Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Phân tích việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam giai đoạn 20112016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.42 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TIỂU LUẬN
Phân tích việc điều hành chính sách
tỷ giá hối đoái Việt Nam
giai đoạn 2011-2016

Lớp cao học TCNH K23A
Giảng viên hướng dẫn:

PGS.TS. Mai Thu Hiền

Nhóm học viên 02:

Nguyễn Tuấn Đạt – STT 11
Nguyễn Minh Hồng – STT 20
Đàm Trung Kiên – STT 28
Đoàn Diệu Linh – STT 29

HÀ NỘI, 2017


Tỷ giá là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng có tác động tới nhiều mặt hoạt động
của nền kinh tế. Nó ra đời từ hoạt động ngoại thương và quay trở lại tác động lên hoạt
động xuất nhập khẩu và cán cân thương mại cán cân thanh toán của mỗi quốc gia. Xây
dựng thành công một chính sách điều hành tỷ giá thích hợp là một vấn đề vô cùng khó
khăn phức tạp. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều sự thay đổi, với những sự kiện
kinh tế - chính trị nổi bật trong năm 2016 bao gồm sự kiện nước Anh rời bỏ cộng đồng
chung Châu Âu và sự thay đổi bộ máy chính trị của nước Mỹ đã ảnh hưởng không nhỏ
tới các cán cân thương mại thế giới. do đó, việc nghiên cứu về vấn đề tỷ giá là một đề
tài mang tính cấp thiết thời gian gần đây.


I.

Diễn biến tỷ giá Việt Nam giai đoạn 2011-2016
Phân tích một cách khái quát về bức tranh tỷ giá Việt Nam giai đoạn 2011-

2016, ta có thể thấy mặt bằng lãi suất giảm và tỷ giá ổn định là một trong những điểm
sáng của bức tranh kinh tế vĩ mô trong vài năm qua. Ở bình diện chung, lãi suất huy
động và cho vay đã giảm mạnh so với cuối năm 2011. Sau những năm có nhiều bất ổn,
xáo trộn, thị trường ngoại hối và tỷ giá dần lấy lại sự ổn định, lòng tin vào đồng Việt
Nam được củng cố, tình trạng đô la hóa từng bước giảm bớt, dự trữ ngoại hối tăng
đáng kể.Từ quý IV năm 2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh
tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến lạm phát, đồng thời hài hòa trong mối quan hệ với tỷ giá
đã phát huy tác dụng trong việc hỗ trợ ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá. Đi sâu
phân tích diễn biến lãi suất, tỷ giá cụ thể các năm như sau:
1. Diễn biến tỷ giá năm 2011
Năm 2011 được xem là một năm tương đối thành công của chính sách quản lý
ngoại hối với tỷ giá diễn biến tương đối ổn định, giá vàng trong nước tuy vẫn tiếp tục
tăng nóng nhưng đã bám sát hơn với giá vàng thế giới.
* Tỷ giá USD/VND phản ánh sát hơn cung – cầu thị trường và tương đối ổn
định; hoạt động mua – bán ngoại tệ trên thị trường tự do được hạn chế.
Ngay từ đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh mạnh tỷ
giá bình quân liên ngân hàng với quyết định số 230/2011/QĐ-NHNN ngày 11/2/2011:
tỷ giá USD/VND tăng (giảm giá VND) 9,3% từ 18.932 lên 20.693 VND/USD; biên độ
giao dịch giảm từ +/- 3% xuống +/- 1%. Mức tỷ giá mới phản ánh sát hơn cung – cầu
ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Nhờ đó, tỷ giá thực hiệu quả REER tiến sát với trục
gốc 100%1[1] và tỷ giá trên thị trường tự do giảm nhiệt, chênh lệch thu hẹp dần từ


1.500VND/ 1USD thời điểm đầu năm xuống còn 500VND/1USD vào tuần đầu tháng
3/2011.


Ngoài ra, để giảm dần hiện tượng đô-la hóa trong nền kinh tế, NHNN đã áp
dụng cơ chế quản lý chặt chẽ hơn lãi suất huy động USD; phối hợp với các cơ quan
chức năng có liên quan thực hiện các biện pháp tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý
các điểm kinh doanh ngoại tệ trái phép, làm hoạt động mua-bán ngoại tệ trên thị
trường tự do giảm mạnh và nhiều điểm mua-bán đô la đã phải ngưng giao dịch… Nhờ
vậy, từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 8, với sự linh hoạt trong công tác điều hành tỷ giá
của NHNN, về cơ bản, tỷ giá giao dịch của Ngân hàng thương mại (NHTM) tăng lên
hay giảm xuống xung quanh tỷ giá bình quân liên ngân hàng được công bố hàng ngày.
Hoạt động mua bán trên thị trường chợ đen mặc dù vẫn chưa bị xóa bỏ hoàn toàn
nhưng nhìn chung chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường đã được thu hẹp, chỉ còn là
khoảng 30-50VND/ 1USD; nhiều người dân thay vì bán ngoại tệ trên thị trường chợ
đen đã bán lại cho NHTM.
Những quyết sách điều hành tỷ giá của NHNN đã hỗ trợ tích cực cho sự ổn
định của tỷ giá trong năm 2011, tình trạng tỷ giá diễn biến “nóng” vào cuối năm đã
không còn lặp lại và quan trọng là niềm tin của người dân vào chính sách tỷ giá được
cải thiện. Kết thúc năm 2011, tỷ giá bình quân Thị trường liên ngân hàng (BQLNH)
dừng ở mức 20.828 VND/ 1 USD; tỷ giá thị trường tự do ở quanh mức 21.200 –
21.300 VND/ 1 USD, cao hơn tỷ giá NHTM khoảng 150-250 VND/ 1 USD.


