Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Ứng dụng mô hình kết hợp các yếu tố tài chính, yếu tố thị trường và yếu tố vĩ mô để dự báo kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN HÙNG

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ
TÀI CHÍNH, YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ
VĨ MÔ ĐỂ DỰ BÁO KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN HÙNG

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ
TÀI CHÍNH, YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ
VĨ MÔ ĐỂ DỰ BÁO KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS: NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT ...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................... `3
1.1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................................3
1.2 Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu ......................................................................4
1.3 Ý nghĩa và điểm mới của bài nghiên cứu..............................................................5
1.4 Kết cấu bài nghiên cứu ..........................................................................................6
CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY .............................................................................................................7
2.1 Khung lý thuyết về kiệt quệ tài chính ...................................................................7
2.1.1 Các quan điểm về kiệt quệ tài chính ..................................................................7
2.1.2 Các dấu hiệu nhận biết kiệt quệ tài chính ........................................................12
2.1.3 Ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính ....................................................................16
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây ..................................................................19
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................25


3.1 Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................25
3.1.1 Lựa chọn mẫu nghiên cứu ................................................................................25
3.1.2 Thu thập dữ liệu cho nghiên cứu......................................................................27

3.2 Mô hình nghiên cứu và các bước thực hiện nghiên cứu .....................................27
3.2.1 Mô hình nghiên cứu, các biến sử dụng trong mô hình và giả thuyết kỳ vọng .27
3.2.2 Các bước thực hiện nghiên cứu ........................................................................40
3.2.2.1 Dự báo xác suất kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp.............................41
3.2.2.2 Xác định giá trị điểm cắt tối ưu của mô hình ................................................42
3.2.2.3 Xác định mức độ phù hợp của mô hình ........................................................44
3.2.2.4 So sánh hiệu quả dự báo của mô hình so với các mô hình khác ...................48
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................52
4.1 Thống kê mô tả....................................................................................................52
4.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................................57
4.3 Kết quả dự báo kiệt quệ tài chính các doanh nghiệp ở Việt Nam .......................58
4.3.1 Xác suất kiệt quệ dự báo của các doanh nghiệp Việt Nam .............................58
4.3.2 Xác định giá trị điểm cắt tối ưu của mô hình ...................................................59
4.4 Xác định mức độ phù hợp của mô hình ..............................................................60
4.4.1 Ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy ...........................................................60
4.4.2 Hiệu ứng biên của các yếu tố dự báo ...............................................................65


4.4.3 Xác định mức độ dự báo chính xác của mô hình .............................................69
4.5 So sánh khả năng dự báo kiệt quệ tài chính của mô hình ...................................69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................77
Tóm tắt kết quả nghiên cứu .......................................................................................77
Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................................78
Hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................................79
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục 1


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Mô tả các biến liên quan đến thông tin tài chính ......................................52

Bảng 4.2: Mô tả các biến liên quan đến thông tin kinh tế vĩ mô ..............................54
Bảng 4.3: Mô tả các biến liên quan đến thông tin thị trường....................................56
Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan .........................................................................58
Bảng 4.5 Kết quả dự báo xác suất kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp ............59
Bảng 4.6: Bảng phân loại độ chính xác của các mô hình .........................................60
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình dự báo kiệt quệ trước một năm ........................61
Bảng 4.8: Hiệu ứng biên của mô hình khi dự báo kiệt quệ trước một năm ..............65
Bảng 4.9: Thước đo mức độ chính xác của mô hình khi dự báo kiệt quệ trước một
năm ............................................................................................................................69
Bảng 4.10: Thước đo hiệu quả mô hình khi dự báo kiệt quệ trước một năm ...........70


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Hiệu ứng biên của các yếu tố tài chính khi dự báo kiệt quệ tài chính trước
một năm .....................................................................................................................66
Hình 4.2 Hiệu ứng biên của các yếu tố thị trường khi dự báo kiệt quệ tài chính trước
một năm .....................................................................................................................67
Hình 4.3: Hiệu ứng biên của các yếu tố thị trường khi dự báo kiệt quệ tài chính
trước một năm ...........................................................................................................68
Hình 4.4: So sánh giá trị AUC của phương trình mô hình 1 và mô hình 2 khi dự báo
kiệt quệ trước 1 năm ..................................................................................................71
Hình 4.5: So sánh giá trị AUC của mô hình 1 và mô hình 3 khi dự báo kiệt quệ
trước 1 năm ...............................................................................................................72
Hình 4.6: So sánh giá trị AUC của mô hình 1và mô hình 4 khi dự báo kiệt quệ trước
1 năm 73
Hình 4.7: So sánh giá trị AUC của mô hình 1 và mô hình 5 khi dự báo kiệt quệ
trước 1 năm ...............................................................................................................74


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AUC: Diện tích dưới đường cong ROC
DA: Phân tích phân biệt đơn biến
DN: Doanh nghiệp
EBIT: Thu nhập trước thuế và lãi vay
EBITDA: Thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao
HSX: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
HNX: Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
MDA: Phân tích phân biệt đa biến
ROC: Receiver operating characteristic


