Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích rủi ro Hiểm họa Nguy cơ Giảm thiểu nguy cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.88 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH – BỘ MÔN BẢO HIỂM
Địa chỉ: 279 Nguyễn Tri Phương, Quận 10, Tp.HCM. Điện thoại: 38575623

MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ & THỰC HÀNH BẢO HIỂM
Bài Viết:

STT(*)

41
42
43
44
45
46
47
48
49
50

1

2

3

4

5

6



Nhóm: UEHVB2K18BTC05
Họ và tên sinh viên
Nhiệm vụ thực hiện

TRẦN MINH
TRẦN THỊ THANH
HỒ THỊ THANH
DƯƠNG THÀNH
PHAN THỊ
CHU THI THU
NGUYỄN THỊ
VÕ PHƯƠNG
VŨ ĐỨC
NGUYỄN THANH

QUYỀN
TÂM
THẢO
THIÊN
THU
THỦY
THỦY
THY
TRƯỞNG
TUẤN

Xây dựng
đề cương


Sưu tầm
tài liệu

Trực tiếp
viết bản
draft

Đóng
góp ý
kiến

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x

x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

Trực tiếp
viết bài
hoàn chỉnh

Tổ chức,

điều hành
nhóm viết

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

(*) STT theo danh sách lớp – học phần
Điểm
Bằng số

Bằng chữ


Chữ ký giảng
viên

Nhận xét của giáo viên:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………


Đề tài: Trả lời các câu hỏi 1-2-4-5 Chương 2 trang 79 Sách Nguyên Lý Thực Hành Bảo
Hiểm
I. Phân biệt Rủi ro & Hiểm Hoạ
a. Định Nghĩa:
Rủi ro:
Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những trường phái khác
nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau.
Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia
thành hai trường phái lớn:
-

Trường phái truyền thống

-

Trường phái hiện đại

Theo trường phái truyền thống: Rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất
mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến.

Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến.
Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh,
sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp.Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy
ra cho con người.
Theo trường phái hiện đại: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang
tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho
con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội (lụt-phù sa, núi lửadung nham, khai thác bô xít-ô nhiễm môi trường…).
“Rủi ro” thường được nhắc đến trong các sự kiện xảy ra trong đời sống nói chung
và kinh doanh thương mại nói riêng. “Rủi ro” cũng được các nhà khoa học định nghĩa
dưới nhiều góc nhìn khác nhau, có thể điểm qua một số ít như:
- “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” – Frank Knight.
- “ Rủi ro là tổng hợp những sự ngẩu nhiên có thể đo lường được bằng xác xuất” –
Irving Preffer.
- “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không
mong đợi” – Allan Willett.
- “Rủi ro là một sự cố không chắc chắn xảy ra hoặc ngày giờ xảy ra không chắc
chắn. Để chống lại điều đó, người ta có thể yêu cầu bảo hiểm”.
Qua những góc nhìn của các nhà khoa học và nhà nghiên cứu thì ta có thể rút ra
được một số đặc điểm đáng chú ý của “rủi ro”:
- Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.
- Rủi ro là một biến có bất ngờ gây ra những thiệt hại.


- Rủi ro là sự kiện không chắc chắn về cơ may và bất hạnh.
Như vậy ra có thể kết luận rủi ro qua các đặc điểm tương đồng: rủi ro là khả năng
xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi.
Hiểm hoạ:
Thuật ngữ: "hiểm họa" thường được sử dụng trong các đơn bảo hiểm "Mọi rủi ro"

(All Risks Policy). Nó biểu hiện hàng loạt các sự cố có thể xảy ra gây thiệt hại cho một
đối tượng hoặc một sự cố không chắc chắn nào đó có thể ảnh hưởng đến nhiều người
khác nhau với tư cách khác nhau. Ví dụ: Hiểm họa ma túy, hiểm họa sida, hiểm họa
hàng hải....
Một cách đơn giản, có thể nói: Hiểm họa là một rủi ro khái quát, một nhóm các rủi
ro cùng loại và có liên quan hoặc nhóm rủi ro tác động cùng 1 đối tượng. Hiểm hoạ là
một sự kiện hoặc hiện tượng không bình thường có thể đe doạ đến tính mạng con người,
tài sản, cơ sở vật chất, kinh tế xã hội và môi trường.
Các loại hiểm hoạ:
- Hiểm hoạ tự nhiên: Bão, Lũ Lụt, Sạt lỡ …
- Hiểm hoạ do con người gây ra: Ô nhiễm môi trường, chiến tranh…
- Hiểm hoạ do tác động bởi các hoạt động con người: Làm gia tăng chất thải khí nhà
kính, chặt phá rừng…
b. Phân biệt Rủi Ro & Hiểm Hoạ:
RỦI RO
Định nghĩa

