Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Các nhân tố quản trị công ty tác động đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thương niên trường hợp các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------O0O---------

NGÔ VĂN THỐNG

CÁC NHÂN TỐ QUẢN TRỊ CÔNG TY TÁC ĐỘNG
ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN
TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN – TRƯỜNG HỢP
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------O0O---------

NGÔ VĂN THỐNG

CÁC NHÂN TỐ QUẢN TRỊ CÔNG TY TÁC ĐỘNG ĐẾN
MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN TRÊN
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN – TRƯỜNG HỢP
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán


Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ KIM CÚC

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học.Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
khoa học nào khác. Tất cả những nội dung được kế thừa, tham khảo từ nguồn tài
liệu khác đều được tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các
tài liệu tham khảo.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2016
Học viên

Ngô Văn Thống



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2

3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2

4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2

5.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 3

6.

Những đóng góp mới của nghiên cứu: .................................................................. 3

7.

Kết cấu của đề tài .................................................................................................. 4


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 5
1.1.

Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................................. 5

1.2.

Các nghiên cứu trong nước ................................................................................... 8

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 12
2.1.

Một số vấn đề chung về CBTT tự nguyện .......................................................... 12

2.1.1. Khái niệm về CBTT tự nguyện ....................................................................... 12
2.1.2. Yêu cầu về công bố thông tin trên BCTN ....................................................... 14
2.1.3. Đo lường mức độ CBTT .................................................................................. 15
2.1.3.1.

Phương pháp phân tích nội dung .............................................................. 15

2.1.3.2.

Phương pháp chỉ số CBTT ....................................................................... 16

2.2.

Quản trị công ty................................................................................................... 18


2.2.1. Khái niệm về quản trị công ty ......................................................................... 18
2.2.2. Nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế) ................................................................................................................... 19


2.2.3. Các nhân tố QTCT tác động đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN ......... 21
2.2.3.1.

Quyền sở hữu ............................................................................................ 21

2.2.3.2.

Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT ...................................................... 22

2.2.3.3.

Tần suất các cuộc họp HĐQT ................................................................... 23

2.2.3.4.

Chất lượng kiểm toán ................................................................................ 23

2.2.3.5.

Sự tách biệt giữa vị trí Tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT ....................... 23

2.2.3.6.

Quy mô, lợi nhuận và đòn bẩy tài chính ................................................... 24


2.3.

Một số lý thuyết nền liên quan đến CBTT ......................................................... 24

2.3.1. Lý thuyết đại diện ............................................................................................ 24
2.3.2. Lý thuyết các bên liên quan ............................................................................. 25
2.3.3. Lý thuyết tín hiệu (signaling theorv) ............................................................... 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................ 27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 28
3.1.

Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 28

3.2.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu....................................................................... 29

3.2.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 29
3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu trong mô hình .............................................................. 31
3.2.2.1.

Quyền sở hữu (MOwn) ............................................................................. 31

3.2.2.2.

Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT (BIndp) ........................................ 31

3.2.2.3.


Tần suất các cuộc họp HĐQT (BMeet) .................................................... 31

3.2.2.4.

Chất lượng kiểm toán (Big-4) ................................................................... 32

3.2.2.5.

Sự tách biệt giữa vị trí Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT (ChairMan) .. 32

3.2.2.6.

Quy mô, lợi nhuận và đòn bẩy tài chính (Size, Profit và Dept)................ 32

3.3.

Xác định phương pháp đo lường và tính toán các nhân tố trong mô hình .......... 34

3.3.1. Đo lường mức độ CBTT tự nguyện ................................................................. 34
3.3.1.1.

Thang đo mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của CTNY .................... 34

3.3.1.2.

Tính chỉ số CBTT tự nguyện .................................................................... 34

3.3.2. Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN
của các CTNY ............................................................................................................... 35
3.4.


Thiết kế chương trình nghiên cứu ....................................................................... 40


3.4.1. Mẫu nghiên cứu: .............................................................................................. 40
3.4.2. Dữ liệu nghiên cứu: ......................................................................................... 41
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 42
3.4.3.1.

Thống kê mô tả ......................................................................................... 42

3.4.3.2.

Phân tích tương quan ................................................................................ 42

3.4.3.3.

Phân tích hồi quy bội ................................................................................ 43

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 45
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ......................................... 46
4.1. Giới thiệu tình hình QTCT và mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của các
CTNY trên sàn HOSE ................................................................................................... 46
4.1.1. Giới thiệu sơ lược tình hình hoạt động của các CTNY trên Sàn HOSE ......... 46
4.1.1.1.

Theo quy mô vốn ...................................................................................... 46

4.1.1.2.


Theo ngành nghề ....................................................................................... 47

4.1.2. Đánh giá tình hình QTCT và CBTT tự nguyện trên BCTN của các CTNY
trên sàn HOSE ............................................................................................................. 48
4.2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 50

4.2.1. Kết quả thống kê mô tả .................................................................................... 50
4.1.1.1.