1

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của tác giả là ứng dụng mô hình có sự kết hợp các yếu tố tài
chính, yếu tố vĩ mô và yếu tố thị trường để dự báo kiệt quệ tài chính cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu gồm 527 doanh nghiệp đã và đang được niêm
yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sàn giao dịch
chứng khoán Hà Nội (HNX) trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2014.
Mẫu nghiên cứu gồm 2573 quan sát, trong đó có 508 quan sát doanh nghiệp lâm
vào kiệt quệ tài chính. Qua bài nghiên cứu, tác giả đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, khi dự báo kiệt quệ tài chính trước một năm, mô hình sử dụng kết hợp các
yếu tố tài chính, yếu tố thị trường và yếu tố vĩ mô đã dự báo đúng 370 quan sát
doanh nghiệp bị kiệt quệ, đạt tỷ lệ dự báo chính xác 73.71% và 1172 quan sát doanh
nghiệp không bị kiệt quệ, đạt tỷ lệ dự báo chính xác 81%. Tính trên tổng thể, bài
nghiên cứu đã dự báo kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp với mức độ chính xác
79.12% khi sử dụng giá trị điểm cắt là 0.3. Điều này cho thấy mô hình có khả năng
dự báo kiệt quệ tài chính trước một năm là rất tốt. Hơn nữa, từ kết quả xác định mức
độ phù hợp của mô hình, bài nghiên cứu cho thấy hầu hết các yếu tố sử dụng trong
mô hình đều có khả năng dự báo kiệt quệ tài chính. Dấu của các hệ số hồi quy đều

đúng như kỳ vọng của tác giả, ngoại trừ biến CPI và biến MCTD. Mặt khác, tất cả
các thươc đo xác định mức độ dự báo chính xác của mô hình đều cho thấy mô hình
kết hợp các yếu tố tài chính, yếu tố thị trường và yếu tố vĩ mô khi áp dụng ở Việt
Nam có khả năng dự báo kiệt quệ tài chính chính xác hơn 80%.
Thứ hai, khi so sánh với các mô hình chỉ sử dụng một trong hai yếu tố tài chính và
yếu tố thị trường; mô hình kết hợp yếu tố tài chính với yếu tố vĩ mô; mô hình kết
hợp yếu tố thị trường với yếu tố vĩ mô khi sử dụng cùng bộ dữ liệu, kết quả cho
thấy hiệu quả của mô hình sử dụng đồng thời cả ba yếu tố tài chính, yếu tố thị
trường và yếu tố vĩ mô được cải thiện đáng kể. Từ đó có thể thấy, mô hình có sự kết
hợp các yếu tố tài chính, yếu tố thị trường và yếu tố vĩ mô là mô hình phù hợp nhất
để dự báo kiệt quệ tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam.


2

Thứ ba, điểm khác biệt của mô hình so với các bài nghiên cứu trước đây tại Việt
Nam là ngoài việc dự báo một doanh nghiệp có kiệt quệ tài chính hay không, bài
nghiên cứu còn tính toán được xác suất một doanh nghiệp có thể lâm vào kiệt quệ
tài chính. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng cho phép các nhà phân tích xác định giá
trị điểm cắt của mô hình phù hợp với nhu cầu của mỗi người dựa trên tổn thất do
việc dự báo sai một doanh nghiệp là kiệt quệ hay không kiệt quệ, do đó có thể giúp
cho các nhà phân tích có được sự đánh giá linh hoạt và phù hợp hơn với nhu cầu
của mình.
Thứ tư, từ kết quả dự báo kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam, bài
nghiên cứu đã cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình tài chính của các
doanh nghiệp. Từ đó giúp cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các nhà cung cấp tín
dụng có những điều chỉnh kịp thời giúp doanh nghiệp tránh lâm vào kiệt quệ tài
chính và giảm thiểu tổn thất do kiệt quệ tài chính gây ra.
Từ khóa: Kiệt quệ tài chính, mô hình dự báo kiệt quệ tài chính, xác suất kiệt quệ tài
chính, điểm cắt, hiệu ứng biên, độ nhạy, độ chuyên, diện tích dưới đường cong ROC

(AUC), tỷ lệ phân loại độ chính xác.


3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, khi môi trường kinh tế vĩ mô gặp nhiều bất ổn bởi ảnh hưởng
của cuộc suy thoái toàn cầu, môi trường kinh doanh đã ngày càng trở nên khó khăn
hơn đối với các doanh nghiệp khiến số lượng các doanh nghiệp trong nước lâm vào
kiệt quệ dẫn đến phá sản ngày càng tăng. Chỉ tính riêng năm 2012, số doanh nghiệp
được xác minh đã tạm ngưng sản xuất kinh doanh là 23,689 doanh nghiệp và số
doanh nghiệp chờ giải thể là 31,425 doanh nghiệp trong tổng số 541,103 doanh
nghiệp trên toàn quốc1. Trên sàn chứng khoán, số doanh nghiệp bị buộc phải hủy
niêm yết do kinh doanh thua lỗ ngày càng tăng, chỉ tính từ năm 2009 đến tháng
7/2014 đã có 161 doanh nghiệp bị hủy niêm yết. Từ năm 2011 đến 2014, số doanh
nghiệp niêm yết mới luôn thấp hơn số doanh nghiệp hủy niêm yết2. Số lượng doanh
nghiệp lâm vào kiệt quệ tài chính tăng đã gây ra tổn thấy không nhỏ cho nền kinh tế
Việt Nam. Từ những con số thống kê đáng báo động trên, dự báo kiệt quệ tài chính
đã trở thành nhu cầu cần thiết cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có các
biện pháp ứng phó kịp thời nhằm giảm thiểu nguy cơ kiệt quệ tài chính. Bên cạnh
đó, việc dự báo khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp kịp thời cũng giúp cho
các nhà đầu tư, ngân hàng và các đối tác kinh doanh khác có thể lựa chọn những
doanh nghiệp tốt để hợp tác, từ đó có thể giảm thiểu rủi ro và tổn thất cho nền kinh
tế.
Hiện tại, đã có khá nhiều các mô hình dự báo kiệt quệ tài chính được áp dụng cho
các doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nguyên nhân dẫn đến kiệt quệ tài
chính ngày càng phức tạp, tình trạng kiệt quệ tài chính không đơn thuần chỉ do các
yếu tố bên trong doanh nghiệp gây ra mà còn do các yếu tố bên ngoài tác động.
Trong khi đó, các mô hình dự báo kiệt quệ tài chính hiện nay hoặc chỉ dựa vào các


