Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam giai đoạn 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------

VŨ THỊ THU PHƯƠNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------

VŨ THỊ THU PHƯƠNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh – hướng nghề nghiệp
Mã số: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. PHẠM XUÂN LAN

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” là do chính Tôi nghiên
cứu và thực hiện. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế có nguồn gốc
rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan. Tôi xin tự chịu trách
nhiệm về tính xác thực và tham khảo tài liệu khác.
Học viên thực hiện

Vũ Thị Thu Phương


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM ................................................................................................................ 6
1.1.

Giới thiệu về Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu ....................................... 6


1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................... 6
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm, dịch vụ........................................................ 7
1.1.3. Bộ máy tổ chức ................................................................................................ 8
1.2.

Tầm nhìn và định hướng phát triển đến năm 2020 .................................. 10

1.2.1. Tầm nhìn phát triển ........................................................................................ 10
1.2.2. Định hướng phát triển giai đoạn 2015 – 2020 ............................................... 10
1.3.

Tổng quan tình hình hoạt động của Eximbank thời gian qua ................. 11

1.3.1. Huy động vốn ................................................................................................. 12
1.3.2. Tín dụng ......................................................................................................... 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 19
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH .......................... 20
2.1.

Lợi thế cạnh tranh và các chiến lược cạnh tranh ...................................... 20

2.1.1. Nguồn lực, năng lực và lợi thế cạnh tranh ..................................................... 20
2.1.1.1.

Khái niệm về cạnh tranh ................................................................. 20

2.1.1.2.

Lợi thế cạnh tranh ........................................................................... 21


2.1.1.3.

Nguồn lực ........................................................................................ 22


2.1.1.4.

Năng lực và năng lực cạnh tranh cốt lõi ......................................... 23

2.1.2. Lợi thế cạnh tranh và các chiến lược cạnh tranh cơ bản ................................ 25

2.2.

2.1.2.1.

Chiến lược chi phí thấp nhất ........................................................... 25

2.1.2.2.

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm ................................................ 26

2.1.2.3.

Chiến lược tập trung ....................................................................... 26

Các phương pháp phân tích để xác định năng lực cạnh tranh và lợi thế
cạnh tranh ..................................................................................................... 27

2.2.1. Phân tích điểm mạnh yếu theo 3 tiềm lực thành công ................................... 27
2.2.2. Phân tích chuỗi giá trị..................................................................................... 30

2.3.

Đầu tư xây dựng và phát triển lợi thế cạnh tranh .................................... 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 33
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
NGÂN HÀNG EXIMBANK ................................................................................... 34
3.1.

Đánh giá các yếu tố tạo ra giá trị cho khách hàng của Eximbank .......... 34
3.1.1. Nghiên cứu định tính........................................................................... 34
3.1.2. Nghiên cứu định lượng ....................................................................... 35

3.2.

Phân tích và đánh giá các yếu tố nguồn lực bên trong tạo ra giá trị
khách hàng của Eximbank .......................................................................... 39
3.2.1. Mẫu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 39
3.2.2. Phân tích theo mô hình chuỗi giá trị ................................................... 40

3.3.

Phân tích điểm mạnh điểm yếu của Eximbank so với các đối thủ cạnh
tranh .............................................................................................................. 54

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 57
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
EXIMBANK ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ ........................ 58
4.1.


Định hướng về chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của Eximbank
trong giai đoạn 2015 – 2020 ......................................................................... 58


4.2.

Lựa chọn chiến lược cạnh tranh ngân hàng bán lẻ của Eximbank ......... 59

4.3.

Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về nguồn lực..................... 61
4.3.1. Phát triển đội ngũ bán hàng và marketing .......................................... 61
4.3.2. Phát triển mạng lưới hoạt động ........................................................... 64
4.3.3. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng .................................................... 65
4.3.4. Nâng cao năng lực tài chính ................................................................ 66
4.3.5. Nâng cao năng lực quản trị điều hành ................................................ 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................... 70
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh các chỉ số tài chính các ngân hàng 2014
Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn của Eximbank giai đoạn 2010 – 2014
Bảng 1.3: Quy mô huy động vốn các NHTM
Bảng 1.4: Thị phần huy động vốn các NTHM
Bảng 1.5: Thị phần huy động theo đối tượng khách hàng của 5 NHTM năm 2014