Đánh giá mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của các CTNY ............... 50

4.1.1.2.
Phân tích các nhân tố QTCT ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện
trên BCTN của các CTNY .......................................................................................... 52
4.2.2. Kết quả phân tích hồi quy bội .......................................................................... 54
4.2.2.1.

Kiểm định ma trận hệ số tương quan ........................................................ 54

4.2.2.2.

Kết quả hồi quy với mô hình Pooled OLS................................................ 56

4.2.2.3.

Kết quả hồi quy với mô hình FEM (Fixed Effects Model) ...................... 57

4.2.2.4.


Kết quả hồi quy với mô hình REM (Random Effects Model).................. 58

4.2.2.5.

Kết quả hồi quy với mô hình REM khi loại bỏ biến thừa ........................ 60

4.3.

MỘT SỐ BÀN LUẬN TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................... 62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4............................................................................................... 66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 67
5.1.

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 67


5.2.

KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 69

5.2.1. Đối với các CTNY ........................................................................................... 69
5.2.1.1.

Hoàn thiện hệ thống QTCT....................................................................... 69

5.2.1.2.

Tăng cường mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN ................................... 71


5.2.2. Đối với nhà đầu tư ........................................................................................... 73
5.2.3. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước .................................................................. 74
5.2.3.1.

Hoàn thiện các quy định về CBTT và nội dung trình bày trên BCTN ..... 74

5.2.3.2.

Thiết kế tiêu chí đánh giá báo cáo thường niên ........................................ 74

5.3.

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............. 75

5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... 75
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................ 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 1
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
ASEAN
BCTN
BIG 4
BTC
BKS
CBTT

CK
CTCP
CTNY
DN
HĐQT
HNX
HOSE
HSX
IFC
Non Big 4
OECD
QTCT
ROA
SGDCK
TP. HCM
TTCK

Nội dung

Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Báo cáo thường niên
Bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới gồm: KPMG,
PWC(PricewaterhouseCoopers), E&Y (Ernst&Young),
Deloitte
Bộ tài chính
Ban kiểm soát
Công bố thông tin
Chứng khoán
Công ty cổ phần
Công ty niêm yết

Doanh nghiệp
Hội đồng quản trị
Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM
Tổ chức Tài chính Quốc tế
Các công ty kiểm toán không thuộc nhóm 4 công ty kiểm toán
hàng đầu thế giới
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Quản trị công ty
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh
Thị trường chứng khoán


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10

Bảng 4.11

Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14

Tên gọi
Mô hình tóm tắt các nhân tố tác động của mô hình nghiên
cứu
Bảng mô tả chọn mẫu
Quy mô CTNY trên SGDCK TP.HCM
Số lượng CTNY sàn HOSE phân theo lĩnh vực hoạt động
Mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN trong mẫu nghiên
cứu
Thống kê mô tả các nhân tố QTCT ảnh hưởng đến mức độ
CNTT tự nguyện trên BCTN của các CTNY
Thống kê mô tả nhân tố chất lượng kiểm toán
Thống kê mô tả sự tách biệt giữa vị trí Tổng giám đốc và
Chủ tịch HĐQT
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô
hình
Kết quả hồi quy Pooled OLS – các nhân tố QTCT ảnh
hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY
Kết quả hồi quy với mô hình FEM – các nhân tố QTCT
ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY

Trang

Kiểm định tính cần thiết của mô hình FEM
Kết quả hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) – các nhân tố

QTCT ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của các
CTNY
Kết quả kiểm định Hausman

58

Kết quả kiểm định các biến thừa
Kết quả hồi quy với mô hình REM sau khi loại bỏ các
biến không phù hợp

39
41
47
48
51
52
53
54
55
56
57

59
60
60
61


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ
Bảng

Hình 3.1

Tên gọi
Quy trình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu đề nghị là “Các nhân tố QTCT ảnh

Hình 3.2

Trang
28
30

hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của các
CTNY”