1
2

trích nguồn: baodautu.vn.
Nguyễn Đức Hiển, 2015


4

yếu tố bên trong như các yếu tố tài chính, hoặc chỉ dựa vào các yếu tố bên ngoài
như các yếu tố thị trường và yếu tố vĩ mô. Điều này có thể sẽ làm hạn chế tính
chính xác của các mô hình dự báo kiệt quệ tài chính hiện tại. Từ yêu cầu bức thiết
nói trên, tác giả chọn đề tài “Ứng dụng mô hình kết hợp các yếu tố tài chính, yếu tố
thị trường và yếu tố vĩ mô để dự báo kiệt quệ tài chính các doanh nghiệp ở Việt
Nam” làm luận văn Thạc sĩ của mình với mong muốn có thể nâng cao khả năng dự
báo kiệt quệ tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó giúp hạn chế được số
lượng doanh nghiệp bị kiệt quệ tài chính, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô.
1.2 Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của bài nghiên cứu là ứng dụng mô hình kết hợp các yếu tố tài chính, yếu
tố thị trường và các yếu tố vĩ mô để dự báo kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp
Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên, bài nghiên cứu sẽ giải quyết những câu hỏi sau:
-

Thứ nhất, mô hình kết hợp các yếu tố tài chính, yếu tố thị trường và yếu tố vĩ

mô có khả năng dự báo kiệt quệ tài chính hay không?
-


Thứ hai, nếu mô hình kết hợp các yếu tố tài chính, yếu tố thị trường và yếu tố

vĩ mô có khả năng dự báo kiệt quệ tài chính thì xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính
của các doanh nghiệp là bao nhiêu?
-

Thứ ba, nếu sử dụng mô hình kết hợp các yếu tố tài chính, yếu tố thị trường và

yếu tố vĩ mô để dự báo kiệt quệ tài chính thì mức độ chính xác trong dự báo kiệt
quệ tài chính là bao nhiêu?
-

Thứ tư, so với các mô hình khác thì mô hình kết hợp các yếu tố tài chính, yếu

tố thị trường và yếu tố vĩ mô có hiệu quả hơn hay không?


5

1.3 Ý nghĩa và điểm mới của bài nghiên cứu
Các bài nghiên cứu về dự báo kiệt quệ tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam
thường sử dụng mô hình phân tích phân biệt đa biến của Altman (1968) để đo lường
khả năng dự báo kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp. Hơn nữa, các bài nghiên
cứu thực nghiệm trước đây hoặc chỉ dựa vào các yếu tài chính, hoặc chỉ dựa vào các
yếu tố thị trường, trong khi kiệt quệ tài chính có thể là do cả nguyên nhân bên trong
và bên ngoài gây nên. Vì vậy, bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình kết hợp các yếu
tố tài chính, yếu tố thị trường và yếu tố vĩ mô để dự báo kiệt quệ tài chính cho các
doanh nghiệp Việt Nam.
So với các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam, bài nghiên cứu này có những điểm
khác biệt sau: Thứ nhất, bài nghiên cứu sử dụng kết hợp các yếu tố tài chính, yếu tố

thị trường và yếu tố vĩ mô để dự báo kiệt quệ tài chính cho các doanh nghiệp Việt
Nam. Việc kết hợp này đã giúp cải thiện đáng kể khả năng dự báo kiệt quệ tài chính
của mô hình. Thứ hai, không giống như các mô hình dự báo kiệt quệ tài chính trước
đây chỉ cung cấp thông tin doanh nghiệp có bị kiệt quệ tài chính hay không, mô
hình bài nghiên cứu sử dụng còn cung cấp thông tin về độ lớn xác suất của từng
doanh nghiệp xảy ra kiệt quệ tài chính. Thứ ba, bài nghiên cứu còn đưa ra các thước
đo nhằm đo lường độ chính xác của mô hình, giúp các nhà phân tích lựa chọn linh
hoạt giá trị điểm cắt phù hợp với nhu cầu của mình. Từ những khác biệt trên, bài
nghiên cứu đã cung cấp một công cụ dự báo kiệt quệ tài chính cho các doanh nghiệp
Việt Nam hiệu quả và linh hoạt hơn, giúp các nhà phân tích có được thông tin hữu
ích về khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp các doanh nghiệp
có những biện pháp kịp thời hạn chế kiệt quệ tài chính xảy ra, giúp các nhà đầu tư,
ngân hàng và các đối tác kinh doanh giảm thiểu được rủi ro và cuối cùng là giúp
cho nền kinh tế ổn định hơn.


6

1.4 Kết cấu bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu thực hiện với bố cục gồm 5 chương:
Chương 1 – Giới thiệu đề tài nghiên cứu, nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu và các
vấn đề nghiên cứu, ý nghĩa, điểm mới và kết cấu của đề tài.
Chương 2 – Khung lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây, trình bày
cơ sở lý thuyết về kiệt quệ tài chính cũng như các mô hình và kết quả nghiên cứu
thực nghiệm về dự báo kiệt quệ tài chính trên thế giới. Trên cơ sở đó, bài nghiên
cứu sẽ lựa chọn mô hình kết hợp các yếu tố tài chính, yếu tố thị trường và yếu tố vĩ
mô để dự báo kiệt quệ tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Chương 3 – Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, đề cập chi tiết về dữ liệu và
phương pháp nghiên cứu bao gồm: dữ liệu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và các
biến sử dụng trong mô hình, kỳ vọng về dấu của các yếu tố dự báo, các bước thực

