Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

BÁO CÁO KIẾN TẬP THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.77 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ

HỒ SƠ KIẾN TẬP SƯ PHẠM

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN
MÃ SỐ SINH VIÊN: 1457012272
ĐƠN VỊ KTSP: TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH
THỜI GIAN KIẾN TẬP: từ 13/02/2017 đến …./03/2017

Hồ sơ gồm có:
1. Phiếu đánh giá kết quả KTSP (M1)
2. 05 báo cáo (M3, M4, M5, M6 & M7)
3. Biên bản dự giờ

LỜI NÓI ĐẦU
Em từng nghe một câu nói rất nổi tiếng rằng: “Nghề giáo viên là nghề cao
quý nhất trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó


tạo ra những con người sáng tạo”. Em rất tự hào khi mình sẽ là một người giáo viên
trong tương lai. Nghề giáo viên là một nghề cao quý, đòi hỏi phải có kiến thức
chuyên môn và được đào tạo bài bản. Vì vậy, theo học ngành nhà giáo là em đã xác
định được trách nhiệm lớn lao của mình và xác định được bản thân phải làm gì, rèn
luyện như thế nào để có kiến thức đào tạo lớp trẻ sau này. Vì vậy để làm được điều
đó thì chỉ học lý thuyết thôi là chưa đủ, em còn cần phải xâm nhập vào thực tế nhằm
tích lũy kinh nghiệm và nâng cao nghiệp vụ sư phạm để có thể trở thành một người
giáo viên giỏi trong tương lai. Và kiến tập sư phạm là một phần quan trọng giúp em
thực hiện điều đó. Em hiểu rằng kiến tập sư phạm là một bước quan trọng cho hành
trang nghề nghiệp mình sau này. Bởi lẽ đây là bước đầu hình thành nên phong cách
của một giáo viên trong tương lai.


Được sự chỉ đạo của trường Đại học Mở TP.HCM và sự đồng ý của cơ sở
thực tập, em được về kiến tập tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh. Tại đây, em đã
nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện và hướng dẫn nhiệt tình của Ban Giám hiệu, của
các thầy cô trong trường và đặc biệt là của cô Vũ Thụy Thùy Dương - giáo viên
hướng dẫn của em. Nhờ vậy mà em đã nhanh chóng nắm bắt kịp thời nề nếp và nội
quy của trường đề ra và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Trong 4 tuần kiến tập
tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh em được tiếp xúc với đội ngũ giáo viên có trình
độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình. Được tiếp xúc với môi
trường giáo dục tốt, qua đó gắn lý thuyết vào thực tiễn cũng như học hỏi kinh
nghiệm giảng dạy, lập kế hoạch chủ nhiệm, đánh giá, xếp loại học sinh và các hoạt
động khác. Ngoài ra còn được hiểu thêm tình hình kinh tế, văn hoá, giáo dục của địa
phương. Đó là những nền tảng quan trọng để sau này em có thể trở thành những thầy
cô có đầy đủ tri thức, nhân cách phù hợp với thời đại mới và xứng đáng là người
ươm những mầm xanh cho tương lai.


Bước đầu tiếp xúc với môi trường sư phạm thực thụ đối với mỗi sinh viên quả
là một điều mới mẽ và còn bỡ ngỡ. Nhưng qua đợt kiến tập này bản thân em đã học
hỏi được nhiều kinh nghiệm thầy cô giáo đi trước trong công tác giảng dạy và
nghiệp vụ. Qua đó, em thấy được những việc mình làm được và chưa làm được,
những việc mình còn thiếu sót và cách khắc phục những thiếu sót đó như thế nào, từ
đó em rút ra những bài học bổ ích phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy sau này.
Qua đó, bản thân em cũng tự nhận thấy tầm quan trọng của công việc, thấy được
trách nhiệm của mình trong công việc giảng dạy sau này.
Bài báo cáo kiến tập Sư phạm báo cáo về những công việc mà bản thân em đã
làm được, những bài học kinh nghiệm rút ra tại trường. Tuy nhiên, trong quá trình
kiến tập bản thân em đã có cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, kính mong Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chỉ đạo, giáo viên hướng dẫn cùng
các thầy cô giáo góp ý, giúp đỡ để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng 03

năm 2017
Sinh viên kiến tập

Nguyễn Thị Ngọc Huyền

TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM
KHOA NGOẠI NGỮ
__________________________________________

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
________________________________

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIẾN TẬP SƯ PHẠM (Mẫu số 1)
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Mã số SV: 1457012272


Sinh ngày: 21/05/1996
Lớp: DH14AV06
Kiến tập sư phạm tại trường: THPT Nguyễn Chí Thanh
Từ ngày: 13/02/2017 đến ngày:


