Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nghiên cứu phần mềm dspace và khả năng triển khai tại trung tâm thông tin khoa học và tư liệu giáo khoa trường đại học phòng cháy chữa cháy(tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.59 KB, 45 trang )

l

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THÀNH TRUNG

NGHIÊN CỨU PHẦN MỀM DSPACE VÀ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ TƢ LIỆU GIÁO KHOA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHÕNG CHÁY CHỮA CHÁY

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƢ VIỆN

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THÀNH TRUNG

NGHIÊN CỨU PHẦN MỀM DSPACE VÀ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ TƢ LIỆU GIÁO KHOA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHÕNG CHÁY CHỮA CHÁY

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin – Thƣ viện
Mã số: 60 32 02 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƢ VIỆN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Quý



HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Nghiên cứu phần mềm Dspace và khả năng
triển khai tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tƣ liệu giáo khoa, Trƣờng Đại
học Phòng cháy chữa cháy” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân
tôi. Đề tài này chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của
người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy
tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên
cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận
văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình./.
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Thành Trung


LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài “Nghiên cứu phần mềm Dspace và khả năng triển
khai tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Tƣ liệu giáo khoa, Trƣờng Đại học
Phòng cháy chữa cháy” là kết quả học tập và nghiên cứu của tác giả trong khoá
Cao học từ năm học 2014 - 2016, ngành Thông tin - Thư viện tại trường Đại học
KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả được
PGS.TS.NGƯT. Trần Thị Quý trực tiếp hướng dẫn. Sự tận tình chỉ bảo của cô giáo
cùng với sự định hướng chuyên môn, gợi mở những hướng nghiên cứu của các nhà

khoa học trong ngành đã giúp cho tác giả có điều kiện hoàn thành luận văn của
mình. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS.NGƯT. Trần Thị
Quý và đội ngũ các nhà khoa học ngành Thông tin - thư viện.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị và các học viên Trường
Đại học Phòng Cháy Chữa Cháy, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Học Viện Hành
chính Quốc gia và các bạn đồng nghiệp, đồng môn …đã tạo điều kiện giúp đỡ trong
quá thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tới mọi người thân trong gia đình đã
luôn đồng hành, động viên và dành nhiều thời gian để tác giả có điều kiện học tập và
hoàn thành Luận văn này.
Trong quá trình thực hiện, do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn cũng như
kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên luận văn vẫn còn nhiều thiếu xót. Vì vậy, tác giả
mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn đồng
nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................... 7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 14
4. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 15
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 15
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 16
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ........................................................... 16
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu................................................................................. 17
CHƢƠNG 1: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ TƢ LIỆU
GIÁO KHOA TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHÕNG CHÁY CHỮA CHÁY VỚI
PHẦN MỀM QUẢN LÝ BỘ SƢ TẬP SỐ DSPACE ............................................. 18

1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................... 18
1.1.1. Khái niệm tài liệu số .................................................................................. 18
1.1.2. Khái niệm Bộ sưu tập số ............................................................................ 19
1.1.3. Khái niệm Thư viện số................................................................................ 19
1.1.4. Khái niệm Phần mềm quản lý bộ sưu tập số .............................................. 21
1.2. Lịch sử ra đời và vai trò của phần mềm quản lý bộ sƣu tập số Dspace .... 22
1.2.1. Lịch sử ra đời của Dspace ......................................................................... 22
1.2.2. Tiế t kiê ̣m kinh phí mua phầ n mề m .............................................................. 22
1.2.3. Góp phần quan trọng trong việc vận hành thư viện số .............................. 23
1.3. Các điều kiện cần và đủ để ứng dụng phần mềm thƣ viện số .................... 24
1.3.1. Trình độ nguồn nhân lực thông tin thư viện .............................................. 24
1.3.2. Nguồn lực thông tin/ tài liệu số .................................................................. 25
1.3.3. Hạ tầng công nghệ thông tin ...................................................................... 27
1.3.4. Năng lực thông tin của người dùng tin ...................................................... 28
1.3.5. Chính sách đầu tư của lãnh đạo ................................................................ 29
1.4. Các tiêu chí đánh giá phần mềm quản lý bộ sƣu tập số.............................. 29
1.4.1. Tiêu chí về tạo lập, tổ chức và quản lý các bộ sưu tập số ......................... 29
1.4.2. Khả năng tích nhập các định dạng tệp tin khác nhau................................ 30
1.4.3. Tính tương thích với các chuẩn siêu dữ liệu trong xử lý tài liệu ............... 30
1.4.4. Hỗ trợ đa ngôn ngữ .................................................................................... 30
1


1.4.5. Tìm kiếm, duyệt xem thông tin và phát hành bộ sưu tập............................ 30
1.4.6. Khả năng đáp ứng các chuẩn về công nghệ thông tin và truyền thông hiện
đại. ........................................................................................................................ 31
1.4.7. Bảo mật và an toàn dữ liệu ........................................................................ 31
1.5. Khái quát về Trung tâm Thông tin khoa học và Tƣ liệu giáo khoa Trƣờng
Đại học Phòng cháy chữa cháy ............................................................................. 32
1.5.1. Sơ lược về Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy .................................. 32

1.5.2. Đặc điểm Trung tâm Thông tin khoa học và tư liệu giáo khoa ................ 35
1.6. Ý nghĩa của việc triển khai phần mềm Dspace tại Trung tâm ................... 39
1.6.1. Đối với Thư viện ......................................................................................... 39
1.6.2. Đối với người dùng tin ............................................................................... 40
1.6.3. Đối với Nhà trường .................................................................................... 40
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM DSPACE VÀ CÁC
ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VIỆC ỨNG DỤNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN
KHOA HỌC VÀ TƢ LIỆU GIÁO KHOA TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHÕNG
CHÁY CHỮA CHÁY ............................................................................................... 42
2.1. Đánh giá phần mềm Dspace của một số thƣ viện đã ứng dụng ................. 42
2.1.1. Tạo lập, tổ chức và quản lý các bộ sưu tập số ........................................... 42
2.1.2. Khả năng tích nhập các định dạng tệp tin khác nhau................................ 43
2.1.3. Tính tương thích với các chuẩn siêu dữ liệu trong xử lý tài liệu ............... 44
2.1.4. Hỗ trợ đa ngôn ngữ .................................................................................... 44
2.1.5. Tìm tin, duyệt xem thông tin và phát hành bộ sưu tập ............................... 45
2.1.6. Khả năng đáp ứng các chuẩn về công nghệ thông tin ............................... 46
2.1.7. Bảo mật và an toàn dữ liệu ........................................................................ 48
2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến ứng dụng Phần mềm Dspace tại
Trung tâm............................................................................................................... 48
2.2.1. Trình độ nguồn nhân lực thông tin thư viện .............................................. 49
2.2.2. Nguồn lực thông tin/ tài liệu số .................................................................. 56
2.2.3. Hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở vật chất kỹ thuật. ........................... 66
2.2.4. Năng lực thông tin của người dùng tin ...................................................... 70
2.2.5. Chính sách đầu tư của lãnh đạo ................................................................ 74
2.3. Thử nghiệm phần mềm Dspace tại Trung tâm ............................................ 75
2.3.1. Thiết lập hệ thống phần mềm Dspace ........................................................ 76
2.3.2. Tạo lập các đơn vị và bộ sưu tập số trên phần mềm Dspace .................... 78
2



