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của tốc độ quét thế

31


3.3. Đánh giá phương pháp phân tích

33

3.3.1. Xây dựng đường chuẩn xác định fenofibrat

33

3.3.2. Đánh giá độ lặp lại của phương pháp

34

3.4. Áp dụng phân tích một số mẫu thuốc trên thị trường

35

3.5. Xác định fenofibrat trong mẫu huyết tương

37

3.5.1. Quy trình xử lý mẫu huyết tương

37

3.5.2. Xây dựng đường chuẩn xác định fenofibrat trong nền mẫu huyết tương

40

3.5.3. Đánh giá độ lặp lại của phương pháp


42

3.5.4. Đánh giá độ thu hồi của phương pháp.

43

KẾT LUẬN

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

45

Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Tiếng Anh
Absorptive Stripping

Tiếng Việt


1

AdSV

2

ASV

Anodic Stripping Voltammetry Von - ampe hòa tan anot

3

CSV

Cathodic StrippingVoltammetry Von - ampe hòa tan catot

4

CV

Cyclic Voltammetry

Von - ampe vòng

5

DPV

Differential Pulse Stripping


Von - ampe hòa tan xung vi

Voltammetry

phân

6

HMDE

7

HPLC

8

Voltammetry

Hanging Mercury Dropping
Electrode

Von - ampe hòa tan hấp phụ

Điện cực giọt thủy ngân treo

High Performance Liquid

Phương pháp sắc ký lỏng


Chromatography

hiệu năng cao

LOD

Limit of Detection

Giới hạn phát hiện

9

LOQ

Limit of Quantitation

Giới hạn định lượng

10

MFE

Mercury Film Electrode

Điện cực màng thủy ngân

11

SMDE


12

SqW

13

SV

Footer Page 6 of 126.

Stastic Mercury Dropping
Electrode

Điện cực giọt thủy ngân tĩnh

Square - Wave Stripping

Von - ampe hòa tan sóng

Voltammetry

vuông

StrippingVoltammetry

Von - ampe hòa tan


Header Page 7 of 126.


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH đến cường độ dòng đỉnh píc .......... 27
bảng 3.2: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian hấp phụ đến cường độ dòng
đình pic ................................................................................................................... 29
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thế hấp phụ đến cường độ dòng đỉnh píc . .30
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tốc độ quét đến cường độ dòng đỉnh píc .. .32

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của nồng độ fenofibrat đến cường độ dòng đỉnh píc......... ..33
Bảng 3.6: Độ lặp lại của cường độ dòng đỉnh píc của fenofibrat ........................... .34
Bảng 3.7: Kết quả phân tích mẫu thuốc SanDor ..................................................... .35
Bảng 3.8: Kết quả phân tích các mẫu thuốc ............................................................. 36
Bảng 3.9: Sự phụ thuộc của cường dộ dòng píc vào thành phần dung môi ............ 39
Bảng 310: Cường độ dòng đỉnh píc của fenofibrat trong nền mẫu huyết tương .... 41
Bảng 3.11: Độ lặp lại của cường độ dòng đỉnh píc của fenofibrat trong nền mẫu
huyết tương ............................................................................................................. 42
Bảng 3.12: Nồng độ fenofibrat trong mẫu huyết tương được xác định dựa vào
đường chuẩn ............................................................................................................. 43

Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Công thức cấu tạo của fenofibrat ............................................................... 3
Hình 2.1: Thiết bị phân tích điện hóa Metrohm - Autolab. ..................................... 19
Hình 3.1: Đường CV (von – ampe vòng) của fenofibrat ........................................ 24
Hình 3.2: Quá trình khử của fenofibrat .................................................................... 25
Hình 3.3: Đường von - ampe vòng của fenofibrat quét 5 vòng liên tục. ................. 26
Hình 3.4: Ảnh hưởng của pH đến cường độ dòng đỉnh píc. .................................... 27

Hình 3.5: Đường von - ampe hòa tan của fenofibrat khi thay đổi pH .................... 28
Hình 3.6: Đường von - ampe hòa tan của fenofibrat khi thay đổi thời gian hấp phụ
.................................................................................................................................. 29
Hình 3.7: Ảnh hưởng của thời gian hấp phụ đến cường độ dòng đỉnh píc ..............29
Hình 3.8: Ảnh hưởng của thế hấp phụ đến cường độ dòng đỉnh píc .......................30
Hình 3.9: Đường von – ampe hòa tan của fenofibrat khi thay đổi thế hấp phụ..... 31
Hình 3.10: Đường von – ampe hòa tan của fenofibrat khi thay đổi tốc độ quét thế 32
Hình 3.11: Ảnh hưởng của tốc độ quét thế đến cường độ dòng đỉnh píc ................ 32
Hình 3.12: Đường chuẩn xác định fenofibrat ........................................................ 33
Hình 3.13: Đường von - ampe hòa tan của fenofibrat trong mẫu thuốc Sandoz ..... 36
Hình 3.14: Đường von – ampe hòa tan trong mẫu huyết tương ở các nồng độ
fenofibrat khác nhau sử dụng chiết pha rắn có thêm chuẩn......................................38
Hình 3.15: : Đường von - ampe hòa tan fenofibrat phụ thuộc vào thành phần dung
môi ............................................................................................................................ 39
Hình 3.16: Đường von - ampe hòa tan của fenofibrat trong nền mẫu huyết tương . 40
Hình 3.17: Đường chuẩn của fenofibrat trên nền mẫu huyết tương ........................ 41

Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

MỞ ĐẦU
Cholesterol là dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho sự hoạt động phát triển
một cách bình thường của cơ thể. Tuy nhiên khi lượng chất này trong máu quá cao
sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: xơ vữa động mạch, cao
huyết áp. Nguyên nhân gây tăng cholesterol có liên quan đến chế độ ăn, thói quen
sinh hoạt, luyện tập, và có xu hướng ngày càng tăng trong xã hội phát triển.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc uống làm giảm cholesterol trong máu, chủ yếu
tập trung ở hai nhóm đó là fibrat và statin. Một trong những hoạt chất được sử dụng

khá phổ biến cho bệnh nhân điều trị cholesterol cao là fenofibrat. Fenofibrat có
nhiều ưu điểm vượt trội so với các dẫn chất cùng nhóm, tần suất và cường độ tác
dụng phụ thấp, có thể phối hợp với các thuốc thuộc nhóm statin trong điều trị chứng
tăng cholesterol trong máu.
Hiện nay, vì lợi ích kinh tế đã có không ít tổ chức, cá nhân đã cho ra đời
nhiều loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng làm nguy hại cho sức khỏe và kinh tế
người bệnh. Vì vậy, vấn đề kiểm định lại hàm lượng của thuốc theo đúng tiêu chuẩn
là một vấn đề rất quan trọng và thực sự cần thiết.
Việc kiểm định chất lượng thuốc ở dạng bào chế cũng như dược động học
của thuốc cần phải có phương pháp phân tích một lượng thuốc nhỏ trong các mẫu
sinh học để có thể tìm hiểu khả năng tồn tại cũng như khả năng hấp thu của thuốc
trong cơ thể để từ đó đưa ra liều lượng đúng và phù hợp với người bệnh.
Có nhiều phương pháp được sử dụng để xác định các chất có hoạt tính sinh
học nói chung và fenofibrat nói riêng như các phương pháp sắc ký, phương pháp
quang phổ UV-Vis, phương pháp cực phổ và von - ampe hòa tan hấp phụ. Trong
dược điển Việt Nam, fenofibrat đã được nghiên cứu và xác định bằng phương pháp
sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Tuy nhiên, chi phí cho phân tích HPLC cao, quy
trình xử lý mẫu phức tạp, thiết bị đắt tiền. Do vậy, với mong muốn nghiên cứu một
phương pháp có thể kiểm tra song hành với phương pháp trong dược điển nên chúng
tôi đã lựa chọn phương pháp von - ampe hòa tan hấp phụ. Đây là phương pháp có độ

Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

nhạy và độ chọn lọc cao, quy trình phân tích đơn giản, chi phí phân tích cho mẫu
cần kiểm nghiệm không cao. Chính vì vậy, trong phạm vi của luận văn, chúng tôi
chọn phương pháp von - ampe hòa tan hấp phụ để nghiên cứu các đặc tính điện hóa
và quy trình xác định fenofibrat trong mẫu dược phẩm và mẫu huyết tương.


Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về chất nghiên cứu fenofibrat
1.1.1. Cấu tạo của fenofibrat
Fenofibrat có tên khoa học theo IUPAC là propan-2-yl{2-4-[(4-clophenyl)
cacbonyl] phenoxy}-2- methylpropanoate được biết với tên thương mại là tricor, là
một dẫn xuất của axit fibric [1].
Công thức cấu tạo của fenofibrat như ở hình 1.1:

Hình 1.1: Công thức cấu tạo của fenofibrat
Công thức phân tử là: C20H21ClO4, khối lượng mol phân tử là 360,831(g/mol).
Fenofibrat là bột kết tinh màu trắng, ít tan trong nước (< 0,5 mg/lít), tan tốt trong
metanol [1].
1.1.2. Dƣợc lực học và động học của fenofibrat
1.1.2.1. Dược lực học
Fenofibrat là dẫn chất của axit fibric, thuốc hạ lipid máu. Thuốc ức chế sinh
tổng hợp cholesterol ở gan, làm giảm các thành phần gây vữa xơ (lipoprotein tỷ
trọng rất thấp VLDL và lipoprotein tỷ trọng thấp LDL) làm tăng sản xuất lipoprotein
tỷ trọng cao (HDL), và còn làm giảm triglycerid máu. Do đó, thuốc fenofibrat làm
cải thiện đáng kể sự phân bố cholesterol trong huyết tương. Fenofibrat được dùng để
điều trị bệnh nhân có lipoprotein cao trong mẫu huyết tương. Fenofibrat có thể làm
giảm 20 - 25% cholesterol toàn phần và 40 - 50% triglycerid trong máu [2,3].

Footer Page 11 of 126.



Header Page 12 of 126.

1.1.2.2. Dược động học
Fenofibrat được hấp thu tốt từ đường dạ dày, ruột. Trong nước tiểu của người
uống, fenofibrat chủ yếu tồn tại dưới dạng axit fenofibric. Nồng độ của axit
fenofibric cao nhất trong huyết tương xảy ra trong vòng 6 đến 8 giờ sau khi uống.
Lúc này fenofibrat nhanh chóng thủy phân thành axit fenofibric. Trong máu không
tìm thấy fenofibrat nguyên dạng. Dạng chuyển hóa có hoạt tính, axit fenofibrat, kết
hợp với axit glucuronic và sau đó được bài tiết trong nước tiểu. Fenofibrat được bài
tiết chủ yếu trong nước tiểu chiếm khoảng 60% [2,3].
1.2. Các phƣơng pháp xác định fenofibrat
Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để xác định fenofibrat như: các
phương pháp sắc ký lỏng, phương pháp quang phổ, phương pháp von - ampe…
1.2.1. Phƣơng pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao
Phương pháp sắc ký lỏng được sử dụng chủ yếu để xác định đồng thời
fenofibrat và một số chất khác trong mẫu sinh học với các điều kiện: các chất phân
tích được thực hiện trên cột RP C18, kích thước hạt phù hợp, detector UV.
A.Arora1 và các cộng sự đã xác định fenofibrat trong mẫu huyết tương bằng
phương pháp HPLC. Nội dung nghiên cứu là mô tả cụ thể quy trình xác định
fenofibrat trong huyết tương người sử dụng sắc kí lỏng pha đảo. Pha động được sử
dụng đơn giản với độ nhạy đủ để định lượng fenofibrat với lượng thấp 0,095 mg
/mL, hệ số biến thiên thấp hơn 20% và độ chính xác dao động từ 101,99 -107,41%,
Khoảng tuyết tính từ 0,095 mg/mL đến 19,924 mg/mL, R2 lớn hơn 0,98. Phương
pháp trên có giá trị trong việc phân tích của thuốc trong huyết tương người. Các
phương pháp với hiệu chỉnh nhỏ có thể được sử dụng để phân tích thuốc ở dạng bào
chế khác nhau [14].
Để xác định đồng thời atorvastatin canxi, ezetimib và fenofibrat trong mẫu
sinh học, Archita Patel và các cộng sự đã sử dụng phương pháp sắc kí lỏng hiệu
năng cao. Các chất phân tích được thực hiện trên cột RP C18 (kích thước hạt 5 mm,


Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

đường kính 150 mm × 4,6 mm), pha động gồm metanol - axetonitrin - nước (76 + 13
+ 11, v/v/v), tốc độ dòng 1 ml/phút. Sử dụng detector UV ở bước sóng 253 nm thì
thời gian lưu của atorvastatin canxi, ezetimib và fenofibrat lần lượt ở 2,25; 3,68;
6,41 phút, khoảng tuyến tính từ 2 – 10 µg/mL (R2 = 0,998) cho atorvastatin và
ezetimib, 40 – 120 µg/mL (R2 = 0,998) cho fenofibrat,

LOD và LOQ của

atorvastatin nằm trong khoảng 0,11 - 0,3477 µg.mL-1; của ezetimibe 0,07 - 0,2177
µg.mL-1; và của fenofibrat 0,25 - 0,77 µg.mL-1. Hiệu suất thu hồi của atorvastatin
canxi; ezetimib và fenofibrat lần lượt là 99,83%; 99,89%; 99,98% và độ lệch chuẩn
nhỏ hơn 2% [21].
Phương pháp sắc kí lỏng cũng được Fathy M.M Salama và các cộng sự sử
dụng để xác định chính xác hàm lượng fenofibrat trong mẫu dược phẩm với điều
kiện cột C18 restekpinnacle II phenyl (5µm, 250mm × 4,6mm) và pinnacle II phenyl
(5 µm, 10 mm × 4), pha động gồm metanol 0,1%; axit photphoric ( 60 : 40; v/v) với
tốc độ dòng 2 mL/phút, nhiệt độ cột 500C, pH = 2,5. Detector UV đặt tại các bước
sóng 302 nm đối với chất nội chuẩn (IS) và 289 nm đối với fenofibrat. Khoảng
tuyến tính từ 60 - 140 ppm với hệ số tương quan bằng 0,9999; hiệu suất thu hồi của
quy trình xử lý mẫu fenofibrat từ 99,77 - 100,39% [27].
Rayan G. Alamri, Kazi Mohsina, Ajaz Ahmad, Mohammad Raishc và Fars K.
Alanazia đã sử dụng phương pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng cao với detector UV
(UHPL - UV) để xác định fenofibrat và axit fenofibric bị chuyển hóa trong mẫu
huyết tương của chuột bạch. Nhóm tác giả đã sử dụng điều kiện phân tích của hệ

sắc ký lỏng như sau: cột C18 với thành phần pha động là metanol và nước (65 : 35),
tốc độ dòng là 0,3 mL/phút (đẳng dòng) và bước sóng hấp thụ của detector UV là
284 nm. Để đo được nồng độ của fenofibrat và axit fenofibric trong mẫu huyết
tương chuột thì các tác giả đã sử dụng kĩ thuật xử lý mẫu là chiết lỏng lỏng với quy
trình như sau: mẫu huyết tương được lấy và chuyển vào các ống ly tâm 1,5 mL. Sau
đó thêm chuẩn các dung dịch fenofibrat, axit fenofibric và chất nội chuẩn (2500
ng/mL) rồi trộn đều. Sử dụng metanol để kết tủa huyết tương. Tiếp theo quay ly tâm
trong 10 phút với tốc độ quay là 2500 vòng/ phút. Sau khi ly tâm, phần dung dịch

Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

được đuổi bằng N2 ở 45 - 50oC và cuối cùng cặn được hòa tan bằng 200 µl pha động
và được bơm vào hệ sắc ký. Các kết quả đạt được: giới hạn phát hiện và giới hạn
định lượng là 30 và 90 ng/mL với fenofibrat và 40 và 100 ng/mL đối với axit
fenofibric cùng với hệ số biến thiên trong ngày nhỏ hơn 5% [32].
Để xác định được nồng độ fenofibrat trong huyết tương của người, nhóm
nghiên cứu đã sử dụng xử lý mẫu bằng kĩ thuật chiết pha rắn và phương pháp sắc ký
lỏng hiệu năng cao với detector UV. Điều kiện của hệ sắc ký là pha động đệm
phosphat với metanol tỉ lệ 40 : 60, bước sóng UV là 288 nm, nhiệt độ cột là 350C và
tốc độ dòng là 0,8 mL/phút, giới hạn phát hiện là 36 µg/mL. Với đặc điểm là nền
mẫu phức tạp thì nhóm tác giả đã nghiên cứu thành công khi tìm ra quy trình chiết
pha rắn: trước hết rửa cột bằng 1ml metanol và 1ml đệm photphat với tốc độ là 6,00
mL/phút. Sau đó,bơm lên cột 0,8 mL mẫu với tốc độ là 0,18 mL/phút; dung dịch
rửa tạp là 1mL đệm photphat pH = 7,4, tốc độ chảy là 1,5 mL/phút; dung dịch rửa
giải là 1mL metanol và 1mL axit photphoric 0,04 M, hiệu suất thu hồi xác định
fenofibrat trong huyết tương người đạt trên 99% [23].
Nhóm tác giả Dasandi Bhavesh, Sanjay Shaha và Shivprakash cũng đã xác