Tuy nhiên, tại một số thời điểm trong năm, đặc biệt trong tháng 8 và tháng
9/2011, tỷ giá vẫn có những biến động nhất định. Tỷ giá USD tại các NHTM đã được
đẩy lên mức kịch trần mua vào và bán ra, phổ biến ở mức 20.820 – 20.834 VND/ 1
USD. Nguyên nhân để lý giải cho hiện tượng này vẫn bắt nguồn từ những yếu tố cố
hữu như hoạt động xuất nhập khẩu, tình trạng cán cân thanh toán, tình trạng đô la hóa
trong nền kinh tế và diễn biến lạm phát… Cùng thời điểm đó, diễn biến tỷ giá thực
hiệu quả cũng có xu hướng dần rời xa trục gốc 100 theo hướng giảm dần từ giữa năm
2011.


Với những biện pháp quyết liệt của NHNN nêu trên, thị trường ngoại tệ đã ổn
định dần, căng thẳng tỉ giá bị đẩy lùi. Cuối năm 2011, tỉ giá chính thức chỉ tăng
10,01% so với cùng kỳ năm trước và đứng ở mức 20.828 VND, tỉ giá niêm yết tại các
ngân hàng thương mại (NHTM) tương đối ổn định và nằm trong biên độ cho phép,
trạng thái ngoại hối của các NHTM được cải thiện; tỉ lệ nhập siêu giảm mạnh và chỉ
bằng 10,4% giá trị xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với con số 18% đề ra, cán cân thanh
toán tổng thể thặng dư khoảng 3,1 tỉ USD, so với mức thâm hụt 3,07 tỉ USD vào năm
2010.
2. Diễn biến tỷ giá năm 2012
Nhìn lại diễn biến tỷ giá VND/USD trong năm 2012 cho thấy, vào đầu năm duy
trì ổn định với biến động không quá +/-1% theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng
(BQLNH) và với chiều hướng giảm từ 21.030 VND/1USD, xuống còn khoảng 20.850


VND/1USD vào cuối năm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nếu như năm 2009
giá USD (tỷ giá VND/USD) tăng tới 10,07%, năm 2010 tăng 9,68% thì năm 2011 chỉ
tăng 2,2% và năm 2012 đã giảm gần 1%. Trong 6 tháng đầu năm 2012 tỷ giá
VND/USD có xu hướng tăng nhẹ, còn 6 tháng cuối năm giảm, tính chung cả năm tỷ
giá giảm gần 0,88% (Biểu đồ 1). Đây là một hiện tượng ngược lại diễn biến tỷ giá trên
thị trường trong những năm xáo trộn (2008 - 2011) khi tỷ giá luôn biến động theo
chiều hướng tăng dần từ đầu năm đến cuối năm.

Nhìn chung, diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2012 có thể chia thành hai
giai đoạn sau:
• Giai đoạn 1:
Từ tháng 1- 6/2012, tỷ giá tăng nhẹ. Trong 6 tháng đầu năm diễn biến tỷ giá
VND/USD diễn ra ổn định với chiều hướng tăng nhẹ khoảng 0,55%. Tỷ giá bình quân
liên ngân hàng (BQLNH) tiếp tục được duy trì ở mức 20.828 VND/1 USD. Tỷ giá giao
dịch của ngân hàng thương mại (NHTM) sau một thời gian duy trì ở mức kịch trần
biên độ đã được các ngân hàng điều chỉnh giảm dừng ở mức 20.860 - 20.920

VND/USD vào thời điểm cuối tháng 6/2012.
Riêng những ngày đầu tháng 6/2012, các NHTM đồng loạt nâng giá bán ra
USD kịch trần và duy trì trạng thái này gần một tuần, sau đó đã được các ngân hàng
điều chỉnh giảm trở lại. Diễn biến tỷ giá trên thị trường “chợ đen” bám sát diễn biến tỷ
giá giao dịch của NHTM, chênh lệch giữa hai thị trường này chỉ còn ở mức từ 20 - 70


VND/1USD – một sự chênh lệch không đáng kể nếu so với năm 2011 trung bình mức
chênh lệch là 1.000 - 2.000 VND/1 USD.
Một điểm khác biệt so với các năm trước là trong quý I/2012, từ ngày
13/2/2012 tỷ giá mua vào của Sở Giao dịch NHNN được điều chỉnh cao hơn tỷ giá
mua vào của các NHTM. Điều này nhằm khuyến khích các NHTM bán lại cho NHNN
ngoại tệ mua được từ các doanh nghiệp và dân cư, tạo điều kiện cho NHNN thực hiện
mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.


Giai đoạn 2:

Từ tháng 7 - 12/2012, tỷ giá giảm dần. Xu hướng biến động tỷ giá VND/USD
duy trì ở mức độ ổn định và giảm dần. Những quyết sách rõ ràng và minh bạch của
NHNN trong công tác điều hành chính sách tỷ giá, cùng với diễn biến khả quan của
cung - cầu ngoại tệ trong nền kinh tế, góp phần quan trọng tạo nên thặng dư của cán
cân tổng thể trong nửa đầu năm 2012 tiếp tục duy trì xu thế ổn định vào cuối năm.
Tháng 8/2012, tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do có tăng nhẹ và kéo dài
khoảng cách chênh lệch với tỷ giá giao dịch của các NHTM ở mức gần 70
VND/1USD, nhưng sang tháng 9 bắt đầu xu hướng giảm dần đều cho tới cuối năm
2012 khi xoay quanh mức 20.850 – 20.870/VND/1USD. Tỷ giá BQLNH vẫn được duy
trì một đường kẻ thẳng kể từ ngày 24/11/2011.
Điều đáng nói, diễn biến tỷ giá VND/USD diễn ra dường như theo quy luật tỷ
giá thường có xu hướng biến động rất mạnh trong những tháng cuối năm, kèm với sự

chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do thường ở mức khá cao. Tuy
nhiên, trong năm 2012 hiện tượng này lại được loại trừ hoàn toàn. Có được kết quả
trên là do sự kết hợp linh hoạt các biện pháp điều hành chính sách tỷ giá của NHNN
trong suốt năm 2012, nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ. Theo đó, tỷ giáVND/USD sẽ
được điều chỉnh biên độ dao động không quá 2 - 3% trong cả năm 2012. Ngoài ra,
diễn biến thuận lợi của cán cân thương mại, cán cân tổng thể trong năm 2012, đã hỗ
trợ khá đắc lực cho những cam kết của NHNN. Đồng thời, những quy định và biện
pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng đã khiến cho biến động của thị trường này
không còn gây nhiều tác động tiêu cực đến thị trường ngoại hối tự do như trước đây.