2.3.3. Biên mục và tải tài liệu lên Dspace............................................................ 80
2.3.4. Duyệt xem và tìm kiếm thông tin trong Dspace ......................................... 82
2.4. Nhận xét chung ............................................................................................... 85
2.4.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 85
2.4.2. Hạn chế ...................................................................................................... 91
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................... 93
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TRIỂN KHAI PHẦN MỀM DSPACE TẠI
TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ TƢ LIỆU GIÁO KHOA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHÕNG CHÁY CHỮA CHÁY .......................................... 95
3.1. Chú trọng phát triển nguồn lực thông tin số ............................................... 95
3.1.1. Phát triển nguồn lực thông tin số nội sinh ................................................. 95
3.1.2. Phát triển nguồn lực thông tin số ngoại sinh ............................................. 96
3.1.3. Số hóa tài liệu hiện có ................................................................................ 97
3.2. Chú trọng yếu tố con ngƣời ........................................................................... 98
3.2.1. Cần sự quan tâm của lãnh đạo các cấp ..................................................... 98
3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực ........................................... 99
3.2.3. Đào tạo nâng cao năng lực thông tin cho người dùng tin ....................... 102
3.3. Các giải pháp khác ....................................................................................... 102
3.3.1. Hiện đại hóa Hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở vật chất.................. 102
3.3.2. Tăng cường kinh phí đầu tư ..................................................................... 104
3.4. Kiến nghị triển khai phần mềm Dspace tại Trung tâm ............................ 105
3.4.1. Đối với lãnh đạo các Bộ, ngành............................................................... 105
3.4.2. Đối với Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy .................................... 105
3.4.3. Đối với Trung tâm Thông tin khoa học và tư liệu giáo khoa ................... 106
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 109
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 114

3



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA

TỪ VIẾT TẮT
BSTS

Bô ̣ sưu tâ ̣p số

CAND

Công an nhân dân

CS PCCC

Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy

CNTT

Công nghệ thông tin

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CSDL

Cơ sở dữ liệu

ĐH PCCC


Đại học Phòng cháy chữa cháy

KH&CN

Khoa học và công nghệ

PCCC&CHCN

Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn

TVS

Thư viện số

TT TTKH&TLGK

Trung tâm thông tin khoa học và tư liệu giáo khoa
(Trung tâm 1)

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Số liệu về trình độ Công nghệ thông tin của cán bộ trung tâm
Bảng 2.2: Số liệu về các kỹ năng CNTT và mức độ thành thạo của cán bộ
Bảng 2.3: Số liệu về trình độ ngoại ngữ của cán bộ trung tâm
Bảng 2.4: Số liệu về các kỹ năng ngoại ngữ và mức độ thành thạo của cán bộ
Bảng 2.5: Thống kê số lượng sách và tỉ lệ sách được xếp giá trong thư viện
Bảng 2.6: Thống kê loại hình tài liệu có trong thư viện

Bảng 2.7: Đánh giá về mức độ sử dụng của bạn đọc đối với nội dung tài liệu
Bảng 2.8: Đánh giá về mức độ sử dụng của bạn đọc đối với loại hình tài liệu
Bảng 2.9: Khảo sát nhu cầu sử dụng các tài liệu điện tử tại Trung tâm
Bảng 2.10: Khảo sát khả năng sử dụng các loại ngôn ngữ của bạn đọc
Bảng 2.11: Khảo sát các loại và dạng tài liệu cần bổ sung
Biểu đồ 2.1: Đánh giá của cán bộ thư viện về việc tạo lập, tổ chức và quản lý các bộ
sưu tập số
Biểu đồ 2.2: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực
Biểu đồ 2.3: Thể hiện trình độ sử dụng CNTT của cán bộ tại Trung tâm
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu giới tính nguồn nhân lực
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu lứa tuổi nguồn nhân lực
Biểu đồ 2.7: Thể hiện nội dung tài liệu thư viện
Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ % giữa các chuyên ngành và lĩnh vực
Biểu đồ 2.9: Thống kê loại hình tài liệu có trong thư viện
Biểu đồ 2.10: Tỉ lệ % loại hình tài liệu trong thư viện
Biểu đồ 2.11: Thể hiện nhu cầu bổ sung tài liệu điện tử/ tài liệu số
Biểu đồ 2.12: Thể hiện mức độ cần thiết của thư viện điện tử, thư viện số
Biểu đồ 2.13: Đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu thông tin của bạn đọc
Biểu đồ 2.14: Đánh giá của bạn đọc về vốn tài liệu thư viện
Biểu đồ 2.15: Đánh giá của bạn đọc về phần mềm Dspace
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Trung tâm TTKH&TLGK Trường Đại học PCCC
Hình 2.1: Giao diện chỉnh sửa ngôn ngữ cho Dspace
5


Hình 2.2: Giao diện thay đổi lựa chọn ngôn ngữ trong Dspace
Hình 2.3: Banner thư viện số đã được chỉnh sửa
Hình 2.4: Lựa chọn ngôn ngữ trong thư viện số
Hình 2.5: Giao diện tạo đơn vị trong Dspace

Hình 2.6: Giao diện tạo bộ sưu tập trong Dspace
Hình 2.7: Mô tả thuộc tính của tài liệu khi biên mục tài liệu
Hình 2.8: Mô tả tài liệu
Hình 2.9: Tải tài liệu lên phần mềm
Hình 2.10: Xác nhận tệp tin
Hình 2.11: Giao diện duyệt xem trong Bộ sưu tập “Luận văn thạc sỹ”
Hình 2.12: Giao diện tìm kiếm đơn giản trong Dspace
Hình 2.13: Giao diện tìm tin nâng cao

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) đang phát
triển mạnh như vũ bão và có sức ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện tới mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, trong đó công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển của mọi quốc gia làm cho thế giới chuyển dịch dần từ xã hội
công nghiệp sang xã hội thông tin.
Việt Nam, đang trên con đường hội nhập và phát triển, sự nghiệp Công nghiệp
hóa - Hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước phụ thuộc nhiều vào những thành tựu của
KH&CN. Nhận thức rõ vai trò của KH&CN trong sự phát triển của đất nước Đảng
và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động khoa học kỹ thuật phát triển, đặc biệt trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, tại khoản 1, điều 63 đã chỉ ra “Phát triển khoa học và
công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước”. Chính vì vậy mà trong bài phát biểu của mình ngày 18
tháng 5 năm 2014 nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định vai trò của
KH&CN “Cạnh tranh giữa các quốc gia, suy cho cùng là cạnh tranh nguồn vốn tri
thức, thể hiện qua chất lượng nguồn nhân lực và trình độ KH&CN".

