Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Kết nối mạng lưới xã hội của người việt trên facebook

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 98 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

KẾT NỐI MẠNG LƯỚI XÃ HỘI
CỦA NGƯỜI VIỆT TRÊN FACEBOOK

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HOÁ HỌC

HÀ NỘI, 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

KẾT NỐI MẠNG LƯỚI XÃ HỘI
CỦA NGƯỜI VIỆT TRÊN FACEBOOK
Chuyên ngành: Văn hóa Học
Mã số: 60 31 06 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HOÁ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM

HÀ NỘI, 2017




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Văn hóa học, Viện
nghiên cứu văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện,
giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm,
cô đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn các quản trị viên và thành viên của 3 hội/
nhóm Facebook: Nấu ăn – Chơi hoa – Handmade, Phượt Hà Nội và Thế giới
LGBT Miền Bắc – Thế giới tình yêu muôn sắc màu đã tạo điều kiện cho tôi điều
tra, khảo sát và phỏng vấn để hoàn thành tư liệu cho luận văn.
Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế, kính mong quý thầy cô, các nhà khoa học, các bạn
học viên và những ai đang quan tâm, đóng góp ý kiến để tôi có thể sửa chữa
trước khi nộp thư viện và làm tốt hơn trong những nghiên cứu về lĩnh vực này
trong thời gian tới.
Trân trọng cảm ơn.
Tác giả

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số
liệu và nội dung trích dẫn trong luận văn đều dựa vào nguồn thông tin đảm
bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Có gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Tác giả


NGUYỄN PHƯƠNG THẢO


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VIỆC SỬ DỤNG FACEBOOK
CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY................................................................................. 12
1.1. Những khái niệm sử dụng trong luận văn ............................................................... 12
1.2. Khái quát về sự hình thành và đặc điểm của mạng xã hội ...................................... 16
1.3. Đặc điểm các mạng xã hội tại Việt Nam ................................................................ 20
1.4. Khái quát tình hình sử dụng Facebook tại Việt Nam .............................................. 22
Chương 2: THỰC TRẠNG KẾT NỐI MẠNG LƯỚI XÃ HỘI CỦA NGƯỜI
VIỆT TRÊN FACEBOOK .......................................................................................... 26
2.1. Sự hình thành mạng lưới xã hội trên Facebook của người Việt ............................. 26
2.2 Các hoạt động trong mạng lưới xã hội trên Facebook ............................................. 38
2.3 Không gian tương tác trực tuyến Facebook đối với người dùng Việt ..................... 55
Chương 3: TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI MẠNG LƯỚI XÃ HỘI CỦA FACEBOOK
ĐỐI VỚI NGƯỜI DÙNG VIỆT ................................................................................. 60
3.1. Trải nghiệm về sự thay đổi của kết nối mạng lưới xã hội trực tuyến trên facebook
........................................................................................................................................ 60
3.2 Tác động của kết nối mạng lưới xã hội trên Facebook đối với người dùng Facebook
tại Việt Nam ................................................................................................................... 72
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 78
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 81


DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt


Viết đầy đủ

CTTNHH&DVVT

Công ty trách nhiệm hữu hạn và
dịch vụ vận tải.

LGBT

tên viết tắt của Cộng đồng những
người đồng tính luyến ái nữ
(Lesbian), đồng tính luyến ái
nam (Gay), song tính luyến ái
(Bisexual) và Hoán tính hay còn
gọi là Người
chuyển
giới
(Transgender). LGBT thể hiện
sự đa dạng của các nền văn hoá
nhân loại dựa trên thiên hướng
tình dục và bản dạng giới

MXH

Mạng xã hội

NXB

Nhà xuất bản


TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Hình thức kết bạn........................................................................................... 32
Bảng 3.1 Thời gian sử dụng Facebook trong ngày ........................................................ 64


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt khi Internet ra đời đã tạo
tiền đề cho các hình thức giao tiếp mới trong một không gian mà chúng ta gọi là
“Thế giới phẳng”. Trước khi có những không gian ảo, con người trong xã hội kết
nối với nhau thành một mạng lưới chủ yếu dựa trên những phương thức giao tiếp
truyền thống. Các cá nhân trong xã hội kết nối với nhau qua nhiều dạng liên kết
khác nhau, như liên kết theo lợi ích, liên kết theo quan hệ huyết thống, liên kết
theo địa bàn cư trú…Để duy trì các mạng lưới xã hội này thì các cá nhân trong
mạng lưới sẽ cần tới môi trường giao tiếp cộng đồng, các sinh hoạt văn hóa, sự
giao tiếp trực tiếp, sự có đi có lại, sự tin cậy lẫn nhau…
Việc kết nối mạng lưới xã hội truyền thống vẫn được duy trì như một
phương thức quan trọng góp phần hình thành, điều hòa các quan hệ xã hội, củng
cố niềm tin vào mạng lưới xã hội mà các cá nhân tham gia song đã xuất hiện một
hình thức kết nối khác là kết nối mạng lưới xã hội trong thế giới ảo, thế giới của
Internet. Sự kết nối mạng lưới xã hội này không cần gặp mặt trực tiếp, không cần
đến môi trường giao tiếp cộng đồng hay các sinh hoạt văn hóa…Khoảng cách về
không gian và thời gian được xóa nhòa hơn bao giờ hết. Các cá nhân trong
không gian trực tuyến vẫn có thể kết nối với nhau, hình thành các mạng lưới xã
hội tùy theo mục đích mà cá nhân đó hướng tới. Với sự phát triển mạnh mẽ của