hiện nghiên cứu và các thước đo giúp đo lường khả năng dự báo kiệt quệ tài chính
của mô hình.
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu, trình bày kết quả nghiên cứu. Đầu tiên, bài
nghiên cứu trình bày kết quả dự báo xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính các doanh
nghiệp Việt Nam và xác định giá trị điểm cắt của mô hình. Tiếp theo, tác giả đo
lường mức độ phù hợp của mô hình bằng cách tiến hành đo lường khả năng dự báo
kiệt quệ tài chính của các yếu tố dự báo và xác định mức độ dự báo chính xác của
mô hình. Cuối cùng, tác giả so sánh khả năng dự báo kiệt quệ tài chính của mô hình
so với các mô hình khác để kiểm tra xem liệu mô hình kết hợp các yếu tố tài chính,
yếu tố thị trường và yếu tố vĩ mô có hiệu quả hơn không.
Chương 5 – Kết luận, tóm tắt kết quả nghiên cứu đã đạt được cũng như những hạn
chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.


7

CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY
2.1 Khung lý thuyết về kiệt quệ tài chính
Theo các quan điểm phổ biến, kiệt quệ tài chính là trạng thái mà một doanh nghiệp
không thể đáp ứng hoặc đáp ứng một cách khó khăn các nghĩa vụ tài chính của
mình đối với các chủ nợ. Theo đó, các trạng thái của kiệt quệ tài chính bao gồm:
thất bại, mất khả năng thanh khoản, vỡ nợ, phá sản và giải thể. Tuy nhiên, trong
thực tế những trạng thái này rất khó có thể quan sát thấy (Hashi, 1997). Do hạn chế
trong dữ liệu sẵn có nên quan điểm về kiệt quệ tài chính có sự khác biệt giữa các
nhà nghiên cứu. Trong phần này, bài nghiên cứu sẽ trình bày tổng quan lý thuyết về
kiệt quệ tài chính bao gồm: các quan điểm về kiệt quệ tài chính, dấu hiệu nhận biết
kiệt quệ tài chính, ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính.
2.1.1 Các quan điểm về kiệt quệ tài chính
Như đã đề cập ở trên, do hạn chế trong dữ liệu sẵn có cũng như tính đa dạng và

phức tạp về các hình thức khó khăn của doanh nghiệp, việc không có ranh giới rõ
ràng của các giai đoạn kiệt quệ tài chính làm cho các quan điểm về kiệt quệ tài
chính có sự khác nhau giữa các nhà nghiên cứu (Wruck, 1990). Vì vậy, việc làm rõ
các quan điểm về kiệt quệ tài chính để tìm ra một quan điểm kiệt quệ tài chính phù
hợp nhất là rất cần thiết. Theo Atlman và Hotckis (2005), các doanh nghiệp lâm vào
kiệt quệ tài chính có thể được xác định thông qua các giai đoạn khó khăn mà họ trải
qua. Có bốn giai đoạn khái quát được phát hiện trong các tài liệu nghiên cứu về kiệt
quệ tài chính để phân biệt một doanh nghiệp là kiệt quệ tài chính đó là: thất bại
(failure), mất thanh khoản (insolvency), vỡ nợ (default) và phá sản (Bankruptcy).
Thất bại
Thất bại được dùng như một khái niệm tổng hợp về kiệt quệ tài chính trong các bài
nghiên cứu trước đây, thất bại (failure) gồm những tình trạng sau: tỷ suất sinh lợi cổ


8

phiếu của doanh nghiệp bị âm, doanh nghiệp bị hủy niêm yết trên thị trường chứng
khoán, doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ làm mất cân đối tài sản, doanh
nghiệp phải tiến hành dàn xếp với chủ nợ hoặc đang trong quá trình phải thanh lý
công ty. Balcaen và Ooghe (2006) cho rằng tiêu chuẩn thất bại doanh nghiệp như
vậy không phải là một sự phân định rõ ràng và được chọn một cách tùy ý theo mục
đích nghiên cứu. Với Andrade và Kaplan (1998) đã phân chia thất bại thành hai
trường hợp là thất bại do hoạt động kinh doanh không hiệu quả và thất bại do doanh
nghiệp không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình. Trong đó:
Một doanh nghiệp được xác định là thất bại trong kinh doanh khi tỷ suất sinh lợi
thực tế trên vốn đầu tư và các thước đo tỷ suất sinh lợi khác thấp hơn giá trị trung
bình của các nhà đầu tư tương đương trên thị trường, hoặc doanh thu không đủ bù
đắp chi phí của doanh nghiệp (Altman và Hotchkiss, 2006).
Đối với thất bại do doanh nghiệp không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài
chính của mình, Wruck (1990) cho rằng một doanh nghiệp được xác định là thất bại

khi dòng tiền của doanh nghiệp không đủ để đáp ứng nghĩa vụ tài chính hiện tại.
Các nghĩa vụ tài chính này bao gồm việc doanh nghiệp không giải quyết được các
khoản nợ đối với các chủ nợ và người lao động, hoặc các nghĩa vụ từ một sự kiện
pháp lý diễn ra dai dẵng.
Như vậy, một doanh nghiệp được xác định là thất bại khi gặp ít nhất một trong hai
trường hợp: hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả so với trung
bình thị trường hoặc doanh thu không đủ để bù đắp chi phí; khi doanh nghiệp không
có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình bao gồm nghĩa vụ nợ, nghĩa
vụ pháp lý và các nghĩa vụ tài chính khác. Tuy nhiên, thất bại cần được phân biệt
với phá sản hay giải thể. Thất bại có thể là nguyên nhân hay là giai đoạn đầu của
phá sản. Một doanh nghiệp thất bại có thể tránh được phá sản hay giải thể khi doanh
nghiệp nổ lực vượt qua được những khó khăn gặp phải.