Hình 3.3

Hình 5.1

Mô hình nghiên cứu chính thức

33

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của các

68

CTNY



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản trị công ty (QTCT) đã được chú ý trong nhiều thập kỷ qua. Nhiều vụ bê
bối, như Enron, Tyco, Imclone Systems, WorldCom, thất bại lộ ra trong QTCTlàm
rung chuyển thị trường vốn ở các nước phát triển. Khôi phục niềm tin hoặc tin tưởng
của công chúng sẽ trở thành chương trình nghị sự chính cho các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp (DN) ngày nay (Heidi & Marlene, 2003).Việc tiết lộ thêm thông tin về cơ cấu
vốn và kiểm soát của công ty có thể là một cách quan trọng để đạt được mục tiêu đó
(Rogers, 2006).
Tại Việt Nam, Nhà nước đã có những quy định bắt buộc đối với DN về thông tin
cần công bố ra bên ngoài. Tuy nhiên, các thông tin công bố trên báo cáo thường niên
(BCTN) của các DN hiện nay chủ yếu là các thông tin trong quá khứ, trong khi đó các
nhà đầu tư ngày càng hướng tới các thông tin về khả năng hoạt động trong tương lai
của DN, các thông tin đó thể hiện phần lớn trong các thông tin tự nguyện. Mức độ công
bố thông tin(CBTT) phụ thuộc vào chính bản thân các công ty vì mục đích cơ bản của
CBTT trên BCTN là để cung cấp cho các đối tượng sử dụng.Các công ty sẽ chủ động
lựa chọn các thông tin mang tính tự nguyện ra công chúng.
Nhiều bài báo khoa học đã được viết và gần đây đã dành sự quan tâm nhiều hơn
về tác động của đặc điểm QTCT đến việc công bố tự nguyện trong số những công ty
được liệt kê bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển.Họ cũng chú ý đến
QTCTyếu kém của các nền kinh tế phát triển, mới nổi và các nền kinh tế xuyên quốc
gia (Bremer & Elias, 2007).
Nhận thức được mối quan hệ của việc CBTT đầy đủ đối với các vấn đề liên
quan đến QTCT là lý do để tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu“Các nhân tố
vềQTCTtác động đếnmức độCBTT tự nguyện trên BCTN– trường hợp các công ty
niêm yếttại Sở giao dịch chứng khoánTp.Hồ Chí Minh (HOSE).”



2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là tập trung nghiên cứu sự tác động của các nhân tố
QTCT đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của các CTNY trên sàn HOSE, qua đó
luận văn đưa ra những kiến nghị nhằm tăng cường chất lượng thông tin tự nguyện công
bố trên BCTN nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của người sử dụng thông
tin. Cụ thể, đề tài này tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:
- Thứ nhất: kế thừa được mô hình nghiên cứu các nhân tố QTCT tác động đến
mức độ CBTT tự nguyện của các CTNYtrên sàn HOSE,
- Thứ hai: xác định các nhân tố QTCTtác động đến mức độ CBTT tự nguyện
trên BCTN của các CTNY trên sàn HOSE,
- Thứ ba: đánh giá thực trạng CBTT tự nguyện và sự tác động của các nhân tố
QTCT đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của các CTNY trên sàn HOSE, từ đó
dựa trên kết quả nghiên cứu đưa ra kết luận và kiến nghị nhằm tăng cường chất lượng
thông tin tự nguyện công bố.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ những vấn đềđược trình bày trên, đểđạt được mục tiêu nghiên cứu nhưđãgiới
thiệu, luận vănđặt ra ba câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY trên sàn HOSE
được đánh giá như thế nào?
Câu hỏi 2: Các nhân tố QTCT tác động như thế nào đến mức độ CBTT tự nguyện
của các CTNY?
Câu hỏi 3: Kiến nghị, định hướng nào đểtăng cường QTCT qua đó nâng cao chất
lượng thông tin tự nguyện được công bố trên BCTN của các CTNY?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của QTCT đến mức độ CBTT tự
nguyện trên BCTN của cácCTNYtrên sàn HOSE.Qua đối tượng nghiên cứu này, đề tài



3

nhận diện những nhân tố ảnh hưởng và mối tương quan giữa chúng đến mức độ CBTT
tự nguyện trên BCTN của các CTNY trên sàn HOSE.
- Phạm vi nghiên cứu:Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài chỉ đề cập đến
nhóm nhân tố QTCT; từ việc giới hạn này, đề tài thực hiện việc khảo sát BCTN của
các CTNY trên sàn HOSE từ năm 2012-2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện chủ yếutheonghiên cứu định
lượng:Bằng cách tổng hợp các nghiên cứu trước đây, tác giả kế thừa, rút ra mô hình
nghiên cứu và tiến hành kiểm định thực tiễn ở Việt Nam, được thực hiện qua các giai
đoạn sau:
- Chọn mẫu nghiên cứu là các DN niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
TP.HCM
- Thu thập BCTN của các DNtheo mẫu đã chọn.
- Từ dữ liệu thu thập hoàn thiện bảng danh mục thông tin tự nguyện cần công bố.
- Thiết lập chỉ số phản ánh mức độ CBTT trên BCTN của các CTNY, đồng thời
luận văn sử dụng phương pháp thống kê và mô hình hồi quyđể đánh giá sự tác động
của các nhân tố QTCTtới mức độ CBTT tự nguyện.
 Phương pháp thu thập dữ liệu: Tiến hành điều tra khảo sát các DNniêm yết
trên sàn HOSE thông qua thông tin trên BCTN được đăng trên trang web của các DN.
 Phương pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân
tích hệ số tương quan và phân tích hồi quy.
6. Những đóng góp mới của nghiên cứu:
Xem xét vàđối chiếu với các nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học
trước đây, luận vănđã đóng góp mới những vấn đề sau đây:
Có thể nhận thấy rằng, đến nay đã có nhiều nghiên cứu về mức độ CBTT tự
nguyện được thực hiện.Các nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới đều chỉ ra mối quan
hệ giữa các nhân tố QTCT và việc CBTT trên BCTN.Tại Việt Nam, các nghiên cứu đa