3. Diễn biến tỷ giá năm 2013
Trong năm 2013, NHNN đề ra mục tiêu duy trì tỉ giá trong biên độ không quá 23% nhằm kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của VND, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Để đạt mục tiêu đề ra, NHNN
tiếp tục quản lý thị trường ngoại hối và điều hành tỉ giá chặt chẽ theo tín hiệu thị
trường, phù hợp với các cân đối vĩ mô và cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện các
biện pháp tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Tại một số thời điểm trong năm 2013, áp lực tỉ giá tăng nhẹ theo diễn biến trên
thị trường tài chính trong nước và quốc tế, một số NHTM đã nâng giá USD lên kịch
trần cho phép, thậm chí tăng giá mua bằng giá bán lên kịch trần. Để chấm dứt áp lực
lên tỉ giá, ngày 27/6/2013, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ giá bình quân liên ngân hàng
thêm 1% lên mức 21.036 VND/USD, sau 1,5 năm ổn định ở mức 20.828 VND, đồng
thời tiếp tục khẳng định quyết tâm ổn định tỉ giá như định hướng đề ra từ đầu năm.
Sau thời gian đó, nhu cầu USD tại các NHTM bắt đầu hạ nhiệt, gây tác động lan tỏa
sang thị trường tự do. Đồng thời, NHNN cũng điều chỉnh tỷ giá mua ngoại tệ lên
21.100 đồng từ ngày 7/8/2013 và tiếp tục mua ngoại tệ từ các TCTD tại mức giá này.
Nhờ vậy, cả năm 2013 NHNN đã mua được một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ
ngoại hối. Tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do vẫn tiếp tục duy trì khoảng
cách thu hẹp là dưới 50 VND/1USD.



Có thể thấy, diễn biến tỷ giá trong năm 2013 chịu áp lực tăng giá theo bối cảnh
thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Trong đó, đáng chú ý là đợt tăng giá dài
nhất hồi cuối tháng 4/2013, khi một số ngân hàng thương mại (NHTM) đã nâng giá
USD lên kịch trần cho phép (21.036 VND/USD), thậm chí tăng giá mua bằng giá bán
lên kịch trần 21.036 VND, giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21.320 VND.

Nhờ chính sách ổn định tỉ giá và chủ động can thiệp trong trường hợp cần thiết,
thị trường ngoại tệ năm 2013 giữ được sự ổn định, tỉ giá dao động trong biên độ cho
phép, không có đột biến về nhu cầu ngoại tệ trên thị trường. Chênh lệch tỉ giá chính
thức và tỉ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, tỉ lệ “đô la hóa” (tiền gửi ngoại tệ
trong tổng phương tiện thanh toán) giảm xuống 13,2% từ mức 15,8% vào cuối năm
2011.
Thị trường trong nước không còn chịu tác động của giá USD trên thị trường
quốc tế, đây là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và củng cố lòng tin của các nhà đầu
tư. Tỉ giá ổn định đã góp phần tích cực trong việc ổn định lạm phát, thu hút đầu tư
nước ngoài, tăng dự trữ ngoại hối. Do tỉ giá ổn định, các tổ chức kinh tế và cá nhân có
thiên hướng đẩy mạnh bán ngoại tệ cho các NHTM để lấy VND, dòng kiều hối chuyển
về tăng mạnh. Lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2013 đạt khoảng 11 tỉ USD,
đứng thứ 9 trong danh sách các nước nhận kiều hối hàng đầu thế giới.


Năm 2013, NHNN đã đạt được những kết quả nhất định trong việc điều hành tỷ
giá, là cơ sở để NHNN duy trì sự ổn định tỷ giá VND/USD, thị trường ngoại hối,
chống “đô la hóa”, gia tăng lòng tin của nhân dân và nhà đầu tư vào VNĐ. Dù đã
giảm, nhưng tình trạng đô la hóa nước ta vẫn ở mức cao, thói quen giữ vàng, USD như
tài sản quan trọng vẫn tồn tại trong thực tiễn và chúng ta cũng không ngoại trừ khả
năng có thể bị ảnh hưởng từ những cú sốc bên ngoài. Hơn nữa sự biến động của tỷ giá
cũng rất khó lường bởi nhiều yếu tố tác động, như nhập siêu còn lớn không chỉ trong
ngắn hạn mà cả trong trung hạn; thâm hụt ngân sách vẫn ở mức cao (trên dưới

6%/GDP); giá vàng trong nước và thế giới luôn tăng mạnh (do khủng hoảng chi tiêu
công tại một số quốc gia Châu Âu, châu Mỹ); nhu cầu ngoại tệ nói chung, USD nói
riêng vào những tháng cuối năm sẽ tăng cao do khách hàng vay vốn đến hạn trả nợ
ngân hàng; do nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu tư nước ngoài; do
kinh tế ngầm vẫn phát triển rất mạnh, khó có khả năng ngăn chặn, nên đôla hóa nền
kinh tế còn ở mức cao; do thực hiện chính sách đồng tiền mạnh/ hay yếu của một số
quốc gia trong khu vực…
4. Diễn biến tỷ giá năm 2014
Phát huy kết quả đạt được trong năm 2013, NHNN đã đề ra mục tiêu ổn định tỉ
giá năm 2014 trong biên độ không quá ±2%, kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tỉ giá và
chính sách lãi suất. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ những diễn biến trên thị trường ngoại
tệ và cán cân thanh toán quốc tế, tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD và tỉ
giá bình quân liên ngân hàng phù hợp với diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường,
đảm bảo thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả, thông suốt. Nhờ thế bức tranh tỷ giá
năm 2014 được cho là khá ổn định. Tuy nhiên, trong năm qua, tỷ giá USD/VND có 3
đợt nhấp nhổm bất thường:


Từ ngày 7/1/2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh tỷ giá bình quân
liên ngân hàng (NH) giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ (USD), từ mức 21.246
VND/USD lên 21.458 VND/USD (mức điều chỉnh 1%). Với biên độ +/-1% so với tỷ
giá bình quân liên NH, tỷ giá trần là 21.673 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.243
VND/USD. Đây là lần điều chỉnh đầu tiên trong năm 2015, trước đó nhiều chuyên gia
đã dự báo tỷ giá sẽ được điều chỉnh ngay trong quý I/2015.
Đợt biến động đầu tiên diễn ra vào trung tuần tháng 6/2014, sau khi liên tục duy
trì sự ổn định trong suốt quý I cũng như tháng 4, thị trường ngoại hối có dấu hiệu nóng
lên và đã có sự lên xuống khá mạnh. NHNN đã chủ động điều chỉnh tăng 1% tỷ giá
bình quân liên ngân hàng, và đây là đợt điều chỉnh duy nhất trong năm 2014.
Đợt thứ hai vào đầu tháng 10/2014, sau khi NHNN đề cập đến khả năng nếu có
điều chỉnh tỷ giá thì năm nay ở khoảng 1-1,43%; tức vẫn còn 0,43% chưa dùng tới.

Thời điểm này, tỉ giá liên NH liên tục biến động theo hướng tăng. Trước tình hình đó,
Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã lên tiếng: “Những biến động về tỷ giá chủ
yếu do yếu tố tâm lý, NHNN sẽ không điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên NH mà
giữ ổn định như hiện nay”.
Đợt biến động thứ 3 diễn ra vào ngày 18/11, khi giá USD/VND biến động mạnh,
có thời điểm đạt mức 21.420 VND/1USD. Mức tăng tới 50 VND chỉ trong vòng 1 giờ
đầu ngày.


5. Diễn biến tỷ giá năm 2015
Bước sang năm 2015 là một năm đầy biến động và nhiều thách thức trong công tác
điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỉ giá nói riêng trong bối cảnh
đồng USD liên tục lên giá do kỳ vọng Fed điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất
ngờ điều chỉnh mạnh tỉ giá đồng Nhân dân tệ kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của các
đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam.
Ở trong nước, việc huy động trái phiếu Chính phủ (TPCP) với lượng lớn để bù đắp
thâm hụt ngân sách không thành công đã đẩy lãi suất TPCP tăng cao, tạo áp lực kép
lên thị trường tiền tệ: Dư thừa thanh khoản trong ngắn hạn trong khi lãi suất tăng cao
trong dài hạn, qua đó gián tiếp cản trở mục tiêu tiếp tục giảm lãi suất cho vay và ổn
định tỉ giá.
Trước tình hình đó, NHNN đã rất chủ động, linh hoạt trong điều hành để đưa ra
những giải pháp phù hợp với điều kiện, tình hình mới. Trên thực tế, ngay sau khi NH
Trung ương Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng Nhân dân tệ vào ngày 11/8, ngày 12/8,
NHNN đã linh hoạt, kịp thời điều chỉnh biên độ tỉ giá giữa VND và USD tăng từ +/1% lên +/-2%.
Ngay sau khi đưa ra mục tiêu điều hành tỷ giá tăng không quá 2% trong năm 2015,
ngày 7/1/2015, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND 1%, từ mức 21.246
đồng/1USD lên 21.458 đồng/1USD, biên độ không thay đổi so với năm 2014 ở mức
+/-1%. Tại thời điểm đó, việc tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% khiến
nhiều doanh nghiệp hoang mang do thời điểm cận Tết nguyên đán nhu cầu ngoại tệ
tăng cao.

Trong bối cảnh tỷ giá tăng nóng liên tục và nhập siêu có dấu hiệu tăng trở lại, 4
tháng sau đó, ngày 7/5/2015, NHNN quyết định điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên
ngân hàng thêm 1%, từ mức 21.458 đồng/USD lên 21.673 đồng/USD. Như vậy, chỉ
trong vòng 5 tháng đầu năm, NHNN đã điều chỉnh tăng hết biên độ 2% cho cả năm.
Dưới sức ép phá giá đồng Nhân dân tệ kéo theo một loạt đồng tiền châu Á chủ chốt
khác cũng như chỉ số giá trên thị trường hàng hóa quốc tế sụt giảm tác động bất lợi tới
nền kinh tế Việt Nam, ngày 12/8/2015, NHNN đã điều chỉnh nâng biên độ tỷ giá
USD/VND từ +/-1% lên +/-2%, theo đó giá mua bán USD của các ngân hàng có thể
biến động trong phạm vi từ 21.240 đồng/USD (sàn) đến 22.106 đồng/USD (trần).


