Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Quan hệ việt nam thái lan dưới góc nhìn của chủ nghĩa tự do (tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TẠ THỊ NGUYỆT TRANG

QUAN HỆ VIỆT NAM – THÁI LAN
DƢỚI GÓC NHÌN CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO
(2006-2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨQUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TẠ THỊ NGUYỆT TRANG

QUAN HỆ VIỆT NAM – THÁI LAN
DƢỚI GÓC NHÌN CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO
(2006-2015)

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Khắc Nam

Hà Nội - 2016



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... 5
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................... 5
1.1. Nguồn gốc và các luận điểm của chủ nghĩa tự do ..................................... 5
1.1.1. Chủ nghĩa tự do cổ điển - Chủ nghĩa lý tưởng: từ Kant đến Wilson ...... 5
1.1.2. Chủ nghĩa tự do mới................................................................................ 8
1.1.3. Các luận điểm chính.............................................................................. 15
1.2. Cơ sở thực tiễn về mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan ............................ 18
1.2.1. Nhân tố nội tại của Thái Lan ................................................................ 18
1.2.2. Nhân tố nội tại của Việt Nam ................................................................ 27
1.2.3. Nhân tố bên ngoài ................................................................................. 33
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ LUẬN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO
TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – THÁI LANError! Bookmark not defined.
2.1. Nền dân chủ chính trị của hai nước ......... Error! Bookmark not defined.
2.2. Phát triển kinh tế thị trường hai nước ...... Error! Bookmark not defined.
2.3. Sự tham gia của các chủ thể phi quốc gia Error! Bookmark not defined.
2.4. Phát triển hợp tác thay thế cho xung đột .. Error! Bookmark not defined.
2.5. Phát triển sự phụ thuộc lẫn nhau .............. Error! Bookmark not defined.
2.6. An ninh chung .......................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM

THÁI LAN DƢỚI GÓC NHÌN CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DOError! Bookmark not de

3.1. Điểm mạnh trong việc phát triển mối quan hệ Việt Nam – Thái LanError! Bookmar

3.2. Điểm yếu trong việc phát triển mối quan hệ Việt Nam – Thái LanError! Bookmark


3.3. Cơ hội phát triển mối quan hệ Việt Nam – Thái LanError! Bookmark not defined.

3.4. Thách thức đối với mối quan hệ Việt Nam – Thái LanError! Bookmark not define
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 37


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA: Hiệp định thương mại tự do
GDP: Tổng sản phẩm Quốc nội
QHQT: Quan hệ quốc tế
TNC: Công ty xuyên quốc gia
WB: World Bank (Ngân hàng Thế giới)
XHCN: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu 5 năm 2011 – 2015
Bảng 2.1: So sánh chỉ số phát triển kinh tế 2 nước năm 2014
Bảng 2.2: So sánh chỉ số phát triển 2 nước năm 2010 – 2015
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan thời kỳ
2006 – 2011
Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các quốc gia trong

khu vực ASEAN năm 2014
Biểu 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan từ 2006 – 2014
Biểu 1.2: Tốc độ tăng trưởng Thái Lan qua các năm
Biểu 1.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
Biểu 1.4: GDP Nhật Bản từ quý 1/2007 – quý 3/2015
Biểu 1.5: GDP các nước đang phát triển từ quý 1/2007 – quý 3/2015
Biểu 2.1: Diễn biến thương mại Việt Nam – Thái Lan trong các năm 2012,
2013 và 11 tháng 2014
Biểu 2.2: Đầu tư Thái Lan vào Việt Nam giai đoạn 2012 – T2/2016


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có mối quan hệ láng giềng lâu đời, liên
tục với các liên hệ phong phú, đa tầng. Thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1976,
mối quan hệ hai nước bắt đầu khởi sắc từ sau chuyến thăm chính thức Thái Lan của
Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào năm 1978. Trong giai đoạn 1979 – 1989, trước
nguy cơ đe dọa chiến tranh ở cả hai đầu của đất nước, trước sự bạo tàn diệt chủng
của Khme Đỏ đối với nhân dân Việt Nam và Campuchia. Quan hệ Việt – Thái bước
sang giai đoạn mới với sự trở lại của tình trạng đối đầu. Quan hệ giữa hai nước
trong giai đoạn này chủ yếu xoay quanh và lên xuống theo diễn biến của sự kiện
Campuchia. Năm 1985 là năm bắt đầu có nhiều thay đổi trong lịch sử quan hệ quốc
tế. Đã xuất hiện những cơ hội và điều kiện mới cho việc chấm dứt chiến tranh lạnh.
Thời gian từ 1985-1989, mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng
sâu sắc của các diễn biến này. Sự đối đầu giảm bớt, xu thế hòa dịu và tăng cường
đối thoại tăng dần, tuy nhiên hòa dịu mới xuất hiện nhưng chưa đủ để tạo ra những
thay đổi cơ bản. Trong thời kỳ từ 1989 – 2000, mối quan hệ Việt – Thái đã bắt đầu
thời kỳ cải thiện quan hệ và phát triển hợp tác; trong đó có dấu mốc quan trọng vào
tháng 7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, đây cũng chính là nền tảng
cho sự phát triển tiếp tục của mối quan hệ này. Bước sang thể kỷ XXI, sự hợp tác và

tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Thái Lan ngày càng bền vững và
đóng góp nhiều hơn trên các lĩnh vực an ninh – chính trị và kinh tế. Một sự kiện lớn
nhất trong lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam Thái Lan là ngày 16/2/2004 Bộ
Ngoại giao ra thông cáo chung, sau phiên họp nội các chung giữa hai nước diễn ra
tại Đà Nẵng, Việt Nam và Nakhon Phanom, Thái Lan, hai bên đã ký kết được rất
nhiều văn bản quan trọng; đây là những văn kiện quan trọng làm nền tảng cho sự
hợp tác trên các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, khoa học kỹ
thuật và văn hóa giáo dục giữa hai nước trong tương lai. Năm 2013, Việt Nam và
Thái Lan chính thức nâng cấp mối quan hệ lên tầm “đối tác chiến lược”, đánh dấu
bước phát triển quan trọng của mối quan hệ hợp tác song phương. Đặc biệt gần đây
khi diễn biến về xung đột Biển Đông đang trở thành đề tài nóng của an ninh trong
1


khu vực thì việc xây dựng mối quan hệ bền chặt của hai nước càng trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết.
Trong các lý thuyết về QHQT chủ nghĩa tự do (liberalism) là một trong hai
lý thuyết có lịch sử lâu đời nhất, theo lý thuyết này thì QHQT chịu tác động đáng kể
của nhiều yếu tố đối nội (Domestic Factors). Lợi ích quốc gia (National Interest) là
đa dạng và QHQT là đa lĩnh vực, sự đa dạng lợi ích này được quy định bởi quốc gia
được cấu thành từ nhiềm nhóm lợi ích khác nhau và bởi sự đa dạng trong lợi ích con
người. Chủ nghĩa tự do cho rằng hoàn toàn có khả năng hòa hợp lợi ích giữa người
với người và từ đó là khả năng hòa hợp lợi ích giữa các quốc gia với nhau. Một
điểm quan trọng nữa đó là chủ nghĩa tự do đề cao vai trò của dân chủ tự do (Liberal
Demoracy) như phương cách quan trọng thúc đẩy hợp tác, đảm bảo an ninh và duy
trì hòa bình trong QHQT; luận điểm này được hiểu đơn giản là khi nhân dân được
hưởng các quyền tự do dân chủ trong nền công hòa, nhân dân sẽ bầu ra được một
chính phủ đúng với ý nguyện của mình. Nhân dân vốn yêu hòa bình nên chính phủ
đó sẽ thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình.
Theo chủ nghĩa tự do, với một nước có nhiều biến động về chính trị như Thái

