Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

giáo án toán lớp 5 tuần 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.01 KB, 15 trang )

Lớp: 5D

Năm học: 2016 – 2017

TUẦN 17
Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2016
Ngày soạn:24/12/2016
Ngày giảng: 27/12/2016

Chiều
LUYỆN TẬP CHUNG

Tiết 1-Toán:
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan
đến tỉ số %.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập làm bài tập 3.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hoie đáp.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập3 ở vở bài tập.
- HS nhận xét.
- Giáo viên chữa bài, nhận xét.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Luyện tập chung
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập
- Học sinh làm bài vào vở bài tập, giáo viên chữa bài nhận xét.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.


- Học sinh thực hiện theo các quy tắc tính đã học.
- Cách tính thừa số chưa biết, cách tìm số chia.
Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh nêu cách giải bài toán. Học sinh giải vào phiếu học tập.
- Giáo viên hướng dẫn giải bằng 2 cách
Bài giải
Hai ngày đầu bơm được là:
355 + 405 = 70% ( lượng nước trong hồ)
Ngày thứ ba bơm được là:
100% - 75% = 25% ( lượng nước trong hồ)
Đáp số: 25% lượng nước trong hồ
Bài 4: học sinh nêu yêu cầu của bài tập
- Học sinh làm bài, giáo viên chữa bài nhận xét.
Đáp án: D
1


Lớp: 5D
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới.

Năm học: 2016 – 2017

Tiết 2- Mĩ thuật: XEM TRANH: DU KÍCH TẬP BẮN
I. Mục tiêu:
- Học sinh có làm quen với bức tranh Du kích tập bắn và một số tác phẩm của
họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- Cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của tác phẩm.
- Cảm nhận và học tập các giá trị tạo hình khi thực hành những bài tập vẽ trong

chương trình và góp phần hình thành xúc cảm thẩm mĩ khi thưởng thức các tác
phẩm nghệ thuật.
II. Chuẩn bị:
- GV:
+ Tranh Du kích tập bắn trong SGK hoặc phóng to.
+ Một số bức tranh khác của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- HS:
+ SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả
+ GV đề nghị 1 HS đọc phần giới thiệu tác giả trong SGK
+ Cả lớp lắng nghe và GV đề nghị HS nhắc lại nội dung cơ bản của phần giới
thiệu về tác giả Nguyễn Đỗ Cung.
- HS Nguyễn Đỗ Cung quê ở Hà Nội, ông sinh năm 1912 trong một gia đình
nhà nho yêu nước.
- Ông là một trong các hoạ sĩ tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp và để lại
nhiều tác phẩm hội hoạ có giá trị ở thời kì này. Hoà bình lập lại, ông tham gia
nhiều công việc phục vụ cho công cuộc đổi mới của đất nước như : Nghiên cứu
lịch sử mĩ thuật Việt Nam, xây dựng Viện Bảo tàng Mĩ thuật, vẽ tiền và vẽ tín
phiếu, vẽ nhiều tác phẩm hội hoạ ca ngợi cuộc sống và lao động của đất nước.
Ông mất năm 1977, hưởng thọ 65 tuổi. Ông cũng là một trong 8 hoạ sĩ được
trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh xem tranh Du kích tập bắn