công nghệ, con người đã gần như hoàn toàn được đáp ứng về nhu cầu tìm kiếm,
cập nhập kho thông tin và tri thức của nhân loại… Bên cạnh đó thì nhu cầu về đa
chiều kết nối của con người cũng ngày càng mạnh mẽ hơn thể hiện qua sự hình
thành và phát triển của các dịch vụ MXH trên internet. Ban đầu chỉ là các ứng
dụng internet nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tin nhắn, trò chuyện trực tuyến, trao đổi
thông tin... sau đó dần dần hình thành các MXH tích hợp các ứng dụng để con
1


người có thể kết nối với nhau, chia sẻ với nhau và giải trí trong không gian ảo
như các MXH chúng ta đang được trải nghiệm.
Hiện nay, trên thế giới có hàng nghìn MXH khác nhau. Trong đó,
Facebook nổi lên như một MXH toàn cầu sở hữu số lượng người dùng đông đảo,
với hơn 500 triệu người dùng, hỗ trợ 75 ngôn ngữ, tiêu tốn 8 tỷ phút mỗi ngày
của người dùng toàn cầu. Tại Việt Nam, Facebook đã trở thành MXH nước
ngoài được yêu thích và sử dụng nhiều nhất. Số lượng người dùng MXH này ở
Việt Nam lên tới 35 triệu, đồng nghĩa với việc hơn 1/3 dân số Việt Nam sở hữu
tài khoản Facebook. Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng facebook lớn thứ
ba trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia và Thái Lan. Facebook đã trở
thành một công cụ kết nối con người với nhau đúng như khẩu hiệu của MXH
này: “Conecting people” (Kết nối mọi người). Cùng với sự ra tăng của các tài
khoản cá nhân trên Facebook thì các hội/ nhóm trên Facebook cũng ngày càng
phát triển và trở thành một hình thái kết nối nói riêng trong mạng lưới kết nối
của Facebook nói chung. Các hội/ nhóm này không ngừng kết nối những người
dùng có nhu cầu chia sẻ cảm xúc, sở thích, thông tin, kiến thức… và các vấn đề
trong cuộc sống. Đây cũng là một trong những dạng thức kết nối những người
dùng trong thế giới ảo tạo ra những hiệu ứng và trải nghiệm thế giới của internet
đã hình thành những phương thức liên kết tạo dựng mạng lưới xã hội mới, góp
phần tạo nên không gian tương tác trực tuyến muôn màu.
MXH đã trở thành công cụ kết nối có sức hấp dẫn bởi các các trải nghiệm

hoàn toàn miễn phí nhưng mang lại nhiều tiện ích cho người tham gia. Mỗi cá
nhân khi tham gia vào Facebook có thể kết bạn với những người dùng khác là
bạn ngoài đời thật hay những người không quen biết nhưng có chung đam mê, sở
thích…Việc tạo lập những hội/ nhóm gồm các cá nhân đồng sở thích đã trở
thành một xu thế đáp ứng nhu cầu mở rộng kết nối trên Internet. Trong không
2


gian ảo của Facebook mà trong đó có cả các hội/ nhóm luôn luôn phát triển và
thay đổi khiến cho việc nghiên cứu về không gian kết nối mới này đòi hỏi sự cập
nhập không ngừng. Là một học viên của khoa Văn hóa học và cũng đã sử dụng
MXH Facebook từ khi MXH này mới hoạt động tại Việt Nam. Nhận thấy sự
thay đổi từng ngày từng giờ của Facebook nói chung và sự tương tác giữa các cá
nhân trong mạng lưới xã hội của Facebook nói riêng, chúng tôi mong muốn tìm
hiểu về vấn đề này. Có nhiều câu hỏi khiến chúng tôi băn khoăn đó là: Tại sao
trong một thế giới ảo như Facebook lại có thể hình thành được những mạng lưới
xã hội liên kết các cá nhân ít có sự ràng buộc hay quen biết lẫn nhau? Hình thức
kết nối mạng lưới xã hội trong thế giới ảo đã chi phối cuộc sống trong thế giới
thực như thế nào? Xuất phát từ những băn khoăn vừa nêu, chúng tôi đã chọn đề
tài “Kết nối mạng lưới xã hội của người Việt trên Facebook”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về internet nói chung từ lâu đã thu hút sự quan tâm của rất
nhiều học giả, các nhà nghiên cứu. Đặc biệt trong bối cảnh có sự bùng nổ của
các trang MXH như hiện nay và MXH được xem như một kênh truyền thông
mới có sức hút và quyền lực lớn cũng đã có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu
về đề tài này như:
Đề tài “Young and old use social media for surprisingly different reason”
(Giới trẻ và người già sử dụng truyền thông xã hội với những lý do đáng ngạc
nhiên khác nhau),[8] của nhà nghiên cứu Isak Ladegaard. Nghiên cứu này cho
chúng ta biết lý do mà con người ở những độ tuổi khác nhau tham gia và sử dụng

MXH như thế nào, MXH đã thay đổi cuộc sống của họ ra sao và trong tương lai
chúng ta sẽ sử dụng MXH như thế nào.
Một nghiên cứu khác của nhà nghiên cứu Sophie Tan - Ehrhardt là “Social
networks and Internet usage by the young generations” (Mạng xã hội và thói
quen sử dụng mạng xã hội của thế hệ trẻ),[19] vào năm 2013. Nghiên cứu này đã

