Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO TUYÊN NGÔN của ĐẢNG CỘNG sản và sự PHÁT TRIỂN của xã hội HIỆN đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.15 KB, 5 trang )

"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" và sự phát triển của xã hội hiện đại
Trước hết, "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" do Mác và Ăngghen
soạn thảo là một công trình khoa học xã hội về sự phát triển của xã hội hiện
đại. Nó kế thừa những quan niệm phát triển của các tác phẩm trước do hai
ông đã viết. Thật vậy, năm 23 tuổi, Mác đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
triết học về sự phân tích và so sánh giữa sự khác nhau của triết học tự nhiên
Đêmôcrit và Epiquya. Sau đó, vào tháng 2 năm 1844, từ sự phân tích triết
học tự nhiên, Mác đã chuyển sang phân tích triết học pháp quyền của
Hêghen. Tháng 8 năm 1844, Mác lại từ sự phân tích tư tưởng của triết học
pháp quyền để chuyển sang những vấn đề kinh tế và "Bản thảo kinh tế - triết
học" được ra đời để chứng minh cho sự phát triển xã hội sẽ dẫn đến sự thủ
tiêu chủ nghĩa tư bản mà sau này, những quan niệm khoa học ấy đã được
trình bày một cách đầy đủ và uyên bác trong bộ "Tư bản". Tháng 2 năm
1845, cùng với Ăngghen, Mác đã viết tác phẩm nổi tiếng "Gia đình thần
thánh" để chỉ ra vai trò lịch sử của giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân
trong việc sáng tạo ra xã hội tương lai. Mác đã phê phán phái Hêghen trẻ về
quan điểm xem thường giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân, đề cao và
sùng bái cá nhân, xem vai trò của cá nhân là yếu tố quyết định sự phát triển
của xã hội. Trong thời gian trước khi viết "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản",
Mác và Ăngghen còn hợp lực viết các tác phẩm khoa học nổi tiếng như "Hệ
tư tưởng Đức" và "Sự khốn cùng của triết học" để phản bác những quan
niệm không đúng về sự phát triển xã hội của phái Hêghen trẻ, những quan
điểm của Pruđông và xác định vai trò lịch sử của xã hội tương lai do giai cấp
vô sản và quần chúng nhân dân sáng tạo ra.


Cũng trong thời gian hoàn thành các công trình khoa học thiên tài nói trên,
Mác và Ăngghen đã được Đại hội II Liên đoàn những người cộng sản uỷ
nhiệm soạn thảo "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản". Có thể xem "Tuyên ngôn
của Đảng cộng sản" là một công trình khoa học xã hội ứng dụng vào phong
trào cộng sản. Nó là một văn kiện chính trị mang tính cương lĩnh của những


người cộng sản và cho tất cả những ai đấu tranh cho quyền bình đẳng xã hội
và vì chủ nghĩa nhân văn cho con người.
Trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", Mác và Ăngghen đã chỉ ra xu
hướng phát triển tất yếu của chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. "Tuyên
ngôn của Đảng cộng sản" còn chỉ ra rằng, giai cấp vô sản là lực lượng đã,
đang và sẽ nắm trong tay những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến
nhất, trong đó có đội ngũ những người trí thức ăn lương của xã hội tư
bản. Chính họ là động lực phát triển của một xã hội tương lai. Giai cấp
tư sản tuy có nhiều quyền lực thực tế, họ có thể lũng đoạn thế giới và
ngăn cản sự phát triển của xã hội. Nhưng, giai cấp tư sản không còn giữ
vai trò động lực của sự phát triển xã hội nữa. Chỉ khi nào, giai cấp công
nhân và trí thức lao động giành lại được chính quyền thì xã hội mới
được phát triển, dân chủ và lợi ích của toàn dân tộc mới được bảo đảm,
công bằng xã hội mới được thi hành triệt để, sự khinh miệt và phân biệt
dân tộc mới được xoá bỏ. Do đó, có thể nói, tư tưởng cơ bản của "Tuyên
ngôn của Đảng cộng sản" là xác định quyền lãnh đạo xã hội thuộc về giai
cấp công nhân. Giai cấp công nhân, như "Tuyên ngôn" đã chỉ rõ, không loại
trừ tầng lớp trí thức trong phong trào cộng sản đương thời.
Tháng 2 năm 1848 đánh dấu sự ra đời của "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"
- đó cũng là thời gian "nổ ra những cuộc cách mạng ở Milanô và Béclin,