• Rủi ro là sự không chắc chắn, yếu tố bất
trắc.
•Rủi ro diễn tả một khả năng xấu : xuất
hiện một biến cố không mong đợi, sự tổn
thất.
Ví dụ:
1. Ví dụ trời mưa sẽ là rủi ro với người đi
đường nhưng người ở trong phòng đóng kín
cửa, không bị ảnh hưởng thì không có rủi ro
2. Nếu một người nhảy từ tòa nhà cao 30
tầng xuống mặt đất thì cầm chắc cái chết.
Mặc dù có chuyện mất mát về nhân mạng
nhưng đây không phải là rủi ro vì hậu quả

đã thấy trước. Tuy nhiên,nếu một cascadeur
nhảy từ lầu cao xuống đất bằng dù thì người
này có thể chết hay không chết. Trong
trường hợp này có sự không chắc chắn về
hậu quả, tức là có rủi ro trong hành động
của người diễn viên đóng thế này.

HIỂM HỌA
• Hiểm họa là một rủi ro khái
quát, một nhóm rủi ro cùng loại
và có liên quan.
• Hiểm họa là sự kiện, sự cố
hay hiện tượng không bình
thường có thể xảy ra bất kỳ lúc
nào, hoặc đã xảy ra nhưng chưa
gây tác hại mà có khả năng đe
doạ đến tính mạng, tài sản và đời
sống của con người.
Ví dụ: Hiểm họa ma túy, hiểm
họa sida, hiểm họa hàng hải....
-Một ngôi nhà bị cháy thì hỏa
hoạn là hiểm họa đã gây ra thiệt
hại đối với ngôi nhà; hai xe hơi
đụng nhau thì việc đụng xe là
hiểm họa làm cho xe bị hư hỏng.


Nguồn gốc

Nguồn gốc tự nhiên: Do con người chưa

nhận thức hết các quy luật của tự nhiên
hoặc không đủ khả năng chế ngự hết những
tác động của tự nhiên dù đã nhận biết được
quy luật. Ví dụ: rủi ro động đất, rủi ro núi
lửa phun …
Nguồn gốc kinh tế xã hội: Tiến bộ của
khoa học kỹ thuật, một mặt, thúc đẩy kinh
tế - xã hội phát triển với việc phát minh ra
các máy móc, phương tiện hiện đại. Mặt
khác, chính các thành tựu đó lại làm nảy
sinh các rủi ro đe dọa đời sống con người
khi có sự mất khả năng kiểm soát, chế ngự
nhất thời: Nổ, đỗ vỡ máy móc, điện giật…

Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan: là những
nguyên nhân hoàn toàn độc lập với hoạt
động con người: các trường hợp bất khả
kháng gắn với tự nhiên, hoặc gắn với đời
sống xã hội, các trường hợp ngẫu nhiên.
Nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân xảy
ra dưới sự tác động của con người: chính
bản thân tự gây ra tổn thất cho mình; trường
hợp do người thứ 3 gây ra, trong trường
hợp này nạn nhân có thể yêu cầu người thứ
3 bồi thường nhưng chỉ trong giới hạn khả
năng tài chính của người đó.