3


chỉ ra thói quen sử dụng MXH và Internet của giới trẻ, so sánh những thói quen
này với những hành vi trong cuộc sống thực. Nghiên cứu cũng đưa ra quan điểm
của giới trẻ về Internet nói chung và MXH nói riêng và vai trò quan trọng của
Internet cũng như mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.
Công trình của Nguyễn Thị Phương Châm “Internet: Mạng lưới xã hội và
sự thể hiện bản sắc”,[2] đã tiếp cận vấn đề từ trải nghiệm của những người trong
cuộc, tác giả đã tìm hiểu cách thức mà giới trẻ Việt Nam kết nối mạng lưới
xã hội và tạo dựng bản sắc cá nhân trong thế giới Internet. Những thay đổi chính
ở giới trẻ do tác động của Internet về trải nghiệm thời gian, trải nghiệm không
gian, trải nghiệm giao tiếp xã hội, những vấn đề về nhu cầu, cách thức thể hiện
bản sắc cá nhân trên mạng Internet được chỉ ra dựa vào các dữ liệu khảo sát của
những người sử dụng Internet ở độ tuổi từ 16 đến 30 thuộc 3 nhóm xã hội là
học sinh trung học phổ thông, sinh viên và thanh niên đã đi làm.
Năm 2013, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh tổ chức
Hội thảo khoa học “Mạng xã hội với lối sống của giới trẻ thành phố Hồ Chí
Minh”, và các bài trình bày tại hội thảo này được biên tập xuất bản thành cuốn
sách “Mạng xã hội với giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh” [5] do tác giả Nguyễn
Thị Hậu chủ biên. Các bài nghiên cứu tập hợp trong cuốn sách cho chúng ta thấy
thời đại công nghệ thông tin phát triển đã tạo điều kiện cho con người giao lưu,
liên kết và chia sẻ sở thích, suy nghĩ… bằng những phương tiện truyền thông
hiện đại trong đó có các MXH. Sự tích hợp đa dạng các tính năng của các MXH

và nguồn thông tin chia sẻ vô cùng phong phú cho phép người dùng tiếp nhận,
chia sẻ và chọn lọc thông tin bỏ qua giới hạn về không gian và thời gian. Qua đó
cho thấy vai trò của MXH trong việc tạo lập và duy trì các mối quan hệ và hình
thành những biểu hiện mới trong lối sống và văn hóa của một bộ phận không nhỏ
giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh.

4


Trong cuốn sách “Mạng xã hội với sinh viên”, nhóm tác giả đã nhận định:
“Các trang MXH còn giúp người sử dụng hình thành những mối liên hệ cá nhân
mới thông qua việc kết nối với những người mới và tạo thành một cộng đồng
chia sẻ các mục đích khác nhau” và “việc gia tăng các mối liên hệ mới này được
xem như nguồn tăng vốn xã hội của cá nhân sử dụng mạng – những người có
khả năng nhận được sự giúp đỡ từ các thành viên trong mạng lưới nhiều hơn so
với những người không sử dụng MXH”, [12, tr.204]. Trong công trình nghiên
cứu của mình nhóm tác giả đã tập trung làm rõ một số vấn đề liên quan đến cách
thức sử dụng MXH, việc công khai và bảo mật thông tin cá nhân trên MXH, việc
tự đánh giá bản thân của sinh viên sử dụng và những áp lực tâm lý từ việc sử
dụng MXH. Từ đó, các tác giả chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong quản lý việc
sử dụng MXH và trình bày một số kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để việc
sử dụng mạng của giới trẻ thực sự mang lại lợi ích và giúp họ tránh được những
rủi ro không mong muốn khi tham gia vào MXH.
Cũng dưới góc nhìn văn hóa học, Bài nghiên cứu “Mạng xã hội từ góc
nhìn văn hóa và tâm lý”, [10] của Nguyễn Hoàng Long đã nghiên cứu MXH ở
Việt Nam qua khảo sát MXH Zingme và cho thấy tuy MXH là một thế giới ảo
nhưng nó như một xã hội tồn tại song song với đời sống thực. Tính cộng đồng
thể hiện rất rõ trong các hoạt động tương tác giữa các thành viên trong hội/ nhóm
trên MXH và nó đã trở thành một trong các hình thức kết nối trong cuộc sống
hiện đại.

Liên quan đến vấn đề quản lý MXH hiện nay, Nguyễn Thị Quyên và Vũ
Thùy Dung đã có bài viết “Mạng xã hội và những vấn đề đặt ra đối với công tác
quản lý Nhà nước, [18]. Bài viết đã cho thấy vai trò không thể phủ nhận của
MXH trong cuộc sống hiện đại. Các tác giả đã khẳng đinh: “Mạng xã hội là sản
phẩm của Internet, cho đến nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể

5


thiếu trong cuộc sống con người, giúp đơn giản hóa các phương thức tương tác
và kết nối con người với nhau.”, [18].
Tất cả các nghiên cứu trên cho thấy vị trí của không gian ảo nói chung và
các MXH trong đó có Facebook nói riêng có ảnh hưởng không nhỏ trong việc
con người trong xã hội đương đại kết nối với nhau. Thông qua việc điểm lại một
số nghiên cứu về Internet và MXH trong vô vàn các nghiên cứ về lĩnh vực này
chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu cụ thể về một MXH, một nhóm người
dùng cụ thể tại Việt Nam qua góc nhìn văn hóa học vẫn còn là một khoảng trống
cần được tiếp tục nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến mục đích làm rõ cách thức kết nối mạng lưới xã hội
trong không gian trực tuyến của Facebook. Bàn luận về sự thay đổi phương thức
giao tiếp của con người trong không gian này để nhìn ra những thay đổi xã hội,
thay đổi nhu cầu và thay đổi cả các mối quan hệ tương tác giữa con người trong
cuộc sống hiện đại.
Thông qua việc tìm hiểu những trải nghiệm của người dùng Facebook để
thấy được vị trí của MXH này trong văn hóa đương đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát về mạng xã hội và tình hình sử dụng Facebook ở Việt Nam
- Nêu rõ thực trạng việc kết nối mạng lưới xã hội của người dùng Việt trên