Bảng 1.6: Tình hình hoạt động cho vay của Eximbank giai đoạn 2010 – 2014
Bảng 1.7: Thị phần tín dụng của các NHTM
Bảng 3.1: Mức độ quan trọng của các yếu tố phối thức thị trường
Bảng 3.2: So sánh các yếu tố phối thức tạo ra giá trị cho khách hàng giữa các ngân
hàng
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu tài chính của các NHTM năm 2014
Bảng 3.4: Một số giải thưởng trong lĩnh vực ngân hàng của các NHTM năm 2014


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Eximbank
Hình 1.2: Tỷ trọng huy động vốn theo đối tượng khách hàng Eximbank giai đoạn
2010 – 2014
Hình 1.3: So sánh cơ cấu huy động vốn theo khách hàng của các NHTM năm 2014
Hình 1.4: Thị phần huy động vốn của 5 NHTM so với toàn ngành năm 2014
Hình 1.5: Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010 – 2014
Hình 1.6: Tỷ trọng cho vay theo đối tượng khách hàng Eximbank giai đoạn 2010 –
2014
Hình 1.7: Cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân theo sản phẩm
Hình 1.8: Thị phần cho vay của 5 NHTM so với toàn ngành năm 2014
Hình 2.1: Năng lực cốt lõi như một khả năng chiến lược
Hình 2.2: Các chiến lược cạnh tranh cơ bản
Hình 2.3: Các loại tiềm lực thành công
Hình 2.4: Ma trận phân tích điểm mạnh và điểm yếu
Hình 2.5: Chuỗi giá trị
Hình 2.6: Sử dụng mô hình chuỗi giá trị để nhận dạng các nguồn lực tạo ra giá trị
khách hàng
Hình 3.1: Chuỗi tạo giá trị của ngân hàng
Hình 3.2: Số lượng nhân viên và thu nhập bình quân trong năm 2014
Hình 3.3: Lợi nhuận bình quân trên mỗi nhân viên của các ngân hàng năm 2014

Hình 3.4: Mạng lưới giao dịch của các ngân hàng đến cuối năm 2014
Hình 3.5: Ma trận phân tích điểm mạnh điểm yếu của các ngân hàng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

CNTT

Công nghệ thông tin

EIB

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

Eximbank

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

MBB

Ngân hàng TMCP Quân đội

NHBL

Ngân hàng bán lẻ

NHNN


Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng Thương mại cổ phần

ROA

Return On Assets (Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản)

ROE

Return On Equity (Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu)

Sacombank

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

SMBC

Sumitomo Mitsui Banking Corporation

STB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín


TCB

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, cạnh tranh là yếu tố không
thể tránh khỏi trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào từ doanh nghiệp sản xuất đến
cung ứng dịch vụ, trong đó có các tổ chức tín dụng hay ngân hàng. Hơn nữa, sau
cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 ở Mỹ và nợ công ở Châu Âu năm 2010 đã
khiến nhiều nền kinh tế rơi vào suy thoái, và Việt Nam cũng không tránh khỏi sự
ảnh hưởng này. Từ đây, không ít các ngân hàng Việt Nam bắt đầu lộ rõ những yếu
kém trong quản lý rủi ro, chất lượng tín dụng, khả năng thanh toán… Một số ngân
hàng đã tiến hành tái cơ cấu thông qua hình thức sát nhập, hợp nhất hay liên kết với
các đối tác nước ngoài như Ngân hàng TMCP Sài Gòn sát nhập với Ngân hàng
TMCP Đệ Nhất và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín nghĩa; Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Hà Nội hợp nhất Ngân hàng TMCP Habubank…. Không chỉ thay đổi về cơ
cấu tổ chức, bộ máy quản lý, các ngân hàng tiến hành xác định lại vị thế của mình