/03/2017

I/ Nội dung 1: Tìm hiểu về nhà trường phổ thông:
Hoạt động

Nhận xét chung của người đánh giá qua
bài thu hoạch của sinh viên

Hoạt động 1: Nghe -Về Ý thức kỷ luật:
báo cáo và tìm hiểu
chung về nhà trường
Phổ thông (PT)
- Ngày báo cáo: -Về kết quả thu hoạch:
13/02/2017
- CB Báo cáo: thầy
Phạm Lương Quý
-Phó hiệu trưởng

Điểm số, Họ tên chữ ký của
người đánh giá
Điểm số: ……../10
Bằng chữ: ……….
Họ tên, chữ ký:

II/ Nội dung 2: Tìm hiểu và dự giờ mẫu về công tác chủ nhiệm lớp: (do GV báo cáo
và hướng dẫn công tác chủ nhiệm lớp của trường PT ghi)
Nhận xét chung của
Hoạt động
Nội dung
GV đánh giá qua ý

thức, kỷ luật và bài
thu hoạch
Hoạt động 2:
ND báo cáo: - Về ý thức kỷ luật:
Nghe báo cáo Chức năng, vai
chung về công tác trò, nhiệm vụ và
chủ nhiệm lớp
nguyên tắc giao
tiếp sư phạm
của giáo viên
chủ nhiệm trong
trường
Trung
học phổ thông,
công tác chủ
nhiệm lớp, cách
lập kế hoạch cho - Về kết quả thu
công tác chủ hoạch
nhiệm lớp, kế
hoạch chi tiết

Điểm số, Họ tên chữ
ký của người đánh
gía
Điểm số: ……../10
Bằng chữ:……….
Họ tên, chữ ký:


Hoạt động 3:

Dự 2 tiết chủ
nhiệm lớp

giờ sinh hoạt
lớp, lập giáo án
giờ sinh hoạt
Tên GV báo cáo:
thầy Trần Quốc
Tuấn
Ngày
dự:
13/02/2017
Ghi rõ nội dung - Về ý thức kỷ luật:
của 2 tiết dự:
-Tiết
1
(13/02/2017):
+ Nhắc nhở vi
phạm nội quy:
mặc áo dài,
nhuộm tóc, tác
phong…
+ Thông báo:
mặc áo dài 2
lần/tuần (thứ 2
và thứ 5).
+ Hoạt động học
tập ngoại khóa
+ Hội thi thanh
niên khỏe chào

mừng ngày 8/3.
-Tiết
2 - Về kết quả thu
(20/02/2017):
hoạch
+ Nhắc việc học
phụ đạo.
+ Nhắc nhở nội
quy: mặc áo dài,
vệ sinh lớp học,
hành lang, tác
phong đi học trái
buổi…
+ Thông báo lịch
kiểm tra tập
trung.
+ Hoạt động học
tập ngoại khóa.

Điểm số: ……../10
Bằng chữ:………
Họ tên, chữ ký:


+ Cán sự lớp phổ
biến các hoạt
động trong ngày
8/3.
III/ Nội dung 3: Tìm hiểu và dự giờ mẫu về công tác dạy học: (do GV báo cáo và
hướng dẫn công tác dạy học của trường THPT ghi)


Hoạt động

Hoạt động 4:
Nghe báo cáo
chung về công tác
dạy học

Hoạt động 5:
Dự 2 tiết mẫu về
dạy học

Nhận xét chung của
Nội dung
GV đánh giá qua ý
thức, kỷ luật và bài
thu hoạch
ND báo cáo: - Chức năng, - Về ý thức kỷ luật:
nhiệm vụ của công tác dạy
học; các hoạt động cơ bản
của công tác dạy học; cách - Về kết quả thu
lập giáo án chuyên môn.
hoạch:
Tên GV báo cáo: Vũ Thụy
Thùy Dương
Ngày dự: 15/02/2017
Ghi rõ nội dung của các tiết - Về ý thức kỷ luật:
dự:
-Tiết 1 (15/02/2017) Dự
giờ tiết Writing: + Giáo viên

hướng dẫn học sinh cách
đọc phụ âm đôi: /sl/,
/sm/, /sn/, /sw/ và học
sinh được theo cách phát
- Về kết quả thu
âm của giáo viên.
hoạch:
+ Giáo viên gọi một vài học
sinh đọc lại các phụ âm
đôi.
+ Giáo viên đọc mẫu các ví
dụ phát âm trong sách và
học sinh đọc theo.
+ Giáo viên gọi mỗi học
sinh đọc một cột ví phát
âm từng phụ âm đôi.
+ Giáo viên gọi 2 cặp học

Điểm số, Họ tên chữ
ký của người đánh
gia
Điểm số: ……../10
Bằng chữ:……….
Họ tên, chữ ký:

Điểm số: ……../10
Bằng chữ:……….
Họ tên, chữ ký:



sinh đọc đoạn hội thoại
trong sách.
+ Giáo viên dặn học sinh về
nhà luyện phát âm thêm.
+ Giáo viên giới thiệu một
số đại từ quan hệ: who,
whom, which…và cho ví
dụ.
Ex: I don’t like Mr. John.
Mary is talking to him over
there. → I don’t like Mr.
John, to whom Mary is
talking over there.
Note: The book is very
expensive. She is looking
for it. → The book which
she is looking for is very
expensive.
It can’t be written like this:
The book for which she is
looking is very expensive.
+ Sau khi học xong ngữ
pháp, giáo viên cho học
sinh làm bài tập trong sách,
gọi vài học sinh lên bảng
làm bài, sửa bài và dặn dò
bài tập về nhà cho học
sinh.
-Tiết 2 (15/02/2017) Dự
giờ tiết Language focus:

+ Giáo viên dạy lớp từ mới
trong bài:
+ describe (v): mô tả
→ description (n):
+ abundant (a): phong phú
+ Giáo viên hỏi cả lớp một


câu hỏi và cho cả lớp trả
lời: How many features
does Cat Ba National Park
have? => 5 features:
location, special features,
total area, animals and
plants, historic features.
+ Giáo viên hướng dẫn cho
lớp một số cấu trúc có thể
sử dụng trong bài viết:
Location: Cat Ba National
Park
is
located/lies/spreads……
Special features: There
is/there are/it has…….
Total area: The total area is
(about/approximately)…….
+ Giáo viên gọi 2 học sinh
lên bảng viết bài miêu tả
Cat Ba National Park và yêu
cầu các học sinh còn lại viết

bài theo hướng dẫn của cô.
Giáo viên đi xung quanh
quan sát lớp, nhắc học sinh
viết bài và kiểm tra xem
học sinh có viết bài không.
+ Giáo viên sửa bài cho học
sinh. Giáo viên hướng dẫn
cho học sinh dùng cấu trúc:
be famous for….để miêu tả
về phần historic features.
+ Giáo viên gọi tiếp 2 học
sinh khác lên bảng viết bài
miêu tả Cat Ba National
Park.
+ Giáo viên sửa bài cho học
sinh. Giáo viên hướng dẫn
học sinh dùng cấu trúc


khác để bài viết được hay
hơn.
Special features: Cat Ba
National
Park
reserves/preserves…..
Total
area:
contains/covers…..

It


Historic features: 6,000year-old stone tools human
bones made Cat Ba
National Park famous.
+ Giáo viên kiểm tra vở học
sinh và cho điểm.
+ Giáo viên dặn dò học sinh
chuẩn bị cho bài học tiếp
theo.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 03 năm
2017
HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ký tên & đóng dấu)

TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM
Cơ sở KTSP THPT Nguyễn Chí
Thanh

KHOA TRƯỞNG
KHOA NGOẠI NGỮ- ĐH MỞ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO TÌM HIỂU NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
(Hoạt động 1)
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Mã số SV: 1457012272



Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thụy Thùy Dương

Lớp: 11B1

A. Phương pháp tìm hiểu:
1. Nghe báo cáo: Lịch sử, cơ sở vật chất, tình hình giáo dục của trường THPT
Nguyễn Chí Thanh, dặn dò công tác kiến tập và thực tập của sinh viên.
Số lượng: 1. Thầy Phó Hiệu Trưởng: Phạm Lương Quý
2. Nghiên cứu hồ sơ về:
- Hồ sơ nghị quyết số 40 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trang web trường THPT Nguyễn Chí Thanh.
- Sổ đầu bài của lớp.
- Các thông báo hoạt động đoàn, công tác tháng, tuần.
3. Điều tra thực tế: Khảo sát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thư viện trường.
B. Kết quả tìm hiểu
1. Tình hình giáo dục ở địa phương:
Trường THPT Nguyễn Chí Thanh được thành lập vào tháng 8 năm 1988 nhằm đáp
ứng nhu cầu học tập của một phần học sinh quận Tân Bình, một địa bàn có tốc độ
phát triển dân cư hết sức nhanh chóng lúc bấy giờ. Khi mới thành lập, địa điểm nhà
trường nằm tạm trong một khu vực doanh trại quân đội (hiện nay là khuôn viên của
trường THCS Hoàng Hoa Thám). Sau 3 năm học, đến năm 1991 trường phải chuyển
vào khuôn viên hiện tại, chung với trường THCS Hoàng Hoa Thám. Sinh hoạt trong
khuôn viên chật hẹp, cơ sở vật chất thiếu thốn. Trong biết bao lo toan suy nghĩ nhằm
khắc phục khó khăn, thử thách lúc ấy, đã tràn ngập trong mỗi chúng tôi những băn
khoăn, trăn trở, ưu tư. Thành công của từng lứa học sinh ngày một trưởng thành, sẵn
sàng tự tin bước vào đời luôn là niềm động viên khích lệ của chúng tôi, những thầy cô
giáo, những người dường như trẻ mãi không già!