Phân loại


 Rủi ro có thể tính toán và không thể
tính toán
• Rủi ro có thể tính toán được hay rủi
ro tài chính: là những rủi ro mà tần số xuất
hiện cũng như mức độ trầm trọng có thể
nghiên cứu được.
• Rủi ro không thể tính toán hay rủi ro
phi tài chính: không thể tiên đoán được xác
suất xảy ra.
• Thực tế không có ranh giới rõ ràng
giữa hai loại rủi ro trên vì ngay cả khi có
thể xác định được xác suất xảy ra biến cố
thì con số đó chỉ chính xác tương đối với
mức độ tin cậy nhất định
 Rủi ro động và rủi ro tĩnh:

Hiểm họa tự nhiển: Bão, Lũ lụt,
Sạt lỡ đất, Hạn hán, Động đất,
Sóng thần...
Hiểm họa do con người gây ra:
Ô nhiễm môi trường, rò gỉ khí
độc, chiến tranh, khủng bố
Hiểm họa do tác động bởi các
hoạt động của con người: làm
nhiệt ấm lên trên toàn cầu gây ra
biến đổi khí hậu, chặt phá rừng,
đốt rừng để sản xuất, xây dựng
các công trình không phù hợp, .


Là một nhóm rủi ro cùng loại , do
đó tùy vào nhóm rủi ro nào gây ra
hiểm họa mà ta sẽ phân loại hiểm
họa đó.


Mức độ rủi ro

• Rủi ro động : là những rủi ro vừa có
thể dẫn đến khả năng tổn thất vừa có thể
dẫn đến khả năng kiếm lời.
• Rủi ro tĩnh: là những rủi ro chỉ dẫn
đến tổn thất hoặc không tổn thất. Rủi ro
tĩnh phát sinh có thể làm tổn thất xảy ra đối
với tài sản, con người, trách nhiệm
• Sự khác nhau giữa rủi ro động và rủi
ro tĩnh:
- Rủi ro tĩnh liên quan tới sự hủy hoại
vật chất, rủi ro động liên quan đến sự thay
đổi giá cả, giá trị.
- Rủi ro tĩnh tồn tại đối với cả tổng thể
nhưng chỉ phát động ảnh hưởng đến một
vài phần tử. Ngược lại động ảnh hưởng đến
tất cả các phần tử
- Rủi ro tĩnh phổ biến hơn rủi ro động
 Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt
• Rủi ro cơ bản: là những rủi ro xuất
phát từ sự tác động hổ tương thuộc về mặt
kinh tế, chính trị, xã hội và đôi lúc thuần
túy về mặt vật chất.

• Rủi ro riêng biệt: là các rủi ro xuất
phát từ từng cá nhân con người. Tác động
của các rủi ro không ảnh hưởng lớn đến
toàn bộ xã hội mà chỉ có tác động đến một
số ít con người.
Mức độ dao động của khả năng tổn thất
xoay quanh xác suất lý thuyết của biến cố
đó trong cùng 1 thời kỳ.


II.

Phân biệt Rủi Ro – Nguy Cơ

1. Định Nghĩa:
Nguy Cơ:
Thuật ngữ “nguy cơ” và “hiểm họa” thường dễ bị lẫn lộn với nhau nhưng
bất cứ cái gì, điều gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy
hoại môi trường đều là hiểm họa và dẫn đến các nguy cơ. Nói cách khác, một khi có nguy
cơ thì có nghĩa là sự phát động hiểm họa gần với hiện thực hơn, khả năng xảy ra tổn thất
cao hơn.
VD: Nguy cơ từ việc tàu không đủ khả năng hành thủy và hiểm họa chìm tàu khi
tàu di chuyển trên biển. Nếu việc tàu không đủ khả năng hành thủy là sự thật thì khi di
chuyển tàu trên biển càng dễ bị chìm và gây ra tổn thất nặng.
Tuy nguy cơ có mối quan hệ cùng hiểm họa để dẫn đến tổn thất nhưng trái với
hiểm họa, nguy cơ hoàn toàn độc lập với rủi ro. Nguy cơ là một điều kiện phối hợp, tác
động làm rủi ro xảy ra và dẫn đến tổn thất.
VD: Nguy cơ của một căn nhà khi chứa xăng hay chất dễ cháy nổ có thể dẫn tới
việc hỏa hoạn và thiệt hại về tài sản, nhân mạng. Nhưng rủi ro hỏa họa thì đe dọa bất kì
căn nhà nào dù trong nhà có chứa xăng hay chất dễ cháy nổ hay không.