định hàm lượng của axit fenofibric trong huyết tương người bằng phương pháp sắc
kí khối phổ với các điều kiện đo: Cột C18 sử dụng chế độ đẳng dòng với tốc độ là
0,2 mL/phút và sử dụng chiết lỏng lỏng để chiết axit fenofibric với quy trình: 250
µL huyết tương của người được thêm 25 µL chất nội chuẩn axit mefenamic là 7,0
µg/mL; sau đó trộn với 250 µL axit formic 0,1% và lắc đều trong 10 s; rồi đem đi
lắc với 4,5 mL hỗn hợp đietylete và etyl acetat tỉ lệ 1: 1 trong 5 phút; tiếp đó quay ly
tâm với tốc độ 3000 vòng/phút; cuối cùng lấy phần hữu cơ đem đuổi dung môi bằng
khí N2 ở nhiệt độ 450C rồi hòa tan phần cặn bằng 0,5 mL ACN và nước tỉ lệ 1:1. Kết
quả thu được: khoảng tuyến tính từ 0,05 - 7,129 µg/mL và kết quả cho thấy hàm
lượng của axit fenofibric sẽ giảm dần sau khi người bệnh uống thuốc sau 5 giờ và
lượng hấp thụ lớn nhất của người bệnh là từ 4 - 5 giờ sau khi uống [25].

Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.

Để xác định đồng thời hàm lượng của atorvastatin canxi và fenofibrat trong
thuốc viên, các tác giả N.Jain, R. Raghuwanshi và Deepti Jain đã sử dụng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao – pha đảo. Với các điều kiện của hệ sắc ký là cột
luna C18; pha động metanol – đệm axetat pH 3,7 tỉ lệ 82 : 18 (v/v); tốc độ dòng 1,5
mL/phút, nhiệt độ cột là 25oC, bước sóng xác định là 248 nm và các chất có thời
gian lưu lần lượt là 3,02 phút và 9,05 phút. Kết quả thu được khoảng tuyến tính từ
1-5 µg/mL và 16 - 80 µg/mL tương ứng với atorvastatin canxi và fenofibrat. Sau đó
áp dụng điều kiện phân tích đó để xác định hàm lượng atorvastatin canxi và
fenofibrat trong mẫu thuốc viên với quy trình xử lý mẫu sử dụng metanol – nước tỉ
lệ 80 : 20 (v/v) để chiết, thu được kết quả rất tốt khi cả hai chất đều được chiết đạt
hiệu suất thu hồi trên 100% [30].
Phương pháp sắc kí lỏng khối phổ - khối phổ (UPLC - MS/MS) được
Alothman ZA và các cộng sự dùng để xác định fenofibrat trong mẫu dược phẩm và

mẫu huyết tương người. Quy trình xử lý mẫu: mẫu huyết tương được thêm 5 mL
dung môi có chứa (etyl acetat : đietylete) sau đó được cho vào máy lắc 10 phút rồi
quay li tâm trong 10 phút ở 5000 rpm, tiếp đó tách lấy lớp huyết tương. Các điều
kiện tối ưu: cột tách C18 cột (kích thước hạt 1,7 mm; ID 50 mm x 2.1 mm), dung
dịch rửa giải isocratic, pha động gồm metanol và nước (80 : 20%, v/v), tổng thời
gian phân tích 2 phút. Khoảng tuyến tính từ 0,5 - 200 ng/mL (r2 = 0,993; n = 6), với
(LOD) = 0,12 µg/mL; (LOQ) = 0,41 µg/mL, độ thu hồi fenofibrat trong huyết tương
(96,41 ± 6,14)% với độ lệch chuẩn tương đối ít hơn 3% [17].
Để xác định được hàm lượng của fenofibrat và sản phẩm thủy phân của
chúng trong mẫu thuốc, Alaa El - Gindy và các cộng sự đã sử dụng phương pháp sắc
kí lỏng khối phổ với các điều kiện: cột tách ODS với pha động gồm axetonitrin:
nước (80 : 20, v/v, tại pH = 4) với detector UV bước sóng ở 287 nm cho fenofibrat
và một pha động chứa axetonitrin – 10 mM KH2HPO4 0,1% dietylamin (60 : 40,
v/v; pH = 4,6) với bước sóng phát hiện ở 270 nm cho vinpocetine. Phép phân tích
cho kết quả LOD và LOQ của vinpocetin lần lượt là 2,00.10-2 µm.mL-1 và 6,66.10-2

Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

µm.mL-1; hệ số tương quan R2 = 0,9999; tương ứng với fenofibrat là 2,02.10-2
µm.mL-1 và 6,72. 10-2 µm.mL-1 và hệ số tương quan R2 = 0,9998 [16].
1.2.2. Phƣơng pháp quang phổ hấp thụ phân tử
Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử xác định đồng thời hàm lượng
fenofibrat và rosuvastin trong mẫu huyết tương người đã được nghiên cứu. Các điều
kiện đo được thực hiện trong nền metanol với bước sóng cho tín hiệu của rosuvastin
là 243 nm, fenofibrat là 287 nm, khoảng nồng độ tuyến tính của fenofibrat là 4 - 28
ng/L; của rosuvastin là 1 – 6 ng/L, hệ số tương quan R2 = 0,9921; hiệu suất thu hồi
fenofibrat nằm trong khoảng 96,3 % - 100,27 % [20].