4

phần về khía cạnh pháp lý của QTCT tại Việt Nam, ít đề cập nghiên cứu về mô hình và
kiểm định mô hình các nhân tố QTCT ảnh hưởng tới mức độ CBTT tự nguyện. Do đó,
nghiên cứu mối liên hệ giữa cơ chế QTCT và mức độ CBTT trên BCTN của các công
ty niêm yết tại Việt Nam là việc cần thiết thực hiện.
Luận văn tập trung vào các cơ chế quản trị như quyền sở hữu, thành viên độc lập
trongHĐQT, tần số các cuộc họp của HĐQT, chất lượng kiểm toán, và sự tách biệt
giữa Tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện công
ty và đồng thời kiểm tra xem chất lượng của thực tiễn hoạt động quản trị ảnh hưởng
đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN.
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu lý thuyết về mức độ CBTT tự nguyện bằng cách
đánh giá hiệu quả của các cơ chế quản trị trong việc giải thích sự khác biệt trong CBTT
tự nguyện. Sử dụng một bảng dữ liệu của 100 công ty phi tài chính niêm yết tại sàn
HOSE trong giai đoạn 2012-2014, luận văn đã chỉ ra rằng quyền sở hữu, thành viên
độc lập trongHĐQT, tần số các cuộc họp của HĐQT, chất lượng kiểm toán, và sự tách
biệt giữa Tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT đang tích cực ảnh hưởng đến CBTT tự
nguyện. Những kết quả này cần được quan tâm và có thể giúp các nhà hoạch định
chính sách phát triển các yêu cầu về CBTT tự nguyện.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu tác giả xây dựng đềtài thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5:Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
CBTT tự nguyện là vấn đề đã được nghiên cứu của rất nhiều tác giả với nhiều
công trình nghiên cứu thuộc nhiều cấp độ ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam.Để có
một cái nhìn toàn cảnh về những nghiên cứu có liên quan, đề tài chọn lựa và giới thiệu
một số công trình nghiên cứu có tính tiêu biểu liên quan đến vấn đề này.Qua đó sẽ rút
ra khe hổng nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu đối với đề tài.
1.1.

Các nghiên cứu trên thế giới
Nhiều nhà nghiên cứu đã trích dẫn chuyên đề của Cerf (1961) là khởi điểm cho

nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến mức độ CBTT trong BCTN. Kể từ đó, chủ đề về
CBTT đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà học thuật ở cả các quốc gia trên thế
giới.
Bên cạnh các nghiên cứu về CBTT bắt buộc, trên thế giới đã có rất nhiều các
nghiên cứu về mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN. Một trong những nghiên cứu đầu
tiên được thực hiện bởi Singhvi & Desai (1971) nhằm điều tra mối quan hệ giữa các
đặc điểm công ty và mức độ CBTT tự nguyện của các tập đoàn công nghiệp Mỹ. Dựa
trên danh sách kiểm tra mức độ CBTT với 34 hạng mục, kết quả chỉ ra mối quan hệ
tích cực giữa các đặc điểm công ty như quy mô tài sản, số lượng cổ đông, tình trạng
niêm yết,… và mức độ CBTT.
Tại Anh, Firth (1979) thực hiện điều tra mối quan hệ giữa mức độ CBTT tự
nguyện và ba đặc điểm công ty, đó quy mô, tình trạng niêm yết và loại kiểm toán. Tác
giả chọn ngẫu nhiên các DN sản xuất để đo lường mức độ CBTT tự nguyện theo bảng
danh mục 48 điểm, được lựa chọn dựa trên các tài liệu liên quan, các BCTN mới nhất
của các công ty và thảo luận với những người sử dụng.