9

Mất khả năng thanh khoản
Mất khả năng thanh khoản là trạng thái thường được sử dụng trong trường hợp
doanh nghiệp đối mặt với khó khăn tài chính, bao gồm các vấn đề về tính thanh
khoản và thành quả hoạt động (Altman và Hotchkiss, 2006). Doanh nghiệp mất khả
năng thanh khoản là khi doanh nghiệp có thu nhập hoạt động bị âm và hiện giá
dòng tiền của doanh nghiệp ít hơn tổng giá trị các nghĩa vụ tài chính (Altman, 1983;
Keating cùng cộng sự, 2005). Khi một doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn mất khả
năng thanh khoản, doanh nghiệp có thể sẽ phải bán tài sản và tái phân phối thu nhập
cho các chủ nợ hay là phải thực hiện thanh lý công ty (Wruck, 1990).
Shrader và Hicckman (1993) xác định một doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất
thanh khoản là khi doanh nghiệp không đủ khả năng để hoàn thành các nghĩa vụ tài
chính bao gồm cả các khoản nợ đối với người lao động, nhà cung cấp và chủ nợ.
Quan điểm trên giống với quan điểm thất bại của Wruck (1990). Trên thực tế mặc
dù thất bại do không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính và mất thanh

khoản là khác nhau nhưng hai khái niệm này vẫn được sử dụng thay thế lẫn nhau,
Wruck (1990).
Wruck, Ross và cộng sự (2003) chia trạng thái mất thanh khoản thành hai trường
hợp: mất thanh khoản do giá trị và mất thanh khoản do dòng tiền. Mất thanh khoản
do giá trị xảy ra khi giá trị thị trường các tài sản của doanh nghiệp là thấp hơn so
với giá trị của các khoản nợ. Mất thanh khoản do dòng tiền xảy ra khi doanh nghiệp
không tạo ra đủ dòng tiền để thực hiện các nghĩa vụ tài chính hiện tại theo hợp
đồng. Trường hợp này còn được gọi là mất thanh khoản kỹ thuật.
Như vậy, doanh nghiệp mất thanh khoản khi doanh nghiệp không tạo ra đủ tiền để
thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình, giá trị thị trường của các tài sản doanh
nghiệp bị sụt giảm và thấp hơn giá trị các khoản nợ. Vì vậy, mất khả năng thanh
khoản là một giai đoạn của kiệt quệ tài chính nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn so
với thất bại và chưa đến mức phá sản.


10

Vỡ nợ
Vỡ nợ là một trạng thái khác liên quan đến kiệt quệ tài chính. Theo Altman và
Hotchkiss (2005), vỡ nợ là tình trạng doanh nghiệp không thể trả được nợ gốc và lãi
vay cho chủ nợ khi đến hạn, và do đó vi phạm điều kiện của hợp đồng tín dụng, dẫn
đến các hành động pháp lý.
Gilson và cộng sự (1990); Altman và Hotchkiss (2005) chia vỡ nợ ra thành hai trạng
thái: vỡ nợ thanh toán do không thể trả được nợ gốc và lãi đến hạn; vỡ nợ kỹ thuật
do doanh nghiệp vi phạm các điều khoản trong hợp đồng tín dụng.
Để phân biệt giữa mất khả năng thanh khoản và vỡ nợ thường căn cứ vào thời điểm
đáo hạn của nợ. Một doanh nghiệp có thể mất thanh khoản trong một thời gian dài.
Tuy nhiên chỉ đến thời điểm đáo hạn của nợ doanh nghiệp mới được xem là vỡ nợ.
Phá sản
Cho đến bây giờ, phá sản là một trong những khái niệm phổ biến nhất được dùng

như là từ đồng nghĩa với tình trạng doanh nghiệp đang phải đối mặt với những khó
khăn tài chính. Hầu hết các nghiên cứu trước đây về dự báo thất bại của các doanh
nghiệp đều tập trung vào những doanh nghiệp đã đệ đơn phá sản (Beaver, 1966,
1968; Altman, 1968; Altman, Haldeman và Narayanan, 1977; Ohlson, 1980).
Ross cùng cộng sự chia phá sản thành các trường hợp: phá sản theo luật định, nghĩa
là một doanh nghiệp nộp đơn cho tòa án để tuyên bố phá sản; phá sản mang tính kỹ
thuật, nghĩa là một doanh nghiệp không thể hoàn thành hợp đồng tín dụng theo lịch
trình để trả nợ gốc và lãi; phá sản mang tính kế toán, nghĩa là giá trị sổ sách ròng
của doanh nghiệp bị âm (Ross và cộng sự, 1999).
Theo Altman và Hotchkiss (2005), phá sản là việc doanh nghiệp đệ trình đơn xin
phá sản chính thức đến tòa án và được tòa án phê duyệt cho phép phá sản. Diễn biến
sau đó sẽ theo hai hướng: doanh nghiệp bán tài sản để trả nợ (thanh lý tài sản) hoặc
nổ lực thực hiện một chương trình tái cấu trúc.