Đến năm 2009, nhà trường tiếp nhận cơ sở vật chất của trường THCS Hoàng Hoa
Thám, tạo điều kiện mở rộng khuôn viên nhà trường. Đây là điều kiện tốt nhất để xây
dựng môi trường học tập, rèn luyện và sinh hoạt một cách có hiệu quả. Đây là giai
đoạn tốt nhất để bắt đầu thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường, từng bước vững
mạnh và đạt thành tích cao trong tất cả các mặt hoạt động.
Trường Nguyễn Chí Thanh ngày nay, tọa lạc tại số 1A Nguyễn Hiến Lê, P.13, Q.Tân
Bình, có vị trí lý tưởng, 4 mặt tiền đường, không bị kẹt xe khi học sinh tan học; có
khuôn viên rộng rãi, cây xanh bao phủ, đáp ứng cho học sinh vui chơi thoải mái; có
phòng học đạt chuẩn, đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, có máy chiếu trong phòng học; có
đầy đủ các phòng chức năng, trang bị hiện đại để phục vụ cho việc dạy và học; có môi
trường “xanh-sạch-đẹp, an toàn”; có các hoạt động phong trào phong phú, tạo sân
chơi lành mạnh và bổ ích cho học sinh; có kỷ luật nghiêm; có mối quan hệ thân thiện
giữa CB-GV-NV và học sinh; có đội ngũ giáo viên tận tình, tâm huyết và có uy tín
trong khu vực. Trường của chúng ta giờ khang trang hơn, chất lượng hơn,…nhưng
không bao giờ quên đi truyền thống : “Đoàn kết, vượt khó, sáng tạo!
2. Đặc điểm tình hình nhà trường:
- Đội ngũ giáo viên: Ban Giám hiệu: 4 – 12 tổ chuyên môn
Giáo viên: 93

Thạc sỹ: 19

Trợ lý thanh niên:

Nhân viên văn phòng: 5

Y tế: 1

Thư viện: 1


Bảo vệ: 3

Giám thị: 6

Phục vụ: 4

1

Toàn trường: 113
- Cơ sở vật chất: 45 phòng học/36 phòng có máy chiếu


Phòng chức năng gồm 3 phòng máy vi tính, 2 phòng lab, 1 phòng nghe nhìn, 1 phòng
Vật lý, 1 phòng Hóa, 1 phòng Sinh, 2 phòng đồ dung dạy học (Toán, Văn, Sử, Địa),
phòng Công nghệ, phòng nấu ăn, phòng Thể dục – Quốc phòng, Hội trường
Phòng làm việc: 22
Diên tích: 8273 m2
- Số lượng học sinh: Khối 10: 15 lớp - 638/nữ: 292
Khối 11: 18 lớp - 764/nữ: 438
Khối 12: 17 lớp - 715/nữ: 415
Toàn trường: 50 lớp – 2118/nữ: 1243
Học sinh nữ chiếm tỷ lệ: 58, 6%
- Kết quả học tập của học sinh: Kết quả học tập Học kì 1
Giỏi

Khá

Trung bình Yếu Kém

Khối 10


69

366

182

14

0

Khối 11

57

405

266

32

0

Khối 12

32

394

261


21

0

Toàn trường

158

1165

709

67

0

3. Cơ cấu tổ chức của trường:


Ban Giám hiệu:

+ Hiệu trưởng: thầy Nguyễn Tỷ Chế Đạt
+ Phó hiệu trưởng: thầy Phạm Lương Quý và thầy Phạm Văn Chăm


Công đoàn: 5 có công đoàn viên
+ Chủ tịch công đoàn: thầy Lê Văn Đức
+ Phó Chủ tịch: thầy Nguyễn Tấn Tư




Đoàn:


+ Bí thư: thầy Phạm Văn Chăm
+ Phó bí thư: cô Nguyễn Thị Thảo


Đảng viên: 27 đảng viên. Thầy Nguyễn Tỷ Chế Đạt, thầy Phạm Văn Nhạc, cô
Đinh Thị Minh Phương là Chi ủy.



Tổ chuyên môn: gồm 12 tổ
+ Tổ Văn: 10 giáo viên; Tổ trưởng: cô Trần Thị Dần
+ Tổ Toán: 16 giáo viên; Tổ trưởng: thầy Nguyễn Bá Chiêu
+ Tổ Sử: 5 giáo viên; Tổ trưởng: thầy Lê Văn Huấn
+ Tổ Địa: 4 giáo viên; Tổ trưởng: thầy Đặng Duy Định
+ Tổ Công dân: 3 giáo viên; Tổ trưởng: cô Nguyễn Thị Thảo
+ Tổ Ngoại ngữ: 11 giáo viên; Tổ trưởng: cô Nguyễn Thị Lệ Chi
+ Tổ Lý: 12 giáo viên; Tổ trưởng: thầy Thái Bảo Thuận
+ Tổ Tin: 6 giáo viên; Tổ trưởng: thầy Đỗ Quang Minh
+ Tổ GDQP: 7 giáo viên; Tổ trưởng: thầy Nguyễn Tấn Tư
+ Tổ Hóa: 9 giáo viên; Tổ trưởng: thầy Tống Thanh Tùng
+ Tổ Sinh: 5 giáo viên; Tổ trưởng: thầy Phạm Khắc Minh
+ Tổ Văn phòng: 11 giáo viên; Tổ trưởng: thầy Trịnh Văn Quẹo

4. Nhiệm vụ của giáo viên:
- Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn:



Giảng dạy và giáo dục đúng theo chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định.