Các nghiên cứu sau đó được thực hiện phần nhiều tại các quốc gia phát triển
như nghiên cứu của McNally (1982) tại New Zealand, Cooke (1989) tại Thụy Điển,


6

Lutfi (1989) tại Mỹ, Cooke (1991) tại Nhật Bản,…Các nghiên cứu thực nghiệm này
đều đo lường mức độ CBTT tự nguyện dựa trên bảng danh mục tính điểm. So với trong
các nghiên cứu ban đầu, số lượng các biến và số lượng các hạng mục trong danh sách
CBTT ngày càng được mở rộng.
Tác giả Meek et al (1995) với đề tài “Factors influencing voluntary annual
report disclosures by US, UK

and continental

European

multinational

corporations”đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự tự nguyện công bố 3 loại thông
tin chiến lược, tài chính, phi tài chính trên BCTN của các tập đoàn ở Mỹ, Anh, và các
tập đoàn đa quốc gia ở Châu Âu. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố như quy mô
DN, quốc gia/khu vực, tình trạng niêm yết, sau đó là loại ngành công nghiệp mà DN
hoạt động có ảnh hưởng tới mức độ công bố các thông tin tự nguyện của các DN.
Các nghiên cứu sau đó cũng dần quan tâm đến các thị trường mới nổi như
nghiên cứu của Hossain (1994) tại Malaysia, Naser (2002) tại Jordan, Haniffa and
Cook (2002) tại Malaysia, Gul and Leung (2004) tại Hồng Kông, Alsaeed (2006) tại Ả
Rập Saudi, Barako (2006) tại Kenya… Các nghiên cứu cũng tập trung tìm hiểu mối
quan hệ giữa các đặc điểm công ty với mức độ CBTT tự nguyện.
Khi vấn đề QTCT nhận được sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế, các nghiên cứu

về CBTT tự nguyện không chỉ tập trung vào các đặc điểm công ty như quy mô vốn hay
lợi nhuận mà dần mở rộng sang các vấn đề về cấu trúc sở hữu, HĐQT, ủy ban kiểm
toán,... trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng. Các nghiên cứu dành nhiều sự quan
tâm đến vai trò của QTCT trong việc định hình chính sách CBTT tự nguyện. Chau and
Gray (2002), Eng and Mak (2003), Chen et al. (2008), Omar Juhmani (2013) đã điều
tra mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu với mức độ CBTT. Cheng and Courtenay (2006),
Patelli and Prencipe (2007) nghiên cứu ban giám đốc trong khi Bronson et al. (2006)
nghiên cứu ủy ban kiểm toán, Piot and Janin (2007) nghiên cứu chất lượng kiểm toán
trong việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT của DN.


7

Nghiên cứucủatác giảMohamed Akhtaruddin (2009) điều tra thực nghiệm cơ
cấu QTCT ảnh hưởng đến hành viCBTT tự nguyện của các CTNY tại Malaysia. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô HĐQT và chất lượng thành viên ban kiểm toán có
ảnh hưởng đến việc CBTT tự nguyện.
Một nghiên cứu khác tại Malaysia được thực hiện bởi Wan Izyani Adilah Wan
Mohamad (2010) tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ cấu QTCT và mức độ CBTT tự nguyên
của 40 công ty niêm yết. Bằng chứng được tìm thấy hỗ trợ cho ước đoán rằng tỷ lệ cao
các thành viên gia đình trong HĐQT sẽ có mức độ CBTT thấp trong BCTN.
Carlos P. Barros (2013) điều tra ảnh hưởng của các nhân tố QTCT đến mức độ
CBTT tự nguyện tại Pháp.Tần số các cuộc họp ủy ban kiểm toán, sự tham gia đầy đủ
của HĐQT và thành viên ủy ban kiểm toán là các biến được tìm thấy có ảnh hưởng đến
mức độ CBTT tự nguyện.
Yaseen Al-Janadi (2013) tìm thấy vai trò quan trọng của cơ chế quản trị đến các
báo cáo tin công bố ra công chúng. Nghiên cứu chỉ ra hầu hết các cơ chế QTCT, đặc
biệt là số lượng các giám đốckhông điều hành, quy môHĐQT, quyền hạn của Tổng
giám đốc, chất lượng kiểm toán và cấu trúc sở hữu có đóng góp đáng kể đến việc
CBTT tự nguyện của các công ty trên thị trường chứng khoán Ả Rập Saudi.

Amer Alhazaimeh (2014) điều tra mối quan hệ giữa QTCT và cơ cấu sở hữu về
công bố tự nguyện, đặc biệt tập trung vào các biến ảnh hưởng đến việc CBTT tự
nguyện của các công ty niêm yết tại TTCK Amman (ASE). Sử dụng một hệ thống mô
hình hồi quy GMM cho giai đoạn 2002-2011, nghiên cứu này của 72 công ty của
Jordan chỉ ra rằng các công ty niêm yết tại ASE trong 2002-2011 đã cho thấy mức độ
quan trọng của việc CBTT tự nguyện phù hợp hơn với nhận thức và thực hiện quản trị
DN ở Jordan. Đặc biệt, bài viết này tìm thấy hoạt động của HĐQT, sở hữu nước ngoài,
giám đốc không điều hành và sở hữu cổ phần có ý nghĩa trong việc ảnh hưởng đến
CBTT tự nguyện.Cuối cùng, nghiên cứu này phát hiện ra rằng việc CBTT tự nguyện
trong các báo cáo hàng năm có khả năng ảnh hưởng đến giá trị vốn hóa thị trường.