Facebook
-Thông qua việc tìm hiểu những trải nghiệm của người trong cuộc để thấy
được phần nào các chiều cạnh biến đổi của việc kết nối mạng lưới xã hội trên
Facebook và bàn luận về một số vấn đề đặt ra từ đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung tìm hiểu, nghiên cứu mạng lưới xã
hội được hình thành bởi các cá nhân kết nối với nhau thông qua những điểm
6


chung về đam mê, sở thích, tâm tư, tình cảm hay các mục đích hướng tới trong
thế giới ảo của Facebook. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tập chung
nghiên cứu, khảo sát sự kết nối mạng lưới xã hội của một số hội/ nhóm người
Việt trên mạng xã hội Facebook, cụ thể là 3 hội/ nhóm:
- Hội/ nhóm cùng sở thích nấu ăn: nhóm “Nấu ăn – Chơi hoa – Handmade”
- Hội/ nhóm LGBT (LGBT là tên viết tắt của Cộng đồng những người đồng
tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái
(Bisexual) và Hoán tính hay còn gọi là Người chuyển giới(Transgender).
LGBT thể hiện sự đa dạng của các nền văn hoá nhân loại dựa trên thiên hướng
tình dục và bản dạng giới): “Thế giới LGBT miền Bắc - Thế giới tình yêu muôn
màu sắc”
Hội/ nhóm những người đam mê du lịch phượt một loại hình du lịch thiên
về khám phá trải nghiệm với phương tiện cá nhân tự túc, “Phượt Hà Nội”
Qua đó, giúp cho chúng tôi có một cái nhìn khái quát về vấn đề kết nối
trong không gian ảo của người dùng Facebook tại Việt Nam: Cách các thành
viên trong hội/ nhóm tạo dựng và duy trì mạng lưới xã hội cũng như cách họ thể
hiện mình trong hai thế giới thực và ảo, những trải nghiệm của người trong cuộc.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu trong không gian của MXH Facebook mà cụ thể ở đây là 3

trường hợp hội/ nhóm như đã lựa chọn. Ngoài ra, việc phân tích các tài liệu liên
quan đã được xuất bản cũng được tác giả thực hiện.
Với công việc điền dã dân tộc học, tác giả đã thực hiện như sau:
-Về quan sát tham gia:
Nghiên cứu trong không gian ảo của Facebook chiếm một phần không nhỏ
việc nghiên cứu của tác giả, việc quan sát, tham gia và trải nghiệm trực tiếp trên
Facebook cũng giúp tác giả ghi lại được rất nhiều vấn đề phục vụ cho nghiên cứu

7


của mình như sự tương tác online hay cách các cá nhân thể hiện mình ra sao.
Tham gia là một thành viên, một mắt xích trong mạng lưới xã hội của các hội/
nhóm đã chọn đã giúp chúng tôi có được sự quan sát và trải nghiệm thực tế về
vấn đề liên kết trong không gian của Facebook.
Trong 3 hội/ nhóm là nhóm Nấu ăn – Chơi hoa – Handmade, nhóm Phượt
Hà Nội, nhóm Thế giới LGBT Miền Bắc – Thế giới tình yêu muôn màu sắc thì
trước thời điểm tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã là thành viên của nhóm Nấu
ăn – Chơi hoa – Handmade. Hai hội/ nhóm còn lại chúng tôi bắt đầu tham gia từ
thời điểm bắt đầu thực hiện đề tài. Hai hội/ nhóm Phượt Hà Nội và nhóm Thế
giới LGBT Miền Bắc – Thế giới tình yêu muôn màu sắc là nhóm kín nên chúng
tôi phải mất thời gian chờ được duyệt vào nhóm do admin hoặc các thành viên
trong nhóm phê duyệt. Nhóm Phượt Hà Nội đã duyệt cho chúng tôi tham gia
ngay sau khi tác giả đăng ký tham gia nhóm. Nhóm Thế giới LGBT Miền Bắc –
Thế giới tình yêu muôn màu sắc mất thời gian duyệt lâu hơn, sau khi chờ 3 ngày
chưa được duyệt tham gia nên chúng tôi đã đề nghị một bạn thành viên của
nhóm mà chúng tôi biết ngoài đời thực giúp chúng tôi được duyệt nhanh để tham
gia nhóm. Sau khi đã tham gia vào các hội/ nhóm được chọn nghiên cứu chúng
tôi đã tiến hành quan sát, tìm hiểu tình hình hoạt động của nhóm và các tài khoản
Facebook nào là admin đang quản lý nhóm. Sau đó, tác giả đã liên lạc với các

admin để xin phép được tìm hiểu các hoạt động của các hội/ nhóm để thực hiện
luận văn của mình.
Các hình thức liên lạc với admin có gặp mặt trực tiếp, gọi điện thoại và
trao đổi qua ứng dụng messenger (nhắn tin trực tuyến) của Facebook. Đối với
Nhóm Nấu ăn - Chơi hoa- Handmade do nhóm có 9 admin nên chúng tôi đã gặp
mặt một admin ở Hà Nội để xin phép nghiên cứu và các admin còn lại ở một số
tỉnh, thành phố khác như: Hải Dương, Đồng Nai… chúng tôi đã liên lạc qua ứng
dụng nhắn tin messenger của Facebook để trao đổi và phỏng vấn qua điện thoại.