Như vậy: Nguy cơ là những điều kiện phối hợp, tác động là tăng khả năng tổn
thất.
b. Phân biệt Rủi Ro – Nguy Cơ:
RỦI RO
Định nghĩa

• Rủi ro là sự không chắc chắn, yếu tố
bất trắc.
•Rủi ro diễn tả một khả năng xấu :
xuất hiện một biến cố không mong
đợi, sự tổn thất.

Nguồn gốc

Nguồn gốc tự nhiên: Do con người
chưa nhận thức hết các quy luật của tự
nhiên hoặc không đủ khả năng chế ngự
hết những tác động của tự nhiên dù đã
nhận biết được quy luật. Ví dụ: rủi ro
động đất, rủi ro núi lửa phun …
Nguồn gốc kinh tế xã hội: Sự tiến bộ
của khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự

NGUY CƠ
• Nguy cơ là những điều kiện phối
hợp, làm tăng khả năng tổn thất.
• Nguy cơ xuất hiện như một điều
kiện phối hợp, tác động làm rủi ro xảy
ra dẫn đến tổn thất.
• Nguy cơ là những nguyên nhân có

thể dẫn đến những tổn thất , rủi ro là
xác suất xảy ra các tổn thất . Nguy cơ
và rủi ro không được xem là hai thuật
ngữ tương tự nhau.
Nguy cơ thiên nhiên: đề cập đến
những thay đổi do sự bất thường của
thiên nhiên làm ảnh hưởng đến sản
xuất và đe dọa cuộc sống xã hội: như
động đất, thiên tai
Nguy cơ tai nạn: do tính chất tự nhiên.
Nguy cơ kinh tế: như việc tăng giảm
quy mô sản xuất, biến động giá cả và
lợi nhuận hoạt động kinh doanh.


phát minh nhiều máy móc, phương
tiện hiện đại… làm nảy sinh các tủi ro
đe dọa đời sống con người: Nổ, điện
giật…

Bản chất


Biến cố sự cố không chắc chắn
trong tương lai. Chỉ liên quan đến tổn
thất.


Những điều kiện nào đó phối
hợp rủi ro tăng khả năng rủi ro gây ra

tổn thất.


Khả năng tổn thấy được gia
tăng nếu có nguy cơ là “chất xúc tác”.

• Độc lập với rủi ro.

• Không thể tiên đoán được khi nào
xảy ra.

Rủi ro tổng hợp những sự ngẫu
nhiên có thể đo lường được bằng xác
suất.
• Không thể hạn chế hoàn toàn rủi ro.


Dù có rủi ro hay không cũng
mang lại tổn thất.
• Có thể tiên đoán được.
• Xuất phát từ chủ quan của con
người.
• Có thể hạn chế hoàn toàn nguy cơ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan: là những
nguyên nhân hoàn toàn độc lập với
hoạt động con người: các trường hợp
bất khả kháng gắn với tự nhiên, hoặc

gắn với đời sống xã hội, các trường
hợp ngẫu nhiên.
Nguyên nhân chủ quan: Nguyên
nhân xảy ra dưới sự tác động của con
người: chính bản thân tự gây ra tổn
thất cho mình; trường hợp do người
thứ 3 gây ra, trong trường hợp này nạn
nhân có thể yêu cầu người thứ 3 bồi
thường nhưng chỉ trong giới hạn khả
năng tài chính của người đó.

Nguy cơ hữu hình: hình thành từ
những mối nguy hiểm hiện hữu mà
chúng ta dễ dàng quan sát được bằng
mắt thường tại thời điểm nhận diện.
Nguy cơ vô hình: hình thành từ những
mối nguy hiểm vô hình: là các hành vi
mất an toàn hoặc môi trường mất an
toàn. Môi trường mất an toàn được tạo
nên bởi các hành vi mất an toàn tác
động nên các vật thể, thiết bị xung
quanh môi trường sống và làm việc của
chúng ta.

Phân loại

 Rủi ro có thể tính toán và không
thể tính toán
• Rủi ro có thể tính toán được hay
rủi ro tài chính: là những rủi ro mà tần

số xuất hiện cũng như mức độ trầm
trọng có thể nghiên cứu được.