8

1.2.

Các nghiên cứu trong nước
Việt Nam vẫn là một quốc gia chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề QTCT và

CBTT tự nguyện. Tuy nhiên, vẫn có những nghiên cứu của các tác giả Việt Nam được
công bố trên một số tạp chí như “Corporate Governance of Listed Companies
inVietnam” của Lê Minh Toàn (2008) xem xét QTCT của các DN niêm yết Việt Nam
thông qua một số nghiên cứu tình huống. Nghiên cứu kết luận rằng vấn đề QTCT cần
được cải thiện để đảm bảo tính minh bạch của thị trường, bảo vệ nhà đầu tư và hỗ trợ
cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Nguyễn Trường Sơn (2010) với nghiên cứu “Corporate Governance in
Vietnamese Enterprises” trên cơ sở khảo sát thực tiễn đã đi sâu phân tích thực trạng
QTCT trong các DN trên nhiều khía cạnh: khuôn khổ pháp lý, cơ cấu tổ chức và cơ chế
quản lý của DN, tính minh bạch trong hoạt động, vấn đề bảo vệ quyền của cổ đông và
người lao động… từ đó đưa ra những nhận định tổng quát và các đề xuất nhằm tăng

cường năng lực QTCT ở Việt Nam.
“Voluntary Disclosure Information in the Annual Reports of Non Financial
Listed Companies: The Case of Vietnam” của tác giảTạ Quang Bình (2012) nghiên cứu
về khoảng cách giữa những người có nhu cầu sử dụng thông tin (các nhà phân tích tài
chính) và những nhà cung cấp thông tin (những nhà quản lý tài chính). Bài nghiên cứu
xây dựng danh mục các thông tin tự nguyện và khảo sát xem các mục thông tin tự
nguyện nào là quan trọng đối với người sử dụng thông tin và người cung cấp thông tin.
Từ đó, bài nghiên cứu chỉ ra các thông tin tự nguyện mà DN cần cung cấp để thu hẹp
khoảng cách với người sử dụng thông tin.
Năm 2012, ở góc độ nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, Báo cáo Thẻđiểm
QTCT 2012 của tổ chức tài chính quốc tế (IFC) phối hợp với Ủy ban chứng khoán Nhà
nước (chương trình nghiên cứu của Word Bank), cũng đã trình bày các vấn đề liên
quan đến CBTT và QTCT của các CTNY tại thị trường chứng khoán (TTCK) Việt
Nam. Trong nghiên cứu này, nguyên tắc, phương pháp luận của OECD (Tổ chức hợp


9

tác và phát triển kinh tế) và môi trường QTCT ở Việt Nam là cơ sở để nghiên cứu này
xây dựng Thẻ điểm QTCT của Việt Nam. Thông qua kết quả khảo sát và dữ liệu
nghiên cứu của 100 CTNY trên TTCK Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy các
CTNY đã cung cấp thông tin ít hơn và chất lượng công khai, minh bạch đã giảm sút.
Các CTNY đã “hạ thấp tiêu chuẩn về công khai thông tin, chỉ cung cấp những thông
tin chung chung, không đầy đủ ra thị trường”. Kết quả nghiên cứu của IFC cũng chỉ ra
rằng mức điểm trung bình về minh bạch và CBTT chỉ đạt 40,1%, “chưa bằng một nửa
điểm số cần đạt được đối với hoạt động CBTT có chất lượng”. Tuy nhiên, nghiên cứu
chỉ dừng lại ở việc phân tích thực trạng về mức độ CBTT các CTNY mà chưa đề cập
đến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
Hoàng Thị Hoài Thu (2014) nghiên cứu “Mối quan hệ giữa đặc điểm DN niêm
yết và mức độ CBTT trên BCTN tại Sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM”, đề tài phân

tích tác động các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ CBTT trên BCTN của các CTNY, cụ
thể đề tài xem xét các nhân tố về đặc điểm DN: loại ngành, lợi nhuận, tính thanh
khoản, quy mô, sở hữu nước ngoài,chất lượng kiểm toán, đòn bẩy,bao gồm cả những
đặc điểm liên quan đếnQTCT nhưthành phần HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT.Kết
quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT bị ảnh hưởng bởi các biến chính là đòn bẩy,
thành phần HĐQT, tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Tuy nhiên nghiên cứu này có những hạn
chế nhất định với phạm vi và thời gian với các dữ liệu thu thập được trong năm 2013.
Gần nhất, nghiên cứu về minh bạch thông tin tài chính và các nhân tố ảnh hưởng
ở cấp độ tiến sỹ của Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) đề cập đến“Minh bạch thông tin tài chính
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu
làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến tính minh bạch thông
tin tài chính, lượng hóa tính minh bạch thông tin tài chính và các nhân tố ảnh hưởng
đến tính minh bạch thông tin tài chính của các CTNY ở Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu
đề ra các giải pháp tăng cường tính minh bạch thông tin tài chính của các CTNY, góp
phần tạo nên một TTCK hoạt động hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên luận án chỉ đề cập