Tuy nhiên, trước bối cảnh đồng Nhân dân tệ tiếp tục phá giá mạnh, ngày 19/8,
NHNN đã quyết định điều chỉnh kép tăng tỷ giá thêm 1% lên mức 21.890 VND/USD
và nới biên độ từ +/-2% lên +/-3%, theo đó giá mua bán USD của các ngân hàng có
thể biến động trong phạm vi từ 21.233 đồng/USD (sàn) đến 22.547 đồng/USD (sàn).
Kết quả là thị trường đã đón nhận động thái này một cách hoan nghênh, các tổ
chức tài chính-tiền tệ quốc tế (IMF, WB), ngân hàng quốc tế (HSBC, ANZ, Standard
Chartered, Citibank…) ủng hộ và đánh giá cao là phản ứng “chủ động”, “cần thiết”,
“nhanh nhạy” và “kịp thời”. Tỉ giá và thị trường ngoại hối đã nhanh chóng đi vào ổn
định, tâm lý thị trường được giải tỏa.
Thêm vào đó, tình trạng “đô la hóa” trong nền kinh tế đã khiến đầu cơ, găm giữ
đồng USD trở thành một thói quen trong nền kinh tế. Khi thị trường quốc tế biến động,
tâm lý găm giữ tăng cao, các tổ chức kinh tế chưa có nhu cầu USD thực cũng đẩy
mạnh mua ngoại tệ để phòng thủ, tạo ra vấn nạn cầu ảo đối với đồng USD, gây áp lực
lên tỉ giá. Để giải quyết vấn đề này, NHNN đã có những bước đi và giải pháp được
đánh giá là sáng tạo nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ đồng USD trên thị trường.
Trong đó đáng chú ý nhất là việc giảm lãi suất đối với đồng USD, qua đó tăng tính
hấp dẫn của VND, điều chỉnh lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng ở mức phù
hợp nhằm hạn chế các ngân hàng đầu cơ ngoại tệ và ban hành Thông tư 15/2015/TTNHNN quy định các TCTD chỉ được bán kỳ hạn cho các nhu cầu ngoại tệ trước ngày
thanh toán từ 3 ngày trở lên nhằm xóa bỏ tình trạng cầu ảo do các doanh nghiệp mua

ngoại tệ trước hạn.
Kết quả là thị trường ngoại tệ ổn định, tỉ giá trên thị trường giảm xuống dưới mức
tỉ giá bán của NHNN và phản ánh sát hơn cung-cầu thực của nền kinh tế. Các TCTD
đã tự cân đối được ngoại tệ và gần đây không phải xin mua ngoại tệ từ NHNN.
Với việc điều hành tỉ giá mang tính chủ động và linh hoạt hơn, tỉ giá và thị trường
ngoại tệ trong giai đoạn này đã ổn định hơn so với giai đoạn trước, tỉ giá giao dịch của
các NHTM diễn biến linh hoạt trong biên độ cho phép. Thanh khoản ngoại tệ toàn hệ
thống ngân hàng Việt Nam được cải thiện, lòng tin vào giá trị của đồng Việt Nam được
củng cố, tình trạng "đô la hóa" giảm mạnh, các TCTD có xu hướng mua ròng ngoại tệ
từ khách hàng và bán lại cho NHNN, cán cân thanh toán cải thiện dần và đang thặng
dư ở mức cao. NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung tăng dự trữ ngoại hối Nhà
nước.


6. Diễn biến tỷ giá năm 2016
Trong năm qua có những đợt tỷ giá USD/VNĐ biến động mạnh đáng chú ý, khiến
giao dịch mua bán tại các ngân hàng cũng như ngoài thị trường tự do tăng mạnh với
chênh lệch giá mua và bán bị giãn rộng ra so với mức bình thường. Cụ thể, có 4 đợt là
vào tháng 5, giai đoạn nửa cuối tháng 8 đến nửa đầu tháng 9, giai đoạn tháng 10 và
giai đoạn từ ngày 09/11 đến đầu tháng 12.
Trong tháng 5, tỷ giá trung tâm tăng thêm 97 đồng do các quan chức Fed phát đi tín
hiệu sẽ tăng lãi suất vào tháng 6 và từ việc NHNN mở lại cửa vay ngoại tệ từ 1/6/2016
qua thông tư 07/2016/TT-NHNN. Sau đó tỷ giá đã có giai đoạn giảm trở lại do thực tế
Fed đã tiếp tục trì hoãn việc tăng lãi suất do lo ngại những bất ổn và khủng hoảng tăng
lên sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu thông qua cuộc trưng cầu dân ý vào ngày
23/6/2016.
Tiếp đến giai đoạn từ nửa cuối tháng 8 đến nửa đầu tháng 9, tỷ giá đã tăng nhanh
trước kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp vào 14/9. Cụ thể từ ngày 14/8 đến
ngày 14/9 tỷ giá đã tăng thêm 118 đồng. Mặc dù tỷ giá sau đó có giảm trở lại nhưng
cũng chỉ đến cuối tháng 9 và mức giảm rất thấp. Với tăng trưởng tín dụng ngoại tệ có

dấu hiệu tăng trở lại, lãi suất tiền gửi VNĐ giảm mạnh tại các NHTM nhà nước vào
cuối tháng 9 và kinh tế Mỹ khởi sắc hỗ trợ đồng USD đi lênh mạnh mẽ thì tỷ giá trong
nước lại lầm lũi đi lên trong tháng 10, với mức tăng trong tháng này là 90 đồng. Theo
NHNN, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đến 30/9 đã tăng vọt lên 5.44% so đầu năm,
trong khi trước đó cuối tháng 8 vẫn còn giảm 0.33%.
Sau khi Donald Trumph đắc cử tổng thống Mỹ vào ngày 9/11, đồng USD đã tăng
mạnh mẽ trên thị trường quốc tế và gây áp lực lên thị trường ngoại hối trong nước.
Thêm vào đó nhu cầu thanh toán nhập khẩu tăng lên cuối năm và kỳ vọng Fed sẽ tăng
lãi suất trong cuộc họp vào giữa tháng 12 đã khiến cầu đầu tư lẫn đầu cơ USD tăng
mạnh trong giai đoạn này. Tỷ giá trung tâm USD/VNĐ từ ngày 9/11 đến cuối tháng 11
tăng 93 đồng, trong khi tỷ giá niêm yết bán ra tại các NHTM luôn cận kề mức trần 3%
và tỷ giá ngoài thị trường tự do luôn cao hơn tỷ giá trần của NHNN từ 500 – 700 đồng.
Tuy nhiên, sau khi Fed quyết định tăng lãi suất thêm 0.25% vào rạng sáng ngày
15/12 vừa qua, thì mức độ biến động của tỷ giá lại không quá mạnh do thị trường gần
như đã dự đoán được thông tin này trước đó và tin tức cũng đã phản ánh vào giá trước