 Nguy cơ vật chất: là một yếu tố
khách quan làm gia tăng khả năng tổn
thất. Ví dụ: sản xuất pháo nổ là một
nguy cơ vật chất làm tăng khả năng bị
tổn thất do hỏa hoạn và nổ, hệ thống
điện bị hở mạch dẫn đến nguy có cháy


Mức độ rủi ro

• Rủi ro không thể tính toán hay
rủi ro phi tài chính: không thể tiên
đoán được xác suất xảy ra.
• Thực tế không có ranh giới rõ
ràng giữa hai loại rủi ro trên vì ngay
cả khi có thể xác định được xác suất
xảy ra biến cố thì con số đó chỉ chính
xác tương đối với mức độ tin cậy nhất
định
 Rủi ro động và rủi ro tĩnh:
• Rủi ro động : là những rủi ro
vừa có thể dẫn đến khả năng tổn thất
vừa có thể dẫn đến khả năng kiếm lời.
• Rủi ro tĩnh: là những rủi ro chỉ
dẫn đến tổn thất hoặc không tổn thất.
Rủi ro tĩnh phát sinh có thể làm tổn
thất xảy ra đối với tài sản, con người,

trách nhiệm
• Sự khác nhau giữa rủi ro động
và rủi ro tĩnh:
- Rủi ro tĩnh liên quan tới sự hủy
hoại vật chất, rủi ro động liên quan
đến sự thay đổi giá cả, giá trị.
- Rủi ro tĩnh tồn tại đối với cả
tổng thể nhưng chỉ phát động ảnh
hưởng đến một vài phần tử. Ngược lại
động ảnh hưởng đến tất cả các phần tử
- Rủi ro tĩnh phổ biến hơn rủi ro
động
 Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt
• Rủi ro cơ bản: là những rủi ro
xuất phát từ sự tác động hổ tương
thuộc về mặt kinh tế, chính trị, xã hội
và đôi lúc thuần túy về mặt vật chất.
• Rủi ro riêng biệt: là các rủi ro
xuất phát từ từng cá nhân con người.
Tác động của các rủi ro không ảnh
hưởng lớn đến toàn bộ xã hội mà chỉ
có tác động đến một số ít con người.
Mức độ dao động của khả năng tổn
thất xoay quanh xác suất lý thuyết của
biến cố đó trong cùng 1 thời kỳ.

nổ cao.

Nguy cơ tinh thần: là một yếu
tố tinh thần (chủ quan) nhưng không

cố ý làm tăng khả năng gia tăng tổn
thất. Ví dụ: Thiếu hiểu biết dẫn đến
có hành vi nguy cơ làm gia tăng khả
năng lây nhiễm HIV. Vd: không quản
lý thông tin cá nhân chặt chẽ dẫn đến
nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá
nhân, bị lừa đảo,lợi dụng. Vd: Thiếu
bình tĩnh làm tăng khả năng làm bài
kém hiệu quả trong kì thi.
 Nguy cơ đạo đức: là một yếu tố
chủ quan cố ý làm gia tăng khả năng
tổn thất. Ví dụ: người được bảo hiểm
không lương thiện có thể đánh đắm
con tàu của mình để đòi bồi thường
với
mục
đích
kiếm
lời.


III. So sánh Giảm Thiểu Nguy Cơ & Giảm Thiểu Tổn Thất
1. Định Nghĩa:
Giảm Thiểu Nguy Cơ:
Nguy cơ là điều kiện làm gia tăng tổn thất mà ta có thể lường trước khả năng xảy ra,
nguy cơ làm rủi ro dễ xảy ra hơn. Giảm thiểu nguy cơ là triệt tiêu yếu tố tồn tại có thể
làm gia tăng tổn thất, làm cho rủi ro ổn định và gần hơn với xác suất đã được phán đoán
trước.
Giảm Thiểu Tổn Thất:
Tổn thất là sự mất mát vĩnh viễn có đủ chứng cứ là không thể phục hồi được. Tổn

thất phát sinh từ rủi ro bất ngờ ngoài ý muốn. Giảm thiểu tổn thất là việc làm giảm thiểu
đến mức thấp nhất các thiệt hại khi rủi ro đã xảy ra.
b. So sánh Giảm Thiểu Nguy Cơ & Giảm Thiểu Tổn Thất:
Giảm thiểu nguy cơ
Giảm thiểu tổn thất
1.Giống
nhau:

Đều là những việc làm giảm thiểu (nguy cơ/ tổn thất).