Lan thì việc thay đổi về lợi ích của các tổ chức trong quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng
đến các chính sách ngoại giao và hoạt động QHQT, trong đó có mối quan hệ ngoại
giao Việt Nam – Thái Lan. Cuộc khủng hoảng chính trị của Thái Lan có thể nói
được bắt đầu từ cuộc đảo chính do giới quân sự tiến hành nhằm lật đổ cựu thủ tướng
Thaksin Shinawatra năm 2006. Quá trình thay đổi và điều chỉnh các chính sách kinh
tế - xã hội của Thái Lan gắn liền với những chương trình, kế hoạch phát triển chung
của toàn đất nước. Trước tiên phải nói đến các kế hoạch 5 năm phát triển xã hội và
quốc gia của Thái Lan. Đặc biệt là kế hoạch phát triển xã hội và quốc gia lần thứ 10
(giai đoạn 2006-2011) với chủ trương tiếp tục phát triển nền kinh tế tự chủ, phấn
đấu mang lại phúc lợi cho toàn xã hội. Kế hoạch này bao gồm năm chiến lược phát
triển thuộc các lĩnh vực khác nhau, mà trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực, thiết
lập các cộng đồng kinh tế lớn mạnh, và cải tiến các biện pháp sản xuất để có thể
cạnh tranh trên toàn cầu. Để tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề nêu trên, cũng như
minh chứng cho sự tồn tại, tầm ảnh hưởng và phát triển của chủ nghĩa tự do trong
2


môi trường QHQT hiện tại, học viên đã lựa chọn đề tài luận văn “Quan hệ Việt Nam
– Thái Lan dưới góc nhìn của chủ nghĩa tự do (2006-2015)”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở từng góc độ tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau, cho đến nay đã có
rất nhiều công trình khoa học, bài viết về mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan.
Tại Việt Nam, có thể kể đến nghiên cứu của các tác giả:
- Hoàng Khắc Nam với cuốn “Quan hệ Việt Nam – Thái Lan 1976 – 2000”
xuất bản năm 2007. Từ việc nghiên cứu tiến trình vận động của quan hệ Việt Nam –
Thái Lan trong 25 năm quan hệ, tác giả đã chỉ ranhững cơ sở lịch sử cũng như bản
chất và đặc điểm của mối quan hệ, đồng thời làm sáng tỏ động lực phát triển và
những yếu tố tác động tới mối quan hệ này.
- Nguyễn Diệu Hùng với cuốn “Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ đầu thập kỉ
90 (thế kỉ XX) tới nay” xuất bản năm 2001.

- Nguyễn Quốc Hùng với cuốn “Về mối quan hệ giữa các nước ASEAN với
các nước Đông Dương” xuất bản năm 1990.
- Nguyễn Tương Lai với cuốn “Quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong những
năm 90” xuất bản năm 2001.
- Vũ Dương Ninh với đề tài nghiên cứu khoa học “Quan hệ Việt Nam –Thái
Lan trong mối quan hệ khu vực” năm 1992.
- Chulacheeb Chinwanno với cuốn Thailand – Vietnam Relations: an
overview, Vietnam-Thailand: Traditional and Modernity, xuất bản năm 1991.
- Hoàng Khắc Nam với bài báo “Chủ nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế:
những luận điểm chính và sự đóng góp” năm 2013. Trong đó có nói rõ các luận
điểm chính của lý thuyết này.
Có thể nói, mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan là một đề tài thu hút sự chú ý
của các nhà nghiên cứu. Đến nay, các công trình nghiên cứu đã bao quát được mối
quan hệ này cả về lĩnh vực hợp tác và lịch sử phát triển. Tuy nhiên, việc đặt vấn đề
nghiên cứu về mối quan hệ Việt – Thái dưới góc nhìn của chủ nghĩa tự do vẫn còn
khá mới. Vì vậy, học viên hy vọng rằng đề tài luận văn “Quan hệ Việt Nam – Thái
Lan theo góc nhìn của chủ nghĩa tự do (2006-2015)” sẽ góp một phần nhỏ bé

3


nhưng mới mẻ về quan hệ ngoại giao giữa hai nước nói riêng và quan hệ trong khu
vực nói chung.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1) Đối tượng nghiên cứu
- Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ 2006 – 2015
2) Phạm vi nghiên cứu
Về góc độ lý luận, luận văn tập trung nghiên cứu theo các luận điểm chính
của lý thuyết chủ nghĩa tự do.
Về thời gian, luận văn sẽ trình bày thực trạng phát triển của mối quan hệ này

trong giai đoạn 2006-2015.
Về mặt nội dung, luận văn nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Thái Lan trên tất
cả các lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, an ninh quân sự và kinh tế. Thêm vào đó
là những nhận định, đánh giá của học viên đối với triển vọng quan hệ của hai nước,
những tác động của mối quan hệ đối với khu vực và thế giới.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:
1) Nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan dưới góc nhìn của chủ
nghĩa tự do.
2) Tìm ra ý nghĩa của chủ nghĩa tự do trong mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan.
3) Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác những mặt tích cực và hạn chế
các tác động tiêu cực từ quan hệ Việt - Thái.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan dưới góc nhìn của chủ nghĩa tự do cũng là
một hiện tượng quan hệ quốc tế. Vì vậy, để nghiên cứu đối tượng này, bên cạnh
việc sử dụng các phương pháp trên, học viên đã kết hợp các cách tiếp cận như: các
cấp độ phân tích quan hệ quốc tế, lý thuyết về chủ nghĩa tự do, các lý thuyết về hợp
tác và hội nhập, lý thuyết về nguyên nhân xung đột quốc tế, quan điểm về hệ thống
quốc tế, các quan điểm về chủ thể và lợi ích trong quan hệ quốc tế.
Mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ xưa đến nay là một hiện tượng xã hội
mang tính quá trình. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này được dựa trên các phương

4


pháp nghiên cứu cơ bản như: phương pháp lịch đại, đồng đại, logic – lịch sử, so
sánh lịch sử, phương pháp hệ thống cấu trúc.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Nguồn gốc và các luận điểm của lý luận quan hệ quốc tế chủ nghĩa tự do
1.1.1. Chủ nghĩa tự do cổ điển - Chủ nghĩa lý tưởng: từ Kant đến Wilson

Phong trào khai sáng bắt đầu từ thế kỉ 18 là một cuộc cách mạng tư tưởng
quan trọng trong lịch sử văn minh thế giới. Trong quá trình cách tân, một nhóm các
nhà tư tưởng luôn giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa lý trí (rationalism), họ tiến
hành phê phán mạnh mẽ đối với sự suy đồi của “chế độ cũ” ở Châu Âu với đại diện
là chủ nghĩa chuyên chế và tôn giáo thần quyền. Chủ nghĩa lý trí và tư tưởng tôn
trọng con người mang đến sức mạnh như một dòng nước lũ đã tẩy sạch nhữngtư
tưởng cố hữu nằm sâu trong tâm trí con người từ vài trăm năm trước đó. Và đến
thời đại này con người dường như đã tiến thêm một bước phát triển trí tuệ của bản
thân. Đúng giống như lời nhà triết học nước Đức Immanuel Kant đã nói, đây chính
là thời đại “mang tới ánh sáng chiếu rọi những góc khuất tối tăm trong tư tưởng con
người”.[45]
Dù cho trong quá trình khai sáng, đại bộ phận các nhà tư tưởng đều xuất phát
từ góc độ của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa lý trí để nghiên cứu những vấn đề
triết học thông thường, nhưng cũng có một vài nhà tư tưởng đã tiến hành nghiên
cứu và suy ngẫm sâu sắc hơn đối với thể chế chính trị quốc tế và trật tự thế giới trên
cơ sở triết học cơ bản này. Những nghiên cứu này là gốc rễ trực tiếp của lý luận
quan hệ quốc tế về Chủ nghĩa lý tưởng và Chủ nghĩa tự do sau này. Những nhân vật
đại diện khai sáng cho tư tưởng Chủ nghĩa tự do gồm có: John Locke, Jean-Jacques
Rousseau và Kant. Những nhà tư tưởng này đã thiết lập một số nguyên tắc cơ bản
của chủ nghĩa tự do. Khác với chủ nghĩa ngu dân và thần quyền ở giữa thế kỷ, họ
cho rằng: lý trí là một tư chất bẩm sinh tự nhiên và duy nhất chỉ có ở loài người. Lý
trí của cá nhân có mục đích là tự mình thực hiện, đây cũng là một loại “trạng thái tự
nhiên” của con người. Còn quốc gia cũng chỉ là sản phẩm của “khế ước” được thiết
lập giữa những cá thể khác nhau trong xã hội, và nó phục vụ mục đích duy nhất là
5