8


Riêng có một admin của Nhóm Nấu ăn - Chơi hoa- Handmade vốn là người sáng
lập ra nhóm và do mới chuyển sang định cư tại Pháp nên tác giả cũng trao đổi
phỏng vấn qua ứng dụng messenger của Facebook như đã trình bày ở trên.
Đối với nhóm Phượt Hà Nội, nhóm hiện có 4 admin và hầu hết các admin
đều ở Hà Nội, một admin tại Phú Thọ. Chúng tôi cũng đã tiến hành liên lạc, trao đổi
với các addmin để xin phép nghiên cứu nhóm. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn
các quản trị viên của nhóm qua gặp mặt trực tiếp, qua điện thoại và qua Facebook.
Đối với nhóm Thế giới LGBT Miền Bắc – Thế giới tình yêu muôn sắc màu
sắc, nhóm có 6 admin, các admin ở các tỉnh, thành phố khác nhau: Bắc Giang, Thái
Nguyên…Chúng tôi cũng đã tiến hành liên lạc, trao đổi với các admin để xin phép
nghiên cứu nhóm. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các quản trị viên của nhóm
qua điện thoại và Facebook là chủ yếu.
Vai trò của các quản trị viên trong hội/ nhóm rất quan trọng, nhờ các admin
mà chúng tôi nắm được tình hình hoạt động của nhóm, giúp chúng tôi kết nối
được với các thành viên của hội/ nhóm, đặc biệt là các thành viên tích cực. Qua
đó, thu thập được nhiều thông tin cho quá trình nghiên cứu.
-Về phỏng vấn sâu:
Chúng tôi đã có nhiều cuộc trò chuyện và phỏng vấn sâu với các đối tượng

nghiên cứu khác nhau như quản trị viên các hội/ nhóm, thành viên các hội/ nhóm
trên Facebook. Nội dung phỏng vấn của chúng tôi chủ yếu xoay quanh việc
những người dùng Facebook kết nối và duy trì các mạng lưới quan hệ xã hội
trong không gian ảo như thế nào và những trải nghiệm thực tế của họ khi tham
gia vào mạng lưới xã hội của Facebook.
Trước mỗi cuộc phỏng vấn chúng tôi luôn chuẩn bị một số câu hỏi dẫn dắt
người được phỏng vấn vào chủ đề nghiên cứu. Tuy nhiên do đối tượng phỏng
vấn không phải lúc nào cũng sẵn sàng chia sẻ đặc biệt là hình thức phỏng vấn
trực tuyến những thành viên nhóm mà chúng tôi chưa quen biết và cũng chưa

9


được gặp mặt ngoài đời thực. Khi có người lạ gửi tin nhắn xin phỏng vấn họ khá
e dè vì trên mạng có rất nhiều trường hợp lừa đảo đã xảy ra. Sau khi được admin
thông báo trước với các thành viên được tác giả chọn phỏng vấn thì các thành
viên này có sự tin tưởng hơn và sẵn sàng trả lời các câu hỏi của chúng tôi.
Thường các cuộc phỏng vấn online qua Facebook hay bị ngắt quãng vì nhưng
người tham gia phỏng vấn sẽ rảnh lúc nào thì trả lời các câu hỏi. Đối với các
cuộc phỏng vấn trực tiếp thì các buổi phỏng vấn diễn ra tại nhiều địa điểm khác
nhau: nhà riêng, quán cà phê hay nơi làm việc của người được phỏng vấn…Đặc
biệt khi phỏng vấn các bạn thuộc nhóm Thế giới LGBT miền Bắc, ban đầu các
bạn khá e dè nhưng sau đó các bạn lại rất nhiệt tình chia sẻ trong cuộc phỏng
vấn. Có những cuộc phỏng vấn kéo dài từ 6 giờ chiều đến 10h30 tối như trường
hợp phỏng vấn bạn T.L thành viên nhóm Thế giới LGBT miền Bắc - Thế giới
tình yêu muôn màu sắc.
Quá trình phỏng vấn, khảo sát 3 hội/ nhóm (Nhóm Nấu ăn - Chơi hoaHandmade, nhóm Phượt Hà Nội và nhóm Thế giới LGBT Miền Bắc - Thế Giới
Tình yêu muôn màu sắc) đã được thực hiện như sau: Chúng tôi đã phỏng vấn
trực tiếp được 10 người, phỏng vấn qua điện thoại 5 người và phỏng vấn online
qua Facebook 15 người. Riêng phần khảo sát bằng bảng hỏi được mở rộng hơn

về số lượng là 150 người, trong đó có 30 bảng hỏi được phát trực tiếp cho người
tham gia khảo sát và 120 bảng hỏi còn lại được thực hiện bằng hình thức gửi
phiếu khảo sát qua mail qua ứng dụng google biểu mẫu.
- Về thảo luận nhóm
Có 3 cuộc thảo luận nhóm đã được chúng tôi tiến hành. Mỗi hội/ nhóm
tác giả đều tiến hành một cuộc thảo luận nhóm riêng. Cuộc thảo luận đầu tiên tác
giả đã xin phép addmin nhóm Phượt Hà Nội cho tác giả được lồng ghép cuộc
thảo luận nhóm vào cuộc họp chuẩn bị trước khi nhóm lên đường đi Chùa
Hương. Cuộc thảo luận kéo dài trong 45 phút và thu được khá nhiều ý kiến.