2.Khác
nhau:

- Nguy cơ là điều kiện làm gia
tăng tổn thất mà ta có thể lường
trước khả năng xảy ra, nguy cơ
làm rủi ro dễ xảy ra hơn. Giảm
thiểu nguy cơ là triệt tiêu yếu tố
tồn tại có thể làm gia tăng tổn
thất, làm cho rủi ro ổn định và gần
hơn với xác suất đã được phán
đoán trước.

Khái niệm

Hai biện pháp này có liên quan chặt chẽ và dường như đi đôi với nhau, là
cơ chế của hoạt động bảo hiểm.
- Tổn thất là sự mất mát vĩnh viễn có
đủ chứng cứ là không thể phục hồi
được. Tổn thất phát sinh từ rủi ro bất

ngờ ngoài ý muốn. Giảm thiểu tổn
thất là việc làm giảm thiểu đến mức
thấp nhất các thiệt hại khi rủi ro đã
xảy ra.

Ưu điểm

- Là những biện pháp trước khi
Hạn chế hậu quả sau khi rủi ro bộc
rủi ro bộc phát.
phát.
- Phòng ngừa được rủi ro.

Nhược
điểm

- Chỉ có thể làm giảm khả năng
xảy ra chứ không triệt tiêu được Là những biện pháp khi đã có tổn thất.
rủi ro.
- Chỉ phòng ngừa được một số rủi
ro chứ không phải tất cả các rủi
ro.

Phân loại

1. Phương pháp loại trừ:
Ví dụ minh họa:

Đi đôi với giảm thiểu nguy cơ:


a. Bộ dụng cụ chữa cháy được lắp đặt
và luôn trong trạng thái sẵn sàng sử
a. Nghiêm cấm sử dụng điện thoại dụng giúp giảm thiểu tổn thất khi cháy


di động trong phòng thí nghiệm
hóa chất để giảm nguy cơ cháy nổ xảy ra.
nổ.
b. Đường cứu nạn trên đèo giúp xe
b. Lắp gương cầu lồi tại các khúc gặp nạn tránh vào đó, hạn chế tổn thất
cua trên đèo để tăng khả năng người và của khi tai nạn xảy ra.
quan sát cho người điểu khiển xe, c. Mua bảo hiểm cho hành khách là
giảm nguy cơ tai nạn do mất lái.
hình thức giảm thiểu tổn thất tài chính
cho công ty hàng không.
c. Bộ phận kỹ thuật cử một đội
thợ máy đi kiểm tra toàn diện máy a. Cắt giảm chi phí quảng cáo cho các
bay trước khi cất cánh để đảm bảo sản phẩm đã bão hòa trên thị trường
để đảm bảo giảm bớt tổn thất nếu có
an toàn.
thua lỗ.
2. Phương pháp san sẽ:
Ví dụ minh họa:
b. Không margin với thị trường chứng
a. Tận dụng mọi nguồn lực để sản khoán bất ổn để đảm bảo thua lỗ thấp
xuất nhiều mặt hàng với mức giá nhất.
khác nhau để đảm bảo lời bù lỗ
trong giai đoạn khó khăn của
những sản phẩm mới đưa ra thăm
dò thị trường.

b. Nhà đầu tư chứng khoán nên có
danh mục cổ phiếu đa dạng để
đảm bảo mức lợi nhuận ổn định
và giảm thiểu nguy cơ thua lỗ.

IV. So sánh Tránh Né Rủi ro và Hoán Chuyển Rủi Ro:
1. Định Nghĩa:
Tránh Né Rủi Ro:
Tránh né rủi ro là việc thực hiện những lựa chọn tốt, những quyết định tốt để loại bỏ
nguy cơ gây ra tổn thất được dự đoán trước. Tốt ở đây có nghĩa là tổn thất có giá trị hợp
lý nhất.
Nâng cao năng lực đủ sức cạnh tranh với các đối tác bên ngoài.
Trên thực tế, chỉ có thể tránh né rủi ro khi có thể có sự lựa chọn và trong đó việc
chấp nhận rủi ro nầy, tránh né rủi ro kia là hợp lý. Trong điều kiện một nền kinh tế thị
trường, sự hợp lý (hay không hợp lý) của phương thức tránh né được quyết định bởi giá
phí của sự lựa chọn đó trong sự so sánh với giá phí của các lựa chọn khác. Ví dụ: Người
ta không thể tránh né rủi ro cháy nhà bằng cách bán nhà và ...ở lang thang ngoài đường
phố, không thể giải đáp thắc mắc ngày nào sẽ chết bằng cách tự vẫn ngay tức khắc.