trên thị trường, mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng…để nâng cao năng lực
cạnh tranh, xây dựng chiến lược phát triển phù hợp nhằm có thể đứng vững trong
bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Đặc biệt trong thời gian tới,
khi mảng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ là xu hướng phát triển tất yếu của
Việt Nam, thì các ngân hàng cần phải tập trung đầu tư và phát triển thị trường này.
Xu thế này đã được các chuyên gia và giới tài chính, ngân hàng đề cập tại Diễn đàn
Đông Nam Á năm 2013 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn Dữ liệu
quốc tế IDG ASEAN tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh.
Việt Nam với đặc thù một quốc gia đang phát triển, quy mô thị trường 90
triệu dân và nhu cầu thanh toán dùng tiền mặt vẫn còn phổ biến thì thị trường ngân
hàng bán lẻ ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ trong thập niên tới. Đây là cơ hội lớn
cho các ngân hàng thương mại nhằm giúp người tiêu dùng gia tăng giá trị tài sản
bằng cách đầu tư trực tiếp hoặc sử dụng vốn vay một cách có chọn lọc để đầu tư vào
các tài sản sinh lời như bất động sản hoặc mở rộng kinh doanh, quản lý tốt và an
toàn tài sản của mình cũng như thực hiện các hoạt động thanh toán hàng ngày một


2

cách nhanh chóng và tiện lợi. Hiện nay, các ngân hàng nội địa cũng như nước ngoài
đã hướng sự chú ý vào phát triển thị trường này. Và ngân hàng Eximbank cũng
không thể nằm ngoài xu thế đó.
Qua hơn 20 năm phát triển, Ngân hàng Eximbank đã xây dựng được niềm tin
nơi khách hàng, khẳng định được vị thế trên thị trường tài chính và đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Tuy nhiên, do xuất phát điểm là ngân hàng chuyên về tài trợ xuất
nhập khẩu nên khách hàng truyền thống của Eximbank là các doanh nghiệp, trong
khi thị trường bán lẻ mới được ngân hàng chú trọng phát triển trong những năm gần
đây. Ngân hàng đã phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút
khách hàng cá nhân như sản phẩm huy động Tiết kiệm gửi góp, Tiết kiệm Phúc Bảo
An, cho vay tiêu dùng cá nhân để mua xe, nhà ở…, sản phẩm thẻ tín dụng/ghi

nợ/nội địa, dịch vụ ngân hàng trực tuyến Mobile banking, Internet banking…Nhờ
vậy, quy mô huy động và tín dụng từ dân cư (cá nhân, hộ gia đình) tăng qua các
năm. Năm 2014 số lượng khách hàng cá nhân đạt gần 900.000 khách hàng, tăng
18% so với đầu năm. Tuy nhiên, thị phần bán lẻ của ngân hàng so với các ngân
hàng thương mại cổ phần có cùng quy mô hoạt động vẫn còn khoảng cách khá xa
gồm Mbbank, Sacombank, ACB, Techcombank. Vì vậy, khi áp lực cạnh tranh ngày
càng gia tăng từ các ngân hàng trong và ngoài nước, đặc biệt trong phân khúc thị
trường bán lẻ, thì làm cách nào để ngân hàng Eximbank có thể phát triển duy trì lợi
thế cạnh tranh của mình, làm gia tăng thị phần, kết quả mang lại lợi nhuận ngày
càng cao là điều mà các nhà quản lý ngân hàng hiện đang rất quan tâm.
Là một thành viên hiện đang công tác tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam, tôi mong muốn đóng góp những kiến thức và thông tin đã học để góp
phần vào sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Ngân hàng trong tương lai. Vì lý do
đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam giai đoạn 2015-2020”.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên thị trường
trong thời gian sắp tới. Để đạt được mục tiêu này luận văn sẽ hướng đến các mục
tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
 Chỉ ra các yếu tố hình thành lợi thế cạnh tranh trong ngành Ngân hàng nói chung
đối với hoạt động ngân hàng bán lẻ.
 Phân tích đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam so với các ngân hàng đối thủ chính trên thị trường mục tiêu.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong hoạt động ngân hàng bán lẻ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam so với các ngân hàng thương mại khác.
Phạm vi nghiên cứu là hoạt động của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn dữ liệu lấy từ kết quả thảo luận với các chuyên gia, khảo sát khách
hàng, và Báo cáo tài chính đã kiểm toán do các Ngân hàng công bố, các công bố
thông tin trên báo đài của các Ngân hàng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu của luận văn được thực hiện thông qua phương pháp định tính và
định lượng, cụ thể như sau:
 Phương pháp nghiên cứu định tính: được sử dụng bằng cách thảo luận với các
nhà quản lý cấp cao và cấp trung của các Ngân hàng thương mại để khám phá
các yếu tố hình thành lợi thế cạnh tranh trong ngành, đánh giá điểm mạnh và yếu
về vị thế thị trường và nguồn lực của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam.