10


Cuộc thảo luận nhóm thứ 2 đối với Nhóm Nấu ăn - Chơi hoa- Handmade
cũng được tiến hành lồng ghép với lớp học làm bánh trung thu miễn phí được
một trong các admin của nhóm là chị T.T.H tổ chức. Chúng tôi đã tranh thủ thời
gian các thành viên nướng bánh và chờ bánh nguội để thảo luận. Cuộc thảo luận
kéo dài 60 phút và thu được rất nhiều chia sẻ của các thành viên nhóm.
Cuộc thảo luận nhóm thứ 3 được tác giả tổ chức tại một quán cà phê nhỏ
do một bạn trong nhóm mở. Cuộc thảo luận kéo dài 60 phút và các bạn thành
viên trong nhóm đã bàn luận rất sôi nổi các vấn đề mà chúng tôi đưa ra.
Nhìn chung các phương pháp mà chúng tôi đã chọn đã phát huy hiệu quả
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài luận văn đã góp phần tìm hiểu phương thức kết nối mạng lưới xã
hội trong thế giới trực tuyến của MXH toàn cầu Facebook đối với người dùng tại
Việt Nam. Những sự thay đổi trong văn hóa đại chúng khi mà thế giới ảo của
Internet nói chung và Facebook nói riêng đang tồn tại song song với thế giới
thực và có vị trí không hề nhỏ trong cuộc sống đương đại. Kết quả nghiên cứu
của đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo đối với các cá nhân, cơ quan cũng

như các đơn vị trong ban nghành liên quan.
7. Cơ cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung chính của
luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận và việc sử dụng facebook của người Việt
hiện nay
Chương 2: Thực trạng kết nối mạng lưới xã hội của người Việt trên Facebook
Chương 3: Trải nghiệm kết nối mạng lưới xã hội của Facebook đối với người
dùng Việt.

11


Chương 1
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VIỆC SỬ DỤNG FACEBOOK CỦA
NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY
1.1. Những khái niệm sử dụng trong luận văn
1.1.1 Thế giới ảo
Trang Wikipedia định nghĩa về Thế giới ảo như sau: “ Thế giới ảo hay thế
giới trực tuyến là môi trường nhân tạo mô phỏng thế giới thực hoặc thế giới
tưởng tượng và được sử dụng trên máy tính có nối mạng Internet. Trong thế giới
ảo người tham gia có thể tương tác với nhau và trải nghiệm thế giới ảo bẳng 2
giác quan là: thị giác và thính giác (qua hình ảnh và âm thanh)”, [25].
Theo cách định nghĩa này có thể thấy các trang MXH hay các trò chơi
nhập vai…chính là nơi người dùng kết nối với nhau và trải nghiệm thế giới ảo.
1.1.2.Mạng xã hội
Trang Wikipedia định nghĩa về MXH như sau: “Mạng xã hội hay còn gọi
là mạng xã hội ảo (social network) là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở
thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt
không gian và thời gian”, [24].

Theo cách định nghĩa này thì có thể hiểu là MXH hình thành nên bởi hai
thành phần: thế giới ảo và người dùng Internet (cư dân mạng)
Trong cuốn “Báo chí và mạng xã hội” của Đỗ Chí Nghĩa và Đinh Thu
Hằng, các tác giả đã đưa ra thêm một cách hiểu về MXH hiện nay: “Đó là dịch
vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục
đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội có các
tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ tệp, blog và xã hội”,
[14, tr.7].
Theo định nghĩa này có thể ngầm hiểu MXH là một thế giới ảo (xã hội
ảo) với các thành viên là cư dân mạng liên kết với nhau có thể dựa trên các nhóm
12


(group), dựa trên các thông tin cá nhân hoặc lĩnh vực quan tâm. Khái niệm này
gây ra rất nhiều tranh luận vì khái niệm tập trung vào vấn đề coi MXH là sự kết
nối những con người có chung sở thích, mục tiêu và họ là những người kiến tạo
nội dung MXH. Quan điểm đó khiến có ý kiến cho rằng nên đổi thành thuật ngữ
là “mạng giao lưu” cho đúng ý nghĩa và mục đích của social network. Cuốn sách
cũng đưa ra một quan điểm khác về khái niệm MXH và nhấn mạnh tới sự phân
biệt hai khái niệm Social Media (truyền thông công chúng) và Social Network
(mạng xã hội) đó là: “Nếu mạng xã hội đề cập tới một tập hợp các phần tử
(thành viên), thì truyền thông công chúng đề cập tới hình thức sản xuất và phân
phối nội dung. Như vậy có thể hiểu mạng xã hội đó là một mạng xã hội ảo với
hai thành tố chính tạo nên đó là các thành viên và liên kết giữa các thành viên
đó. Mạng xã hội là dịch vụ internet cho phép kết nối các thành viên cùng sở
thích không phân biệt không gian và thời gian.”, [14, tr.8].
Có thể nhận thấy MXH cho phép người dùng kết nối với nhau và chia sẻ
thông tin một cách có hiệu quả, xoá nhoà các rào cản về không gian và thời gian.
Cá nhân tham gia vào MXH có thể nâng cao vai trò của mình trong việc tạo lập
mối quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những

cộng đồng nhằm thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. MXH đã đổi mới hoàn
toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu mỗi ngày
của hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới.
Như vậy, có thể hiểu MXH là một xã hội ảo được hình thành bởi thế giới
ảo và người dùng Internet (cư dân mạng), nó cho phép kết nối các thành viên
cùng sở thích không phân biệt không gian và thời gian.
1.1.3.Mạng lưới xã hội
Về lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội, tác giả Lê Ngọc
Hùng cho rằng: “Người phương Đông từ lâu rất quen thuộc với hình ảnh vĩ mô
về cái “lưới trời lồng lộng” bao bọc lấy con người, quy định danh phận con