Để có chất lượng nguồn nhân lực tốt với nguồn vốn tri thức và trình độ
KH&CN cao, giáo dục và đào tạo đang là quốc sách hàng đầu và là vấn đề then chốt
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, để phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vấn đề cốt lõi là phải đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trong đó giáo dục đại học
phải được ưu tiên đổi mới theo tinh thần nghị quyết Trung Ương 8 khóa XI, đồng
thời phải đổi mới phương thức đào tạo từ hình thức đào tạo niên chế sang đào tạo tín
chỉ, vì vậy đòi hỏi phải có đủ nguồn thông tin, tài liệu đặc biệt là tài liệu số với các
bộ sưu tập số để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và giảng dạy của cả người học
và người dạy trong nhà trường. Muốn có bộ sưu tập số cần phải có công cụ xây dựng
bộ sưu tập số đó chính là phần mềm chuyên dụng quản trị học liệu số.
Hiện nay, có hai loại: phần mềm nguồn mở (miễn phí) và phần mềm nguồn
đóng (hay còn gọi là phần mềm thương mại phải trả tiền).
Tại Việt Nam hiện nay có các phần mềm thương mại đã được một số công ty
tiến hành xây dựng, chuyển giao các công cụ hỗ trợ cho quá trình tạo lập bộ sưu tập
7


số (BSTS) của các thư viện như Kipos, Dlib, Libol 6.0... Một số phần mềm tiêu biểu
trong nhóm phần mềm thương mại có thể kể đến như: Content Pro IRX của hãng
Innovative; CONTENTdm của OCLC; Digital Commons của Bepress; DigiTool của
ExLibris; Open Repository của BioMed; VITAL của VTLS… Nếu sử dụng các phần
mềm này, các cơ quan thông tin, thư viện cần có kinh phí để mua sở hữu và sử dụng.
Trong các phần mềm nguồn mở để xây dựng BSTS, Greenstone và Dspace
nổi lên là hai phần mềm tiêu biểu. Phần mềm Greenstone là kết quả của Dự án Thư
viện số (TVS) tại Trường Đại học Waikato, New Zealand (New Zealand Digital
Library Project) với UNESCO và Human Info NGO. Tháng 8/2000, phiên bản đầu
tiên của Greenstone được phát hành và được sử dụng khá rộng rãi trong các trường
đại học, viện nghiên cứu và các cơ quan tổ chức khác trên thế giới. Tuy nhiên qua
thực tiễn sử dụng phầ n mề m Greentone đã bộc lộ những điểm hạn chế nhất định như

“khả năng tùy biến giao diện kém, cách thức quản lý các tài liệu số kém linh hoạt,
khả năng phân quyền đối với BSTS và từng tài liệu hạn chế... Đối với các đơn vị có
lượng tài liệu số nhiều thì Greenstone không phải là giải pháp tối ưu.
Bên cạnh Greenstone, tại Việt Nam có một phần mềm mã nguồn mở mới
đươ ̣c sử du ̣ng để xây dựng BSTS, đó là Dspace, phầ n mề m Dspace hỗ trợ giải pháp
xây dựng và phân phối các BSTS hóa trên internet, cho phép các cơ quan thông tin thư viện, nghiên cứu phát triển và mở rộng. Dspace rấ t phù hơ ̣p để quản lý các BST S
là luận văn, luâ ̣n án , đồ án tố t nghiê ̣p ,... Dspace sử du ̣ng chuẩ n mô tả Dublin core để
mô tả tài liê ̣u , đây là mô ̣t trong những chuẩ n mô tả siêu dữ liê ̣u phổ biế n và đươ ̣c
nhiề u thư viê ̣n áp du ̣ng , khả năng phân quyền và bảo mậ t của Dspace cao , đảm bảo
tuyê ̣t đố i cho quá triǹ h truy xuấ t và an toàn dữ liê ̣u . Với những tính năng nổi trội, ưu
việt hơn so với Greenstone, Dspace đã được nhiều cơ quan thông tin, thư viện đại
học lựa chọn cho việc xây dựng BSTS của mình. Theo PGS.TS. Đoàn Phan Tân,
hiện trên thế giới có hơn 11.000 các cơ quan thông tin, thư viện đại học và các tổ
chức sử dụng Dspace để quản lý, khai thác và chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin số
của mình.
Với tính năng nổi trội như vậy của Dspace, trên con đường hiện đại hóa của
mình, Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa - Trường Đại học Phòng
cháy chữa cháy cũng cần phải nghiên cứu áp dụng. Cùng với các trường đại học
trong hệ thống ngành Công an trên cả nước, Trung tâm Thông tin khoa học và Tư
liệu giáo khoa (Nay là Trung tâm Lưu trữ và Thư viện) của Trường Đại học Phòng
cháy chữa cháy (ĐH PCCC) luôn xác định rõ vai trò và nhiệm vụ chính trị của mình
8


trong chiến lươc của lực lượng Công an nhân dân (CAND), là một lực lượng vũ
trang trọng yếu của Nhà nước, có vai trò nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trường ĐH PCCC
là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đầu ngành của lực
lượng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (CS PCCC) và của ngành Công an, có nhiệm
vụ đào tạo sỹ quan có trình độ đại học, sau đại học các lĩnh vực về Phòng cháy chữa

cháy và cứu nạn cứu hộ. Mục tiêu của Nhà trường là đào tạo ra đội ngũ sỹ quan Cảnh
sát PCCC có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có phương pháp
tư duy và làm việc khoa học, có trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có trình
độ tin học và ngoại ngữ, có thể lực tốt, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được
giao. Với mục tiêu chiến lược ấy trong những năm gần đây nhiệm vụ của Trường ĐH
PCCC trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho lực lượng Công an là
hết sức nặng nề đòi hỏi có sự vào cuộc của Đảng ủy Ban Giám hiệu và tất cả các
phòng, ban, khoa, trung tâm trong nhà trường. Do đó, việc cung cấp và đáp ứng nhu
cầu thông tin cho cán bộ, giảng viên và học trong trường ở mọi lúc, mọi nơi để người
dạy, người học có thể hoàn thành được nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, giảng day của
của mình thì Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa (Trung tâm 1) có
một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trong bối cảnh ấy, Trường ĐH PCCC đã có nhiều đổi mới về phương thức
dạy và học, trong đó có sự đổi mới về hoạt động thông tin - thư viện như ứng dụng
công nghệ thông tin vào trong hoạt động thư viện, ứng dụng phần mềm Libol 5.5 để
quản lý nguồn tài liệu thư viện rút ngắn quá trình tra cứu và mượn tài liệu của người
đọc, xây dựng kho tài liệu mở về sách tham khảo, báo, tạp chí giúp bạn đọc thuận
tiên cho việc khai thác và truy cập thông tin. Tuy nhiên sự đổi mới ấy vẫn trong bối
cảnh thư viện lai nên chưa đáp ứng hết được nhu cầu về thông tin và tài liệu cho thầy
và trò của nhà trường, vì thế để có sự đổi mới và hiệu quả hơn trong công tác phục
vụ thông tin tài liệu thì Trung tâm 1 cần phải hướng tới việc hiện đại hóa hoạt động
thông tin thư viện để Trung tâm 1 trở thành thư viện số/ thư viện điện tử hiện đại đáp
ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu. Trong điều kiện kinh phí của nhà trường
còn nhiều hạn hẹp, việc ứng dụng một phần mềm mã nguồn mở để hiện đại hóa
Trung tâm 1 là điều hết sức cần thiết, xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên tác giả đã
lựa chon đề tài “Nghiên cứu phần mềm Dspace và khả năng triển khai tại Trung tâm
Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy”
làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
9