10

đến nhóm nhân tố tài chính và nhân tố QTCT; Đồng thời đối với thông tin tài chính có
nhiều loại thông tin trình bày trên nhiều báo cáo khác nhau cũng như có nhiều thời
điểm báo cáo, nhưng luận án chỉ tập trung vào thông tin tài chính được trình bày và
công bố trên báo cáo tài chính nămcủa các CTNY trên TTCK TP.HCM.


11

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua việc giới thiệu lý do, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi,
phương pháp nghiên cứu, tác giả đã giúp người đọc có cái nhìn khái quát về vấn đề

nghiên cứu.Trong chương này, luận văn đã giới thiệu tổng quan về các nghiên cứu có
liên quan đến mức độ CBTT, nghiên cứu về QTCT cũng như các nghiên cứu kết hợp
QTCT và mức độ CBTT.Đồng thời, luận văn khái quát hóa các nghiên cứu đã thực
hiện trên thế giới và Việt Nam về QTCT và CBTT.
Luận văn đã kế thừa những kếtquả nghiên cứu trước, cân nhắc xem xét vận
dụng trong điều kiện của Việt Nam để hiệu chỉnh,kế thừa mô hình và cách thức nghiên
cứu phù hợp.Thông qua các nghiên cứu đã thực hiện trong nước, luận văn rút ra kinh
nghiệm cũngnhư kế thừa các kết quả nghiên cứu đó, khắc phục những tồn tại của các
nghiên cứu đãthực hiện trong nước để kết quả nghiên cứu mang tính khác biệt hơn. Từ
đó, luận văn đưara kết quả nghiên cứu có nhiều phát hiện mới với những minh chứng
và cơ sở lập luận cótính thuyết phục cao hơn trong các phần tiếp theo.


12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này, tác giả hệ thống hóa lý thuyết về CBTT tự nguyện và QTCT
từnhững nghiên cứu trước đây trên thế giới và Việt Nam. Nội dung này bao gồm
việchệ thống hóa nền tảng lý thuyết CBTT tự nguyện và sự tác động của các nhân tố
QTCT đến mức độ CBTT tự nguyện. Điều này giúp người đọc tiếp cận lý thuyết về
CBTT tự nguyện và QTCT một cách có hệthống và dễ dàng hơn.
2.1. Một số vấn đề chung về CBTT tự nguyện
2.1.1. Khái niệm về CBTT tự nguyện
Ở Việt Nam, theo quan điểm của Bộ Tài chính được quy định trong “Sổ tay
CBTT dành cho các CTNY”, CBTT được hiểu là phương thức để thực hiện quy trình
minh bạch của DNnhằm đảm bảo các cổ đông và công chúng đầu tư có thể tiếp cận
thông tin một cách công bằng và đồng thời.
CBTT kế toán là rất quan trọng đối với tất cả các bên liên quan; nó cung cấp cho
họ các thông tin cần thiết để giảm sự không chắc chắn và giúp họ đưa ra quyết định
kinh tế và tài chính phù hợp.Các báo cáo tài chính hàng năm được công bố bởi các

công ty được coi là một trong những nguồn quan trọng nhất của thông tin cho bên
ngoài (Betosan 1997). Báo cáo hàng năm được sử dụng như một công cụ truyền đạt để
giao tiếp các thông tin của DN cả về số lượng và chất lượng với các bên liên quan
hoặc với các bên liên quan khác (Barko, Hancock & Izan, 2006).
Theo Francesca Citro (2013),CBTT bao gồm hai loại là CBTT bắt buộc và
CBTT tự nguyện. CBTTbắt buộc (Madatory disclosure) là nhữngCBTT kế toán theo
yêu cầu bởi luật pháp và những quy định của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ.
Những công bố này phải được trình bày theo những quy định của Luật Kinh doanh,Ủy
ban chứng khoán, các cơ quan quản lý về kế toán và các chuẩn mực kế toán. CBTT tự
nguyện (Voluntary disclosure) được hiểu là các thông tin tài chính và phi tài chính
được đề cập trên BCTN mà không bắt buộc phải công bố, luật pháp không yêu cầu.
Việc CBTT tự nguyện bên cạnh các thông tin bắt buộc đã vàđang nhận được một