11

Như vậy, phá sản là một tiến trình theo luật định mà ở đó những doanh nghiệp
không trả được nợ tuyên bố mất khả năng chi trả nợ, đó là hình thức cuối cùng và
nghiêm trọng nhất của kiệt quệ tài chính.
Trong nghiên cứu thực tiễn, thất bại, mất khả năng thanh khoản, vỡ nợ và phá sản là
các khái niệm cùng được dùng để định nghĩa cho kiệt quệ tài chính. Do đó, kiệt quệ
tài chính là một khái niệm linh động và rộng hơn so với phá sản. Từ đó có thể phản
ánh đầy đủ và kịp thời hơn về tình hình sức khỏe của doanh nghiệp.
Vì vậy, một cách tổng quát có thể định nghĩa kiệt quệ tài chính như sau:
Kiệt quệ tài chính là quá trình thay đổi linh hoạt các trạng thái khác nhau giữa tình
trạng khó khăn tạm thời của doanh nghiệp và phá sản; là kết quả của các bất
thường xảy ra trong hoạt động kinh doanh suốt một khoảng thời gian. Các trạng
thái này bao gồm: thất bại, mất khả năng thanh khoản, vỡ nợ và phá sản. Thất bại
là giai đoạn sớm của kiệt quệ tài chính khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém

hiệu quả dẫn đến những khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của
mình. Khi tình trạng thất bại kéo dài, đến một mức độ nghiêm trọng hơn, doanh
nghiệp rơi vào giai đoạn mất khả năng thanh khoản. Khi đó, doanh nghiệp không
thể tạo ra đủ dòng tiền để đảm bảo các nghĩa vụ tài chính hiện tại của mình, giá trị
thị trường của các tài sản doanh nghiệp sụt giảm và thấp hơn so với giá trị các
khoản nợ. Nếu khả năng thanh khoản của doanh nghiệp ngày càng trầm trọng,
doanh nghiệp không thể trả được nợ gốc hay lãi đến hạn cho các chủ nợ hoặc khi
doanh nghiệp vi phạm các điều khoản của các hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp có
thể phải chịu các trách nhiệm pháp lý hay vỡ nợ. Trong trường hợp này, hoặc
doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản, hoặc các chủ nợ nộp đơn lên tòa án yêu cầu
doanh nghiệp phá sản. Giai đoạn phá sản có thể kéo dài cho đến khi doanh nghiệp
được tòa án tuyên bố phá sản. Giai đoạn phá sản được coi là giai đoạn cuối cùng
và là giai đoạn nghiêm trọng nhất của kiệt quệ tài chính.


12

Việc chia kiệt quệ tài chính thành các giai đoạn từ thất bại, mất khả năng thanh
khoản, vỡ nợ đến phá sản giúp định nghĩa kiệt quệ tài chính trở nên linh hoạt và đầy
đủ hơn. Tuy nhiên, trên thực tế không có ranh giới rõ ràng giữa các giai đoạn của
kiệt quệ tài chính. Quá trình kiệt quệ tài chính thường diễn ra trong một thời gian
dài với giai đoạn sau là hệ quả của giai đoạn trước và giai đoạn trước là một phần
của giai đoạn sau. Vì vậy, các giai đoạn kiệt quệ tài chính không thể phân biệt một
cách tuyệt đối. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của mỗi giai đoạn kiệt quệ tài chính,
phần tiếp theo tác giả sẽ trình bày các dấu hiệu giúp nhận biết một doanh nghiệp
đang rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính.
2.1.2 Các dấu hiệu nhận biết kiệt quệ tài chính
Từ các quan điểm về kiệt quệ tài chính nêu trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các
dấu hiệu khác nhau để nhận biết và xác định một doanh nghiệp đang lâm vào kiệt
quệ tài chính. Một cách tương đối, dấu hiệu của kiệt quệ tài chính có thể được nhận

biết qua các giai đoạn của kiệt quệ tài chính gồm: thất bại, mất khả năng thanh
khoản, vỡ nợ và phá sản.
Dấu hiệu nhận biết giai đoạn “thất bại”
Trong giai đoạn thất bại, doanh nghiệp gặp một số khó khăn trong hoạt động kinh
doanh như: doanh nghiệp bị khách hàng phàn nàn và mất khách hàng thân thiết làm
cho doanh số bán hàng sụt giảm; doanh thu không đủ bù đắp chi phí làm thu nhập
hoạt động bị âm, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ nên thỉnh
thoảng bị thiếu hụt tiền mặt để hoạt động (Scherrer,1998, Whitaker,1994). Trong
giai đoạn này, Whitaker (1999) đưa ra dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp kiệt quệ tài
chính là năm đầu tiên dòng tiền của doanh nghiệp thấp hơn khoản nợ dài hạn đã đến
hạn. Andrade và Kaplan (1998) đưa ra dấu hiệu nhận diện một doanh nghiệp kiệt
quệ tài chính như là năm đầu tiên mà EBITDA của doanh nghiệp thấp hơn chi phí
tài chính. Ở giai đoạn này, nếu doanh nghiệp không có giải pháp vượt qua khó


13

khăn, tình hình sức khỏe của doanh nghiệp càng trở nên nghiêm trọng và có thể dẫn
đến mất khả năng thanh khoản.
Dấu hiệu nhận biết giai đoạn “mất khả năng thanh khoản”
Trong giai đoạn mất khả năng thanh khoản, tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp tiếp
tục giảm, tiền mặt giảm do thua lỗ liên tục (Makridakis,1991), do đó doanh nghiệp
phải cắt giảm hay ngưng chi trả cổ tức (Turetsky và McEwen, 2001) và phải thương
thảo với chủ nợ để gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, doanh nghiệp vi phạm hợp
đồng tín dụng, gián đoạn việc thanh toán nợ (Altman và Hotchkiss, 2005). Một số
dấu hiệu để nhận biết một doanh nghiệp kiệt quệ tài chính trong giai đoạn mất khả
năng thanh khoản là: thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) thấp hơn
chi phí tài chính (chi phí lãi vay) trong hai năm liên tiếp bắt đầu từ năm sau phát
hành trái phiếu; trong bất kỳ vào một năm nào doanh nghiệp có EBITDA thấp hơn
80% chi phí lãi vay (Asquith, Gertner, và Scharfstein, 1994); tỷ số đòn bẩy tài chính