2


Lớp: 5D

Năm học: 2016 – 2017
- GV: Treo bức tranh Du kích tập bắn hoặc cho HS theo dõi bức tranh trong
SGK và GV nói về bức tranh bằng giọng kể chuyện:
+ Tác phẩm vẽ năm 1947, tại chiến khu V – miền nam trung bộ.
+ Tác phẩm được vẽ bằng chất liệu bột màu
- Tác phẩm được vẽ trong khí thế kháng chiến sôi sục của quân và dân ta chống
thực dân Pháp xâm lược.
- Nội dung tác phẩm vẽ về cảnh tập luyện của du kích La Hay, một địa bàn của
miền trung. Cảnh luyện tập vất vả dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè. Dáng những
người du kích mảnh mai, đen sạm trên bãi cát nóng mênh mang như muốn khẳng
định ý chí quyết tâm chống giặc của người dân miền trung anh hùng. Dưới cát
nóng và nắng cháy, trang phục vũ khí thô sơ, làm bạn với những người du kích chỉ
là những cây xương rồng khẳng khiu càng cho người xem cảm nhận được sự vất vả
và lòng căm thù giặc, lòng quyết tâm tập luyện để chiến đấu giữ gìn quê hương của
du kích La Hay. Họ xứng đáng được ghi công và họ là đại diện cho cả một dân tộc
anh hùng đồng lòng đứng lên chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bình yên xóm làng,
quê hương, đất nước.
- Cách thức bố cục mang nhiều tính phá thế tạo cho bức tranh trở nên xôn sao,
sống động. Những mảng hình dọc chạy liên tiếp: Đó là dáng người, hình xây
xương rồng, đường hào như được giữ lại cân bằng khi được chắn lại bởi những
hàng cây, dãy nhà và rặng núi nhấp nhô xa xa. Tác giả cũng khéo léo viết dòng chữ
La Hay ở cuối tranh bên phải như bất chợt kéo lại mảng đậm, tạo thành một bố cục
hoàn hảo.
- Đây là cách tạo hình mang nhiều yếu tố lập thể- phần kiến thức mà các em sẽ
được học ở chương trình mĩ thuật THCS.
+ GV đề nghị các nhóm học sinh vừa xem bức tranh vừa nhớ lại những lời cô
giáo giảng.
- Gọi đại diện một nhóm kể lại bức tranh. Gọi các nhóm khác kể lại.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
+ GV nhận xét đánh giá giờ học bằng các nhận xét về sự chú ý lắng nghe lời cô

giáo giảng của học sinh, về trí nhớ, sự tưởng tượng khi thưởng thức tác phẩm Du
kích tập bắn của các em.
c. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.

3


Lớp: 5D

Năm học: 2016 – 2017

Tiết 3- LTVC:
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
I. Mục tiêu:
- Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, từ
nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi bài tập 1,2.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 học sinh làm lại bài tập 2 ở tiết LTVC trước.
- HS nhận xét. Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Ôn tập về từ và cấu tạo từ
Bài tập 1: Học sinh đọc nội dung bài tập.
- Học sinh nhắc lại kiến thức: Trong Tiếng Việt có những kiểu cấu tạo từ như

thế nào?
- Tổ chức cho học sinh làm việc và báo cáo kết quả.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét, góp ý.
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh xác định được từ đồng âm, từ đồng nghĩa
- Giáo viên và cả lớp nhận xét, góp ý.
Bài tập 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập
- Học sinh hoạt động theo nhóm
- GV có thể gợi ý để cho học sinh trả lời nhung yêu cầu học sinh thể hiện chính
xác. Giáo viên chữa bài, nhận xét.
Bài tập 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Học sinh làm bài tập giáo viên chữa bài nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. Về nhà học bài và xem bài mới.

4


Lớp: 5D

Năm học: 2016 – 2017
Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2016
Ngày soạn:25 /12/2016
Ngày giảng: 28 /12/2016

Sáng
CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

Tiết 1-Tập đọc:
I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng tâm tình nhẹ nhàng, ngắt nhịp hợp
lý theo thể thơ lục bát.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã
mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi dáp.
2. Kỹ thuật: khăn trải bàn, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai học sinh đọc bài: Ngu Công xã Trịnh Tường và nêu nội dung của bài.
- HS nhận xét. GV đánh giá.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Ca dao về lao động sản xuất
a, Luyện đọc:
- Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ mới.
- GV hướng dẫn cách đọc:Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng tâm tình
nhẹ nhàng, ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ lục bát.
- Một học sinh khá giỏi đọc bài.
- Học sinh nối tiếp đọc các đoạn của bài văn. Kết hợp luyện đọc từ khó.
- Học sinh đọc theo cặp. 1 HS đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu bài thơ và hướng dẫn học sinh cách đọc bài văn.
b, Tìm hiểu bài:
- HS đọc bài, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tìm những hình ảnh nói lên nổi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản
xuất?( hoạt động nhóm tổ dùng sơ đồ tư duy).
( cày đồng đang buổi ban trưa, mồ hôi thánh thót…Sự lo lắng: Đi cấy còn trông
nhiều bề…)
+ Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?(học sinh hoạt