đó. Cụ thể tỷ giá đến ngày 23/12 tăng 31 đồng so với ngày 14/12, thời điểm trước khi
Fed quyết định tăng lãi suất.
Tính đến ngày 23/12/2016, tỷ giá trung tâm USD/ VNĐ đang nằm tại 22,155, tăng
259 đồng, tương đương 1.18% so với thời điểm đầu năm nay. Đây là mức biến động
khá ổn định nếu so với các ngoại tệ khác, cũng như trong bối cảnh đồng USD trên thế
giới tăng giá mạnh mẽ. Thống kê cho thấy chỉ số USD Index đã tăng hơn 5% so với
thời điểm đầu năm nay.
Về cơ cấu trong nguồn cung ngoại tệ đã có sự dịch chuyển đáng kể, trong đó nguồn
vốn FDI giải ngân năm 2016 tăng trưởng tích cực so năm trước, nguồn vốn đầu tư gián
tiếp cũng tăng mạnh nhờ vào các thương vụ M&A lớn cũng như chính sách cổ phần
hóa và thoái vốn của Nhà nước khỏi các doanh nghiệp niêm yết. Thặng dư thương mại
ở mức cao cũng giúp nguồn cung ngoại tệ dồi dào hơn trong năm qua. Ngược lại, dòng
vốn kiều hối vốn là nguồn cung ngoại tệ đáng kể trong những năm trước đây lại có dấu

hiệu sụt giảm mạnh.
Về phía cầu ngoại tệ, quyết định ngừng cho vay ngoại tệ đối với DN xuất khẩu kể
từ tháng 3/2016, rồi sau đó mở ra cho vay lại từ tháng 6 đến hết năm 2016, tiếp đó lại
cho phép gia hạn đến hết năm 2017 khiến cầu ngoại tệ tăng giảm thất thường trong
năm. Hoạt động nhập khẩu cũng suy yếu, kim ngạch nhập khẩu tăng chậm trước bối
cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và giá cả hàng hóa trên thế giới đi xuống.
Bên cạnh đó, NHNN cũng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các công cụ
phái sinh ngoại tệ nhằm phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá. Trước đó ngay từ tháng
10/2015 NHNN cũng đã ban hành thông tư số 15/2015/TT-NHNN về việc hướng dẫn
giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các sản phẩm mua bán kỳ hạn,giao
dịch hoán đổi và các quyền chọn nhằm ngăn chặn đầu cơ ngoại tệ hoặc nhu cầu tăng
sốc trong cùng thời điểm gây bất ổn lên thị trường.
Trong khi đó, nhu cầu đầu tư cũng như đầu cơ đồng bạc xanh đã giảm nhiều so với
trước đây khi việc nắm giữ USD chỉ còn kỳ vọng ở sự lên giá chứ không còn được
hưởng lãi suất khi gửi ngân hàng, sau khi NHNN quyết định giảm trần lãi suất USD về
0% từ 18/12/2015. Do đó, nhiều người đã quyết định chuyển dịch từ nắm giữ USD
chuyển sang VNĐ gửi ngân hàng, thể hiện ở huy động vốn ngoại tệ của các ngân hàng
giảm nhưng huy động vốn VNĐ tăng mạnh và NHNN cũng mua vào được một lượng
ngoại tệ đáng kể trong năm nay.


II.

Phân tích chính sách điều hành tỷ giá những năm qua và dự báo cho
năm 2017

1. Chính sách điều hành tỷ giá
a.

Sự thay đổi chính sách tỷ giá


Có thể nhận thấy, tỷ giá hối đoái và các vấn đề liên quan trong vài năm gần đây và
năm 2015 đã được NHNN kiểm soát tốt trên góc độ chủ động và phạm vi đủ rộng ở
tầm vĩ mô. Mặc dù cơ quan chức năng đã phát đi thông điệp duy trì mức giao động tỷ
giá không quá 2% như các năm trước, nhưng trước diễn biến thực tế, NHNN đã tỏ ra
linh hoạt hơn và mạnh dạn điều chỉnh tỷ giá VND ngay khi đồng Nhân dân tệ (CNY)
phá giá vào tháng 8/2015.
Điểm đáng chú ý nhất trong 5 năm qua là việc thay đổi cơ chế tỷ giá trong năm
2016. Nhìn lại những năm trước đây, VNĐ thường được neo chặt vào đồng USD trong
suốt một quãng thời gian cố định, rồi sau đó đột ngột bị phá giá mạnh trước áp lực bị
dồn nén suốt một giai đoạn, gây sốc cho nền kinh tế và khiến các chỉ số vĩ mô trở nên
bất ổn. Nhận thấy những nhược điểm của cơ chế tỷ giá cố định, thì từ đầu năm 2016
NHNN đã niêm yết tỷ giá trung tâm hàng ngày để làm cơ sở tham khảo cho tỷ giá mua
bán của các NHTM.
Tỷ giá trung tâm được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân
gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc
tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn
với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách
tiền tệ. Cách thức điều hành tỷ giá mới cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày
theo diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nước, biến động trên thị trường thế giới, nhưng
vẫn đảm bảo vai trò quản lý của NHNN theo định hướng điều hành chính sách tiền tệ.
Việc áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm ngay từ đầu năm 2016 đã góp phần ổn định
hóa thị trường ngoại hối trong năm vừa qua. Ngày 31/12/2015, NHNN đã ban hành
Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam
với Đô la Mỹ, tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam với một số ngoại tệ khác. Theo cơ
chế này, tỷ giá trung tâm của VND với USD do NHNN công bố hàng ngày là cơ sở để
các NHTM xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán của VND với Đô la Mỹ.