4

 Phương pháp nghiên cứu định lượng: được thực hiện thông qua bảng câu hỏi
khảo sát ý kiến khách hàng về Ngân hàng dựa trên thang đo từ các nghiên cứu lý
thuyết về năng lực cạnh tranh.
 Phương pháp thống kê: số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên, báo cáo
tài chính, bản công bố thông tin của Ngân hàng Eximbank và các ngân hàng cạnh
tranh, báo cáo thường niên và các ấn phẩm phát hành của Ngân hàng nhà nước
Việt Nam, các tạp chí chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng, sau đó sẽ được
xử lý, tổng hợp và phân tích để đưa ra thực trạng phát triển hoạt động ngân hàng
bán lẻ.
5. Ý nghĩa của luận văn:

Trên cơ sở nghiên cứu định tính và định lượng, luận văn sẽ đưa ra các đánh
giá về vị thế cạnh tranh và nguồn lực của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam so với ngành từ đó khuyến nghị các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngân hàng trên thị trường.
Những điểm hạn chế của đề tài:
-

Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên khung lý thuyết về 3 nhóm nhân tố
thành công do hai tác giả Rudolf Grunig – Richard Kuhn đề cập trong tài liệu
“Hoạch định chiến lược theo quá trình”, tuy có sự điều chỉnh thông qua nghiên
cứu định tính nhưng chưa được kiểm định bằng nghiên cứu định lượng.

-

Đề tài được thực hiện dựa trên những giả định là thị trường mục tiêu, khách hàng
và các đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng Eximbank được xác định là đúng và vì
vậy trọng tâm của nghiên cứu chỉ tập trung phân tích các yếu tố tạo nên năng lực
cạnh tranh trên thị trường mục tiêu mà Eximbank hướng đến.

6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng
biểu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, kết cấu của Luận văn gồm 4
chương, chi tiết như sau:


5

Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam
Chương 2: Lý thuyết về năng lực cạnh tranh
Chương 3: Đánh giá năng lực cạnh tranh Ngân hàng Eximbank

Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Eximbank đối với hoạt động
ngân hàng bán lẻ


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM
Mở đầu chương 1
Chương này tác giả sẽ lần lượt giới thiệu khái quát về Ngân hàng Eximbank,
trình bày kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua, phân
tích sâu vào mảng hoạt động bán lẻ của ngân hàng và cuối cùng là vấn đề kinh
doanh mà ngân hàng cần phải giải quyết trong thời gian tới.
1.1.

Giới thiệu về Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Tên quốc tế: Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank
Tên giao dịch: Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam
Tên viết tắt: Eximbank hoặc EIB
Địa chỉ hội sở chính: Tầng 8, Văn phòng L08-01-11+16, Tòa nhà Vincom
Center, số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại

: (84-8)38210056

Fax


: (84-8)38216913

Website

: www.eximbank.com.vn

Biểu tượng (logo):

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại Việt Nam vào ngày 24/05/1989
theo Quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên
là Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động
ngày 17/01/1990.


7

Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép
số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều
lệ đăng ký là 50 tỷ đồng tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import
Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Eximbank.
Eximbank được Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh chấp thuận cho
niêm yết kể từ ngày 20/10/2009 theo Quyết định số 128/QĐ-SGDHCM với mã giao
dịch là EIB.
Đến thời điểm 31/12/2014 vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.277 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu đạt 12.527 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng
có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Ngân hàng có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ sở chính tại
thành phố Hồ Chí Minh. Đến cuối năm 2014, Ngân hàng có 208 điểm giao dịch tại