những cuộc khởi nghĩa vũ trang của hai dân tộc, một dân tộc thì ở giữa lục
địa châu Âu, còn dân tộc kia thì ở giữa các nước ven Địa Trung Hải, hai dân
tộc lúc đó đều suy yếu vì bị phân chia và bất hoà nội bộ, do đó mà cả hai dân
tộc đều sa vào ách đô hộ của nước ngoài. Nước Italia bị lệ thuộc vào Hoàng
đế áo, còn nước Đức thì cũng sa vào ách của Nga hoàng... Kết quả của các
sự biến ngày 18 tháng Ba 1848 đã giải thoát Italia và Đức khỏi cái nhục
đó...". Như vậy, "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" ra đời gắn liền với bối
cảnh lịch sử của phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc ở

châu Âu. Do đó, có thể nói, "Tuyên ngôn" của những người cộng sản là sự
kết tinh cao nhất, là sự định hướng cao nhất của phong trào công nhân và
phong trào giải phóng dân tộc ở châu Âu giữa thế kỷ XIX. Trong Lời tựa
cho bản tiếng Italia xuất bản năm 1893, Ăngghen nhấn mạnh: "Kết cục của
Cách mạng 1848 phải là sự thống nhất và độc lập cho những dân tộc nào đến
lúc đó vẫn chưa có được thống nhất và độc lập như: Italia, Đức, Hunggari.
Bây giờ là đến lượt Ba Lan". "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" không theo
quan niệm "giai cấp chủ nghĩa" hẹp hòi, mà gắn kết với toàn dân tộc, với sự
nghiệp độc lập và thống nhất của toàn dân tộc mà giai cấp công nhân phải tự
ý thức về trách nhiệm lịch sử của giai cấp mình là giai cấp lãnh đạo của dân
tộc. Lý tưởng cộng sản, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là lẽ sống
của người cộng sản, là điều kiện sinh tồn của Đảng cộng sản trong cuộc đấu
tranh gay gắt với chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Đấu tranh giai cấp và sự phân hoá giai cấp là một thực trạng xã hội của sự
phát triển kể từ khi loài người thiết lập nhà nước cổ đại cho đến ngày nay.
Từ chế độ chiếm hữu nô lệ đến nay, bất cứ một giai đoạn phát triển xã hội
nào cũng đều dẫn theo sự phân hoá giai cấp và quá trình đấu tranh giai cấp.
Không thể thay thế quan niệm phân hoá giai cấp và đấu tranh giai cấp bằng


một từ ngữ êm dịu về sự "phân tầng xã hội" giản đơn. Quan niệm "phân
tầng" chỉ có thể là một nét bổ sung hữu ích nhằm đa dạng hoá mức độ phức
tạp của từng giai cấp trong xã hội hiện đại. Khi giai cấp vô sản đã trở thành
giai cấp lãnh đạo toàn dân tộc thì "với tư cách là giai cấp thống trị, nó dùng
bạo lực tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ" và đồng thời "cũng tiêu diệt
luôn cả những điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt các
giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với
tư cách là một giai cấp" để tạo nên một xã hội bình đẳng và nhân ái cho mọi
người và làm cho "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát
triển tự do của tất cả mọi người".

"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" dành một phần nội dung quan trọng nhằm
vạch trần những lý thuyết phát triển xã hội giả hiệu của các giai cấp thù địch
nhằm chống lại chủ nghĩa xã hội đích thực do những người cộng sản đề ra.
Đó là chủ nghĩa xã hội phong kiến, chủ nghĩa xã hội bảo thủ, chủ nghĩa xã
hội tiểu tư sản... hòng thủ tiêu học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Phân hoá giai cấp và đấu tranh giai cấp là một hiện thực của sự phát triển xã
hội, một hiện tượng xã hội mang tính tất yếu của sự phát triển. Nhưng, nhận
thức đúng về bản chất của nó trong những môi trường xã hội cụ thể để điều
khiển, xử lý, sử dụng và xoá bỏ nó là thuộc về nghệ thuật tinh tế của sự lãnh
đạo khi giai cấp vô sản đã nắm được chính quyền hoặc đang tiến tới việc
nắm chính quyền. Song, điều quan trọng là: "Không một phút nào Đảng
cộng sản lại quên giáo dục cho công nhân một ý thức hết sức sáng rõ về sự
đối kháng kịch liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản... Đúng như vậy,
Đảng cộng sản phải giáo dục thường xuyên cho giai cấp công nhân sự sáng
suốt cần thiết để không bị tê liệt ý chí đấu tranh và sự sáng suốt để có đủ
thông minh đề ra những chính sách khoan dung hợp lòng người. Đồng thời,


Đảng cộng sản phải giáo dục cho giai cấp công nhân một ý thức rõ rệt về ý
thức dân tộc mạnh mẽ, một lòng yêu nước sâu sắc để có thể hoà nhập với
quốc tế và thực hiện khẩu hiệu "Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!".
Kỷ niệm 150 năm ngày "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" ra đời, chúng ta
tin tưởng khoa học xã hội mácxít sẽ là một nền văn minh trí tuệ của nhân
loại trong thế kỷ sắp đến.



×