13


người.”,[7, tr.67]. Điều này có thể hiểu rằng mỗi cá nhân chúng ta đều có nhu
cầu kết nối quan hệ mạng lưới xã hội. Các mối quan hệ này do chính cá nhân đó
xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực của họ với tư cách là thành
viên của xã hội.
Trong tiếng Trung Quốc người ta dùng thuật ngữ Guanxi (Gwan – shee)
chỉ sự kết nối hay các mối quan hệ xã hội tương trợ lẫn nhau. Người Trung Quốc
nuôi dưỡng những mối quan hệ cá nhân trong cộng đồng làng xóm vừa là lợi ích,
vừa là phong cách sống, Guanxi không chỉ liên quan đến những tính toán lý trí
và thực dụng mà còn thể hiện tính hòa đồng xã hội, đạo đức, chủ tâm và tình
cảm cá nhân. Các học giả Trung Quốc nói về guanxi để nhấn mạnh sự cân bằng
giữa tình cảm và tính thực dụng.
Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh: “Mạng lưới xã hội được hiểu là mối liên hệ
giữa cá nhân, các nhóm xã hội khác trong một thực thể xã hội nhất định, dù đó
là chính thống hay phi chính thống, thường xuyên hay bất thường, các mạng lưới
xã hội “chuyên chở” các mối quan hệ qua lại về kinh tế, văn hóa và xã hội giữa
các cá nhân hay nhóm xã hội, đảm bảo tính liên thông, cân bằng, ổn định, gắn

kết của một thực thể xã hội.”, [20]. Định nghĩa này được nhà nghiên cứu đưa ra
dựa trên tiếp cận nông thôn, nông dân Việt Nam từ các hình thức liên kết, các
mạng lưới xã hội và vốn xã hội.
Mạng lưới xã hội qua nghiên cứu về Internet trong công trình nghiên cứu
“Internet: mạng lưới xã hội và sự thể hiện bản sắc” được tác giả Nguyễn Thị
Phương Châm đưa ra: “là một cấu trúc xã hội hình thành bởi các cá nhân (hay
những tổ chức) được gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thông qua mối quan hệ
như quan hệ bạn bè, quan hệ họ hàng, quan hệ về niềm tin, quan hệ về kiến thức,
… và những chia sẻ về sở thích, tài chính hay các vấn đề xã hội,…”[2, tr.18].

14


Nhìn chung, các khái niệm về mạng lưới xã hội đều thống nhất là sự hình
thành qua mối quan hệ cá nhân trong nhóm xã hội và các quan hệ này gắn kết
các thành viên và duy trì mạng lưới xã hội.
Trong luận văn này Mạng lưới xã hội được hiểu theo khái niệm mạng lưới
xã hội của tác giả Nguyễn Thị Phương Châm trong nghiên cứu của tác giả này về
Internet, bởi lẽ MXH Facebook được hình thành và tồn tại trong môi trường
Internet.
1.1.4. Quan niệm kết bạn trên mạng xã hội
Theo David Fayon và Christine Balagué tác giả cuốn sách Facebook,
Twitter et les autres thì “Bạn bè” trên mạng được hình thành theo nguyên tắc:
“bạn của bạn anh cũng là bạn của tôi”. Rất nhiều MXH như Facebook, Plaxo,
LinkedIn, Viadeo,… đều có tính năng gợi ý kết bạn dựa trên số bạn chung, các
sở thích tương tự nhau. Theo đó, chúng ta có thể lẫn lộn giữa những “người bạn
thật” và những “người bạn có ích”. Thêm vào đó, mỗi yêu cầu kết bạn được
hiện với hai mệnh đề chấp nhận hoặc không chấp nhận, và con người, trên
nguyên tắc “tình bạn” đều có xu hướng “thêm bạn bớt thù” nên họ thường nhấn
nút chấp nhận, (Dẫn theo Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng

Thái), [11, tr.47].
Chỉ cần một cú nhấp chuột người dùng các MXH nói chung có thể dễ dàng
kết bạn và tương tác với những người dùng khác. Ngoài những bạn bè là người
thân quen thực sự ngoài đời thực thì trong danh sách bạn bè trên MXH nhiều
người dùng có rất nhiều bạn bè là người lạ. Như vậy, MXH đã giúp người dùng
duy trì liên hệ với những người thân quen và tương tác với những người lạ tùy
theo mục đích kết nối mà cá nhân họ hướng tới.

15


1.2. Khái quát về sự hình thành và đặc điểm của mạng xã hội
MXH là một sản phẩm của thế giới công nghệ nói chung và internet nói
riêng. Lịch sử phát triển của MXH chính là quá trình thay đổi về phương thức
kết nối cũng như truyền đạt thông tin của con người trong thế giới của Internet.
Những năm gần đây có thể nói là thời kỳ bùng nổ của các trang MXH, MXH đã
thực sự trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của mỗi cá
nhân, sự tương tác và kết nối con người với nhau chưa bao giờ trở nên dễ dàng
và nhanh chóng đến vậy.
Nhiều năm trước khi MXH toàn cầu - Facebook phát triển lên đến con số
hàng tỷ người dùng thì trên thế giới Internet đã kết nối con người không giới hạn
khoảng cách xa gần qua các ứng dụng rất sơ khai. Trên thực tế, MXH đã bắt đầu
manh nha hình thành từ những năm 70 của thế kỷ XX.
Theo bài viết “Lịch sử mạng xã hội”, [4] trên trang tinhte.vn thì mở đầu
cho loại hình kết nối đa chiều này là khi bức thư điện tử (email) đầu tiên được
Ray Tomlinson - nhà nghiên cứu tại ARPA (Cơ quan nghiên cứu dự án cao cấp
do Chính phủ Mỹ tài trợ) gửi đi vào năm 1971. Nội dung bức thư điện tử này hết
sức đơn giản, chỉ gồm 10 ký tự “QWERTYUIO” và được gửi đi giữa hai chiếc
máy tính đặt cạnh nhau.
Đến năm 1980 USENT (Một hệ thống thông tin toàn cầu) tham gia vào