bảo đảm quyền lợi tự nhiên mà con người được xây dựng dựa trên cơ sở hợp tình,
hợp lý.
Trong những nhà tư tưởng vĩ đại này, Kant là người có ảnh hưởng lớn nhất

đến sự phát triển sau này của lý luận quan hệ quốc tế. Trong lịch sử phát triển của
chủ nghĩa tự do phương Tây, tư tưởng của Kant đóng một vai trò quan trọng trong
việc kế thừa những cái có trước và là tiền đề cho những cái ra đời sau. Khác với
quan niệm tự do cá nhân tiêu cực trong quan điểm tự do tuyệt đối (Perfect freedom)
của John Locke; trong quan niệm của Kant, cái mà quan niệm tự do cá nhân nhấn
mạnh là sự tham gia tích cực của cá nhân đối với đời sống chính trị. Hoặc có thể
nói, con người là tự do, họ có thể lập ra những tiêu chuẩn pháp luật riêng cho hành
vi của mình. Chính phủ phải bảo vệ cho an toàn và phúc lợi của cá nhân dựa trên
nguyên tắc pháp luật và chính nghĩa. Trái ngược với Machiavelli, Kant cho rằng cá
nhân không phải là “thủ đoạn”mà phải là “mục đích”. Quan điểm tích cực của tự do
cá nhânlà hạt nhân trong tất cả tư tưởng triết học chính trị của Kant. Trên phương
diện triết học chính trị quốc tế, Kant cho rằng, chiến tranh giữa các quốc gia mang
đến tổn thất vô cùng nặng nề, sự phát triển của xã hội công dân và lý trí loài người,
cuối cùng sẽ khiến cho quan hệ giữa các quốc gia từ trạng thái riêng lẻ tự nhiên quá
độ đến trạng thái pháp chế, từ đó thực hiện mục tiêu “hòa bình vĩnh cửu”. Tư tưởng
hòa bình vĩnh cửu của Kant có ảnh hưởng trực tiếp đến lý luận quan hệ quốc tế sau
đó là chủ nghĩa tự do cộng hòa, và cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sự ra đời và phát
triển của lý luận hòa bình dân chủ.
Và trước khi nổ ra trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tư tưởng quốc tế
phát huy sức ảnh hưởng quan trọng nhất trong lĩnh vực chính trị quốc tế lúc đó là lý
luận cân bằng quyền lực (The Balance of power theory). Các nhà chính trị học Châu
Âu lấy Metternich và Bismarck làm đại diện đã trở thành những đại sứ duy trì cán
cân quyền lực Châu Âu, họ cố gắng thông qua quan hệ liên minh mật thiết phức tạp
để bảo vệ lợi ích quốc gia và duy trì hòa bình Châu Âu. Nhưng sự bùng nổ tàn bạo
của chiến tranh thế giới lần thứ nhất vô tình đã tạo ra một sự mỉa mai lớn đối với
những nỗ lực này. Vì vậy, một số nhà chính trị và học giả thời đó đã suy nghĩ lại
một cách sâu sắc về lý trí của loài người, hi vọng thoát khỏi bi kịch đáng buồn của
6



lý luận cân bằng quyền lực này, điều này trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của tư tưởng
quan hệ quốc tế mang ý nghĩa hiện đại hơn là chủ nghĩa lý tưởng.
Từ những năm 20, 30 của thế kỷ 20, những đại diện tiêu biểu của lý luận
quan hệ quốc tế Chủ nghĩa lý tưởng hiện đại chủ yếu có tổng thống Mỹ kiêm học
giả Woodrow Wilson, JohnMurray, Parker TMoon, học giả người Anh Alfred
Ezimmern, Philip Noel Baker và David Mitrany ….
Chủ nghĩa lý tưởng phủ nhận quan điểm cho rằng bản chất cái ác trong con
người là nguồn gốc dẫn đến chiến tranh và xung đột giữa các quốc gia của chủ
nghĩa hiện thực. Alfred Ezimmern cho rằng bản tính của con người không có cái gì
là thiện hay ác, quan trọng nó được quyết định bởi sự giáo hóa sau này. Chiến tranh
xảy ra không phải vì con người thiếu quan niệm về cộng đồng quốc tế, mà là vì sự
hạn chế về kiến thức khiến họ chưa ý thức được điều này[29]. Giống như Wilson đã
nói “thiện ác lẫn lộn, vàng thỏi cũng bị ăn mòn”. Cũng có thể nói rằng, dù bản tính
của con người tồn tại sự ngu muội và vô tri, những kẻ độc tài có thể lợi dụng điểm
yếu này để thực hiện dã tâm của bản thân, nhưng sức mạnh của giáo dục và tuyên
truyền có thể khắc phục được điểm cực đoan này. Vì vậy, những người theo Chủ
nghĩa lý tưởng vô cùng coi trọng sự giáo hóa đối với quần chúng nhân dân. Đồng
thời, sự giao lưu qua lại giữa nhân dân thế giới cũng giúp cho nhận thức lý trí và trí
tuệ của con người được phát huy một cách toàn diện, qua đó hình thành quan niệm
về thể cộng đồng thế giới và tinh thần chủ nghĩa quốc tế, từ đó loại bỏ những
nguyên nhân cơ bản của chiến tranh.
Trên lĩnh vực chính trị quốc tế, tư tưởng cơ bản của Chủ nghĩa lý tưởng là
dựa vào sức mạnh của tổ chức quốc tế và pháp luật quốc tế để theo đuổi công lý và
hòa bình lâu dài của xã hội quốc tế. Điều này được tập trung thể hiện trong phương
án “Mười bốn điểm” của Wilson về sự sắp xếp sau hậu chiến, và thành quả trực tiếp
của phương án này chính là sự thành lập của liên minh quốc tế. Với vai trò vừa là
nhà chính trị vừa là học giả của mình đã giúp Wilson có thể thực hiện được phương
án hòa bình theo Chủ nghĩa lý tưởng của mình. Ngày 08/01/1918 trong quá trình
diễn thuyết tại quốc hội Mỹ, Wilson đã lần đầu tiên đưa ra kế hoạch “Mười bốn
điểm” để làm cương lĩnh cơ bản tạo nên hòa bình thế giới sau chiến tranh. Nhắm