22 tỉnh thành trên cả nước. Ngân hàng đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân
hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.
Trong quá trình hoạt động, Eximbank đã được các Tạp chí tài chính uy tín
trong và ngoài nước bình chọn và trao tặng các giải thưởng có giá trị như: Top 1000
ngân hàng hàng đầu thế giới do Tạp chí The Banker bình chọn; ngân hàng nội địa
tốt nhất Việt Nam do Tạp chí EuroMoney bình chọn; ngân hàng quản trị tốt nhất do
Tạp chí Asian Banker trao tặng; giải thưởng Thanh toán quốc tế xuất sắc do ngân
hàng Bank of New York Mellon trao tặng; Top 50 sản phẩm Vàng, dịch vụ Vàng do
Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng…
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm, dịch vụ
Eximbank là một tổ chức tín dụng được phép tiến hành đầy đủ các hoạt động
dịch vụ ngân hàng bao gồm:
 Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn (tiền gửi tiết kiệm/ thanh toán, chứng
chỉ tiền gửi, nhận vốn ủy thác, vốn từ các TCTD trong và ngoài nước…)
 Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi;
cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng.


8

 Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa
(L/C, D/A, D/P, T/T, Cheque…)
 Nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán
thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước…)
 Kinh doanh ngoại hối theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap),
kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Option).
 Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Vtop, MasterCard,
Visa, JCB, VisaDebit…
 Cung cấp các dịch vụ khác:
-


Dịch vụ ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ,
nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

-

Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học, tư vấn tài chính.

-

Ngân hàng điện tử (Home Banking, Mobile Banking, Internet Banking)

-

Các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng nhà nước chấp thuận.
1.1.3. Bộ máy tổ chức
Đến cuối năm 2014, cơ cấu tổ chức Eximbank như sau: Hội sở chính tại

thành phố Hồ Chí Minh gồm 8 Khối nghiệp vụ và 5 Trung tâm hỗ trợ; mạng lưới
giao dịch trực tiếp với khách hàng gồm 44 chi nhánh, 163 phòng giao dịch và 01
Qũy Tiệt kiệm đặt tại các thành phố lớn và được phân chia quản lý thành 05 khu
vực địa lý gồm miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, miền
Tây Nam Bộ và khu vực TP.Hồ Chí Minh.
Ưu điểm của mô hình tổ chức hoạt động như trên là tách bạch các hoạt động
kinh doanh và quản trị theo hướng chuyên môn hóa. Sự tách biệt vai trò giữa bộ
phận trực tiếp quan hệ khách hàng và bộ phận quản trị kiểm soát sẽ giúp phát huy
tính chuyên nghiệp trong các hoạt động tác nghiệp hàng ngày, vừa đáp ứng các yêu
cầu của khách hàng một cách nhanh nhất, vừa kiểm soát tốt rủi ro trong hoạt động
kinh doanh.



9

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Eximbank
Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 của Ngân hàng Eximbank


10

1.2.

Tầm nhìn và định hướng phát triển đến năm 2020

1.2.1. Tầm nhìn phát triển
Eximbank tận dụng các cơ hội thị trường để duy trì tốc độ tăng trưởng bền
vững, củng cố và mở rộng nền tảng khách hàng, nâng tầm vị thế và xây dựng
Eximbank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hiện đại, là nơi các cổ đông, nhà
đầu tư, khách hàng và các đối tác luôn yên tâm về hiệu quả đầu tư và an toàn vốn, là
ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng
cao, là một thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và có nhiều
đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội.
1.2.2. Định hướng phát triển giai đoạn 2015 - 2020
Trong Báo cáo thường niên 2014 đối với các cổ đông, những nhà quản lý của
Ngân hàng Eximbank đã đưa ra định hướng phát triển đối với ngân hàng trong
tương lai, như sau:
-

Giai đoạn 2015 – 2020 Eximbank phấn đấu nằm trong top 5 ngân hàng
thương mại cổ phần (không bao gồm các NHTMCP có vốn của nhà nước).


-

Tận dụng thời cơ, cơ hội, sử dụng hiệu quả thế mạnh về nguồn vốn chủ sở
hữu thông qua nghiệp vụ ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, hoạt
động công ty con, công ty liên kết. Đồng thời, tận dụng các thế mạnh quan
hệ rất tốt với các đối tác nước ngoài, đặc biệt đối tác chiến lược là Ngân hàng
Sumitomo Mitsui.