2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy đã có nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến
các nội dung về thư viện số và phần mềm thư viện số Dspace. Cụ thể:
Các công trình nghiên cứu về Thư viện số nói chung như:
Một chùm bài của Ths. Cao Minh Kiểm như “Thư viện số - định nghĩa và vấn
đề” đăng trong Tạp chí Thông tin và Tư liệu 3/2000; “Phát triển thư viện số: những
vấn đề cần xem xét” trong Tạp chí Thông tin và Tư liệu 2/2014. Đây là các tài liệu
đưa ra những khái quát và quan niệm khác nhau về thư viện số, thư viện điện tử nói
chung, vai trò, mục đích của thư viện số, cách thức xây dựng thư viện số. Hay bài
vấn đề “Phát triển nội dung số ở Việt Nam: Những nguyên tắc chỉ đạo” của TS. Tạ
Bá Hưng đăng trong Tạp chí Thông tin và Tư liệu 1/2000; “Xây dựng thư viện điện
tử và vấn đề số hóa tài liệu ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Tiến Đức đăng trong Tạp
chí Thông tin và Tư liệu 2/2005); “Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin
số hóa tại Việt Nam” của PGS. TS. Nguyễn Hữu Hùng đăng trong Tạp chí Thông tin
và Tư liệu 1/2006; Bài “Thư viện số: 2 thập kỷ phát triển trên thế giới, bài học kinh
nghiệm và định hướng phát triển cho Việt Nam” của TS. Nguyễn Hoàng Sơn đăng
trong Tạp chí Thông tin và Tư liệu 2/2011; Thư viện số và cán bộ thư viện số” của
TS. Đỗ Văn Hùng trong Tạp chí Thông tin và Tư liệu 4/2014… Là những nghiên
cứu xoay quanh về vấn đề thư viện số như áp dụng thư viện số, xây dựng thư viện số
và ứng dụng thư viện số.
Ngoài ra, còn có một số luận văn nghiên cứu về vấn đề thư viện số như: “Hoạt
động của Thư viện số tại Trung tâm thông tin khoa học Quân sự Bộ Quốc Phòng”
của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh, năm 2014; “Thư viện số Tại cục Thông tin khoa
học và công nghệ quốc gia” của tác giả Trần Thị Kiên, năm 2013.
Các công trình nghiên cứu về học liệu số và vai trò, chia sẻ học liêu số như:
Một chùm bài của PGS.TS Trần Thị Quý đã công số như “Số hoá tài liệu - từ
nhận thức đến triển khai đào tạo tại Khoa thông tin - thư viện Trường
ĐHKHXH&NV” năm 2014 [15]. “Phát triển tài liệu số - Yếu tố quan trọng cho sự
phát triển giáo dục đại học Việt Nam Số hóa học liệu và quản trị nguồn học liệu số

tại Trường ĐHKHXH&NV” tại hội thảo “Chuẩn hóa Mục lục trực tuyến và xây dựng
thư viện số”, 8/2013 tại Đại học Sài gòn [16]. “Số hóa học liệu và quản trị nguồn
học liệu số tại Trường ĐHKHXH&NV” Hôi thảo Phát triển học liệu số tại Trường
ĐHKHXH&NV, 5/2014 [17]. “Consortium - Hình thức hợp tác phát triển nguồn
học liệu ngành/ chuyên ngành hiệu quả cho các trường đại học Việt Nam. Kỷ yếu
10


“Thư viện hướng đến tương lai hợp tác, tiến bộ và phát triển” tại ĐH KHXH&NV Đại học Quốc Gia Tp.HCM, 11/2014 [18]. “Hướng đến tổ chức và quản lý các cơ
quan thông tin - thư viện Việt Nam theo chuẩn ISO” Kỷ yếu Hội thảo “Đổi mới mô
hình tổ chức & hoạt động cho các thư viện Việt Nam” do TVQGVN tổ chức, 2015,
Tr. 125-136 [19]. Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng “Tự động hóa trong hoạt động thông
tin - thư viện”, Nxb. Đại học Quốc Gia, tr. 41. [20]. Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng
“Đào tạo nguồn nhân lực thư viện số cho các thư viện đại học Việt Nam” Kỷ yếu
Hội thảo “Hoạt động thông tin - thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục đại học Việt Nam”, ĐHQGHN, 2014, tr. 206-219 [21]. Tại các công trình
này, tác giả Trần Thị Quý đã trình bày những vấn đề cần lưu ý khi xây dựng bộ sưu
tập số đặc biệt trong việc lựa chọn tài liệu đưa vào số hóa. Theo đó, tác giả cho rằng
tài liệu số có vai trò quan trọng trong việc chia sẻ nguồn lực thông tin. Tác giả đã
đưa ra 5 tiêu chí khi lựa chọn tài liệu số hóa xây dựng bộ sưu tập số: “yêu cầu đầu
tiên là cần đáp ứng yêu cầu tin của người sử dụng về nội dung, ngôn ngữ, dạng tài
liệu. Đặc biệt là nhu cầu về nội dung tài liệu/ giá trị tri thức của tài liệu gốc” [16].
Điều này cho thấy tác giả đã đặt người dùng tin (NDT) ở vị trí trung tâm trong việc
xây dựng bộ sưu tập số. Các yêu cầu tiếp theo được tác giả đã liệt kê bao gồm:
“Tuyển lựa các tài liệu tiềm năng/ đặc thù mà thư viện mình đang lưu giữ, các thư
viện khác không có; Các tài liệu độc bản, tài liệu sắp hư hỏng khó hồi phục; Tài liệu
quý hiếm; Tài liệu chưa có nơi nào số hóa để tránh trùng lặp”. Đây đều là những
yêu cầu hết sức quan trọng, giúp cho việc lựa chọn được những tài liệu thích hợp
nhất cho quá trình số hóa và xây dựng các bộ sưu tập số. Tác giả cũng đưa ra định
nghĩa về bộ sưu tập số, phần mềm quản lý tài liệu số và các phân hệ chính của phần

mềm thư viện số và những loại tài liệu cần phải được số hóa cho phép lưu trữ và khai
thác thông tin hay tài liệu.
Các công trình nghiên cứu về phần mềm thư viện nói chung như:
Nhiều công trình đã đề cập đến phần mềm quản lý tài liệu số. Để xây dựng
các bộ sưu tập số không thể thiếu phần mềm chuyên dụng. Căn cứ vào tính chất
thương mại để phân chia hiện nay có hai loại: phần mềm nguồn mở (miễn phí) và
phần mềm nguồn đóng (phải trả tiền). Trong các phần mềm nguồn mở để xây dựng
bộ sưu tập số, Greenstone và Dspace là hai phần mềm tiêu biểu.
Có các công trình đã đề cập đến các phần mềm như: “Xây dựng thư viện điện
tử bằng phần mềm mã nguồn mở” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị
Kim Loan năm 2014 đã giới thiệu về các phần mềm mã nguồn mở và cách thức cài
11