Bên cạnh đó, phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp với quang phổ
đạo hàm bậc 2 được Amer M.A. Alanazi và các cộng sự sử dụng để xác định đồng
thời pravastatin và fenofibrat trong dược phẩm. Các điều kiện phân tích được thực
hiện trên cột C18 ( kích thước hạt 5 mm, đường kính 125 mm x 4,6 mm), chất rửa
giải isocratic, sử dụng pha động gồm axetonitrin 0,1% và đietylamin (50 : 50, v/v,
tại pH = 4,5) với tốc độ dòng 1,0 mL/phút, chất được đo ở bước sóng 240 nm và hai
chất này được xác định với thời gian lưu là 2,15 phút và 5,79 phút cho pravastatin và
fenofibrat. Khoảng tuyến tính đối với pravastatin là 5-50 µg.mL-1, hệ số tương quan
R2 = 0,999 tương ứng với fenofibrat là 20 – 200 µg.mL-1, hệ số tương quan R2 =
0,996. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của pravastatin và fenofibrat lần
lượt là 1,5; 5,0 µg.mL-1 và 6,5; 5,0 µg.mL-1. Cùng với phương pháp HPLC, tác giả
cũng sử dụng phương pháp đạo hàm quang phổ bậc 2 để xác định pravastatin và
fenofibrat tại hai bước sóng 237,6 nm và 295,1 nm; hệ số tương quan của
pravastatin và fenofibrat đồng thời là R2 = 0,999, khoảng tuyến tính của pravastatin
và fenofibrat lần lượt là 5 - 20 và 3 - 20 µg.mL-1, giới hạn phát hiện của pravastatin
là 1,5 µg.mL-1; fenofibrat là 1,0 µg.mL-1. Giới hạn định lượng của pravastatin và
fenofibrat tương ứng là 5,0 µg.mL-1 và 3,0 µg.mL-1 [18].
Phương pháp hấp thụ phân tử được Panikumar D Anumolu và cộng sự sử
dụng để xác định atorvastatin và fenofibrat trong thuốc. Atorvastatin và fenofibrat

Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

được phát hiện ở bước sóng lần lượt là 281 nm và 296 nm. Khoảng nồng độ tuyến
tính được xác định trong khoảng 2 - 12 ng/mL cho atorvastatin và 1 – 30 ng/mL cho
fenofibrat, hệ số tương quan thu được tương ứng của atovastatin và fenofibrat là R2
= 0,9971 và 0,9985; hiệu suất thu hồi 98,8 - 102,5% cho atorvastatin và 99,6 100,25% cho fenofibrat [31].
M.S.Kondawar và các cộng sự đã sử dụng phương pháp quang phổ UV để

xác định đồng thời ezetimibe và fenofibrat trong thuốc và các dạng bào chế. Bước
sóng tìm thấy tối đa cho ezetimibe là 232,6 nm và fenofibrat là 286,6 nm. Khoảng
nồng độ có thể xác định được cho cả hai chất là 2 – 20 µg/ml. Hiệu suất thu hồi đạt
98,67% - 100,34 % [29].
Phương pháp quang phổ cũng đã được Faizal P P và các cộng sự sử dụng để
xác định fenofibrat dựa trên sự hấp thụ quang của fenofibrat trên nền metanol trong
môi trường pH = 3,07 tại bước sóng 596 nm. Khoảng tuyến tính của fenofibrat từ 2 5 μg/mL. Hiệu suất thu hồi 100,3 % đến 100,37 %, với giới hạn phát hiện (LOD)
0,02 µg/mL, giới hạn định lượng (LOQ) 0,1 µg/mL [26].
1.2.3. Phƣơng pháp von - ampe hòa tan
Fathy M. M. Salama và các cộng sự đã sử dụng kĩ thuật quét sóng vuông và
xung vi phân với điện cực giọt thủy ngân rơi, điện cực so sánh là điện cực AgCl
được sử dụng để xác định đồng thời etofibrate, fenofibrat và atorvastatin trong mẫu
huyết tương và mẫu dược phẩm. Thu được các giá trị độ lệch chuẩn tương đối là <
2%. Giới hạn phát hiện (LOD) và định lượng (LOQ) được trong phạm vi 0,037 0,21 µg/mL và 0,12 - 0,71 µg/mL, cho thấy độ nhạy cao [27].
Abdel - Hay KM và cộng sự đã sử dụng hai kĩ thuật xung vi phân và von –
ampe sóng vuôn để xác định etofibrat, fenofibrat và atovastatin trong mẫu dược
phẩm và huyết tương người bởi sự khử trên điện cực giọt thủy ngân với điện cực so
sánh là Ag/AgCl. Với việc dùng kĩ thuật von – ampe vòng thì nhận thấy rằng các
chất này là bất thuận nghịch. Sau khi tối ưu tất cả các điều kiện: pH tương ứng của
etofibrat, fenofibrat và atovastatin lần lượt là 7,0; 7,0 và 7,5; tốc độ quét tương ứng

Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.

lần lượt là 50 mV/s; 40 mV/s và 60mV/s và biên độ xung 50 mV, các tác giả đã xây
dựng đường chuẩn xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng nằm trong
khoảng 0,037 – 0,21 µg/mL và 0,12 – 0,71µg/mL. Cuối cùng tác giả đã áp dụng
phân tích được 03 mẫu thuốc. Với quy trình xử lí mẫu huyết tương: 1,0 mL huyết

tương đã được thêm chuẩn được pha loãng bằng 5 mL metanol được đựng trong ống
10mL. Sau đó dung dịch được quay li tâm trong 10 phút với tốc độ quét 5000
vòng/phút. Lấy 2,5 mL dung dịch sau li tâm chuyển vào bình định mức 5,0 mL và
định mức bằng hệ đệm với điều kiện như trên [15].
Ceren Yardımcı, Nuran Özaltın đã tiến hành nghiên cứu tính chất điện hóa của
fenofibrat trong mẫu dược phẩm bằng phương pháp cực phổ sóng vuông trên điện
cực thủy ngân treo với dung dịch đệm borat tại pH = 9,0. Tác giả sử dụng nền
metanol, hệ số khuếch tán là 2,38 × 10-6 cm2.s-1. Thế đỉnh píc của fenofibrat Ep= 1,2 V, khoảng tuyến tính từ 0,146 ppm - 4,96 ppm, hệ số tương quan R2 = 0,9992;
giới hạn phát hiện (LOD) là 0,025 ppm [24].
Qua tổng quan tài liệu thấy rằng, phương pháp von - ampe có thể xác định
được fenofibrat trong mẫu thuốc và mẫu sinh học. Tuy nhiên, chưa nhiều công trình
nghiên cứu đầy đủ các đặc tính điện hóa cũng như khả năng hấp phụ chất trên điện
cực HDME. Do vậy trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn phương pháp von –
ampe hòa tan hấp phụ để nghiên cứu và xác định fenofibrat trong mẫu thuốc và
huyết tương.
1.3. Giới thiệu về phƣơng pháp von - ampe hòa tan hấp phụ
1.3.1. Nguyên tắc của phƣơng pháp von - ampe hòa tan hấ p phu ̣
Về cơ sở lý thuyết, phương pháp AdSV khác biệt cơ bản với phương pháp
ASV ở cơ chế của quá trình làm giàu (hay quá trình tıć h lu ỹ chất trên bề mặt cực
làm việc).
+ Giai đoạn làm giàu: Trong phương pháp AdSV, nếu chất phân tích là chất
hữu cơ thì bản thân chất phân tích có khả năng tự hấp phụ lên bề mặt điện cực tại 1
thế thích hợp. Nếu chất phân tích là ion kim loại thì cần thêm phối tử hữu cơ có khả

Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.

năng tạo phức với ion kim loại để tạo thành phức có khả năng hấp phụ trên bề mặt

điện cực. Trong thời gian làm giàu, thế được giữ không đổi. Các điện cực làm việc
trong AdSV thường được sử dụng như: HMDE, SMDE, Pt, than nhão (CPE), điện
cực graphit ngâm tẩm, các điện cực có biến tính hoá học. Tuy nhiên đa số các
nghiên cứu sử dụng kĩ thuật AdSV thường sử dụng điện cực HMDE do điện cực này
có nhiều ưu điểm: bề mặt được tự làm sạch và lặp lại, dễ tự động hoá.
+ Giai đoạn hoà tan: thế được quét theo chiều catot (chiều âm hơn) và lúc này
xảy ra quá trình khử các tiểu phần đã bị hấp phụ theo ba cơ chế sau:
(1) Khử ion kim loại trong phức chất.
(2) Khử phối tử trong phức chất.
(3) Khử xúc tác hydro.
Trong phương pháp AdSV, khi ghi đường von - ampe hoà tan, có thể sử dụng
các kỹ thuật ghi đường von - ampe như trong phương pháp ASV. Tín hiệu đỉnh trên
đường von - ampe hoà tan là cơ sở để định lượng theo phương pháp AdSV. Tín hiệu
von - ampe hoà tan tỷ lệ thuận với nồng độ bề mặt của phức được hấp phụ trên cực
làm việc theo phương trình (1)
Q = n.F.S.C0

(1)

Trong đó,
Q : điện lượng cầ n thiết để khử chất điện hoạt đã được hấp phụ.
n : Số electron trao đổi trong phản ứng điện cực tổng cộng.
F (C/mol): hằng số Faraday.
S (cm2): diện tích bề mặt cực làm việc.
C0 (mol/cm2): nồng độ bề mặt của phức hấp phụ trên điện cực.
Với một tốc độ quét thế xác định, dòng đỉnh píc hòa tan (Ip) tỉ lệ thuận với Q
nên Ip tỉ lệ với S và C0. Mà C0 tỉ lệ với nồng độ chất trong dung dịch phân tích (C)
khi các điề u kiê ̣n hấ p phu ̣ đươ ̣c lă ̣p la ̣i , nên Ip tỉ lệ với S và C. Để đạt được độ nhạy

Footer Page 19 of 126.



Header Page 20 of 126.

cao khi phân tích bằng AdSV cần tìm các điều kiện tối ưu cho quá trình hấp phụ.
Do vậy, cường độ dòng phụ thuộc vào một số yếu tố như loại điện cực, thời gian
tích lũy, thế tích lũy, dung môi, đặc tính bề mặt của điện cực, diện tích điện cực, lực
ion, pH và nhiệt độ. Vì thế, cường độ dòng Ip = K.C, trong đó K là hệ số thực
nghiệm, phụ thuộc vào các điều kiện: 1) điều kiện tích lũy (làm giàu) như thời gian
tích lũy, thế tích lũy, tốc độ khuấy, nhiệt độ và thành phần dung dịch như pH, nồng
độ đệm; 2) Điều kiện hòa tan như tốc độ quét thế, kiểu quét thế (xung vi phân, xung
thường, sóng vuông, dòng xoay chiều); 3) Nồng độ chất nghiên cứu và bản chất của
chất trong dung dịch (chất đó có khả năng hấp phụ trực tiếp hay gián tiếp thông qua
tạo phức với các phối tử khác). Khi khống chế được các điều kiện tích lũy và thành
phần dung dịch thì tìm được mối quan hệ trực tiếp Ip và C. Ip bị ảnh hưởng trực tiếp
bởi bản chất của chất hấp phụ và bị ảnh hưởng gián tiếp vào thời gian tích lũy, thế
tích lũy, tốc độ khuấy, thành phần dung dịch điện phân, nhiệt độ... Do vậy, phải
nghiên cứu chọn các điều kiện tối ưu để hệ số K không thay đổi, đảm bảo độ lặp lại
và độ chính xác của phép đo. Cần phải nhấn mạnh thêm rằng, thực chất của phương
pháp von - ampe hòa tan hấp phụ là thực hiện quá trình tích lũy chất lên bề mặt điện
cực (giai đoạn tích lũy chất tại một thế cố định trong một thời gian nhất định như là
một kỹ thuật làm giàu chất), sau đó ghi tín hiệu hòa tan, tín hiệu thu được dạng píc
là dòng hoà tan của sản phẩm hấp phụ lên bề mặt điện cực.
Thế đỉnh píc hòa tan (Ep) và cường độ dòng píc hòa tan (Ip) phụ thuộc vào
các yếu tố như: thành phần nền, phối tử tạo phức, pH, thời gian tích lũy, thế tích lũy,
bản chất của đi ện cực làm việc, kỹ thuật ghi đường von - ampe hòa tan. Trong
những điều kiện xác định, Ep đặc trưng cho bản chất điện hóa của chất phân tích và
do đó dùng để phân tích định tính. Ip tỉ lệ thuận với nồng độ chất phân tích trong
dung dịch, do vậy Ip dùng để phân tích định lượng.
Phương pháp AdSV đặc biệt thích hợp để phân tích các ion kim loại không thể

xác định được bằng kĩ thuật cực phổ thông thường (hay quá trình xác định rất phức tạp)
như: Al, Ca, Be, Pt, Ga, Nb hay các chất hữu cơ. Cũng như von - ampe hoà tan thông
thường, phương pháp von - ampe hoà tan hấp phụ nhạy hơn so với các phương pháp

Footer Page 20 of 126.