-

Phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường, tăng cơ cấu thu
nhập dịch vụ trong tổng thu nhập ngân hàng, nhất là các dịch vụ thanh toán.

-

Tiếp tục phát huy thế mạnh trên các lĩnh vực tài trợ thương mại, tài trợ xuất
nhập khẩu, kinh doanh vàng, ngoại hối, phát triển đa dạng các sản phẩm dịch
vụ trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, từng bước áp
dụng các chuẩn mực quốc tế tốt nhất, và phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao.


11

-

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ thông qua việc xây dựng
mô hình bán lẻ phù hợp, xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp hơn,
xây dựng chính sách sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.


-

Tăng cường tập trung bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ quyền
con người, tuân thủ các quy định về lao động, việc làm và tham gia các chính
sách xã hội khác trong quá trình hoạt động của Eximbank.

1.3.

Tổng quan tình hình hoạt động của Eximbank thời gian qua

Để đánh giá đầy đủ thực trạng hiện nay của Eximbank cần xem xét các chỉ số
tài chính của Eximbank so với các ngân hàng khác trên thị trường, sau đó đi sâu vào
phân tích đánh giá thị phần hoạt động ngân hàng bán lẻ so với các đối thủ cạnh
tranh chính, cụ thể về mảng huy động và cho vay. Dưới đây tác giả lựa chọn 4 ngân
hàng TMCP đang là đối thủ cạnh tranh chủ yếu với Eximbank. Các ngân hàng này
có đặc điểm là không phải ngân hàng có vốn của nhà nước, có qui mô hoạt động
không khác biệt nhiều và thương hiệu được mọi người biết đến.
Bảng 1.1: So sánh các chỉ số tài chính các ngân hàng 2014 (Đvt: tỷ đồng)
Tổng
Huy
tài sản
động
Sacombank
188.678 162.533
Techcombank
176.218 132.434
Mbbank
198.411 167.941
ACBbank
179.897 155.515

Eximbank
161.162 101.471
Ngân hàng

Cho
Vốn
Vốn chủ
Lợi nhuận
vay
điều lệ sở hữu
trước thuế
124.576 10.918
12.591
2.851
81.308
8.878
8.878
1.342
100.571 11.594
11.932
3.003
115.354
8.712
8.712
1.104
87.147 12.277
12.527
57

ROE


ROA

18,10%
11,97%
19,73%
10,59%
0,38%

1,21%
0,60%
1,19%
0,51%
0,03%

Nguồn: số liệu tổng hợp từ BCTC riêng 2014 của các ngân hàng
Nhìn chung, Eximbank và Sacombank có vốn chủ sở hữu xấp xỉ lớn nhất so
với các ngân hàng còn lại. Lợi thế về vốn chủ sở hữu giúp cho các hệ số nợ và thanh
khoản của Eximbank ở mức an toàn. Hiện nay Eximbank đáp ứng tốt các chỉ tiêu an
toàn vốn theo quy định NHNN và tiếp cận các chuẩn mực Basel II (chỉ số an toàn
vốn (CAR) của Eximbank luôn duy trì mức cao hơn 13% so với quy định là 9%).
Các chỉ số còn lại so với các ngân hàng khác đều thấp nhất, đặc biệt là lợi nhuận và
các tỷ suất sinh lợi là cực kỳ thấp. Nguyên nhân là do năm 2014, ngân hàng


12

Eximbank tập trung xử lý nợ xấu theo chủ trương của NHNN nên đã mạnh dạn trích
lập dự phòng rủi ro để nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới.
1.3.1. Huy động vốn

 Về quy mô, tốc độ tăng trường
Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn của Eximbank giai đoạn 2010 – 2014
Chỉ tiêu

2010

Huy động vốn (tỷ đồng)
2011
2012
2013

Tổng huy động

58.151

53.756

70.516

79.580

101.471

14,9 %

TCKT

25.351

18.276


20.789

27.893

35.651

8,9 %

Cá nhân

32.800

35.481

49.727

51.687

65.821

19,0 %

2014

Tốc độ tăng
trưởng bình quân

Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank
Năm 2014 tổng quy mô huy động vốn từ cá nhân và tổ chức kinh tế của