Lập kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án, chuẩn bị kiểm tra, đánh giá theo quy
định và tham gia đầy đủ các hoạt động của chuyên môn.




Phối hợp với Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn khác,
giám thị, gia đình học sinh, Đoàn TNCS trong các hoạt động giảng dạy, giáo
dục học sinh.



Rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.



Giáo dục học sinh thông qua môn dạy và hình thành nhân cách cho học sinh.

Như vậy, nhiệm vụ chính của giáo môn bộ môn là giảng dạy về chuyên môn. Bên
cạnh đó, giáo viên bộ môn còn là một nhân tố quan trọng trong quá trình giáo dục học
sinh, là một nhịp cầu, một thành viên trong tập thể sư phạm để phối hợp giáo dục các
em cso hiệu quả.
- Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:

+ Chức năng: có 4 chức năng


Giảng dạy: GVCN là thầy dạy văn hóa ở lớp.



Gíáo dục: GVCN chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành “Nhân cách”
cho học sinh lớp mình.



Tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động giáo dục của lớp.



Cô vấn cho tập thể học sinh, cho ban chấp hành chi đoàn.

+ Nhiệm vụ: 8 nhiệm vụ


Dạy và tổ chức các hoạt động học tập trong và ngoài giờ của học sinh.



Nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo dục lao động hướng nghiệp của nhà
trường.




Làm trung tâm, hạt nhân trong việc xậy dựng quan hệ thầy – trò.



Cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học mang tính giáo dục toàn diện, tự giác,
tự quản,…..



Hiểu rõ từng đối tượng học sinh để có phương pháp giáo dục thích hợp.




Chỉ đạo trong việc kết hợp các lực lượng giáo dục.



Nhận định, đánh giá chính xác học sinh.



Chịu sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường.

- Công tác chủ nhiệm: Những công việc của giáo viên chủ nhiệm rất nhiều, rất đa
dạng và phong phú nhưng ta có thể tóm lược qua 3 bước:
Bước 1: Chuẩn bị chủ nhiệm
Giáo viên cần dựa vào học bạ và sơ yếu lý lịch. Đọc kĩ học bạ học sinh, giáo viên sẽ
phân loại được học sinh về học lực cũng như hạnh kiểm. Nghiên cứu sơ yếu lý lịch
của học sinh giúp giáo viên biết về hoàn cảnh của gia đình, khu vực sống, nghề

nghiệp của bố mẹ, sở thích, nguyện vọng, năng khiếu của học sinh, từ đó giáo viên sẽ
hiểu thêm và đề ra được cách cụ thể để giáo dục từng em cho phù hợp với từng hoàn
cảnh cụ thể.
Bước 2: Chọn ban cán sự lớp phù hợp, hợp lý.
Lực lượng nồng cốt của lớp nên chọn những em có học lực khá trở lên, hạnh kiểm tốt,
là Đoàn viên, có cuộc sống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu tình hình lớp có nhiều đặc
điểm như nhiều học sinh quậy, lười học…thì giáo viên có thể linh hoạt đưa một số em
đó vào thành phần ban cán sự lớp để em đó thấy mình có trách nhiệm hơn, tuy nhiên
giáo viên chủ nhiệm phải theo sát và quản lý chặt chẽ.
Giáo viên chủ nhiệm phải phân công rõ ràng nhiệm vụ của từng thành viên trong ban
cán sự lớp, tránh chồng chéo hay bỏ trống công việc, theo dõi, đôn đốc. Ngoài ra, giáo
viên chủ nhiệm cũng phải liên kết chặt chẽ với giáo viên bộ môn, giáo viên giám thị,
phụ huynh học sinh.
Bước 3: Giáo dục học sinh
Đây là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài và phức tập mà người giáo viên chủ nhiệm cần
phải có những kinh nghiệm, phương pháp riêng phù hợp thì mới có thể thành công.


Ví dụ: Giáo viên đưa ra phong trào phù hợp với lớp, khen thưởng học sinh có thành
tích tốt, khuyến khích, động viên kịp thời, hướng nghiệp, tác động, giúp đỡ, phát hiện
và phát huy những khả năng của các em.
Nói tóm lại, phương châm của nhà trường là giáo dục, cảm hóa các em một cách nhẹ
nhàng nhất mà đạt kết quả cao nhất, mọi giáo viên chủ nhiệm cần phải có những biện
pháp và cách thức riêng và giáo dục các em. Ngoài ra còn kể đến sự phối hợp chặt chẽ
của Ban Giám hiệu và phòng Giám thị để đạt kết quả cao nhất.
5. Các loại hồ sơ học sinh:


Học bạ: Ghi tóm lược tiểu sử và tình hình cụ thể về học tập, rèn luyện của học
sinh trong suốt quá trình học tập tại trường.




