Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích bài Sóng Xuân Quỳnh 6 khổ đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.28 KB, 4 trang )

Sóng - 6 khổ đầu
Khát vọng và suy tư về ty của người phụ nữ:
Dữ dội và dịu êm -> hướng về anh một phương
Một sự trùng hợp lạ lùng giữa đặc tính của sóng biển và tình yêu của con người, một sự hoà điệu
giữa thiên nhiên và tâm hồn con người đã là nguồn cảm hứng cho bao nhà thơ viết về tình yêu bằng cách
nói về sóng. Trong đó bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là bài thơ tiêu biểu nhất. Xuân Quỳnh như một sứ giả
của tình yêu khi mượn hình tượng sóng để liên tưởng đến nỗi khát vọng muôn đời của tuổi trẻ và những
suy tư về tình yêu của người phụ nữ. Điều đó được thể hiện trong sáu khổ đầu của bài.
Sóng là một bài thơ tình yêu hay trong chùm thơ tình yêu đặc sắc của Xuân Quỳnh: Thuyền và biển,
Tự hát, Mùa hoa doi… Bài thơ thể hiện khát vọng tình yêu nồng nàn, tha thiết, sâu lứng, thuỷ chung, đó là
vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu rất đáng trân trọng. Tình yêu đó vừa mang tính dân tộc,
vừa có ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Trong hoàn cảnh bài thơ sáng tác năm 1967, khi đất nước ta còn chìm
trong khói lửa chiến tranh, còn bị chia cắt, có rất nhiều người con trai ra trận trong Cuộc chia ly màu đỏ để
cứu nước. Trong hoàn cảnh lịch sử hào hùng ấy của đất nước những năm chống Mỹ, vẻ đẹp tâm hồn của
người con gái toả ra từ bài thơ Sóng đã góp phần không nhỏ làm nên tuổi trẻ huyền thoại của Việt Nam
trong những năm tháng oanh liệt nhất.
Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh không có điều gì vượt qua nhận thức và trải nghiệm của chính
mình. Cái nhfin của Xuân Quỳnh xuất phát từ bên trong. Nó không giống sự suy đoán tuy già dặn, đúng
đắn nhưng lại đi từ ngoài vào của các nhà nghiên cứu tâm lý tình yêu. Xuân Quỳnh không ngại nói thẳng
nỗi yêu thương, dào dạt của mình,. Chị rất kiên định trên lập trường tình yêu và đề cao tuyệt đối lòng
chung thuỷ. Có những lúc tình yêu củ chị chưa đựng sự thách thức đối với hoàn cảnh. Tất cả đều bắt
nguồn từ khát vọng tình yêu muôn thuở mà bấất kỳ ai cũng không thể đi ngược lại.
Vừa bộc lộ gián tiếp, vừa giãi bày trực tiếp, khi ẩn, khi hiện như nhịp sóng ngầm đích thực của nhà
thơ. Sóng vỗ nhịp dào dạt với những rung cảm tinh tế của tâm hồn “em” tạo nên những mạch suy tư triết lý
về tình yêu. Đó là những cảm nhận rất riêng, rất nữ tính của người phụ nữ trong tình yêu.
Sóng - biểu tượng của khát vọng tình yêu:
Mở đầu bài thơ, thi sĩ đã quan sát và miêu tả những đặc tính đối lập của sóng:
Dữ dội và dịu êm / Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nỗi mình / Sóng tìm ra tận bể
Sóng ở đây mang một đời sống nội tâm, cứ dằn vặt tại sao nói cứ dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ.
Hai trạng thái đối lập này cùng tồn tại trong một thể thống nhất là sóng, khiến sóng luôn dạt dào, không