Header Page 21 of 126.

von - ampe điện hoá trực tiếp qua yếu tố làm giàu (tích luỹ). Ngoài những ưu điểm trên,
phương pháp AdSV còn có những ưu điểm riêng so với phương pháp SV như:
- Độ nhạy của AdSV thường lớn hơn nhiều so với ASV do kim loại không hoà
tan trong thuỷ ngân mà tạo thành các lớp phức đơn phân tử. Ví dụ như điện cực màng
thuỷ ngân.
- Xác định được nhiều kim loại hơn và độ chọn lọc cao hơn so với phương
pháp ASV và CSV do có thể lựa chọn được nhiều thuốc thử tạo phức bền và chọn lọc
với kim loại cần phân tích [19,22].
- AdSV đặc biệt tỏ ra có ưu điểm trong phân tích các chất có hoạt tính sinh
học, dược phẩm bao gồm những chất có hoạt tính điện hóa, có khả năng hấp phụ trên
bề mặt điện cực giọt Hg và cả các chất không có hoạt tính điện hóa trực tiếp trên điện
cực giọt cũng có thể được xác định sau khi dẫn xuất hoá bằng cách gắn với các nhóm
dễ khử như nitroso, nitro...hoặc thủy phân tạo thành chất mới có hoạt tính điện hóa.
- Một điểm đặc biệt của phương pháp von - ampe hoà tan hấp phụ là dựa vào
các đặc tính hấp phụ ta có thể giải quyết được bài toán liên quan đến các quá trình
điện cực, cơ chế phản ứng xảy ra trên điện cực như thế nào.
- Phương pháp AdSV có thể loại trừ được ảnh hưởng của các yếu tố cản trở
bằng cách chọn các điều kiện thí nghiệm thích hợp như: thành phần nền, pH, và thế
hấ p phu ̣ làm giàu .
1.3.2. Các kỹ thuật ghi đo tín hiệu hoà tan chất cần phân tích
1.3.2.1. Kỹ thuật DP

Điê ̣n cực chı̉ thi ̣đươ ̣c phân cực bằ ng điê ̣n áp mô ̣t chiề u biế n thiên tuyế n tın
́ h
với tố c đô ̣ châ ̣m (vài mV/s), cuố i chu kỳ gio ̣t người ta đă ̣t vào mô ̣t xung vuông góc
với biên đô ̣ 10 - 100 mV (thường cho ̣n 50 mV), thời gian đă ̣t xu ng 40 - 100 ms,
cường đô ̣ dòng đươ ̣c ghi 2 lầ n ta ̣i thời điể m 16,7 ms trước khi na ̣p xung và ngắ t
xung. Đường biểu diễn sự khác nhau giữa hai dòng này vào thế điện cực có dạng píc,
rất dễ xác định và có độ phân giải cao. Do vậy xung vi phân giảm tối đa dòng dư,
một hạn chế của cực phổ cổ điển.

Footer Page 21 of 126.


Header Page 22 of 126.

Thông thường các đi ều kiện đươ ̣c cho ̣n như sau : thời gian giữa các xung 100
ms; độ dài xung 30 ms; thời gian đo 10 ms; bước thế 5mV; khi đó tốc độ quét cũng
đạt 50 mV/s. Cho kế t quả tố t với cả hê ̣ thuâ ̣ n nghich
̣ và không thuâ ̣n nghich
̣ , nhưng
không quét đươ ̣c với tố c đô ̣ cao [5].
1.3.2.2. Kỹ thuật xung thường
Điê ̣n cực đươ ̣c phân cực bằ ng điê ̣n áp mô ̣t chiề u không đổ i trong suố t thời
gian ghi , tại một thời điểm xác định điện cực đ ược phân cực thêm một xung điện
dạng vuông góc có thời gian tồn tại ngắn (30 - 50 ms), sau đó xung bi ̣ngắ t và cả quá
trình phân cực biên độ xung tăng dần, dòng khử cực được ghi tại thời điểm xác định
( thường 16,7 ms trước khi ngắ t xung) [5].
Cực làm việc là cực HDME dùng trong phương pháp von - ampe hòa tan hấp
phụ xác định fenofibrat.
Cực HMDE là loại cực được dùng phổ biến nhất trong phương pháp von ampe hòa tan. Nó là một giọt thủy ngân hình cầu kích thước nhỏ được treo trên đầu
cuối của một mao quản có đường kính trong 0,15 – 0,5 mm. Sau mỗi phép đo, giọt

thủy ngân bị cưỡng bức rơi ra khỏi mao quản và nó được thay thế bằng một giọt mới
tương tự. Một kiểu cực giống với cực HMDE cũng thường được dùng là cực giọt
thủy ngân tĩnh (SMDE) do hãng PAR (USA) chế tạo. Cực HMDE và SMDE cho kết
quả đo có độ chính xác cao và độ lặp lại cao, có quá thế với hidro lớn khoảng -1,5 V
trong môi trường kiềm và trung tính; - 1,2 V trong môi trường axit, nên các cực này
có khoảng điện hoạt rộng, do đó cho phép chúng ta nghiên cứu trong một khoảng
thế rộng. Chúng được dùng rộng rãi để xác định các kim loại, các hợp chất hữu cơ...
Điểm hạn chế của HMDE và SMDE là khó chế tạo, vì rất khó tạo ra các giọt
thủy ngân có kích thước lặp lại hoàn hảo. Ngoài ra chúng không cho phép xác định
các kim loại có thế hòa tan dương.