7


vào những nguyên nhân cực đoan của chính trị quốc tế đã dẫn đến chiến tranh thế
giới lần thứ nhất, kế hoạch “Mười bốn điểm” chủ trương các quốc gia nên từ bỏ
ngoại giao bí mật, loại bỏ rào cản thương mại, thực hiện tự do hàng hải trên biển, cổ
vũ sự tự trị dân tộc, cắt giảm vũ khí...; điểm cốt lõi trong kế hoạch “Mười bốn
điểm” là việc Wilson nhấn mạnh sau chiến tranh phải thiết lập một tổ chức quốc tế
lấy việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới làm mục tiêu. Phương án thành lập tổ
chức quốc tế này cùng nguyên tắc an toàn tập thể của Wilson đã thay thế hoàn toàn
nguyên tắc cân bằng lực lượng, là một tiên phong vĩ đại trong lịch sử phát triển của
lý luận quan hệ quốc tế. Nó cũng tập trung phản ánh được quan niệm về trật tự quốc
tế của Chủ nghĩa lý tưởng. Chủ nghĩa lý tưởng cho rằng sự sụp đổ của cán cân
quyền lực trước chiến tranh và sự bùng nổ của thế chiến thứ nhất là hậu quả của
việc các quốc gia không coi trọng nguyên tắc đạo đức chính nghĩa và pháp luật
quốc tế, và việc thiết lập một tổ chức quốc tế mang tính phổ biến là con đường tốt
nhất để giải quyết vấn đề này. Liên minh quốc tế (Hội Quốc liên) được thành lập
sau chiến tranh là một thử nghiệm vĩ đại của quan niệm Chủ nghĩa lý tưởng
này[30]. Nó mang tới những ý nghĩa vô cùng to lớn về cả mặt lý luận và thực tiễn
cho Chủ nghĩa lý tưởng, mang đến cho sự phát triển của lý luận quan hệ quốc tế
Chủ nghĩa tự do sau này những kinh nghiệm và bài học vô cùng phong phú.
1.1.2.Chủ nghĩa tự do mới
Lý luận quan hệ quốc tế những năm 50 và 60 thế kỉ 20 là lý luận được phát
triển trong quá trình biện luận giữa chủ nghĩa khoa học hành vi và chủ nghĩa truyền
thống. Cuộc tranh luận này dù rất khốc liệt nhưng về cơ bản thì lại là “một cuộc
chiến giả tạo”[44], sự tranh luận của hai bên chỉ là sự khác biệt về phương pháp
nghiên cứu. Dẫu sao thì nó cũng có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy việc nghiên cứu
sâu hơn đối với tư tưởng và quan niệm cơ bản của lý luận quan hệ quốc tế. Từ
những ý nghĩa này, sau chiến tranh thì tiến bộ lớn nhất của hoạt động nghiên cứu lý
luận quan hệ quốc tế đến vào giai đoạn những năm 60 và 70 của thế kỷ 20 là sự

xuất hiện của chủ nghĩa tự do mới và chủ nghĩa hiện thực mới, và cả sự đối đầu của
hai lý luận này. Những nghiên cứu này đã tạo nên trào lưu chủ đạo trong sự phát triển
lý luận quan hệ quốc tế và được duy trì đến ngày nay. Cái được gọi là “Chủ nghĩa tự do
8


mới” và “Chủ nghĩa hiện thực mới” là cái dùng để phân biệt với Chủ nghĩa tự do cũ là
Chủ nghĩa lý tưởng và Chủ nghĩa hiện thực kinh điển truyền thống.
Cái tên “Chủ nghĩa tự do mới” chỉ là một sự ám chỉ, bởi sự khác biệt của
quan niệm cụ thể và trọng điểm nghiên cứu nằm trong bản thân nó, trong nó vẫn
còn tồn tại những trào lưu khác nhau. Tại đây, chúng ta có thể tóm gọn thành 3 trào
lưu mang tính tiêu biểu:
a. Lý luận phụ thuộc lẫn nhau
Lực sát thương vô cùng lớn của vũ khí hạt nhân đã khiến cho con người đang
trong thời kỳ chiến tranh lạnh nhận ra rằng, hậu quả của chiến tranh hạt nhân không
khác gì sự hủy diệt toàn bộ của loài người; sự phát triển toàn cầu hóa của kinh tế và
thương mại khiến cho thế giới trở nên ngày càng “nhỏ”, những vấn đề chung mà
các quốc gia toàn cầu phải đối mặt như môi trường sinh thái ngày càng nhiều hơn.
Những điều này giúp các nhà nghiên cứu chính trị quốc tế nhận thức sâu sắc hơn
phụ thuộc lẫn nhau trong chính trị thế giới, cũng từ đó mà cuối cùng lí luận phụ
thuộc lẫn nhau được ra đời.[55, 54, 53]
Những người đại diện cho lí luận phụ thuộc lẫn nhau bao gồm: Robert
Keohane, Joseph Nye và Richard Rosecranse… Robert Keohane hiện là giáo sư tại
Đại học Duke của Mỹ, Joseph Nye là hiệu trưởng học viện chính phủ Kennedy
trường Harvard, hai người đã có sự hợp tác nghiên cứu lâu dài và có những thành
quả vô cùng phong phú. Tình hữu nghị sâu sắc giữa họ được giới lý luận quan hệ
quốc tế học gọi là một giai thoại. Lý luận phụ thuộc lẫn nhau chính là lý luận được
sáng lập bởi hai người họ, và những kiệt tác của họ cũng là hợp tác hoàn thành. Chủ
yếu gồm có Quan hệ xuyên quốc gia và chính trị thế giới, Quyền lực và phụ thuộc
lẫn nhau…Tác phẩm thứ hai là tác phẩm xuất sắc nhất của lý luận phụ thuộc lẫn

nhau. Ngoài ra còn có Rosecranse, hiện là một giáo sư tại Đại học California, Los
Angeles. Tác phẩm mang tính tiêu biểu phản ánh tư tưởng phụ thuộc lẫn nhau của
ông là Sự phát triển của mậu dịch quốc gia.
Lý luận về phụ thuộc lẫn nhau đã thách thức một số giả định cơ bản của Chủ
nghĩa hiện thực. Chủ nghĩa hiện thực cho rằng, chính phủ quốc gia là thể hành vi
quan trọng duy nhất trong chính trị quốc tế, quan hệ giữa các quốc gia tạo nên
9


những nội dung cơ bản trong chính trị quốc tế, thể hành vi phi chính phủ dù có tồn
tại cũng không thể phát huy tác dụng thiết thực nào, mà chỉ là cái phụ thuộc vào
quyền lực chính trị của chính phủ quốc gia[39]. Lý luận phụ thuộc lẫn nhau phản
đối chủ nghĩa trung tâm quốc gia, nó cho rằng chính phủ quốc gia không phải là thể
hành vi duy nhất trong chính trị thế giới, ngày càng có nhiều những tổ chức siêu
quốc gia và xuyên quốc gia phát huy tác dụng to lớn trên bình diện quốc tế, ví dụ: tổ
chức quốc tế liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ, công ty xuyên quốc gia…Lý
luận phụ thuộc lẫn nhau coi trọng việc nghiên cứu quan hệ xuyên quốc gia, chú
trọng việc phân tích hậu quả và ảnh hưởng của việc nhất thể hóa. Chủ nghĩa hiện
thực cho rằng, mục tiêu đầu tiên của chính phủ quốc gia là theo đuổi sự an toàn trên
lĩnh vực quân sự, tiếp đó mới đến kinh tế, môi trường… Lý luận phụ thuộc lẫn nhau
cho rằng, sự phát triển của nhất thể hóa không chỉ khiến sự ỷ lại lẫn nhau giữa các
quốc gia ngày càng sâu sắc, mà còn làm cho “sự phụ thuộc lẫn nhau phù hợp”
(Complex Interdependence) trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, môi
trường và sinh thái…ngày càng gia tăng. Sự sắp xếp cao thấp trong chính trị quốc tế
theo chủ nghĩa hiện thực lấy quyền lực và lợi ích quốc gia chủ quyền đặt lên trên
sau đó mới đến kinh tế và môi trường đã bị phá vỡ, các sự vụ trên thế giới ngày
càng trở nên thành một chỉnh thể. Mô hình chính trị quốc tế lấy chính phủ quốc gia
và lợi ích làm hạt nhân đã phải dần nhường chỗ cho những nghiên cứu về các vấn
đề xuyên quốc gia.
Sự xuất hiện của lý luận phụ thuộc lẫn nhau đã phá vỡ trạng thái chiếm lĩnh