13

lượng ngày càng tăng của sự chú ý trong các nghiên cứu kế toán gần đây. Thông tin tự
nguyện là các thông tin được công bố bên cạnh những thông tintài chính và phi tài
chinh bắt buộc để nâng cao niềm tin và nhận thức của nhà đầu tư về tương lai của DN.
Thông tin tự nguyện giúp cho các nhà đầu tư quyết đoán hơn trong các quyết định của
mình. Các thông tin tự nguyện được tiết lộ trong báo cáo hàng năm là một nguồn thông
tintuyệt vời thu hút đối với các nhà nghiên cứu và các bên liên quan (Tufail et al..
2013).
Một BCTN kết hợp cả thông tin bắt buộc và tự nguyện thì chúng liên tục tương
tác với nhau. CBTT bắt buộc là nghĩa vụ của một công ty để CBTT trong báo cáo của
công ty, trong khi đó tiết lộ tự nguyện là một điều khoản bổ sung thông tin khi CBTT
bắt buộc không thể cung cấp một bức tranh trung thực về giá trị của công tyvà hoạt
động quản lý. Khi yêu cầu CBTT bắt buộc có những hạn chế hoặc quy định mơ hồ và
khó khăn để giải thích, các công ty có thể bổsung bằng các thông tin tự nguyện.
Việc lựa chọn thông tin để công bố tự nguyện là sự lựa chọn tự do của các công

ty, nó phụ thuộc vào đặc điểm văn hóa, yếu tố kinh tế, xà hội, và tùy thuộc vào mỗi
công ty. Tuy nhiên, không vì thế mà các thông tin tự nguyện trở thành bất kỳ thông tin
nào, đa số các thông tin tự nguyện công bố là các thông tin hướng về mục đích cho
người sử dụng hiểu rõ hơn về công ty, về khả năng sinh lời trong tương lai, các rủi ro
và cơ hội của công ty, từ đó thu hút sự quan tâm đầu tư (Adina and lon, 2008). Công
bố tự nguyện liên quan việc trình bày các thông tin vượt quá yêu cầu, bao gồm thông
tin kế toán và các thông tin khác mà nhà quản lý cho là có liên quan đến nhu cầu của
các bên liên quan. Việc công bố như vậy nhằm mục đích giảm sự bất cân xứng thông
tin giữa các nhà quản lý và các nhà đầu tư, và cung cấp thông tin nhằm giải thích cho
nhu cầu thông tin của các bên liên quan khác nhau (Meek et al, 1995).
Theo quan điểm của tác giả luận văn, CBTT tự nguyện đó là việc ngoài các
thông tin cưỡng chế bắt buộc phải công bố theo quy định, thì người quản lý phải chủ
động trong việc công bố rộng rãi các thông tin liên quan đến tình hình tài chính, các


14

thông tin chiến lược cũng như các thông tin phi tài chính và thông tin quản trị của DN.
Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả chỉ nghiên cứu về các thông tin tự
nguyênđược công bố trên BCTN để có một cái nhìn toàn diện, bao quát hơn về mức độ
CBTTtrên TTCKtheo quy định hiện hành.
2.1.2.

Yêu cầu về công bố thông tin trên BCTN

ViệcCBTT phải được thực hiện trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của
công ty đại chúng, phương tiện CBTT của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao
dịch Chứng khoán được lưu trữ bằng văn bản và dữ liệu điện tử ít nhất mười năm tiếp
theo tại trụ sở chính của công ty để nhà đầu tư tham khảo.
Trong đó, BCTN được coi là nguồn thông tin quan trọng nhất cho các đối tượng

sử dụng khác nhau (như các nhà quản lý,cổ đông, nhà đầu tư, cơ quan chính phủ,nhà
nghiên cứu...). Báo cáo này cung cấp các thông tin định tính và định lượng, tài chính và
phi tài chính, hiện tại và tương lai về các đơn vị kinh tế. Có nhiều lý do để lựa chọn
BCTN như là một phương tiện thích hợp để nghiên cứu về CBTT. Thứ nhất,BCTN là
tài liệu hàm chứa tình hình và kết quả hoạt động toàn diện về một công ty. Thứ hai, các
bên liên quan có thể truy cập thông tin trên BCTN một cách dễ dàng và vào bất cứ lúc
nào, được công bốthường xuyên. Thứ ba, các thông tin trên báo cáo này đã được kiểm
toán hoặc được đảm bảo ở mức đáng tin cậy. Hiện tại,BCTN được lập theo quy định tại
mẫu BCTN ban hành kèm theo thông tư số155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về việc CBTT trên TTCKcó hiệu lực từ ngày
01/01/2016. Nội dung cơ bản gồm:
• Thông tin chung của Công ty;
• Tình hình hoạt động trong năm;
• Báo cáo và đánh giá của Ban giám đốc;
• Đánh giá của HĐQT về hoạt động của Công ty;
• Quản trị công ty;
• Báo cáo tài chính;


×