Footer Page 22 of 126.


Header Page 23 of 126.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Dược điển Việt Nam (2009), tái xuất lần thứ 4, Nhà xuất bản Y dược.
2. Dược lý học lâm sàng (2009), Trường đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học.
3. Dược thư quốc gia Việt Nam (2011), Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học.
4. Lê Quốc Hùng, Vũ Thị Thu Hà (2006), “ Sự phát triển xu thế và khả năng sử
dụng điện cực màng thủy ngân trong phân tích điện hóa”, Tạp chí hóa học, Viện hóa
học, Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam.
5. Nguyễn Văn Ri (2012), “Các phương pháp phân tích công cụ”, Đại Học Khoa
Học Tự Nhiên–Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
6. Phạm Luận (1998), “Giáo trình về những vấn đề cơ sở của kỹ thuật xử lý mẫu
phân tích”, Khoa hóa học, Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
7. Phạm Luận (1989), “Sổ tay pha chế dung dịch”, Bộ môn hóa phân tích, Khoa hóa
học, Đại học Tổng hợp Hà Nội

8. Tạ Thị Thảo (2006), “Chuyên đề thống kê trong hóa phân tích”, Đại Học Quốc
Gia Hà Nội.
9. Từ Vọng Nghi ( 1969) , “Phương pháp phân tích cực phổ - Các bài tập bộ môn
phân tích – khoa hóa học – Đại học Tổng hợp”.
10. Từ Vọng Nghi, Trần Chương Huyến, Phạm Luận (1990), “Một số phương pháp
phân tích điện hóa hiện đại, Đại học tổng hợp Hà Nội”.

Footer Page 23 of 126.


Header Page 24 of 126.

11. Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Nguyễn Văn Ri, Nguyễn Xuân Trung (2006),
“Hóa học phân tích”, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – NXB Đại Học Quốc Gia Hà
Nội.
12. Trương Xuân Hà (2014), “ Thuốc giả ngành công nghiệp tội lỗi”, Sức khẻo &
đời sống, Cơ quan ngôn luận của bộ Y tế, Hà Nội.
13. Trung Kiên (2015), “ Sóng ngầm thuốc giả”, An ninh thủ đô, Cơ quan công an
của thành phố Hà Nội, Hà Nội.
Tài liệu Tiếng Anh
14. A.Arora1, M.T.Zzaman1, O.Ahmad2, S.A.Khan2,(2009) “Method development
and validation of fenofibrat by HPLC using human plasma” , Rev Electron Biomed
Electron J Biomed 2009, 3, pp.41-54.
15. Abdel - Hay KM, Korany MHewala II, (2008) “Determination of etofibrate,
fenofibrate, and atorvastatin in pharmaceutical preparations and plasma using
differential pulse polarographic and square wave voltammetric techniques”, US
National Library of Medicine National Institutes of HealthSearch database
16. Alaa El-Gindy, Samy Emara, Mostafa K. Mesbah, Ghada M. Hadad, (2005)
“Spectrophotometric and liquid chromatographic determination of fenofibrate and
vinpocetine and their hydrolysis products”, II. Farmaco pp.425-438.

17. Alothman ZA, Mohsin K and Wabaidur SM,( 2013) “Development of a stability
indicating UPLC-MS/MS method for rapid and reliable determination of fenofibrat
in marketed product (lypanthyl 200M) and human plasma”, Journal of pharmaceutic
& drug development.
18. Amer M.A. Alanazi, Gamal A.E.Mostafa, Mohammed A.Abounassif, Mohamed
M.Hefnawy, Mostafa S Mohamed “High-performance liquid chromatography and
derivative spectrophotometry for simultaneous determination of pravastatin and
fenofibrate in the dosage form”, Pharmaceutical Chemistry, (2014), pp.433-446.

Footer Page 24 of 126.


Header Page 25 of 126.

19. Ali Z., Abu Z., Wolfgang V. (1998), “Applications of adsorptive stripping
voltammetry for the trace analysis of metals, pharmaceuticals and biomolecules”,
Fresenius J. Anal. Chem, vol.360, pp.1-9.
20. Anandakumar Karunakaran, Vetsa Subhash, Ramu Chinthala, Jayamaryapan
Muthuvijayan, (2011) “Simultaneous estimation of rosuvastatin calcium and
fenofibrate in bulk and in tablet dosage form by UV-Spectrophotometry and RPHPLC”, Stamford Journal of Pharmaceutical Sciences, 4(1),pp. 58-63
21. Archita Patel, Chhaya MaCwana, Vishal Parmar, Samir Patel, (2012)
“ Simultaneous determination of atorvastatin calcium, ezetimibe, and fenofibrate in
a tablet formulation by HPLC” Journal of AOAC International 95(2), pp.419.
22. Bond A.M. (1980), Modern polarographic methods in analytical chemistry,
New York.
23. B. Streel, Ph. Hubert, A. Ceccato (2000), “Determination of fenofibric acid in
human plasma using automated solid - phase extraction coupled to liquid
chromatography”, Journal of Chromatography B, 742, 391-400.
24. Ceren Yardımcı, NuranÖzaltın, (2004) “Electrochemical studies and square wave voltammetric determination of fenofibrat in pharmaceutical formulations”,
analytical and bioanalytical chemistry. Vol. 378, pp 495 - 498

25. Dasandi Bhavesh, Sanjay Shaha and Shivprakash (2009), “John Wiley & Sons,
Ltd. Determination of fenofibric acid in human plasma by ultra - performance liquid
chromatography – electrospray ionization mass spectrometry: application to a
bioequivalence study”, Biomedical Chromatography, 23, 922-928.
26. Faizal PP (2012), Mohammed Shameer,Sheeja Velayudhan Kutty, Susamma
Cicy Eapen “Validated UV-Visible spectrophotometric method for the estimation of
fenofibrat in pure and pharmaceutical formulation using MBTH reagent”,
International journal of pharmaceutical sciences and drug research 2012; 4(1),
pp.74-76

Footer Page 25 of 126.


×