Khi không thể áp dụng phương thức tránh né, người ta buộc phải tìm các phương
thức khác để giải quyết.
Hoán Chuyển Rủi Ro:
Có những rủi ro không thể tránh né được, nhưng nếu gánh chịu toàn bộ sẽ thật là
liều lĩnh. Trong trường hợp này người ta tìm cách chuyển một phần hay toàn bộ rủi ro
sang người khác.
Một số hình thức hoán chuyển rủi ro có thể kể như sau:
Nghịch hành: Là việc tham gia vào hai chiều trái ngược nhau của cùng một sự việc
và như vậy rủi ro bị vô hiệu hóa.
Cho thầu lại (toàn bộ hay một phần): Nhà thầu chính trúng thầu xây dựng một

cao ốc có thể cho thầu lại toàn bộ hoặc một số công trình phụ (điện, nước...). Lúc nầy,
một phần rủi ro sẽ chuyển từ nhà thầu chính sang nhà thầu phụ.
Bảo hiểm
Kỹ thuật bảo hiểm sẽ giúp cho người ta quy tụ được một số đông người, trong đó,
sẽ chỉ có một số ít người gặp rủi ro và bị tổn thất. Họ sẽ được người bảo hiểm bồi
thường và số tiền bồi thường đó được lấy từ quỹ bảo hiểm do đám đông cùng tham gia
đóng góp dưới hình thức Phí bảo hiểm. Bằng cách này, rủi ro có thể sẽ được cả cộng
đồng gánh chịu hay nói cách khác nó được hoán chuyển từng phần nhỏ qua từng người
khác.
Như vậy, bảo hiểm cũng là một hình thức hoán chuyển rủi ro, nhưng cần phải thấy
rằng: cách thức hoán chuyển của nó là triệt để hơn hết. Vì rằng: hoán chuyển rủi ro của
bảo hiểm là hoán chuyển cho số đông người vừa đủ để mỗi người không bị rủi ro tác
động làm ảnh hưởng trầm trọng, trong khi ở các hình thức hoán chuyển rủi ro khác, việc
hoán chuyển chỉ giải quyết lợi ích cục bộ của một người, rủi ro vẫn còn tiếp tục đe dọa
lợi ích của người khác và lợi ích của cả nền kinh tế xã hội.
b. So sánh Tránh Né Rủi ro và Hoán Chuyển Rủi Ro:
Tránh né rủi ro
Hoán chuyển rủi ro
1.Giống
nhau:

• Đều cùng mục đích là giảm rủi ro cho lựa chọn của mình.
• Mặc dù sử dụng cách nào, giảm thiểu đến cùng thì cũng phải chịu một
phần nào đó rủi ro dù là ít nhất.
• Đều giảm lợi ích kinh tế của bản thân và các lĩnh vực có liên quan.

2.Khác nhau: - Tránh né rủi ro là việc thực
hiện những lựa chọn tốt, những
Khái niệm
quyết định tốt để loại bỏ nguy cơ

gây ra tổn thất được dự đoán
trước. Tốt ở đây có nghĩa là tổn
thất có giá trị hợp lý nhất.

- Có những rủi ro không thể tránh né
được, nhưng nếu gánh chịu toàn bộ sẽ
thật là liều lĩnh. Trong trường hợp này
người ta tìm cách chuyển một phần
hay toàn bộ rủi ro sang người khác.


Ưu điểm

- Là giải pháp khá đơn giản, triệt
để và chi phí thấp, không phải
chịu những tổn thất tìm ẩn hoặc
bất định mà rủi ro có thể gây ra.

- Là giải pháp khá đơn giản giúp loại
bỏ rủi ro.