Theo NHNN thì tỷ giá trung tâm nói trên dựa trên 3 chỉ số chính là sự biến động

của một rổ các đồng tiền của các nước đối tác kinh tế chủ chốt Việt Nam, chỉ số phản
ánh cung cầu ngoại tệ và các cân đối vĩ mô.
Như vậy, thay vì trước đây tỷ giá USD/VNĐ được điều chỉnh dựa trên sự biến
động và áp lực cung cầu của đồng USD trên thị trường thì giờ đây NHNN đã dựa vào
8 đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ và đầu tư lớn vào thị
trường Việt Nam để làm cơ sở, cụ thể là các đồng USD, EUR, nhân dân tệ, yên nhật,
đô la Singapore, đồng Won, đô la Đài Loan và đồng bath Thái. Về biên độ giao dịch
thì NHNN vẫn nhất quán duy trì ở tỷ lệ 3% vốn được điều chỉnh tăng từ 2% lên từ
ngày 19/08/2015 cho đến nay.
Với tỷ giá trung tâm được điều chỉnh linh hoạt mỗi buổi sáng trước giờ giao dịch
đã giúp cho sự biến động hàng ngày không quá lớn và cũng không gây sốc cho doanh
nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh sử dụng nhiều ngoại tệ
trong giao dịch thanh toán, vay mượn. Ngoài ra, sự điều chỉnh linh hoạt ở đây là có
tăng có giảm, tức đi theo xu hướng thị trường cũng như xu hướng tăng giảm của các
ngoại tệ mạnh trên thế giới, thay vì chỉ đi theo mỗi chiều tăng lên như giai đoạn trước
đây.
b.

Đánh giá tác động của cơ chế tỷ giá mới:

-

Cơ chế tỷ giá mới linh hoạt khiến cho cung cầu thị trường thông suốt nên việc

mua bán ngoại tệ sẽ thuận lợi hơn.
-

Việc thay đổi theo ngày giúp tỷ giá biến động nhỏ hơn, không gây sốc cho

doanh nghiệp như trước đây. Trước đây, tỷ giá trung tâm (tỷ giá bình quân liên ngân

hàng) do NHNN công bố hằng ngày thường cố định trong một thời gian, sau đó mới
điều chỉnh. Trong khi đó, thị trường chuyển động hằng ngày, khiến áp lực điều chỉnh
và rủi ro tỷ giá bị dồn tích theo thời gian. Khi điều chỉnh sẽ ở biên độ khá đáng kể, dẫn
đến xáo trộn lớn tại một thời điểm cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.
-

Cách thức điều hành mới cho phép tỷ giá linh hoạt hơn, bám sát diễn biến của

thị trường ngoại tệ trong nước và quốc tế, nhất là những thị trường có quan hệ đầu tư,
thương mại lớn với Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc.v.v. Điều này giúp sự biến động
của giá cả các mặt hàng trong nước cân bằng với sự biến động của giá cả các mặt hàng
trên thế giới, qua đó giúp nền kinh tế phân bổ nguồn lực tối ưu hơn.


-

Việc tỷ giá có thể biến động theo cả 2 chiều tăng và giảm sẽ phần nào giúp làm

giảm nhu cầu ngoại tệ ảo, giảm hoạt động đầu cơ trong ngắn hạn. Về dài hạn, một
mình cơ chế tỷ giá không thể triệt tiêu được tâm lý đầu cơ mà cần phải phối hợp với
hoạt động ngân sách, chính sách tài khóa và cung tiền.
-

Lâu nay ở Việt Nam do NHNN cam kết giữ ổn định tỷ giá nên số DN tham gia

giao dịch phái sinh ngoại hối chưa nhiều. Với cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn như hiện nay,
NHNN không đưa ra một ngưỡng cam kết điều chỉnh tỷ giá sẽ khuyến khích các
doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá do các tổ
chức tín dụng cung cấp. Như vậy, các nhu cầu mua bán ngoại tệ không chỉ được thỏa
mãn bởi phương thức giao dịch giao ngay mà còn thực hiện thông qua phương thức

giao dịch có kỳ hạn cũng như các sản phẩm phái sinh khác. Do đó, sẽ làm giảm áp lực
mua ngoại tệ giao ngay tại mỗi thời điểm. Tỷ giá sẽ phản ánh cung cầu thị trường xác
thực hơn. Đồng thời sản phẩm phái sinh ngoại hối do các tổ chức tín dụng được phép
cung cấp cũng sẽ có dư địa tăng trưởng mạnh.
-

Theo lý thuyết về Bộ ba bất khả thi (Triangle of Impossibility) trong mô hình

kinh tế học Mundell - Fleming, một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một
lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mô, gồm: ổn định tỷ giá, tự do hóa dòng vốn và chính
sách tiền tệ độc lập. Với các cam kết quốc tế của Việt Nam về nới lỏng kiểm soát dòng
vốn trong những năm tới, việc quản lý tỷ giá theo cơ chế neo tỷ giá có thể khiến cung
tiền của Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào việc chu chuyến vốn ra vào Việt Nam. Do
đó, để tỷ giá biến động linh hoạt sẽ giúp Việt Nam kiểm soát cung tiền chủ động hơn
nhằm đạt các mục tiêu của chính sách tiền tệ như lạm phát.
-

Việc NHNN không đưa ra một ngưỡng cam kết điều chỉnh tỷ giá sẽ hạn chế

hoạt động đầu cơ hưởng chênh lệch lãi suất (carry-trade) của nhà đầu tư cả nước ngoài
và trong nước. Chẳng hạn như hoạt động vay USD tại nước ngoài hoặc trong nước với
lãi suất thấp, sau đó bán ra lấy VND rồi gửi tại ngân hàng hoặc cho vay VND hưởng
lãi suất cao vì lãi suất VND và USD chênh lệch lớn hơn biên độ biến động mà NHNN
cam kết. Hoạt động “carry-trade” khiến NHNN tốn nhiều chi phí để điều hành cung
tiền, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của hệ thống tài chính.
-

Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng có thể chịu tác động tiêu cực do rủi

ro tỷ giá tăng lên. Do hiện nay, nhiều nhà đầu tư dự báo VND sẽ giảm giá so với USD,

nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài đối với tài sản VND có lãi suất cố định (ví dụ trái


phiếu KBNN) có thể giảm sút. (Nhà đầu tư ngoại đã bán ròng tổng cộng 3.660 tỷ đồng
Trái phiếu chính phủ trong tháng 12/2015). Tuy nhiên, với thị trường cổ phiếu, tác
động ròng là khó lượng hóa do tỷ giá được điều chỉnh tăng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp
có sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm thay thế nhập khẩu tăng trưởng.
-

Điều này cũng có thể tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp FDI với chiến

lược nhập khẩu nguyên vật liệu, sản xuất sản phẩm để bán tại thị trường Việt Nam.
Với các doanh nghiệp FDI xuất khẩu sản phẩm, việc VND giảm giá sẽ có tác động tích
cực do các chi phí sản xuất bằng tiền VND sẽ rẻ đi tương ứng với mức tăng của tỷ giá
khi quy ra ngoại tệ. Yếu tố hỗ trợ đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài là tỷ giá ổn
định. Tuy nhiên, do VND hiện đang được định giá cao tương đối so với USD, việc
VND diễn biến ổn định sau khi được điều chỉnh giảm về đúng giá trị nội tại sẽ tốt hơn
cho nền kinh tế Việt Nam về tổng thể.
2. Dự báo cho năm 2017
a.

Diễn biến tỷ giá quý I/2017

Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tỷ giá VND/USD tại các NHTM có xu
hướng giảm trong tháng 1/2017, nhưng sau đó có nhiều biến động khi liên tiếp tăng
cao từ nửa đầu tháng 2 cho tới nay và luôn tiệm cận sát với mức trần NHNN công bố
(tính đến 20/03/2017, tỷ giá NHTM quanh mức 22.820 đồng/USD, tăng khoảng 0,13%
so với đầu năm).
Tỷ giá thị trường tự do trong nửa đầu tháng 2 cũng có mức tăng đột biến, có những
thời điểm đã lên trên mức 23.000 VND/USD nhưng ngay sau đó đã hạ nhiệt và hiện

bám khá sát với tỷ giá của các NHTM. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm tính đến
20/3/2017 đã điều chỉnh 0,47%.


Nguyên nhân chính của sự biến động của tỷ giá có thể giải thích chủ yếu do nhập
khẩu tăng mạnh. Tính chung 3 tháng năm 2017, nhập siêu ước khoảng 1,9 tỷ USD,
bằng khoảng 4,4 kim ngạch xuất khẩu
b.

Dự báo trong năm 2017

Thực tế, diễn biến tỷ giá từ đầu năm 2017 đến nay cũng cho thấy, trong khi một số
đồng tiền trong khu vực tăng giá thì VND lại tiếp tục xu hướng giảm giá so với đồng
USD.

Nguồn:
FED đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% kể từ ngày 16/3/2017, theo đó, đây là
lần tăng thứ 2 diễn ra trong vòng 3 tháng gần đây. Đồng thời, FED cũng phát tín hiệu


về khả năng sẽ có thêm từ 2 đến 3 lần tăng lãi suất trong những tháng còn lại của năm
2017.
Lãi suất tăng, đồng nghĩa với việc chi phí sử dụng đồng USD cũng tăng lên, do đó,
dòng vốn đầu tư cả trực tiếp (FDI) và gián tiếp (FII) trên toàn cầu có xu hướng giảm
và quay trở lại nước Mỹ. Đây cũng chính là chiến lược điều hành kinh tế dưới thời
tổng thống Donald Trump, khi ông muốn đưa các doanh nghiệp của Mỹ đang đầu tư ở
nước ngoài quay trở lại trong nước.
Sau chu kỳ giảm giá xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2015, giá các loại hàng hóa
cơ bản đã tăng mạnh trở lại trong năm 2016 và xu hướng đó vẫn chưa có dấu hiệu
dừng lại trong những tháng đầu năm 2017. Trong đó, đáng chú ý là giá dầu tăng 22%,

giá cao su tăng tới 53%, trong khi đó giá thép cũng tăng tới 71%. Do vậy, nguy cơ
nhập khẩu lạm phát vào Việt Nam là hiện hữu.
Bởi lẽ, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào cả xuất và nhập khẩu. Bên
cạnh đó, lộ trình điều chỉnh tăng giá các mặt hàng thiết yếu do Nhà nước quản lý như
dịch vụ y tế, nước sinh hoạt, điện….sau nhiều lần trì hoãn sẽ buộc phải hiện trong năm
2017.
Áp lực lạm phát đến từ cả bên trong và bên ngoài nền kinh tế. Do đó, việc kiểm
soát lạm phát bình quân ở mức dưới 4% như mục tiêu của Chính phủ đang đối mặt với
nhiều thách thức. Lạm phát ở mức cao, đồng nghĩa với việc lãi suất huy động vốn sẽ
phải được đẩy lên tương ứng. Diễn biến này sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý của người
dân và cả doanh nghiệp khi họ có xu hướng găm giữ ngoại tệ trước xu hướng giảm giá
của đồng VND.
KẾT LUẬN
Xác định cơ chế điều hành tỷ giá và sử dụng tốt công cụ này đòi hỏi một sự
phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng giữa chính phủ và toàn bộ các chủ thể trong nền kinh
tế. Trong năm năm qua, chúng ta đã bắt đầu có sự đổi mới cách điều hành tỷ giá từ cơ
chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát của nhà nước sang cơ chế tỷ giá trung tâm. Cơ chế này
là bước trung gian trong quá trình tự do hoá. Với chính sách tỷ giá đúng đắn Việt Nam
đã vượt qua đã vượt qua được những cam go thử thách đảm bảo nguồn dự trữ ngoại tệ
đủ mạnh cho khả năng thanh toán và chống đỡ được với những cú sốc từ bên ngoài.



×