đặt, ứng dụng các phần mềm; “Sử dụng phần mềm nguồn mở trong hoạt động thư
viện tại Việt Nam” của Lê Ngọc Diệp trong Tạp chí Thông tin và Tư liệu 2/2013.
Các công trình của Ian H. Witten [43] - chuyên gia TVS của Đại học Waikato,
New Zealand là người tiên phong quảng bá sử dụng phần mềm nguồn mở. Năm
2003, Ian H. Witten cùng David Bainbridge đã công bố tác phẩm “How to build a
digital library” đề cập đến cách thức tổ chức các BSTS và xây dựng TVS. Trong tác
phẩm này có 2/9 chương dành riêng cho nội dung hướng dẫn về phần mềm
Greenstone, đó là chương 6: Tạo lập BST bằng Greenstone (Building collections
with Greenstone, p.283-353) và chương 7: Sử dụng Greenstone (How Greenstone
work, p. 355-392). Năm 2002, Ian H. Witten có bài “Examples practical digital
libraries: collections built internationally using Greenstone” được mời làm diễn giả
chính (keynote speaker) tại Hội nghị TVS Châu Á (ICADL) tại Singapore. Sau này
ông cùng các đồng sự còn có nhiều bài viết tiếp tục quảng bá cho Greenstone như
“Greenstone Open Source Digital Library Software” năm 2011 trên Tạp chí D-Lib
Magazine. Ông là một trong những chuyên gia hàng đầu về xây dựng các BSTS và
có ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng TVS trên thế giới và tại Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu về đánh giá phần mềm như:
“Các tiêu chí đánh giá và lựa chọn phần mềm cho Thư viện điện tử ở Việt
Nam” của TS. Tạ Bá Hưng, Nguyễn Điến, Nguyễn Thắng trong Tạp chí Thông tin và
Tư liệu 2/2005, đã đưa ra 3 nhóm tiêu chí đánh giá và lựa chọn phần mềm thư viện
điện tử như nhóm tiêu chí về Công nghệ thông tin, về tiêu chuẩn nghiệp vụ thông tin
- thư viện và nhóm tiêu chí đối với các phân hệ chức năng; Bài giảng về môn học
“Đánh giá phần mềm quản trị thông tin - thư viện” của tác giả Đoàn Phan Tân đã đưa
7 tiêu chí đánh giá phần mềm quản lý các bộ sưu tập số dựa trên các tiêu chí về chức
năng và khả năng của một hệ quản trị bộ sưu tập số. Theo đánh giá của nhóm nghiên
tại Đại học Athens trong tài liệu “Comparing Open Source Digital Library Software”
về 5 phần mềm mã nguồn mở đang được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:
Dspace, Fedora, Greenstone, Keystone, Eprints theo 10 tiêu chí như khả năng liên
kết siêu dữ liệu và nội dung số, xây dựng bộ sưu tập số và liên kết đối tượng, lưu trữ
siêu dữ liệu và tài liệu số, trình duyệt và tìm kiếm, quản lý đối tượng, giao diện
người dùng, kiểm soát truy cập, hỗ trợ đa ngôn ngữ, khả năng tương tác và khả năng
phân quyền, đã đánh giá các phần mềm dựa trên những tiêu chí này, từ đó có định
hướng cơ bản giúp thư viện lựa chọn được những phần mềm phù hợp với đặc điểm
vốn tài liệu và nhu cầu của từng thư viện.
12


Các công trình nghiên cứu về phần mềm Dspace như:
Tác giả Nguyễn Huy Chương , Nguyễn Tiế n Hùng với cô ng trình nghiên cứu
“Dspace – Giải pháp tạo lập, lưu trữ và phổ biế n tài nguyên điê ̣n tử cho các thư viê ̣n
điê ̣n tử ở Viê ̣t Nam” , Kỷ yếu Hội thảo khoa học Xây dựng và chia sẻ nguồn lực
thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội, tr.
100 – 107, 2011. Tác giả đã đưa ra mô hình tổng quan của Dspace
thố ng, giao diê ̣n người dùng và

, kiế n trúc hê ̣


các luồng công việc trong Ds pace. Tác giả Phan

Ngọc Đông với các công trình nghiên cứu về phần mềm như: “Dspace - Giải pháp
xây dựng thư viện số”, tạp chí Thư viện Việt Nam số 3, tr 39-41 và “Ứng dụng phần
mềm mã nguồn mở Dspace trong xây dựng thư viện số ở các trường đại học, cao
đẳng”, (Hoạt động thông tin - thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục đại học ở Việt Nam), tr 404-412. Tác giả đã giới thiệu qua về các phần mềm
mã nguồn mở như Dspace, GreenStone từ đó đưa ra những điểm nổi bật của phần
mềm Dspace và những tính năng mới của phần mềm Dspace 4.2, đồng thời tác giả
cũng xây dựng một loạt các slide hướng dẫn về cách cài đặt phần mềm Dspace và
việt hóa phần mềm. Tác giả Phan Ngọc Đông không chỉ Việt hóa giới thiệu phần
mềm với các tính năng nổi trội, mà còn biên soạn tập bài giảng và tổ chức một số
khóa tập huấn tại nhiều tỉnh thành trong cả nước nhằm hướng dẫn cài đặt và sử dụng
phần mềm Dspace cho cán bộ tại các cơ quan Thông tin - thư viện (TT-TV). Đồng
thời, tác giả đã giới thiệu quy trình cho việc chuyển đổi CSDL từ phần mềm
Greenstone sang phần mềm Dspace. Tác giả cũng cho rằng “với quy trình này, các
đơn vị hiện đang sử dụng phần mềm Greenstone có thể dễ dàng chuyển đổi dữ liệu
đã có trước đây sang phần mềm mới mà không phải tốn quá nhiều thời gian cũng
như chi phí cho việc xử lý lại từ đầu những dữ liệu đã có”. Công trình “Quản lý tài
liệu điện tử bằng Dspace tại Trung tâm Thông tin – thư viện, Trường Đại học Kinh tế
- Tài chính thành phố Hồ Chí Minh” của Bùi Loan Thùy, Trương Thị Ngọc Mai
đăng trong Tạp chí Thông tin và Tư liệu 5/2012 đưa ra những luận cứ khi chọn phần
mềm Dspace và nêu rõ những kinh nghiệm từ thực tế sử dụng Dspace; Đồ án tốt
nghiệp “Ứng dụng phần mềm thư viện số Dspace tại Học viện Hành chính Quốc gia”
của tác giả Đàm Hải Yến, năm 2015, đồ án đi sâu vào nghiên cứu cài đặt và khai thác
các tính năng của phần mềm hay công trình của tác giả Đoàn Phan Tân với công
trình nghiên cứu “Dspace, giải pháp phần mềm cho Thư viện điện tử, quản lý và khai
thác nguồn thông tin số nội sinh ở các trường Đại học hiện nay” đăng trong Kỷ yếu
Hoạt động thông tin – thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục

13


đại học ở Việt Nam, tr 541-552, tác giả đã đưa ra những đặc trưng tính năng và công
nghệ của Dspace trong quản lý và khai thác tài liệu số. Tác giả đã phân tích về thực
tế nhu cầu quản lý các nguồn thông tin số nội sinh ở các trường đại học hiện nay.
Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu những tính năng và công nghệ của Dspace với 9
đặc điểm nổi bật là lợi thế nổi trội của Dspace so với các phần mềm nguồn mở khác
trong việc tạo lập các BSTS, trên cơ sở đó giúp các cơ quan TT-TV quản lý và khai
thác hiệu quả nguồn thông tin số nội sinh của mình. Tác giả cũng lấy ví dụ về cách
thức tổ chức các BSTS của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được ứng dụng phần
mềm Dspace, ra mắt ngày 26/3/2014 nhân kỷ niệm 55 năm thành lập Trường.
Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu về những nội dung khác tại
Trung tâm 1 trường Đại học PCCC như:
Đề tài luận văn thạc sỹ về: “Nguồn nhân lực thông tin - thư viện của một số cơ
sở đào tạo đại học thuộc Bộ Công an trên khu vực Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị
Hồng Loan, năm 2013. Đề tài nghiên cứu về nguồn nhân lực thông tin thư viện tại
các cơ sở đào tạo của những trường Công an nhân dân trong đó có Trung tâm Thông
tin Khoa học và Tư liệu giáo khoa trường Đại học Phòng cháy chữa cháy và đề tài
“Công tác phục vụ bạn đọc tại Trung tâm thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa
trường Đại học Phòng cháy chữa cháy” của tác giả Nguyễn Thị Hà, năm 2015,
nghiên cứu về nhu cầu tin và phương pháp nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc tại
Trung tâm thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa trường đại học PCCC. Như vậy,
qua quá trình tìm hiểu có thể khẳng định là chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về
vấn đề “Nghiên cứu phần mềm Dspace và khả năng triển khai tại Trung tâm Thông
tin khoa học và Tư liệu giáo khoa Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mục đích:
Nghiên cứu phần mềm Dspace và khả năng triển khai tại Trung tâm Thông tin
khoa học và Tư liệu giáo khoa Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, không nhằm

ngoài mục đích xây dựng được thư viện số cho Trung tâm, tăng cường khả năng thu
thập, xử lý và tổ chức lưu giữ, khai thác tài liệu số phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa
học, giảng dạy, học tập của cán bộ, giáo viên và học viên nhà trường ở mọi lúc, mọi
nơi.
+ Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu các khái niệm về tài liệu số, bộ sưu sập số, thư viện số và phần
mềm quản lý bộ sưu tập số, các tiêu chí đánh giá phần mềm và các yếu tố tác động
14


tới hiệu quả hoạt động của phần mềm.
- Nghiên cứu khái quát về Trung tâm TTKH&TLGK (Trung tâm 1) Trường
Đại học PCCC.
- Nghiên cứu việc ứng dụng phần mềm Dspace tại một số thư viện đã sử dụng
phần mềm.
- Chạy thử nghiệm phần mềm Dspace tại Trung tâm TTKH&TLGK - Trường
ĐHPCCC để có cơ sở đưa ra những nhận xét cho việc ứng dụng phần mềm.
- Nghiên cứu thực trạng các yếu tố để đảm bảo triển khai chính thức sử dụng
phần mềm Dspace tại Trung tâm 1 - Trường Đại học PCCC.
- Đề xuất những kiến nghị để để đảm bảo việc triển khai phần mềm Dspace tại
Trung tâm 1 - Trường Đại học PCCC có tính khả thi.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, Trung tâm 1, trường Đại học PCCC đang sử dụng phần mềm quản
trị thư viện tích hợp Libol 5.5, tuy nhiên thực tế cho thấy phần mềm này còn nhiều
hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động. Trong khi đó, nhu cầu thông
tin/ tài liệu của thầy và trò đều rất lớn để phục vụ cho phương thức đào tạo tín chỉ và
nghiên cứu khoa học. Hiện nay, tại Việt Nam, các trung tâm TT-TV của các trường
đại học đang có xu hướng sử dụng phần mềm mã nguồn mở Dspace. Đây là phần
mềm mã nguồn mở quản lý bộ sưu tập số đang được cộng đồng các cơ quan TT-TV
đánh giá cao và đang được áp dụng rộng rãi. Có thể do các tính năng của phần mềm

đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng và quản lý bộ sưu tập số. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là
liệu Trung tâm có thể ứng dụng phần mềm Dspace được không và thực trạng các yếu
tố tác động đến việc thực hiện triển khai phần mềm này ở Trung tâm ra sao? Có các
biện pháp nào để duy trì việc ứng dụng phần mềm này tại Trung tâm một cách bền
vững? Tác giả tin rằng nếu phần mềm Dspace được ứng dụng tại Trung tâm 1 sẽ
khắc phục được những hạn chế trên. Đồng thời theo chủ quan của tác giả các yếu tố
cần và đủ để đảm bảo triển khai ứng dụng phần mềm Dspace tại Trung tâm 1 Trường PCCC hoàn toàn có tính khả thi nếu có các giải pháp như chú trọng phát
triển nguồn lực thông tin số; Nâng cao trình độ cho cán bộ; Trang bị năng lực thông
tin cho người dùng tin; Hiện đại hóa cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin và
cần sự quan tâm đầu tư thích đáng của lãnh đạo Nhà trường.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Phần mềm Dspace và những điều kiện để đảm bảo
ứng dụng phần mềm.
15


+ Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trung tâm Thông tin khoa học và Tư
liệu giáo khoa (Trung tâm 1), (Từ tháng 5/2016 đổi tên thành Trung tâm Lưu trữ và
Thư viện và vẫn gọi tắt là Trung tâm 1) Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy và
một số thư viện đã sử dụng phần mềm Dspace.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Thực trạng hiện nay tại Trung tâm
TTKH&TLGK Trường ĐH PCCC
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Phương pháp luận:
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở của phép duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác
thông tin thư viện trong môi trường giáo dục đại học.
+ Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp thu thập - phân tích - tổng hợp tài liệu