động nhóm đôi ghi câu trả lời ra phiếu bài tập)
( Công lênh chẳng quản lâu đâu, ngày nay nước bạc…)
+ Tìm những câu ứng với mỗi nội dung a, b, c (hoạt động nhóm 4):
5


Lớp: 5D
Năm học: 2016 – 2017
Khuyên nhân dân chăm chỉ cày cấy: Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang…
Thể hiện quan tâm trong lao động sản xuất: Trông cho chân cứng đá mềm…
Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo: Ai ơi bưng bát cơm…
c, Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung từng nội
dung.
- Học sinh đọc nối tiếp bài.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài: Lao động vất vả trên ruộng đồng
của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
- Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 2-Toán:
GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng trừ, nhân, chia các số
thập phân.
II. Chuẩn bị:
- Các nhóm có máy tính bỏ túi.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: trực quan, thực hành.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.

IV. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập 3 ở vở bài tập.
- HS nhận xét. Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Giới thiệu máy tính bỏ túi
a, Làm quen với máy tính bỏ túi:
- Các nhóm quan sát trả lời câu hỏi: Em thấy trên mặt máy có những gì?
( màn hình và màn phím)
Em thấy những gì ghi trên những phím?
b, Thực hiện các phép tính:
- Ghi phép cộng lên bảng: 25,3 + 7,09
- Đọc cho học sinh ấn lần lượt các phím cần cần thiết đồng thời quan sát kết
quả.
- Học sinh làm thêm các ví dụ khác.
c, Thực hành:
- Học sinh tự thực hiện theo nhóm vì đây là các bài tập dễ.
6


Lớp: 5D
- Học sinh thay nhau bấm phím.
- Học sinh thi nhau tính bằng máy tính bỏ túi.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài tập.
- Về nhà học bài và làm các bài tập ở SGK.
- Giáo viên nhận xét tiết học.

Năm học: 2016 – 2017


Tiết 3-Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN
I. Mục tiêu:
- Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn.
- Biết viết một lá đơn xin học môn tự chọn đúng thể thức đủ nội dung cần thiết.
* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục:
+ Ra quyết định/ giải quyết vấn đề
+ Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành biên bản vụ việc.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu đơn xin nhập học
III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp: luyện tập theo mẫu, thảo luận nhóm, hỏi đáp.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc lại biên bản về việc cụ Ún trốn viện.
- GV đánh giá.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Ôn luyện về viết đơn
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho học sinh làm việc và báo cáo kết quả
- Học sinh viết hoàn thành lá đơn.
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên giúp học sinh viết đơn đúng theo mẫu quy định.
- Tổ chức cho học sinh làm việc và báo cáo kết quả.
- Học sinh làm hoàn thành lá đơn
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài. Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 4-Khoa học:

KIỂM TRA HỌC KÌ I

(Có đề kèm theo)

7


Lớp: 5D

Năm học: 2016 – 2017
Chiều
LUYỆN TẬP

Tiết 1- Luyện Toán:
I. Mục tiêu:
- Biết tìm tỉ số phần trăm của một số và vận dụng trong giải toán.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập làm bài tập 3.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thực hành, thảo luận nhúm.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Luyện tập
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- GV gọi một học sinh làm mẫu một bài sau đó học sinh tự làm bài vào vở.
- Giỏo viờn chữa bài, nhận xét:
320 x 15 : 100 = 48(kg)
235 x 24 : 100 = 56,4 (m2); 350 x 0,4 : 100 = 1,4
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
Hướng dẫn học sinh tính 35% của 120 kg là:

120 x 35 : 100 = 42 (kg)
Bài 3: Học sinh đọc đề toán, tóm tắt đề toán.
- Học sinh nêu cách giải bài toán
- Giáo viên cho học sinh giải vào phiếu học tập.
- Giỏo viờn chữa bài nhận xột.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập, giáo viên chữa bài nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài tập.
- Về nhà học bài và làm các bài tập ở SGK.
Tiết 2- Tập làm văn:
ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN
I. Mục tiêu:
- Rèn viết một lá đơn xin học môn tự chọn đúng thể thức đủ nội dung cần
thiết.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu đơn xin nhập học
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
8


Lớp: 5D
Năm học: 2016 – 2017
*Giới thiệu bài: Ôn luyện về viết đơn
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho học sinh làm việc và báo cáo kết quả
- Học sinh viết hoàn thành lá đơn.
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- Giáo viên giúp học sinh viết đơn đúng theo mẫu quy định.
- Tổ chức cho học sinh làm việc và báo cáo kết quả.
- Học sinh làm hoàn thành lá đơn
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới.