trong lý luận quan hệ quốc tế của chủ nghĩa hiện thực, mở rộng góc nhìn trong
nghiên cứu lý luận, mang đến những vấn đề nghị sự và con đường tư duy hoàn toàn
mới về sự biến động trong chính trị thế giới, tạo nền móng vững chắc cho sự phát
triển nhanh chóng của lý luận quan hệ quốc tế về Chủ nghĩa tự do hiện đại. Cũng
trên chính cơ sở của lý luận phụ thuộc lẫn nhau hoặc lý luận phụ thuộc phù hợp, thì
Chủ nghĩa chế độ tự do mới mới có thể được sinh ra, và tạo nên ảnh hưởng trực tiếp
đối với những lý luận chính trị thế giới ra đời sau chiến tranh lạnh như lý luận toàn
cầu trị và lý luận chủ nghĩa tự do mới. Kiệt tác tiêu biểu của lý luận phụ thuộc lẫn
nhau là cuốn quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhaunó được coi là “tác phẩm cột mốc
10


quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu chính trị kinh tế học quốc tế và quan hệ quốc
tế”.[55]
b. Chủ nghĩa thể chế tự do mới
Trên cơ sở lí luận phụ thuộc lẫn nhau phù hợp, một nhóm các nhà lý luận
quan hệ quốc tế học phương Tây trong đó lấy Robert Keohane làm trung tâm, đã
tiến thêm một bước nghiên cứu một cách sâu sắc và phong phú hơn lý luận Chủ
nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế. Họ đã đưa ra lý luận chủ nghĩa chế độ tự do mới
được gọi là “lý luận thể chế” (institution theory) hoặc “lý luận chế độ” (regime
theory). Ngoài Robert Keohane, những đại diện tiêu biểu trong lĩnh vực nghiên cứu
lí luận chủ nghĩa chế độ tự do mới còn có: Oran Young, Ernst Hass…[36, 64, 57,
58, 51, 42]
Khác với lý luận phụ thuộc lẫn nhau, lý luận Chủ nghĩa chế độ tự do mới đã
tiếp nhận một vài giả thiết cơ bản của lý luận chủ nghĩa hiện thực mới, ví dụ như:
chính phủ quốc gia là chủ thể quan trọng duy nhất trong chính trị quốc tế hay trạng
thái vô chính phủ của xã hội quốc tế…mặc dù cũng có nhiều cách giải thích khác
nhau về hậu quả và sự hiểu biết của những khái niệm này. Đồng thời, lý luận này
còn hấp thu cả lý thuyết trò chơi (Game Theory), lựa chọn lý trí...bên cạnh đó là
những phương pháp nghiên cứu mới, khiến cho phân tích lý luận của mình càng

chặt chẽ và thực tế hơn.
Căn cứ vào định nghĩa được đại đa số học giả đồng thuận của Stephen
Crasner, cái được gọi là “chế độ” chính là “sự tập hợp của một loạt những cá thể
với thứ tự sắp xếp rõ ràng hoặc mơ hồ về các nguyên tắc, qui phạm, qui tắc và quyết
sách...đối với những vấn đề đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ quốc tế”[65]. Dù những
học giả khác nhau có những định nghĩa không giống nhau về “thể chế” hay “chế
độ”, nhưng khái niệm cơ bản của nó đều được bao hàm trong định nghĩa này, cường
điệu thể chế trong hành động quy phạm của các cá thể. Đây cũng là điểm xuất phát
và gốc rễ của những nghiên cứu về chủ nghĩa chế độ tự do mới.
Lý luận lựa chọn lí trí(Rational Choice Theory) được xây dựng trên nền tảng
của thuyết trò chơi là công cụ chủ yếu trong việc nghiên cứu chủ nghĩa chế độ tự do
mới. Lý luận lựa chọn lí trí hay còn gọi là lý luận lựa chọn công cộng, xuất hiện
11


sớm nhất bắt nguồn từ phương pháp phân tích, nghiên cứu kinh tế học; quan điểm
cơ bản của nó bao gồm: coi cá thể trong hành động tập thể là đối tượng hành vi có
lý trí, mục đích của những cá thể này là tìm kiếm lợi ích tối đa cho riêng mình,
trong quá trình hành động của bản thân họ có thể lựa chọn những gì có lợi nhất cho
mình sau khi đã cân nhắc kĩ càng [31, 60, 61]. Từ đó mà tạo nên tính logic thông
thường trong hành động của một tập thể. Những hành vi lý trí này được thiết lập
thông qua sự kết hợp của sự học tập, trò chơi và công năng.
Lý luận chủ nghĩa chế độ tự do mới đã tham khảo tiền đề và phương pháp
phân tích lý trí của chủ nghĩa hiện thực, nhưng lại rút ra được một kết luận ngược
lại.Nó cho rằng hợp tác dưới trạng thái vô chính phủ là có thể, từ đó tạo nên một
thái độ chủ nghĩa lạc quan trong thế giới quan. Nó nắm bắt một cách rõ ràng các xu
thế phát triển và vấn đề mới của chính trị thế giới, từ đó đưa ra một cách giải thích
hoàn toàn mới. Sự vươn lên của chủ nghĩa chế độ tự do mới trong những năm 70,
80 thế kỷ 20 có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển lý luận quan hệ
quốc tế, đặc biệt là trong lịch sử phát triển lý luận quan hệ quốc tế Chủ nghĩa tự do.

Mặc dù bản thân Robert Keohane cũng thừa nhận nó vẫn tồn tại không ít những
khuyết điểm, nhưng ý nghĩa mà nó mang lại cho lý luận và thực tiễn của lý luận
quan hệ quốc tế đương đại là rõ ràng và chắc chắn. Là một trường phái quan trọng
trong lý luận quan hệ quốc tế chủ nghĩa tự do, tranh luận giữa nó và chủ nghĩa hiện
thực mới đã tạo nên những nội dung chủ yếu trong lịch sử phát triển lý luận quan hệ
quốc tế trước khi chiến tranh lạnh kết thúc. Đương nhiên, chủ nghĩa thể chế không
phải là tất cả trong sự phát triển lý luận quan hệ quốc tế chủ nghĩa tự do vào thời
gian này, cụ thể là sự“tái phát hiện” của lý luận hòa bình dân chủ (Theory of
Democracy Peace) trước khi chiến tranh lạnh kết thúc ở những năm 70 thế kỉ 20 là
một minh chứng.
c. Chủ nghĩa tự do cộng hòa: lý luận hòa bình dân chủ
Mặc dù “lý luận hòa bình dân chủ” được coi là thành quả có ý nghĩa nhất đối
với việc nghiên cứu chính trị thế giới sau chiến tranh lạnh [67]. Nhưngnó đóng vai
trò là tư tưởng của một loại mô hình an toànthì nó đã sớm tồn tại, vì thế nó được gọi
là lý luận “tái khám phá” (Rediscoverd)[35]. Người sớm nhất đưa ra lý luận tương
12


tự là Kant, ông đã đề cập và thảo luận đến mô hình an toàn được gọi là “hòa bình
vĩnh cửu” (Perpetual Peace). Những thể cộng đồng được mở rộng liên tụccủa các
quốc gia cộng hòa, có tinh thần dân chủ và pháp chế thì cuối cùng sẽ có thể đạt
được “hòa bình vĩnh cửu” dưới nguyên tắc pháp luật quốc tế chung. Vì cơ chế kiểm
soát của thể chế chính trị cộng hòa có thể ngăn chặn các quốc gia cộng hòa mạo
hiểm tiến hành chiến tranh, còn các quốc gia phi dân chủ có tiến hành chiến tranh
hay không lại hoàn toàn dựa vào quan điểm không chịu bất cứ kiểm soát nào của
một kẻ độc tài[41, 40]. Tư tưởng của Kant được gọi là “chủ nghĩa quốc tế của chủ
nghĩa tự do”[46], và nó được phát triển thêm một bước sau chiến tranh thế giới lần
thứ nhất; trong “Mười bốn điểm” của mình tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã nói
rằng: “dựa vào phương thức sinh hoạt của bản thân để quyết định chế độ riêng của
quốc gia”, “yêu hòa bình”, “có thể đạt được sự đảm bảo của chính nghĩa”, và nhận