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Phạm vi quy mô mẫu khảo sát: 200
phiếu. Trong đó: 10 phiếu dành cho cán bộ các thư viện đang áp dụng phần mềm
Dspace; 21 phiếu dành cho cán bộ của Trung tâm TTKH&TLGK; 169 phiếu dành
cho bạn đọc (20% bạn đọc là cán bộ, giáo viên, 80% bạn đọc là sinh viên). Đối với
NDT là sinh viên, tác giả chú trọng đến tính đại diện của mẫu điều tra về ngành đào
tạo; khóa đào tạo. Để có những đánh giá khách quan về phần mềm tác giả đã tiến
hành khảo sát bằng phiếu điều tra thực tế từ việc ứng dụng phần mềm Dspace tại
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và Học viện Hành chính Quốc Gia.
- Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng khi xem xét các đánh giá của các cơ
sở đã ứng dụng phần mềm Dspace với phần mềm Trung tâm đang ứng dụng Libol
5.5.
- Phương pháp thử nghiệm: Tác giả tiến hành cài đặt phần mềm Dspace tại
Trung tâm và chạy thử nghiệm.
- Phương pháp phỏng vấn: Tác giả tiến hành phỏng vấn cán bộ và sinh viên.
- Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
- Phương pháp điều tra thực tế: Tác giả tham gia triển khai phần mềm để chạy
thử và hàng ngày ghi chép các hoạt động thực tế tại trung tâm.
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
+ Về mặt khoa học:
Luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về thư viện số và phần mềm quản lý bộ
16


sưu tập số.
+ Về mặt ứng dụng:
Luận văn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện và hiện đại hóa
Trung tâm 1 phục vụ đắc lực cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy của cán bộ,
giảng viên và học viên trường ĐH PCCC.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày trong khoảng 110 trang A4

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa Trường Đại
học Phòng cháy chữa cháy với Phần mềm quản lý bộ sưu tập số Dspace.
Chương 2: Thực trạng đánh giá phần mềm Dspace và các điều kiện đảm bảo
việc ứng dụng tại Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa Trường Đại
học Phòng cháy chữa cháy.
Chương 3: Các giải pháp để triển khai phần mềm Dspace tại Trung tâm
Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy.

17


CHƢƠNG 1: TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ TƢ LIỆU
GIÁO KHOA TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHÕNG CHÁY CHỮA CHÁY VỚI
PHẦN MỀM QUẢN LÝ BỘ SƢ TẬP SỐ DSPACE
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm tài liệu số
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, ngày nay thuật ngữ
CNTT không còn xa lạ với mỗi chúng ta, có thể thấy những lợi ích từ thành tựu
CNTT mang lại là rất lớn, có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội,
giúp việc truyền tải thông tin, tri thức trong xã hội nhanh chóng, kịp thời. Dưới sự tác
động của CNTT mọi ngành nghề trong xã hội nói chung và hoạt động TT-TV nói
riêng đã có những bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử loài người. Công nghệ, máy
móc, phần mềm, mạng internet đang phục vụ đắc lực cho công việc giúp con người
tiết kiệm sức lao động, tăng giá thành sản phẩm. Trong hoạt động TT-TV cũng vậy,
công tác xây dựng và phát triển thư viện điện tử, thư viện số trong các cơ quan, tổ
chức đang không ngừng được quan tâm đầ u tư giúp cho việc tiếp cận các nguồn
thông tin trong các thư viện một cách dễ dàng và hiệu quả hơn thông qua các thiết bị
điện tử, phần mềm thư viện số đã đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong công tác

quản trị, lưu trữ và phổ biến thông tin.
Thuật ngữ “Tài liệu số”, “Bộ sưu tập số”, “Thư viện số” hay “phần mềm
quản lý bộ sưu tập số” là những thuật ngữ mới xuất hiện trong những năm gần đây
khi mà xã hội thông tin đang trên đà phát triển và thâm nhập toàn diện tới ngành
thông tin - thư viện. Tuy mới xuất hiện nhưng những thuật ngữ này đã được nhiều
chuyên gia trong ngành nghiên cứu và đưa ra các định nghĩa khác nhau xoay quanh
vế đề thư viện số góp phần làm sáng tỏ những lý luận cũng như thực tiễn trong công
tác TT-TV.
Tài liệu số theo tác giả Phạm Văn Hùng “Tài liệu số là những tài liệu được
lưu giữ bằng máy tính. Tài liệu số có thể được tạo bởi máy tính như việc xử lý các
file văn bản, các bảng biểu hoặc chúng có thể được chuyển đổi sang dạng số từ
những tài liệu khác nhau”. [1, tr 19].
Theo tác giả Lê Văn Năng: “Tài liệu số là vật mang tin mà thông tin trong đó
được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số hình thành trong quá trình hoạt
động của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. [2]
Theo tác giả Nguyễn Thị Vân Anh thì: “Tài liệu số là các thông tin được mã
hóa và lưu trữ trên vật mang tin để người dùng tin có thể truy cập được qua các thiết
18


bị điện tử. Bao gồm: dữ liệu trực tuyến và dữ liệu điện tử ở trên vật mang tin vật lý”.
[3, tr 10]
Tài liệu số được tạo lập, xây dựng trên máy tính hoặc thông qua các thiết bị
điện tử khác nhau như máy quét, máy Scan giúp đọc được thông qua máy vi tính như
các tệp tin, các cơ sở dữ liệu, các sách báo điện tử, các tài liệu tra cứu trực tuyến và
trên CD- ROM,...
Như vậy có thể nói tài liệu số là tập hợp các tài liệu đã được số hóa và tổ chức
theo những quy tắc thống nhất, được lưu trữ trên các thiết bị điện tử giúp cho việc
truy cập trên máy tính hoặc thông qua mạng máy tính được dễ dàng.
1.1.2. Khái niệm Bộ sưu tập số

Bộ sƣu tập số được hiểu là một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu đã được số
hóa dưới nhiều hình thức khác nhau như file văn bản, âm thanh, hình ảnh,...về một
chủ đề nào đó thông qua sự giống nhau nổi bật của cùng một loại tài liệu giúp cho
việc truy cập, tìm kiếm dễ dàng. Theo tác giả Đoàn Phan Tân thì “Bộ sưu tập số là
những kho tài liệu số hóa, tập hợp nững tài liệu số thuộc cùng một loại, theo chuyên
đề, được lựa chọn và tổ chức lưu trữ sao cho người sử dụng có thể truy cập trên môi
trường mạng” [4]. Bộ sưu tập số là công cụ lưu trữ, quản lý các công văn, tài liệu số
nội bộ, xây dựng các bộ sưu tập của thư viện, cơ quan lưu trữ,... giúp cho việc lưu trữ
và quản lý tài liệu được tốt. Trong một thư viện số có thể bao gồm nhiều bộ sưu tập
số khác nhau theo các chủ đề khác nhau với nhiều định dạng tệp tin khác nhau như
văn bản, âm thanh, hình ảnh.
Như vậy bộ sưu tập số là những tập hợp về các tài liệu khác nhau, được xây
dựng dựa trên sự giống nhau nổi bật về đặc điểm của tài liệu, giúp cho việc tìm kiếm
được thuận tiện dễ dàng hơn như các bộ sưu tập về giáo trình, bộ sưu tập về các luận
án, luận văn hay bộ sưu tập về video, hình ảnh,... Thông qua một website thư viện số.
1.1.3. Khái niệm Thư viện số
Trong những năm gần đây thuật ngữ thư viện số đã trở thành đề tài nóng cho
các chuyên gia trong giới học thuật bình luận, phân tích, định nghĩa, đánh giá, trong
đó có rất nhiều định nghĩa đã được công bố về thư viện số nhằm đưa ra một định
nghĩa rõ ràng. Những định nghĩa của các chuyên gia trong nước và quốc tế tiêu biểu
về thư viện số như:
Trên thế giới, Hiệp hội Thư Viện Số Hoa kỳ (American Digital Library
Federation) đã đưa ra định nghĩa, “Thư viện số là các tổ chức cung cấp tài nguyên,
gồm các nhân viên chuyên biệt giúp lựa chọn, tổ chức, cung cấp khả năng truy cập
19


thông minh, chỉ dẫn, phân phối, bảo quản tính toàn vẹn và sự thống nhất của các bộ
sưu tập số theo thời gian để đảm bảo làm sao chúng luôn sẵn có để truy xuất một
cách dễ dàng và kinh tế nhất đối với một cộng đồng người dùng hoặc một nhóm cộng