Khai sinh: Ghi lý lịch, hoàn cảnh gia đình và một số trường hợp đặc biệt để
giáo viên chủ nhiệm theo dõi học sinh.



Sổ chủ nhiệm: Ghi trích dẫn lý lịch, tổng hợp các kết quả học tập, rèn luyện,
những lỗi vi phạm của học sinh.



Công tác chủ nhiệm tuần, tháng, liên hệ PHHS…



Sổ điểm danh: Theo dõi tình hình chuyên cần của lớp.



Sổ điểm thi đua: Theo dõi tình hình lớp về mặt kỉ luật, tác phong, lao động…
có chia điểm cho các mục.



Sổ đầu bài: Theo dõi tình hình lớp về mặt học tập, nề nếp của lớp trong từng
tiết học, từng môn học.




Sổ liên lạc: Thông báo định kỳ hàng tháng cho phụ huynh biết về tình hình
học tập và rèn luyện của các em.

6. Cách đánh giá, xếp loại học sinh: Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học
cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định số:


40/2006/QĐ-BGĐt ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào
tạo).
* Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại hạnh kiểm:
1. Đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và
hành vi đạo đức, ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè và quan
hệ xã hội, ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, kết quả tham gia lao động, hoạt
động tập thể của lớp, của trường và hoạt động xã hội, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ
sinh và bảo vệ môi trường.
2. Hạnh kiểm được xếp thành 4 loai: tốt (viết tắt: T), khá (viết tắt: K), truung bình
(viết tắt: TB), yếu (viết tắt: Y) sau khi kết thúc học kỳ, năm học. Viêc xếp loại hạnh
kiểm cả năm chủ yếu căn cứ kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ 2.
* Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm:
1. Loại tốt:
a. Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường,
thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi, có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các
bạn, được các bạn yêu thương.
b. Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị,
khiêm tốn.
c. Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập.
d. Thực hiện nghiêm túc nội dung nhà trường, chấp hành tốt luật pháp, quy định về
trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội
phạm xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.

e. Tích cực rèn luyện thâ thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
f. Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, quy định trong Kế hoạch giáo dục, các
hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức, tích cực tham gia các hoạt động của


Độ Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chăm lo giúp đỡ
gia đình.
2. Loại khá:
Thực hiện được những quy định ứng với hạnh kiểm tốt kể trên nhưng chưa đạt đến
mức của loại tốt, đôi khi có thiểu sót nhưng sữa chữa ngay khi thầy giáo, cô giáo và
các bạn góp ý.
3. Loại trung bình:
Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định ứng với hạnh kiểm loại tốt
kể trên nhưng mức độ chưa nghiêm trọng sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu,
sữa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.
4. Loại yếu:
Nếu có một trong những khuyết điểm sau đây:
1. Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực
hiện quy định ứng với hạnh kiểm loại tốt kể trên, được giáo dục nhưng chưa
sữa chữa.
2. Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân
viên nhà trường.
3. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử.
4. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác: đánh nhau, gây
rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc xã hội.
5. Đánh bạc; vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma túy, vũ khí, chất nổ, chất độc hại;
lưu hành văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy, hoặc tham gia tệ nạn xã hội.
 Cách ghi học bạ của học sinh:





Giáo viên bộ môn (GVBM) trực tiếp ghi điểm trung bình học kì, cả năm, ghi
rõ họ tên và ký vào khung dành riêng cho từng môn, riêng môn ngoại ngữ phải
ghi rõ học tiếng gì (Anh, Pháp….).



GVBM chữa điểm ghi sai: dùng bút đỏ gạch đè lên điểm cũ, ghi điểm số mới
ở trên bên phải ô điểm số, bên chỗ ký tên, GVBM ghi: “sửa là…”, ký tên lần
thứ hai và ghi ngày sửa, mỗi lần sửa nữa lại lặp lại quá trình này.



Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) sẽ xác định sửa chữa điểm ở trang ghi điểm của
GVBM, nếu không ai sửa điểm, GVCN cũng phải ký xác nhận (có ghi rõ họ
tên).



GVCN ghi đầy đủ, rõ ràng phần xếp học lực, hạn kiểm (không viết tắt, không
dùng ký hiệu A, B, C, D), kết quả lên lớp, phải thi lại, rèn luyện hạnh kiểm, số
ngày nghỉ, phần nào không có thì ghi không; nếu có sửa chữa phần này thì
thực hiện như sau:
+ Dùng bút đỏ gạc đè lên và ghi xếp loại mới ở bên trên.
+ Ghi thêm ở phần nhận xét của GVCN các chi tiết mới sửa (ví dụ: có sửa học

lực: khá; hạnh kiểm: tốt).
+ Lời phê phần nhận xét của GVCN không rập khuôn, hay quá ngắn (hai chữ),
lời phê phải phù hợp và phản ánh được quá trình học tập của học sinh.