Eximbank đạt 101.471 tỷ đồng và tăng gấp gần 2 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng
trưởng năm 2014 so với năm 2013 đạt 28%. Nhìn chung trong giai đoạn 2010 –
2014, mặc dù huy động vốn có xu hướng tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng
bình quân là 14,9% cao hơn Techcombank và Á Châu, nhưng Eximbank vẫn chưa
thu hẹp được khoảng cách với các ngân hàng khác. Đặc biệt, Mbbank từ vị trí gần
cuối đã vươn lên đứng đầu về quy mô huy động trong năm 2014. Những năm qua,
Eximbank đã tích cực đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách hàng, tuy nhiên chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, và chưa giúp
được ngân hàng đuổi kịp với các ngân hàng đối thủ.
Bảng 1.3: Quy mô huy động vốn các NHTM
Ngân hàng
Mbbank
Sacombank
ACBbank
Techcombank
Eximbank

2010
66.026
78.858
107.150
80.551
58.151

2011
89.581
74.800
142.828
90.700
53.756


2012
117.920
107.087
126.680
112.545
70.516

2013
136.654
131.427
138.669
120.549
79.580

2014
167.941
162.533
155.515
132.434
101.471

Tăng trưởng
bình quân
26,3%
19,8%
9,8%
13,2%
14,9%


Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM


13

 Về cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng

2014
2013
Cá nhân

2012

TCKT

2011
2010
0.0%

20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% 120.0%

Hình 1.2: Tỷ trọng huy động vốn theo đối tượng khách hàng
Eximbank giai đoạn 2010 – 2014
Nguồn: tính theo Báo cáo tài chính Eximbank

Hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao,
trung bình khoảng 60% trong tổng số huy động của Eximbank giai đoạn 2010 –
2014. Tốc độ tăng trưởng bình quân huy động từ cá nhân là khoảng 19% so với huy
động từ doanh nghiệp là 9%. Điều này cho thấy Eximbank có lợi thế hơn trong huy
động vốn từ dân cư so với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung 5

ngân hàng thì tỷ trọng này của Eximbank vẫn còn thấp, trong đó ACB và
Sacombank có tỷ trọng huy động tiền gửi từ cá nhân là cao nhất, trên 80% tổng huy
động trong năm 2014.

61%

Mbbank

39%

Eximbank

35%

65%

Techcombank

33%

67%

TCKT
Cá nhân

ACBbank

18%

82%


Sacombank

16%

84%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Hình 1.3: So sánh cơ cấu huy động vốn theo khách hàng của các NHTM năm 2014
Nguồn: tính theo Báo cáo tài chính các NHTM


14

 Về thị phần
Bảng 1.4: Thị phần huy động vốn các NTHM
Ngân hàng
Sacombank
Techcombank

Mbbank
ACBbank
Eximbank
5 NHTM

2010
3,2%
3,3%
2,7%
4,4%
2,4%
15,9%

2011
2,7%
3,3%
3,3%
5,2%
2,0%
16,4%

2012
3,3%
3,5%
3,6%
3,9%
2,2%
16,5%

2013

3,4%
3,1%
3,5%
3,6%
2,0%
15,6%

2014
3,6%
3,0%
3,8%
3,5%
2,3%
16,1%

Nguồn: tính theo BCTC các NHTM và Báo cáo thường niên NHNN
Nhìn chung, thị phần huy động của Eximbank lúc tăng lúc giảm qua các năm
nhưng xoay quanh ở mức trung bình là 2,18% và đứng vị trí cuối cùng, trong khi thị
phần các NHTM còn lại đều trên 3%. Hai ngân hàng Sacombank và Mbbank có sự
tăng trưởng thị phần tốt qua các năm. Thị phần của Techcombank và ACB thì đang
có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn giữ khoảng cách khá xa so với Eximbank.Vì vậy,
việc mở rộng thị trường là thách thức đặt ra đối với Eximbank trong bối cảnh cạnh
tranh gay gắt như hiện nay.
Trong năm 2014, thị phần huy động của 5 NHTM chiếm 16,1% so với toàn
ngành, các NHTM có vốn nhà nước chiếm hơn 50% và 1.268 các TCTD khác (các
NHTMCP khác, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín
dụng nhân dân…) chiếm thị phần còn lại. Có thể thấy 5 NHTM chiếm một vị thế thị
trường khá lớn trong toàn ngành.