ÔN HAI BÀI HÁT
REO VANG BÌNH MINH VÀ HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI
XANH. ÔN TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 2

Tiết 3 - Âm nhạc:

I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Tập biểu diễn 2 bài hát
- Biết hát kết hợp các hoạt động
- Học đọc nhạc hát lời và gõ phách bài TĐN só 2
II. Chuẩn bị:
Sách GK âm nhạc lớp 5
III. Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
- GV giới thiệu nội dung tiết học
2. Phần hoạt động
Nội dung 1:Tập biểu diễn 2 bài hát Reo vang bình minh,Hãy giữ cho em bầu
trời…
Hoạt động 1: Tập biểu diễn bài hát Reo vang bình minh
- HS ôn bài hát
- HS tập biểu diễn theo nhóm- cá nhân
Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh
- HS ôn bài hát

- HS tập biểu diễn theo nhóm- cá nhân
Nội dung 2: Ôn tập ĐN số 2
- Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 2
- Tổ nhóm trình bày bài TĐN
3. Phần kết thúc.
- GVcho HS hát lại bài hát. Dặn HS chuẩn bị bài học sau
9


Lớp: 5D

Năm học: 2016 – 2017
Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2016
Ngày soạn:26 /12/2016
Ngày giảng: 29 /12/2016

Chiều
Tiết 1- Luyện Toán: SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI ĐỂ
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. Mục tiêu:
- Biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
II. Chuẩn bị:
- Máy tính bỏ túi cho các nhóm học sinh.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Luyện tập.
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu bài toán.
- Học sinh thực hành theo cặp thay nhau thực hiện với máy. Đọc kết quả thực
hiện.

Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Học sinh làm bài vào vở, giáo viên chữa bài nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới.

Tiết 2 –LTVC:

ÔN TẬP VỀ CÂU

I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến.
- Phân loại được các kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?. Xác định
đúng các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu khổ to viết sẵn các nội dung cần ghi nhớ.
- Phiếu làm bài tập 1, 2.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
10


Lớp: 5D

Năm học: 2016 – 2017


*Giới thiệu bài: Ôn tập về câu
Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- GV hỏi: Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng cách nào?
Câu kể dùng để làm gì?
Câu khiến dùng để làm gì?
Câu cảm dùng để làm gì?
- Học sinh nhớ lại những kiến thức đã học.
- Học sinh làm vào vở. Giáo viên chữa bài nhận xét.
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Các em đã biết những câu kể nào?
- Học sinh đọc thầm mẫu chuyện Quyết định độc đáo làm bài vào vở bài
tập.
- Học sinh làm vào phiếu đính vào bảng, giáo viên chữa bài nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới.
Tiết 3-Kỹ thuật:
THỨC ĂN NUÔI GÀ
I. Mục tiêu:
- Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu một số loại thức ăn dùng để nuôi gà.
- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử
dụng để nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương
II.Chuẩn bị:
Tranh, ảnh minh họa một số thức ăn chủ yếu nuôi gà.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu cách chọn gà lấy trứng?
Nêu cách chọn gà lấy thịt?
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài: Thức ăn nuôi gà.

Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà.
Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển?
Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu?
Nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà?
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà.
- Ghi tên các loại thức ăn cho gà.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà.
Thức ăn của gà được chia làm mấy loại? Hãy kể tên các loại thức ăn?
- Giáo viên cho học sinh trình bày, nhận xét bổ sung.
3. Củng cố dặn dò:
11


Lớp: 5D

Năm học: 2016 – 2017

- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới.
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2016
Ngày soạn:27/12/2016
Ngày giảng: 30/12/2016

Sáng
Tiết 1 - Địa lí:
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lý tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn
giản đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên về địa hình, khí hậu sông ngòi đát
rừng.

- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi đồng bằng, sông lớn các đảo, quần đảo
của nước ta trên bản đồ.
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời 2 câu hỏi sau:
+ Thương mại gồm những hoạt động nào?
+ Ngành du lịch nước ta như thế nào?
- HS nhận xét.
- GV đánh giá.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Ôn tập học kỳ I
- Nội dung ôn tập theo các câu hỏi:
+ Thương mại gồm những hoạt động nào?
+ Vai trò của ngành thương mại?
+ Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
+ Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống nhân dân?
+ Chúng ta có trách nhiệm gì đối với rừng?
+ Những điều kiện nào để thành phố HCM trở thành trung tâm CN lớn nhất cả
nước?
+ Có nhận xét gì về việc phân bố dân cư của nước ta?
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
12



Lớp: 5D
- GV chốt kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới.

Năm học: 2016 – 2017

Tiết 2-Tập làm văn:
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người Bố cục, trình tự,
miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu ghi lỗi học sinh mắc phải.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp.
2. Kỹ thuât: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh nhắc lại bố cục của bài văn tả người.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Trả bài văn tả người
a, Giáo viên nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp:
- Phần lớn các em đã viết đúng theo bố cục của bài văn tả người.
- Các em đã biết miêu tả về hình dáng, tính tình cử chỉ, hoạt động của người.
- Nhiều em đã biết trau chuốt lời văn cách dùng từ, đặt câu rất hay. Một số em
bài làm còn lủng củng.

b, Hướng dẫn học sinh chữa bài:
- Học sinh sửa những lỗi đã nêu trong bài.
- Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạh nội dung của bài.
- Về nhà học bài và xem bài mới.

13


Lớp: 5D
Năm học: 2016 – 2017
Tiết 3-Toán:
HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết đặc điểm của hình tam giác có 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.
- Phân biệt 3 dạng của hình tam giác.
- Nhận biết đáy và đường cao tương ứng của hình tam giác.
II. Chuẩn bị:
- Các dạng hình tam giác như trong SGK. Ê ke.
III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: phân tích mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tính 50% của 180; 36% của 72
- HS nhận xét.
- Giáo viên chữa bài nhận xét.
2. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Hình tam giác
a, Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác:
- Học sinh chỉ ra ba cạnh, ba đỉnh, ba góc của mỗi hình tam giác.
- Học sinh viết tên ba góc, 3 cạnh của mỗi hình tam giác.
b, Giới thiệu ba dạng của hình tam giác:
- Giáo viên giới thiệu đặc điểm:
- Hình tam giác có ba góc nhọn.
- Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn.
- Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn
- Học sinh nhận dạng, tìm ra những hình tam giác theo từng dạng hình.
c, Giới thiệu đáy và đường cao:
- Giới thiệu hình tam giác ABC, nêu tên đáy ABC và đường cao AH tương ứng.
- Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của
hình tam giác.
- Học sinh tập nhận biết đường cao của hình tam giác
d, Thực hành:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Học sinh viết tên ba góc và ba cạnh của tam giác
Bài 2: Học sinh chỉ ra đường cao tương ứng với đáy vẽ trong mỗi hình tam giác.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
a, Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm số ô vuông và số nữa ô vuông.
- Hình tam giác ADE và hình tam giác EDH có 6 ô vuông và 4 nửa ô vuông.
Hai hình tam giác đó có diện tích bằng nhau.
14


Lớp: 5D
b, c, làm tương tự
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung của bài.

- Về nhà học bài và xem bài mới.

Năm học: 2016 – 2017

Tiết 4 - HĐTT:
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá tình hình học tập, nề nếp của học sinh trong tuần qua.
- Nêu kế hoạch của tuần tới.
II. Lên lớp:
1. Lớp trưởng nhận xét:
Học sinh có ý kiến.
2. Giáo viên đánh giá chung:
*Ưu điểm: Đi học đầy đủ đúng giờ.
- Giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ, tác phong gọn gàng.
- Một số học sinh có ý thức vươn lên trong học tập: Ngữ; Tên.
*Khuyết điểm:
- Một số em chưa có ý thức học tập: Tăng
- Ngồi trong lớp chưa có ý thức còn nói chuyện nhiều.
3. Kế hoạch tới:
- Tổ chức vệ sinh trường lớp.
- Hạn chế việc nghỉ học không có lí do.

15



×