bao giờ đứng yên. Điều đó khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi phải chăng sóng đang yêu? Ngọn sóng ấy,
người con gái ấy cứ trăn trở với tình yêu của mình.
Phép nhân hoá Sóng tìm ra tận bể gợi liên tưởng sóng như có ý thức, có khát vọng tìm đến cái rộng
lớn, bao la. Những đặc điểm này của sóng đã có từ ngày xưa và ngày sau vẫn thế, cách nói khẳng định,
nhấn mạnh, đây là bản chất muôn đời của sóng. Cách miêu tả những trạng thái bất thường của sóng gợi
lên những khát vọng tình yêu trong tâm hồn đầy bí ẩn của người con gái, khi bồng bột, khi kín đáo sâu
sắc, vừa đắm say vừa tỉnh táo, vừa nồng nàn, vừa âm thầm, vừa mãnh liệt vừa ngàn lần yếu mềm. Điểm
gặp gỡ đồng điệu và kỳ lạ giữa sóng và nhân vật trữ tình “em” cho thấy sóng chính là ẩn dụ của em, của
khát vọng tình yêu nhiều thao thức nhưng hạnh phúc vô bờ. Sóng từ ngàn năm vẫn từ sông ra bể, từ giới
hạn chật hẹp ra không gian rộng lớn. Tương tự thế, trái tim người con gái khi yêu cũng tự nhận thức được
những biến động khác thường của lòng mình, khao khát vượt ra giới hạn chật hẹp cô đơn của cái tôi cá
nhân, tìm đến sự rộng lớn bao la của tình yêu thương giống như hành trình của sóng từ sông ra bể. Hình
ảnh ản dụ này cũng gợi đến những khát khao, suy tư trăn trở trong trái tim xôn xao, rạo rực tình yêu của
người con gái. Đó là khát vọng muôn đời của nhân loại, mà mãnh liệt nhất là của tuổi trẻ.


Sóng ngàn đời thì vẫn mãi là sóng, có sóng ngày xưa và ngày nay. Phải chăng đó chính là tình yêu
của em, khát vọng của em ngàn năm không đổi như sóng biển dạt dào kia?
Ôi con sóng ngày xưa / và ngày sau cũng thế
Nỗi khát vọng tình yêu / Bồi hồi trong ngực trẻ
Người ta thường nói tình yêu gắn liền với tuổi trẻ. Điều đó không hẳn là chính xác vì là con người thì
ai cũng có tình yêu cả. Nhưng chắc chắn, nhắc đến tình yêu người ta thường nhắc tới những tâm hồn trẻ.
Tiếng yêu từ ngày xa xưa. vượt qua năm tháng bây giờ đến ta ( Những năm tháng không quên - Xuân
Quỳnh). Tình yêu và tuổi trẻ gắn liền với nhau cũng muôn đời vẫn thế.
Sóng – suy tư và trăn trở về tình yêu:
Phạm Đình Ân đã có lần phát biểu: Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không dừng ở mức độ tình yêu
buổi ban đầu giản đơn, hẹn hò, non nớt ngọt ngào mà là tình yêu hạnh phúc, tình yêu gắn với cuộc sống
chung, với nhiều đòi hỏi ở chiều sâu tình cảm, với nhiều chứng minh của thử thách, mang đậm dấu ấn
trách nhiệm. Tình yêu của Xuân Quỳnh, có thể nói không còn bồng bột mà là rất chín chắn, có sự can
thiệp của lí trí bởi vì:

Trước muôn trùng sóng bể / Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn / từ nơi nào sóng lên?
Thạt khó có thể tách bạch được đâu là nhịp chảy mạnh mẽ của sóng, đâu là nhịp đập rạo rực của trái
tim khao khát yêu thương. Bởi có lẽ sóng là tình yêu và tình yêu đã hoà vào sóng, sóng của tâm hồn và
sóng là em. Em tự tách khỏi sóng để thể hiện những trăn trở, suy tư về tình yêu. Khi tình yêu đến có một
tâm lí rất tự nhiên nhưng tự hiểu về chính mình lại rất khó. Hiểu mình trong tình yêu lại càng khó hơn bởi
tình yêu là một trạng thấi tâm lí khác thường, đầy bí ẩn và huyền diệu, nó có những lí lẽ riêng của con tim
mà lí trí thông thường không thể lí giải được. Điệp ngữ Em nghĩ diễn tả sự thao thức suy tư của người con
gái trước câu hỏi cội nguồn của song cũng như câu hỏi cội nguồn của tình yêu. Đó là câu hỏi của muôn
đời và muôn người nhưng chưa bao giờ có lời đáp trọn vẹn. Thi sĩ Xuân Diệu, ông hoàng của thơ tình đã
phải muợn cảm hứng lãng mạn để lý giải tình yêu:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu
Hay Hàn Mặc Tử cũng thế, nhà thơ viết rằng:
Xin hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để nghe trời giải nghĩa yêu
Bởi tình yêu là một tình cảm đẹp rất thật nhưng khó nói nên lời, cảm thấy rất rõ nhưng không dễ nắm
bắt. Câu hỏi Gió bắt đầu từ đâu? không phải không giải thích được nhưng em cũng không biết nữa lại là
cái lắc đầu nhỏ nhẹ, dễ thương, đầy nữ tính trước sự bí ẩn kì diệu của tình yêu. Xuân Quỳnh đã nắm bắt
được một trạng thái tâm hồn rất chân thật, có tính chung cho mọi lứa đôi và biểu hiện nó thật duyên dáng.
Tình yêu cũng như gió trời, sóng bể, cũng tự nhiên, hồn nhiên, bất ngờ và khó hiểu như thiên nhiên. Có
thể nói, đây là cách phát hiện tình yêu rất nữ tính, trực cảm, kiểu Xuân Quỳnh.
Tình yêu kì diệu đầy bí ẩn, nhưng tình yêu cũng gắn với nỗi nhớ khi xa cách:


Con sóng dưới lòng sâu / con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ / ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh / cả trong mơ còn thức
Khổ thơ trùng điệp hình ảnh những con sóng, gợi nỗi nhớ nồng nàn với nhiều cung bậc. Có khi, trải
rộng lớn lao như biển cả, có lúc lại da diết, triền miên với thời gian, ngày đêm không ngủ được, lại có lúc
trải rộng thiết tha với không gian phương Bắc, phương Nam và lại có lúc cũng không giấu nổi nỗi khắc
khoải như con sóng nổi trên mặt nước. Và đôi khi, nỗi nhớ cũng chìm sâu trong trăn trở, nhớ quay quắt
trong lòng như con sóng ngầm dưới biển sâu. Không chỉ nhớ anh, hướng về anh, nghĩ về anh tình yêu đã
choán đầy con tim, khối óc, trở thành lẽ sống, trở thành khát vọng của cả cuộc đời. Hình ảnh sóng được
nhân hoá mang tình em và nỗi nhớ của em thật thi vị. Từ cảm ôi xuất hiện giữa dòng thơ như một tiếng
lòng rung rung giữa niềm nhớ nhung, da diết. Nỗi nhớ ấy tự nhiên, hồn nhiên, say đắm nhưng dường như
vẫn chư đủ mà còn được thể hiện trực tiếp qua nỗi nhớ của nhân vật trữ tình em:
Lòng em nhớ đến anh / Cả trong mơ còn thức
Cấu trúc thơ thay đổi, cả bài là những khổ bốn dòng, nỗi nhớ lại được diễn tả bằng khổ thơ sáu
dòng, đã phơi lộ cái tôi riêng của người nữ sĩ - một nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu. Nó nồng nàn, đằm thắm
hơn cả nỗi nhớ của sóng với bờ vì nó không chỉ tồn tại trong ý thức, mà dường như còn len lỏi vào trong
tiềm thức, xâm nhập cả vào trong giấc mơ cả trong mơ còn thức.
Nỗi nhớ ấy tạo độ bền cho lòng thuỷ chung:
Dẫu xuôi về phương Bắc / Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ / Hướng về anh - một phương
Điệp từ dẫu như khẳng định bao nhiêu thử thách, khó khăn phải vượt qua dù không gian mở rộng đa
chiều phương Bắc phương Nam đầy cách xa trắc trở, dù thiên nhiên trời đất đổi thay xuôi bắc ngược nam
nhưng nơi nào có anh, với em hướng về anh một phương bằng tình yêu thuỷ chung, duy nhất. Nỗi nhớ ở
đây cồn cào, da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn dạt dào như những con sóng
triền miên, da diết, vô hồi, vô hạn. Nhịp thơ trong suốt bài gợi đến nhịp của sóng. Nhưng rõ nhất, sôi nổi
nhất, mãnh liệt nhất chính là ở đoạn thơ này. Trái tim tình yêu của em luôn thuộc về anh.
Trước Xuân Quỳnh có lẽ chưa người phụ nữ nào nói về tình yêu bằng những lời thiết tha, nồng nàn,
cháy bỏng như thế. Nhưng khát vọng yêu đương của người con gái trong thơ được bộc lộ mãnh liệt
nhưng cũng thật giản dị: sóng chỉ khao khát tới bờ, cũng như em khao khát bên anh. Tình yêu của người
con gái ở đây trong sáng, mãnh liệt, thiết tha, giản dị, thuuỷ chung, một tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vẫn
thiết tha, giàu yêu thương. Trong bài Tự hát (1984) tức là sau khi trải qua nhiều thăng trầm trong tình yêu