đồng người dùng”. [45, Raitt, 1999]
Còn theo định nghĩa của Ian H. Witten và Bainbridge thì: “Thư viện số là tập
hợp các đối tượng số bao gồm văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, cùng với những
phương thức để truy cập, khai thác, chọn lọc, tổ chức và bảo trì bộ sưu tập số”. [44].
Hai học giả người Nga là Sokolova và Liyabev cho rằng: “Thư viện số là một
hệ thống phân tán có khả năng lưu trữ và tận dụng hiệu quả các loại tài liệu điện tử
khác nhau, mà giúp người dùng có thể truy cập và được chuyển giao thông tin dễ
dàng qua mạng máy tính”. [47, Xiao, 2003].
Nhiều học giả Trung Quốc lại có cùng quan điểm rằng “Một thư viện số trên
thực tế không phải là một thư viện ở góc độ mở rộng không gian của nó; thay vào đó
nó là trung tâm tài nguyên thông tin số chứa đựng tài nguyên thông tin đa phương
tiện. Một thư viện số tồn tại bằng việc số hóa thông tin, chẳng hạn như văn bản, ký
tự, chữ viết, hình ảnh, video và âm thanh, đồng thời cung cấp cho người dùng các
dịch vụ thông tin nhanh chóng và thuận tiện thông qua Internet, nhằm chuyển giao
một hệ thống thông tin số mà trong đó việc chia sẻ nguồn tài nguyên luôn sẵn sàng”
[46, Wang, 2003].
Ở Việt Nam cũng có nhiều định nghĩa khác nhau của giới chuyên gia như:
Tác giả Cao Minh Kiểm cho rằng “Thư viện số là một thực thể, là một thư
viện được tổ chức theo những phương thức mới về nguồn tài liệu ngày càng đa dạng,
có chất lượng phục vụ ngày càng cao, thời gian phục vụ ngày càng lớn. [7, tr. 5-11].
Theo tác giả Hoàng Đức Liên và Nguyễn Hữu Ty thì “Thư viện số là một thư
viện điện tử cao cấp trong đó toàn bộ các tài liệu của thư viện đã được số hóa và
được quản lý bằng một phần mềm chuyên nghiệp có tổ chức giúp người dùng dễ
dàng truy cập, tìm kiếm và xem được nội dung toàn văn của chúng từ xa thông qua
hệ thống mạng thông tin và các phương tiện truyền thông”.[6].
Theo PGS.TS Bùi Loan Thùy và Tiến sĩ Lê Văn Viết “Thư viện chứa đựng
các thông tin và tri thức được lưu trữ dưới dạng điện tử số trên các phương tiện khác
nhau: Bộ nhớ điện tử, đĩa quang, đĩa từ. [32].
Như vậy có thể thấy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thư viện số, nhưng
chúng ta có thể hiểu một cách tổng quát nhất đó là:

Thư viện số là thư viện mà trong đó những tài liệu được cơ quan TT-TV tiến
20


hành số hóa và tổ chức thành những bộ sưu tập được lưu trữ trong các phương tiện
chuyên dụng như máy tính điện tử, thẻ nhớ, đĩa CD-ROM,... và được quản trị bằng
một phần mềm chuyên dụng giúp người đọc có thể xem được thông qua các phương
tiện máy tính điện tử và mạng internet.
1.1.4. Khái niệm Phần mềm quản lý bộ sưu tập số
Phần mềm quản lý bộ sưu tập số là công cụ giúp cho việc xây dựng, quản trị
và khai thác các bộ sưu tập số, tài liệu số được thuận lợi dễ dàng trên máy tính điện
tử và mạng internet, phần mềm đóng vai trò là một công cụ không thể thiếu trong
quá trình xây dựng và khai thác thư viện số, việc lựa chọn được phần mềm phù hợp
sẽ giúp các thư viện và cơ quan thông tin dễ dàng tạo các bộ sưu tập số, dễ dàng
quản trị cũng như người dùng tin dễ dàng tra cứu và khai thác thông tin ở mọi lúc và
mọi nơi.
Trong sách chuyên khảo “Tự động hóa trong hoạt động thông tin - thư viện”
của tác giả Trần Thị Quý và Đỗ Văn Hùng xuất bản 2007, tại tr 41, tác giả đã đưa ra
định nghĩa về phần mềm quản lý tài liệu số “Phần mềm cho phép lưu trữ và khai
thác các loại tài liệu đã được số hóa âm thanh, hình ảnh, phim, dữ liệu toàn văn với
nhiều định dạng khác nhau. Hỗ trợ xây dựng các giáo trình, bài giảng, sách điện tử,
biến các tài liệu này trở thành các dữ liệu của thư viện. Cho phép NDT truy cập và
khai thác thông tin trực tuyến”. Theo PGS.TS Đoàn Phan Tân thì “Phần mềm quản
lý bộ sưu tập số là một hệ thống phần mềm có chức năng tạo lập, quản lý và khai
thác các bộ sựu tập số” [25]. Có thể nói phần mềm quản lý bộ sưu tập số được cấu
thành bởi 2 yếu tố quan trọng, đó là hệ thống phần mềm và các bộ sưu tập số có
trong thư viện. Ví dụ: Như các phần mềm Dspace, GreenStone, Fedora,... là các phần
mềm xây dựng thư viện số mã nguồn mở. Như vậy có thể hiểu phần mềm quản lý bộ
sưu tập số một cách khái quát như sau: Phải là một hệ thống phần mềm và đáp ứng
các chuẩn về CNTT, truyền thông hiện đại và đáp ứng về chuẩn nghiệp vụ thư viện

với đầy đủ các chức năng quản lý bộ sưu tập số như:
- Tạo lập, biên mục, tải tài liệu, quản trị, tìm tin và duyệt xem thông tin.
- Có khả năng xử lý linh hoạt về giao diện cũng như các modum của phần
mềm và đáp ứng chuẩn siêu dữ liệu.
- Có khả năng quản lý, tái tạo, thúc đẩy mở rộng các dịch vụ của thư viện số,
thông qua internet.
- Là phần mềm quản lý bộ sưu tập số trong đó các tài liệu của thư viện được
số hóa và tổ chức bằng những bộ sưu tập giúp người dùng tin dễ dàng truy cập, tìm
21


×