được sự đối đãi công bằng của những dân tộc khác trên thế giới, từ đó tránh được
việc nhận tổn thất lợi ích hay phải chịu bạo lực”. Năm 1919, Schumpeter đã đưa ra
mệnh đề “Chủ nghĩa tư bản của dân chủ có thể dẫn đến hòa bình”[43]. Học giả
đương đại từ những năm 70 thế kỉ 20 đã bắt đầu nhận thức lại vấn đề hòa bình dân
chủ, và từng bước lý luận hóa, hệ thống hóa nó. Vào năm 1976 Mekvin Small và
David Singer đã lần đầu tiên tiến hành mô tả hiện tượng thực nghiệm hòa bình dân
tộc[48]; Vào năm 1983 Michael Doyle trong Kant, di sản chủ nghĩa tự do và ngoại
giao đã chính thức đề cập đến “hòa bình dân tộc” như một lý luận[49]; Sau khi
chiến tranh lạnh kết thúc, “hòa bình dân tộc” đã trở thành một trong những điểm
nghiên cứu chính của giới lý luận quan hệ quốc tế phương Tây, ví dụ Bruce Russett
trong tác phẩm của mình nắm vững hòa bình dân chủ: nguyên tắc của thế giới sau
chiến tranh lạnh đã nghị luận một cách hệ thống đối với nó[32].
Là một giả thiết có liên quan đến mô hình an ninh quốc tế, quan điểm chủ
yếu của “lý luận hòa bình dân chủ” hiện đại bao gồm[47, 32, 46, 66]:
(1) Một nguyên tắc trong quan hệ quốc tế: giữa các quốc gia dân chủ không hoặc rất
ít khi xảy ra xung đột;
(2) Dù cho giữa các quốc gia có xảy ra xung đột, hai bên cũng không sử dụng vũ
lực hoặc lấy vũ lực để uy hiếp, bởi điều này trái với nguyên tắc dân chủ và lý tính;
13


(3) Giữa các quốc gia chuyên chế hoặc giữa các nước dân chủ và chuyên chế rất dễ
phát sinh xung đột, hơn nữa càng dễ dàng sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
Có những học giả còn cho rằng so với các nước dân chủ các quốc gia phi dân chủ
càng hiếu chiến hơn[34].
Đóng vai trò là một loại kinh nghiệm pháp chế, một trong những căn cứ quan
trọng của “lý luận hòa bình dân chủ” là: “kinh nghiệm thực tế” của “các quốc gia
dân chủ ít chiến tranh”. Nếu nói “hòa bình vĩnh cửu” của Kant chỉ là một lý tưởng,
thì “lý luận hòa bình dân chủ” lại cố gắng thông qua các thống kê và phân tích để
chứng minh hiện tượng này tồn tại phổ biến trong những giai đoạn khác nhau.

Mekvin Small và David Singer và Michael Doyle cho rằng, từ năm 1816 đến nay
giữa các quốc gia dân chủ hầu như không xảy ra chiến tranh thực sự [47, 63].
Có hai nguyên nhân dẫn tới “lý luận hòa bình dân chủ”, một là sự ràng buộc
chế độ (institutional restraints) trong nội bộ quốc gia dân chủ, hai là qui phạm dân
chủ và văn hóa chung (normand culture) trong cộng đồng giữa các quốc gia dân
chủ[62].
Một mặt khác, “lý luận hòa bình dân chủ” cho rằng, trong sự phát triển chính
trị trong nước thì sẽ có một vàithể chế và qui phạm ảnh hưởng tới mô thức đối
ngoạicủa quốc gia, sự khác biệt về chính trị trong nước giữa các nước dân chủ và
phi dân chủ dẫn đến sự khác biệt về chính sách đối ngoại của đôi bên. Chính trị dân
chủ nhấn mạnh việc thông qua phương thức hòa bình để tiến hành những cạnh tranh
chính trị một cách có qui tắc. Như vậy, cách giải quyết những mâu thuẫn chính trị
trong nước của các nước dân chủ không được thực hiện bằng cách loại bỏ đối thủ,
điều này khiến cho xã hội dân chủ bất luận là quốc gia, khu vực hay cá nhân đều rất
ổn định. Còn trong cạnh tranh chính trị của các quốc gia phi dân chủ, kẻ thắng sẽ có
tất cả, kẻ bại không có cơ hội vực dậy được; sự ổn định của các nước phi dân chủ
bắt buộc được tạo nên trên cơ sở không có phe phản đối chính trị nào hiệu quả[67].
Nói một cách cụ thể, sự ràng buộc chế độ được thể hiện như sau: Đầu tiên, chế độ
bầu cử của các nước dân chủ quyết định chính phủ phải chịu trách nhiệm đối với cử
tri. Thứ hai, nguyên tắc phân quyền (Power Division) và cân bằng chế độ
(Checkand Balance) trong chính trị quốc gia dân chủ khiến cho trách nhiệm quyết
14


sách ngoại giao được đa dạng hóa, từ đó có thể tránh khỏi việc đưa ra những quyết định
cực đoan. Ngoài ra, do các quốc gia dân chủ muốn tiến hành chiến tranh phải thông
qua việc tranh luận công khai và cần nhận được sự đồng thuận của các nhà chính trị
dân chủ, thời gian chuẩn bị chiến tranh lâu dài; những điều này mang đến cơ hội hòa
hoãn trong thời gian thông qua con đường ngoại giao để giải quyết tranh chấp.
Đối với nhân tố văn hóa và qui phạm của dân chủ, lý luận hòa bình dân chủ

cho rằng khí chất tinh thần (ethos) mà các quốc gia dân chủ có chung cũng khiến
cho giữa các nước dân chủ ít xảy ra chiến tranh, đặc trưng căn bản của tinh thần này
nằm ở cạnh tranh hòa bình và thỏa hiệp chính trị. Một quốc gia dân chủ sẽ nghĩ
rằng các quốc gia dân chủ khác cũng sẽ giải quyết các tranh chấp bằng những biên
pháp cạnh tranh hòa bình có nguyên tắc, hơn nữa sẽ vận dụng nó trong cả quan hệ
đối ngoại; vì vậy, ấn tượng của quốc gia dân chủ đối với các quốc gia dân chủ khác
là tích cực, họ cho rằng đôi bên là hòa bình, từ đó tạo nên quan hệ tôn trọng lẫn
nhau. Ngược lại, giữa các quốc gia dân chủ và phi dân chủ lại thiếu tinh thần tôn
trọng nhau này[62].
Dù “lý luận hòa bình dân chủ” từ khái niệm, thực tế đến logic đều tồn tại rất
nhiều thiếu xót, bị không ít những học giả phê phán, nhưng hàm ý logic của nó lại
là cơ sở ổn định của hòa bình thế giới với chế độ dân chủ đã được phương Tây thừa
nhận, cho nên nó có sức ảnh hướng rât lớn đối với giới chính trị và giới lý luận quan
hệ quan hệ quốc tế phương Tây, nó mở ra một con đường khiến mọi người phải coi
trọng trong sự phát triển của tư tưởng lý luận quan hệ quốc tế về chủ nghĩa tự do.
1.1.3.Các luận điểm chính
Chủ nghĩa Tự do được xây dựng trên một số cơ sở lý luận và thực tiễn. Các
cơ sở này bao gồm quan niệm về mối quan hệ giữa môi trường vô chính phủ và
xung đột trong QHQT, tính đa nguyên về chủ thể QHQT, bản chất của con người,
chủ nghĩa duy vật kết hợp duy tâm chủ quan, quan điểm về sự vận động của thực
tiễn lịch sử, quan niệm về tự do. Chủ nghĩa Tự do có những luận điểm cơ bản về
QHQT như sau[16]:

15


- Chủ nghĩa Tự do cho rằng trong QHQT, bên cạnh quốc gia còn các chủ thể
phi quốc gia như các tổ chức quốc tế, công ty xuyên quốc gia… Các chủ thể phi
quốc gia đang tham gia ngày càng nhiều vào QHQT với vai trò ngày càng tăng.
- QHQT chịu tác động đáng kể của nhiều yếu tố đối nội. Vì quốc gia không

phải là nhất thể, nên bên trong quốc gia có nhiều lực lượng cùng tham gia xác định
lợi ích quốc gia và hoạch định chính sách đối ngoại. Lợi ích quốc gia và chính sách
đối ngoại nhiều khi là kết quả của sự đấu tranh, thỏa hiệp, liên minh giữa các nhóm
chứ không phải lúc nào cũng phản ánh trung thành lợi ích quốc gia. Chính trị đối
nội trở thành một phần của QHQT và các nhóm trong nước trở thành một trong
những đơn vị phân tích trong nghiên cứu QHQT. Các yếu tố đối nội mà Chủ nghĩa
Tự do nhấn mạnh có thể tác động tới chính sách đối ngoại và QHQT chính là tự do,
dân chủ, nhân quyền…thông qua kênh phổ biến nhất là công luận.
- Lợi ích quốc gia là đa dạng và QHQT là đa lĩnh vực. Sự đa dạng lợi ích này
được cấu thành từ nhiều nhóm lợi ích khác nhau và bởi sự đa dạng trong lợi ích con
người. Cũng giống như con người, lợi ích của quốc gia không phải chỉ có mỗi an
ninh và quyền lực mà còn cả sự thịnh vượng kinh tế và những lợi ích khác. Chủ
nghĩa Tự do coi QHQT là sự hỗn hợp của nhiều lĩnh vực và vấn đề tương tác với
nhau. Cũng theo Chủ nghĩa Tự do, những lợi ích quốc gia quan trọng nhất là hòa
bình (chính trị) và thịnh vượng (kinh tế) nên chính trị và kinh tế cũng là hai lĩnh vực
cơ bản nhất trong QHQT. Những người theo Chủ nghĩa Tự do luôn cho rằng kinh tế
và chính trị luôn gắn bó mật thiết với nhau, có tác động qua lại. Bởi vậy, Chủ nghĩa
Tự do rất quan tâm tới mối tương tác giữa hai lĩnh vực này trong đời sống quốc tế
và coi các vấn đề này đều quan trọng như nhau. Chính sự quan tâm này khiến Chủ
nghĩa Tự do còn được gọi là “lý thuyết kinh tế chính trị quốc tế”.
- Chủ nghĩa Tự do cho rằng hoàn toàn có khả năng hòa hợp lợi ích giữa
người với người và từ đó là khả năng hòa hợp lợi ích giữa các quốc gia với nhau.
Chính sự tự do cá nhân sẽ làm bộc lộ nhiều lợi ích và ý tưởng khác nhau của con
người và ý tưởng khác nhau của con người và nhận thức lý trí sẽ giúp con người
nhận thức được đâu là lợi ích chung bên cạnh lợi ích riêng và những ý tưởng tốt
nhất.
16


- An ninh tập thể là một phương thức ngăn chặn chiến tranh, duy trì hòa bình

của Chủ nghĩa Tự do. An ninh tập thể có nghĩa là an ninh được nhận thức là vấn đề
có tính tập thể và bảo vệ an ninh là trách nhiệm của tập thể hơn là của cá nhân quốc
gia nào đó. Đây chính là cách thức “mọi người chống lại một người” nhằm đảm bảo
an ninh, loại trừ chiến tranh ra khỏi đời sống.
- Chủ nghĩa Tự do cũng coi phát triển kinh tế thị trường như phương cách
quan trọng khác để thúc đẩy hợp tác, đảm bảo an ninh và duy trì hòa bình trong
QHQT. Kinh tế thị trường được xây dựng trên cơ sở tự do kinh tế và một phần tự do
chính trị. Kinh tế thị trường giúp đem lại lợi ích kinh tế và thịnh vượng mà tất cả
đều cần; đòi hỏi phải thúc đẩy hợp tác bởi đây là phương thức quan hệ chủ yếu
trong kinh tế thị trường; yêu cầu phải duy trì môi trường an ninh để phát triển. Bên
cạnh đó, kinh tế thị trường phát triển còn đem lại một thực tế khác nữa rất có ý
nghĩa đối với hòa bình và hợp tác trong QHQT. Đó là sự phụ thuộc lẫn nhau. Kinh
tế thị trường là phương tiện, còn sự phụ thuộc lẫn nhau là kết quả và kết quả này
mới tác động mạnh mẽ đến QHQT.
- Chủ nghĩa Tự do Mới đặc biệt đề cao vai trò của thể chế quốc tế như
phương án chủ yếu để xây dựng và sắp xếp lại QHQT theo tinh thần của lý thuyết
này. Thể chế đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, quản lý xung đột,
thúc đẩy hợp tác và hội nhập.
- Theo Chủ nghĩa Tự do, xung đột không phải là hình thái QHQT duy nhất
trong môi trường vô chính phủ, mà bên cạnh đó vẫn có chỗ cho sự hợp tác trong
môi trường vô chính phủ. Hợp tác có thể được thực hiện trên cơ sở tương đồng nhất
định chứ không nhất thiết phải có sự hài hòa hay thống nhất. Hợp tác có thể diễn ra
trong vấn đề cụ thể nào đó mà không nhất thiết phải là trên tất cả các lĩnh vực.
Xung đột và hợp tác có tác động qua lại với nhau nên phải tính đến cả hai hình thái
này mới đánh giá đúng bản chất và sự vận động của các mối QHQT.
- Hợp tác sẽ ngày càng tăng, và dần thay thế cho xung đột, trở thành xu thế
chính trong QHQT. Đó là do mong muốn hòa bình, nhu cầu thịnh vượng kinh tế,
phát huy dân chủ tự do, phát triển kinh tế thị trường, thúc đẩy luật pháp quốc tế và
mở rộng thể chế quốc tế.
17