thi sĩ chỉ khao khát:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi
Bàn luận
Bài thơ Sóng thể hiện thiên tính nữ rất rõ như chính con người Xuân Quỳnh. Chị làm thơ là để thể
hiện lòng mình và những khát vọng về hạnh phúc chưa bao giờ nguôi ngoai. Khi yêu nồng cháy tưởng như
chết vì tình ái cũng như khi luôn hi vọng để rồi luôn thất vọng, chị vẫn ước mơ làm sao được tan ra/ thành
trăm con sóng nhỏ/ giữa biển lớn tình yêu mà mình hằng tin tưởng và sung bái. Có thể khẳng định “Xuân
Quỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ chúng ta, có lẽ từ thời Hồ Xuân Hương qua các chặng


đường phát triển phải đến Xuân Quỳnh nền thơ ấy mới thấy lại một nữ thi sĩ mà tài năng và sự đa dạng
của tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như vậy.” Sóng là bài thơ tiêu biểu cho tài năng của nữ
sĩ ấy, nó khiến chúng ta trân trọng một trái tim phụ nữ dám sống, dám tận hiến cho tình yêu, khát khao có
được sự hoà hợp tuyệt đối, biết rằng sau vô biên dẫu chỉ có vô biên ( Lưu quang vũ) nhưng vẫn cháy hết
mình cho những điều tin tưởng. Mỗi câu thơ hay lại sống lại đến bất tận từ tro tàn của nó (Paul Valery).
Những lời tự hát ngợi ca sự thuỷ chung, sắt son của người phụ nữ như những con sóng giữa biển lớn tình
yêu luôn tìm được sự đồng crm và sẻ chia của những trái tim đang yêu ở mọi thời đại, và nói như cách
của Dêgơcx, chừng nào tâm hồn một con người còn cần đến với một tâm hồn khác, chừng đó tác phẩm
nghệ thuật còn cần thiết cho con người.
Tóm lại, bốn khổ thơ mở đầu bài thơ là bốn khổ thơ hay nhất của bài thơ. Qua đó người đọc cảm
nhận được trái tim yêu của Sóng và người phụ nữ rất nồng nàn say đắm, mãnh liẹt cuộn trào nhưng cũng
rất nữ tính đáng yêu. Đoạn thơ giúp ta hiểu được tình cảm và hồn thơ Xuân Quỳnh, dù trong moik hoàn
cảnh như thế nào thì tiếng thơ của chị vẫn là tiếng thơ hồn hậu với những khát vọng hạnh phúc đời
thường đúng như lời thi sĩ đã viết:
Chỉ riêng điều được sống cùng nhau
Niềm vui sướng với em là lớn nhất
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực

Giây phút nào tim chẳng đập vì anh!



×