của doanh nghiệp (được định nghĩa là tổng nợ phải trả chia tổng tài sản) cao hơn 1
trong hai năm liên tiếp; thu nhập trước thuế, lãi vay (EBIT) thấp hơn chi phí lãi vay
trong hai năm liên tiếp (Joseph P.H.Fan, Jun Huang và, Ning Zhu, 2013); doanh
nghiệp có thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) thấp hơn chi phí tài
chính trong hai năm liên tiếp; có sự sụt giảm trong giá trị thị trường trong hai năm
liên tiếp (Mario Hernandez Tinoco và Nick Wilson, 2013).
Dấu hiệu nhận biết giai đoạn “vỡ nợ, phá sản”
Khi tình hình mất khả năng thanh khoản ngày càng nghiêm trọng, doanh nghiệp có
thể bước vào giai đoạn vỡ nợ và phá sản. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường
xuyên thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, việc thiếu hụt tiền mặt gia tăng và vi
phạm hợp đồng tín dụng trở thành vấn đề kinh niên, khi đó doanh nghiệp đối diện
với khả năng vỡ nợ, đây có thể là lý do dẫn đến việc doanh nghiệp phải đệ trình đơn
xin phá sản lên tòa án (Altman và Hochkiss, 2005). Khi việc khắc phục nợ xấu trở
nên không thể và tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên gia tăng, doanh nghiệp đứng trước


14

nguy cơ phải giải thể (Hambrick và D’Aveni,1988). Một số dấu hiệu nhận biết một
doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng vỡ nợ và phá sản là: doanh nghiệp nộp đơn
xin phá sản; doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản tự nguyện hay bắt buộc theo luật
định; doanh nghiệp bị đình chỉ niêm yết trong ba năm; doanh nghiệp được một tổ
chức khác tiếp nhận lại về mặt quản lý hoặc sở hữu (Christidis và Gregory, 2010).
Như vây, việc các nhà nghiên cứu đưa ra các dấu hiệu nhận biết khác nhau ứng với
mỗi giai đoạn của kiệt quệ tài chính nhằm phân biệt mức độ khó khăn của doanh
nghiệp. Do đó, việc lựa chọn dấu hiệu để làm cơ sở nhận biết một doanh nghiệp kiệt
quệ tài chính phụ thuộc vào nhu cầu đánh giá rủi ro của mỗi người. Nếu sử dụng
các dấu hiệu để nhận biết tình trạng kiệt quệ tài chính ở giai thất bại, các nhà phân
tích muốn dự báo sớm khả năng doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính ở giai đoạn
đầu, những khó khăn của doanh nghiệp đang còn ở mức độ nhẹ như là việc tạm thời

thiếu hụt tiền mặt, doanh nghiệp bị mất một số khách hàng thân thiết làm cho doanh
thu tạm thời sụt giảm. Điều này giúp các nhà phân tích có được quyết định kịp thời
hơn để phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, khi những khó khăn trong kinh doanh ở giai
đoạn thất bại là vấn đề thường gặp của các doanh nghiệp và khả năng doanh nghiệp
có thể vượt qua giai đoạn thất bại là khá cao thì việc phòng ngừa rủi ro trên mức cần
thiết có thể gây ra các chi phí quản lý hoặc chi phí cơ hội lớn. Như trường hợp của
doanh nghiệp xe hơi Thụy Điển Volvo Haakan Samuelsson là một minh chứng: khi
nền kinh tế khó khăn, trong năm 2012 doanh nghiệp đã lỗ tới 778 triệu Kronor. Tuy
nhiên, do nổ lực cắt giảm chi phí và gia tăng tiếp thị, năm 2013 doanh nghiệp đã hồi
phục và làm ăn có lãi với doanh số gia tăng 46%. Trong trường hợp này, nếu một
nhà đầu tư xem thất bại là kiệt quệ tài chính và không đầu tư vào cổ phiếu của
doanh nghiệp thì đã bỏ qua cơ hội đầu tư tốt. Do đó, bài nghiên cứu sử dụng các dấu
hiệu nhận biết kiệt quệ tài chính từ giai đoạn doanh nghiệp mất khả năng thanh
khoản để dự báo sớm khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu
sẽ sử dụng các dấu hiệu nhận biết của Mario Hernandez Tinoco và Nick Wilson
(2013) và Christidis và Gregory (2010) để xác định một doanh nghiệp là kiệt quệ tài


15

chính. Theo đó, một doanh nghiệp được cho là kiệt quệ tài chính khi có ít nhất một
trong các dấu hiệu sau:
- Doanh nghiệp có thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) thấp hơn chi

phí tài chính trong hai năm liên tiếp.
- Giá trị thị trường của doanh nghiệp sụt giảm trong hai năm liên tiếp.
- Doanh nghiệp bị đình chỉ niêm yết trong ba năm.
- Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản tự nguyện hay bắt buộc theo luật định.
- Doanh nghiệp được một tổ chức khác tiếp nhận lại về mặt quản lý hoặc sở hữu.
Với dấu hiệu EBITDA nhỏ hơn chi phí lãi vay trên khoản nợ của doanh nghiệp cho