+ Với học sinh bỏ học giữa chừng, GVCN cũng phải có lời phê cho phù hợp:


Nếu có đủ điểm bộ môn và trung bình học kỳ 1, GVBM và GVCN
phải thực hiện lời phê đầy đủ cho học kỳ I.



Nếu học sinh bỏ học giữa học kỳ I, GVCN ghi rõ nhận xét: “bỏ học
giữa học kỳ I” và ký tên.

 Cách thức đánh giá và cho điểm, cách thức phân loại HS:


Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại học lực:




Căn cứ đánh giá học lực của học sinh:

1. Hoàn thành chương trình các môn học trong kế hoạch giáo dục của cấp THCS,
cấp THPT.
2. Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.


Học lực được xếp thành 5 loại:

Loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: TB), loại yếu
(viết tắt: Y), loại kém (viết tắt: K).

 Hình thức đánh giá, các điểm trung bình và thanh điểm:
1. Hình thức đánh giá, các loại điểm trung bình:
1. Kiểm tra và cho điểm các bài kiểm tra.
2. Tính điểm trung bình các môn học sau một học kỳ, một năm học.
2. Cho điểm:
Theo thang điểm từ 0 đến điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về
thang điểm này khi ghi kết quả đánh giá, xếp loại.
 Hình thức kiểm tra, loại bài kiểm tra, hệ số điềm bài kiểm tra:
1. Hình thức kiểm tra:
Kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi đáp), kiểm tra viết và kiểm tra thực hành.
2. Các loại bài kiểm tra:
1. Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: kiểm tra viết dưới một tiết; kiểm tra thực
hành dưới 1 tiết.
2. Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: kiểm tra viết từ một tiết trở lên; kiểm tra thực
hành từ một tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).
3. Hệ số điểm kiểm tra:
1. Hệ số 1: điểm kiểm tra thường xuyên.


2. Hệ số 2: điểm kiểm tra viết, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên.
3. Hệ số 3: điểm kiểm tra học kỳ.
 Số lần kiểm tra và cách cho điểm:
1. Số lần KTđk được quy định trong phân phối chương trình từng môn học, bao
gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn.
2. Số lần KTtx: trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KTtx của từng môn
học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn, như sau:
1. Môn học có từ 1 tiết trở xuống trong 1 tuần: ít nhất 2 lần.
2. Môn học có từ trên một tiết đến dưới 3 tiết trong 1 tuần: ít nhất 3 lần.
3. Môn học có từ 3 tiết trở lên trong 1 tuần: ít nhất 4 lần.
3. Số lần kiểm tra đối với chuyên môn: ngoài số lần kiểm tra theo quy định của kiểm

tra định kỳ và thường xuyên, hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm
một số bài kiểm tra cho môn chuyên.
4. Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận cho điểm số nguyên; điểm KTtx theo
hình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KTtx được lấy đến một chữ
số thập phân sau khi làm tròn số.
5. Những học sinh không có đủ số bài kiểm tra theo quy định thì phải được kiểm tra
bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương
đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm tra bù thì bị điểm 0. Thời
điểm tiến hành kiểm tra bù được quy định như sau:
1. Nếu thiếu bài KTtx môn nào thì giáo viên môn học đó phải bố trí cho học sinh
kiểm tra bù kịp thời.
2. Nếu thiếu bài kiểm tra viết, bài kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên của môn
học ở học kỳ nào thì kiểm tra bù trước khi kiểm tra học kỳ môn đó.


3. Nếu thiếu bài KThk của hoc kỳ nào thì tiến hành kiểm tra bù ngay sau khi
kiểm tra học kỳ đó.
 Hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các môn học kỳ và cả môn
học:
1. Đối với THPT:
a) Ban khoa học tự nhiên (KHTN):


Hệ số 2: các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học.



Hệ số 1: các môn còn lại

b) Ban khoa học xã hội và nhân văn (KHXH-NV):



Hệ số 2: các môn ngữ văn, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ thứ nhất.



Hệ số 1: các môn còn lại

c) Ban cơ bản:


Hệ số 2 tính theo quy định dưới đây:



Nếu học 2 hoặc 3 môn học nâng cao (theo học sách giáo khoa nâng cao hoặc
theo sách giáo khoa biên soạn theo chương trình chuẩn cùng với chủ đề tự
chọn nâng cao của môn học đó) thì tính cho cả 3 hoặc 2 môn học nâng cao đó.



Nếu chỉ học 1 môn nâng cao là toán hoặc ngữ văn thì tính thêm cho môn còn
lại trong 2 môn toán, ngữ văn; nếu học 1 môn nâng cao mà môn đó không phải
là toán hoặc ngữ văn thì tính thêm cho một trong 2 môn toán, ngữ văn.



Nếu không học môn nâng cao nào thì tính cho 2 môn toán và ngữ văn.




Hệ số 1: các môn còn lại

2. Đối với học sinh THPT chuyên:
1. Hệ số 3: môn chuyên.