- Chủ nghĩa Tự do cho rằng hợp tác chính là xu hướng phát triển của lịch sử
QHQT thế giới. Xu thế hợp tác phát triển không chỉ về bề rộng mà còn về bề sâu
với sự phát triển của hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế tuy xuất hiện muộn hơn
hợp tác từ nửa cuối thế kỳ XIX nhưng phát triển khá mạnh mẽ trong thời kỳ hiện
đại. Hiện nay, hội nhập quốc tế tuy chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực kinh tế nhưng đã
lôi cuốn mọi quốc gia tham gia với nhiều hình thức (khu vực thương mại tự do, liên
hiệp thuế quan, thị trường chung…) và cấp độ khác nhau (song phương, khu vực,
toàn cầu…).
- Chủ nghĩa Tự do Mới cũng thừa nhận sự tồn tại của hệ thống quốc tế,
nhưng đó đơn giản chỉ là một trong những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến
QHQT. Chủ nghĩa Tự do chủ yếu quan tâm đến sự tương tác giữa các chủ thể
QHQT trong việc hình thành hệ thống và ảnh hưởng đến nhau bên trong hệ thống.
Trong hệ thống phụ thuộc lẫn nhau này, các chủ thể rất dễ chịu tác động cũng như
dễ bị tổn thương bởi hành vi của chủ thể khác.
- Chủ nghĩa Tự do cũng đề cập đến vai trò của luật pháp quốc tế như một
phương thức khác dù không quá đề cao như dân chủ tự do, kinh tế thị trường hay
thể chế quốc tế. Luật pháp giúp điều chỉnh các quan hệ xã hội theo hướng ngăn
chặn xung đột và hợp tác thực hiện các vấn đề chung.
- Chủ nghĩa Tự do đề cao vai trò của dân chủ tự do, là yếu tố quan trọng thúc
đẩy hợp tác, đảm bảo an ninh và duy trì hòa bình trong QHQT. Khi nhân dân thế
giới đều được hưởng quyền tự do cộng hòa, chính phủ các nước trên thế giới đều sẽ
thi hành chính sách đối ngoại hòa bình.
Nhìn từ những luận điểm của lý thuyết chủ nghĩa tự do, mối quan hệ Việt
Nam – Thái Lan có nhiều lý do để trở nên gắn bó với nhau hơn. Không chỉ đơn
thuần là sự hợp tác trên góc độ vì lợi ích của hai quốc gia, mà nó còn là điều kiện
bắt buộc để cả hai nước xây dựng nền kinh tế, chính trị ổn định trong nước, an ninh
của quốc gia cũng như khu vực.
1.2.Cơ sở thực tiễn về mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan

1.2.1.Nhân tố nội tại của Thái Lan
Bối cảnh chính trị - xã hội bất ổn
18


Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ Quân chủ chuyên chế. Ngày
10/12/1932 Vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên và
Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16
hiến pháp, nhưng chủ yếu vẫn dựa trên cơ sở Hiến pháp 1932. Sau sự kiện
19/9/2006, Thái Lan lập chính phủ mới do Thủ tướng Su-ra-dút Chu-la-nôn đứng
đầu. Sau đó Thái Lan đã tiến hành soạn thảo hiến pháp mới và tổ chức thực hiện
Tổng tuyển cử vào tháng 11/2007.
Cuộc đảo chính ngày 19-9-2006 bùng nổ vào đúng thời điểm Thaksin đang ở
New York (Mỹ) tham dự kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Toàn bộ diễn biến của cuộc đảo chính đều hiện hữu ở thủ đô Bangkok, trung tâm
chính trị, quyền lực của Thailand. Phạm vi của cuộc đảo chính thậm chí còn mở
rộng tận sang Mỹqua mạng lưới truyền thông, vào thời điểm mà Thaksin đang
chuẩn bị phát biểu về “Tương lai dân chủ ở châu Á”. Lý do của cuộc đảo chính này
bắt nguồn từ “phong cách Thaksin” tạo ra những lực lượng đối lập mạnh mẽ cho
Thaksin, trong đó tầng lớp trung lưu với thượng lưu thành thị và phần đông giới
quân sự giữ vị trí chủ chốt. Lực lượng thứ nhất phát động các cuộc biểu tình chống
chính phủ trên đường phố trong suốt những tháng đầu năm 2006, dẫn đến cuộc
khủng hoảng chính trị ngày càng trầm trọng. Lực lượng thứ hai đưa cuộc khủng
hoảng đó lên đỉnh điểm, đồng thời chấm dứt nó bằng hành động đảo chính. “Phong
cách Thaksin” trở thành nguồn gốc quyết định sự kiện ngày 19-9-2006. Ngoài ra
phải kể đến một số lí do quan trọng mang tính chủ quan mà chính phủ Thaksin
không may gặp phải. Đó là nạn tham nhũng trong bộ máy quan liêu di căn từ các
thời kỳ trước, cùng với đó là sự gia tăng những tệ nạn xã hội như mại dâm, buôn lậu
vũ khí, buôn bán và sử dụng ma túy… sản phẩm của nền văn hóa “mở” thời hiện
đại, và nhất là tình trạng tái phát bạo loạn ở miền Nam từ đầu năm 2004.

Sau cuộc đảo chính này, tình hình chính trị của Thái Lan rơi vào tình trạng
khủng hoảng triền miên, người dân Thái Lan bị cuốn vào vòng xoáy các cuộc biểu
tình, hết của phe Áo Đỏ ủng hộ Thaksin đến phe Áo Vàng bảo hoàng và chống đến
cùng hệ thống của Thaksin. Bên cạnh đó là những phong trào ly khai của người Hồi
giáo gốc Malay ở miền Nam Thái Lan chống đối chính quyền tại Bangkok từ hơn
19


10 năm qua và gia tăng cường độ kể từ năm 2004.Trong khi đó, ở miền Nam Thái
Lan, chiến dịch đòi ly khai vẫn diễn ra, tập trung ở vùng Pattani và liên tục lan sang
các tỉnh lân cận, đe dọa lan đến thủ đô Bangkok. Một loạt xung đột dẫn khiến 1.200
người thiệt mạng trong một thập kỷ, với hơn 1.000 người chết kể từ khi bạo loạn nổ
ra tháng 1/2004[69]. Vùng bạo loạn là nơi đa số cư dân lại là thiểu số Hồi giáo trên
một đất nước Phật giáo.Sau cuộc đảo chính năm 2006, những cuộc đụng độ giữa
phe chống đối và ủng hộ Thaksin diễn ra liên tục; tới năm 2008 tưởng như việc
đồng minh chính trị của ông Thaksin – Abhisit Vejjajiva, lãnh tụ đảng dân chủ được
dân bầu lên để giữ chức vụ thủ tướng sẽ có thể bình ổn tình trạng chính trị bất ổn
này sau khi chính phủ mới đã vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào ngày
20 tháng 3 năm 2009; đúng lúc này lại có hơn 20000 người biểu tình bao vây văn
phòng thủ tưởng, đòi chính phủ phải từ chức, mặc dù chính phủ của thủ tướng
Vejjajiva đã phát chi phiếu cho người dân nhưng cũng không mang lại hiệu quả,
thậm chí thời gian sau đó người biểu tình còn bao vây và tấn công xe của thủ tướng, dù
cuối cùng cuộc biểu tình cũng được dẹp yên với sự giam cầm những nhà lãnh đạo biểu
tình, nhưng tình trạng bạo động cũng đã mang đến những thiệt hại không nhỏ.
Liên tục hai năm sau đó các cuộc bạo lực phe phái không lúc nào có dấu hiệu
dừng lại, tới năm 2011 khi em gái của Thaksin là bà Yingluck Shinawatra lên cầm
quyền, sau chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội năm đó, thì sóng gió
trên chính trường Thái Lan đã tạm lắng lại, dù mâu thuẫn lợi ích phe phái vẫn còn
âm ỉ.
Tới năm 2013, bất ổn chính trị lại được đẩy lên cao trào khi bà Thủ tướng

Yingluck Shinawatra tìm cách thông qua dự luật ân xá gây tranh cãi.Bước vào
những tháng đầu tiên của năm 2014, làn sóng biểu tình vẫn rầm rộ tại Thái Lan với
chiến dịch đóng cửa Bangkok bắt đầu từ ngày 13/1/2014. Người biểu tình vẫn tiếp
tục bày tỏ sự phản đối đối với Dự luật ân xá của Thủ tướng Yingluck Shinawatra;
họ cho rằng, mục đích chính của Dự luật ân xá là nhằm "xóa tội" cho cựu Thủ
tướng Thaksin Shinawatra – anh trai của bà Yingluck thông qua điều khoản xóa tội
cho các cá nhân có hành vi sai trái và mở đường cho ông trở về nước mà không phải
chịu án tù sau thời gian dài sống lưu vong như: sát hại người biểu tình không có vũ
20


×