thấy doanh nghiệp không thể tạo ra thu nhập từ hoạt động kinh doanh của mình để
đáp ứng đủ cho việc chi trả nghĩa vụ tài chính của mình (Pindado và các cộng sự,
2008). Mặt khác, Pindado và các cộng sự (2008) cho rằng thị trường bao gồm các
nhà đầu tư nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giảm giá trị doanh
nghiệp do hoạt động kinh doanh thua lỗ cho đến khi tình hình tài chính của doanh
nghiệp được cải thiện trở lại. Do đó, sự sụt giảm giá trị thị trường trong hai năm liên
tiếp có thể giải thích là do doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng bởi kiệt quệ tài chính.
Ngoài ra, theo nghị định 58/2012/NĐ-CP, một doanh nghiệp bị hủy niêm yết khi
gặp ít nhất một trong các vấn đề sau: doanh nghiệp thua lỗ trong ba năm liên tiếp
hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt qua số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính
kiểm toán năm gần nhất; doanh nghiệp bị tổ chức kiểm toán không chấp nhận kiểm
toán hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất; Sở giao dịch
chứng khoán, Ủy ban chứng khoán phát hiện doanh nghiệp giả mạo hồ sơ niêm yết,
hồ sơ niêm yết chứa đựng những thông tin sai lệch nghiêm trọng ảnh hưởng đến
quyết định của nhà đầu tư….Điều này cho thấy, các doanh nghiệp bị hủy niêm yết
là những doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn đề bất ổn không thể giải quyết, do đó,


16

một doanh nghiệp bị hủy niêm yết cũng được xác định là đang trong tình trạng kiệt
quệ tài chính.
Tiếp theo bài nghiên cứu sẽ trình bày ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính từ đó có thể
thấy được sự cần thiết và ý nghĩa của việc dự báo sớm kiệt quệ tài chính của doanh
nghiệp.
2.1.3 Ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính
Kiệt quệ tài chính xảy ra không chỉ đem đến tổn thất cho chính doanh nghiệp mà
còn đem đến thiệt hại cho các nhà đầu tư và cho nền kinh tế. Vì vậy, sức khoẻ và sự
thành công của doanh nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của những nhà quản
lý, các đối tác kinh doanh, các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách

(O’Lery, 1998).
Đối với bản thân doanh nghiệp và các nhà quản lý
Các nhà quản lý luôn quan tâm đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của doanh
nghiệp bởi vì khi kiệt quệ tài chính xảy ra làm cho doanh nghiệp phải tốn kém nhiều
chi phí. Chi phí kiệt quệ tài chính gây ra cho các doanh nghiệp có thể được chia
thành hai loại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Chi phí trực tiếp của kiệt quệ tài chính bao gồm các chi phí pháp lý, chi phí kiểm
toán, chi phí thuê các chuyên gia có kinh nghiệm để tư vấn và bán tài sản để trả nợ.
Dựa theo nghiên cứu của Branch (2002), chi phí trực tiếp của phá sản thường chiếm
khoảng 4.45% - 6.35% giá trị thị trường của doanh nghiệp trước khi phá sản.
Chi phí gián tiếp của kiệt quệ tài chính bao gồm các tổn thất của doanh nghiệp do
mất thị phần, giảm giá trị thị trường và mất các nhân sự chủ chốt. Khi doanh nghiệp
rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp sụt giảm
khiến cho doanh nghiệp bị mất thị phần đáng kể (Opler và Titman, 1994, Chevalier,
1995a, b). Giá trị thị trường của những doanh nghiệp kiệt quệ tài chính có xu hướng
giảm đáng kể so với trước khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính


17

(Warner, 1977; Charalambous và cộng sự, 2000). Branch (2002) đưa ra bằng chứng
thực nghiệm cho thấy chi phí gián tiếp của phá sản thường chiếm khoảng 5% - 10%
giá trị thị trường trước khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Altman thấy
rằng tổng chi phí phá sản trực tiếp và gián tiếp thường chiếm khoản 15% giá trị
doanh nghiệp trước khi kiệt quệ đối với những doanh nghiệp công nghiệp và
khoảng 7% đối với những doanh nghiệp bán lẻ (Altman, 1984).
Ngoài ra, khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, các nhà quản lý
cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Sau khi doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản, những nhà
lãnh đạo giỏi sẽ rời bỏ công ty, hơn một nửa nhà điều hành bị sa thải, những nhà
điều hành ở lại chỉ còn nhận được khoảng 35% thu nhập so với trước (Gilson,1989,

Gilson và Vetsuypens, 1994).
Như vậy, đối với cả doanh nghiệp và các nhà quản lý, tổn thất gây ra bởi kiệt quệ tài
chính một cách trực tiếp hay gián tiếp là rất lớn. Vì vậy, nhu cầu dự báo kiệt quệ tài
chính của doanh nghiệp giúp hạn chế tổn thất là rất cần thiết đối với các nhà quản lý
và chủ doanh nghiệp.
Đối với ngành
Đối với ngành, kiệt quệ tài chính giúp loại bỏ các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu
quả ra khỏi ngành, làm gia tăng các vụ mua bán sáp nhập, giúp cho ngành hoạt
động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi trong ngành có doanh nghiệp bị kiệt quệ tài
chính, người tiêu dùng và các nhà đầu tư giảm niềm tin vào các sản phẩm và triển
vọng phát triển của ngành (Ferris và cộng sự 1997, Iqbal 2002). Ferris và cộng sự
(1997) cho thấy tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của những doanh nghiệp trong cùng ngành
với doanh nghiệp kiệt quệ tài chính bị sụt giảm giá trị xuống khoảng 4.68% trong 3
ngày đầu tiên. Một kết quả cũng tương tự trong nghiên cứu của Kanas (2004) cho
thấy khi một ngân hàng ở Anh và Tây Ban Nha bị kiệt quệ tài chính đã gây ra các
hiệu ứng lan truyền ảnh hưởng đến niềm tin các nhà đầu tư trên thị trường vào sự ổn


×