lĩnh vực đọc và gửi tin nhắn thông qua các bảng thông báo. Đã có hàng nghìn
chuyên mục được lập với các chủ đề như khoa học, âm nhạc, văn học và thể
thao.
Tuy nhiên phải mất một thời gian dài sau đó các MXH đầu tiên mới chính
thức ra đời. Năm 1991, nhà khoa học Tim Berner – Lee thuộc phòng thí nghiệm
vật lý vi mô châu Âu đã đề xuất một giao thức mới để phát tán thông tin. Giao
thức đính kèm đường dẫn dưới dạng ký tự ẩn dưới những ký tự khác (link). Cuối
cùng hình thành nên giao thức kết nối internet World Wide Web (WWW). Đến

16


năm 1994 Justin Hall, sinh viên đại học Swarthmore đã phát triển website mang
tên “Justin’s link from the Uderground” để kết nối với thế giới bên ngoài. Hall
đã xây dựng trang web trong suốt 11 năm và ông được mệnh danh là cha đẻ của
trang blog cá nhân.
Mở đầu cho kỷ nguyên MXH là năm 1995, trang Classmate.com ra đời
với mục đích giúp người dùng có thể tìm lại các bạn học cũ bị mất liên lạc.
Classmates.com đã thành công khi cho phép người dùng kết nối với bạn bè cũ và
nhe nhóm lại các mối quan hệ ngoài đời thật. Tại thời điểm Classmate.com ra
đời, trang mạng xã hội này đã đạt mốc 50 triệu người dùng, một con số đáng
kinh ngạc so với tình hình sử dụng internet khi đó còn khá mới mẻ trên thế giới.
Năm 1998 cộng đồng nhật ký online Opendiary.com ra đời và trở thành
đối thủ đáng gờm của Classmate.com, trang này có tính năng cho phép người
dùng đăng tải nhật ký cá nhân hoặc chia sẻ cộng đồng online nhật ký trực tuyến
của họ và người dùng có thể nhận xét về nhật ký của người khác.
Năm 2001 trang Meetup.com ra đời giúp người dùng chia sẻ cảm xúc cá
nhân như yêu thích, đam mê và thú vui của họ. Meerup.com đã tạo điều kiện cho
những người có cùng suy nghĩ gặp gỡ, trò chuyện, học tập và kết nối. Trang web
hướng tới mục đích mang mọi người ra khỏi nhà, tham gia vào các mối quan hệ

và giao tiếp cùng với những người khác.
Năm 2002, friendster.com cho phép người dùng tạo thông tin cá nhân và
kết nối ảo với những người khác. Đây là MXH đầu tiên đạt được 3 triệu người
dùng sau 3 tháng ra mắt.
Năm 2003 trang MXH trực tuyến MySpace gây được sự chú ý cho giới
trẻ. Hơn 1 triệu tài khoản đăng ký chỉ 1 tháng sau khi ra mắt trong đó có rất
nhiều người dùng từ các MXH lớn lúc bấy giờ như Friendter.com chuyển sang
sử dụng mạng xã hội này.

17


Năm 2004 Mark Zuckerburg giới thiệu TheFacebook.com, một trang
MXH dành cho sinh viên đại học đánh dấu một bước ngoặt mới cho hệ thống các
MXH. Cũng trong năm 2004 Nhóm Flickr đã tạo ra một trình duyệt độc lập dựa
trên ứng dụng chia sẻ hình ảnh là flickr.com thu hút đông đảo người dùng.
Năm 2005 youtube.com ra đời, nền tảng chia sẻ mới của YouTube cho
phép người dùng tự do upload và chia sẻ video với gia đình và bạn bè. Cho đến
nay vẫn chưa có trang chia sẻ video nào vượt qua YouTube, theo thống kê mỗi
tháng có hơn một tỉ người truy cập vào YouTube đề xem hơn 6 tỉ giờ nội dung
của các video trên trang này.
Năm 2006 twitter ra đời với ứng dụng “Tweets” – tin nhắn tối đa 140 ký
tự đã khiến nó trở thành công cụ cho phép cá nhân có thể truyền đạt thông tin
một cách nhanh chóng và dễ dàng đến một nhóm lớn. Sự ra đời của “tiểu blog”
twitter ghi dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của MXH.
Năm 2007 tumblr ra đời là sự kết hợp của blog và MXH lại với nhau cho
phép người dùng nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ hình ảnh, văn bản, lời phát biểu
và các đường dẫn với cộng đồng giao tiếp trực tuyến của họ.
Năm 2011, Google + là một mạng xã hội đầy đủ tính năng của Google ra
mắt. Người dùng Google + đánh giá cao khả năng nhóm các danh sách liên lạc

vào một các đoạn khác nhau (thường gọi là Vòng) và giao tiếp với nhau qua
công cụ chat Video có tên Hangouts.
Khi điện thoạt thông minh smartphone phát triển mạnh mẽ vào những năm
gần đây thì các MXH về thiên về ứng dụng chia sẻ hình ảnh càng mở rộng và trở
thành các “app” (ứng dụng) không thể thiếu trên các thiết bị smart phone.
Được thiết kế cho những người có vị trí chuyên môn, LinkedIn chủ yếu sử
dụng phục vụ mục đích tạo lập mạng lưới công việc. Mọi người có thể đăng ký
sử dụng LinkedIn vì các mục đích liên quan đến nghề nghiệp. Là MXH duy nhất
có tỷ lệ người dùng nam giới nhiều hơn nữ giới.

18


×