2. Hệ số 2: môn học ban KHTN và ban KHXH-NV thì tính cho các môn học
nâng cao, trừ môn chuyên; nếu học ban cơ bản thì thực hiện theo quy định tại
điểm của khoản 2 điều này, trừ môn chuyên.
3. Hệ số 1: các môn còn lại.
3. Đối với học sinh THPT kỹ thuật:


Điểm hệ số 2: các môn toán, kỹ thuật nghề.



Điểm hệ số 1: các môn còn lại.



Kiểm tra, cho điểm môn học tự chọn và chủ đề tự chọn thuộc các môn học:

1.

Môn học tự chọn:

Việc kiểm tra, cho điểm trung bình môn học và tham gia tính điểm trung bình các
môn học với môn học tự chọn thực hiện như học khác.

2. Chủ đề tự chọn thuộc các môn học:
1. Các loại chủ đề tự chọn của môn nào thì kiểm tra và cho điểm quá trình học
tập môn đó.
2. Điểm kiểm tra các loại chủ đề tự chọn của môn học nào thì tham gia tính điểm
trung bình môn học đó.


Điểm trung bình môn học

1. Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các bài
KTtx, KTđk và KThk với các hệ số quy định ở trên.
ĐTBmhk = ĐTBtx + 2*ĐKTđk + 3*ĐKThkTổng các hệ số
2. Điểm trung bình môn học cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của ĐTBmhkI với
ĐTBmhkII tính theo hê số 2:
ĐTBmcn = ĐTBmhkI + 2*ĐTBmhkII3
Điểm trung bình các môn học kỳ, các năm học


1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung
bình môn học kỳ của tất cả các môn học với hệ số (a, b…) của từng môn học.
ĐTBhk = a * ĐTBmhk Toán + b * ĐTBmhk Vật lý + ...Tổng các hệ số
2. Điểm trung bình các môn cả năm (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung bình
cả năm của tất cả các môn học với hệ số (a, b…) của từng môn học.
ĐTBcn = a * ĐTBmcn Toán + b * ĐTBmcn Vật lý + ...Tổng các hệ số
3. Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập phân
được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi đã làm tròn số.
4. Đối với các môn chỉ dạy học trong 1 học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của
học kỳ đó làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm học.
5. Các trường hợp được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ Thuật, phần
thực hành môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQP-AN):

1. Học sinh trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học được miễn học
môn Thể dục, học sinh THPT được miễn học phần thực hành môn GDQP-AN,
nếu thuộc một trong các trường hợp: mắc bệnh mãn tính, bị khuyết tất bẩm
sinh, bị tai nạn hoặc bị bệnh phải điều trị.
2. Hồ sơ xin miễn học gồm có: đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án hoặc
giấy chứng nhận thương tật do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp.
3. Việc cho phép miễn học đối với các trường hợp do bị ốm đau hoặc tai nạn chỉ
áp dụng trong năm học; các trường hợp bị bệnh mãn tính, khuyết tật bẩm sinh
hoặc thương tật lâu dài được áp dụng cho cả năm học hoặc cả năm học.
4. Hiệu trưởng cho phép HS được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn
Mỹ thuật, phần thực hành môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQP-AN)
trong một học kỳ hoặc cả năm học. Nếu được miễn học cả năm học thì môn
học này không tham gia đánh giá, xếp loại học lực của học kỳ và cả năm học;


nếu chỉ được miễn học 1 học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ
đã học để đánh giá, xếp loại học lực cả năm.
5. Đối với môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh: nếu HS được miễn học phần
thực hành thì điểm trung bình môn học được tính căn cứ vào điểm kiểm tra
phần lý thuyết.
 Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm
1. Loại giỏi nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:
1. Điểm trung bình các môn học từ 8.0 trở lên trong đó đối với học sinh THPT
chuyên thì điểm môn chuyên từ 8.0 trở lên; còn đối với học sinh THPT không
chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán và Ngữ văn từ 8.0 trở lên.
2. Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6.5
2. Loại khá, nếu có đủ điều kiên dưới đây:
1. Điểm trung bình các môn học từ 6.5 trở lên trong đó đối với học sinh THPT
chuyên thì điểm môn chuyên từ 6.5 trở lên; còn đối với học sinh THPT
không chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán và Ngữ văn từ 6.5 trở lên.

2. Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5.0
3. Loại trung bình, nếu có đủ điều kiện dưới đây:
1. Điểm trung bình các môn học từ 5.0 trở lên trong đó đối với học sinh THPT
chuyên thì điểm môn chuyên từ 5.0 trở lên; còn đối với học sinh THPT không
chuyên thì có 1 trong 2 môn Toán và Ngữ văn từ 5.0 trở lên.
2. Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3.5.
4. Loại yếu, nếu có đủ điều kiện dưới đây:
Điểm trung bình các môn học từ 3.5 trở lên và không có môn học nào điểm trung bình
dưới 2.0.
5. Loại kém: Các trường hợp còn lại.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×