Các NHTM

có vốn nhà
nước và
TCTD khác

5 NHTM
16.1 %

83.9 %

Hình 1.4: Thị phần huy động vốn của 5 NHTM so với toàn ngành năm 2014
Nguồn: tính theo BCTC các NHTM và Báo cáo thường niên NHNN


15

Đặc điểm chung về thị phần của 5 NHTM năm 2014 là khách hàng cá nhân
chiếm thị phần cao hơn so với khách hàng doanh nghiệp, ngoại trừ ngân hàng
Mbbank. Thị phần huy động cá nhân của Eximbank chiếm 2,6% và đang ở khoảng
cách khá xa so với thị phần của Sacombank và Acbbank.
Bảng 1.5: Thị phần huy động theo đối tượng khách hàng của 5 NHTM năm 2014
Ngân hàng
Sacombank
Techcombank
Mbbank
ACBbank
Eximbank
Các TCTD khác

Cá nhân


TCKT

5,3%
3,4%
2,6%
4,9%
2,6%
81,2%

1,4%
2,3%
5,4%
1,5%
1,9%
87,5%

Nguồn: tính theo BCTC các NHTM và Báo cáo thường niên NHNN
1.3.2. Tín dụng
Từ khi thành lập, hoạt động tín dụng luôn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt
động kinh doanh của Eximbank. Năm 2014 tỷ trọng dư nợ cho vay/ tổng tài sản đạt
là 54%, thu lãi ròng từ hoạt động cho vay là 2.701,9 tỷ đồng đóng góp quan trọng
vào tổng thu nhập của ngân hàng.
 Về quy mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng theo đối tượng khách hàng
Bảng 1.6: Tình hình hoạt động cho vay của Eximbank giai đoạn 2010 – 2014
Cho vay (Tỷ đồng)
Chỉ tiêu

2010

2011


2012

2013

2014

Tăng
trưởng
bình quân

Tổng cho vay

62.346

74.663

74.992

83.354

87.147

8,7%

TCKT

40.183

55.681


48.454

54.336

56.721

9,0%

Cá nhân

22.162

18.983

26.468

29.018

30.425

8,2%

Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank
Năm 2014 tổng dư nợ tín dụng của Eximbank đạt 87.147 tỷ đồng tăng 39%
so với năm 2010 và tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này 8,7%/năm. Mức tăng
này được đánh giá là phù hợp với tốc tăng trưởng của nền kinh tế cũng như mức
tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng bình quân 5 năm là 12,7%, do mục tiêu



16

của Eximbank trong giai đoạn 2012 - 2014 là kiểm soát và quản lý chất lượng tín
dụng, cơ cấu lại đối tượng khách hàng và tập trung xử lý nợ xấu.
60,000
50,000
40,000
30,000

TCKT

20,000

Cá nhân

10,000
2010

2011

2012

2013

2014

Hình 1.5: Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010 – 2014
Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank
Xét theo đối tượng khách hàng, thì dư nợ cho vay đối với cá nhân và doanh
nghiệp đều có xu hướng tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân tương ứng là

8,2% và 9%. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của Eximbank chủ yếu tập trung vào
khách hàng doanh nghiệp với tỷ trọng trung bình qua các năm là khoảng 65% trên
tổng dư nợ, ngoại trừ năm 2011 có sự tăng đột biến lên 74%. Vì xuất phát điểm là
ngân hàng chuyên hỗ trợ lĩnh vực xuất nhập khẩu nên đây là khách hàng truyền
thống của Eximbank, và trong những năm gần đây Eximbank mới chú trọng và đầu
tư chuyển hướng mạnh mẽ vào thị phần tín dụng bán lẻ cá nhân.

2014

34.9%

65.1%

2013

34.8%

65.2%

2012

35.3%

64.7%

Cá nhân

TCKT

25.4%


2011

74.6%

35.5%

2010
0%

20%

64.5%
40%

60%

80%

100%

Hình 1.6: Tỷ trọng cho vay theo đối tượng khách hàng Eximbank 2010 – 2014
Nguồn: tính theo Báo cáo tài chính Eximbank


×