Nhược điểm

- Rủi ro và lợi ích song song tồn
tại vì vậy nếu né tránh rủi ro
cũng có thể mất đi lợi ích có
được từ tài sản và hoạt động đó.

- Người nhận rủi ro không có khả
năng kiểm soát rủi ro do bản thân họ

không phải là người sở hữa, vận hành,
giám sát toàn bộ tài sản/ hoạt động
được chuyển giao.

- Rủi ro và bất định tồn tại trong
mọi hoạt động của con người và
tổ chức, vì vậy tránh rủi ro này
thì không hẳn sẽ tránh được rủi
ro khác.
- Trong nhiều tình huống không
thể đặt ra giải pháp né tránh,
hoặc nguyên nhân của rủi ro gắn
chặt với bản chất hoạt động do
vậy không thể chỉ loại bỏ nguyên
nhân mà không loại bỏ hoạt
động.

Các hình
thức

1. Chủ động né tránh:

- Trong một số trường hợp, phương
thức này không đảm bảo loại bỏ rủi ro
trước khi nó xảy ra mà chỉ có tác dụng
giảm bớt hậu quả trong khi phương
thức né tránh tỏ ra hiệu quả hơn.(VD:
Bảo hiểm nhân thọ không giúp tài xế
lái xe tránh được nguy cơ tử nạn).


1. Nghịch hành

- Là hình thức phổ biến nhất Là việc tham gia vào hai chiều trái
được áp dụng để đối phó với rủi ngược nhau của cùng một sự việc và
ro.
như vậy rủi ro bị vô hiệu hóa. Phương
pháp này được các nhà kinh doanh sử
Ví dụ minh họa:
dụng bằng các mua - bán non sản
a. Mùa mưa lũ đi qua hầm là phẩm (mua - bán short) với điều kiện
cách tốt nhất tránh tai nạn thay giao hàng trong tương lai (phương
pháp Hedging). Trong trường hợp này
vì đi đường đèo.
rủi ro tăng và giảm giá được chuyển
b. Mùa mưa bão nên tránh tổ từ người sản xuất (người bán non)
chức các tour du lịch biển đảo vì sang người mua non hàng hóa.
hiếm có du khách tham gia, dễ
2. Cho thầu lại (toàn bộ hay một phần)
thua lỗ .
2. Loại bỏ nguyên nhân:

Ví dụ minh họa:

- Hình thức này không phổ biến Nhà thầu chính trúng thầu xây dựng
vì cần thời gian cho tìm hiểu, một cao ốc có thể cho thầu lại toàn bộ


đúc kết và tốn chi phí.

hoặc một số công trình phụ (điện,

nước...). Lúc này, một phần rủi ro sẽ
Ví dụ minh họa: gần giống với
chuyển từ nhà thầu chính sang nhà
trường hợp giảm thiểu nguy cơ.
thầu phụ.
3. Bảo hiểm
Kỹ thuật bảo hiểm sẽ giúp cho người
ta quy tụ được một số đông người, lấy
chi phí (phí đóng bảo hiểm) của số
đông người may mắn bù đắp tổn thất
cho số ít người không may mắn gặp
rủi ro và bị tổn thất. Cách thức hoán
chuyển và cách xử lý của hình thức
này triệt để hơn hai hình thức trên vì
hoán chuyển rủi ro của bảo hiểm là
hoán chuyển cho số đông người vừa
đủ để mỗi người không bị rủi ro tác
động làm ảnh hưởng trầm trọng, trong
khi ở các hình thức hoán chuyển rủi ro
khác, việc hoán chuyển chỉ giải quyết
lợi ích cục bộ của một người, rủi ro
vẫn còn tiếp tục đe dọa lợi ích của
người khác và lợi ích của cả nền kinh
tế xã hội.
Ví dụ minh họa:
Mua BHNT cho người trụ cột là nhờ
công ty bảo hiểm san sẽ gánh nặng tài
chính gia đình nếu không may người
trụ cột bị tử vong hoặc mất sức lao
động do biến cố ngoài ý muốn.



Tài liệu tham khảo:
Nhóm tham khảo một số thông tin từ nhiều nguồn: internet, sách báo, tài liệu học
tập như sau:
Sách nguyên lý thực hành bảo hiểm_Th.s Nguyễn Tiến Hùng
/> /> />


×